MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1.1 Báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính.
1.1.1 Hệ thống báo cáo tài chính.
1.1.2 Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính.
1.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính.
1.2.1 Phương pháp so sánh.
1.2.2 Phương pháp Dupont.
1.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối.
1.2.4 Phương pháp loại trừ.
1.2.5 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích.
1.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính.
1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
1.3.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh.
1.3.3 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.
1.3.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh.
1.3.5 Dự báo nhu cầu tài chính.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VÀNG BẠC, ĐÁ QUÝ THUỘC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .
2.1 Tổng quan về Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh .
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính .
2.2 Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .
2.2.1 Về tổ chức phân tích .
2.2.2 Về phương pháp phân tích .
2.1.3 Về nội dung phân tích
2.3 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.3.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh .
2.3.2 Phân tích cấu trúc tài chính
2.3.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán .
2.3 Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .
2.3.1 Về tổ chức phân tích .
2.3.2 Về nội dung phân tích
2.3.3 Về phương pháp phân tích .
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VÀNG BẠC, ĐÁ QUÝ THUỘC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .
3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam .
3.1.2 Quan điểm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam .
3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam .
3.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích .
3.2.2 Hoàn thiện nội dung phân tích .
3.2.3 Hoàn thiện phương pháp phân tích
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích .
3.3.1 Về phía Nhà nước .
3.3.2 Về phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam.
3.3.3 Về phía Công ty Vàng bạc, Đá quý .
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC Trang
1
4
4
4
5
7
8
9
9
9
12
13
13
16
20
25
29
32
32
32
33
34
36
41
41
41
41
42
42
48
54
58
58
59
60
61
61
61
62
63
63
64
83
83
83
84
85
87
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2006, giá vốn hàng bán năm 2007 giảm 948,703 triệu đồng so với năm 2006. Khi doanh thu bán hàng giảm thì giá vốn của lượng hàng bán ra cũng giảm là phù hợp. Năm 2006 là năm có rất nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vàng bạc do giá vàng tăng đột biến, nhu cầu tiêu thụ vàng trong nước tăng mạnh. Kinh doanh vàng bạc là một hoạt động tương đối khó khăn bởi giá vàng trong nước phụ thuộc phần lớn vào giá vàng thế giới. Năm 2007 tình hình chính trị, kinh tế thế giới biến động rất phức tạp, đó là nền kinh tế Mỹ suy thoái, thâm hụt ngân sách lớn buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ(FED) phải ba lần cắt giảm lãi suất dẫn đến đồng đô la mất giá từ mức 1EUR=1.30USD xuống còn 1EUR=1.48USD, bên cạnh đó giá dầu tăng cao từ 60USD/thùng đến 100USD/thùng đã làm cho giá vàng quốc tế tăng rất mạnh từ 630USD/oz lên 845USD/oz, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ, dự trữ vàng trong nước. Hơn nữa, ở trong nước, trong sáu tháng đầu năm 2007, thị trường chứng khoán phát triển mạnh, nên các doanh nghiệp, khách hàng, nhà đầu tập trung phần lớn nguồn tiền vào đầu tư chứng khoán mà ít quan tâm đến vàng. Điều này đã góp phần làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty trong năm 2007. Giá vàng thế giới biến động thất thường, tăng giảm đột ngột với biên độ lớn(từ 5%-30%) gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Bên cạnh đó, giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới nên công ty ít có cơ hội nhập khẩu vàng để tiêu thụ ở thị trường trong nước, trong khi nhà nước chưa cho phép công ty xuất khẩu vàng, điều đó đã làm lợi nhuận thuần bán hàng năm 2007 của công ty giảm xuống còn 19,838 triệu đồng, giảm 50% so với năm 2006 cho thấy tình hình kinh doanh vàng bạc đá quý của công ty năm 2007 quá sa sút.
Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh và chế tác vàng bạc đá quý, công ty còn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng: nhận làm đại lý huy động tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ uỷ thác cho Sở giao dịch- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, huy động vốn bằng vàng của cá nhân; cho vay cá nhân, tổ chức tín dụng bằng tiền, vàng…và do vậy, doanh thu hoạt động tài chính này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu của công ty.
