Đầu tư vốn cố định ban đầu cho nhà xưởng, máy móc và thiết bị trung bình khoảng 80 – 100 triệu đồng/hộ gia đình. Giá thành máy dệt cũng có sự giao động khá lớn từ 7 – 20 triệu đồng. Sản lượng các máy dệt cũng khác nhau. Máy dệt Việt Nam cho sản lượng khoảng 30m lụa/ tháng. Máy Hàn Quốc cho sản lượng 40m lụa/tháng. Khi đầu tư vào các máy dệt người dân chỉ căn cứ vào độ bền và sản lượng, chất lượng vải chứ không chú ý đến lượng thải mà các máy dệt thải ra. Hiện nay, khâu nhuộm vải vẫn còn thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò than công suất rất nhỏ.
Đối với các nhà máy thì công nghệ sử dụng hiện đại hơn và trong quá trình đầu tư xây dựng cũng đã chú ý đến công tác vệ sinh môi trường như bước đầu đã có một số biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm của nước thải đầu nguồn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố, kết hợp lựa chọn sử dụng các loại hóa chất thuốc nhuộm không nguy hại đến môi trường, nâng cao chất lượng dầu đốt Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn còn sơ sài, mức độ ô nhiễm của nước thải vẫn còn cao.
74 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5286 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - Thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận thức môi trường, đồng thời qua đó hướng sự quan tâm của người dân vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác QLMT.
*) Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
- Chuyển đổi làng nghề thành khu du lịch
Kết hợp phát triển làng nghề với hoạt động du lịch. Đây là mô hình được nghiên cứu và nhân rộng trong chương trình phát triển ngành du lịch ở Việt Nam. Để làng nghề phát triển được theo hướng này, thì điều quan trọng nhất là giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng văn hoá và tính nghệ thuật cao. Giá trị sản phẩm không chỉ tính bằng giá nguyên liệu và công lao động, mà chủ yếu được đánh giá bằng tính nghệ thuật và tính văn hoá của sản phẩm. Điều thu hút khách du lịch sẽ không chỉ là sản phẩm của làng nghề, mà chính là hoạt động sản xuất truyền thống ở làng nghề. Với các làng nghề kết hợp với khu du lịch theo mô hình này, vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được đặt ra như là một tiêu chí quan trọng trong việc quy hoạch làng nghề. Điều kiện môi trường cũng sẽ là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Việc phát triển các làng nghề theo hướng này chủ yếu nên áp dụng với các làng nghề truyền thống lâu đời, có các mặt hàng mang tính đặc thù văn hoá Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề thủ công mỹ nghệ, dệt nhuộm, gốm sứ Hiện nay, những làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc (Hà Tây), đồ đá Non Nước (Quảng Nam), nghề thêu ở Huế...đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Đối với làng nghề đồ đá Non Nước việc chuyển đổi thành khu du lịch thực sự đã hồi sinh cả làng nghề. Từ khi có lệnh cấm khai thác đá trên núi Ngũ Hành Sơn nhằm bảo vệ môi trường người dân đã gặp khó khăn trong việc mua đá do phải nhập đá từ vùng khác, giá thành nguyên liệu tăng cao nên đã diễn ra hiện tượng khai thác đá trái phép. Sản xuất của làng nghề đi xuống. Từ khi hình thành làng du lịch Non Nước, thu nhập người dân tăng lên, nhiều gia đình chuyển sang tham gia vào sản xuất làng nghề và cung cấp các dịch vụ du lịch.
*) Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn:
Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới. Mô hình sản xuất tập trung ở khu vực gần làng xã, thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ được những lợi thế đặc trưng của sản xuất tại các làng nghề.
Nhu cầu hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay đang rất bức xúc xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ áp lực lên môi trường sống của người dân nông thôn và cũng phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, công nghiệp ở nông thôn nước ta cần phải được tổ chức lại sao cho có hệ thống, trật tự và phát triển bền vững, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội và tránh gây ô nhiễm đến môi trường.
Những thế mạnh của các làng nghề tiểu thủ công truyền thống được phát huy trong bối cảnh xã hội hiện đại, vừa tạo vị thế của ngành tiểu thủ công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hoá nông thôn đang được đẩy mạnh thông qua việc phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc thông qua việc bảo tồn các làng nghề truyền thống.
