MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
2.1. Mục tiêu chung: 2
2.2. Mục tiêu cụ thể: 2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2
3.2. Phương pháp xử lí số liệu 3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4.1. Không gian 3
4.2. Thời gian 3
4.3. Đối tượng nghiên cứu 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI, MỘT SỐ NGUÔNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA ĐBSCL 4
1.1 Các khái niệm 4
1.1.1 Du lịch 4
1.1.2 Du lịch sinh thái 5
1.1.3 Tài nguyên du lịch 5
1.2. Du lịch sinh thái ĐBSCL và những mặt đạt được 6
1.2.1 Giới thiệu về tiềm năng du lịch sinh thái ĐBSCL 6
1.2.1.Giới thiệu một số những địa điểm du lịch sinh thái hấp dần ở ĐBSCL 7
CHƯƠNG 2 11
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ LIÊN KẾT DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC TỈNH ĐBSCL 11
2.1 Tình hình liên kết du lịch sinh thái các tỉnh ĐBSCL hiện nay 11
2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong liên kết du lịch sinh thái ĐBSCL 15
2.3 Những hệ quả để lại do tính liên kết không đồng bộ 17
CHƯƠNG 3 19
GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO TÍNH LIÊN KẾT CHO DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐBSCL 19
3.1 Giải pháp 19
3.1.1 Đối với du lịch sinh thái của từng tỉnh trong vùng 19
3.1.2 Đối với hệ thống liên kết toàn vùng 21
3.2 Phương hướng thực hiện 22
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25
1.KẾT LUẬN 25
2.KIẾN NGHỊ 25
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3319 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng liên kết du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Ngọc Thuyền, ngụ tại ấp Thới An (xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt).
Ðàn cò nơi đây được chăm sóc rất chu đáo, cá, tép, cua, tôm, được thả thêm vào mương nước trong vườn để làm thức ăn thêm cho cò. Mỗi ngày từ 6 - 7 giờ sáng cò tỏa ra bay đi kiếm ăn, đến chiều tà (16 - 17 giờ) lại lũ lượt bay về vườn, chen chúc đậu trên những tán cây cao tạo thành cảnh quan độc đáo. Mỗi khi cò về tạo nên cảnh tượng đẹp như tranh vẽ bởi hàng ngàn cánh cò nhỡn nhơ chao nghiêng, gọi đàn sôi động cả khu vực. Ngay khoảnh khắc tuyệt vời đó du khách có thể chụp một bức ảnh lưu niệm để giới thiệu với bạn bè. Vườn cò Bằng Lăng còn hấp dẫn du khách vì các dịch vụ ăn uống rẻ và cung cách phục vụ chu đáo tận tình.
Cù lao Thới Sơn ( Tiền Giang)
Nằm ở hạ lưu sông Tiền, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.Từ năm 1990 cù lao Thới Sơn được xây dựng thành khu du lịch tìm hiểu về cuộc sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Sau khi đi bằng một đoạn đò ngắn trên sông Mêkông, du khách có thể tiếp cận với cuộc sống thật của người dân: một căn nhà ngói 3 gian với một gia đình nhiều thế hệ. Những ngôi nhà của người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, xưa cũ. Ðiểm du lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây dựng với hàng cột gỗ, mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên - Trừ - Mãn - Bình - Ðịnh - Chấp - Phá - Nguy - Thành. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh xảo, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng... Xung quanh nhà là vườn cây cảnh với nhiều cây bonsai được trồng tỉa công phu.
Đây là vùng đất mới, được bồi đắp bởi phù sa sông Tiền nên cây cối xanh tốt quanh năm. Đến đây, du khách có thể tự tay hái trái ngon, nghe nhạc tài tử, thưởng thức những món ăn đậm đà chất Nam bộ và có thể ngủ ngon qua đêm với các gia đình trên đất cù lao này. Hiện nay thì Du lịch Tiền Giang đã xây dựng cù lao Thới Sơn thành 3 khu riêng biệt, có khả năng đón tiếp cùng một lúc từ 300 – 500 khách. Với 5 nhà nghỉ kiểu bungalow đang dược xây dựng trên cù lao. Lượng du khách đến với Thới Sơn ngày càng tăng, đặc biệt là du khách nước ngoài. Thới Sơn thu hút được du khách là nhờ có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, mới lạ, phong cách phục vụ chu đáo. Thới Sơn là một trong nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở Tiền Giang.
Chùa Dơi (Sóc TRăng)
Chùa thu hút du khách không chỉ bởi kiến trúc đẹp, cầu kỳ trong một khuôn viên xanh, rộng; mà còn bởi đến đây người ta còn được chiêm ngưỡng một loại dơi quạ, trông rất lạ mắt.
Chùa Ma-ha-tuc hay gọi theo tiếng Việt là chùa Mã Tộc, tọa lạc ở số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Trong khuôn viên của chùa sinh sống đàn dơi có đến hàng vạn con, vì thế còn gọi là chùa Dơi. Ở đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp vào bậc nhất
Chùa được dựng vào khoảng thế kỷ XVI và đã được trùng tu nhiều lần. Mái chùa gồm hai tầng lớp ngói mầu. Phía đầu hồi, bốn đầu mái được chạm trổ tinh xảo hình rắn cong vút. Trên đỉnh chùa có một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng tiên nữ đôi tay chắp trước ngực.
Trong chính điện có một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối trên một tòa sen cao khoảng hai mét. Khắp trên tường chùa là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật.
Dơi trong chùa thuộc loại dơi quạ, có trọng lượng từ 1 - 1,5kg với sải cánh rộng đến 1,5m. Đàn dơi treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa suốt ngày. Từ khoảng 6 giờ sáng đến 6 giờ 30 chiều dơi bay đi kiếm ăn, để 5 giờ sáng hôm sau lại quay về. Đặc biệt, Dơi không bao giờ ăn các trái cây ở trong chùa.
Với những đặc điểm hấp dẫn như thế hiện nay số lượng du khách đến thăm chùa và tận mắt nhìn đàn dơi quạ ngày càng đông mang đến cho du lịch Sóc Trăng một tiềm năng lớn.
Làng cây trái Cái Mơn (Bến Tre)
Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, là khu vực nổi tiếng về trái cây và cây kiểng ở ĐBSCL. Cái Mơn nước ngọt quanh năm, đất đai màu mỡ, cây xanh trái ngọt bốn mùa. Nơi đây hội tụ những nghệ nhân hình thành làng bonsai truyền thồng với thế mạnh là các cây xanh tạo dáng nai, dáng rồng và các cây tắc trĩu quả trong ngày Tết. Đến với vùng đất cây trái này du khách được thoải mái vào nhà vườn tận tay hái những chùm trái chín mộng, tươi mát thưởng thức. Với đặc thù khí hậu cùng điều kiện thổ nhưỡng giúp vùng có thể trông được nhiều loại cây trái suốt bốn mùa, với đủ các chủng loại hấp dẫn làm thỏa mãn thú vui cho du khách. Và đặc biệt vào Mùng 5 tháng 5 hàng năm tại trung tâm huyện Chợ Lách diễn ra lễ hội trái cây ngon thu hút hàng trăm nhà vườn đến tham gia đấu xáo trái cây. Dịp này thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan và mua sắm. Đây là điểm mạnh cho du lịch vùng cần phải được tiếp tục phát huy.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ LIÊN KẾT DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC TỈNH ĐBSCL
2.1 Tình hình liên kết du lịch sinh thái các tỉnh ĐBSCL hiện nay
ĐBSCL là khu vực có tiềm năng du lịch khá đa dạng, có điều kiện phát triển mạnh loại hình du lịch sông nước, du lịch sinh thái với hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái, sân chim; hệ thống biển, đảo, đồi núi và hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa hoặc du lịch cộng đồng gắn kết với lợi ích của dân cư địa phương. Thế nhưng hiện nay, các tỉnh thành ĐBSCL chưa khai thác đúng mức tiềm năng đó thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Chính vì vậy, lượng khách trong nước và quốc tế đến tham quan và đi du lịch tại ĐBSCL hiện nay rất ít. Theo số liệu cho thấy một tỉ lệ nhỏ khoảng 15% khách du lịch đến ĐBSCL so với lượng khách du lịch của cả nước. Đây là một vấn đề cần được quan tâm giải quyết vì thực chất tiềm năng du lịch của vùng theo đánh giá là rất lớn.