Năm 2007, doanh thu hoạt động tài chính đạt 49,423 triệu đồng, tăng 15.57% so với năm 2006 với 42,763 triệu đồng, trong khi chi phí tài chính giảm từ 26,967 triệu đồng năm 2006 xuống còn 24,456 triệu đồng năm 2007 làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính năm 2007 đạt 24,968 triệu đồng, tăng 58.07% so với năm 2006, nguyên nhân là do năm 2007 công ty tiết kiệm đáng kể chi phí tài chính. Bên cạnh đó, công ty đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng, doanh số huy động vốn tăng 33.3% so với năm 2006, có được điều đó là do sự cố gắng, nỗ lực của nhân viên trong công ty cùng các chiến dịch quảng cáo hình ảnh công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút khách hàng, đồng thời công ty đã tổ chức kinh doanh, huy động tiết kiệm ngoài giờ và cả ngày thứ 7.
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh năm 2007 là 5,393 triệu đồng tăng 56% so với năm 2006, trong khi lợi nhuận gộp bán hàng giảm 19.681 triệu đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính tăng 9,172 triệu đồng, điều đó cho thấy năm 2007 công ty đã tiết kiệm tối đa chi phí, đặc biệt là chi phí bán hàng giảm từ 30,726 triệu đồng năm 2006 xuống còn 17,023 triệu đồng năm 2007.
Bên cạnh đó, từ các số liệu trên, công ty còn tính ra các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh như: suất sinh lời của doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, suất sinh lời của doanh thu thuần bán hàng, suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, được thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời:
STT
Chỉ tiêu
2,006
2,007
Chênh lệch
1
Suất sinh lời của doanh thu thuần bán hàng
0.718
0.436
(0.282)
2
Suất sinh lời của doanh thu thuần
0.034
0.086
0.052
3
Suất sinh lời của tài sản
0.099
0.163
0.064
4
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
0.424
0.870
0.446
Từ bảng 2.2, ta thấy:
+ Suất sinh lời của doanh thu thuần bán hàng năm 2006 là 0.718%, năm 2007 giảm xuống còn 0.436%, như vậy cho thấy năm 2007 hiệu quả kinh doanh vàng bạc đá quý giảm, nguyên nhân là do năm 2007 là năm đầy biến động với thị trường vàng, công ty đã không chủ động được nguồn hàng. Suất sinh lời của doanh thu thuần cho biết nếu công ty bán được 100,000 đồng doanh thu thì sinh ra một khoản chênh lệch mua bán sau thuế VAT năm 2006 là 718 đồng, năm 2007 là 436 đồng
+ Suất sinh lời của doanh thu thuần hoạt động kinh doanh năm 2006 là 0.034%, năm 2007 tăng lên 0.086% là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty đã được nâng lên.
Năm 2007, tuy suất sinh lời của doanh thu thuần bán hàng thấp hơn năm 2006, nhưng suất sinh lời của doanh thu thuần hoạt động kinh doanh lại cao hơn năm 2006, điều này cho thấy, năm 2007 công ty đã đẩy mạnh hoạt động tài chính: tăng cường cho vay đối với cá nhân, tổ chức, thực hiện hoạt động huy động vốn ngoài giờ hành chính và cả ngày thứ 7..., doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 tăng 6,660 triệu so với năm 2006, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 9,172 triệu so với năm 2006.
+ Suất sinh lời của tài sản năm 2006 là 0.099%, năm 2007 là 0.163%, điều này cho thấy sức sinh lời của tài sản đã tăng lên. Nếu năm 2006: 100,000 đồng tài sản sinh ra 99 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2007 sinh ra 163 đồng, tăng 67% so với năm 2006. Tuy vậy, suất sinh lời của tài sản rất nhỏ cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty không cao.
+ Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu sản sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2006, trị số của chỉ tiêu này đạt 0.424% là khá khiêm tốn do công ty là một doanh nghiệp có quy mô lớn, đang trong giai đoạn đầu dần khẳng định vị thế trên thị trường tài chính cũng như trên thị trường kinh doanh vàng bạc đá quý, giai đoạn này công ty cần những chi phí cho đầu tư chiều sâu. Năm 2007, tỷ suất này là 0.87%, tăng 105.1% so với năm 2006 cho thấy uy tín của công ty đã dần được khẳng định, hiệu quả sản suất kinh doanh đã tăng lên.
