Chuyên đề Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam

 

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. - 4 -

1.1. Khái quát chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. - 4 -

1.1.1. Vai trò và đặc điểm của quá trình xuất, nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. - 4 -

1.1.2. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. - 6 -

1.1.3. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. - 7 -

1.2. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. - 11 -

1.2.1. Đối tượng Bảo hiểm. - 11 -

1.2.2. Giá trị bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm. - 12 -

1.2.2.1. Giá trị bảo hiểm. - 12 -

1.2.2.2. Số tiền bảo hiểm. - 13 -

1.2.2.3. Phí bảo hiểm. - 13 -

Trong đó: Sb – STBH - 15 -

1.2.3. Các điều kiện bảo hiểm. - 15 -

1.2.3.1. Nội dung cơ bản của ICC 01/01/1963. - 15 -

1.2.3.2. Nội dung cơ bản của ICC 01/01/1982. - 17 -

1.2.3.3. Điều kiện bảo hiểm phụ - 20 -

1.2.3.4. Điều kiện bảo hiểm áp dụng cho một số hàng hóa đặc thù như: - 21 -

1.2.3.5. Điều kiện bảo hiểm ở Việt Nam. - 22 -

1.2.4. Hợp đồng bảo hiểm. - 26 -

1.2.4.1. Khái niệm. - 26 -

1.2.4.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm. - 26 -

1.2.5. Thời hạn bảo hiểm - 29 -

1.2.6. Giám định và bồi thường tổn thất - 29 -

1.2.6.1. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất. - 29 -

1.2.6.2.Khiếu nại đòi bồi thường - 30 -

1.2.6.3.Giám định và bồi thường tổn thất - 32 -

1.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. - 34 -

1.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh. - 34 -

1.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. - 35 -

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. - 39 -

2.1. Giới thiệu chung về công ty Bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIC. - 39 -

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. - 39 -

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của BIC. - 40 -

2.1.3. Mạng lưới chi nhánh. - 40 -

2.1.4. Cơ cấu, bộ máy tổ chức của BIC được thể hiện ở sơ đồ sau - 41 -

2.1.5. Danh mục sản phẩm Bảo hiểm. - 43 -

2.1.6. Định hướng phát triển. - 44 -

2.1.7. Một số kết quả đạt được. - 45 -

2.2. Khái quát hoạt động XNK và BHHHXNK của Việt Nam trong những năm qua. - 46 -

2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua. - 46 -

Hình 2: Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2007- 2008 - 52 -

2.2.2. Hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam. - 55 -

2.3. Thực trạng kinh doanh Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. - 61 -

2.3.1. Công tác khai thác. - 61 -

2.3.1.1. Quy trình khai thác. - 61 -

2.3.1.2. Kết quả khai thác. - 64 -

2.3.1.3. Hiệu quả khai thác. - 68 -

2.3.2. Công tác giám định tổn thất. - 69 -

2.3.2.1. Nhận yêu cầu giám định. - 69 -

2.3.2.2.Tiến hành giám định. - 70 -

2.3.2.3. Cung cấp biên bản giám định và thu phí giám định. - 70 -

2.3.3. Công tác giải quyết khiếu nại và bồi thường. - 71 -

2.3.4. Kết quả và hiệu quả kinh doanh. - 73 -

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. - 76 -

3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của BIC trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. - 76 -

Đơn vị tính: tỷ đồng - 76 -

3.2. Thuận lợi và khó khăn của BIC khi triển khai nghiệp vụ này. - 81 -

3.2.1. Thuận lợi - 81 -

3.2.2. Những khó khăn: - 83 -

3.3.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khấu vận chuyến bằng đường biển. - 84 -

3.3.1. Công tác khai thác. - 84 -

3.3.1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khách hàng, thị trường. - 84 -

