Chuyên đề Thực trạng lao động Thành phố Vinh Nghệ An và một số giải pháp giải quyết việc làm

MỤC LỤC.

Lời nói đầu.

PHẦN I. VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.

A. Những vấn đề cơ bản về lao động việc làm.

I. Lao động và nguồn lao động.

1. Lao động

2. Nguồn nhân lực và nguồn lao động

3. Vai trò của lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

II. Việc làm.

1. Khái niệm việclàm

2. Tình trạng việc làm và thất nghiệp

3. Các nhân tố tác động đến vấn đề việc làm

III. Cơ cấu việc làm và các thị trường lao động

1. Việc làm và thị trương lao động khu vực thành thị chính thức.

2. Việc làm và thị trương lao động khu vực thành thị không chính thức.

3. Việc làm và thị trương lao động khu vực nông thôn.

B. Giải quyết việc làm - vấn đề của mỗi quốc gia.

I. ý nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm đối với vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

1. Về mặt kinh tế.

2. Về mặt xã hội.

II. Vai trò của nhà nước và xã hội trong lĩnh vực giải quyết việc làm.

III. Kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm.

1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.

2. Kinh nghiệm của Đài Loan.

3. Kinh nghiệm của Nhật Bản.

PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ VINH NGHỆ AN.

A. Phần cung lao động.

I. Đặc điểm chung.

1. Đặc điểm của dân số điều tra.

2. Lực lượng lao động.

II. Đào tạo và sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật.

1. Tình trạng sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật trong công việc hiện tại.

2. Nhu cầu đào tạo.

III. Thất nghiệp.

1. Lao động đang thất nghiệp.

2. Lao động đã từng thất nghiệp

3. Nguyên nhân thất nghiệp

4. Hình thức tìm việc làm của người lao động thất nghiệp

B.Phần cầu lao động

I.Đặc điểm doanh nghiệp điều tra

1.Doanh nghiệp điều tra xét theo hình thức sở hữu

2. Doanh nghiệp điều tra xét theo hoạt động kinh tế

3. Doanh nghiệp điều tra xét theo qui mô lao động

II.Thực trạng lực lượng lao động của các doanh nghiệp

1.Lực lượng lao động xét theo giới và độ tuổi

2. Lực lượng lao động xét theo trình độ văn hoá

3.Lực lượng lao động xét theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

4.Lực lượng lao động xét theo hợp động lao động

5.Lực lượng lao động xét theo tính chất công việc

6.Thời gian làm việc của doanh nghiệp xét theo tính chất công việc

7.Đào tạo nâng cao trình độ người lao động

8. Lao động tuyển mới trong năm 1998

9.Đánh giá động thái lao động của các doanh nghiệp trong năm 1998

III.Nhu cầu tuyển dụng của lao động của doanh nghiệp trong thời gian tháng 7 năm 1999- tháng 7/2000

1.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo hình thức sở hữu

2.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo nhóm tuổi

3.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ văn hoá

4.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

5.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo lý do tuyển dụng

6.Nhu cầu tuyển dụng lao động theo thời điểm tuyển

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM - ĐẶC BIỆT LÀ CHO LỰC LƯỢNG THANH NIÊN Ở THÀNH PHỐ VINH- NGHỆ AN THỜI KỲ 2001-2005

I.Phương hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005

1.Những vấn đề về kinh tế xã hội

2.Những căn cứ xác định phương hướng

3.Một số quan điểm về giải quyết việc làm

4.Mục tiêu giải quyết việc làm thời kỳ 2001-2005 .

5.Phương hướng giải quyết việc làm thời kỳ 2001-2005

II.Một số giải pháp giải quyết việc làm đặc biệt là cho lực lượng thanh niên ở thành phố Vinh - Nghệ An giai đoạn 2001-2005

1.Xây dựng hệ thống thông tin về lao động việc làm

2.Đào tạo lao động kỹ thuật

3.Phát triển kinh tế tạo mở việc làm

4.Phân định rõ trách nhiệm của các nghành

5.Hệ thống dịch vụ việc làm phải được hoạt động thống nhất

6.Xây dựng kế hoạch cụ thể giải quyết việc làm

7.Bố trí cán bộ ở cấp xã, phường, thị trấn để làm công tác lao động và giải quyết việc làm

8.Tổ chức nghiên cứu khoa học để tìm ra giải pháp

9.Sớm nghiên cứu để ban hành luật về lao động việc làm và chống thất nghiệp

10.Tăng cường giải pháp đem lại việc làm cho thanh niên ở thành phố Vinh- nơi có thanh niên thất nghiệp cao.