Do vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nên mức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao hơn mức sinh lời của tài sản.
Ngoài ra, khi phân tích hiệu quả kinh doanh, công ty còn so sánh kết quả đạt được năm 2007 so với kế hoạch đã đề ra:
Bảng 2.3 : Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007
Chỉ tiêu
Năm 2007
So sánh
Kế hoạch
Thực hiện
+/-
%
1. Doanh thu thuần bán vàng bạc
4,044,000
4,544,939
500,939
112,39
2. Lợi nhuận gộp bán hàng
27,300
19,838
- 7,462
72,67
3. Lợi nhuận thuần từ HĐ tài chính
15,800
24,968
9,168
158,02
4. Chi phí chưa lương
28,348
26,927
- 1,421
94,99
5. Tổng lợi nhuận trước thuế
2,688
5,506
2,818
204,85
Theo bảng 2.3, ta thấy, doanh thu kinh doanh vàng bạc đá quý năm 2007 là 4,544,339 triệu đồng đạt 112.39% so với kế hoạch. Tuy vậy, lãi gộp kinh doanh vàng bạc đá quý năm 2007 chỉ đạt 72.67% kế hoạch với 19,951 triệu đồng. Như vậy, tuy doanh thu của công ty vượt 12.39% so với kế hoạch đề ra nhưng lãi gộp lại chỉ đạt 72.67% kế hoạch, có thể thấy hiệu quả kinh doanh vàng bạc đá quý có phần sa sút, không đạt được kỳ vọng của Ban giám đốc công ty. Về lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2007 đạt 158% kế hoạch với 24,968 triệu đồng cho thấy hoạt động tài chính có hiệu quả cao, mang lại lợi nhuận cho công ty.
Năm 2007, do tiết kiệm các loại chi phí làm chi phí của công ty giảm chỉ bằng 94.99% kế hoạch đề ra cùng với việc lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 158% so với kế hoạch đã giúp cho lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 205% kế hoạch đề ra với 5,506 triệu đồng. Điều này rất đáng mừng đối với ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy vậy, công ty cũng nên xem xét lại kế hoạch đề ra đã hợp lý hay chưa.
2.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty. Trong đó, cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp, một mặt phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, mặt khác chính sách này có quan hệ trực tiếp đến tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, từ đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn tại công ty cũng được coi trọng khi phân tích báo cáo tài chính:
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, công ty tiến hành so sánh tài sản, nguồn vốn giữa năm hiện tại và năm trước đó cả về số tuyệt đối và số tương đối để thấy được sự biến động của tài sản và nguồn vốn qua các năm tại công ty. Việc phân tích được thực hiện ở bảng 2.4, thông qua việc xem xét sự tăng giảm tuyệt đối, tương đối của tài sản, nguồn vốn giữa năm 2006 và 2007. Sau đó xác định tỷ trọng của từng bộ phận tài sản, nguồn vốn của từng năm để thấy được cơ cấu, mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục đến sự biến động của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu đó đã phù hợp hay chưa.
Từ bảng 2.4 ta thấy, trong năm 2007, tổng tài sản của công ty là 2,426,337 triệu đồng tăng 27% so với năm 2006 với 1,909,101 triệu đồng trong đó tài sản ngắn hạn tăng 511,061 triệu đồng tương đương 27%, chiếm 99.14% tổng tài sản năm 2006, và 99.07% tổng tài sản năm 2007 , tài sản dài hạn tăng 6,175 triệu đồng tương đương 37,48%, chiếm 0.86% tổng tài sản năm 2006 và 0.93% tổng tài sản năm 2007, điều này cho thấy quy mô tài sản tại công ty tăng lên tương đối nhiều. Điều này thể hiện ở:
+ Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền của công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi tại các ngân hàng, năm 2006 chiếm 2.69% tài sản ngắn hạn với 50,996 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 3.64% với 87,572 triệu đồng. Do lĩnh vực hoạt động của công ty là kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn và đặc điểm hoạt động ngân hàng là phải đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên theo nhu cầu khách hàng. Hơn nữa, do công ty có nhiều chi nhánh, mỗi chi nhánh lại gồm nhiều trung tâm, phòng giao dịch nằm rải rác trên các địa bàn nên lượng tiền mặt tồn tương đối lớn. Bên cạnh đó, công ty thường xuyên nhập khẩu vàng nên lượng tiền gửi ngân hàng luôn phải đảm bảo đủ thanh toán cho những lô nhập khẩu đó.
Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn tại công ty bao gồm hoạt động cho vay cầm cố các cá nhân và cho vay tín chấp đối với các tổ chức là các chi nhánh thuộc Ngân hàng nông nghiệp. Hoạt động này tăng mạnh từ 312,948 triệu đồng năm 2006 lên 803,060 triệu đồng năm 2007, tăng 256.61% so với năm 2006. Nếu xét về cơ cấu tài sản ngắn hạn thì năm 2006 hoạt động cho vay chiếm 16.54% tổng tài sản ngắn hạn, năm 2007 chiếm 33.41% tổng tài sản ngắn hạn, điều này cho thấy uy tín của công ty ngày càng được nâng cao, đã có nhiều khách hàng đến giao dịch tại công ty.
Tổng số tiền mà công ty thực hiện huy động ủy thác cho Sở giao dịch được hạch toán vào khoản phải thu ngắn hạn năm 2006 là 972,126 triệu đồng, năm 2007 là 1,201,083 triệu đồng tăng 23.55%, có được điều này là do công ty đã tăng cường quảng bá, tiếp thị hình ảnh, hệ thống mạng lưới kinh doanh của công ty đã được củng cố, từng bước hoàn chỉnh và hiện đại hóa, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của công ty, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty được nâng cao hơn sau các đợt đào tạo.
Khoản phải thu ngắn hạn khác về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006 là 3,931triệu đồng, năm 2007 là 9,477 triệu đồng trong đó chủ yếu là những khoản dự thu từ đầu tư tài chính ngắn hạn; năm 20006 khoản dự thu này là 2,827 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 5,827 triệu đồng, đây là những khoản thu từ đầu tư tài chính chưa đến hạn thanh toán. Năm 2007, đầu tư ngắn hạn tăng do vậy dự thu từ hoạt động này cũng tăng.
Tỷ lệ hàng tồn kho trong tổng số tài sản ngắn hạn của công ty năm 2006 chiếm 28.82% với 545,447 triệu đồng, năm 2007 chiếm 12.56% với 301,953 triệu đồng. Vì giá vàng trong nước phụ thuộc vào giá vàng thế giới, trong khi giá vàng thế giới phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị thế giới, hàng tồn kho cũng vì thế mà chiếm tỷ trọng nhiều hay ít theo từng thời điểm. Cuối năm 2006, do nhận định xu hướng giá vàng và nhu cầu tiêu thụ vàng sẽ tăng vào đầu năm 2007, nên công ty đã chủ động dự trữ một lượng lớn hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong năm 2007. Tuy vậy, dự trữ một lượng hàng tồn kho quá lớn vào cuối năm 2006 dễ gây tình trạng ứ đọng vốn tại công ty.
Bên cạnh việc phân tích cơ cấu tài sản, công ty còn tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn qua bảng 2.5 để thấy được tình hình huy động vốn, mức độ an toàn, hợp lý trong việc huy động vốn.
