Chuyên đề Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ và THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 6

1.1 Khái quát chung về bảo hiểm phi nhân thọ 6

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ 6

1.1.1.1 Khái niệm 6

1.1.1.2 Đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ. 7

1.1.2.Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: 11

1.1.2.1 Bảo hiểm tài sản: 11

1.1.2.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: 12

1.1.2.3 Bảo hiểm con người phi nhân thọ: 13

1.2 Thị trường bảo hiểm và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 15

1.2.1 Thị trường bảo hiểm 15

1.2.1.1 Khái niệm 15

1.2.1.2 Đăc điểm của thị trường bảo hiểm 17

1.2.1.3 Một số quy luật chung của thị trường bảo hiểm 21

1.2.2 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ: 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ CHI NHÁNH THANH XUÂN BẢO VIỆT HÀ NỘI 25

2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Hà Nội và chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân. 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Hà Nội và chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân 25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 26

2.2 Thực trạng chung thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân Bảo Việt Hà Nội 29

2.2.1 Thực trạng chung của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 29

2.2.2 Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân Bảo Việt Hà Nội. 36

2.2.2.1 Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân Bảo Việt Hà Nội đang triển khai 36

2.2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2005 - 2007 38

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH THANH XUÂN BẢO VIỆT HÀ NỘI TRONG NĂM TỚI 51