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2603 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng lao động Thành phố Vinh Nghệ An và một số giải pháp giải quyết việc làm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn là ở độ tuổi 61-65. Như vậy, phần lớn những người có trình độ học vấn cao nhất đều sinh ra sau những năm hoà bình ở miền Bắc và thống nhất đất nước (1975) Những người ở độ tuổi này thường có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi hơn để hưởng thụ nền giáo dục ưu việt của thời kỳ bao cấp và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Trình độ chuyên môn - kỹ thuột (CMKT). Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động có quan hệ chặt chẽ với trình độ học vấn phổ thông, mặc dù mối quan hệ này cũng không hoàn toàn theo một trình tự nhất định. Cũng như trình độ học vấn phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thành phố Vinh được khảo sát trong cuộc điều tra này là rất cao vì có tới 55% trong số 6949 đối tượng được hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật các loại, từ trình độ sơ cấp đến đại hoc, trên đại học và được phân bổ như sau: Biểu8: Trình độ CMKT của lực lượng lao động so với các địa phương khác năm 1997. ĐT 1999 So sánh 1997 (Điều tra lao động - việc làm) KV thành thị (TP Vinh) Toàn thể Nghệ An Cả nước (KVTT) 1. Không có CMKT 45,3 54,8 88,1 70,6 2. Có CMKT 54,7 45,2 11,9 29,4 + Sơ cấp 5,4 4,8 2,9 KXĐ + CNKT có bằng và không có bằng 15,4 12,3 2,8 12,1 + Trung cấp 16,5 19,3 4,4 8,3 + CĐ, ĐH trên ĐH 11,0 8,8 1,8 8,9 + Đang học, khác 6,5 - - - Tổng số 100,0 100,0 100,0 Như vậy, chỉ tính riêng số có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên đã chiếm tới 27-28% số đối tượng được hỏi; trong đó cứ 10 người trong độ tuổi 13-65 thì có 1 người đạt trình độ cao đẳng, đại học. Trình độ CMKT của lực lượng lao động thành phố cũng được nâng lên rõ rệt, nếu so với số liệu điều tra năm 1997, sau khoảng 2 năm, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật các loại tăng lên 8-9% trong đó rõ hơn là ở đội ngũ công nhân kỹ thuật và cao đẳng đại học trở lên. Do đa số ngừơi ở độ tuổi dưới 24 còn đang đi học nên số người đã có được trình độ CMKT tập trung ở các nhóm tuổi còn lại. Số liệu điều tra cho thấy trong số 3804 người ở độ tuổi 13-65 có được trình độ CMKT nhất định thì 73% số họ là những người ở độ tuổi 25-55, trong đó 45% số họ là ở độ tuổi 25-45. Những người có trình độ cao từ trung cấp trở lên cũng tập trung ở độ tuổi 25-55 này. Sự phân bố này cũng cần được xem xét rõ hơn trong mối quan hệ với mật độ phân bố mẫu. Nếu như số người được phỏng vấn trong nhóm tuổi 25-45 và 46-55 chiếm tỷ lệ tương ứng 37% và 20% tổng số mẫu điều tra thì tỷ lệ người có trình độ CMKT tương ứng là 43% và 90%. Biểu9: Phân bố số người theo trình độ CMKT và theo nhóm tuổi. Đơn vị: % Nhóm tuổi không có CMKT Sơ cấp CNKT trung cấp CĐ, ĐH, trên ĐH Đang học khác Tổng số 13-24 25-45 46-55 56-60 61-65 57,3 26,8 10,1 3,3 2,5 6,1 42,9 36,3 11,2 3,5 8,6 57,7 25,1 5,9 2,6 5,5 44,5 35,8 9,9 4,3 7,0 43,8 32,9 10,5 6,1 81,4 17,7 0,4 0,4 0,0 2401 2544 1386 402 216 Tổng số 100 100 100 100 100 100 6949 % người 45,3 3145 5,4 375 15,4 1066 16,5 1143 11,0 768 6,5 452 100 6949 Trình độ CMKT cũng phụ thuộc vào cơ cấu tuổi của dân số. Nếu như trình độ học vấn phổ thông ở những người ở độ tuổi 25-45 cao hơn các nhóm khác thì ở CMKT nhóm người đạt trình độ cao hơn lại thường ở những người trong độ tuổi 46-65 (biểu 10). Kết quả quan sát này có thể bị ảnh hưởng bởi một phần trong mẫu điều tra có tới gần 1/3 số họ lại ở độ tuổi 46-60. Tỷ lệ những người ở độ tuổi này trong các nhóm dân cư khác rất