Việc xây dựng các cụm điểm công nghiệp làng nghề cũng tạo thuận lợi trong việc quy hoạch các làng nghề cách xa các khu vực tập trung dân cư, xây dựng khu xử lý tập trung và thực hiện QLMT.
*) Giải pháp quan trắc môi trường làng nghề
Quan trắc môi trường nhằm theo dõi, đo đạc thường xuyên đối với một số chỉ tiêu, chỉ thị thành phần môi trường có tính hệ thống, để cung cấp các thông tin cần thiết về chất lượng của môi trường giúp cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để thực hiện công tác quan trắc thuận lợi cần có những đầu tư vào trang thiết bị quan trắc hiện đại. Đây là yêu cầu khó khăn đối với cơ quan quản lý cấp xã, do đó cần huy động sự đầu tư của Nhà Nước và các tổ chức trong và ngoài nước.
*) Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
Để có thể thực hiện các biện pháp trên tốt và mang lại lợi ích cho làng nghề, góp phần bảo vệ môi trường làng nghề cần nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họ hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất nghề. Trước tiên phải nói đến những thiệt hại do việc suy giảm chất lượng môi trường gây ra mà chính người dân tại làng nghề phải gánh chịu, và sau đó là thiệt hại đối với toàn xã hội, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường làng nghề. Cần định hướng sự tham gia của người dân làng nghề và của toàn thể cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo cho cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, cần thiết phải có sự kết hợp hiệu quả và sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa chính quyền địa phương, cộng đồng và sự phối hợp với những nhà khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó cộng đồng phải tham gia đầy đủ từ khâu lập kế hoạch, thực thi, giám sát và chia sẻ quyền lợi. Trên hết muốn huy động nguồn lực từ nhân dân phải cho người dân thấy rõ lợi ích từ các mô hình mang lại.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG, QLMT TẠI LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC - THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG - TỈNH HÀ TÂY
2.1 Tổng quan về làng nghề và các vấn đề môi trường làng nghề của Hà Đông
Thành phố Hà Đông có diện tích tự nhiên 4.832,64ha. Gồm 15 đơn vị hành chính (8 xã và 7 phường). Dân số năm 2006 có 179.302 người, trong đó dân số nội thị chiếm 88.708 người chiếm 49,47%, khu vực nông thôn có 90.594 người chiếm 50,53%, mật độ dân số là 3.772 người/km2. Không chỉ là trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục của tỉnh Hà Tây và là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội, thành phố Hà Đông còn nằm trong chuỗi đô thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là vị trí địa lý rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Thành phố Hà Đông vốn có nhiều làng nghề có truyền thống từ lâu đời với làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc, Dương Nội; làng rèn Đa Sỹ - Kiến Hưng, nghề mỹ nghệ Huyền Kỳ - Phú Lãm
Trong những năm qua nhờ sự đầu tư của thành phố cùng với việc nhu cầu về các sản phẩm làng nghề như dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ gia tăng nên các làng nghề tại Hà Đông đang phát triển mạnh. Một số làng nghề như làng nghề dệt nhuộm La Khê đang dần được khôi phục. Sự phát triển của làng nghề đã tạo thêm thu nhập cho người dân. Theo ước tính thu nhập trung bình của các làng nghề trên địa bàn thành phố khoảng 600.000 đến 700.000 đồng. Hoạt động sản xuất của các làng nghề đã làm thay đổi bộ mặt của các làng nghề. Đời sống người dân được cải thiện, các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ngày càng tấp nập. Số hộ gia đình chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề ngày càng tăng.
Bên cạnh sự phát triển đáng vui mừng ấy là những nỗi lo về các vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề. Môi trường sản xuất chật hẹp và mật độ các hộ gia đình sản xuất cao cùng với việc chất thải làng nghề đang vô tư thải ra không được xử lý đã khiến cho môi trường tại đây đang xuống cấp trầm trọng.
Hiện nay giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, đặc biệt là ở các làng nghề dệt nhuộm, sơn mài đang là vấn đề mà tỉnh Hà Tây nói chung và thành phố Hà Đông nói riêng chưa thể giải quyết. Theo khảo sát về hiện trạng môi trường các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Đông cho thấy ô nhiễm ở đây đã ở mức báo động nhất là vấn đề môi trường nước mặt tại sông Nhuệ và sông La Khê.