3.3.1.2. Đánh giá rủi ro trước khi ký kết hợp đồng. - 85 -

3.3.1.3. Nâng cao chất lượng, công tác tuyên truyền quảng cáo. - 86 -

3.3.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. - 87 -

3.2.3. Công tác giám định bồi thường. - 87 -

3.3.4. Nâng cao công tác đào tạo và quản lý cán bộ. - 88 -

3.4. Một số kiến nghị - 89 -

3.4.1. Về phía Nhà nước. - 89 -

3.3.2 Về phía Hiệp hội Bảo hiểm. - 91 -

KẾT LUẬN - 93 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 95 -

PHỤ LỤC: BIỂU PHÍ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN - 96 -

BIÊU 1. PHÍ CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC - 98 -

BIỂU 3. PHỤ PHÍ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU - 102 -

I. Phụ phí bảo hiểm chiến tranh, đình công. - 102 -

II. Phụ phí tàu già. - 102 -

III. Phụ phí cho các rủi ro phụ khác. - 103 -

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2516 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu quả kinh doanh của DNBH phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt, một quá trình kinh tế nào đó. Nếu ký hiệu một chỉ tiêu chi phí nào đó là C và một chỉ tiêu kết quả kinh doanh nào đó là K, thì chỉ tiêu hiệu quả H được tính từ hai chỉ tiêu trên sẽ là: H = K/C hoặc H= C/K Như vậy, về nguyên tắc cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so sánh với một chỉ tiêu chi phí nào đó sẽ tạo thành một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tính theo chiều thuận K/C hoặc chiều ngược lại C/K. Nếu có n chỉ tiêu kết quả và m chỉ tiêu chi phí thì số lượng chỉ tiêu hiệu quả sẽ là 2m.n. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 2.1. Giới thiệu chung về công ty Bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIC. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên viết tắt là BIC) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm và Tái bảo hiểm QBE (Autralia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới kể từ ngày 01/01/2006. Theo giấy phép số 11GP/KDBH ngày 10/4/2006 Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức được cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. BIC chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2006. Thời hạn hoạt động là 89 năm, có tên gọi chính thức là: Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – tên Tiếng Anh là: BIDV Insurance Company (viết tắt là BIC). Có trụ sở chính ở: Tầng 10, toà tháp A, VINCOM CITY TOWERS, số 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại: (04) 34.220082 Fax: (04) 34220081. BIC là công ty Bảo hiểm phi nhân thọ, theo giấy phép đã cấp công ty hoạt động ở các lĩnh vực sau: Bảo hiểm phi nhân thọ. Tái bảo hiểm phi nhân thọ. Hoạt động đầu tư tài chính. Các hoạt động khác theo qui định của pháp luật. 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của BIC. Bảo hiểm trực tiếp: BIC được kinh doanh tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Tái bảo hiểm: Nhận tái và tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Đầu tư tài chính: Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu; đầu tư trực tiếp; tư vấn đầu tư và các hình thức đàu tư tài chính khác. Hoạt động khác: Đề phòng, hạn chế tổn thất. Giám định tổn thất. Các hoạt động khác theo qui định của pháp luật. 2.1.3. Mạng lưới chi nhánh. Công ty đã thành lập được 19 chi nhánh và văn phòng đại diện trên toàn quốc. Sơ đồ 1: Sơ đồ mạng lưới hoạt động của BIC trên toàn quốc. Địa chỉ liên hệ: 1. BIC Hà Nội     2. BIC Tây Hà Nội  3. . BIC Thái Nguyên 4. BIC Tây Bắc 5. BIC Đông Bắc 6. BIC Hải Dương 7. BIC Quảng Ninh 8. BIC Hải Phòng 9. BIC Nghệ An 10. BIC Đà Nẵng 11. BIC Bình Định 12. BIC Khánh Hòa 13. BIC Bắc Tây Nguyên 14. BIC Tây Nguyên 15. BIC Đồng Nai 16. BIC Vũng Tàu 17. BIC Hồ Chí Minh 18. BIC Bình Dương  19. BIC Cần Thơ 2.1.4. Cơ cấu, bộ máy tổ chức của BIC được thể hiện ở sơ đồ sau Sơ đồ 2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của BIC. 2.1.5. Danh mục sản phẩm Bảo hiểm. Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ mà công ty đang tiến hành kinh doanh là: + Bảo hiểm tài sản: Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. + Bảo hiểm tai nạn con người: Bảo hiểm tai nạn con người 24/24. Bảo hiểm bồi thường cho người lao động. + Bảo hiểm kỹ thuật: Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng. Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt. Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng. Bảo hiểm đổ vỡ máy móc. Bảo hiểm nồi hơi. Bảo hiểm thiết bị điện tử. Bảo hiểm kho lạnh. Bảo hiểm tổn thất lợi nhuận do đổ vỡ máy móc. + Bảo hiểm trách nhiệm: Bảo hiểm trách nhiệm công cộng. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. + Bảo hiểm xe cơ giới: Bảo hiểm vật chất xe Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ 3. Bảo hiểm tai nạn phụ xe và người ngồi trên xe. + Bảo hiểm tàu: Bảo hiểm thân tàu. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu hoạt động trong vùng nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam. + Bảo hiểm hàng hoá: Bảo hiểm hàng hoá XNK (đường biển, đường hàng không). Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa (đường bộ, đường sắt, nội thuỷ). + Bảo hiểm khác: Bảo hiểm tiền. Bảo hiểm trộm cắp. Bảo hiểm tính trung thực. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 2.1.6. Định hướng phát triển. BIC phấn đấu trở thành một trong 10 công ty Bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Việt nam theo cả tiêu chí: năng lực tài chính, thị phần và lợi nhuận. Từng bước đa dạng hoá hoạt động. BIC mong muốn trở thành một công ty giàu mạnh trên cơ sở sự nỗ lực lao động, sáng tạo và công nghệ, làm khách hàng hài long và đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất về tài năng và cuộc sống. Bảng 1. Kế hoạch kinh doanh năm 2008 của BIC STT Chỉ tiêu Đơn vị TH 2007 KH 2008 Tăng trưởng 1 Tổng doanh thu phí bảo hiểm Tỷ đồng 163,37 300 83% 2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 18,70 28.6 52% 3 Lợi nhuận từ hoạt động KD bảo hiểm Tỷ đồng -11,96 3.0 - 4 Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư Tỷ đồng 33,47 25.6 -24% 5 Tỷ lệ bồi thường % 53 44 -17% 6 Thị phần bảo hiểm gốc % 1,98 2.6 31% ( Nguồn: Phòng Kinh doanh của BIC) 2.1.7. Một số kết quả đạt được. Tổng doanh thu năm 2008 đạt 368 tỷ đồng, tăng trưởng 80% so với năm 2007; trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh Bảo hiểm đạt 290 tỷ đồng, tăng trưởng 78% so với năm 2007, đạt 116% kế hoạch. Doanh thu bảo hiểm gốc năm 2008 đạt 264 tỷ đồng - tăng trưởng 80% so với năm 2007, doanh thu nhận tái Bảo hiểm đạt 26 tỷ đồng – tăng trưởng 68% so với năm 2007, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 78 tỷ đồng. Theo số liệu tổng hợp sơ bộ thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ, thị phần doanh tho Bảo hiểm gốc năm 2008 của BIC là 2,05%. 2.2. Khái quát hoạt động XNK và BHHHXNK của Việt Nam trong những năm qua. 2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua. Bảng 2: Kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008 Năm XK NK Tổng kim ngạch (tỷ USD) Tốc độ tăng (%) Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) 2003 20.10 44.27 25.30 55.73 45.40 - 2004 26.50 45.30 32.00 54.70 58.50 28.85 2005 32.40 46.69 37.00 53.31 69.40 18.63 2006 39.60 47.14 44.40 52.86 84.00 21.04 2007 47.70 43.96 60.80 56.04 108.50 29.17 2008 62.90 43.89 80.40 56.11 143.30 32.07 (Nguồn:Hiệp hội Bảo hiểm) Có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu là khá cao trong 6 năm qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch XNK là 28,85%/năm. Trong đó tốc độ tăng thấp nhất là của năm 2005, ở mức 18,63% và cao nhất là năm 2008, đạt mức 32,07%. Về lượng tuyệt đối, kim ngạch XNK đã tăng 97,8 tỷ đô từ năm 2003 tới năm 2008. Như vậy trong 6 năm, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam tăng khoảng 3,16 lần, cụ thể về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu như sau: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trung bình đạt 25,63%/năm, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu là 20,10 tỷ đô la, đến năm 2008, mức kim ngạch đạt tới 62,90 tỷ đô la, gấp 3,13 lần kim ngạch năm 2003, mức tăng tuyệt đối là 42,80 tỷ đô. Kim ngạch nhập khẩu tăng đáng kể, từ 25,3 tỷ đô la năm 2003 lên tới 143,3 tỷ đô năm 2008, tức là lượng tăng tuyệt đối là 55,1 tỷ đô la, tốc độ tăng trung bình đạt 26,02%/năm. - Tình hình xuất nhập khẩu vài năm gần đây như sau: Năm 2007 là năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế WTO. Do đó, thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội nghị cấp cao APEC năm 2006. Quan hệ ngoại giao, các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu được củng cố và tăng cường. Tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng bảo đảm, đã tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các DNBH trong nước. Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 đạt gần 47,70 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006. Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là Dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%; cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%; cao su cũng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%. Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 đạt hơn 60,80 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong năm 2007 là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%; xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; vải 4 tỷ USD, tăng 33,6%; điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo 2,5 tỷ USD, tăng 34,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 2,2 tỷ USD, tăng 12,1%; hóa chất 1,4 tỷ USD, tăng 39,1%; ô tô 1,4 tỷ USD, tăng 101%; sản phẩm hóa chất gần 1,3 tỷ USD, tăng 27,1%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1,1 tỷ USD, tăng 52,6%, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 1 tỷ USD, tăng 31,9%. Năm 2008: Kim ngạch xuất khẩu tăng 29,5%. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tháng 12/2008 ước tính đạt 4,9 tỷ USD, tăng 16,2% so với tháng trước chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác tăng, mức tiêu thụ hàng dệt may mạnh hơn vào tháng cuối năm và lượng gạo xuất khẩu đã tăng trở lại. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Thể hiện ở 8 mặt hàng chủ yếu như: Cà phê, điện tử máy tính, sản phẩm gỗ, gạo, thuỷ sản, giày dép, dệt may, dầu thô. 8 mặt hàng xuất khẩu này năm 2008 đều đạt trên 2tỷ USD. Thấp nhất là cà phê đạt 2 tỷ USD và cao nhất là dầu thô đạt 10.5 tỷ USD và dệt may đạt 9.1 tỷ USD Hình 1: 8 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 2 tỷ USD năm 2008 Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%. Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trường ASEAN tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhưng ước tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007 với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước gồm các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản. Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện. Kim ngạch nhập khẩu tăng 28,3%. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 12/2008 ước tính đạt 5,4 tỷ USD, tăng 16,1% so với tháng trước do một số mặt hàng nhập khẩu tháng này tăng mạnh là: Máy móc thiết bị tăng 272 triệu USD; xăng dầu tăng 78 triệu USD; thức ăn gia súc tăng 53 triệu USD; sắt, thép tăng 182 triệu USD. So với tháng 12/2007, kim ngạch nhập khẩu tháng 12 năm nay giảm 25%. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Nhập khẩu nguyên liệu giảm. Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD). Nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng khác (trừ ô tô và máy tính, điện tử) ước tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2007. Nhập khẩu xăng dầu đạt 12,9 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm trước, tương ứng với kim ngạch 10,9 tỷ USD, tăng 41,2%. Sắt thép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 28,5%. Vải và nguyên phụ liệu dệt may là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch cao với 6,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2007. Hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước, đây là nhóm hàng không chỉ gắn với tiêu dùng trong nước mà còn liên quan tới gia công, lắp ráp để xuất khẩu. Sức ép từ hàng tiêu dùng nước ngoài Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Hình 2: Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2007- 2008 Nhìn chung kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008 tăng so với năm 2007. Tư liệu sản xuất là hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất lại giảm so với năm 2007, cụ thể năm 2007 đạt 90.40% và năm 2008 giảm còn 88.80%. Còn hàng tiêu dùng và vàng tăng, cụ thể: đối với hàng tiêu dùng năm 2007 đạt 7.50% và năm 2008 đạt 7.80%, đối với vàng năm 2007 đạt 2.10% và năm 2008 đạt 3.40%. Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó châu Á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007. Bảng 3. Thống kê sơ bộ xuất nhập khẩu năm 2008 Mặt hàng Đơn vị tính Ước thực hiện năm 2008 Số lượng Trị giá Tổng trị giá XK Triệu USD 62.500 Thuỷ sản Triệu USD 4.562 Gạo 1000 T 4.720 2.902 Cà phê - 954 1.951 Rau quả Tr USD 396 Cao su 1000 T 645 1.597 Hạt iêu - 91 313 Nhân điều - 167 920 Chè các loại - 104 147 Dầu thô - 13.758 10.400 Than đá - 19.699 1.443 Hàng dệt và may mặc Tr USD 9.048 Giày dép các loại - 4.697 Hàng đtử và linh kiện Máy tính - 2.703 Mây, tre, cói & thảm - 222 Gốm, sứ - 336 SP đá quí và kim loại quí - 767 SP gỗ - 2.779 Sản phẩm nhựa (plastic) - 930 Xe đạp và phụ tùng - 91 Dây điện và cáp điện - 1.004 Túi xách, vali, mũ, ôdù - 818 Tổng trị giá nhập khẩu - 79.916 Ôtô nguyên chiếc Chiếc 50.395 1.036 dưới 12 chỗ - 27.122 367 Linh kiện ôtô Tr USD 128.757 1.407 Linh kiện xe gắn máy - 635 Thép thành phẩm 1000 T 5.626 4.905 Phôi thép - 2.216 1.576 Phân bón - 2.987 1.470 Urê - 723 295 Xăng dầu - 12.656 10.883 Giấy các loại - 901 754 Chất dẻo nguyên liệu - 1.722 2.965 Sợi các loại - 414 788 Bông - 291 468 Hoá chất nguyên liệu Tr USD 1.768 Máy, TB dụng cụ - 13.612 Tân dược - 835 Điện tử, máy tính và linh kiện - 3.722 Vải - 4.454 NPL dệt, may , da - 2.376 Dầu mỡ, động thực vật - 655 Nguyên, phụ liệu thuốc lá - 227 Clanhke 1000 T 166 Sản phẩm hoá chất Tr USD 1.607 Thuốc trừ sâu - 472 Kim loại thường khác - 1.818 Sữa - 545 Gỗ nguyên liệu Tr USD 1.095 Thức ăn chăn nuôi - 1.738 Lúa mì 1000 T 682 292 Bột giấy - 165 117 Cao su các loại - 191 511 Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu năm 2008, có thể rút ra một số nhận định cơ bản như sau: Những thành tựu: Thứ nhất, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao. Thứ hai, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, nhất là các mặt hàng gạo, rau quả, hạt điều, than đá, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa, túi xách, va li và ô dù... Xuất khẩu hàng hoá tăng còn có sự đóng góp của nhiều mặt hàng mới ví dụ như sản phẩm từ cao su, sản phẩm chế tạo từ gang, thép, máy biến thế, động cơ điện, tàu thuyền các loại... Thứ ba, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô. Những hàng hoá có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và giá trị xuất khẩu lớn là nhóm hàng công nghiệp và chế biến như: thuỷ sản, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, túi xách va li, mũ và ô dù...  