Theo bảng 2.5, trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 94.12% với 1,796,810 triệu đồng năm 2006 và 95.24% với 2,310,741 triệu đồng năm 2007, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 5.88% với 112,291 triệu đồng năm 2006 và 4,76% với 115,596 triệu đồng năm 2007. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2007 đã tăng 2.94% so với năm 2006 nhưng vì nợ phải trả của công ty tăng với tốc độ lớn từ 1,796,810 triệu đồng năm 2006 lên 2,310,714 triệu đồng năm 2007, tăng 28.6% nên nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 chiếm tỷ trọng giảm đi so với năm 2006 mặc dù xét về số tuyệt đối là tăng so với năm 2006. Trong tổng số nợ phải trả năm 2006 có 972,126 triệu đồng; năm 2007 có 1,201,083 triệu đồng công ty thực hiện huy động ủy thác cho Sở giao dịch, do vậy số tiền mà công ty chiếm dụng của khách hàng năm 2006 chỉ còn là 824,684 triệu đồng, năm 2007 tăng lên là 1,109,658 triệu đồng, nhưng vẫn cho thấy mức độ phụ thuộc của công ty vào khách hàng là tương đối lớn. Xem xét các khoản nợ phải trả cho thấy các khoản nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm 87.04% tổng nợ phải trả năm 2006 và 74.13% năm 2007, nợ dài hạn chiếm 12.96% nợ phải trả năm 2006 và 34.89% nợ phải trả năm 2007 cho thấy cơ cấu nợ phải trả tại công ty đã chuyển dịch theo hướng tích cực, hợp lý hơn: tăng tỷ trọng nợ phải trả dài hạn, giảm tỷ trọng nợ phải trả ngắn hạn. Vì vậy công ty cần xem xét cách thức khai thác, sử dụng và huy động vốn dài hạn nhằm đem lại hiệu quả cao hơn
Như vậy, thông qua phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy nguồn vốn hiện có của công ty phần lớn được hình thành từ các khoản nợ mà chủ yếu là nợ ngắn hạn, đây là nguồn vốn đi chiếm dụng của đơn vị khác. Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguồn vốn huy động được công ty chủ yếu tài trợ cho các khoản phải thu, hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản dài hạn
Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu tài sản: bảng ngang
Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu nguồn vốn: bảng ngang
2.2.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán;
Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rất rõ chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, qua phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty, các nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính của công ty.
Công ty đã tiến hành phân tích tình hình công nợ qua các khoản phải thu, phải trả với khách hàng dựa trên các thông tin trên bảng cân đối kế toán( bảng 2.6 trang bên)
Theo bảng 2.6, tổng các khoản nợ phải trả tại công ty năm 2006 là 1,796,809 triệu đồng, năm 2007 là 2,310,741 triệu đồng, tăng 128.6% so với năm 2006, trong đó, vay và nợ ngắn hạn tăng từ 1,514,475 triệu đồng năm 2006 lên 1,702,039 triệu đồng năm 2007, tăng 112.38%; vay và nợ dài hạn tăng từ 232,656 triệu đồng năm 2006 lên 597,367 triệu đồng năm 2007, tăng 256.76%. Điều này cho thấy, mức độ phụ thuộc vào khách hàng của công ty là rất lớn nhưng cũng cho thấy uy tín của công ty ngày càng được nâng cao.
Trong cơ cấu tổng nợ phải trả tại công ty, chủ yếu vẫn là vay và nợ ngắn hạn, chiếm 87% năm 2006 và 74% năm 2007 cho thấy áp lực thanh toán đối với công ty trong thời gian ngắn là tương đối lớn. Tuy vậy, tình hình này đã phần nào được cải thiện khi tỷ lệ vay và nợ ngắn hạn năm 2007 đã giảm xuống còn 74% tổng nợ phải trả.
Trong năm 2007, khoản phải trả cho người bán giảm chỉ còn 500 triệu đồng trong khi năm 2006, khoản này là 6,655 triệu đồng cho thấy công ty đã cố gắng thanh toán những khoản nợ khách hàng đã đến hạn thanh toán.
Khoản phải trả người lao động tại công ty thực chất là quỹ tiền lương được trích theo đơn giá tiền lương được giao. Năm 2007 quỹ tiền lương giảm chỉ còn 374 triệu đồng trong khi năm 2006 quỹ này là 3,269 triệu đồng.
Các khoản chi phí phải trả năm 2007 giảm chỉ còn 47.9% với 7,648 triệu đồng so với năm 2006 với 38,960 triệu đồng, đây là các khoản dự trả mà công ty đã trích trước để chi trả tiền lãi cho những khoản vay và nợ ngắn, dài
Bảng 2.6: Phân tích các khoản nợ phải trả và các khoản phảI thu: bảng ngang
hạn; bên cạnh đó còn bao gồm khoản dự phòng kinh doanh vàng trên tài khoản của công ty.
Đồng thời với việc phân tích các khoản phải trả, công ty còn phân tích các khoản phải thu qua bảng 2.7
Theo bảng 2.7 ta thấy, các khoản phải thu tại công ty chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn; năm 2006 là 981,034 triệu đồng, năm 2007 là 1,211,992 triệu đồng, tăng 123.54% so với năm 2006, điều này chủ yếu do khoản phải thu khách hàng tăng từ 975,006 triệu đồng năm 2006 lên 1,207,474 triệu đồng năm 2007.
Các khoản phải thu khác tại công ty bao gồm khoản dự thu về hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn, năm 2007 khoản dự thu này tăng lên 257% so với năm 2006 với 3,086 triệu đồng do hoạt động đầu tư tài chính của công ty tăng mạnh trong năm 2007.
Các khoản chi phí trả trước ngắn, dài hạn tại công ty là khoản chi phí tiền thuê nhà đã được công ty trả trước cho nhiều năm. Năm 2007, khoản chi phí này tăng lên 1,425 triệu đồng do gần 50% nhà cửa làm việc, kinh doanh tại công ty vẫn phải đi thuê.
Bên cạnh việc phân tích các khoản phải thu, phải trả, tại công ty còn tiến hành phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của công ty thông qua các chỉ tiêu cơ bản thể hiện ở bảng 2.8
Bảng 2.8: Phân tích khả năng thanh toán tại công ty
Chỉ tiêu
Cách tính
2006
2007
Chênh lệch
Tỷ lệ nợ phải thu/nợ phải trả
Nợ phải thu
0.55
0.52
(0.03)
Nợ phải trả
Hệ số khả năng TT tổng quát
Tổng số tài sản
1.06
1.05
(0.01)
Tổng số nợ phải trả
Hệ số khă năng TT nhanh
Tiền,các khoản tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn
0.23
0.52
0.29
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng TT nợ ngắn hạn
Tổng giá trị thuần của TS ngắn hạn
1.21
1.40
0.19
Tổng nợ ngắn hạn
Theo bảng 2.8 ta thấy:
- Tỷ lệ nợ phải thu trên nợ phải trả của công ty năm 2006 là 0.55, năm 2007 là 0.52 đều nhỏ hơn 1 cho thấy số vốn mà công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn mà công ty đi chiếm dụng, một phần vốn mà công ty chiếm dụng của khách hàng được công ty cho vay(đầu tư tài chính ngắn hạn) để hưởng chênh lệch về lãi suất
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2006 là 1.06, năm 2007 giảm 0.01 so với năm 2006 và chỉ còn là 1.05. Trong cả hai năm, hệ số này đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có khả năng đảm bảo được khả năng thanh toán nghĩa là với việc các khoản nợ của công ty được đảm bảo bằng toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Năm 2007, hệ số này đạt 1.4 tăng 0.19 so với năm 2006. Trong cả 2 năm 2006 và 2007, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính tại công ty tương đối ổn định.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2006 đạt 0.23 và tăng lên 0.52 vào năm 2007. Năm 2006, do lượng tồn kho lớn nên công ty có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ với khách hàng, năm 2007 công ty đã khắc phục tình trạng này, tình hình thanh toán nhanh các khoản nợ tại công ty đã được tăng lên đáng kể. Tuy vậy, do mặt hàng kinh doanh của công ty là vàng bạc, đá quý, một mặt hàng có khả năng chuyển đổi thành tiền cao nên mặc dù lượng hàng tồn kho lớn nhưng công ty hoàn toàn có thể đáp ứng được khả năng thanh toán nhanh bất cứ thời điểm nào.
2.3 Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty KDMN Vàng bạc đá quý- Ngân hàng nông nghiẹp và phát triển nông thôn Việt Nam.
2.3.1 Về tổ chức phân tích:
Hàng năm, công ty đã tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có phân tích báo cáo tài chính. Tuy vậy, việc phân tích này chưa thực sự được quan tâm đúng mực, chưa có bộ phận phân tích riêng mà công việc phân tích được thực hiện tại phòng kế toán công ty bởi các kế toán viên kiêm nhiệm. Việc phân tích báo cáo tài chính chủ yếu dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính và giải trình chi tiết các yếu tố cấu thành nên các bảng biểu báo cáo tài chính. Công tác phân tích được thực hiện sau khi đã hoàn thành báo cáo tài chính, kết quả phân tích chủ yếu chủ yếu để phục vụ cho Ban lãnh đạo công ty.
2.3.2 Về nội dung phân tích
Công ty KDMN vàng bạc đá quý là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Việt Nam, hạch toán độc lập từ năm 2003. Hoạt động kinh doanh của công ty gồm hai mảng chính: kinh doanh vàng bạc đá quý, mỹ nghệ và hoạt động ngân hàng. Do vậy khi phân tích báo cáo tài chính công ty chỉ tập trung vào phân tích nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả từ hoạt động kinh doanh vàng bạc và hoạt động ngân hàng, so sánh lợi nhuận, doanh thu năm nay so với năm trước, phân tích hiệu quả kinh doanh, suất sinh lời của doanh thu, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, nhóm các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán, sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn tại công ty.
- Về phân tích hiệu quả kinh doanh: phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty được thực hiện ở ba nội dung phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích một số các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh và so sánh kết quả kinh doanh đạt được năm 2007 với kế hoạch đề ra
- Về phân tích cấu trúc tài chính: công ty đã phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và xu hướng biến động của chúng thông qua việc xác định từng loại tài sản, nguồn vốn để biết được tình hình sử dụng nguồn vốn và việc huy động nguồn vốn của công ty. Tuy vậy, việc phân tích cấu trúc tài chính của công ty chưa đề cập đến mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn tức là mối quan hệ giữa tình hình sử dụng và huy động vốn.
- Về phân tích tình hình và khả năng thanh toán: công ty đã lập bảng biểu thể hiện các khoản phải thu, phải trả tại công ty, để từ đó thấy được sự biến động các khoản nợ phải thu, phải trả của công ty qua các năm 2006,2007. Công ty đã sử dụng các chỉ tiêu: hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh để đánh giá tình hình thanh toán tại công ty.
Tuy các chỉ tiêu đã phân tích là những chỉ tiêu nằm trong hệ thống các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính nhưng vẫn chưa nêu lên đầy đủ thực trạng tài chính của công ty. Nhiều chỉ tiêu, nội dung phân tích quan trọng chưa được đề cập đến như hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, khả năng đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, đòn bẩy tài chính…Do vậy mà hiệu quả của việc phân tích chưa cao, chưa thiết thực, chưa phát huy được hết sự hữu ích của công cụ phân tích báo cáo tài chính trong điều hành hoạt động kinh doanh tại công ty cũng như cung cấp cho các đối tượng bên ngoài.
2.3.3 Về phương pháp phân tích:
Việc phân tích báo cáo tài chính tại công ty hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh. Đây là phương pháp phân tích phổ biến trong việc phân tích báo cáo tài chính tài các doanh nghiệp và được công ty sử dụng xuyên suốt quá trình phân tích. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm, nhưng hiệu quả mang lại chưa thực sự thuyết phục đối với các đối tượng quan tâm đến công ty. Các phương pháp phân tích khác như: phương pháp Dupont, phương pháp xác định nhân tố ảnh hưởng, phương pháp thay thế liên hoàn… chưa được công ty sử dụng trong quá trình phân tích.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam.
3.2 Quan điểm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại vàng ty KDMN vàng bạc đá quý- Ngân hàng nông nghiẹp và phát triển nông thôn Việt Nam.
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty
Báo cáo tài chính không những là nguồn thông tin quan trọng cho việc quản trị doanh nghiệp, mà báo cáo tài chính còn là nguồn thông tin chủ yếu đối với người ngoài doanh nghiệp. Tất cả các báo cáo tài chính đều là những tài liệu có tính lịch sử vì chúng cho thấy những gì đã diễn ra trong một kỳ cá biệt của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính nhằm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp đưa ra các quyết định hợp lý và sẽ hành động trong tương lai dựa vào các thông tin có tính lịch sử của báo cáo tài chính. Do vậy, phân tích báo cáo tài chính là công việc vô cùng quan trọng, nhất là trong một nền kinh tế hội nhập, sự cạnh tranh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112491.doc