*) Về hiện trạng môi trường không khí:
Tại hầu hết các điểm lấy mẫu đều có các chỉ tiêu NO2, SO2, và bụi lơ lửng vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 – 2005). Các chỉ tiêu còn lại như CO, CO2, hơi xăng nhìn chung đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
Về ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn phát sinh ra chủ yếu từ 2 làng nghề: Làng nghề Vạn Phúc tiếng ồn phát sinh từ các máy dệt lụa và làng nghề Đa Sỹ phát sinh tiếng ồn từ các máy cán, dập dao kéo.
Bảng 2.1 Chất lượng môi trường không khí tại một số làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Đông
TT
Tên làng nghề
Chỉ tiêu chất lượng không khí
Bụi lơ lửng
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
CO2
(mg/m3)
NO
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
Hơi xăng
NO2
(mg/m3)
1
Dệt nhuộm Dương Nội
3,56
30,42
1437,4
0,7342
3,246
0,647
1,86
2
Dệt nhuộm Vạn Phúc
5,23
31,24
1237,9
0,489
2,479
0,045
1,83
3
Làng rèn Đa Sỹ
3,82
9,75
722,8
0,0037
1,210
0,052
1,42
4
Làng nghề Phú Lãm
3,34
21,56
986,46
0,416
1,476
0,0023
1,954
5
Làng dệt nhuộm La Khê
4,56
10,25
699,56
0,0123
0,860
0,046
1,23
TCVN 5937 – 2005
0,3
30
-
-
0,35
-
0,2
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông
*) Hiện trạng môi trường nước:
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước do các làng nghề gây ra là vấn đề đáng lo ngại nhất. Theo kết quả phân tích chất lượng nước tại các làng nghề Vạn Phúc, La Khê, Phú Lãm, Dương Nội cho thấy hiện tượng các nguồn nước mặt của các làng nghề đều bị ô nhiễm bởi các các nguồn nước thải do chính các làng nghề thải ra. Điển hình như xã Dương Nội (Hà Đông) tỷ lệ Colifoms là 28MPN/100l, gấp 9,3 lần tiêu chuẩn cho phép. Lượng nước thải do các làng nghề thải ra hầu như không qua xử lý được đổ trực tiếp vào sông Nhuệ, đặc biệt là nước thải từ các làng nghề dệt, nhuộm gây ô nhiễm sông Nhuệ tiêu diệt các loài thủy sinh, tác động xấu tới sản xuất, sinh hoạt người lao động. Theo các kết quả phân tích cho thấy, tại nhiều điểm quan trắc, lấy mẫu trên lưu vực sông Nhuệ đều có nồng độ BOD5, COD, coliform đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đoạn sông thuộc địa bàn phường Vạn Phúc có nồng độ BOD5, COD, coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 5 lần.
Bảng 2.2 Chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Hà Đông
TT
Tên vị trí lấy mẫu
Chỉ tiêu chất lượng nước mặt
pH
COD
mg/l
BOD5
mg/l
Rắn lơ lửng
mg/l
NO3-
1
Sông Nhuệ (gần trạm bơm La Khê)
6,45
154
90
150
24
2
Ngã ba sông Đáy và sông Nhuệ
6,1
189
120
124
18
3
Nước ao làng nghề Đa Sỹ
8,2
53
30
181
14
4
Nước ao làng nghề Vạn Phúc
7,42
79
31
120
16
5
Hồ Văn Quán
140
92
110
17
TCVN 5942 - 1995 (Cột B)
5,5 - 9
>35
<25
80
15
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông
Ô nhiễm tại các làng nghề dệt, nhuộm gây ô nhiễm sông Đáy, sông Nhuệ tiêu diệt các loài thủy sinh, tác động xấu tới sản xuất, sinh hoạt người lao động. Qua khảo sát, tại các làng nghề dệt, nhuộm các bệnh thường gặp về đường hô hấp là 10- 20%, bệnh về mắt 10- 20%, bệnh phụ khoa 10- 30%, bệnh về đường tiêu hóa 10- 20%.
2.2 Giới thiệu về làng nghề Vạn Phúc
2.2.1 Giới thiệu chung về làng nghề Vạn Phúc
Vạn Phúc là một làng nghề truyền thống đã và đang trở thành làng du lịch, tốc độ đô thị hóa của địa phương ngày càng tăng. Từ 01/11/2003 theo Nghị định 107/NĐ-CP của Chính phủ xã Vạn Phúc đã trở thành một Phường của thị xã Hà Đông với diện tích trên 9.620 người với 2500 hộ dân, có 12 khối phố, khu dân cư.
Thành phần cơ cấu kinh tế của Phường Vạn Phúc gồm:
+) Sản xuất công nghiệp : 63,0%
+) Kinh doanh, thương mại, dịch vụ : 33,2%
+) Sản xuất nông nghiệp : 3,8%
- Sản xuất thủ công nghiệp đã tạo ra việc làm thường xuyên cho 2100 lao động (chiếm khoảng 21,83% dân số, ngoài ra còn tạo ra việc làm thường xuyên cho trên 300 lao động từ các địa phương khác đến làm việc. Thu nhập trung bình của lao động thủ công nghiệp đạt 600.000 đến 700.000đồng/ người/ tháng.
Tổng thu nhập do sản xuất thủ công nghiệp ước đạt 22 tỷ đồng.
- Sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp: 44,55ha. Trong đó diện tích cấy lúa 34,55ha, trồng mầu 10ha. Năng suất cả năm đạt 12,2 tấn/ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 35triệu đồng/ha. Hiện nay, do làng nghề phát triển, nhiều hộ gia đình đã chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất thu công là nguồn thu nhập chính của gia đình, sản xuất nông nghiệp là phụ.
Hiện nay đã có gần 400 hộ vừa sản xuất nông nghiệp vừa dệt lụa, chiếm 50% số hộ xã viên nông nghiệp khung dệt. Cơ cấu nông nghiệp chỉ còn 3,8%.
- Kinh doanh dich vụ và các hoạt động dịch vụ chiếm 33,2%. Hiện nay, có 110 cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm lụa. Ngoài ra các cửa hàng kinh doanh sản phẩm của làng nghề, các hoạt động về cơ khí, vận tải phục vụ cho sản xuất làng nghề các hoạt động phục vụ cho ăn uống, xây dựng cũng phát triển mạnh.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ đã tạo cho người lao động có nguồn thu nhập khá cao, bình quân đạt 1,1- 1,3 triệu đồng/người/ tháng. Ước tính do các hoạt động kinh doanh đạt 39 tỷ đồng.
- Về giáo dục, y tế: Trường tiểu học, Trung học cơ sở đã đảm bảo 100% cháu trong độ tuổi được đến trường.
Để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng và chống dịch bệnh, Phường đã xây dựng Trạm y tế đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ y tế, đã khám cho 9.204 lượt bệnh nhân, tổ chức tốt công tác dân số KHHGĐ, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,6%. Công tác tiêm chủng mở rộng đảm bảo 100% các cháu trong độ tuổi quy định được tiêm, uống văcxin phòng dịch bệnh. Trạm đã không để dịch bệnh xảy ra, đã phối hợp triển khai công tác kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Về cơ sở hạ tầng: Phường Vạn Phúc nằm 2 bên đường Quốc lộ 430. Và 100% hộ gia đình được sử dụng điện, khoảng 90% dùng nước máy và 10% dùng nước giếng khoan.
- Về công tác văn hóa:
Cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” đã trở thành phong trào rộng khắp, được nhân dân ở từng cụm dân cư tích cực tham gia hưởng ứng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc truyền thống, quan hệ xã hội, tình làng nghĩa xóm gắn bó để cùng chung sức phát triển kinh tế làng nghề.
- Công tác chính trị, an ninh quốc phòng, an toàn trật tự xã hội:
Công tác an ninh chính trị được giữ vững và ổn đinh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách đến tham quan, mua sản phẩm làng nghề. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ Quốc đã được toàn dân tham gia hưởng ứng, tệ nạn xã hội đã từng bước được đẩy lùi.
2.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề Vạn Phúc
2.2.2.1. Sản phẩm làng nghề:
Trải qua hàng nhiều thế kỷ, thương hiệu lụa Hà Đông ngày càng được phát triển không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước. ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trương, nghề dệt lụa của Vạn Phúc ngày càng có điều kiện phát triển. Hiện nay, sản lượng lụa hàng năm từ 2,5 đến 3 triệu mét lụa các loại. Với những mặt hàng tơ tằm như: Vân, Sa, Quế, Lụa sa tanh hoa các loại đủ màu sắc, mẫu mã phong phú được tiêu tụ rộng rãi trong cả nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tiến tới sự phát triển lâu dài Vạn Phúc đang đầu tư xây dựng khu vực sản xuất tập trung trên diện tích 15ha để có cơ sở đầy tư, cải tiến đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn hơn nữa với người tiêu dùng và tiến tới thị trường xuất khẩu, đồng thời tạo ra một mô hình cảnh quan của một làng nghề, làng du lịch.