Thứ tư, bên cạnh việc tập trung khai thác tối đa các thị trường trọng điểm, năm qua chúng ta tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu đã vào được các thị trường mới, điển hình là các thị trườn tại khu vực Châu  Phi-Tây Nam Á,  Châu Á, và Châu Đại Dương. Những hạn chế : Thứ nhất, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn do phải đối mặt với những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn. Việc tăng giá trị xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào giá thế giới và những thị trường xuất khẩu lớn, khi những thị trường này có biến động thì kim ngạch xuất khẩu bị ảnh hưởng. Thứ hai, nhu cầu của thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu dệt may, đồ gỗ, một số nông sản vào Mỹ và EU đều giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Thứ ba, xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản; các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn mang tính chất gia công; các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, phong phú, số lượng các mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh chưa nhiều.  Thứ tư, vẫn chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc. Thứ năm, việc tiếp cận nguồn vốn vay bằng VNĐ cho sản xuất kinh doanh vẫn còn bất cập, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, trong khi đó lãi suất cho vay mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, điều này đã làm chi phí tăng cao ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.  Như vậy tình hình xuất nhập khẩu của chúng ta trong những năm gần đây có những phát triển khá nhanh và ổn định, là động lực, kích thích các hoạt động kinh tế khác phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập quốc dân. 2.2.2. Hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh XNK. Nhờ đó, một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nước ta không những đứng vững ở thị trường trong nước, mà còn có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Cùng với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động NK cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 1991-2000 đạt trung bình khoảng 29%/năm. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, giảm dần tỷ trọng hàng tiêu dùng. Có thể nói, hoạt động XNK của Việt Nam trong giai đoạn này đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động XNK từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ khi thành lập, ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống. Tính đến cuối năm 2008, các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được 11,7% kim ngạch hàng xuất khẩu và 43,26% kim ngạch hàng nhập khẩu. Đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng XNK của nước ta. Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất: Hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF. Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam.Theo Incoterms 2000 có tất thảy 13 điều kiện mua bán được quốc tế hoá bằng tiếng Anh, áp dụng chung cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó hai điều kiện giao hàng FOB và CIF thường được các bên tham gia sử dụng. Điều kiện giao hàng FOB quy trình người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Điều kiện giao hàng CIF cũng quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Đơn bảo hiểm này được phía xuất khẩu ký hậu và chuyển giao cho phía nhập khẩu.Như vậy, đối với hoạt động nhập khẩu nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu và mua bảo hiểm. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn. Hai là: Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Ngoại trừ Bảo Việt thành lập năm 1965 có vốn lớn, các công ty bảo hiểm khác đều vừa mới được thành lập sau Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, với mức vốn kinh doanh chưa tới 80 tỷ đồng, trong khi đó, nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài ra đời cách đây hàng trăm năm, vốn kinh doanh hàng tỷ Đôla Mỹ. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường mà còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm. Ba là: Các nhà XNK Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bối cảnh năng lực hoạt động của các công ty bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế. Tại sao lại phải nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước? Ở tầm vĩ mô, nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước có tác dụng góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia. Với hoạt động xuất khẩu theo điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22014.doc
Tài liệu liên quan