Tổng cục du lịch Việt Nam có kế hoạch phát triển vùng du lịch này. Nhưng theo thông tin từ các công ty lữ hành quốc tế cung cấp phần lớn du khách quốc tế đến du lịch ĐBSCL chỉ dừng lại ở Mỹ Tho hoặc cùng lắm đến Cần Thơ trong khi tiềm năng du lịch sinh thái của các tỉnh khác ở ĐBSCL còn rất nhiều và cơ hội phát triển rất cao. Điều này cho ta thấy sự phát triển không đồng bộ giữa các tỉnh trong khu vực.Theo số liệu thống kê năm 2006, vùng ĐBSCL đón tiếp 5 triệu lượt khách du lịch trong nước và 1,5 triệu lượt du khách quốc tế. Khách du lịch tập trung với số lượng khá lớn ở một số khu vực Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang. Còn một số tỉnh khác như Bến Tre, Trà Vinh,Vĩnh Long thì lượng du khách còn chưa cao.
Bảng 1: Số lượng du khách đến một số tỉnh ĐBSCL năm 2006
Tỉnh
Lượng du khách
Nội địa
Quốc tế
Tổng
Cần Thơ
440.540
134.700
575.240
Tiền Giang
197.971
321.340
519.131
An Giang
1.345.000
615.000
2.025.000
Kiên Giang
1.090.041
338.959
1.429.000
Bến Tre
206.500
138.500
345.300
Vĩnh Long
300.522
137.676
461.064
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch các tỉnh ĐBSCL)
Đến năm 2008 một số tỉnh có kinh tế du lịch phát triển mạnh, số lượng du khách cả nội địa và quốc tế điều tăng nhanh. Bến Tre đón nhận khoảng 415.000 lượt khách du lịch, tăng 10,1%; doanh thu ước đạt 158,6 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ. Thống kê đến 1/2009 đến nay, lượng khách du lịch đến Bến Tre đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, đạt khoảng 213.000 du khách, trong đó có gần 70.781 lượt khách quốc tế.
Năm 2008 Tiền Giang thống kê khoảng 750 ngàn lượt khách, trong đó trên 60% khách quốc tế. Cụ thể năm 2008 Tiền Giang đón gần 800 ngàn lượt khách du lịch, tăng 13,01% so với năm 2007, trong đó có 470 ngàn lượt khách quốc tế. Trong năm du lịch.
Quốc gia 2008, doanh thu của ngành du lịch của Vĩnh Long đạt 76 tỷ đồng, tăng 113% so với năm 2007. Tỉnh Vĩnh Long hiện có 5 doanh nghiệp du lịch hoạt động du lịch lữ hành quốc tế và một doanh nghiệp lữ hành nội địa, 51 cơ sở khách sạn đạt chuẩn với 781 phòng. Trong năm, Vĩnh Long đã đón 431.700 lượt khách , trong đó có 155.162 lượt khách quốc tế. (Thống kê Sở Văn Hóa-Thể Thao- Du lịch Vĩnh Long).
Riêng TP Cần Thơ một quả tim của nên du lịch ĐBSCL theo số liệu thống kê cho thấy lượng khách quốc tế đến với Cần Thơ chỉ chiếm 4.31% tổng số khách quốc tế đến số Việt Nam. Đây thực sự là một thách thức đối với du lịch Cần Thơ cần quan tâm giải quyết. Nhưng so thống kê năm 2007 thì khách quốc tế đến Cần Thơ chỉ đạt 3.68% so với cả nước thì vấn đề này từng bước được khắc phục hiệu quả.