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 53

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 53

4.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 53

4.1.1 Nhanh chóng triển khai có hiệu quả Luật kinh doanh bảo hiểm 54

4.1.2 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý 55

4.1.3 Hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm 57

4.2. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh công ty 58

4.2.1 Nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên 58

4.2.2 Nâng cao năng lực công nghệ. 59

4.2.3 Phát triển nhiều sản phảm mới. 59

4.2.4 Phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua các đại lý và môi giới bảo hiểm 61

4.2.5 Công ty cũng cần thiết lập một hệ thống tư vấn bảo hiểm miễn phí: 69

4.2.6 Các giải pháp Marketing. 70

4.2.7 Công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên 74

4.2.8 Chính sách khen thưởng và kỷ luật 75

4.2.9 Công tác tuyên truyền quảng cáo 75

KẾT LUẬN 78

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh: 21,29%, còn lại là của Bảo Long, Viễn Đông, AAA, BIC, UIC, VIA,… Biểu đồ 2.4: THỊ PHẦN NĂM 2006 CỦA BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ ( Nguồn: thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006- Bộ tài chính) So với năm 2005, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay cung cấp 11 loại hình nghiệp vụ khác nhau tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu vào loại hình bảo hiểm xe cơ giới: doanh thu phí bảo hiểm gốc chiếm 26,9%, bảo hiểm tài sản và thiệt hại chiếm 23,3%, sức khỏe và tai nạn con người chiếm 15,2% so với tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm nông nghiệp, thiệt hại kinh doanh và rủi ro tài chính hầu như không đáng kể. Biểu đồ 2.2: CƠ CẤU DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM GỐC (Nguồn: thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006- Bộ tài chính) Sau 3 năm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng lên đáng kể, công tác đáng giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất cũng được cải thiện. Kết quả là, mức phí bảo hiểm giữ lại tăng so với năm 2005: bảo hiểm hàng không tăng 33,3%, trách nhiệm chung 28,6%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 16,8%, bảo hiểm xe cơ giới 13,8%...Do đó, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của các nghiệp vụ này so với tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường tăng và được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.3: CƠ CẤU DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM GIỮ LẠI (Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006- Bộ Tài chính) Nhưng tất cả những nguyên nhân trên sẽ không còn nữa khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn. Trong khoảng 6 tháng đầu năm 2007, Nghị định 45-46 sửa đổi Nghị định số 42-43 và các thông tư hướng dẫn về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành cùng với các cam kết của Việt Nam về gia nhập WTO có hiệu lực từ 1/1/2007, đã tạo nhiều cơ hội cho khai thác dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Một số văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã tác động tích cực tới khả năng tăng trưởng doanh thu bảo hiểm cho toàn thị trường như Nghị định bắt buộc về bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới, Nghị định quy định chi tiết luật du lịch yêu cầu các công ty lữ hành mua bảo hiểm bắt buộc cho khách. Tuy nhiên trong bối cảnh nhiều cơ hội và nguy cơ như vậy thì tình hình cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu bằng cách hạ phí phi kỹ thuật, tăng chi phí khai thác vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt từ các doanh nghiệp nhỏ và mới đi vào hoạt động. Trong khi đó, hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài tiếp tục hướng vào chuyên môn hóa, với chiến lược “ chọn lọc rủi ro, tập trung vào khúc thị trường mục tiêu” nên mặc dù mức độ cạnh tranh chưa cao, nhưng họ đang chiếm lĩnh dần các khúc thị trường có hiệu quả tốt. Môi giới bảo hiểm nước ngoài tiếp tục hoạt động tốt, tuy nhiên có sự chuyển dịch hướng khai thác bảo hiểm tài sản sang các sản phẩm bảo hiểm y tế, con người, trách nhiệm nghề nghiệp có nhiều tiềm năng hơn. Tình đến thời điểm này, toàn thị trường có 23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có 2 doanh nghiệp phi nhân thọ nhà nước, 10 doanh nghiệp phi nhân thọ cổ phần, 4 doanh nghiệp liên doanh, và 7 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập đã đi vào ổn định và bắt đầu mở rộng hoạt động như: BIC phát triển mạnh nhờ sự hỗ trợ tích cực của BIDV trong các dự án đầu tư lớn, Bảo hiểm Toàn cầu (GIC) tận dụng khai thác triệt để ở các dịch vụ bảo hiểm kỹ thuật và tài sản từ các cổ đông lớn là SFC (công ty bay dịch vụ) và EVN. Bên cạnh đó Vietnam Airlines cũng đang có kế hoạch thành lập công ty bảo hiểm. Hiện nay, 12 doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vẫn nắm giữ thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với thị phần doanh thu phí bảo hiểm đạt hơn 80%, trong đó tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO. Cạnh tranh càng gay gắt thì liên kết càng phát triển là quy luật vốn có của thị trường. Đặc biệt giữa năm 2006, xuất hiện nhiều hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các doanh nghiệp khác như ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB bank) đã hợp tác với công ty bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIAV) với các sản phẩm “ an nghiệp bảo tín”, “an tâm bảo gia”, “an sinh thịnh vượng”, “an trí thành tài”, “nhất niên gia hạn”; hay công ty bảo hiểm BIDV và ngân hàng mẹ - ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam; ngân hàng TMCP Kỹ thuật VN Techcombank và Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh liên kết cung cấp dịch vụ nhắn tin qua điện thoại di động để thanh toán phí bảo hiểm cho xe cơ giới...Đây là một xu thế mới và cũng là một tấm là chắn thay vì cạnh tranh bằng liên kết cho các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Dựa vào những số liệu doanh thu các năm, có thể nói doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo, cụ thể cuối năm 2007: doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ là 7.400 tỷ đồng và năm 2008 ước tính doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ là: 8.355 tỷ đồng Biểu đồ 2.5: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM NĂM 2008 2.2.2 Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân Bảo Việt Hà Nội. 2.2.2.1 Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân Bảo Việt Hà Nội đang triển khai Hiện nay, chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân đang triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội, đó là các nghiệp vụ: Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người + Bảo hiểm tai nạn hành khách + Bảo hiểm toàn diện học sinh + Bảo hiểm kết hợp con người + Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 + Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật + Bảo hiểm sinh mạng cá nhân + Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe + Bảo hiểm tai nạn thuỷ thủ, thuyền viên + Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển y tế công cộng + Các loại hình bảo hiểm khách du lịch Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm + Bảo hiểm trách nhiệm kiến trúc sư + Bảo hiểm trách nhiệm người sử dụng lao động + Bảo hiểm trách nhiệm đối với thiệt hại người và tài sản + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với hành khách + Bảo hiểm trách nhiệm chủ xe đối với hàng hoá trên xe + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe ô tô đối với người thứ ba + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe mô tô đối với người thứ ba + Bảo hiểm trách nhiệm khác Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản: + Bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu +Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu + Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa + Bảo hiểm thân tàu biển + Bảo hiểm xây dựng lắp đặt + Bảo hiểm cháy nổ + Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt + Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh + Bảo hiểm thiết bị điện tử + Bảo hiểm máy móc xây dựng + Bảo hiểm tài sản + Bảo hiểm vật chất ô tô + Bảo hiểm vật chất xe mô tô Trong những năm vừa qua chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ phía trong việc đánh giá, chấp nhận rủi ro, thanh tra và xử lý khiếu nại… 2.2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2005 – 2007 a. Mục tiêu và phương châm hoạt động của phòng bảo hiểm Thanh Xuân Trong điều kiện thị trường có nhiều khó khăn và có tính cạnh tranh cao, phòng bảo hiểm Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội đã kịp thời có những phân tích và đánh giá những kết quả kinh doanh đạt được để phát huy, đồng thời chỉ ra được những khó khăn cần khắc phục. Phòng bảo hiểm Thanh Xuân xây dựng mục tiêu hoạt động là “ Tăng trưởng, hiệu quả, phát triển bền vững” với phương châm hoạt động hiện nay là “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển” b. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của phòng bảo hiểm Thanh Xuân * Nguyên nhân khách quan: + Thứ nhất: Quận Thanh Xuân đang trong đà phát triển cả về chất và lượng như cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh ( hệ thồng đường, điện, nước, các loại hình dịch vụ viễn thông, nhà ở, chợ, trường học, bệnh viện...); Quận còn gần các khu trung tâm thành phố, các khu vui chơi ở các tỉnh giắp với Quận như: Ao Vua, Khoang Xanh, Tây Thiên,... nên sẽ có nhiều người tới định cư. Do vậy đây sẽ là thị trường tiền năng có thể khai thác. + Thứ hai: Hiện nay, dân cư của Quận Thanh Xuân đông, cơ cấu dân số chủ yếu là trong độ tuổi lao động, những người trong độ tuổi đi làm chiếm 65%, còn là những người ngoài độ tuổi đi làm và những người đang thất nghiệp, chưa có việc làm. Thu nhập bình quân một người dân năm 2007 khoảng từ 120 – 200 USD/ người tăng so với năm 2006, điều này sẽ dẫn đến sự phát triển tất yếu về nhu cầu các sản phẩm bảo hiểm. + Thứ ba: Quận Thanh Xuân là Quận có nhiều trường học từ các cấp: trường mần non Khương Đình, trường tiểu học Nhân Chính, trường Đại học Phương Đông, Học viện Kỹ thuật Quân sự...rất thuận lợi cho việc triển khai các loại hình bảo hiểm con người phi nhân thọ. + Thứ tư: Quận Thanh Xuân nằm trên địa bàn giắp với các tỉnh ngoại thành Hà Nội như Hà Đông-Hà Tây, ….do vậy lưu lượng xe tham gia giao thông, rất lớn với nhiều loại khác nhau như xe buýt, xe khách đi các tỉnh ngoại thành, xe có trọng tải lớn ( xe conterner, xe chở cát xỏi…), xe máy, xe đạp… Ngoài ra, tuyến đường không có phân luồng xe cho từng loại, nhất là sự bất hợp lý trong việc có tuyến đường riêng dành cho xe buýt nhưng lại có những đoạn rẽ cắt ngang không có biển báo hiệu hay đến giao thông. Bên cạnh đó ý thức tham gia giao thông của người dân kém, có những trường hợp đội mũ bảo hiểm không cài dây hoặc không đội mũ bảo hiểm, đi lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu, vẫn có tình trạng vượt đèn giao thông khi không có sự giám sát của cảnh sát giao thông ở ngã tư đèn hay chở hàng quá trọng lượng của xe, chở hàng cao so với mức quy định...gây nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông, và xảy ra rất nhiều vụ tai nạn mất cả người và tài sản. + Thứ năm: Quận Thanh Xuân đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nhất là về cơ sở hạ tầng, nhà ở. Ngoài ra, quận cũng có nhiều các công ty sản xuất như công ty giầy Thượng Đình, Nhà máy phụ tùng số 1, Nhà máy cơ khí...; nhiều siêu thị và chợ như siêu thị PICO, chợ vải lụa Hà Đông. Đây là một nhân tố thuận lợi trong việc phát triển loại hình nghiệp vụ bảo hiểm tài sản như bảo hiểm xây dựng- lắp đặt, bảo hiểm vật chất bất ngờ, bảo hiểm hỏa hoạn rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro trong công nghiệp; bảo hiểm con người như bảo hiểm tai nạn cho người lao động...; hay bảo hiểm trách nhiệm như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ doanh nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm công cộng và trách nhiệm sản phẩm... được các tổ chức, các doanh nghiệp quan tâm và đã tham gia. Tuy nhiên, các tổ chức, doanh nghiệp này thường tìm đến công ty Bảo Việt Hà Nội mà ít khi thông qua các văn phòng đại diện do tính chất, quy mô, tâm lý của người tham gia bảo hiểm lựa chọn. Nhưng không vì thế doanh thu các nghiệp vụ này giảm. * Nguyên nhân chủ quan: + Phòng bảo hiểm Thanh Xuân là một chi nhánh bảo hiểm của Bảo Việt mà thương hiệu Bảo Việt hiện là một trong những thương hiệu được bảo hộ nổi tiếng nhất Việt Nam. + Phòng có đội ngũ cán bộ và nhân viên khai thác chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt c. Kết quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của phòng bảo hiểm Thanh Xuân năm 2005-2007 Hiện nay, Phòng bảo hiểm Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội đang triển khai hơn 21 nghiệp vụ bảo hiểm và nhìn chung đều đạt mức tăng trưởng về doanh thu phí qua các năm. Kết qủa kinh doanh đã thể hiện được năng lực của phòng bảo hiểm Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Những nghiệp vụ truyền thống như bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm toàn diện học sinh, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy… vẫn có mức doanh thu phí cao và tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu phí của toàn công ty. Một vài nghiệp vụ bảo hiểm chẳng hạn như bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm du lịch, tuy mới ra đời nhưng đã thể hiện ngay vai trò và ngày càng khẳng định sự cần thiết của mình thông qua số phí bảo hiểm thu được tăng đáng kể qua các năm. Một số nghiệp vụ mới triển khai, doanh thu phí