Xét chung về làng nghề có hai loại sản phẩm chính là lụa và sa tanh. Giá thành sản phẩm lụa dao động từ 50.000- 80.000đồng/mét; giá sản phẩm sa tanh từ 70.000 – 100.000đồng/mét tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm.
2.2.2.2. Tình hình công nghệ sản xuất và môi trường lao động:
Trước đây, Vạn Phúc chỉ dệt bằng khung dệt thủ công với chưa đầy 100 khung dệt, nay đã tăng lên trên 1000 khung dệt và đã được cơ giới hoá 100. Khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất và tiến hành phỏng vấn 15 hộ dân cư không làm nghề hoặc làm ở mức độ rất nhỏ của làng nghề Dệt nhuộm Vạn Phúc cho thấy toàn bộ các xưởng dệt nhuộm xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ (trung bình khoảng 5 đến 6 máy dệt/ hộ gia đình), hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình liên tục suốt ngày đêm ( 10 giờ/ ngày) nên ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất về tiếng ồn trực tiếp đối với người lao động cũng như các thành viên hộ gia đình và dân cư xung quanh. Ngoài ra, trên địa bàn Phường Vạn Phúc còn có 3 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt nhuộm gồm nhà máy dệt Hà Đông, Công ty cổ phần len Hà Đông và Tổ hợp tác Tuấn Hải.
Theo khảo sát không gian sản xuất của các hộ gia đình trong làng nghề là nhỏ so với yêu cầu sản xuất và sinh hoạt. Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng đất thổ cư của mình để xây dựng nhà xưởng. Nhà xưởng được xây dựng tạm bợ, không có khu xử lý nước thải sản xuất riêng. Toàn bộ nước thải sản xuất được đổ trực tiếp ra cùng nước thải sinh hoạt.
Đầu tư vốn cố định ban đầu cho nhà xưởng, máy móc và thiết bị trung bình khoảng 80 – 100 triệu đồng/hộ gia đình. Giá thành máy dệt cũng có sự giao động khá lớn từ 7 – 20 triệu đồng. Sản lượng các máy dệt cũng khác nhau. Máy dệt Việt Nam cho sản lượng khoảng 30m lụa/ tháng. Máy Hàn Quốc cho sản lượng 40m lụa/tháng. Khi đầu tư vào các máy dệt người dân chỉ căn cứ vào độ bền và sản lượng, chất lượng vải chứ không chú ý đến lượng thải mà các máy dệt thải ra. Hiện nay, khâu nhuộm vải vẫn còn thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò than công suất rất nhỏ.
Đối với các nhà máy thì công nghệ sử dụng hiện đại hơn và trong quá trình đầu tư xây dựng cũng đã chú ý đến công tác vệ sinh môi trường như bước đầu đã có một số biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm của nước thải đầu nguồn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố, kết hợp lựa chọn sử dụng các loại hóa chất thuốc nhuộm không nguy hại đến môi trường, nâng cao chất lượng dầu đốt Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn còn sơ sài, mức độ ô nhiễm của nước thải vẫn còn cao.
2.2.2.3. Tình hình nguyên, vật liệu đầu vào:
Nguyên liệu chủ yếu là tơ sợi theo từng chủng loại vải định dệt. Cụ thể, để dệt vải thô người ta sử dụng sợi tổng hợp Polyeste và sợi pha PE/Co, dệt khăn mặt dùng sợi bông cotton, dệt gạc sử dụng sợi pha PE/Co có thành phần cotton cao hơn.
Mỗi năm sản lượng sản xuất của địa phương đạt 2,5 triệu mét lụa các loại. Trong đó 1,5 triệu mét phải qua công nghệ tẩy nhuộm. Để có được 1m lụa cần qua hai giai đoạn là nấu tẩy và tẩy nhuộm. Trung bình 1m lụa phải dùng từ 8-10 lít nước. Số lít nước dùng cho việc tẩy nhuộm có thể sẽ lớn hơn vì còn tuỳ thuộc vào việc nhuộm đậm hay nhạt.