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của du lịch ĐBSCL hàng năm từ 15-20% nhưng chưa tạo được bước đột phá thu hút du khách ở lại dài ngày. ĐBSCL tăng trưởng GDP 10% - 11%
Các tỉnh trong khu vực đều lấy mô hình du lịch miệt vườn để khai thác, nhân rộng đại trà, giống nhau một cách tự phát và thiếu kiểm soát, tạo ra sự đơn điệu và gây nên tâm lý nhàm chán cho du khách. Phần lớn các tỉnh chưa tạo ra nét riêng từ những điểm chung đó để phát huy thế mạnh du lịch cho riêng tỉnh mình. Vẫn với hình thức kinh doanh truyền thống, mỗi vùng theo kiểu riêng của mình mà làm xem nhẹ vấn đề liên kết. Hiện nay, nhiều nhà vườn chạy theo lợi nhuận và thị hiếu nhất thời đã có những cách thức kinh doanh chỉ với mục tiêu lợi nhuận, chạy theo nhu cầu thị trường mà bất chấp hậu quả. Chẳng hạn một số chủ vườn làm du lịch sinh thái cố gắng nhồi nhét trong khu vườn của mình nhiều chủng loại cây hoặc nhiều loại dịch vụ vui chơi, giải trí nhưng thật sự họ chưa thấy được tính không thích hợp. Những việc làm ăn cá nhân của họ đã trực tiếp hoặc gián tiếp phá vỡ tính liên kết hoạt động du lịch, để lại những hình ảnh không tốt cho du lịch ĐBSCL nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
ĐBSCL được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng, có nhiều loại hình du lịch phong phú như miệt vườn, sông nước, núi, biển... Tuy nhiên, sản phẩm du lịch chưa rõ ràng và chưa thật sự hoàn thiện đưa vào phục vụ tốt cho du khách. Ngay cả mô hình du lịch miệt vườn cũng chưa đầu tư đúng mức. Chẳng hạn, làng du lịch Mỹ Khánh ở huyện Phong Điền (TP.Cần Thơ) với loại hình nhà vườn, sông nước nhưng đan xen dịch vụ hội nghị, tiệc tùng, karaoke...nhưng đó vẫn được xem là hình thức du lịch sinh thái. Hay vườn cò Thạnh Trị (Sóc Trăng), vốn chỉ có vài đàn cò trong khoảnh vườn nhỏ, thiếu hẳn sự chăm sóc, quy hoạch lâu dài nhưng vẫn trưng bảng du lịch sinh thái lành của miệt vườn. Có chứa đựng yếu tố của loại hình du lịch sinh thái nhưng vẫn chưa được đầu tư, phát triển phù hợp. Điều này cho thấy rõ các tỉnh đã nhận thấy tiềm năng và bắt đầu khai thác nhưng chưa thật sự đúng và phù hợp nên gây ra nhiều hạn chế chưa được giải quyết.
ĐBSCL hầu như địa phương nào cũng lấy điểm nhấn là đưa khách xuống tàu, đò đi tham quan trên các sông rạch nhỏ, len lỏi vào các thôn xóm, làng xã, chợ nổi và ghé thăm vườn cây ăn trái. Những người đi du lịch cho rằng sản phẩm du lịch dường như vẫn rất ít thay đổi. Đi thuyền trên sông, thăm vườn cây ăn trái, ăn cơm, nghe đờn ca tài tử. Tức là chỉ khai thác những cái sẵn có, còn cái đặc sắc của từng vùng chưa hề được đầu tư. Điển hình, 21 điểm du lịch ở 4 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ (Vĩnh Long) cũng na ná nhau: vườn cây, hoa kiểng, sông nước, đờn ca tài tử.
Mà hiện nay các chương trình liên kết du lịch giữa các tỉnh trong khu vực chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Thông thường vẫn là hình thức hợp tác ngắn hạn trong những thời vụ du lịch nở rộ hay vào thời gian có sự kiện du lịch đặc biệt trong vùng diễn ra. Mà vấn đề liên kết này đòi hỏi phải được tiến hành thực hiện trong khoảng thời gian dài hạn, nhằm đảm bảo được tính gắn kết thật sự chặt chẽ và bền vững.
Vấn đề quan trọng của ngành là phải tạo những sản phẩm đặc trưng và độc đáo, phù hợp với từng loại đối tượng du khách. Thế nhưng, 13 tỉnh vùng đồng bằng sông nước vẫn chưa thực hiện được điều đó. Hiện tượng các tour chồng chéo, lặp đi lặp lại... Thậm chí, một nơi nào đang hút khách thì nơi khác tiến hành ý tưởng kinh doanh một cách khuông khổ máy móc hoàn toàn, gây nhàm chán với du khách. Và đây cũng chính là lí do mà thời gian qua, lượng khách quốc tế đến vùng ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 15% so với lượng khách cả nước. Trên 95% số khách này là do các doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đưa đến. Các doanh nghiệp lữ hành của ĐBSCL chủ yếu chỉ đóng vai trò nối tua cho các doanh nghiệp lữ hành trong nước. Hiện nay, 13 tỉnh, thành ĐBSCL mới có 18 doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong tổng số 629 doanh nghiệp của cả nước, chiếm khoảng 2,8%. Trong đó, Tiền Giang có đến 9 doanh nghiệp, chiếm phân nửa số doanh nghiệp lữ hành quốc tế của cả vùng. Cần Thơ, thành phố lớn trung tâm của vùng, chỉ có 1 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 6 tỉnh trong vùng chưa có doanh nghiệp lữ hành quốc tế là: Long An, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng.
Chính từ những đầu tư thiếu đồng bộ, liên kết giữa các tỉnh lại rất kém trong tình hình kinh tế phát triển nhanh và đòi hỏi xã hội cao như hiện nay. Một nhận định chung về liên kêt du lịch tai khu vực ĐBSCL hiện nay còn rất hạn chế. Với sợi dây liên kết mỏng như thế này thì không thể nào giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng du lịch của vùng được. Các tour liên kết tuyến du lịch trong vùng qua ít, hình thức chưa thật hấp dẫn và gây ấn tượng sâu sắc đối với khách du lịch. Do vậy, để phát triển đông bộ du lịch vùng đòi hỏi các tỉnh nói chung và mỗi địa phương nói riêng cần phải có những thống nhất liên kết bền vững nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch vùng đất tiềm năng này.
2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong liên kết du lịch sinh thái ĐBSCL
Tiềm năng du lịch ĐBSCL thì rất lớn nhưng khai thác sử dụng thì hiệu quả không cao. Nguyên nhân của tình hình trên được nhiều đại biểu tham dự hội thảo phát triển du lịch ĐBSCL lý giải với những ý kiến từ những khía cạnh khác nhau.
Trước hết, do chưa có những định hướng liên kết bền vững, lâu dài từ phía các cơ quan chuyên ngành lãnh đạo. Đồng thời, chưa có những hướng dẫn thực hiện cụ thể cho từng vùng, từng địa phương trong những giai đoạn khác nhau. Hạn chế lớn của du lịch các tỉnh là rời rạc trong hoạt động kinh doanh, chính vì vậy nên vai trò định hướng càng trở nên quan trọng hơn hết. Nó đóng vai trò như một đầu tàu định đích đến cuối cùng cho cả toa tàu phía sau. Đầu tư cho liên kết còn rất han chế và phân bổ không đồng đều cho các vùng. Các nguồn đầu tư phải mất những khoảng thời gian khá lâu để huy động được. Nhưng đây lại là hoạt động không thể trì hoản lâu được nó mang tính cấp thiết.
Lực lượng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch cũng ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng liên kết du lịch của khu vực. Đội ngũ nhân lực đảm nhận công tác du lịch của cả vùng còn quá ít, thiếu chuyên nghiệp, chưa chủ động, thương hiệu du lịch trong vùng cũng chưa vững. Nhưng vấn đề đáng quan tâm nhất là tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực của vùng vì đây là những người trực tiếp mang những sản phẩm du lịch đến giới thiệu và phục vụ cho du khách. Lực lượng lao động ở ĐBSCL chiếm 21,44% so với lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25% (tỷ lệ chung cả nước là 74,6%). Nhưng theo kết quả thống kê được thì trong tổng số 100% cơ cấu tham gia ngành du lịch tại ĐBSCL thì tỉ lệ 11,3% có trình độ đại học và trên đại học; trình độ cao đẳng và trung cấp 25,37%; đã qua đào tạo du lịch 21,74%; tỉ lệ chưa qua đào tạo khá cao 41,59%. Và một yếu kém đáng lo cho du lịch, theo thống kê của Tổng cục du lịch có hơn 45% hướng dẫn viên và nhân viên điều hành tour chưa thông thạo tiếng Anh, tỉ lệ này ở nhân viên lễ tân chiếm 69% và nhân viên nhà hàng gần 90%. Ngành du lịch vùng đang thiếu trầm trọng đội ngũ nhân viên biết các thứ tiếng Nhật, Hàn,…Do đó, khả năng thu hút khách trực tiếp còn rất yếu.Và đây thực sự là những con số đáng quan tâm của du lịch vùng, khi muốn liên kết du lịch vùng chặt chẽ hơn thì yêu cầu đặt ra là đội ngũ nhân viên phải có đủ trình độ và năng lực đảm nhiệm những công việc đó.
So với nhiều vùng trong cả nước, du lịch ĐBSCL có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhưng thực tế vẫn còn rất đơn điệu, rời rạc, tốc độ tăng trưởng chậm. Nhiều khách nước ngoài đến với ĐBSCL chủ yếu trong tâm trạng tìm lại quá khứ của cuộc chiến tranh, hoặc dò tìm vùng đất chưa được biết tường tận. Điều này có nghĩa ĐBSCL chưa hình thành thị trường du lịch hấp dẫn, lợi thế từ tiềm năng sông nước, đất đai trù phú và đa dạng hệ sinh thái chưa được kết tinh thành những sản phẩm du lịch có tầm vóc để thu hút và lôi cuốn du khách. Các sản phẩm du lịch đơn sơ, chủ yếu lợi dụng yếu tố thiên nhiên và tài sản riêng lẻ của các hộ dân để khai thác, chưa có quy hoạch và đầu tư hợp lý, làm cho sản phẩm, đơn điệu, thiếu các điều kiện sinh hoạt căn bản gây ấn tượng không đẹp trong mắt khách du lịch về du lịch đồng bằng.
Du lịch ĐBSCL hiện tại đang tự phát. Mỗi địa phương tự làm, tổ chức tour tuyến chủ yếu là nối tour với TP.HCM, chứ chưa thật sự phát huy được thế mạnh của vùng. Các đơn vị cạnh tranh chứ chưa chú ý tạo ra sản phẩm du lịch, nên chưa có sản phẩm du lịch độc đáo, thể hiện nét riêng của từng địa phương, nếu có thì trùng lắp. Chưa có tour cao cấp. Thị trường khách xuất chủ yếu làm đại lý, còn khách nhập thì nối tua. Thương hiệu ĐBSCL đã sớm hình thành nhưng vẫn còn rất mờ nhạt. Các sản phẩm du lịch của nhiều địa phương quá giống nhau mà không có nét đột phá riêng, chưa nắm bắt được tâm lí, nhu cầu của du khách.
Bên cạnh đó , yếu tố ý thức du lịch của người dân địa phương hiện nay chưa cao. Vấn đề khai thác kinh doanh du lịch đối với họ chỉ là hình thức kinh doanh mang tính lợi nhuận hơn so với ý nghĩa lớn đối với vùng về nhiều mặt văn hóa- xã hội. Hay đúng hơn người dân địa phương chưa thật sự hiểu đúng và đủ ý nghĩa của du lịch sinh thái vùng. Quan niệm liên kết du lịch đối với họ mang ý nghĩa trước tiên là không tốt sẽ như chia một phần lợi nhuận của họ cho đối tượng hợp tác. Chính từ những tư tưởng lệch lạc này đã làm cho liên kết du lịch vùng khó có thể nâng cao hơn, bởi vì lực lượng làm du lịch tại ĐBSCL đa phần là người dân địa phương làm tại gia. Họ chỉ học tập hay sao chép lại những hình thức làm du lịch mà từ bên ngoài họ nhìn thấy mang đến hiệu quả chư không tiến hành nghiên cứu.
Theo khảo sát của Cty dịch vụ Lữ hành SaiGonTuorist -một doanh nghiệp đã nhiều năm khai thác tuyến điểm tham quan ĐBSCL, thì nhiều du khách cả trong và ngoài nước đang than phiền tình trạng nhiều điểm tham quan du lịch tại ĐBSCL đang dần bị thương mại hóa, các Tour chồng chéo, lặp đi lặp lại. Đáng chú ý hơn là tình trạng cò du lịch đang ngày càng hoạt động khá mạnh ở ĐBSCL, chèo kéo, gây khó chịu cho các du khách trong và ngoài nước. Vẫn chưa có qui định giải quết triệt để đối với những trường hợp kinh doanh theo lợi nhuận gây ảnh hưởng tiêu cực chu du lịch vùng nói riêng và hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung.