vẫn chưa đều. Điểm hạn chế này là do các phòng chưa thực sự giành thời gian nghiên cứu nên chưa nắm được các đầu mối khách hàng lớn, vấn đề chăm sóc khách hàng nhằm tái tục hợp đồng và việc quảng cáo các sản phẩm mới còn chưa được quan tâm. Kết quả khai thác của phòng bảo hiểm Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội được thể hiện qua doanh thu 3 năm gần đây: Bảng 1: Doanh thu các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ 2005-2007 Loại hình bảo hiểm Doanh thu 2005(VND) Doanh thu 2006 (VND) Doanh thu 2007( VND) Bảo hiểm tài sản 436.592.875 628.674.250 1.320.717.549 Bảo hiểm con người 1.702.365.984 2.086.354.416 2.583.426.771 Bảo hiểm trách nhiệm 685.324.456 919.524.339 563.955.323 (Nguồn: Phòng bảo hiểm Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội) Biểu đồ 2.6: Doanh thu các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ năm 2005-2007 (Nguồn: Phòng bảo hiểm Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội) Năm 2007 tổng doanh thu đạt 4.468.099.634 đồng, bằng 89,36% mức kế hoạch công ty Bảo Việt Hà Nội giao. Tăng trưởng trên 122,93% so với năm 2006 doanh thu là 3.634.553.005 đồng. Trong đó: * Đối với bảo hiểm tài sản Trong năm 2007, tổng doanh thu bảo hiểm tài sản là: 1.320.717.549 đồng lớn hơn năm 2006 là 628.674.250 đồng, tăng 110,08%. Với nguyên nhân khách quan và chủ quan trên, để tránh xảy ra những mất mát lớn về tài sản của chính mình khi chẳng may có rủi ro xảy ra nên đã có nhiều người mua các sản phẩm bảo hiểm tài sản như bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa…để khắc phục phần nào những tổn thất mà rủi ro đem lại. Chính vì thế doanh thu một số nghiệp vụ của bảo hiểm tài sản năm 2007 tăng so với năm 2006: Bảng 2: Tỷ lệ % tăng doanh thu một số nghiệp vụ BHTS năm 2007 so với năm 2006 Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa Bảo hiểm vật chất tổn thất bất ngờ Bảo hiểm vật chất ô tô Bảo hiểm hỏa hoạn rủi ro đặc biệt Bảo hiểm xây dựng- lắp đạt CAR Kh% 19,17 4,27 0.59 1.78 20.72 Ngoài ra trong năm 2007, phòng bảo hiểm Thanh Xuân mới triển khai một số nghiệp vụ mới và có kết quả doanh thu cao: Bảo hiểm mọi rủi ro trong công nghiệp: doanh thu năm2007 là 148.666.000 đồng Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy hoặc tổn thất: doanh thu năm2007 là: 5.622.727 đồng. Biểu đồ 2.7:Doanh thu các nghiệp vụ của bảo hiểm tài sản năm 2006-2007 (Nguồn: Phòng Bảo hiểm Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội) * Đối với bảo hiểm trách nhiệm Cũng với những nhân tố trên của Quận Thanh Xuân mà loại hình bảo hiểm trách nhiệm được nhiều người tham gia.Tuy nhiên số người tham gia loại hình bảo hiểm này lại có xu hướng giảm đi, phải chăng loại hình bảo hiểm này không được người dân quan tâm do nhiều nguyên nhân như: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trên quận Thanh Xuân, thu nhập của người dân, nhận thức của người dân về loại hình bảo hiểm trách nhiệm, quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả hay quyền lợi và trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người muốn tham gia… Bảng 3: Tỷ lệ % doanh thu các nghiệp vụ BHTN năm 2007 so với năm 2006 Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm BH TN sản phẩm & công cộng dạng mở BH TNDS chủ xe ô tô bắt buộc BH TNDS chủ xe mô tô bắt buộc Kh% 0.06 0.91 0.72 Ngoài ra trong năm 2007, một số nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm không có doanh thu: Bảo hiểm trách nhiệm chủ xe đối với hành khách và bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe. Và một số nghiệp vụ mới được triển khai và đạt doanh thu trong năm 2007 như: Bảo hiểm trách nhiệm công cộng: 9.000.000 đồng, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư: 94.058.466 đồng Biểu đồ 2.8: Doanh thu các nghiệp vụ của bảo hiểm trách nhiệm năm 2006-2007 (Nguồn: Phòng bảo hiểm Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội) * Đối với bảo hiểm con người phi nhân thọ Đây là loại hình bảo hiểm chiếm giữ doanh thu cao nhất của bảo hiểm phi nhân thọ. Từ khi các sản phẩm của bảo hiểm con người phi nhân thọ ra đời đã có được kết quả to lớn trong việc phát triển sản phẩm này ở mọi nơi, đặc biệt phải kể đến nghiệp vụ bảo hiểm học sinh, bảo hiểm kết hợp con người, bảo hiểm tai nạn 24/24, bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật… Chi nhánh đã kết hợp cùng với các trường học ở trên địa bàn quận nhằm phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm dựa trên tiêu chí hai bên cùng có lợi vì chi nhánh muốn tăng doanh thu và giữ được thị trường và khách hàng của mình đồng thời các trường học trở thành đại lý cho Bảo Việt và được hưởng hoa hồng dựa trên số hợp đồng tham gia. Hiện nay chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân kết hợp với 57 trường trong đó có 20 trường mần non,10 trường tiểu học,10 trường THCS, 13 trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp, 4 trường THPT. Với chính sách trên, chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân đã có được kết quả tốt trong các năm qua. Ta có thể kể đến nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người. Đây là loại hình nghiệp vụ có đối tượng bảo hiểm rộng từ 1 tuổi đến 65 tuổi, phạm vi bảo hiểm rộng bao gồm: tai nạn, sinh mạng, trợ cấp nằm viện. Tiếp đến là bảo hiểm học sinh cũng chiếm tỷ trọng lớn, đây là loại hình bảo hiểm giành cho những đối tượng đang được ngồi trên ghế nhà trường, là nghiệp vụ mà từ khi bắt đầu ra đời đến nay được triển khai có hiệu quả nhất, loại hình này tuy có đối tượng hạn hẹp nhưng có phạm vi rộng bao gồm: bị chết trong mọi trường hợp; bị tai nạn thương tật; ốm đau bệnh tật phải nằm viện chữa trị và phẫu thuật. Biểu đồ 4: Doanh thu các nghiệp vụ BHCN phi nhân thọ năm 2006-2007 (Nguồn: Phòng bảo hiểm Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội) Ghi chú: B1: BHCN bồi thường cho người lao động B2: Bảo hiểm kết hợp con người B3: BHCN khách du lịch B4: BHCN người Việt Nam du lịch nước ngoài ngắn hạn B5: Bảo hiểm sinh mạng cá nhân B6: Bảo hiểm sức khỏe con người ở mức cao B7: Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 B8: Bảo hiểm tai nạn con người theo mẫu đơn B9: Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi B10: Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên môtô B11: Bảo hiểm tai nạn thủy thủ thuyền viên B12: Bảo hiểm toàn diện học sinh. d. Những thuận lợi và khó khăn của phòng bảo hiểm Thanh Xuân để có được kết quả kinh doanh trên. * Phòng bảo hiểm Thanh Xuân đã có những thuận lợi sau: - Tạo được mối quan hệ tốt đối với chính quyền địa phương , các ban ngành trong địa bàn đều ủng hộ nhiệt tình đối với công tác bảo hiểm, đặc biệt là ngành GD-ĐT quận Thanh Xuân và BGH các trường ĐH – CĐ -THCN do vậy năm học 2006-2007 đã thu được kết quả đáng khích lệ doanh thu phí bảo hiểm tăng 20% so với doanh thu cùng kỳ năm ngoái . - Nhiều năm qua phòng Thanh Xuân đã phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo, do đó uy tín ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trên địa bàn , 10 năm qua phòng đã bám giữ được khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới thông qua công việc phục vụ sau bán hàng . - Được sự động viên của ban lãnh đạo công ty, đã giúp cho phòng hoàn thành bằng được kế hoạch công ty giao,với ý chí quyết tâm cao của lãnh đạo phòng cùng đội ngũ cán bộ giúp việc gắng sức vượt mọi khó khăn để đi đến đích. -Trong công tác quản lý, phòng thực hiện đúng quy định của công ty, không vi phạm chế độ quản lý tài chính, tuy nhiên năm 2006 lần đầu tiên có đại lý mới vào chưa nắm rõ quy định nên có ghi hóa đơn chưa chuẩn trường hợp này đại lý đã làm tờ trình lãnh đạo để được giải quyết. - Tuy công việc rất khó khăn vất vả nhưng nhân viên trong phòng đoàn kết, công tác chăm lo đến tinh thần và vật chất vẫn duy trì tốt hàng năm nhằm động viên khích lệ nhân viên trong phòng , hàng năm phòng trích nguồn dự trữ của phòng để khen thưởng cho cán bộ và đại lý ( Trích từ quỹ lương doanh thu của TP khai thác mới). * Bên cạnh đó cũng có những khó khăn trong việc thực hiện kinh doanh để đạt chỉ tiêu đề ra của công ty: - Phòng bảo hiểm Thanh Xuân gặp rất nhiều khó khăn do khách quan tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của phòng vì vậy ngay từ đầu năm đã cho thấy khả năng hoàn thành kế hoạch công ty giao là rất khó . Tuy nhiên với uy tín của phòng bảo hiểm Thanh Xuân - Bảo Việt Hà Nội trên địa bàn quận Thanh Xuân qua 11 năm xây dựng và phát triển đã thúc đẩy mạnh mẽ ý chí quyết tâm cao của các nhân viên phòng bảo hiểm Thanh Xuân trong việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh 2007 . -Trong tình hình có nhiều các đối thủ cạnh tranh mạnh về chính sách với khách hàng như chi hoa hồng cao hơn so với quy định , tăng chi phí kinh doanh và đặc biệt là giảm phí bảo hiểm cho khách hàng trong khi đó nguồn năng lực tài chính có hạn nên rất khó khăn trong việc đầu tư giành dịch vụ có doanh thu lớn. -Phòng chưa có cán bộ khai thác chủ lực, doanh thu chủ yếu vẫn là doanh thu chung do lãnh đạo giao dịch khai thác và phát triển doanh thu từ học sinh, sinh viên, giáo viên… Kế hoạch giao cho cán bộ thực hiện 2007 vẫn chưa đạt yêu cầu của