Người dân sử sụng thuốc nhuộm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được bán tràn ngập trên thị trường. Quá trình dệt, nhuộm, in hoa có sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm như sút, Javen, H2O, CH3COOH, H2S, thuốc nhuộm axít, thuốc nhuộm lưu huỳnh (đá, Na2S), thuốc nhuộm trực tiếp... và rất nhiều nước trong các công đoạn sản xuất. Một tác nhân nữa góp phần gây ô nhiễm môi trường là thành phần trong tơ tằm, bởi qua khâu tẩy, thải ra 25% tạp chất. 1m lụa có trọng lượng 80g sẽ thải ra ngoài nước 20g tạp chất.... Người lao động tại làng nghề làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại, đồng thời lại không có sự bảo hộ nên nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Qua khảo sát, tại các làng nghề dệt, nhuộm các bệnh thường gặp về đường hô hấp là 10- 20%, bệnh về mắt 10- 20%, bệnh phụ khoa 10- 30%, bệnh về đường tiêu hóa 10- 20%. Ông Nguyễn Hữu Chỉnh – Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc cho biết: “Vài năm gần đây, người dân Vạn Phúc chủ yếu mắc bệnh về phế quản, tỉ lệ người bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, điếc ngày càng tăng. Số người chết do ung thư nhiều hơn trước, trung bình mỗi năm ở Vạn Phúc có 3 người chết vì ung thư – chiếm trên 60% số ca tử vong của làng”.
2.3 Thực trạng môi trường làng nghề Vạn Phúc
2.3.1 Công nghệ sản xuất và các vấn đề môi trường liên quan
Tại Vạn Phúc công nghệ sản xuất cũng được cải thiện và nâng cấp để tăng năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, do đó sản phẩm dệt ra phải qua tẩy nhuộm màu với nhiều loại hoá chất hơn. Điều bày đồng nghĩa với việc lượng hóa chất thải ra môi trường cũng ngày càng nhiều hơn nếu như không có các biện pháp nhằm xử lý chất thải.
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ dòng thải quá trình dệt nhuộm tại làng nghề Vạn Phúc
Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án cụm công nghiệp làng nghề Vạn Phúc
Trong hầu hết các công đoạn của quá trình dệt nhuộm. Trong đó nước thải là vấn đề nghiêm trọng nhất. Nước thải có chứa hóa chất sử dụng để tẩy trắng, nhuộm như Javen; Xút; CH3COOH và các tạp chất có chứa trong tơ tằm Phần lớn các chất này đều có những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người.
Ngoài ra, do quá trình giặt nhuộm người dân vẫn sử dụng phương pháp thủ công sử dụng nguyên liệu chính là than với hiệu suất không cao do đó lượng khí than và xỉ than thải ra khá lớn. Tiếng ồn từ các máy móc thiết bị cũng là một vấn đề nan giải.
Theo thống kê cho thấy thực trạng làng nghề Vạn Phúc đang ở tình trạng ô nhiễm đáng báo động.
2.3.2 Thực trạng môi trường tại làng nghề Vạn Phúc
2.3.2.1 Về hiện trạng môi trường nước:
Lượng nước thải dùng trong các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở Vạn Phúc khá lớn. Trung bình một hộ làm nghề dệt dùng 2,84m3/ngày cho sản xuất, bao gồm nước thải dịch chuội 0,18m3, nước thải nhuộm 0,22m3, nước thải giặt một lần 0,4m3 và các nước thải khác 2,04m3.
Bảng 2.3 Chất lượng môi trường nước thải do các hộ dệt nhuộm thải ra
Các chỉ tiêu
pH
Rắn lơ lửng
DO
COD
BOD
Vạn Phúc
9,15
123
1,19
11421
5680
TCVN 5945-2005
5,5-9
100
-
80
50
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông
Hàm lượng BOD và COD trong nước thải do làng nghề Vạn Phúc thải ra cao gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Lượng nước thải sau sản xuất cùng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý chảy hòa chung vào mương thoát nước rồi chảy ra sông Nhuệ gây ô nhiễm lớn. Tổng lượng nước sau sản xuất và nước thải sinh hoạt ở Vạn Phúc từ 235,3 - 285,3 m3/ngày. Nước thải sau sản xuất chứa nhiều hóa chất chưa qua xử lý của các làng nghề dệt, nhuộm chảy trực tiếp ra các thủy vực đang gây ô nhiễm tầng nước mặt. Đặc biệt sự ô nhiễm đã đến mức báo động tại sông Nhuệ và sông Đáy. Do sự ô nhiễm nghiêm trọng của các nguồn nước mặt nên số hộ gia đình còn sử dụng nguồn nước giếng đào vào mục đích ngày càng giảm.