thấp, chỉ giao động 10% ở nhóm thành viên hộ gia đình đến 21% ở nhóm người tự tạo việc làm. Một trong những nguyên nhân cơ bản để lực lượng lao dộng thành phố Vinh có trình độ khá cao về CMKT và được nâng cao trong những năm gần đây là do thành phố có thế mạnh về các cơ sở giáo dục và đào tạo. Thành phố Vinh là trung tâm hành chính của tỉnh, là nơi có nhiều trường cao đẳng, đại học, dạy nghề của cả trung ương và địa phương vốn được xây dựng ngay từ những năm 60 và không ngừng được phát triển, mở trộng trong nhiều năm gần đây. Hơn nữa, những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng kinh tế thị trường và các ngành kinh tế có nhu cầu cao về sử dụng lao động kỹ thuật và ứng dụng công nghệ hiện đại là nhân tố quan trọng thúc đẩy lực lượng lao động thành phố phải có được CMKT nhất định. Theo số liệu thống kê (1997) tại thành phố có 47.994 lao động có trình độ CMKT các loại (chiếm 1/3 lao động kỹ thuật toàn tỉnh) trong khi dân số của thành phố cũng chỉ chiếm hơn 8% dân số toàn tỉnh. Sự tập trung lực lượng lao động kỹ thuật này (một phần do sự hẫp dẫn của thành phố) đã làm cho lực lượng lao động có trình độ CMKT chiếm tỷ trọng rất cao trong lực lượng lao động nói chung của thành phố. Biểu10: Trình độ CMKT của dân số 13-65 tuổi, pghân theo độ tuổi. Đơn vị: %. Nhóm tuổi không có CMKT sơ cấp CNKT trung cấp CĐ, ĐH, trên ĐH Đang học khác Tổng số 13-24 25-45 46-55 56-60 61-65 75,0 33,1 22,9 25,9 36,6 1,0 6,3 9,8 10,5 6,0 3,8 24,2 19,3 15,7 13,0 2,6 20,0 29,5 28,1 22,7 2,2 13,2 18,3 19,4 21,7 15,3 3,1 0,1 0,5 0,0 100 100 100 100 100 Chung 45,3 5,4 15,4 16,5 11,0 6,5 Nguồn: Báo cáo phân tích kết quả thị trường lao động thành phố Vinh, Nghệ An - năm 1999 - Bộ LĐTB và XH - Viện KHLĐ và CVĐXH. Lực lượng lao động của thành phố có trình độ CMKT cao là một thế mạnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Song điều đáng quan tâm hơn là vất đề chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo của lực lượng lao động này. Mặc dù cuộc điều tra chưa đề cập đến vấn đề quan trọng này, song cũng có thể cho rằng trong số lực lượng lao dộng có trình độ CMKT nhất định cũng còn quá thiếu những người thợ và những người quản lý kin doanh giỏi có thể đáp ứng đầy đủ sự phát triển ngaỳ càng cao của nền kinh tế thị trường và các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. II.Đào tạo và sử dụng lao động CMKT. Lực lượng lao động của thành phố Vinh có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cũng phần nào biện minh cho công tác đào tạo của điạ phương. Tại thành phố này có hệ thống các trường đào tạo chính quy (trong đó có trường đại học sư phạm Vinh, trường công nhân kỹ thuật Việt Nam - CHDC Đức trước đây) và không chính quy với phương thức hoạt động khác nhau như: “trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm” hoặc “cơ sở dạy nghề tư nhân”... Các hệ thống không đào tạo này góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ CMKT của lực lượng lao động thành phố. 1. Tình hình sử dụng CMKT trong công việc hiện tại: Trong thực tế, giữa chuyên môn kỹ thuật được đào tạo và thực tế công việc làm không phải lúc nào cũng được “sử dụng thoả đáng, đúng nghề” như chúng ta mong muốn. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này trong đó có sự mất cân đối nghiêm trong công tác đào tạo. Chúng ta thừa nhận một thực tế rằng ngành nghề đào tạo nhiều năm qua vừa thừa vừa thiếu, mất cân đối cả về quy mô đào tạo ở các trình độ khác nhau (CNKT, trung cấp, cao đẳng, đại học). Mức độ phù hợp giữa CMKT được đào tạo với công việc đang làm được trình bày ở biểu11 chỉ là một khía cạnh quan trọng phản ánh tính hợp lý trong công tác đào tạo và sử dụng lao động CMKT trong thực tiễn. Biểu11: CMKT được đào tạo của nguồn lao động phân theo tính chất phù hợp với công việc đang làm. Đơn vị: %. TS Phù hợp Không phù hợp CV chính CV phụ 1 CV chính CV phụ 1 1. Sơ cấp 100 56,4 11,5 43,6 88,5 2. CNKT Không bằng 100 73,9 25,3 26,1 74,7 3. CNKT có bằng 100 72,8 21,4 27,2 78,6 4. Trung cấp 100 66,5 16,2 33,5 83,8 5. CĐ, ĐH 100 90,4 35,6 9,6 64,4 6. Trên ĐH 100 100,0 93,0 0,0 7,0 7. Đang học và khác 100 81,4 22,7 18,6 77,3 Chung 100 74,4 22,0 25,6 78,0 (Nguồn: Báo cáo phân tích kết quả thị trường lao động thành phố Vinh Nghệ An năm 1999 - Bộ LĐTB và XH - Viện KHLĐ và CVĐXH). Từ số liệu trên cho thấy: + Có 3/4 số người được hỏi cho rằng lĩnh vực CMKT của mình được đào tạo đã được sử dụng phù hợp với công việc chính mà họ đang làm. Với các công việc phụ mà họ làm thêm thì CMKT được đào tạo chỉ được hơn 1/5 số người sử dụng tới. + Những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên có xu hướng sử dụng đúng nghề đào tạo hơn so với những người được đào tạo ở trình độ thấp hơn. Đặc biệt một tỷ lệ khá cao những người có CMKT được đào tạo ở hệ sơ cấp (44%) và trung cấp (34%) đang làm những công việc không phù hợp hoặc không đúng với chuyên môn đào tạo. Tình hình trên có thể cho phép nhận định rằng: + CMKT được đào tạo của lực lượng lao động thành phố Vinh cũng đã được phân bố và sử dụng “tới mức tối đa” trong thực tiễn. Với ba phần tư số người được đào tạo có công việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo cũng l à một thành công đáng kể trong điều kiện thực tế của nước ta nói chung và ở thành phố Vinh nói riêng. + Sự phù hợp hay không phù hợp giữa CMKT được đào tạo với công việc đang làm cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố, ví dụ như một người đã qua được một số chương trình và lĩnh vực đào tạo khác nhau. Hơn nữa, “cảm giác phù hợp” hay “ không phù hợp” của người trả lời nhiều khi chỉ mang ý nghĩa tương đối. Song có thể khẳng định rằng việc đào tạo CMKT ở trình độ sơ cấp cũng sẽ không giúp được nhiều trong công việc, trong khi đào tạo CMKT có xu hướng ngày càng gia tăng, lĩnh vực đào tạo được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn, nhất là trong điều kiện của nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường hiện nay. 2.Nhu cầu đào tạo. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sức ép việc làm và yêu cầu cao về loại việc làm ngày càng gia tăng. Do vậy, nhu cầu được đào tạo về chuyên môn được học nghề , trang bị kiến thức và các chuẩn bị hành trang nghề nghiệp của mỗi cá nhân là đòi hỏi bức thiết và ngày một tăng lên. Tuy nhiên, nhu cầu đào tạo này còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và hoản cảnh cụ thể của đối tượng được hỏi. Số lượng và hình thức đào tạo trong số 6567 người ở độ tuổi 15-65 được hỏi về nhu cầu đào tạo trong tương lai, kết quả trả lời được phân bố ở biểu 12. Biểu 12. Nhu cầu đào tạo của người lao động phân theo hình thức đào tạo tuổi và giới tính. Đơn vị: % TS (%) Có nhu cầu đào tạo Chia theo hình htức đào tạo chung Ngắn hạn Dài hạn Người % Chung T.C C.Đ ĐH Trên ĐH 15 - 24 100 173 8,8 72 101 8 7 86 0 25 - 55 100 216 5,5 96 120 21 7 76 16 56 - 60 100 3 0,7 3 0 0 0 0 0 61 - 65 100 2 0,9 2 0 0 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo phân tích kết quả thị trường lao động thành phố Vinh Nghệ An - năm 1999 - Bộ LĐTB và XH - Viện KHLĐ và CVĐXH) Số liệu điều tra cho thấy: Số người có nhu cầu đào tạo về CMKT chiếm tỷ lệ rất thấp (6%), trong đó cao hơn là ở độ tuổi 15-24 và 25-50. Trong số 394 người có nhu cầu đào tạo thì : nhu cầu đào tạo dài hạn có 221 người (chiếm 56%) trong đó chủ yêú là đào