Thêm một yếu tố giữa vai trò quan trọng trong liên kết du lịch vùng là cơ sơ hạ tầng. Mặt bằng hạ tầng chung của các tỉnh ĐBSCL còn rất kém, chưa đủ khả năng mang đến những tiện nghi tốt cho du khách. Khách sạn cao cấp ở khu vực này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay còn nhà nghỉ và các khách sạn khác thì không thể thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của du khách quốc tế. Số lượng không đủ, lại thêm chất lượng không đảm phục vụ. Với đặc trưng miền sông nước nên đi lại cũng gây không ít những trở ngại cho du khách. Vấn đề an toàn trên những tuyến đường gập gềnh, sông nước mênh mông là một nhu cầu hàng đầu của du khách. Giao thông thủy bộ đến những vùng du lịch thật sự hấp dẫn nhưng phải trãi qua thời gian chờ đợi khá lâu làm giảm đi sự thỏa mãn làm nản lòng du khách. Dịch vụ chưa phát triển, thiếu thốn, không đảm bảo vệ sinh nên khách chỉ tham quan qua loa, ăn uống vài món gọi là đặc sản rồi hối hả quay về. Và hình ảnh du lịch ĐBSCL cũng mất đi trong lòng của du khách không để lại gì.
2.3 Những hệ quả để lại do tính liên kết không đồng bộ
Thực chất, du lịch ĐBSCL vẫn còn mang nặng tính tự phát. Các điểm du lịch sinh thái tư nhân không có sự liên kết, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến bộ mặt du lịch chung của cả khu vực. Các địa phương chưa thông qua liên kết để đẩy mạnh lợi thế mình đồng thời hạn chế đi những mặt yếu kém thông qua thế mạnh của đối tác liên kết. Đây cũng chính là cách làm hạn chế tình tràn chồng chéo lên nhau là nguyên nhân làm cho số lượng du khách đến tham quan ngày càng giảm dần. Với số liệu thống kê năm 2005, khách du lịch bao gồm cả nội địa và quốc tế đạt 18.200.000 tăng 770.000 lượt so vơi năm 2004 (17.430.000 lượt). Trong khi đó lượng du khách đến ĐBSCL mà đặc là du khách quốc tế có dấu hiệu giảm, thống kê năm 2008 giảm gần 18.03% so năm 2007.
Vụ trưởng vụ du lịch lữ hành nhận xét, lượng khách quốc tế và trong nước đến tham quan du lịch các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay rất ít. Thậm chí, số khách hàng đầu đến Việt Nam là Hàn Quốc và Nhật Bản, thì hầu như chưa biết đến thế mạnh du lịch của vùng sông nước này. Mà hiện nay Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn với du khách nước ngoài. Năm 2008 một số quốc gia có số lượng khách tham quan tại Việt Nam cao như Trung Quốc (chiếm 18,14%) so với du khách các nước khác, Hàn Quốc (12,54%), Mỹ (11,64%). Hiện nay thị trường khách các nước Malayxia và Singapor đang có chiều hướng tăng mạnh tại Việt nam nói chung.
Chính từ những nguyên nhân trên đã làm du lịch của vùng liên kết kém hiệu quả, làm kết quả kinh doanh du lịch của vùng cũng theo đó mà giảm xuống. Cuộc sống của những người dân ở địa phương cũng chưa được cải thiện tốt thông qua kinh doanh du lịch.
Chưa tạo được một thương hiệu chung cho du lịch ĐBSCL. Mỗi vùng một hướng làm khác nhau gây nên một sự chồng chéo đan xen kém hiệu quả. Kiềm hãm sự phát triển của vùng nói chung và mỗi địa phương nói riêng. Không phát triển du lịch thanh kinh tế mũi nhọn đẩy mạnh hoạt động của cá ngành kinh tế khác của vùng cũng phát triển theo.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO TÍNH LIÊN KẾT CHO DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐBSCL
3.1 Giải pháp
3.1.1 Đối với du lịch sinh thái của từng tỉnh trong vùng
Để có thể nâng cao tính liên kết du lịch của toàn vùng nói chung, trước hết mỗi tỉnh cần có những định hướng phát triển riêng biệt, phù hợp với điều kiện, tiềm năng riêng của vùng để khai thác hiệu quả và triệt để. Từng tỉnh, thành cũng có những chiêu thức riêng để thu hút khách, hiện nay thì hoạt động đầu tư vào quảng bá hình ảnh du lịch đang được các nhà du lịch chú trọng đầu tư. Mỗi vùng điều cố gắng giới thiệu hết vẻ đẹp của riêng tỉnh mình cho du khách tham quan.