2.3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí:
Bên cạnh sự ô nhiễm do nước thải gây nên, khí thải, tiếng ồn phát sinh trong các công đoạn dệt, nhuộm cũng đang tác động xấu tới môi trường. Khí thải được phát sinh chủ yếu từ các phân xưởng dệt, lò hơi và các lò nấu tẩy nhỏ dùng than để phục vụ cho quá trình giặt nóng, nấu, sấy, nhuộm
Còn tiếng ồn sinh ra chủ yếu do vận hành máy dệt và quấn sợi, sự va chạm của thoi và khi guồng sợi vào các ống sợi.
Bảng 2.4 Chất lượng môi trường không khí tại các hộ dệt nhuộm
Các chỉ tiêu
Tiếng ồn
Bụi lơ lửng
CO
CO2
SO2
NO
Vạn Phúc
98
3,56
30,42
1437,4
3,246
0,7342
TCVN 5937-2005
-
0,3
30
-
0,35
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông
Kết quả quan trắc tiếng ồn đo được tại Vạn Phúc gần 100 dBA, đứng thứ 2/10 điểm đo trong tỉnh.
2.3.2.3 Hiện trạng môi trường đất:
Do nước thải bị ô nhiễm ngấm xuống đất khiến cho đất bị thoái hóa, năng suất cây trồng vật nuôi giảm. Ở các khu vực canh tác lúa ở Vạn Phúc đã có hiện tượng lúa bị "lốp" nhiều lá, ít hạt. Trong trường hợp này sản xuất làng nghề không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm giảm lợi ích của các hộ sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất trong điều kiện đất đai chật hẹp khiến mức độ ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm môi trường gây ra cho người dân làng nghề rất lớn. Nếu không có các giải pháp xử lý thì hậu quả sẽ rất nặng nề.
2.4 Thực trạng QLMT làng nghề Vạn Phúc
2.4.1 Thực trạng hoạt động QLMT làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Đông
2.4.1.1 Hệ thống tổ chức QLMT làng nghề tại thành phố Hà Đông
Phòng Tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thành phố Hà Đông, có chức năng tham mưu cho UBND thành phố quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Đối với vấn đề môi trường của làng nghề phòng tài nguyên môi trường thành phố Hà Đông có thẩm quyền hướng dẫn và kiểm tra hiện trạng môi trường tại khu vực làng nghề và xung quanh, thực hiện bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục ô nhiễm; Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.; Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường; Quản lý danh sách cán bộ, công chức; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính xã, phường; Tham gia đề xuất với UBND thành phố và Sở Tài nguyên và môi trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và cán bộ địa chính xã, phường; Thẩm định cam kết bảo vệ môi trường hoặc các đánh giá tác động môi trường của các cụm điểm công nghiệp làng nghề.
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức QLMT làng nghề tại thành phố Hà Đông
Các phòng có liên quan
Phòng TNMT Hà Đông
UBND
Thành phố Hà Đông
UBND
xã/ phường
HTX, làng nghề
Cán bộ địa chính và môi trường
Chú thích:
Chỉ đạo:
Phối hợp thực hiện:
Hướng dẫn thực hiện:
Trong việc QLMT làng nghề Phòng Tài nguyên môi trường phải phối hợp với các phòng chịu trách nhiệm quản lý làng nghề . Trong các phòng có liên quan phải kể đến phòng công nghiệp thành phố Hà Đông. Phòng Công nghiệp có chức năng quản lý việc quy hoạch, phát triển làng nghề. Phòng Công nghiệp và Phòng Tài nguyên môi trường cùng trực thuộc UBND thành phố Hà Đông và có chức năng tham vấn việc giải quyết các vấn đề môi trường làng nghề cho UBND thành phố nhằm mục tiêu chung là sự phát triển bền vững của làng nghề. Nhưng Phòng Tài nguyên môi trường hướng đến mục tiêu môi trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7536.doc