công ty đề ra, cán bộ đáp ứng được nhiệm vụ ngày càng cảm thấy khó khăn trong việc hoàn thành về cả chất lượng và số lượng. Chính vì 2 yếu tố nêu trên cho nên công việc khai thác văn phòng ngày càng khó khăn. - Do ý thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ - đại lý chưa cao đối với công việc được giao , Cán bộ chưa mạnh dạn dám nghĩ , dám làm và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về công việc được giao để nâng cao trình độ nhằm xây dựng văn phòng uy tín hơn ,kinh doanh ngày càng có hiệu quả cao. Lực lượng đại lý chuyên nghiệp 2007 trở lại đến cuối năm xét điều kiện chỉ còn 01 đại lý chuyên nghiệp chính thức còn lại chuyển sang bán chuyên nghiệp. Cán bộ chưa chủ động tìm kiếm khách hàng mới và chưa tự lập được kế hoạch để triển khai công việc. Do ý thức của cán bộ chưa cao trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao về cuối năm, nghiệp vụ còn yếu kém, chưa chủ động thực hiện các quy trình khai thác về các nghiệp vụ có tính kỹ thuật cao. Hơn nữa cán bộ chưa tự nâng cao kiến thức, còn thiếu tự tin khi thực thi nghiệp vụ, còn thụ động trong việc tư vấn cho khách hàng về nghiệp vụ BH. Tác phong làm việc còn chậm chưa linh hoạt để đẩy năng suất lao động lên cao nên chưa đáp ứng được công việc đòi hỏi ngày càng nhiều, cán bộ vẫn còn để tình trạng phải nhắc nhở, đôn đốc công việc, bộ phận làm gián tiếp vẫn còn xem nhẹ các công việc kiêm nhiệm, không khai thác nhiệm vụ chính nên đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh thu giao cho bộ phận gián tiếp không thực hiện theo kế hoạch khoán doanh thu hàng năm giảm. Cán bộ làm công việc gián tiếp mới chỉ tập trung vào những việc đã định hình sẵn, trong khi đó việc khai thác doanh thu là nhiệm vụ chính thì chưa chú trọng còn xem nhẹ đây là điểm yếu kém của cán bộ phòng Thanh Xuân qua nhiều năm do vậy kế hoạch không đạt yêu cầu đặt ra. Điều kiện kinh tế của địa bàn chưa phát triển mạnh do đó tiềm năng khai thác các dịch vụ bảo hiểm trên địa bàn còn hạn chế. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH THANH XUÂN BẢO VIỆT HÀ NỘI TRONG NĂM TỚI Các năm gần đây, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm tại địa bàn Hà Nội ngày càng sôi động hơn, với sự tham gia của nhiều công ty bảo hiểm đã đi vào hoạt động ổn định. Hiện nay trên thị trường bảo hiểm đã có 7 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 21 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vừa cộng tác vừa cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần, đưa ra các sản phẩm bảo hiểm ngày càng phong phú và hoàn hảo, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 4 năm 2001 đặt ra yêu cầu kinh doanh bảo hiểm theo tư duy pháp luật mới. Xác định được những khó khăn và thử thách đó, đồng thời căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 1999-2007 cũng như định hướng chiến lược của tổng công ty đến 2010, Bảo Việt Hà Nội đã đưa ra mục tiêu kinh doanh trong thời gian sắp tới là “củng cố và phát triển kinh doanh theo chiều sâu”, kiên trì phương châm “tăng trưởng và hiệu quả”, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Trên cơ sở mục tiêu và phương hướng đó,chi nhánh Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội đã đặt ra mục tiêu kinh doanh cho năm 2008 đóng góp vào doanh thu chung của Bảo Việt Hà Nội như sau: * Kế hoạch doanh thu chung của phòng Thanh Xuân: 2.940 triệu đồng. Trong đó: - Doanh thu học sinh- sinh viên- giáo viên: 1,8 tỷ đồng - Doanh thu bán tại thuế: 300 triệu đồng - Doanh thu đại lý bán chuyên nghiệp: 50 triệu đồng - Doanh thu tổ đại lý chuyên nghiệp: 200 triệu đồng - Doanh thu Tr. Phòng- TTHĐ-KTM: 600 triệu đồng * Kế hoạch doanh thu riêng của tất cả cán bộ trong phòng: 2.060 triệu đồng Vậy tổng doanh thu phải thực hiện được trong năm 2008 là: 5.000 triệu đồng. Để đạt được những mục tiêu trên, chi nhánh Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội đã đề ra các chiến lược kinh doanh cho thời gian tới như sau: Tăng trưởng, hiệu quả Giữ vững địa bàn và làm chủ thị trường bảo hiểm Hà Nội Củng cố kinh doanh theo chiều sâu, nâng cao chất lượng phục vụ. Chú trọng mở rộng đối tượng bảo hiểm nhằm phục vụ các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Xúc tiến công tác đề phòng, hạn chế tổn thất một cách triệt để và có hiệu quả hơn. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Sau đây là một số giải pháp để khắc phục những thực trạng đã được chỉ ra trong bài. 4.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước Bảo hiểm là một ngành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan