MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NAM CƯỜNG.
I. Giới thiệu chung về công ty TNHH Nam Cường.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nam Cường.
1.1 Thông tin chung.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC.
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Nam Cường.
2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
3. Hệ thống đại lý và danh mục sản phẩm chính của công ty.
3.1. Hệ thống đại lý của công ty.
3.2. Danh mục sản phẩm của công ty.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NAM CƯỜNG.
I. Tình hình đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Nam Cường.
1. Vốn và nguồn vốn đầu tư.
2. Các lĩnh vực đầu tư.
II. Nội dung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Nam Cường.
1 Đầu tư xây dựng cơ bản.
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Biểu đồ 3: Vốn đầu tu phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH Nam Cường
Đơn vị: Tỷ đồng
3. Đầu tư hàng tồn trữ.
4. Đầu tư hoàn thiện hệ thống quản lý doanh nghiệp.
5. Đầu tiên phát triển dịch vụ khách hàng và Marketing
6. Đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT-MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
1. Những kết quả đạt được
1.1 Chất lượng sản phẩm tăng
2. Những hạn chế còn tồn tại.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NAM CƯỜNG.
I. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong thời gian tới.
1. Phương hướng hoạt động của công ty.
2. Mục tiêu hoạt động của công ty.
II. Những thuận lợi và khó khăn đặt ra cho công ty trong giai đoạn nước ta trong quá trình hội nhập thế giới.
1. Thuận lợi của công ty.
2. Khó khăn đối với công ty.
III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và kinh doanh của công ty Nam Cường.
1. Về việc thu hút và sử dụng nguồn vốn.
2.Về đầu tư xây dựng cơ bản.
3. Về đầu tư phát triển ngồn nhân lực.
4.Về đầu tư hàng tồn trữ
5. Về đầu tư hoạt động marketing.
6. Về quá trình sản xuất kinh doanh.
6.1. Phế phẩm và sự lãng phí
6.2. Chu kỳ sản xuất
6.7. Sản lượng
7. Về chính sách về giá cả sản phẩm.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
59 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng, một số định hướng và giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Nam Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do chủ yếu công ty chỉ đầu chiều rộng, mua sắm thêm máy móc và các thiết bị nhằm cải tiến dây chuyền sản xuất chứ chưa phải thay thế dây chuyển sản xuất hiện tại bằng các dây chuyền sản xuất mới tiên tiến hơn. Nhà xưởng cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng sản phẩm. Nó là nơi chứa máy móc thiết bị, thàh phẩm , bán thành phẩm vì vậy để sản phẩm không bị ảnh hưởng xấu thì nhà xưởng cũng cần phải được đầu tư cho phù hợp với các tiêu chuẩn về xây dựng và yêu cầu kĩ thuật của máy móc,sản phẩm. Vốn đầu tư cho nhà xưởng chủ yếu được tập trung ở giai đoạn đầu khi công ty bắt đầu đi vào sản xuất. Mức tăng của vốn đầu tư cho nhà xưởng hàng năm là không cao chủ yêu là dành cho bao trì và nâng cấp nhà xưởng. Năm 2005 vốn đầu tư cho nhà xưởng của công ty là 0,769 tỷ đồng, năm 2006 tăng 0,187 tỷ đồng lên 0,956 tỷ đồng, sang năm 2007 công ty đầu tư xây dựng thêm một nhà xưởng mới nên vốn đàu tư cho nhà xưởng tăng vọt lên 1,36 tỷ đồng và đến năm 2008 là 1,134 tỷ đồng chiếm 30,73% vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư phương tiện vận tải của của công ty là ô tô vận chuyển hàng hóa và ô tô phục vụ nhân viên hành chính đi giao dịch các hợp đồng ở xa. Năm 2005 vốn đầu tư cho phương tiện vận tải là 0,561 tỷ đồng, năm 2006 là 0,828 tỷ đồng, năm 2007 là 1,19 tỷ đồng và năm 2008 là 1,19 tỷ đồng. Vốn đầu tư vào phương tiện vận tải của công ty tăng nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển sản phẩm của công ty.
