Chuyên đề Thực trạng lao động và một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động huyện Thanh Liêm

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHUƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM,THU NHẬP 3

1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của lao động nông thôn . 3

1.1 Khái niệm về lao động ,việc làm. 3

1.1.1 Các khái niệm về lao động 3

1.1.2 Một số khái niệm về việc làm. 5

1.2 Đặc điểm của lao động nông thôn. 7

1.3 Vai trò của lao động nông thôn. 8

2.Thu nhập, và sự cần thiết phải nâng cao thu nhập. 9

2.1 Khái niệm thu nhập. 9

2.2 Tầm quan trọng của thu nhập và sự cần thiết phải nâng cao thu nhập 10

3. Mối quan hệ giữa lao động việc làm và thu nhập. 13

4.Những yếu tố ảnh hưởng tới lao động, việc làm và thu nhập. 14

4.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến lao động. 14

4.1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động 14

4.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động. 15

4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm. 17

4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập. 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THANH LIÊM 21

1.Tình hình chung của Lao động nông thôn và thu nhập của người lao động nông thôn ở Việt Nam. 21

1.1.Tình hình chung lao động ở nông thôn ở nước ta. 21

1.2 Tình hình chung về thu nhập. 27

1.2.1 Tình hình về thu nhập của người lao động Việt Nam. 27

1.2.2 Thu nhập của lao động nông thôn. 28

2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng tới thu nhập của người dân huyện Thanh Liêm. 28