tạo đại học và trên đại học. Số còn lại (44%) là nhu cầu đào tạo hệ ngắn hạn, Sở dĩ số người có nhu cầu đào tạo chiếm tỷ lệ thấp là do: + Trong mẫu điều tra bao gồm cả những người đã được đào tạo và đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Số người này chiếm tới 55% tổng số người ở độ tuổi 55-65 được hỏi. Những ngừơi này hầu như không hoặc ít có nhu cầu đào tạo thêm. Do vậy, số người có nhu cầu đào tạo thêm sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn nếu tách riêng số đã được đào tạo và có trình độ nhất định về CMKT. + Nhu cầu đào tạo thường xảy ra trong một bộ phận dân cư, nhất là đối với những người ở độ tuổi trẻ - độ tuổi bắt đầu lập nghiệp và có trình độ học vấn nhất định. Do vậy, những đánh giá về nhu cầu đào tạo sẽ có ý nghĩa hơn đối với những người ở độ tuổi thanh niên và ở độ tuổi lao động xung mãn. Song số liệu thể hiện qua cuộc điều tra có thể chưa thể hiện hết những nhu cầu đào tạo của lực lượng lao động ở độ tuổi này. Còn đối với những người không có nhu cầu về đào tạo, họ nêu một số lý do chủ yếu sau đây: Không có thời gian 42,6% Học phí quá cao 21,2% Không có đủ điều kiện 33,0% Các lý do khác9,0%. Nhu cầu về đào tạo nghề và thời gian đào tạo Câu hỏi về nhu cầu nghề được đào tạo và thời gian đào tạo được đặt ra đối với những người có nhu cầu đào tạo ngắn hạn nhằm ghi lại những nguyện vọng và dự định của họ về học nghề trong tương lai. Trong số 173 người có nhu cầu được đào tạo theo hệ này thì nguyện vọng về nghề được đào tạo phân bố như sau( biểu 13) Biểu13- Nhu cầu về nghề đào tạo ngắn hạn. Đơn vị % Số người Cơ cấu (%) Thời gian đào tạo TB (tháng) 1. Cơ khí 52 30,1 8,0 2. Xây dựng 17 10,1 3,2 3. Điện tử 18 10,4 12,3 4. May mặc 30 17,3 5,8 5. Lái xe 15 8,7 9,7 6. Ngoại ngữ 10 5,8 13,8 7. Vi tính 10 5,8 13,6 8. Khác 21 12,1 9,4 (Nguồn: Báo cáo phân tích tổng hợp thị trường lao động thành phố Vinh Nghệ An năm 1999 - Bộ LĐTB và XH - Viện KHLĐ và CVĐXH) Phụ thuộc vào điều kiện thực tế, khả năng thực hiện và nhận thức của mình, những người được hỏi đều có ít nhất một nguyện vọng hoặc dự định sẽ học trong tương lai. Từ số liệu thu được cho ta thấy: - Phần đông số người muốn được học nghề cơ khí (30%) chủ yếu là nam giới, kế đến là nghề may, sửa chữa điện tử, may mặc và lái xe. Còn ngoại ngữ và vi tính, mặc dù rất quan trọng và hẫp dẫn trong đào tạo và lập nghiệp hiện nay nhưng cũng chỉ mới có 20 người (trong tổng số 173) có nguyện vọng được học các nghề này. Từ thực tế này, có thể cho rằng nguyện vọng được đào tạo cũng đa dạng, phản ánh nhận thức của người dân về các khía cạnh khác nhau của nhu cầu lao động trên thị trường lao động. Những nghề tập trung được nhiều người có nhu cầu đào tạo phần nào cũng phản ánh sự phát triển kinh tế của địa phương hiện nay cũng như trong tương lai. Song điều quan trọng hơn, để có một bức tranh về nghề nghiệp trong tương lai của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá thì việc cung cấp các thông tin về đào tạo nghề cho người dân là rất quan trọng và khi đó nguyện vọng học nghề của người dân sẽ đa dạng và phong phú hơn. -Thời gian đào tạo nghề được người dân đề bạt giao động từ 3 đến 14 tháng/ khóa tuỳ thuộc vào lĩnh vực nghề được đào tạo. Sự kéo dài hơn về thời gian học ngoại ngữ, vi tính, điện tử... so với các nghề đào tạo khác cũng thể hiện sự nhận biết của người dân về tầm quan trọng của các chương trình đào tạo này. Cũng cần lưu ý rằng nhu cầu về thời gian đào tạo của của người dân chỉ mang ý nghĩa tương đối, vì những người có nguyện vọng đào tạo có thể bao gồm những người mới bắt đầu đi học, một số khác muốn tiếp tục đi học các khóa nâng cao, hoặc muốn được bổ túc thêm về nghề nghiệp có thể, sự phân bố thời gian của một khoá đào tạo ngắn hạn theo từng lĩnh vực chuyên môn trên là có cơ sở thực tế và cũng có thể giúp ích cho việc tổ chức các khóa đào tạo CMKT ttrong thời gian tới. III. Thất nghiệp. 