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quốc gia và doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có chất lượng tốt được đào tạo kĩ lưỡng sẽ giúp cho việc vận hành máy móc chính xác, làm ra các sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp và việc quản lý phát triển tìm kiếm sản phẩm mới sẽ đi đúng hướng. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm: đầu tư cho hoạt động đào tạo (chính quy, không chính quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ….) đội ngũ lao động; đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe-y tế; đầu tư cải thiện môi trường-điều kiện lao động của người lao động…Trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng được xem là hoạt động đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty được thực hiện ngay từ khâu tuyển người, hăng năm vốn đầu tư cho nguồn nhân lực chiếm khoảng 3 đến 4% tổng vốn đầu tư cụ thể như sau:
Biểu đồ 3: Vốn đầu tu phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH Nam Cường
Đơn vị: Tỷ đồng
Do nguồn nhân lực của công ty chủ yếu là đã qua đào tạo ở các trường lớp chuyên nghiệp nên chi phí đào tạo nhân lực của công ty không cao. Đây chính là lý do chính khiến cho vốn đầu tư vào nhân lực của công ty chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư. Qua biểu đồ 3 ta thấy vốn phát triển nguồn nhân lực của công ty hang năm đều tăng giảm cùng với sự tăng giảm vốn đầu tư. Năm 2005 vốn cho phát triển nguồn nhân lực là 0,624 tỷ đồng chiếm 3,41% tổng vốn đầu tư, năm 2006 là 0,68 tỷ đồng trong tổng số 21,69 tỷ đồng vốn đầu tư, năm 2007 công ty mở rộng sản xuất nên vốn đầu tư cho nhân lực cũng tăng mạnh mẽ lên 0,723 tỷ đồng trong tổng số 27,74 tỷ vốn đầu tư cả năm. Sang năm 2008 vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực giảm còn 0,607 tỷ đồng chiếm 3,01% vốn đầu tư của năm.
Việc chú trọng đầu tư vào nhân lực với tỷ lệ vốn khá hợp lý vậy nên công ty có được một đội ngũ công nhân viên với nhiều cấp bậc trình độ khác nhau, ta hãy xem xét qua bảng cơ cấu lao động của công ty.
Bảng 6: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Nam Cường.
Đơn vị: lao động.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Trên đại học
1
2
2
3
Đại học
18
20
26
26
Trung cấp-Cao đẳng
9
10
11
11
Công nhân kĩ thuật
24
27
35
37
Tổng cộng
52
59
74
77
Qua bảng số liệu về lao động trên cho thấy lao động của công ty có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao. Năm 2005 chiếm 34,61% tổng số lao động của công ty, năm 2006 là 33,89%, năm 2007 là 35,13% và năm 2008 là 33,76% tổng số lao động của công ty. Lao động có trình độ trên đại học ở công ty vân còn ít đến năm 2008 chỉ là 3 người, đây là những người giữ các chức vụ quan trọng của công ty như kế toán trưởng, trưởng phòng kĩ thuật…Công nhân kĩ thuật của công ty chủ yếu là được đào tạo từ các trường dạy nghề. Trong số 37 công nhân kĩ thuật của công ty thì có đến 10 công nhân là những công nhân lâu năm có tay nghề cao. Số công nhân này chính là những người trực tiếp chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn và hướng dẫn các công nhân mới vào nghề làm việc. Trong quá trình công tác nhân viên của công ty luôn luôn được ban lãnh đạo của công ty tạo điều kiện để tiếp tục đi học nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng quản lý. Đối với các công nhân kĩ thuật công ty tổ chức các buổi đào tạo tay nghề dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Các công nhân mới vào nghê thì được học việc 1 thời gian, trong thời gian đó họ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất dưới sự hướng dẫn tận tình của các đàn anh.
Song song với việc quan tâm nâng cao trình độ của công nhân viên công ty cũng quan tâm tới việc sức khỏe của thành viên công ty. Công ty thực hiện đúng quy đình về luật sử dụng của nhà nước như mua và đang kí bao hiểm lao động đày đủ cho nhân viên, công nhân của công ty. Nơi làm việc đảm bảo được các tiêu chuẩn về an toan lao động, phòng cháy chữa cháy. Tổ chức khám và kiểm tra sức khỏe định kì cho mọi thành viên, có chế độ thăm nom bồi dưỡng rõ rang đối với các trường hợp lạo động không may bị tai nạn, ốm đau. Đặc biệt công ty luôn luôn đúng hạn trong việc trả lương cho nhân viên, điều này đã tạo ra tâm lý thoai mái hăng say vói công việc từ đó năng suất và chất lượng sản phẩm được bảo đảm cao.