2.1 Vài nét về tỉnh Hà Nam. 28

2.2 Điều kiện phát triển của huyện Thanh Liêm. 31

2.2.1 Thanh Liêm và nguồn lực cho phát triển. 31

2.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2010 34

2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện trong thời gian qua. 35

3. Thực trang lao động và thu nhập của người dân huyện Thanh Liêm. 38

3.1 Thực trạng về lao động. 38

3.2 Thực trạng thu nhập của người dân huyện thanh Liêm. 40

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN HUYỆN THANH LIÊM 41

1. Cơ sở để nâng cao thu nhập 41

1.1 Mục tiêu và đường lối phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. 41

1.2 Chủ trương , quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn . 44

1.3 Mục tiêu của Tỉnh về phát triển kinh tế _xã hội. 50

2. Phương hướng nâng cao thu nhập cho người dân 52

3. Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân huyện Thanh Liêm. 54

3.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn. 54

3.2 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng. 55

3.3 Khôi phục và phát triển các làng nghề trong huyện. 56

3.4 Phát triển du lich địa phương. 58

3.5 Nâng cao chất lượng của lao động địa phương. 59

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng lao động và một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động huyện Thanh Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tuổi lao động có khả năng lao động phân theo hoạt động chính thời gian này thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2.2 Cơ cấu lao động nông thôn theo ngành năm 2000 và 2006 Đơn vị: % 2000 2006 Tổng số lao động nông thôn 100 100 Lao động nông nghiệp 79.0 69.0 Lao động công nghiêp – xây dựng 8.3 14.9 Lao động dịch vụ 12.7 16.1 (Nguồn: Số liệu TK Việc làm - Thất nghiệp ở VN giai đoạn 1996- 2005 của Bộ LĐTBXH và số liệu LĐVL-TN năm 2006, Bộ LĐTBXH) Từ bảng trên ta thấy rằng: Lao động nông nghiệp giảm 10.0% so với năm 2000, lao động công nghiệp – xây dựng tăng 6.6%, lao động dịch vụ tăng 3,4%. Xu hướng hoạt động đa dạng của ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn ngày càng tăng. Số người trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nông nghiệp trong năm qua: lao động chuyên nông nghiệp chiếm 58,2%, lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề khác chiếm 27,6% và lao động phi nông nghiệp có hoạt động phụ nông nghiệp chiếm 14,2%. Trình độ học vấn và chuyên môn của lao động nông thôn: Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn luôn chú trọng đến phát triển toàn diện nền kinh tế, trong những năm qua nước ta đã đạt được nhiều bước đột phá quan trọng và nhiều thành tựu to lớn. Khu vực nông thôn nước ta nơi chiếm tới hơn 71% dân số và chiếm gần 40% lao động trong tổng số lao động của toàn xã hội nhưng lao động ở đây vẫn đang trong tình trạng phát triển chậm và trình độ còn thấp. Trong những năm trước về trình độ học vấn chuyên môn ở nông thôn, đặc biệt là những vùng không phát triển nghề phụ mà chỉ thuần nông thì tình trạng thừa lao động giản đơn không có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật là phổ biến. Năm 2000 trong khu vực thành thị cứ 10 người tham gia hoạt động kinh tế thì có 4 người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, cao gấp hơng 3 lần so với khu vực nông thôn, và tỷ lệ chưa biết chữ trong nông thôn lại cao gấp hơn 6 lần so với khu vực thành thị. Tuy nhiên tỷ lệ lao động nông thôn đã tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông chỉ chioếm 41,9%. thấp hơn so với khu vực thành thị 19%. Đây cũng là một trở ngại lớn cho lao động nông thôn khi học nghề tạic các cơ sở đào tạo tại các thành thị. Trình độ học vấn chuyên môn của lao động nông thôn hoạt động phi nông nghiệp cũng rất thấp khoảng 65% tốt nghiệp trung học cơ sở, 35% lao động trong các doanhnghiệp, hợp tác xã chưa qua đào tạo tay nghề chuyên môn kỹ thuật, 54 – 68% lao động không được đào tạo về trình độ chuyên môn, 8% được đào tạo trình độ trung cấp trở lên làm việc trong doanh nghiệp và 4% làm việc tại các hợp tác xã và hộ gia đình. Và cũng trong gia đoạn này tại khu vực nông thôn số lao động đã được đào tạo nghề, chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 10,11%, thấp hơn gần 4 lần so với khu vực thành thị (39,96%). Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là rất thấp, thấp hơn so với khu vực thành thị (8,32%) hơn 9 lần. Năm 2004 theo kết quả điều tra Nông thôn – Nông nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố, cả nước có 93,8% số lao động nông thôn chưa qua đào tạo, chỉ có 2,3% lao động được đào tạo tay nghề trình độ sơ cấp hoặc công nhân kỹ thuật, 2,4% có trình độ trung cấp kỹ thuật, 0,8% có trình độ cao đẳng và 0,7% có trình độ đại học và tương đương. Con số trên cho thấy, đây là một trở ngại thách thức lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, số liệu trên cũng minh chứng rằng hơn lúc nào hết nhu cầu đào tạo nghề cho lao động NN-NT là rất lớn và bức xúc. Năm 2005 Số liệu điều tra năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, ở