1.Lao động đang thất nghiệp. 1.1.Cơ cấu lao động đang thất nghiệp. 1.1.1. Cơ cấu chung của lao động thất nghiệp. Tổng số lao động thất nghiệp của toàn bộ mẫu điều tra (gồm những ngừơi trong độ tuổi lao động: nam15-60, nữ 15-55 có khả năng lao động, không có việc làm và đang tìm việc làm) là 296 người bằng 7,64% so với tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm, bằng 7,25% số lao động13-65 tuổi có việc làm và 7,09% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Trong số này lao động thất nghiệp ngắn hạn và thời gian thất nghiệp bình quân 7 tháng, chiếm tỷ lệ 33,4% và lao động thất nghiệp dài hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 49 tháng là 58,7%. Số lao động đã từng có việc làm là 128 người chiếm tỷ lệ 43,2% số lao động thất nghiệp. Lao độngchưa từng có việc làm hầu hết là lao động vừa mới tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông trung học lần đầu bước vào thị trường lao động. Số lao động này vì thế mà chưa có mối quan hệ với hệ thống dịch vụ cung ứng - giới thiệu việc làm, chưa có trình độ CMKT nên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. 1.1.2.Cơ cấu laođộng thất nghiệp theo độ tuổi. Nguồn: Báo cáo phân tích tổng hợp thị trường lao động thành phố Vinh Nghệ An - năm 1999 - Bộ Bộ LĐTBXH - Viện KHLĐ và Các vấn đề xã hội. Sơ đồ trên cho thấy, trong tổng số lao động đang thất nghiệp, lao động ở độ tuổi 25-45 chiếm tỷ lệ cao nhất (51,4%), sau đó là lao động ở độ tuổi 15-24 (40,9%) và thấp nhất là lao động ở độ tuổi 56-60 (1,3%). Thực trạng rõ rệt là lao động độ tuổi 15-24 thất nghiệp cao là do một bộ phận lao động độ tuổi này mới tốt nghiệp các cấp giáo dục, các cấp đào tạo CMKT chưa tìm được việc làm và một số lao động phổ thông công việc không ổn định, hợp đồng lao động ngắn hạn nên đễ bị mất việc. Xét theo tình trạng thất nghiệp cho thấy: Trong lao động thất nghiệp ở độ tuổi 15-24, lao động thất nghiệp ngắn hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 7 tháng chiếm tỷ lệ 38,8% và thời gian thất nghiệp dài hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 34 tháng là 61,2%. Trong lao động thất nghiệp độ tuổi 25-45, lao động thất nghiệp ngắn hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 7 tháng là 28,3% à thất nghiệp dài hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 56 tháng là73,7%. Trong lao động độ tuổi 46-55, thất nghiệp ngắn hạn bình quân 5 tháng chiếm tỷ lệ 55,5% và thất nghiệp dài hạn bình quân 54 tháng là 49,5%. Thời gian bình quân của việc làm cuối cùng trước khi thất nghiệp chiếm cao nhất ở độ tuổi 61-65 là 256 tháng và độ tuổi 56-60 là149 tháng, độ tuổi 25-45 là 72 tháng và thấp nhất ở độ tuổi 15-24 là 27 tháng. Qua đó cho ta thấy, việc làm của lao động trẻ tuổi có sự biến động hơn so với việc làm của lao động ở độ tuổi khác. 1.1.3.Cơ cấu thất nghiệp theo giới tính. Trong tổng số lao động thất nghiệp, nam thất nghiệp106 người chiếm tỷ lệ 64,18% và lao động nữ thât nghiệp 106 người chiếm tỷ lệ 35,82%. Trong số lao động nam thất nghiệp, thất nghiệp ngắn hạn 7 tháng chiếm tỷ lệ 36,82% và thất nghiệp dài hạn bình quân 52 tháng là 63,38%. Lao động nữ thất nghiệp, thất nghiệp ngắn hạn bình quân 6 tháng chiếm tỷ lệ 35,64% và thất nghiệp dài hạn bình quân 42 tháng là 64,36%. Lao động nam thất nghiệp đã từng có việc làm cao hơn lao động nữ thất nghiệp đã từng có việc làm. So với lao động thât nghiệp của từng giới, nam thất nghiệp từng có việc làm là 59,47%; chưa từng có việc làm là 40,53%; nữ thất nghiệp từng có việc làm là 51,8% và chưa từng có việc làm là 48,2%. Qua đó thể hiện số lao động nữ lần đầu tiên bước vào thị trường lao động cao hơn lao động nam lần đầu tham gia vào thị trường lao động. 1.1.4.Cơ cấu lao động thât nghiệp theo trình độ văn hoá. (Nguồn: Báo cáo phân tích tổng hợp thị trường lao động Thành phố Vinh-Nghệ An năm 1999: Bộ LĐ-TBXH, Viện KHLĐ và CVĐXH). 1,04% (Nguồn: Báo cáo phân tích thị trường lao động thành phố Vinh- Nghệ An năm 1999- Bộ LĐ-TBXH- Viện KHLĐ và CVĐXH). Từ sơ đồ trên cho ta thấy, gần 2/3 lao động thất nghiệp là lao động có trình độ phổ thông trung học và hơn 1/3 lao động thất nghiệp có trình độ trung học cơ sở. Số lao động thất nghiệp có trình độ văn hoá thấp chỉ chiếm một phần nhỏ. Xét theo tình trạng thất nghiệp - Trong số lao động thất nghiệp có trình độ phổ thông cơ sở, thất nghiệp ngắn hạn bình quân 7 tháng chiếm tỷ lệ 29,16%, thất nghiệp dài hạn bình quân 46 tháng là 70,84%. - Trong số lao động thất nghiệp có trình độ phổ thông trung học, thất nghiệp dài hạn bình quân 48 tháng chiếm tỷ lệ 59,88% và lao động thất nghiệp ngắn hạn bình quân 7 tháng là 40,12%. - Trong tổng số lao động thất nghiệp của từng loại trình độ văn hoá: + Lao động trình độ tiểu học đã từng có việc làm là 60%, chưa từng có việc làm là 40% và thời gian của việc làm cuối cùng trước khi thất nghiệp bình quân là 34 tháng. + Lao động có trình độ văn hoá THCS đã từng có việc làm chiếm tỷ lệ 55,7%, chưa từng có việc làm 44,3% và thời gian của việc làm cuối trước khi thất nghiệp bình quân là 70 tháng. + Lao động có trình độ PTTH đã từng có việc làm 57%, chưa từng có việc làm 43”% và thời gian làm cuối trước khi thất nghiệp bình quân là 84 tháng. Rõ ràng, vấn đề bức xúc cần quan tâm giải quyết việc làm là đối với lao động có trình độ văn hoá tốt nghiệp PTCS trở lên, lao động lần đầu tham gia thị trường lao động. 1.1.5 Cơ cấu lao động đang thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Sơ đồ sau thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 47,97% 10,47% 13,51% 12,5% 9,79% 4,72% % so tổng số lao động thất nghiệp 1 2 3 4 5 6 7 (Nguồn: Báo cáo thị trường lao động thành phố- Loại trình độ CM-KT Vinh- Nghệ An năm 1999- Bộ LĐ-TBXH: Viện KHLĐ và CVĐXH) Ghi chú: 1- Không qua đào tạo 2. Sơ cấp 3. Công nhân kỹ thuật (CNKT) không bằng 4. CNKT có bằng 5. Trung cấp 6. Cao đẳng đại học 7. Đang học và khác Sơ đồ trên cho thấy, lao động thất nghiệp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thất nghiệp của từng loại chỉ chiếm trên dưới 10% tổng số lao động thất nghiệp. Xét theo tình trạng thất nghiệp. - Trong số lao động thất nghiệp không qua đào tạo thất nghiệp ngắn hạn chiếm 39,15% với thời gian thất nghiệp bình quân 7 tháng và thất nghiệp dài hạn bình quân 44 tháng là 60,85%. Đồng thời số lao động thất nghiệp từng có việc làm là 43,7%, chưa từng có việc 56,3%. - Trong số lao động trình độ sơ cấp thất nghiệp thì tất cả lao động thất nghiệp ngắn hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 8-9 tháng. Số lao động đã từng có việc làm của lao động thất nghiệp có trình độ sơ cấp là 75,57% và chưa từng có việc làm 24,43%. Thời gian bình quân của việc làm cuối trước khi thất nghiệp là 114 tháng. - Trong số lao động không có bằng CNKT, lao động thất nghiệp ngắn hạn với thời gian thất nghiệp 6 tháng chiếm tỷ lệ 43,3% và lao động thất nghiệp dài hạn bình quân 90 tháng là 56,7%. Trong đó số lao động thất nghiệp đã từng có việc làm chiếm 86,2% và chưa từng có việc làm là 13,8%. - Trong số lao động thất nghiệp có bằng công nhân kỹ thuật, lao động thất nghiệp ngắn