3. Đầu tư hàng tồn trữ.
Hàng tồn kho trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò, công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định và ghi nhận hàng tồn kho đòi hỏi phải được quan tâm thường xuyên vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các tài sản lưu động của các doanh nghiệp. Để quản lý tốt hàng tồn kho cần phải phân loại, sắp xếp hàng tồn kho theo những nhóm và theo tiêu thức nhất định. Tiêu thức phân loại thông dụng nhất là phân loại theo công dụng của hàng tồn kho.
Theo kế toán Việt Nam : hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, hàng mua đi đường, công cụ dụng cụ, giá trị sản phẩm dở dang, hàng gửi bán, thành phẩm, hàng hoá.
Ngoài ra, hàng tồn kho còn được phân loại theo các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đó là hàng tồn kho ở khâu dự trữ (nguyên vật liệu, hàng đi đường, công cụ dụng cụ..); hàng tồn kho ở khâu sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang) và hàng tồn kho ở khâu lưu thông (thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán). Việc phân loại hàng tồn kho gắn với các khâu của quá trình sản xuất là phù hợp hơn cả vì nó gắn quá trình quản lý với từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo quá trình quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.
Để đảm bảo nguyên vật liệu có chất lượng tốt cung cấp đầy đủ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh việc tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ hợp tác, tin tưởng lẫn nhau với các nhà cung cấp có uy tín; dành lượng vốn đầu tư thích đáng cho nguyên vật liệu thì đầu tư cho xây dựng nguồn nguyên liệu có chất lượng là hết sức cần thiết nhằm tạo lập nguồn cung cấp một cách lâu dài và ổn định cho doanh nghiệp. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này công ty Nam Cường đã đầu tư vào hàng tồn kho một cách hợp lý. Vốn đầu tư của hàng tồn trũ của Nam Cường thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu
Tổng vốn đầu tư
Hàng tồn trữ
Năm 2005
Trị giá
18,28
12,8
%
100
60,377
Năm 2006
Trị giá
21,69
13,9
%
100
64,084
Năm 2007
Trị giá
27,74
18,78
%
100
60,490
Năm 2008
Trị giá
20.11
13,465
%
100
66,965
06/05
±
3,41
1,1
%
18,625
8,593
07/06
±
6,05
4,88
%
27,893
35,1
08/07
±
-7,63
-5,315
%
-27,505
-28,3
Bảng 7: Đầu tư hàng tồn trữ. Đơn vị: Tỷ đồng.
Hàng tồn trữ của công ty chủ yếu là nguyên phụ liệu phuc vụ việc sản xuất động cơ Diesel, công cơ xăng và mô tơ điện. Đầu tư hàng tồn trữ luôn là chiến lược sản xuất kinh doanh quan trọng nhất của công ty. Nó giúp cho việc sản xuất sản phẩm được diễn ra liển tục, có sẵn một lượng hàng hóa dự trũ để sãn sang tung ra thị trường khi cần thiết. Vốn đầu tư vào hàng tồn trũ của Nam Cường luôn chiếm khoảng trên 60% tổng đầu tư hàng năm của công ty. Cụ thể như sau: năm 2005 là 12,8 tỷ đồng chiếm 60,377% tổng vốn đầu tư, năm 2006 là 13,9 tỷ đồng chiếm 64,084%, năm 2007 là 18,78 tỷ đồng chiếm 67,7%. Đến năm 2008 tác động của khủng hoảng kinh tế làm cho chiến lược hàng tồn trữ của Nam Cường giảm xuống 28,3% so với năm 2007 chỉ còn 13,465 tỷ đồng chiếm 66,965% tổng số vốn vốn đầu tư.
4. Đầu tư hoàn thiện hệ thống quản lý doanh nghiệp.