khu vực nông thôn, lao động có trình độ THPT chỉ chiếm 13,7%, tốt nghiệp trung học cơ sở 34,6%, tiểu học 20%. Tình trạng mù chữ đối với người lớn vẫn là thực tế đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ trẻ em bỏ học ở vùng nghèo, nhất là trẻ em nữ là thách thức lớn.Hạn chế này hiện đang ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.Một mặt, lao động nông thôn bất lợi hơn so với lao động thành thị về thể trạng, sức khoẻ, mặt khác trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đối tượng này cũng là điều đáng bàn. Theo thống kê, 83% lực lượng lao động nông thôn chưa qua đào tạo, chỉ có hơn 2% có bằng cao đẳng hoặc đại học (khoảng 0,7 triệu người), 3% tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, 3% có chứng chỉ sơ cấp hoặc tập huấn nghề ngắn hạn, có tới 8,7% (gần 2,9 triệu người) gọi là công nhân kỹ thuật nhưng chưa được cấp bất kỳ loại văn bằng hoặc chứng chỉ nghề nghiệp nào. Theo thống kê hiện tại, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã qua đào tạo của nước ta hiện rất thấp. Cả nước có 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi, nhưng mới có 17% trong số đó được đào tạo, song chủ yếu thông qua các lớp tập huấn khuyến nông cơ bản. Và theo bộ Công Thương trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn chỉ có 12% tốt nghiệp phổ thông trung học, 3,11% có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên (thấp hơn 4 lần so với thanh niên đô thị). Tại những vùng miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ… đội ngũ cán bộ nông nghiệp, nông thôn thiếu trầm trọng, chỉ chiếm 0,5%-0,6% lao động trực tiếp ở khu vực này. Từ các số liệu thống kê trên chúng ta có thể thấy việc đào tao nghề cho lao động ở nông thôn của nưóac ta là hết sức cấp bách, bởi vì trình độ nghề nghiệp và chuyên môn của lao động nông thôn con quá thấp. Nắm bắt được vấn đề này Đảng và Nhà nước ta cũng đã xây dựng các chương trình nhằm đào nghề cho lao động nông thôn, có thể nói đến như Đề án tổ chức dạy nghề ở trình độ sơ cấp (từ 1-3 tháng) cho lao động nông thôn trong độ tuổi lao động và có nhu cầu học nghề. Để đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đi vào cuộc sống, Chính phủ sẽ chi hơn 23.140 tỷ đồng trong 10 năm với mục tiêu: Mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo từ 20% (năm 2010) lên 50% (năm 2020)…Và chúng ta mong rằng trong tương lai với các kế hoạch, chương trình về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xẽ làm thay đổi được khu vực này một cách tốt nhất để cùng hoà nhịp với quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của Đất nước. Thời gian làm việc của lao động nông thôn: Trong thực tế tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn còn khá thấp .Kết quả thống kê thời gian về tỷ lệ này của cả nước và từng vùng được cho bởi bảng số liệu dưới đây, số liệu lấy từ điều tra về dân số và lao động của Tổng cục thống kê. Bảng 2.3: Thời gian làm việc của lao động nông thôn Đơn vị: % Năm Vùng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 74.26 75.42 77.65 79.10 80.65 81.79 Đồng bằng sông Hồng 75.36 76.08 78.25 80.21 78.75 80.65 Đông Bắc Bộ 73.05 75.32 77.09 78.68 80.31 81.76 Tây Bắc Bộ 72.78 71.08 74.25 77.42 78.44 78.78 Bắc Trung Bộ 72.52 74.50 75.60 76.13 76.45 77.91 Duyên hải Nam Trung Bộ 76.40 74.85 77.31 79.11 77.81 79.81 Tây Nguyên 77.18 77.99 80.43 80.60 81.61 82.70 Đông Nam Bộ 76.42 75.43 78.45 81.34 82.90 83.46 Đồng bằng sông Cửu Long 73.38 76.53 78.27 78.37 80.00 81.70 Nguồn: Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng (Tổng cục thống kê ). Từ bảng thống kê trên cho ta thấy được tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn tuy vẫn còn thấp nhưng đã thể hiện xu hướng tăng lên theo thời gian, với tốc độ tăng như thế này mục tiêu của nước ta đến năm 2010 sẽ nâng quỹ thời gian sử dụng trong lao động nông thôn lên khoảng 85%. 1.2 Tình hình chung về thu nhập. 1.2.1 Tình hình về thu nhập của người lao động Việt Nam. Nước ta là một nước nghèo và đang trong quá trình phát triển, lao động với trình độ còn thấp, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn nhiều. Thu nhập bình quân của nước ta với chỉ vượt ngưỡng 1000USD/người/năm vào năm 2008 và thoát khỏi tình trạng các nước nghèo về thu nhập. Một phần thu nhập của chúng ta thấp là do năng xuất lao động còn thấp. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2005 đạt 19,62 triệu đồng. Tốc độ tăng năng suất lao động tính theo giá so sánh bình quân năm trong thời kỳ 2002- 2005 đạt 6,7%, thuộc loại khá cao. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Một là, năng suất lao động trong ngành nông, lâm nghiệp còn rất thấp; nếu trong năm 2005 mới đạt 6,26 triệu đồng. thấp chỉ bằng 1/3 năng suất lao động chung và thấp xa so với các ngành khác, trong khi tỷ giá lao động thuộc 2 ngành này lại chiếm quá nửa tổng số lao động đang làm việc. Nguyên nhân chủ yếu do năng suất cây, con con thấp, như năng suất lúa chỉ của Việt Nam đạt 48,9 tạ/ha, trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đạt 62 tạ/ha; năng suất ngô của Việt Nam đạt 36 tạ/ha trong khi Mỹ, Australia, Pháp đạt 80 tạ/ha… Hai là, nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, năng suất lao động Việt Nam năm 2004 là 1090,5 USD (năm 2005 đạt 1241USD, trong khi của Philippines là 2419 USD, của Trung Quốc là 2152,3 USD, của Indonesia 2483,1 USD, của Thái Lan 4514 USD, của Malaysia 11276,2 USD,của Hàn Quốc 29057,6 USD, của Bruney 34697,5 USD,của Singapore 48563,9 USD, của Nhật Bản 73014 USD…). Năng suất lao động công nghiệp đạt cao nhất trong các ngành năm 2004 cũng chỉ đạt 45,92 triệu đồng, tính ra USD cũng mới chỉ đạt 2.912 USD, thấp xa so với nhiều nước. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp ở Việt Nam mới đạt 20%, trong khi của Philippines 29%, Thái Lan 30,8%, Malaysia 51,1%, Singapore 73%... 1.2.2 Thu nhập của lao động nông thôn. Đối với khu vực nông thôn, thu nhập của mỗi hộ gia đình, lao động là số tiền hoặc sản phẩm mà mỗi giađình nhận được trong một thời gian nhất định để chi dùng trong cuộc sống hàng ngày. Thu nhập có thể là tiền lương khi người đó làm công ăn lương hoặc thu nhập cũng có thể thu được do người đó bán trực tiếp sản phẩm nào đó có giá trị như người nông dân bán thóc hay lúa. Đối với lao động làm nông nghiệp thì các nguồn thu nhập của họ có được sau mỗi vụ mùa kết thúc là các nguồn thu từ bán các sản phẩm nông sản, thu từ chăn nuôi trong hộ gia đình và các nuồn thu từ lao động lúc nông nhàn, đó có thể là thu từ thời gian làm thêm, làm thuê và thu từ nghề phụ của hộ gia đình và lao động. Đối với các hộ phi nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp thì thu nhập của họ có được do bán các sản phẩm mình làm ra trong suốt quá trình lao động. Ngoài ra các hộ gia đình, lao động nông thôn còn có nguồn thu từ các yếu tố lương, chế độ chính sách của xã hội…2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng tới thu nhập của người dân huyện Thanh Liêm. 2.1 Vài nét về tỉnh Hà Nam. Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20o vĩ độ Bắc và giữa 105o-110o kinh độ Đông, phía Tây-Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của thủ đô; phía bắc giáp với tỉnh Hà Tây, phía đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp Hòa Bình.  Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã: thị xã Phủ Lý (tỉnh lỵ của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục. Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Hơn 4000 km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, hơn 200km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới. Từ thị xã Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học-kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hà Nam có diện tích tự nhiên 851 km2 nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc. Phía tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Vùng đồng bằng phía đông của tỉnh được tạo nên bởi phù sa của các sông lớn như sông Đáy, sông Châu, sông Hồng. Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm. Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả. Ngoài ra đây cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước. Đá vôi, nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Hà Nam, có trữ lượng lớn tới hơn 7 tỷ m3. Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các nghành công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản phân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chế biến. Sản phẩm xi măng Bút Sơn của Hà Nam hiện đã có mặt trong hầu hết các công trình xây dựng lớn của đất nước. Với tiềm năng khoáng sản , trong tương lai, Hà Nam có thể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ khi tái lập tỉnh (1997), kinh tế xã hội của Hà Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh tăng bình quân 11,1%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của cả nước và một số tỉnh trong vùng. Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,1%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,3%/năm và các ngành dịch vụ tăng 7,3%/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giống mới, trồng cây xuất khẩu, sản xuất lúa giống và nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi như sản xuất trên vùng đất trũng, kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi... đang tạo cho kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 18,6% năm 1996 lên 34,6% năm 2003, dịch vụ tăng từ 31,6% năm 1996 lên 31,8% năm 2003, nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 49,6% năm 1996 giảm còn 33,7% năm 2003. Quá trình đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh làm cho hoạt động kinh tế trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trở nên sôi động, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình kinh tế khác trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.Cơ cấu các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh cũng có những thay đổi đáng kể. Tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong cơ cấu tổng sản phẩm tăng từ 17,56% (giai đoạn 1991-1996) tới 30,29% năm 2003. Hà Nam đã quy hoạch 5 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 800ha tại các vị trí thuận lợi giao thông, hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ ở 3 khu công nghiệp, cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư khá hấp dẫn sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.  