Tiền Giang
Tỉnh có nhiều nhà lữ hành đặt tại điểm, chính vì vậy mà tỉnh đang có nhiều dự án đầu tư phát triển sản phẩm mới hấp dẫn du khách hơn. Du khách sẽ được tận hưởng những thú vui của du lịch miệt vườn ở các cồn nằm giữa dòng sông Tiền hiền hòa như: Cồn Thới Sơn, Cồn Phụng … hoặc đến thăm các ngôi chùa, khu di tích lịch sử được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia như: chùa Vĩnh Tràng, khu di tích lịch sử Ấp Bắc …Hiện nay, du lịch tỉnh Tiền Giang đang có nhiều đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng phục vụ du lịch. Mà đặc biệt chú trọng phát triển du lịch sinh thái tỉnh. Mở rộng liên kết du lịch với các tỉnh Kiêng Giang, Cần Thơ,…làm phong phú hơn các tour du lịch nhằm thu hút số lượng du khách đến với mãnh đất này.
Vĩnh Long
Vùng đất với những làng nghề truyền thống, tập trung vào thế mạnh này tỉnh xây dựng chương trình phát triển “Mỗi làng một nghề từ nay đến năm 2015” gắn kết với du lịch nhằm thu hút du khách đến tham quan các làng nghề như: làng nghề gốm đỏ ven sông Cổ Chiên, làng nghề đan thảm lục bình ở các huyện Tam Bình, Vũng Liêm, làng nghề sản xuất tàu hủ ky huyện Bình Minh, làng nghề sản xuất bánh tráng Lục Sỹ Thành huyện Trà Ôn...Tỉnh Vĩnh Long sẽ chú trọng vào những làng nghề để tạo sự khác biệt so với các tỉnh khác. Có những dự án đầu tư cải những công nghệ sản xuất tiên tiến hơn. Đào tạo cho các nghệ nhân có trình độ tay nghề xuất sắc, nhằm tạo ra những sản phẩm đăc biệt thu hút du khách. Tạo thương hiệu cho vùng và mạnh dạn quảng bá với du khách.
Cần Thơ
Một trung tâm kinh tế chính trị của khu vực ĐBSCL, đây được xem là một trọng điểm du lịch của vùng. Cần Thơ là nơi được chọn để tổ chức những sự kiện du lịch lớn tầm cỡ khu vực và tầm cỡ quốc gia của vùng nên vai trò quan trọng. Cần Thơ cần giữa vững vai trò quan trọng đó. Hàng năm tùy theo chương trình phát triển từng giai đoạn cụ thể mà Cần Thơ có những chương trình, sự kiện chào mừng tạo sức hút mạnh du khách về miền đồng bằng.
Và nhiều tỉnh khác trong vùng: Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh …hiện đang có nhiều dự án mới kêu gọi đầu tư. Chẳng hạn Kiêng Giang với dự án “Khu du lịch Bãi Dài”, Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái chất lượng cao và các dịch vụ khác, quy mô xây dựng khu du lịch lên đến 480ha (Thuộc xã Gành Dầu, nằm trên bờ biển phía Tây phần Tây Bắc của Phú Quốc, cách thị trấn Dương Đông khoảng 24km). Và nhiều dự án của các tỉnh khác cũng với qui mô khá lớn như Long An với dư án “Du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập”; “Khu du lịch sinh thái Cồn Nổi” của tỉnh Bến Tre…
Các tỉnh Kiên Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ xây dựng “Chương trình hợp tác phát triển du lịch đến năm 2010” thành tạo thành tam giác du lịch trọng điểm vùng ĐBSCL. Tỉnh Vĩnh Long liên kết với phố Cần Thơ triển khai chương trình hợp tác toàn diện, tổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGOC_LINHnop_-CHINH_QUY.doc