Theo kinh nghiệm của nhiều nhà kinh tế học hiện đại và thực tiễn trên thế giới thì chất lượng của hoạt động quản lý trong doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm nói riêng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp nói chung (khoảng 80% vấn đề chất lượng là do quản lý gây ra). Chính vì vậy, đầu tư cho hoàn thiện hệ thống quản lý trong doanh nghiệp góp phần đáng kể trong việc cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay công ty đang triên khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Tạo điều kiện cho các nhân viên theo học các khóa học ngắn hạn và bồi dưỡng theo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý cho doanh nghiệp. Hăng năm chi phí cho việc quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm một số vốn khá cáo. Ta hãy xem xét chi phí chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty Nam Cường thong qua biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 4: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
Như vây chi phí quản lý doanh nghiêp hàng năm của công luôn chiếm khoảng 4% đến 5% tổng vốn đầu tư hằng năm của công ty. Tỷ lệ chi phí quản lý của doanh nghiệp của Nam Cường trong tổng số vốn đầu tư hằng năm giảm dần từ 5,661% năm 2005 xuống 5,265% năm 2006 rồi 4,24% năm 2007 và cuối cùng là 4,14% năm 2008 cho thấy công tác quản lý doanh nghiệp của công ty đang dần hoàn thiện theo một hệ thống có trật tự, góp phẩn giảm thiểu chi phí. Năm 2004 hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đến năm 2007 toàn bộ công ty đã vui mừng đón nhận danh hiệu “cúp vàng thương hiệu và doanh nhân tâm và tài”
5. Đầu tiên phát triển dịch vụ khách hàng và Marketing
Các dịch vụ khách hàng như: vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm...ngày càng đóng vai trò quan trọng làm tăng mức tiêu thụ của doanh nghiệp. Với các dịch vụ này khách hàng sẽ cảm thấy an tâm và thuận tiện hơn khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Đầu tư cho bổ sung và hoàn thiện những loại hình dịch vụ này có tác dụng to lớn đối với việc làm tăng mức độ thoả mãn của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm hay nói một cách khác là nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của công ty là các loại máy móc động cơ, để sản phẩm khi đến tay người tiêu dung vận hành tốt đạt công suốt cao thì việc hướng dẫn sử dụng cho khách hàng là rất cần thiết, mặt khác do máy móc hoạt động thường xuyên dễ bị hỏng nên công ty cũng có thêm dịch vụ bảo hành bảo dưỡng sản phẩm.
Đầu tư Marketing là đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp trước hết là nghiên cứu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, sau đó là nghiên cứu hành vi và xu hướng tiêu dùng của khách hang. Vấn đề này đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam trước đây còn chưa được chú trọng nhiều. Nhận thấy thiếu sót này của mình vào cuối năm 2008 công ty Nam Cường đã thành lập thêm một phòng Marketing nhằm có những đánh giá chính xác hơn về vị trí khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường, đồng thời tìm hiểu những xu hướng sở thích tiêu dùng mới của khách hàng về hình thức các sản phẩm của mình. Trung bình hàng năm vốn đầu tư cho hoạt động marketing của công ty chiếm khoảng 5 đến 10% tổng số đầu tư hằng năm. Vốn đầu tư vào marketing của công ty Nam Cường được thể hiện qua biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 5: Vốn đầu tư marketing của công ty TNHH Nam Cường
Đơn vị: Tỷ đồng
Theo biểu đồ trên vốn đầu tư dành cho marketing của công ty hằng năm tăng dần, đây chính là biểu hiện cụ thể nhất cho sự chú trọng của ban lãnh đạo công ty vào lĩnh vực này. Năm 2005 vốn đầu tư cho marketing của công ty là 1,02 tỷ đồng chiếm 5,57% tổng vốn đầu tư, năm 2006 tăng lên 1,27 tỷ đồng và năm 2008 vốn đầu tư cho marketing của công ty là 2,06 tỷ đòng chiếm 10,24% tổng vốn đầu tư. Nhờ đó công ty đã thực hiện tốt việc gắn sản xuất với tiêu dung, sản phẩm sản xuất ra ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hang. Công ty thực hiện việc gắn sản xuất với tiêu dùng thong qua hệ thống đại lý rộng khắp trên 64 tỉnh thành của mình. Hằng năm đều có nhân viên công ty luân phiên đến các các đại lý của mình tìm hiểu và lấy ý kiến người tiêu dùng nhằm hoàn thiện hơn sản phẩm của mình và thực hiện khâu dịch vụ sau khách hàng, một công việc quan trọng để giữ được khách hàng đối với công ty. Các hội chợ lớn về động cơ diesel và đọng cơ xăng công ty đều tham gia để quảng bá sản phẩm của mình. Thành công của nghiên cứu thị trường của công ty còn thể hiện ở chỗ công ty đã nhận thấy nhu cầu của nước ta về mô tơ điện và các loại linh phụ kiện kem theo. Công ty đã nhanh chóng đưa sản phẩm này vào sản xuất và thu được kết quả đáng kể
6. Đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, thương hiệu của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của sản phẩm và trở thành một trong những yếu tố quan trọng tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xây dựng được cho mình một thương hiệu mạnh thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ giành được thiện cảm và niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình hay sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng tin cậy và đánh giá cao. Đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm mới chỉ được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm sau một loạt vụ kiện về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài. Và phần lớn chúng ta đều nhận lấy thất bại. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này trong những năm qua Nam Cường đã rất chú tâm đầu tư phát triển vào thương hiệu sản phẩm riêng của mình cụ thể qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 6: Vốn đầu tư phát triển thương hiệu sản phẩm
Đơn vị: Tỷ đồng
Như vậy từ năm 2005 đến 2008 vốn đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty đã tăng từ 0,689 tỷ đồng lên 0,731 tỷ đồng. Việc đầu tư này cũng đã giúp cho công ty đạt được một số kết quả đáng kể như đăng kí độc quyền với cơ quan nhà nước về sản phẩm riêng của mình như đăng kí độc quyền sản phẩm CHANG CHAI ở Việt Nam .
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT-MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
1. Những kết quả đạt được
1.1 Chất lượng sản phẩm tăng
Trong thời gian qua, các lĩnh vực đầu tư của hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Nam Cường đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả các hoạt động thị trường và hiệu quả của công tác quản lý qua đó góp phần nâng cao các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm: cả về các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật cũng như mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ nhất: Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm đã đổi mới được một lượng lớn máy móc, thiết bị công nghệ, nâng cao khả năng và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, nâng cao các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, thẩm mỹ của các sản phẩm sản xuất ra. Nhờ việc cải tến công nghê lien tục, tích cực áp dụng những phương pháp sản xuất mới mà năng suất của công ty tăng liên tục từ 35000 động cơ các loại lên đến 52000 sản phẩm năm 2007, đến năm 2008 để thích ứng với sự biến động của thị trường công ty cũng nhanh chóng giảm sản lượng xuống còn 43000 sản phẩm để tránh thua lỗ. Điều này cho thấy sự nhạy bén với tình hình kinh tế của ban lãnh đạo công ty. Thiết bị dây chuyền máy móc của công ty hiên nay thuộc loại hiện đại nhất ở nước ta. Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, đạt công suất cao, chiếm được niềm tin của khách hàng. Đây chính là lý do quan trọng đưa Nam Cường trở thành doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất động cơ Diesel, động cơ xăng và mô tơ điện. Song song với việc tăng năng suất sản phẩm là tỷ lệ sản phẩm sai hỏng đã giảm dần qua các năm cụ thể như sau:
Biểu đồ 7: Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng của công ty giai đoạn 2005-2006
Đơn vị: %
Như vậy từ 2005 đến năm 2008 tỷ lệ sản phẩm sai hỏng đã giảm từ 4,21% trong tổng số sản phẩm làm ra hằng năm xuông còn 3,46%. Đây chính là kết quả của việc thực hiện đầu tư cải tiến thiết bị máy móc, hoàn thiện hệ thống quản lý. Bên cạnh đó việc các sản phẩm làm ra đến được tay người tiêu dung với độ bền cao, ít hỏng hóc là minh chứng rõ nhất cho chất lượng sản phẩm củ công ty được nâng cao. Hình thức mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng hơn, có nhiều sản phẩm đã được sản xuất theo ý muốn riêng của khách hàng.
Thứ hai: Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực cũng góp phần nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao thu nhập cho người lao động. Với việc tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo và trang bị thêm cơ sở vật chất cho môi trường làm việc đã góp phần góp phần nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân sản xuất , nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý và các cán bộ kỹ thuật tạo thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiều nhân viên của công ty đã đạt được những chứng chỉ quan trọng của nhà nước về quản lý và chuyên môn kĩ thuật.