Vị trí địa lý, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật-công nghệ,hạ tầng kinh tế - xã hội đã phát triển của Hà Nam là những yếu tố tích cực để phát triển một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến và đa dạng, cả về chăn nuôi và trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản. Tiềm năng về phát triển kinh tế của tỉnh còn rất lớn, với sự đầu tư mạnh mẽ, khai thác và sử dụng một cách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong tương lai. 2.2 Điều kiện phát triển của huyện Thanh Liêm. 2.2.1 Thanh Liêm và nguồn lực cho phát triển. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Huyện Thanh Liêm nằm ở phía nam tỉnh Hà Nam; phía bắc giáp huyện Kim Bảng, thị xã Phủ Lý, huyện Bình Lục; phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; phía nam giáp huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; phía tây giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Huyện có 19 xã và 1 thị trấn. Đặc điểm địa hình và khí hậu: Địa hình huyện chia thành hai vùng rõ rệt, phía tây và vùng núi đá vôi có nhiều điểm cao và hang động đẹp, phía đông là dãy đồi núi đất xen kẽ vùng đồng bằng.Khí hậu của huyện Thanh Liêm mang đặc điểm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất và rừng: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 17.501,94 ha, trong đó đất nông nghiệp 9.200,95 ha chiếm 53%, đất lâm nghiệp chiếm 26%, đất chuyên dùng chiếm 12,2%, đất khu dân cư chiếm 4,2%, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất vùng đồng bằng được hình thành từ phù sa sông Hồng và sông Đáy, thích hợp với việc trồng lúa và hoa màu. Vùng đồi núi chủ yếu tà đất nâu vàng và đất màu, thích hợp cho phát triển cây lấy gỗ, cây ăn quả và cây công nghiệp.Huyện có 520 ha rừng mới trồng, chủ yếu là các loại cây lấy gỗ, cây công nghiệp và cây ăn quả như vải, nhãn, na dai, hồng không hạt... Hiện nay, đã có một số loại cây mới được đưa vào trồng thí điểm như măng tre Bát Độ phát triển khá tốt, cho giá trị kinh tế cao. Tài nguyên khoáng sản và nguồn nước: Huyện có nguồn đá vôi với trữ lượng hàng tỷ m3, tập trung chủ yếu ở 5 xã Tây Đáy, trong đó có Thanh Nghị (Đồng Ao) và thị trấn Kiện Khê. Ngoài ra còn có mỏ sét ở xã Liêm Sơn: Thanh Tâm, Thanh Lưu trữ lượng hàng triệu m3 dùng làm chất liệu phụ gia cho sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận cùng với mỏ đá trắng cung cấp cho ngành công nghiệp hóa chất.Thanh Liêm có nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang được các xã khai thác xử lý phục vụ cho sinh hoạt như Kiện Khê, Thanh Nguyên, Liêm Sơn... Ngoài ra, sông Đáy và sông Châu Giang cũng là nguồn nước tới phong phú cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân). Kết cấu hạ tầng Cấp điện, cấp nước: 20/20 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia với tồng công suất 12.420 KVA và 69 trạm biến áp, có 2 trạm trung gian là Thanh Lưu và E32. Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99,8%. Tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 65%. Dự án nước sạch khu vực trung tâm huyện lỵ đang được thi công hoàn thiện và sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2004. Giao thông, thông tin liên lạc: Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 921,1 km, trong đó có 2 tuyến quốc lộ dài 20 km. Tỉnh lộ có 6 tuyến với chiều dài 46,4 km, đường huyện có 8 tuyến dài 55,7 km và đường giao thông nông thôn dài 799 km. Đường sắt Bắc Nam đi qua 3 xã của huyện là Liêm Tiết, Liêm Cần, Liêm Phong với chiều dài 5 km. Đường thủy nội địa trên địa bàn có 27 km qua hai tuyến sông Đáy và sông Châu Giang. Bưu chính - viễn thông phát triển với tốc độ cao, mạng viễn thông được trang bị 3 trạm chuyển mạch với dung lượng 4.700 số, đảm bảo thông lin chất lượng cao. Năm 2003, huyện có 4.180 máy điện thoại, đạt tỷ lệ 3 máy/100 dân. 100 % số thôn trong huyện có điện thoại. 20/20 xã, thị trấn trong huyện có đài truyền thanh, đảm bảo 100% số dân được nghe đài truyền thanh bốn cấp. Tiềm năng du lịch Thanh Liêm có tiềm năng du lịch khá lớn với nhiều hang động đẹp, đã từng là căn cứ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Huyện có vùng đồi rừng rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, kết hợp với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Kẽm Trống, chùa Tiên và hệ thống đình chùa cổ được xếp hạng di tích lịch sử như chùa Trinh Tiết, chùa Châu, chùa Đá, chùa Lại Xá thờ Lý Thường Kiệt... Huyện có 13 di tích lịch sử văn hóa được công nhận, trong đó có 9 di tích cấp quốc gia. Nguồn nhân lực Năm 2003, dân số toàn huyện là 137.552 người, số người trong độ tuổi lao động là 58.5 nghìn người (chiếm 43%), lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản là 53.743 người. Các yếu tố trên cũng có những tác động tới tính chất nghề nghiệp của lao động nông thôn trong khu vực, tuy nhiên còn nhiều yếu tố khác nữa có sự tác động tới lao động và việc làm của người dân trong huyện. 