hạn với thời gian bình quân 9 tháng chiếm tỷ lệ 38,9% và lao động thất nghiệp dài hạn bình quân 40 tháng là 61,1%. Số lao động thất nghiệp đã từng có việc làm chiếm 75,67% và lao động thất nghiệp chưa từng có việc làm 24,33%. - Trong số lao động thất nghiệp, lao động có trình độ trung cấp, lao động thất nghiệp ngắn hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 6 tháng chiếm tỷ lệ 32,5% và lao động thất nghiệp thời gian bình quân 52 tháng là 67,5%. Số lao động thất nghiệp có trình độ trung cấp đã từng có việc làm là 70% và thất nghiệp chưa từng có việc làm là 30%. - Trong số lao động thất nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học, lao động thất nghiệp ngắn hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 7 tháng chiếm tỷ lệ 53,57% và lao động thất nghiệp dài hạn bình quân 43 tháng là 46,3%. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học đã từng có việc làm chiếm 35,48% và chưa từng có việc làm 64,52%. Như vậy, lao động thất nghiệp ngắn hạn của các loại lao động chiếm trên dưới một nửa số lao động thất nghiệp. Đồng thời, trong lao động phổ thông và lao động có trình độ cao đẳng, đại học tỷ lệ lao động thất nghiệp chưa từng có việc làm là rất cao, từ đó suy ra rằng, lao động thất nghiệp là những người vừa tốt nghiệp các trường PTCS, PTTH và vừa tốt nghiệp cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động thất nghiệp. Ngoài nhu cầu việc làm, đối với lao động thất nghiệp vừa tốt nghiệp PTCS và PTTH còn có cả nhu cầu đào tạo nghề nghiệp. 1.2 Các chỉ tiêu đặc trưng cho lao động đang thất nghiệp 1.2.1 Các chỉ tiêu thất nghiệp xét theo giới tính - Lao động thất nghiệp nam so với tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm của nam giới (15-60 tuổi) là 10,24%. Nếu so với tổng số lao động trong độ tuổi 13-65 có việc làm thì tỷ lệ này là 9,87% và so với LLLĐ (những người trong độ tuổi lao động đang làm việc cộng với số lao động trong độ tuổi đang thất nghiệp) là 9,29%. - Lao động thất nghiệp nữ so với tổng số lao động nữ trong độ tuổi (15-55 tuổi) có việc làm chiếm tỷ lệ 5,25%, so với tổng số lao động có việc làm trong độ tuổi (13-65) là 4,91% và so với LLLD nữ (những người trong độ tuổi lao động đang làm việc cộng với số lao động trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp) là 4,99%. Các chỉ số đều cho thấy, lao động thất nghiệp ở nam giới cao hơn nữ giới, và ở chừng mực nào đó thị trường lao động thu hút lao động nữ nhiều hơn lao động nam. 35 30 25 20 15 10 5 34 % 25,5% 2,5% 1,7 6,8% 6,4% 15-24 25-45 46-55 56-60 12.2 Các chỉ tiêu thất nghiệp xét theo nhóm tuổi. Ghi chú: I- Lao động thất nghiệp của từng nhóm tuổi so với tổng số lao động trong tuổi có việc làm của từng nhóm tuổi. II- Lao động thất nghiệp của từng nhóm tuổi so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của nhóm tuổi. (Nguồn: Báo cáo phân tích kết quả thị trường lao động Thành phố Vinh Nghệ An năm 1999- Bộ LĐ-TBXH- Viện KHLĐ và CVĐXH). Các sơ đồ trên cho thấy có biểu hiện chung là: Độ tuổi càng cao thì lao động thất nghiệp càng giảm, điều đó thể hiện việc làm ở nhóm tuổi này tương đối ổn định. Hay nói cách khách, tình trạng lao động thất nghiệp mang tính phổ biến hơn là lao động trẻ tuổi, đặc biệt là lao động ở độ tuổi 15- 24, trong đó lực lượng lao động trẻ vừa mới tốt nghiệp các trường PTCS, PTTH và các trường dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học, lần đầu bổ sung cho thị trường lao động chưa tìm được việc làm là một bộ phận làm cho quy mô lao động thất nghiệp trẻ tuổi lớn hơn so với quy mô lao động thất nghiệp của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25628.DOC
Tài liệu liên quan