Thứ ba: Đầu tư vào nguyên vật liệu hàng tồn trư của công ty cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Chủ yếu các linh kiện sản xuất động cơ của công ty là nhập từ nước ngoài, để tránh tác động xấu từ thị trường nước ngoài luôn luôn biến động công ty đã chủ động liên hệ với nhiều nhà cung ứng khác nhau và tự sản xuất một số linh phụ kiện phù hợp với khả năng trình độ của công ty.
Thứ tư: thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng, hiện nay công ty đã có hệ thống đại lý ở 63 tỉnh thành, sản phẩm của công ty đã có mắt ở nhiều nơi kể các vùng sâu vùng xa của các tình miền núi như Cao Bằng, Hà giang, Yên Bái…
1.2 Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm đã cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Năng lực cạnh tranh của công ty được nâng cao thể hiện qua doanh số bán hàng và lợi nhuận hàng năm đều tăng của công ty. Ta hãy xem xét qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây
Bảng 8: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2005 – 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 06/05
±
%
1
2
3
3
5
6
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tỷ đồng
40,5
48,4
7,9
10,9
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
Tỷ đồng
0,15
0,231
3. Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ
Tỷ đồng
40,35
48,169
4. Giá vốn hàng bán
Tỷ đồng
27,3
33,782
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tỷ đồng
13,05
14,387
6. Doanh thu hoạt động tài chính
Tỷ đồng
0,0056
0,0083
7. Chi phí tài chính
Tỷ đồng
0,723
1,341
- Trong đó: Chi phí lói vay
Tỷ đồng
0,673
1,157
8. Chi phí bán hàng
Tỷ đồng
0,724
0,934
9. Chi phớ quản lý doanh nghiệp
Tỷ đồng
1,035
1,142
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Tỷ đồng
9,9006
10,9783
11. Thu nhập khác
Tỷ đồng
0,163
0,321
12. Chi phí khác
Tỷ đồng
0,017
0,056
13. Lợi nhuận khác
Tỷ đồng
0,146
0,265
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Tỷ đồng
10,0466
11,2433
1,1967
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ đồng
2,813048
3,148124
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Tỷ đồng
7,233552
8,0952
0,8617
11,91
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 07/06
±
%
1
2
3
4
5
6
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tỷ đồng
48,4
59,6
10,8
13,43
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
Tỷ đồng
0,231
0,362
3. Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ
Tỷ đồng
48,169
59,238
4. Giá vốn hàng bán
Tỷ đồng
33,782
42,537
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tỷ đồng
14,387
16,701
6. Doanh thu hoạt động tài chính
Tỷ đồng
0,0083
0,0103
7. Chi phí tài chính
Tỷ đồng
1,341
1,465
- Trong đó: Chi phí lói vay
Tỷ đồng
1,157
1,475
8. Chi phí bán hàng
Tỷ đồng
0,934
1,104
9. Chi phớ quản lý doanh nghiệp
Tỷ đồng
1,142
1,178
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Tỷ đồng
10,9783
12,959
11. Thu nhập khác
Tỷ đồng
0,321
0,385
12. Chi phí khác
Tỷ đồng
0,056
0,067
13. Lợi nhuận khác
Tỷ đồng
0,265
0,318
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Tỷ đồng
11,2433
13,277
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ đồng
3,148124
3,71756
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Tỷ đồng
8,0952
9,55944
1,46424
18,08
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
So sánh 08/07
±
%
1
2
3
4
5
6
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tỷ đồng
59,6
50,21
-9,39
-15,75
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
Tỷ đồng
0,362
0,268
3. Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ
Tỷ đồng
59,238
49,942
4. Giá vốn hàng bán
Tỷ đồng
42,537
37,68
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tỷ đồng
16,701
12,262
6. Doanh thu hoạt động tài chính
Tỷ đồng
0,0103
0,0064
7. Chi phí tài chính
Tỷ đồng
1,465
1,243
- Trong đó: Chi phí lói vay
Tỷ đồng
1,475
1,198
8. Chi phí bán hàng
Tỷ đồng
1,104
1,023
9. Chi phớ quản lý doanh nghiệp
Tỷ đồng
1,178
0,903
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Tỷ đồng
12,959
9,0994
11. Thu nhập khác
Tỷ đồng
0,385
0,141
12. Chi phí khác
Tỷ đồng
0,067
0,053
13. Lợi nhuận khác
Tỷ đồng
0,318
0,088
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Tỷ đồng
13,277
9,1874
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ đồng
3,71756
2,572472
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ đồng
9,55944
6,614928
-2.9445
-30.8%
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Nam Cường giai đoạn 2005-2008 ta có thể thấy rằng từ 2005 đến 2007 doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng trưởng liên tục, nhưng đến năm 2008 do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận công ty bị chững lại và giảm sút. Cụ thể như sau: năm 2005 doanh thu của công ty là 40,5 tỷ đồng, đạt lợi nhuận là 7,233 tỷ đồng, sang năm 2006 doanh thu tăng 10,9% lên 48,8 tỷ đồng đạt mức lợi nhuận là 8,1 tỷ đồng, năm 2007 doanh thu là 59,6 tỷ đồng tăng 13,43%, lợi nhuận là 9,5 tỷ đồng tăng 18,08% so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 doanh thu chỉ còn là 50,21 tỷ đồng giảm 15,75% còn lọi nhuận là 6,61 tỷ đồng giảm 30,8%. Những kết quả kinh doanh tốt đẹp trong những năm qua đã tác động tích cực đến đời sống công nhân viên của công ty. Thu hập binh quân đầu người của công ty tăng liên tục từ 2.640.000 đồng lên 2.760.000 năm 2006, đến năm 2007 là 3.150.000 và năm 2008 mặc dù việc kinh doanh của công ty không đạt kết quả tốt như các năm trước nhưng thu nhập bình quân của công nhân viên công ty vân tăng lên đến 3.350.000.
Biểu đồ 8: Thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân công ty TNHH Nam Cường
Đơn vị: Triệu đồng
Sự phát triển của công ty không chỉ có tác động tích cực đến cuộc sống của cán bộ công nhân viên trong công ty mà còn giúp công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước. Những con số cụ thể về đóng góp cho ngân sách nhà nước hang năm của công ty được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 9: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng.
Như vậy hằng năm công ty nộp cho ngân sách nhà nước một số tiền khá lớn trên 2 tỷ đồng. Năm 2005 là 2,813 tỷ đồng, năm 2006 là 3,148 tỷ đồng và đến năm nhờ doanh thu và lợi nhuận tăng cao công ty đã nộp cho ngân sách nhà nước 3,717 tỷ đồng. Sang năm 2008 mặc dù việc sản xuất kinh doanh của công ty gap nhiều khó khăn nhừng công ty vân nộp vào cho ngân sách nhà nước 2,572 tỷ đồng.
2. Những hạn chế còn tồn tại.
Hệ thống máy móc thiết bị của công ty Nam Cường so với các công ty khác trong nước thuộc loại hiện đại nhất nhưng so với các doanh nghiệp nước ngoài thì dây chuyền công nghệ của công ty vẫn còn kém.
Hệ thống nhà kho chưa đáp ứng đủ diện tích chứa đựng máy móc đặc biệt là khi nhu cầu tăng đột biến công ty phải nhập rất nhiều hàng hoá lúc này phải sử dụng diện tích ngoài trời làm khu vực để hàng. Trong điều kiện không khí ẩm ướt không được che chắn bảo quản đúng quy trình, hàng hóa dễ bị hỏng hóc làm giảm chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, điều này có thể gây tổn hại tới uy tín và lòng tin của người tiêu dùng với công ty.
Hoạt động marketting chưa thực sự được chú trọng, đặt vai trò của Phòng marketting đúng vị trí và tầm của nó. Do đặc điểm Phòng marketting mới được thành lập, quy trình hoạt động chưa được xây dựng một cách cụ thể. Chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong phòng chưa rõ ràng hầu hết còn kiêm nhiệm công việc mang tính chất vụn vặt, tự phát, chưa có một hệ thống chuyên nghiệp.
Việc đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt cho công ty vẫn mang tinh chất thụ động chỉ là tạo điều kiện cho các cán bộ nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trạng- Vui vẻ Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Nam Cường.doc