Chuyên đề Thực trạng, kiến nghị và giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 1

1.1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 1

1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 1

1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 5

1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 7

1.2.1. Đối tượng bảo hiểm 7

1.2.2. Phạm vi bảo hiểm 9

1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm: 11

1.2.4. Phí bảo hiểm 13

1.2.5. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 18

1.2.6. Giám định và bồi thường 19

1.3. Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới 24

1.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 28

2.1. Khái quát về thị trường bảo hiểm Việt Nam 28

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 28

2.1.2. Các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường 39

2.1.3. Những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại: 49

2.2. Phân tích thực trạng triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 54

2.2.1. Thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Việt Nam 54

2.2.2. Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới 56

2.2.3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất: 63

2.2.4. Công tác giám định và bồi thường 65

2.2.5. Công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm: 83

2.2.6. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 86

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM. 89

3.1. Kiến nghị 89

3.1.1. Về phía Nhà nước 89

3.1.2. Về phía các doanh nghiệp 92

3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 95

3.2.1. Nâng cao hiệu quả khai thác: 95

3.2.2. Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất: 97

3.2.3. Thực hiện chặt chẽ công tác giám định – bồi thường 98

3.2.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác: 100

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng, kiến nghị và giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên hiệp đường sứt Vịêt Nam. Qua hơn 10 năm hoạt động, với phương châm phục vụ tận nơi, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngay tại chổ, công ty đã xây dựng đội ngũ gần 1.000 cán bộ, nhân viên nămg động, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tốt làm việc tại Hà Nội và trên 50 chi nhánh tại các tỉnh thành từ Bắc vào Nam; ngoài ra còn có gần 5.000 đại lý, cộng tác viên bảo hiểm trong toàn quốc. Với số vốn góp ban đầu là 55 tỷ đồng, hiện nay đã lên tới 340 tỷ đồng và hiện nay đã tăng vốn lên 500 tỷ đồng vào năm 2008, Pjico đã nhanh chóng triển khai rộng rãi gần 70 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực tới hang vạn đối tượng khách hàng trong nước và nước ngoài. Hoạt động kinh doanh cảu công ty ngày càng phát triển, nghiệp vụ bảo hiểm được mở rộng phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Công ty cũng hết sức quan tâm phát triển trình độ nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ nhân viên. Kết quả nỗ lực đó đem đến cho Pjico uy tín cao và được nhiều khách hang biết đến. Nhiều dự án, nhà máy có giá trị lớn, các công trình lien doanh với nước ngoài tham gia bảo hiểm tại Công ty như: dự án xây dựng cầu Cần Thơ, Thanh Trì, Bãi Cháy …; Các dự án thuỷ, nhiệt điện Sông Hinh, Đại Ninh, Sesan 3, Pleikrong, Quảng Trị, Tuyên Quang, Cao Ngạn, Buụn kuốp …; Các nhà máy xi măng lớn nhất Việt Nam đã triển khai như Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Hải Phòng …; Các toàn cao ốc, khách sạn lớn ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh như Hà Nội Daewoo, Vietcombank Tower, Sheraton Hanoi Hotel, Hanoi Melia, Saigon Diamon Plaza …; Các hang tầu lớn Vosco, Vinalines ... và hệ thống kho bể, trạm xăng dầu Petrolimex trên toàn quốc và đông đảo khách hang của Đường sắt Việt Nam … 2.1.2.4. Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh Thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ thật sự khởi động sau ngày 18/12/1993 khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, Chính phủ khuyến khích thành lập thêm một số công ty bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tình trạng độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã bị xóa bỏ. Từ đây, hoạt động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam bắt đầu có sự cạnh tranh giữa các công ty. Ngày 28/11/1994, Bộ tài chính ban hành Quyết định số 1164/TC/ QĐ/TCCB thành lập công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Minh). Bảo Minh ra đời trong bối cảnh như vậy và từ đó, Bảo Minh lấy ngày này làm ngày truyền thống của đơn vị mình. * Các giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1995 – 2000: Bảo Minh chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Số vốn ban đầu chỉ có 40 tỷ đồng và chỉ có 84 CBCNV nhưng đã đạt doanh thu 78 tỷ. Trước “người khổng lồ” hùng mạnh là Bảo Việt với số vốn trên 500 tỷ với trên 30 năm kinh nghiệm và có hệ thống chi nhánh, đại lý ở khắp nơi trên toàn quốc, Bảo Minh chỉ có một con đường là tập trung khai thác để nhanh chóng tăng thị phần, tạo thế đứng trên thị trường. Giai đoạn 2001 – 2003 : Nếu giai đoạn đầu Bảo Minh đã đạt được một số kết quả nhất định là tạo được thế đứng (tuy vẫn chưa thực sự vững chắc bởi lãi còn thấp và quỹ dự phòng dao động lớn chưa đủ cao) thì trong giai đoạn tiếp theo, Bảo Minh đã đặt mục tiêu là vừa tăng doanh thu vừa tính đến hiệu quả. Định hướng chung là ngày càng coi trọng hiệu quả kinh doanh. Giai đoạn 2004 – 2010: Giai đoạn này là một bước ngoặt quan trọng, mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của Bảo Minh. Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), trong “chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010 “được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt theo Quyết định số 175/2003/QĐ - TTg ngày 29/8/2003, Chính phủ đã đặt mục tiêu “ Phát triển Bảo Minh thành công ty bảo hiểm cổ phần, vốn Nhà nước chi phối, chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và thực hiện các hoạt động khác như đầu tư vốn, dịch vụ tài chính, trong đó bảo hiểm là hoạt động kinh doanh chủ yếu “. được Chính phủ lựa chọn là doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước đầu tiên làm ăn có hiệu quả để thực hiện cổ phần hoá là một vinh dự to lớn đối với Bảo Minh, cho thấy Bảo Minh có một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hiện tại, thành phần các cổ đông của Bảo Minh tương đối đa dạng và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, bao gồm Nhà Nước, 10 tổng công ty 90 và 91, được coi là các cổ đông sáng lập của Bảo Minh. Ngoài ra còn có các cổ đông là cán bộ , viên chức của Bảo Minh và một số nhà đầu tư tự do trong đó có cả nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential, công ty TNHH VinaCapital Corporate Finance Việt Nam. Điều này thể hiện mối quan tâm đặc biệt và sự tin tưởng của các cổ đông vào tương lai phát triển của Bảo Minh. 2.1.3. Những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại: Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng, số lượng sản phẩm bảo hiểm ngày càng nhiều, tốc độ tăng trưởng cao, năng lực tài chính, và mức độ đầu tư vào nền kinh tế quốc dân của các doanh nghiệp tăng mạnh, đi đầu trong hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường,… Đó là những thành tựu mà ngành bảo hiểm đã đạt được trong bước đường hoạt động. Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng: từ chỗ chỉ có một DNBH là Bảo Việt đến nay đã có 28 DNBH Phi nhân thọ, 11 DNBH Nhân thọ, 10 DN môi giới BH hoạt động cùng nhau tranh tài cung cấp sản phẩm bảo hiểm để khách hàng có quyền lựa chọn một cách tích cực. Trong số đó, BH PNT có 7 DN 100% vốn nước ngoài, 4 DN liên doanh, BHNT có 10 DN 100% vốn nước ngoài, môi giới BH có 4 DN 100% vốn nước ngoài. Mạng lưới hoạt động của ngành BH được mở rộng bằng các chi nhánh, công ty thành viên, văn phòng giao dịch của các DNBH đến tận các tỉnh, thành, quận huyện, các vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo. Đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú. Không có một DN sản xuất, một ngành nghề nào là không được DNBH tiếp cận tuyên truyền giới thiệu sản phẩm và vận động tham gia BH. Số lượng sản phẩm BH ngày càng nhiều, đa dạng, phong phú cơ bản đáp ứng nhu cầu và tạo được sự lựa chọn mang tính cạnh tranh cho khách hàng. Năm 1999 mới có 20 sản phẩm BH, đến nay khối PNT đã có 3 sản phẩm BH bắt buộc và 600 sản phẩm BH do DNBH đăng kí với Bộ Tài chính; Khối NT có gần 200 sản phẩm BH được Bộ Tài chính phê duyệt. Các sản phẩm BH có sự khác biệt giữa DNBH này với DNBH khác mang tính cạnh tranh cao để khách hàng lựa chọn. Đã có nhiều sản phẩm BH đòi hỏi kĩ thuật công nghệ BH cao như BH hàng không, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm đóng tàu, bảo hiểm công trình 70 tầng, bảo hiểm các công trình ngầm. Đặc biệt, BHNT đã ra đời, phát triển sản phẩm BH liên kết chung (Universal life) và BH liên kết đơn vị (Unit link) phù hợp với sự phát triển của thị trường BH – chứng khoán – đầu tư – tài chính trong giai đoạn mới. Tốc độ tăng trưởng cao. Năm 1993, doanh thu BH mới đạt 700 tỉ đồng, chiếm 0,37% GDP. Đến nay, theo số liệu từ Cục Quản lý - Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, tổng doanh thu ngành bảo hiểm năm 2008 đạt 26.120 tỷ đồng, tăng 8,38% so với năm 2007; doanh thu phí bảo hiểm đạt mức 21.194 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2007, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 10.855 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 10.339 tỷ đồng. Đặc biệt, BH PNT đã về đích trước hạn trong việc thực hiện chỉ tiêu chiến lược phát triển ngành BH giai đoạn 2003 – 2010 đề ra là 9.000 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng BH PNT bình quân 15 năm qua đạt 2%/năm, BH NT thí điểm từ năm 1996, chính thức triển khai từ cuối năm 1999 cũng đạt tăng trưởng bình quân 1999 – 2008 là 20%/năm. Đây là tốc độ tăng trưởng cao, mang sức hấp dẫn lớn đối với các công ty BH nước ngoài muốn đầu tư vào VN. Năng lực tài chính của các DNBH tăng mạnh. Năm 1993, ngành BH có vốn chủ sở hữu 145 tỉ đồng, dự phòng nghiệp vụ 188 tỉ đồng, đến nay, vốn chủ sở hữu đã lên tới trên 17.500 tỉ đồng, dự phòng nghiệp vụ lên tới 35.485 tỉ đồng. Khối BH PNT có vốn chủ sở hữu 10.676 tỉ đồng, dự phòng nghiệp vụ 5.611 tỉ đồng, khối NT có vốn chủ sở hữu 6.824 tỉ đồng, dự phòng nghiệp vụ 34.446 tỉ đồng. Đặc biệt, có DNBH có vốn chủ sở hữu lớn như Bảo Minh 2.067 tỉ đồng, PVI 1.754 tỉ đồng, Bảo Việt 1.005 tỉ đồng, có dự phòng BH cao như Bảo Việt 1.895 tỉ đồng, Bảo Minh 635 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân Thọ 12.215 tỉ đồng, Prudential 13.059 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ tăng mạnh làm cho năng lực BH của từng DNBH nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái BH trong nước và giảm dần phần tái bảo hiểm nước ngoài. Năng lực quản lý điều hành và chất lượng cán bộ BH ngày càng chuyên nghiệp. Năm 1993, ngành BH mới có 500 cán bộ, công nhân viên, đến nay, toàn ngành đã có tới 14.000 cán bộ, công nhân viên và 140.000 đại lý BH, trong đó có 90.000 đại lý BH NT chuyên nghiệp. Lãnh đạo DNBH, các Trưởng phòng, Giám đốc chi nhánh đều được trải qua các khóa đào tạo trong và ngoài nước đạt tiêu chuẩn qui định của Bộ Tài chính. Sự ra đời các công ty BH có vốn nước ngoài đã là tấm gương cho các DNBH học tập kinh nghiệm, phương thức quản lý điều hành DNBH, nghiên cứu, phát triển sản phẩm BH, phát triển kênh phân phối qua khâu trung gian BH là môi giới BH, đại lý BH. Toàn ngành có trên 90% cán bộ BH có trình độ đại học, trong đó, 5% có trình độ trên đại học, có trên 1.000 cán bộ tốt nghiệp các khóa đào tạo BH nước ngoài có trình độ đại học và sau đại học. Gần đây, trong quá trình cổ phần hóa, các DNBH đã hướng tới chọn đối tác chiến lược là các công ty BH hàng đầu quốc tế để tiếp thu phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ quản lý, điều hành của họ. Đầu tư vào nền kinh tế quốc dân của các DNBH tăng mạnh. Năm 1993, đầu tư vào nền kinh tế quốc dân mới ở mức 300 tỉ đồng. Năm 2008, đầu tư vào nền kinh tế quốc dân ước đạt 50.896 tỉ đồng, trong đó, BH NT là 36.012 tỉ đồng, BH PNT là 14.884 tỉ đồng. Các khoản đầu tư của DNBH đều đảm bảo an toàn, hiệu quả, chủ yếu là đầu tư vào trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư có đảm bảo. Tiền lãi đầu tư đã tạo điều kiện cho các DNBH trả bảo tức ngày một tốt hơn cho khách hàng, một phần để bù đắp chi phí hoạt động, một phần đem lại cổ tức cho các cổ đông. Các khoản đầu tư của DNBH là nguồn vốn trung và dài hạn cho các công trình, các dự án phát triển nền kinh tế xã hội. Năm 1993, ngành BH nộp ngân sách nhà nước 68 tỉ đồng, năm 2008, đạt 450 tỉ đồng. Ngoài ra, ngành BH tạo nguồn thu thuế VAT gần 1.000 tỉ đồng, thuế thu nhập cá nhân của nhân viên và đại lý BH gần 1.000 tỉ đồng. Các DNBH đã tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa, xã hội, từ thiện hàng trăm tỉ đồng. Ngành BH xứng đáng là tấm lá chắn kinh tế của nền kinh tế xã hội, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống trước những rủi ro hiểm họa xảy ra. Năm 1993, ngành BH giải quyết bồi thường 120 tỉ đồng, đến năm 2007, ngành BH đã giải quyết bồi thường 3.229 tỉ đồng đối với BH PNT, trả tiền BH 2.239 đối với BH NT. Năm 2008, BH PNT giải quyết bồi thường đạt 4.500 tỉ đồng và trả tiền BH NT ước đạt trên 3.000 tỉ đồng. Nhiều tổn thất lớn xảy ra đã và đang được giải quyết bồi thường. Ngoài ra, các DNBH còn tích cực làm tốt công tác đề phòng, hạn chế tổn thất cho các công trình đường lánh nạn, gương cầu lồi, hàng rào hộ lan, đường gom, đường dân sinh, khắc phục điểm đen tai nạn. Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh BH ngày càng hoàn thiện. Luật kinh doanh BH được ban hành năm 2000, NĐ 42, NĐ 43, TT 71, TT 72 được ban hành tháng 8 năm 2001 đến nay được sửa đổi, bổ sung thành NĐ 45, NĐ 46, TT 155, TT 156 ban hành năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh BH. NĐ 103 về BHBB TNDS chủ XCG, NĐ 130 BH Cháy nổ bắt buộc, NĐ 125 về BHBB TNDS trong kinh doanh vận tải thủy nội địa, NĐ 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BH, QĐ 153 – BTC về chỉ tiêu giám sát tài chính DNBH, QĐ 175/TTg về chiến lược phát triển thị trường BHVN,…. Các Luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung trong giai đoạn 15 năm qua cũng điều chỉnh những vấn đề liên quan đến BH như Luật phòng cháy chữa cháy, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông thủy nội địa, Luật Hàng hải, Luật Hàng không, Luật Du lịch,…. Những văn bản pháp quy nói trên là cơ sở pháp lý để ngành BH phát triển. Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh BH thể hiện sự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, của DNBH, phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của DNBH, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm. Ngành BH đi đầu trong việc hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường. Ngay năm 1993 đã có công ty liên doanh môi giới BH AON-BẢO VIỆT được thành lập. Đến nay, toàn thị trường BH đã có 21 DNBH có vốn nước ngoài, trong đó, PNT có 11 DNBH có vốn nước ngoài (4 liên doanh), NT có 10 DNBH 100% vốn nước ngoài, Môi giới BH có 4 DN 100% vốn nước ngoài. Quá trình mở cửa thị trường BHVN không làm suy giảm năng lực cạnh tranh của DNBH trong nước mà còn là yếu tố buộc các DNBH trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển. Hoạt động KDBH luôn liên quan đến tái BH và các sản phẩm BH dễ dàng bắt chước sao chụp nên yếu tố hội nhập của ngành BH mang tính tất yếu đối với từng DNBH. HHBHVN góp phần không nhỏ cho sự phát triển thị trường BHVN. Cuối năm 1999, HHBHVN được ra đời như là một tất yếu của thị trường BH. HHBHVN đã xứng đáng là ngôi nhà chung, mang tiếng nói chung và đã phát huy được vai trò tự quản của các DNBH. HHBHVN đã làm tốt vai trò tuyên truyền về BH, đóng góp, xây dựng cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến BH, xây dựng và phản biện một số sản phẩm BH, tổ chức Hội thảo, đào tạo nghiệp vụ, cung cấp thông tin, đánh giá, định hướng thị trường BH và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức trong và ngoài nước với ngành BHVN. Có thể nói 15 năm qua là chặng đường dài ngành BH đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, vượt qua thử thách, mở cửa và hội nhập quốc tế để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển đầu tư trong nước, ổn định đời sống nhân dân trước những thiên tai, hiểm họa xảy ra. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, thị trường BHVN đã bộc lộ một số yếu kém, đó là tình trạng cạnh tranh gay gắt chủ yếu bằng hạ phí BH thấp hơn cả phí tái BH ra nước ngoài hoặc tỉ lệ bồi thường chung của thị trường; trích lập dự phòng chưa đủ, hồ sơ bồi thường còn tồn đọng nhiều. Năm 2009, nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế VN nói riêng, trong đó có ngành BH sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trước tình hình trên đòi hỏi các DNBH cần phải tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư phát triển công nghệ mới, phát triển sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực điều hành DN, hợp tác chia sẻ thông tin, rủi ro để phát triển lành mạnh. Ngành BH phát huy hơn nữa thành tựu đã đạt được trong 15 năm qua, quyết tâm xây dựng thị trường BHVN phát triển bền vững, vượt qua thử thách, đáp ứng nhu cầu BH ngày càng đa dạng, thiết thực của nền kinh tế xã hội, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu chiến lược giai đoạn 2003-2010, chuẩn bị cho chiến lược phát triển ngành giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020. 2.2. Phân tích thực trạng triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 2.2.1. Thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Việt Nam Tại Việt Nam, lịch sử bảo hiểm thương mại gắn liền với sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Hình dáng của Công ty Bảo hiểm Việt Nam ban đầu là tổ đại lý bảo hiểm cho Công ty Bảo hiểm PICC Trung Quốc nằm trong Công ty vận tải và thuê tàu Vietfracht, sau chuyển toàn bộ sang Bảo Việt. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ngày 17/12/1964 bằng quyết định số 179/CP của hội đồng Chính Phủ, Công ty Bảo hiểm Việt Nam, tên gọi giao dịch (Bảo Việt) trực thuộc Bộ Tài Chính được thành lập và chính thức khai trương hoạt động ngày 15/01/1965 với số vốn điều lệ là 10 triệu đồng Việt Nam (tương đương với 2.4 triệu USD lúc đó). Những ngày đầu Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển, làm đại lý và xét giải quyết bồi thường cho các Công ty Bảo hiểm nước ngoài về hàng hoá xuất nhập khẩu. Sau khi đất nước thống nhất, cán bộ Bảo Việt khẩn trương vào tiếp nhận cơ sở doanh nghiệp bảo hiểm của chế độ cũ, nhanh chóng mở rộng và phát triển dịch vụ nhằm góp phần phát triển đất nước. Ngày 20/11/1991 theo quyết định số 503TC/BH của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam bắt đầu triển khai trên toàn quốc bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Từ năm 1993 trở lại đây, sau khi có chỉ thị 100/CP của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, có thể nói thị trường bảo hiểm thương mại Việt Nam đang “nở rộ” với các doanh nghiệp bảo hiểm ra đời với các phương thức tổ chức khác nhau: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài… Mặc dù Bảo Việt đã thành lập tự năm 1965 nhưng mãi đến năm 1991, do sự phát triển của các loại phương tiện giao thông, rủi ro tai nạn xảy ra càng nhiều và tính chất ngày càng nghiêm trọng nên vào ngày 20/11/1991 theo quyết định sô 503/TC/BH của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, bắt đầu triển khai trên toàn quốc bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Quy tắc kết hợp về bảo hiểm xe ô tô ban hành theo quyết định số 3155/BV/XCG 99 ngày 26/10/1999 của Tổng Giám Đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, ngày 01/01/2000 các quy định có liên quan đến bảo hiểm ô tô tại quy tắc kết hợp về bảo hiểm xe cơ giới ban hành theo Quyết định số 1886/PHH 94 ngày 24/11/1994 của Tổng Giám Đốc Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam. Trong những năm gần đây tai nạn giao thông ngày càng xảy ra nghiêm trọng và đã tăng một cách đáng báo động điều này buộc các cơ quan chức năng và các ngành có liên quan phải quan tâm và bắt tay vào nhằm hạn chế và giảm thiểu việc xảy ra tai nạn trên các tuyến đường giao thông, Chính phủ đã ban hành các văn bản sau: Nghị quyết 13/2002 NQ – CP ngày 19/11/2002 về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Nghị định 15/2003/NĐ - CP ngày 19/02/2003 về xử phạt hành chính đối với các trường hợp chủ phương tiện xe cơ giới không mua hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. Ngày nay, việc mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã ngày càng trở thành nhu cầu của các khách hàng đặc biệt là những khách hàng là công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển như: taxi trở khách, taxi trở hàng, hay ô tô trở hàng của những Công ty kinh doanh lớn… góp phần vào ổn định kinh tế – xã hội. 2.2.2. Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới Khai thác là khâu đầu tiên và quan trọng nhất khi triển khai bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm nào. Khai thác quyết định doanh thu và hiệu quả kinh doanh của công ty, đồng thời nó có ảnh hưởng rất lớn đến các khâu còn lại của nghiệp vụ. Đối với bảo hiểm vật chất ô tô, khai thác chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng do đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, tỷ lệ rủi ro cao.Vì vậy, khâu khai thác được các Công ty hết sức quan tâm. Khâu khai thác thực chất là quá trình vận động, tuyên truyền và giải thích cho chủ xe thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô. Từ đó tiến hành thẩm định, đánh giá rủi ro và đi đến ký kết hợp đồng, thu phí bảo hiểm. Có thể nói đây là công việc hết sức khó khăn đòi hỏi cán bộ khai thác phải vận dụng linh hoạt các chính sách về giá cả, sản phẩm, phân phối, dịch vụ sau bán hàng…, phải làm tốt công tác này để thu hút ngày càng đông số người tham gia bảo hiểm, từ đó mới đảm bảo quy luật “số đông bù số ít” , giúp cho công ty tồn tại và phát triển. Việc thu hút ngày càng nhiều các chủ xe tham gia bảo hiểm có vai trò đặc biệt quan trọng, từ đó làm tăng quỹ tài chính bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi thường khi không may gặp phải rủi ro thiệt hại về tài sản, nhanh chóng ổn định về tài chính cho khách hàng. Từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, đem lại niềm tin cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Chính sự hài lòng của khách hàng sẽ tạo ra sức cạnh tranh mới cho sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó, việc tăng quỹ tài chính bảo hiểm còn giúp các công ty trang trải các chi phí như chi đề phòng - hạn chế tổn thất, chi hoa hồng, chi quản lý… đồng thời mang lại lợi nhuận. Nhận thức được tầm quan trọng của khâu khai thác, các Công ty đã đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các biển quảng cáo để giúp các tầng lớp nhân dân có nhận thức sâu sắc hơn về mục đích và ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô từ đó nâng cao tính tự giác tham gia bảo hiểm của các chủ xe. Bên cạnh đó các Công ty đã không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động của mình, tới nay trên thị trường đã có 27 công ty bảo hiểm phi nhân thọ (16 doanh nghiệp trong nước, 4 doanh nghiệp liên doanh, 7 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) cùng nhau hoạt động với các chi nhánh, công ty thành viên và văn phòng giao dịch đến tận các tỉnh, thành, quận huyện, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo cùng hàng chục ngàn đại lý khắp cả nước để thực hiện việc giới thiệu và chào bán các sản phẩm bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, thực hiện việc thu phí một cách nhanh chóng, tạo điều kiện cho các chủ xe tham gia bảo hiểm một cách thuận tiện, dễ dàng và tốn ít thời gian nhất. Hiện nay việc triển khai bảo hiểm vật chật xe cơ giới tại Việt Nam chỉ áp dụng đối với ôtô mà không áp dụng đối với xe máy. Bỏi vì việc giám định bồi thường tai nạn thường trải qua nhiều bước, trong khi đó chi phí sửa chữa xe máy khi có thiệt hại nhìn chung nhỏ nên số tiền bồi thường không đáng kể. Do vậy khách hàng ít có nhu cầu tham gia bảo hiểm vật chất cho loại xe này. Với sự cố gắng phấn đấu hết mình của ban lãnh đạo các công ty cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của các cán bộ công nhân viên, các đại lý, tổng đại lý, các chi nhánh văn phòng trên khắp cả nước, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã đạt được một số kết quả về công tác khai thác trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô như sau: Bảng 2.3: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ôtô của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (2004-2008) stt Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 1 Số xe ôtô thực tế lưu hành chiếc 774.824 891.104 1.026.512 1.183.260 1.352.510 2 Tốc độ tăng trưởng của xe thực tế lưu hành % _ 15,0 15,2 15,3 14,3 3 Số xe ôtô tham gia bảo hiểm vật chất chiếc 350.057 433.178 515.925 619.673 703.711 4 Tốc độ tăng trưởng của xe tham gia bảo hiểm % _ 23,74 19,10 20,11 13,56 5 Tỷ lệ khai thác % 45,18 48,61 50,26 52,37 52,03 6 Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới Tr đ 1.017.258 1.202.179 1.279.088 1.776.258 2.217.034 7 Mức tăng tuyệt đối doanh thu phí bảo hiểm Tr đ _ 184.921 76.909 497.170 440.776 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Qua số liệu bảng 2.4 cho thấy, tốc độ phát triển xe cơ giới ngày càng tăng và tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt năm 2007 tăng 15,30% so với năm 2006 (tương ứng với 156.748 xe). Sự tăng lên nhanh chóng này là do nền kinh tế từ năm 2004 đến năm 2007 phát triển nhanh, ổn định. Đặc biệt khi Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đổi mới, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài đầu tư và làm việc tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp năm 2002 đã có những bước đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… ra đời đẩy mạnh mối quan hệ giao lưu kinh tế, làm tăng lên về số xe ô tô và xe máy rất nhiều; đồng thời xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao. Tốc độ phát triển bình quân số xe ô tô hàng năm khá lớn. Có thể nói đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với các công ty bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam. Với mức sống của người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu đi lại trao đổi ngày một tăng và ô tô với ưu điểm thuận tiện, cơ động… đã được chọn làm phương tiện phổ biến nhất. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc khai thác bảo hiểm vật chất xe tại các công ty bảo hiểm. Thực tế đã cho thấy, số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2004-2008. Nếu như năm 2004 mới chỉ có 350.057 xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất thì năm 2008 con số này là 703.711 xe (tăng 101%). Doanh thu phí từ 1.017.258 trđ tăng lên 2.217.034 trđ ( tăng 1.199.776 tr đ). Các cty baỏ hiểm phi nhân thọ đã ngày càng chiếm lòng tin khách hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ và số lượng khách hàng tìm đến với các công ty ngày càng nhiều. Tuy nhiên, có được kết quả đó không thể không kể đến các biện pháp quảng bá mà các công ty đã thực hiện rất có hiệu quả và đội ngũ các bộ nhân viên làm việc năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm. Riêng năm 2008, tỷ lệ khai thác và doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới có phần giảm sút, lý do chủ yếu là do cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và sản phẩm bảo hiểm tự nguyện nói riêng, mà cụ thể ở đây là bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Mặc dù trong quá trình triển khai nghiệp vu bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã gặp rất nhiều khó khăn và còn nhiều tồn tại. Tuy nhiên, với sự phấn đấu không mệt mỏi, doanh thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên thị trường Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan