Chuyên đề Thực trạng kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt nam và chiến lược kinh doanh của công ty quảng cáo Đại Lâm

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM 3

I.\ Quan hệ cung cầu của ngành kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam hiện nay. 3

1.\ Cung ứng dịch vụ Quảng Cáo. 3

2.\ Cầu của dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam . 7

3.\ Mối quan hệ cung_cầu trong kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 10

II.\ Hình thức và chất lượng của hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 11

1.\ Hình thức Quảng Cáo phổ biến ở Việt Nam. 11

2.\ Chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 16

III.\ Tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. 23

1.\ Tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. 23

2.\ Đánh giá của một số chuyên gia về tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. 26

CHƯƠNG II XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM 27

I.\ Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo trong tương lai. 27

1.\ Người sử dụng dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 27

2.\ Công chúng mục tiêu. 28

3.\ Các lực lượng cung ứng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 29

4.\ Các tổ chức truyền thông 30

5.\ Nhà nước. 31

II.\ Phân tích ma trận S.W.O.T của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 35

1.\ Ma trận S.W.O.T của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 35

2.\ Phân tích ma trận S.W.O.T của kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. 42

III.\ Chiến lược kinh doanh của các công ty đang kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 44

1.\ Chiến lược kinh doanh dài hạn. 44

2.\ Chiến lược kinh doanh ngắn hạn. 45

CHƯƠNG III CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO ĐẠI LÂM 49

I.\ Thực trạng kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo của Công ty TNHH Quảng Cáo Đại Lâm. 49

1.\ Các thông tin khái quát về Công ty TNHH Quảng Cáo Đại Lâm. 49

2.\ Năng lực và các điều kiện kinh doanh của Công ty TNHH Quảng Cáo Đại Lâm. 54

3.\ Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Công ty TNHH Quảng Cáo Đại Lâm. 58