2.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2010. Các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đến 2010, huyện phấn đấu giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 10 đến 11,5% trở lên, trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 17%, thương mại - dịch vụ 14%. Cơ cấu kinh tế phấn đấu đạt nông nghiệp 30%, công nghiệp - xây dựng 35%, dịch vụ 35%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 6,5 triệu đổng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1%. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, phấn đấu có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các làng văn hóa mới, thực hiện nếp sống mới trong việc hiếu hỉ, lễ hội. Định hướng phát triển các ngành kinh tế. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:Tích cực huy động mọi nguồn lực để xây dựng các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện như cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện tại Thanh Hải, cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề ở xã Thanh Lưu, Thanh Hà... Khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất khai thác vật liệu xây dựng, vật liệu phụ gia xi măng. Thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, ngày càng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Thực hiện tốt Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế vùng Tây Đáy nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Nông - lâm - thủy sản: Tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đưa giống mới năng suất cao vào thâm canh trong trồng trọt. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong trồng trọt, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, đa canh đạt hiệu quả cao, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, trên cơ sở đó tăng nhanh giá trị sản xuất trên một ha canh tác. Khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên, thực hiện giao đất, giao rừng cho hộ gia đình với quy mô tập trung. Duy trì và phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm trên quy mô lớn, tập trung theo mô hình trang trại và có giá trị sản phẩm cao. Thương mại - dịch vụ - du lịch: Phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ đảm bảo thuận tiện cho việc lưu thông, trao đổi hàng hóa, sản phẩm trên địa bàn. 2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện trong thời gian qua. Cùng với sự phát triển của cả nước trong thời gian qua kinh tế - xã hội của huyên Thanh Liêm cũng không ngừng phát triển theo xu hướng chung của cả nước. GDP hàng năm của huyện, và thu nhập của người lao động tăng theo thời gian xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp và nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, trình độ dân trí ngày càng phát triển…chúng ta có thể thấy rõ điều này bằng thực tế và báo cáo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện. Dưới đây là trích dẫn bản báo cáo kinh tế - xã hội 3 năm gần nhất và năm 2008 của huyện Thanh Liêm. Bảng 2.2: Báo cáo một số chỉ tiêu kinh tế 3 năm gần đây và năm 2008 Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dân số trung bình Người 136868 138940 139278 141276 1/Tỷ lệ sinh 0/00 14.07 13.6 13.2 13 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0/00 10.09 9.67 10.51 10.31 Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Người 53515 53617 53525 53652 2/Số lao động được giải quyếtviệc làm Người 3000 2500 2700 3200 3/Giá trị tăng thêm theo giá cố định 1994 Triệu đồng 395496 439950 495000 567304 Tốc độ tăng trưởng % 9.9 11.24 12.51 14.61 Nông lâm thuỷ sản Triệu Đ 135950 142100 144500 150679 Công nghiệp xây dựng Triệu Đ 155820 185150 218000 262600 Dịch vụ Triệu Đ 103726 112700 132500 154025 4/Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành Triệu Đ 565759 634864 868000 1163933 Nông lâm thuỷ sản Triệu Đ 179800 192564 214730 260300 Công nghiệp xây dựng Triệu Đ 210630 251500 370642 533571 Dịch vụ Triệu Đ 175329 190800 186870 370062 5/Cơ cấu % 100 100 100 100 Nông lâm thuỷ sản % 31.78 30.33 27.74 22.36 Công nghiệp xây dựng % 37.23 39.61 42.70 45.84 Dịch vụ % 30.99 30.06 39.56 31.80 6/Giá trị sản xuất theo giá cố định 1994 Triệu Đ A/Nông lâm thuỷ sản Triệu Đ 224750 235637 246250 256795 Trong đó:*Nông nghiệp Triệu Đ 209250 217887 226500 233820 -Trồng trọt Triệu Đ 156500 162387 167000 169160 -Chăn nuôi Triệu Đ 50100 52500 56000 60530 -Dịch vụ Triệu Đ 2650 3000 3500 4130 *Lâm nghiệp Triệu Đ 6500 7250 7250 7975 *Ngư nghiệp Triệu Đ 9000 10500 12500 15000 B/Công nghiệp xây dựng Triệu Đ 354000 379245 530000 668750 Trong đó: - QD Trung ương Triệu Đ 9500 4473 5000 5150 - QD địa phương Triệu Đ 65000 39090 70000 72100 -Ngoài QD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21428.doc
Tài liệu liên quan