II.\ Phân tích ma trận S.W.O.T của Công ty TNHH Quảng Cáo Đại Lâm. 71

1.\ Strengths (Điểm mạnh) của Công ty TNHH Quảng Cáo Đại Lâm. 71

2.\ Weaknesses (Điểm yếu) của Công ty TNHH Quảng Cáo Đại Lâm. 71

3.\ Opportunities (Cơ hội) của Công ty TNHH Quảng Cáo Đại Lâm. 73

4.\ Threats (Thách thức) của Công ty TNHH Quảng Cáo Đại Lâm. 73

III.\ Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Quảng Cáo Đại Lâm. 74

1.\ Chiến lược kinh doanh dài hạn. 74

2.\ Chiến lược kinh doanh ngắn hạn. 75

LỜI KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3334 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt nam và chiến lược kinh doanh của công ty quảng cáo Đại Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều yếu kém. Ý thức chấp hành luật pháp của nhiều doanh nghiệp chưa cao nên những vi phạm đặt biển quảng cáo ngoài trời không có giấy phép , sai nội dung, kích thước cho phép hoặc vi phạm về các quy định về cấm sử dụng màu cờ Tổ quốc, tiền Việt Nam … trong quảng cáo vẫn diễn ra nhiều. Cùng với trên 9000 doanh nghiệp quảng cáo là một hệ thống bao gồm trên 100 đài phát thanh, truyền hình, trên 550 cơ quan báo chí, năm 2007 đã đạt doanh thu khoảng 9000 tỷ đồng. Tuy nhiên trong nhận thức của nhiều nhà quản lý và một bộ phận dân cư chỉ coi quảng cáo là một hoạt động văn hóa mang tính kinh tế, chưa xem xét như một ngành kinh tế thật sự. Do vậy nhận thức về việc quy hoạch, xây dựng chiến lược cho ngành chậm và yếu. Mặt khác trong quá trình hoạch định tiếng nói vai trò của hiệp hội không được xem xét một cách thoả đáng. Các chính sách quy định của nhà nước về quảng cáo nhiều khe hở, thiếu thay đổi liên tục gây khó khăn cho những nhà đầu tư chân chính, lâu dài. Các quy định thì phức tạp rườm rà. muốn treo một tấm biển quảng cáo đúng luật, doanh nghiệp phải xin phép ít nhất 5 công sở từ văn hoá thông tin, kiến trúc giao thông công chính, xây dựng cho đến Uỷ ban nhân dân quận, huyện. Để làm đầy đủ thủ tục doanh nghiệp phải đi qua nhiều cửa. Đâu đó có cải cách hành chính một cửa thì phải nhiều chìa. Giấy phép có nhiều đến nỗi nhiều khi doanh nghiệp phải cử riêng một số nhân viên lo chuyện “bôi trơn, chạy giấy phép” 5.2.\ Chính sách bảo hộ và khống chế mức quảng cáo Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo mới bị bó hẹp vì những quy định của pháp luật, ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác muốn làm quảng cáo cũng đang gặp khó khăn. Theo quy định của ngành thuế, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ sẽ được quảng cáo tới 30% trong tổng số chi phí hợp lý, còn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chỉ từ 7-10%, báo in không được phép in đăng quảng cáo quá 10% diện tích, báo nói, báo hình không được phát sóng quá 5% thời lượng. Đây là điều bất hợp lý vì chính bản thân doanh nghiệp không đời nào chi cho quảng cáo quá nhiều nếu nó không đem lại hiệu quả. Việc đề ra mức trần cho quảng cáo là một trong những chính sách nhằm bảo hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hàng ngoại nhập. Doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn ít, chi phí đầu tư cho quảng cáo tiếp thị vừa phải nêu khó có thể phát triển thương hiệu nếu doanh nghiệp vốn lớn được phép “dội bom” quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị. Nhưng mặt khác, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận thấy giá trị của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh. Đã chú trọng nhiều hơn cho chiến lược phát triển thương hiệu, đã chấp nhận chi tiêu cho quảng cáo coi khoản tiền đó là mức đầu tư dài hạn. Họ sử dụng tiền vào mục đích xây dựng thương hiệu chứ không đơn thuần là chi cho các chương trình khuyến mãi một sản phảm nhất định. Mức trần đối với chi phí quảng cáo đang trói chân, trói tay các doanh nghiệp. Khi họ không được phép quảng cáo như mong muốn, các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo muốn nhiều cơ hội kinh doanh, cơ hội mở rông thị tường và phát triển doanh nghiệp. Như vậy, với chính sách khống chế mức quảng cáo, đối với các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác, không làm cho doanh nghiệp phải treo chi phí, tạo ra nhiều khó khăn khi sử dụng vốn và hoạch định chiến lược phát triển cho những năm kế tiếp khi muốn tăng chi phí quảng cáo, mà còn gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo chính sách khống chế mức quảng cáo nhiều khi làm họ không dám ký kết các hợp đồng với khách hàng, đôi khi họ dám thực hiện các hợp đồng thì phải tìm cách lách luật. Hiện nay, Chính phủ vẫn tiếp tục bảo hộ lĩnh vực quảng cáo bằng nhiều biện pháp hành chính, chẳng hạn như chưa cho phép các công ty quảng cáo nước ngoài trực tiếp ký kết hợp đồng tại Việt Nam. Mọi hợp đồng với khách hang phải qua trug gian là các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam, hay công ty liên doanh có chức năng hoạt động quảng cáo. Nhờ vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới được chia một phần trong các hoạt động quảng cáo của các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng dù có chính sách bảo hộ như vậy, một thực tế đáng buồn là các doanh nghiệp quảng cáo trong nước chỉ thực hiện những công đoạn hết sức đơn giản, cụ thể hoặc thuần tuý kinh tế. Còn việc hoạch định chiến lược và sáng tạo ý tưởng là phần mang lại nhiều lợi nhuận nhất đều thuộc vào tay các công ty có yếu tố nước ngoài. 5.3.\ Các pháp lệnh , văn bản pháp lý và các chế tài quản lý và quy đinh về kinh doanh dịch vụ quảng cáo Điều 29 . 30 . 31 . 32 . 33 . 34 .35 . 36 Nghị định số 24/2003/ NĐ-CP ngày 13/03/2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo. Thông tư số 1191/TT-LB ngày 29/06/1991 của liên bộ uỷ ban khoa học và bộ văn hoá - thông tin - thể thao và du lịch quy định về việc quản lý nhãn hiệu và quảng cáo sản phẩm hàng hoá Ngày 12/3/2007 tại T.P Hồ Chí Minh, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với Hiệp hội Quảng cáo đã tổ chức buổi Hội thảo "Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh". Buổi hội thảo có sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, các văn phòng tư vấn pháp lý, các cơ quan báo chí đăng tải quảng cáo, các công ty sử dụng quảng cáo quy mô lớn trên thị trường Việt Nam. II.\ Phân tích ma trận S.W.O.T của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 1.\ Ma trận S.W.O.T của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 1.1.\ Strengths(Điểm mạnh) của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Về văn hóa ở Việt Nam. Việt nam có một nền văn hoá lâu đời và phong phú. Các nhà làm quảng cáo luôn chú ý và quan tâm đến nền văn hoá ở các nước bản địa để thiết kế các TĐQC sao cho phù hợp với nền văn hoá đó nhằm tránh những ảnh hưởng xấu tới nền văn hoá và chính trị. Các nhà làm QC trong nước luôn có lợi thế trong việc làm QC sao cho phù hợp với nền văn hoá của Việt nam.Vì họ là người bản địa nên họ hiểu rõ về nền văn hoá của Việt nam. Về các điều kiện pháp lý và mối quan hệ với các cơ quan ban nghành của các doanh nghiệp làm Quảng cáo ở Việt Nam. Các điều kiện pháp lý cũng là một vấn đề quan tâm của các nhà làm quảng cáo . Để có thể kinh doanh trong ngành quảng cáo các nhà làm QC phải chú trọng đến các thủ tục pháp lý trong các chương trình QC. Các nhà làm quảng cáo trong nước luôn có được lợi thế về mặt này khi mà họ hiểu rõ các quy định về pháp lý cho một chương trình QC. Ngoài ra với các mối quan hệ đối với các ban ngành hoặc các cơ quan truyền thông cũng là một lợi thế không nhỏ đối với các DN làm QC trong nước. Có được nguồn nhân lực dồi dào , đang ngày một chú tâm đào tạo hơn và đội ngũ nhân lực rất trẻ. 1.2.\ Weaknesses (Điểm yếu) của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Về nguồn nhân lực chưa có trình độ cao trong Quảng cáo. Quảng cáo là ngành đòi hỏi nhân lực phải có tính sang tạo, phải có kỹ thuật cao nhưng trình độ chuyên nghiệp và vấn đề nhân sự đang là vấn đề lớn của quảng cáo Việt Nam. Việc phát triển nhân sự do vậy rất chậm chạp. Người được tái đào tạo có khi lại bị vượt mất. Nhiều người trong nghề khi đã có chút kinh nghiệm thường xem lại lương bổng, số khá thì mở công ty riêng, số khác tìm cách lọt vào các công ty nước ngoài với chức anh trưởng phòng hoặc giám đốc các bộ phận với mức lương cao hơn. Một lực lượng quá nhỏ bé như vậy làm sao đáp ứng nhu cầu tư vấn hoạch định chiến lược, xây dựng thương hiệu, thực hiện chương trình quảng cáo cho hang trăm nàg doanh nghiệp trong cả nước. Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty Quảng cáo nước ngoài. Hiện nay nói đến thị trường quản cáo trong nước đó là sự yếu thế của các doanh nghiệp trong nước trước sự lấn lướt của các hãng quảng cáo ngoại. Theo hiệp hội quảng cáo Việt Nam, toàn bộ khoảng 5000 doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 30% thị phần quảng cáo trong khi 70 % còn lại được nắm giữ bởi khoảng 40 công ty nước ngoài. Các công ty có tầm cỡ nhất Việt Nam hiện nay là Đất Việt, GoldSun, Vinaxad, D&D, Trẻ, Kim Minh, Việt Mỹ, Sài Gòn, Sao Mai… là những công ty có uy tín làm ăn chuyên nghiệp và có thị phần lớn nhất so với các doanh nghiệp trong nước. Nhưng như doanh nghiệp Đất Việt doanh thu năm 2007 khoảng 400 tỷ đồng so với tổng doanh thu toàn ngành quảng cáo 9000 tỷ đồng chỉ chiếm 4.4%. Nếu đem so với J. W. Thomson chiếm đến 40% thị phần thì sẽ thấy rõ sự yếu thế của các doanh nghiệp quảng cáo trong nước. Công tác quản lý ở cấp địa phương còn yếu kém thậm chí có nơi coi quảng cáo như một loại hình tiêu cực nên trong quản lý đã nặng về soi xét khuyết điểm và chưa nhận thấy những đóng góp của ngành đối với việc quảng bá thương hiệu và hình ảnh nền kinh tế Việt Nam ra thị trường. điều này phải kể đến Quyết đinh 1080/2004 quy định hạn chế quảng cáo ngoài trời cảu thành phố Hồ Chí Minh đã gây ra “làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Thiếu tính chuyên nghiệp trong khi thực hiện các chương trình Quảng cáo. Thị trường phát triển không đồng đều và còn nhỏ hẹp. Công tác quản lý nhà nước chồng chéo và còn nhiều bất cập. Có rất ít các trường lớp đào tạo nguồn nhân lực cho Quảng cáo. Trong hệ thống đào tạo của chúng ta chưa có một hệ thống chính quy đào tạo quảng cáo có bài bản. các trường đại học trong nước, thậm chí đến những trường đào tạo lớn như đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng đưa vào giảng dạy nghiệp vụ quảng cáo song chưa đáp ứng được yêu cầu. Xem Hình 2.1 Một vài trường khác có khoa Marketing, mỗi khoá cũng chỉ đào tạo vài trăm sinh viên. Xem Hình 2.1 Nhiều công ty phải tuyển sinh viên tốt nghiệp các ngành ngoại ngữ marketing…để đào tạo lại từ đầu. Công ty Marcom Việt Nam và một số đơn vị khác mỗi năm cũng chỉ góp sức dào tạo vài trăm nhân viên nghiệp vụ sơ cấp. Hình 2.1 Số lượng nhân viên quảng cáo được đào tạo chính quy ở Việt nam hàng năm Tên trường ĐH Kinh tế quốc dân ĐH Kinh tế TP HCM ĐH Marketing HCM Khác Số lượng 80 65 150 100 (Nguồn: ngành quảng cáo 2007) 1.3.\ Opportunities (Cơ hội) của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Thị trường đang ngày càng mở rộng và phát triển. Trong vài năm trở lại đây, ngành tương đối ở Việt Nam đã tương đối khởi sắc. các khách hàng lớn đổ vào Việt Nam cùng với các công ty quảng cáo, cá doanh nghiệp việt nam cũng bắt đầu nhìn nhận đến sức mạnh của quảng cáo. Họ đã nhận thấy đồng tiền chi cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu không phải là đồng tiền bỏ đi. Một điều quan trọng khác là các phương tiện truyền thông đã bán quảng cáo như các chương trình gameshow truyền hình. Sau thời điểm Mỹ thực hiện chính sách mở cửa trở lại với Việt Nam nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đã thâm nhập thị trường Việt nam. Bắt đầu từ năm 1996, khi việc hợp tác kinh doanh và lien doanh được khởi động ngày càng có nhiều công ty doanh nghiệp hoạt động. Việc Việt Nam đã gia nhập WTO, môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch, pháp luật được thể chế hoa với các cam kết, nền kinh té ổn định với tốc độ tăng trưởng làn song đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ mạnh hơn, sẽ có nhiều sản phẩm mới mở rộng thị trường cho các công ty quảng cáo trong nước. Gia nhập WTO việc bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp khu vực kinh tế nhà nước sẽ dần dần không còn nữa trong khi vị thế độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước tất yếu sẽ bị ảnh hưởng do bị cạnh tranh sẽ gay gắt hơn từ phía các doanh nghiệp tư nhân. Các Doanh nghiệp này ngày càng chi tiêu rộng hơn cho các hoạt động quảng cáo và tiếp thị nhằm mở rộng thị phần. Ví dụ như thực tế gần đây Mobilfone, Vinafone đã bỏ nhiều tiền để xây dựng các chiến lược phát triển, thực hiện tiếp thị quảng cáo bài bản hơn hẳn. Sự nhận thức đúng đắn của các doanh nghiệp trong nước về thương hiệu quảng cáo trong môi trường kinh doanh mới sẽ tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp quảng cáo. Quảng cáo đang ngày càng được hoàn thiện và đầu tư nhiều hơn. Việt nam ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Để có thể cạnh tranh trong môi trường kinh doanh mới các doanh nghiệp không thể tư duy theo lối cũ, ngày càng tiếp thu học hỏi kiến thức kinh doanh hiện đại. ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Coi khoản tiền đầu tư cho xây dựng thương hiệu là khoản tiền đầu tư dài hạn. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp quảng cáo có nhiều cơ hội kinh doanh. Mặt khác xu thế hiện nay, doanh thu từ các loại hình quảng cáo “Below the line” (tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, gửi thu công chúng phát tờ rơi…) nếu trước đây tỷ lệ doanh thu giữa hai loại hình này là 30/70 thì hiện nay tỷ lệ này đang ở ngưỡng 50/50. Các loại hình quảng cáo “Below the line” đang rất dược các doanh nghiệp ưa chuộng vì tính hiệu quả của nó. Trong khi đó các công ty quảng cáo nước ngoài chỉ thiên về “Above the line”. Do vậy đây sẽ là một thị trường vững mạnh cho các công ty quảng Việt Nam vì các hình thức phi truyền thống sẽ ngày càng phát triển và trở nên quan trọng hơn. Các công ty chuyên về gia công hoặc cung ứng, phụ trợ cho ngành quảng cáo cũng sẽ phát triển tốt vì gần như không phải cạnh tranh với các hang quảng cáo nước ngoài Tổng cầu trong Quảng cáo đang có xu thế tăng cao. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, môi trường đầu tư ngày càng minh bạch hơn, dòng tiền đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Trong số đó tất yếu có phần đầu tư vào lĩnh vực quảng cáo. Vì ngành công nghiệp quảng cáo ở Việt Nam còn non yếu, đang hứa hẹn phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh. Có luồng đầu, các doanh nghiệp quảng cáo có cơ hội đổi mới, tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Có đủ vốn để ký các hợp đồng có giá trị cao, chuyên môn hoá hoạt động quảng cáo, áp dụng công nghệ, phương tiện quảng cáo của thế giới. Cũng thấy rằng sẽ có thêm các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài nữa nhảy vào thị trường quảng cáo Việt Nam. trước khi coi các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài là đối thủ trước hết hãy coi họ là đối tác là người chúng ta học tập kinh nghiệm. Khi nói rằng 80% thị trường quảng cáo thuộc về các công ty nước ngoài thì cũng phải nhìn nhận rằng, họ đang tạo ra môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài vào quảng cáo tại Việt Nam, họ mang theo trình độ kinh doanh hiện đại, tiên tiến cung cách làm ăn chuyên nghiệp. Điều đó một mặt làm các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam trở nên thua thiệt, không đủ sức cạnh tranh ngay trên thị trường Việt Nam. mặt khác chính vì điều đó buộc các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam phải tìm cách học tập cung cách kinh doanh, học tập kiến thức kinh nghiệm của họ để có thể cạnh tranh ngày càng tốt hơn. Gia nhập WTO khi hàng rào bảo hộ được dỡ bỏ, sẽ tạo điều kiện để nhiều công ty quảng cáo nước ngoài có quy mô nhỏ tham gia vào 1.4.\ Threats (Thách thức) của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Sự đầu tư rất nhiều của các công ty Quảng cáo nước ngoài. Việt Nam gia nhập WTO, thị trường sẽ mở cửa đón thêm nhiều công ty quảng cáo nước ngoài cạnh tranh là tất yếu. Khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, số các công ty quảng cáo Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các công ty quảng cáo nước ngoài không nhiều. Việc khách hang bỏ qua các công ty quảng cáo trong nước để lựa chọn các công ty quảng cáo nước ngoài là chuyện thường xuyên. Ví dụ như bia tươi đóng chai Laser, Heineken, Samsung, Sony…đã chi hàng chục triệu USD cho những đợt quảng cáo rầm rộ của họ. Tuy nhiên các công ty quảng cáo Việt Nam vẫn đứng ngoài những hợp đồng này bởi trong nhiều trường hợp không thể đáp ứng được các yêu cầu về ý tưởng kỹ thuật… của đối tác. Điều đó chứng tỏ rằng trước các hợp đồng quảng cáo lớn, công ty nước ngoài luôn ở thể chủ động. Chúng ta không đủ năng lực để cạnh tranh với các công ty nước ngoài Các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam có thể chia thành ba loại. Loại thứ nhất đếm trên đầu ngón tay là một số công ty chuyên nghiệp có khả năng thực hiện những hợp đồng trọn gói. Loại thứ hai với số lượng vài chục gồm những công ty chỉ chuyên về một lĩnh vực nhất định (quảng cáo ngoài trời, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện…) Loại thứ ba nhiều nhất chủ yếu làm gia công lại (hộp đèn, bảng hiệu…) hoặc những lĩnh vực phụ trợ cho quảng cáo (thiết kế, in ấn…). Gia nhập WTO các doanh nghiệp loại thứ ba sẽ phát triển tốt vì gần như không phải cạnh tranh với các hãng nước ngoài. Loại thứ hai sẽ có ưu thế phát triển ở thị trường trong nước. Khó khăn nhất là các công ty chuyên nghiệp loại một vì phải trực tiếp đối mặt với các công ty nước ngoài. Sau hội nhập sẽ có thêm các công ty nước ngoài gia nhập thị trường nhưng chủ yếu theo loại hình thứ nhất. Việc cạnh tranh vốn khó khăn nay khó khăn hơn Theo hiệp định thương mại Việt Mỹ (ngày 13/7/2000) Quy định “các dịch vụ quảng cáo chỉ thông qua liên doanh hay hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh hợp pháp dịch vụ quảng cáo”. Mặt khác “ phần góp vốn của phía Hoa Kỳ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, sau 5 năm hạn chế này là 51% và sau 7 năm bỏ hạn chế về tỷ lệ góp vốn. Như vậy, sau năm 2007, Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn ngành quảng cáo cho các nhà đầu tư Mỹ. Là thành viên của WTO, Việt Nam phải tuân theo lộ trình dỡ bỏ các chính sách bảo hộ sau khi bỏ bảo hộ thị trường quảng cáo sẽ tách thành hai mảng: thị trường lớn, những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao sẽ thuộc về những công ty quảng cáo mạnh của nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chấp nhận phần thị trường nhỏ. Và không cái gì Việt Nam kể cả trung Quốc, Hàn Quốc hoặc nhiều nước Châu Á khác khi mở cửa thị trường quảng cáo là các doanh nghiệp trong nước đều rất điêu đứng khi các công ty quảng cáo khi các công ty quảng cáo nội địa không còn được bảo hộ như trước nữa thì việc các công ty quảng cáo nước ngoài được hoạt động độc lập cũng là một mối đe doạ sống còn đối với họ. Khi các chính sách bảo hộ được dỡ bỏ các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam phải cạnh tranh bình đẳng, còn những ưu tiên từ phía nhà nước đối với họ. Gia nhập WTO các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam nhận thức rất rõ điều này, nhưng số những doanh nghiệp thay đổi tư duy thay đổi hành động chưa nhiều. Phần lớn họ chưa chuẩn bị cho hội nhập vẫn kinh doanh theo hướng xưa nay họ vẫn làm. Khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường quảng cáo, ngày càng tuân theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO thì môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch không còn các chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước. Khi đó các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam phải cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp của chúng ta chưa có tiềm lực lớn, chưa kinh doanh quen trong một môi trường kinh doanh như thế. 2.\ Phân tích ma trận S.W.O.T của kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. Hình 2.2 Các yếu tố chung của ma trận S.W.O.T Chỉ tiêu S W O T Nguồn nhân lực nguồn nhân lực của việt nam dồi dào, đang ngày một chú tâm đào tạo hơn và đội ngũ nhân lực rất trẻ. nguồn nhân lực hiện nay trình độ và kinh nghiêm chưa cao. Chưa đáp ứng được nhu cầu của nghành một nghành đòi hỏi trình độ tay nghề và sự sáng tạo cao. - các doanh nghiệp hiện nay ngày càng nhận thức được vai trò của quảng cáo trong hoạt động kinh doanh, họ ngày càng sử dụng quảng cáo để truyên thông tới người tiêu dùng. - hội nhập kinh tế thế giới mở ra cơ hội cho các công ty quảng cáo trong việc liên kết học hỏi kinh nghiệm của các công ty nước ngoài - việc hội nhập kinh tế việt nam phải mở cửa và quảng cáo cũng vậy. các doanh nghiệp quảng cáo trong nước phải đối mặt với các công ty quảng cáo nước ngoài có độ chuyên nghiệp cao. - xu thế phát triển hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng khong chú trọng đến quảng cáo nữa. Văn hóa Các doanh nghiệp trong nước sẽ hiểu rõ về văn hoá trong nước Chưa chú trọng đến việc nghiên cứu văn hoá phục vụ cho quảng cáo Văn hoá trong việc thích nghi và tiếp nhận các thông điệp quảng cáo mở ra cơ hội lớn cho các công ty quảng cáo. sự phát triển của kinh tế thị trường kéo theo sự hội nhập về văn hoá và các công ty quảng cáo cần nắm bát được các xu hướngthay đổi này. Độ chuyên nghiệp Tính chuyên nghiệp của các công ty quảng cáo trong nước là chưa cao. III.\ Chiến lược kinh doanh của các công ty đang kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 1.\ Chiến lược kinh doanh dài hạn. 1.1.\ Các chiến lược kinh doanh dài hạn . Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, những hình thức quảng cáo tiếp thị sẽ đến với người tiêu dùng một cách thường xuyên hơn cập nhập hơn. Để đạt được mục tiêu nhà sản xuất đề ra thì xây dựng những chiến lược quảng cáo, tiếp thị là điều cần thiết cho mỗi nhà sản xuất hoặc tổ chức xã hội. Các hình thức quảng cáo ra đời sao cho hù hợp, tiện dụng nhất với đặc điểm từng đối tượng cần được quảng cáo. Tiếp thị là hình thức giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng một cách trực tiếp nhất, ấn tượng nhất. Sự đồng bộ trong quảng cáo tiếp thị là điều cần thiết để tạo ra ấn tượng mạnh. Ngày nay đi trên đường chúng ta thưòng bắt gặp những nhân viên tiếp thị sản phẩm của nhiều hãng khác nhau. Tạo ra sự nổi bật bằng sử dụng đồng bộ máu sắc rực rỡ của đồng phục cùng sản phẩm sẽ gây được sự chú ý tốt. Những màu thường được sử dụng là màu đỏ, vàng cam, xanh… Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông sẽ đến được đại đa số quần chúng. Hoạt động này đã trở nên rất quen thuộc trong cuộc sống chúng ta, nó trở nên thông lệ trong việc tiếp nhận thông tin dù muốn dù không. Hình thức này thưòng lặp đi lặp lại khiến cho người xem nhớ được nội dung giới thiệu. Vì lượng thời gian ít nên nội dung quảng cáo phải cô đọng súc tích, hình ảnh đẹp gây ấn tượng cho người xem. Tài trợ các cuộc thi, các chương trình truyền hình… cũng là những hình thức được các nhà sản xuất quan tâm đề cập tới. Ngoài việc xây dựng, thiết kế chương trình sao cho thu hút sự quan tâm của khán giả thì việc lồng ghép khéo léo những hình thức quảng cáo như: tặng thưởng, tờ rơi tờ gấp, băng rôn biểu ngữ quảng cáo… đòi hỏi những người thiết kế có sự quan tâm đặc biệt. Các hình thức quảng cáo giới thiệu mở rộng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Việc lựa chọn nội dung quảng cáo với hình thức sao cho phù hợp đạt được hiệu quả tốt nhất đòi hỏi nhà thiết kế có chiến lược phù hợp. Elextrolax dựa trên uy tín của sản phẩm “giá mọi thứ đều bền như Elextrolax” hoặc “Suzuki là sành điệu”… thì màu sắc cũng là mục tiêu cho chiến lược quảng cáo. “Một gam màu mới, một cách nhìn mới đó không chỉ là kiểu dáng thời trang hay hình tượng thể thao mà còn là sự trang trọng thanh lịch. Sự biến tấu trong màu sắc thể hiện sự độc đáo trong màu sắc của sản phẩm, sẽ đem đến cho nhà sản xuất sự thành công với những sắc màu lôi cuốn cùng một hình thức quảng cáo mới lạ, ấn tượng. Cùng quảng cáo sản phẩm trong một không gian rộng lớn là điều các nhà sản xuất quan tâm trong xã hội hiện đại. Hội trợ triển lãm là cơ hội để các doanh nghiệp tự giới thiệu mình trước công chúng. Đây thực sự là một cuộc trình diễn hoành tráng về sắc màu của quảng cáo đồ hoạ. Sự có mặt của rất nhiều các sản phẩm từ mọi miền hội tụ đã đem đến cho triển lãm một khuôn mặt của lễ hội, của màu sắc. Làm thế nào để thu hút khách hàng tới gian hàng của mình, làm thế nào để nổi bật, thật ấn tượng? Màu sắc trong quảng cáo hội trợ sẽ góp phần thành công trong triển lãm. 2.\ Chiến lược kinh doanh ngắn hạn. 2.1.\ Các chiến lược kinh doanh ngắn hạn . Chứng thực blogger Có thể nói, mọi sản phẩm/dịch vụ đều cần sự trợ giúp của các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị. Một vài hãng quảng cáo đã quan tâm tới việc tranh thủ sự trợ giúp của các blog phổ biến để truyển tải rộng rãi thông điệp họ mong muốn. Cái gọi là blogvertising (quảng cáo blog) bao gồm việc trả tiền cho các bloggers nổi tiếng để họ chứng thực chất lượng sản phẩm, tuy nhiên không thể bỏ qua yếu tố đặc trưng và nội dung của blog. Hiện nay, khi blog phát triển với tốc độ chóng mặt, thì phương thức quảng cáo trên blog cũng ngày một nở rộ. Quảng cáo overlay Trong một trang web, nơi mà các cửa sổ pop-up quảng cáo bị khoá, thì cách thức hiệu quả nhất là cần tạo ra các quảng cáo chạy ngay trên trang web. Các cửa sổ pop-up đang dần dần được thay thế bằng các overlays (quảng cáo che phủ) có thể được thực hiện trực tiếp ngay trên toàn bộ trang web. Overlays không thể bị khoá theo cùng cách với pop-up, bởi vì chúng được thiết kế gắn liền với trang web. Nó chỉ được đóng lại khi bạn tìm thấy nút đóng, nếu tồn tại một cái nút như thế trên quảng cáo. Quảng cáo tìm kiếm Có một khu vực vô cùng rộng lớn cho các quảng cáo trực tuyến mà không cần đến hình ảnh sinh động hay các ý tưởng sáng tạo. Đó chính là việc trả tiền cho các hãng tìm kiếm trực tuyến để đưa mọi người đến với trang web của bạn khi họ gõ một từ khoá tìm kiếm nào đó. Đây được xem là bí mật ẩn giấu của các quảng cáo trực tuyến. Đây là một cách thức phát huy hiệu quả rất lớn. Lý do là nếu bạn tìm kiếm một vài thứ gì đó trên Yahoo! hay Google có nghĩa là bạn thật sự mong muốn có được nó, và các công ty cũng muốn đưa quảng cáo trực tiếp tới bạn. Do đó, quảng cáo tìm kiếm đang trở thành một khu vực thu hút sự quan tâm của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11757.doc
Tài liệu liên quan