Mục lục
A- LỜI NÓI ĐẦU 1
B- NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I -CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 3
I.1 - Khái niệm, vai trò, vị trí đặc trưng và tiêu chí nhận dạng của kinh tế trang trại: .3
I.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại: 3
I.1.2 - Đặc trưng và tiêu chí xác định kinh tế trang trại: .4
I.1.2.1. Đặc trưng kinh tế trang trại .4
I.1.2.2. Tiêu chí nhận dạng trang trại 6
I.1.3 Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại .9
I.1.3.1 Về mặt kinh tế: 9
I.1.3.2. Về mặt xã hội: .10
I.1.3.3 Về mặt môi trường: 10
I.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại 11
I.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại. 16
I.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 16
I.3.2 Nhóm nhân tố về kinh tế, xã hội. 16
I.3.2.1 Nhân tố thị trường .17
I.3.2.2 Nhân tố về cơ sở hạ tầng kỹ thuật .18
I.3.2.3 Nhân tố về sự hình thành các vùng chuyên môn hoá 19
I.3.2.4 Nhân tố về sự tích tụ tập trung cơ sở vật chất và điều kiện sản xuất trước hết là đất đai và vốn sản xuất 19
I.3.2.5 Nhân tố về lao động .20
I.3.2.6 Nhân tố về bản thân chủ trang trại: .20
I.3.2.7 Nhân tố về hạch toán và phân tích kinh doanh: .20
I.3.2.8 Nhân tố về môi trường pháp lý 21
I.3.2.9 Nhân tố về chính sách Nhà nước 21
1.4 Vài nét về kinh tế trang trại Việt Nam hiện nay. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH HÀ TÂY 26
II.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển kinh tế trang trại tỉnh Hà Tây. 26
II.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 26
II.1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình .26
II.1.1.2 Khí hậu 27
II.1.1.3. Đặc điểm tài nguyên đất đai. 28
II.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng: 30
II.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên nước mặt: 30
II.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội. 31
II.1.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Nông nghiệp. 31
II.1.2.2. Dân số và lao động 33
II.1.2.3. Điều kiện về kinh tế .34
II.1.3 Một số nhận xét đánh giá về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại. 35
II.2. Thực trạng về kinh tế trang trại tỉnh Hà Tây. 37
II.2.1. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây. 37
II.2.2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại và xu hướng biến động trong thời gian qua. 38
II.2.3. Tình hình về quy mô đất đai của các trang trại ở Hà Tây. 39
II.2.4. Thực trạng về vốn của các trang trại tỉnh Hà Tây 41
II.2.5. Thực trạng về nhân lực trong các trang trại ở tỉnh Hà Tây. 44
II.2.6 Tình hình tổ chức sản xuất trong các trang trại tỉnh Hà Tây 46
II.2.7. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại tỉnh Hà Tây 47
II.2.8. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại tỉnh Hà Tây 49
II.2.8.1. Giá trị sản xuất của trang trại 49
II.2.9.2. Một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế của các trang trại tỉnh Hà Tây. 50
II.3. Một số nhận xét chung từ nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Hà Tây. 53
II.3.1. Một số kết quả đạt được của kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây. 53
II.3.2. Một số hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây và nguyên nhân. 54
II.3.2.1 Một số hạn chế trong phát triển kinh tế trang trịa ở tỉnh Hà Tây. 54
II.3.2.2 Nguyên nhân chủ yếu .55
CHƯƠNG III 57
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HÀ TÂY 57
III.1. Những quan điểm cơ bản về phát triển kinh tế trang trại ở Hà Tây. 57
III.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây trong thời gian tới. 58
III.3. Những giải pháp kinh tế chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây 60
III.3.1 Giải pháp về đất đai 60
III.3.2. Giải pháp thị trường: 63
III.3.3. Giải pháp về vốn: 66
III.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của trang trại. 68
III.3.5. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 71
III.3.6. Giải pháp khoa học kỹ thuật – công nghệ 72
III.3.7. Hình thành và phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh giữa các trang trại. 73
C-KẾT LUẬN 76
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng, phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất kinh doanh và sinh hoạt của dân cư được chú trọng phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Tây đến năm 2006 tỉnh Hà Tây có 295 xã, 1815 thôn thì tuyệt đối các thôn đều đã có điện lưới cung cấp đảm bảo tương đối đầy đủ về thời gian và công suất cấp. Đây là điều kiện quan trọng để các trang trại trang bị các máy móc thiết bị kỹ thuật tiêu thụ điện góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, tiết kiệm chi phí và thời gian lao động.
Hệ thống cơ sở hạ tầng có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động của kinh tế xã hội nói chung, riêng đối với
II.1.2.2. Dân số và lao động
Dân số tỉnh Hà Tây tính đến 1/7/2006 là 2.554.745 người (Bảng 2 ), chiếm 3,09% dân số cả nước và là địa phương đông dân thứ 5 (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá). Trong 64 tỉnh thành cả nước mật độ dân số bình quân là 1.152 người/km2, đứng thứ 8. Trong số 64 tỉnh thành cả nước và gấp 4,6 lần mật độ dân số bình quân chung của cả nước.
Hà Tây là tỉnh có nguồn lực lao động dồi dào. Năm 2006 có 1346,2 người trong độ tuổi lao động, chiếm 52,7% dân số toàn tỉnh. Trong số đó ở nông thôn là 1219856 người, ở thành thị là 126344 người. Lao động Hà Tây nhìn chung là có phẩm chất tốt, cần cù chịu khó, ham sáng tạo học hỏi và có chí làm giàu.
Bảng 2: Tình hình dân số Hà Tây biến động qua các năm.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1000 người
%
1000 người
%
1000 người
%
A- Dân số
2500,2
100
2525,7
100
2554,7
100
B- Phân theo khu vực
- Thành thị
245,0
98
259,4
10,3
363,3
10,5
- Nông thôn
2255,2
90,2
2266,3
89,7
2291,4
89,5
C- Phân theo giới tính
- Nam
1205,0
48,2
1217,3
48,2
1285,5
50,3
- Nữ
1295,2
51,8
1308,4
51,8
1269,2
49,7
D- Phân theo độ tuổi
- Trong độ tuổi lao động
1287,3
51,5
1306,6
51,7
1346,2
52,7
- Ngoài độ tuổi lao động
1212,9
48,5
1219,1
48,3
1208,5
47,3
Nguồn: Cục thống kê Hà Tây
Về chất lượng lao động trong những năm qua cũng đã có sự tiến bộ rõ rệt. Nếu năm 2000 trình độ học vấn của lao động ở mức tốt nghiệp Phổ thông trung học là 20,07% thì năm 2006 con số này đã tăng lên 26,4%. Trình độ thâm canh, chuyên canh khá, nhanh chóng biết tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bước đầu dã hình thành ý thức sản xuất theo phương thức tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và mang tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên chất lượng lao động tỉnh Hà Tây còn có một số hạn chế cần được khắc phục đó là; Tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề còn ở mức rất thấp; Số lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 29,97%, lao động khu vực Nông thôn chỉ quen thuần nông và gắn bó với đồng ruộng, thiếu kiến thức hiểu biết về kinh tế thị trường, bên cạnh đó do việc làm không đủ đáp ứng nên thời gian 1 lao động Nông thôn thực hiện một ngày trung bình chỉ đạt ở mức thấp, khoảng 65% tương đương với 5,2 giờ/ngày.
II.1.2.3. Điều kiện về kinh tế.
Trong xu thế phát triển chung của cả nước, thời quan qua với sự nỗ lực của toản tỉnh, kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, tổng giá trị sản phẩn (GDP), toàn tỉnh Hà Tây năm 2006 đạt 7779,06 tỷ đồng, nếu tính theo giá thực tế thì GDP năm 2006 là 13828.85 tỷ đồng (Bảng 3).
Bảng 3: GDP và GDP bình quân đầu người tỉnh Hà Tây qua các năm.
Năm
Giá thực tế
(tỷ đồng)
Giá so sánh
- năm 1994(tỷ đồng)
Bình quân
GDP/người năm.
Giá thực tế (1000đ)
2003
10772.90
6622.97
4501.32
2004
11791.55
7008.33
4716.24
2005
12810.20
7393.70
5071.94
2006
13828.85
7779.06
5413.10
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây 2003-2006
Trong giai đoạn 2003-2006 giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 9,4% năm trong đó tốc độ tăng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ở mức cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Ngành nông nghiệp tăng ở mức thấp hơn và có xu hướng giảm tỷ trọng. So với năm 2003, năm 2006 tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 30,15 % lên đến 32,06 %, ngành thương mại và dịch vụ tăng từ 29,26 % lên đến 31,42 %, ngành Nông nghiệp giảm tỷ trọng từ 40,59 % xuống còn 36,52 %.
Nhìn chung kinh tế của tỉnh có tốc độ phát triển khá và tương đối bền vững trong những năm vừa qua, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, cuộc sống của người dân có sự cải thiện rỏ rệt. Đối với các trang trại thu nhập của người dân tăng là tín hiệu rất đáng mừng vì chứng tỏ sức mua của thị trường nông thôn tăng lên nhất là đối với những sản phẩm hang hoá nông sản có chất lượng cao. Tuy nhiên kinh tế tỉnh Hà Tây chủ yếu vẫn là kinh tế Nông nghiệp, tổng giá trị sản phẩm ngành Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng ở mức cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy chưa đạt ở mức theo yêu cầu nhưng đã có dấu hiệu chuyển đổi tích cực.
II.1.3 Một số nhận xét đánh giá về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại.
Qua nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tây, đứng trên góc độ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại em có một số nhận xét như sau:
Nhìn chung đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tây có nhiều ưu thế cho sự hình thành và phát triển các mô hình kinh tế trang trại.
Tỉnh Hà Tây có địa hình địa dạng ,thổ nhưỡng, khí hậu khá phong phú đa dạng, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của nhiều lọai cây trồng vật nuôi. Đây là lợi thế, nền tảng to lớn để các cơ quan chức năng thực hiện công tác thiết kế, quy hoạch các mô hình trang trại phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng, các trang trại có lợi thế trong việc lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ cấu sản phẩm hợp lý nhằm khai thác, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mỗi vùng miền trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa tập trung, tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn, chất lượng cao, chủng lọai đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu ngay càng cao của người tiêu dùng.
Với số lượng quỹ đất chưa sử dụng, đất có diện tích nước mặt có khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tương đối nhiều (16,3 ngàn ha). Đây là điều kiện thuận lợi để các hộ, cá thể tập trung đất đai hình thành và phát triển mở mang thêm diện tích trang trại.
Vị trí địa lý của tỉnh Hà Tây do nằm trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và nhiều địa phương lân cận có nền kinh tế đang phát triển mạnh, có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các trang trại trong việc tập trung các yếu tố đầu vào, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất và thực hiện phân phối, tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của trang trại trên các thị trường trong vùng, khu vực và trong cả nước.
Hà Tây là tỉnh có dân số đông, một mặt đây là thị truờng tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các trang trại, mặt khác cung cấp nguồn nhân lực rất dồi dào với giá tiền công tương đối rẻ cho các trang trại.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó còn có một số hạn chế khó khăn mà cụ thể là:
Quỹ đất chưa sử dụng, đất có khả năng nông nghiệp tuy còn khá nhiều nhưng nằm rải rác phân tán ở nhiều nơi với chất lượng đất rất kém nên sau khi đưa vào sử dụng cần chú ý công tác cải tạo, bảo vệ và phục hồi đất.
Dân số đông, diện tích đất bình quân người thấp đây là một trong những khó khăn thực sự cho quá trình tập trung quỹ đất phục để vụ sản xuất cho các trang trại.
Hệ thống các cơ sở hạ tầng quá cũ kỹ, lạc hậu, có thời gian đưa vào sử dụng khá dài nên đã xuống cấp, không đáp ứng được trước nhu cầu sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn của các trang trại.
II.2. Thực trạng về kinh tế trang trại tỉnh Hà Tây.
II.2.1. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây.
Cũng như cả nước, trước năm 1988 ở tỉnh Hà Tây kinh tế trang trại không có điều kiện để tồn tại và phát triển. Sự hình thành của kinh tế trang trại Hà Tây được đánh dấu từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị (Khoá VI) và thực sự phát triển sau khi luật đất đai năm 1993 được ban hành.
Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Tây, kinh tế trang trại của tỉnh Hà Tây bắt đầu hình thành và phát triển từ năm 1989, từ năm 2000 trở lại đây có xu hướng tăng mạnh về số lượng, đa dạng theo nhiều mô hình khác nhau. Đến năm 2006 (Bảng 4 )toàn tỉnh có 1574 trang trại trên khắp các huyện thị của tỉnh, tăng so với năm 2005 (Bảng 5) là 730 trang trại tuơng ứng đạt 186,5%, nếu so với năm 2003 số lượng trang trại đã tăng 1083 trang trại tương ứng đạt 320,57%. Tổng diện tích các trang trại năm 2006 lên đến 6292 ha, thu hút 6564 lao động tham gia và tạo ra lượng sản phẩm có tổng giá trị sản lượng hàng hoá 325057 triệu đồng.
Nguồn gốc hình thành của các trang trại tương đối đa dạng nhưng chủ yếu là từ nền tảng kinh tế hộ - những người có vốn, có ý chí làm giàu, có kiến thức kinh nghiệm thực hiện mở mang thêm diện tích đất chủ yếu từ quỹ đất hoang hoá, đất gò đồi, đất nhiễm phèn….có khả năng nông nghiệp. Thông qua đấu thầu, chuyển nhượng, uỷ thác 1 bộ phận nông dân đã tập trung được ruộng đất đủ lớn để hình thành và phát triển kinh tế trang trại.
Bảng 4 – Tình hình chung về trang trại tỉnh Hà Tây năm 2006
TT
Huyện thị
Số lượng (tr.trại)
Tổng D.tích (ha)
Tổng số L.động (người)
Tổng số vốn S.xuất (tr.đ)
Tổng thu nhập của Tr.trại trong năm (tr.đ)
Tổng giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ (tr.đ)
1
Hà Đông
48
58,96
310
14560
15965,3
6745,1
2
Sơn Tây
75
127,5
285
17223
4133
10383,9
3
Ba Vì
54
178,6
212
20635
5873,4
16631
4
Phúc Thọ
131
274,35
457
26721
8333
29896
5
Thạch Thất
57
239,6
184
18613
1811
13367
6
Đan Phượng
103
61,7
316
33684
7350
29241
7
Hoài Đức
93
51
341
23860
5332
19369
8
Quốc Oai
133
83,92
991
69619
9954,8
22893
9
Chương Mỹ
207
494,3
1041
40463
11830
20308
10
Thanh Oai
165
307,8
522
27005
7175
31485
11
Thường Tín
148
340
504
36701
8636
34099
12
Ứng Hoà
67
2200
216
19722
7086
31928
13
Phú Xuyên
225
1017,3
625
44354
9941
37849
14
Mỹ Đức
68
1035,6
590
32510
7777
20862
Tổng số
1574
6292
6564
422670
109701
325057
Nguồn: Báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Hà Tây.
Tuy nhiên, do có sự khác nhau về tiêu chí nhận dạng trang trại, hoặc tiêu chí về định lượng vì lý do nào đó nên chưa được sử dụng chuẩn xác trong việc đánh giá và xác định trang trại nên trên thực tế số lượng trang trại trong báo cáo thống kê có thể thấp hơn so với thực tế.
II.2.2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại và xu hướng biến động trong thời gian qua.
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế ở mỗi trang trại có sự khác nhau nên mỗi trang trại có phương hướng sản xuất kinh doanh riêng với mục đích tận dụng tối đa các lợi thế sẵn có. Dựa theo đối tượng sản xuất, các loại sản phẩm chính của các trang trại mà ta có thể chia thành các mô hình trang trại với các phương hướng sản xuất kinh doanh đặc trưng chủ yếu ( Bảng 5)
Nhìn chung trong thời gian qua (từ năm 2003-2006) các mô hình trang trại hầu hết đều tăng về lượng đặc biệt là các mô hình như trang trại kinh doanh tổng hợp, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng nhanh qua các năm.
Bảng 5: Cơ cấu trang trại phân theo phương hướng sản xuất kinh doanh qua các năm(2003-2006)
Loại hình TT
Năm
Tr.trại trồng cây hàng năm
Tr.trại trồng cây lâu năm
Tr.trại chăn nuôi
Tr.trại lâm nghiệp
Tr.trại nuôi trồng thuỷ sản
Tr.trại kinh doanh tổng hợp
Tổng số
2003
24
24
228
3
90
122
491
2004
34
47
312
3
97
256
749
2005
48
51
327
3
106
309
844
2006
36
57
641
2
338
500
1574
Nguồn : Cục thống kê Hà Tây
Các loại mô hình trang trại khác như mô hình trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp do không đạt được hiệu quả kinh tế cao như các mô hình khác nên có tốc độ tăng chậm, có biến động thậm chí giãn do chủ trang trại thay đổi phương hướng sản xuất kinh doanh khác phù hợp với điều kiện của trang trại hơn. Trong thời gian tới các mô hình trang trịa như trang trại kinh doanh tổng hợp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại chăn nuôi do đạt được tính hiệu quả về kinh tế và có khả năng linh động trong cơ chế thị trường với điều kiện tích tụ ruộng đất không cao lắm nên có thể sẽ còn tiếp tục phát triển cả về số lượng và chiều sâu.
II.2.3. Tình hình về quy mô đất đai của các trang trại ở Hà Tây.
Hà Tây là địa phương có dân số đông bên cạnh đó quỹ đất cho nông nghiệp và có khả năng nông nghiệp tính bình quân trên đầu người tương đối thấp. Đất có khả năng tập trung để hình thành trang trại thường phân tán nhỏ lẻ, có quy mô không lớn. Có trang trại tập trung được diện tích đất đai lớn (trên 10 ha) nhưng chỉ mới tạm giao quyền sử dụng (trong khoảng 10-15 năm) nên chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài hoặc lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó các trang trại có quy mô nhỏ nhưng lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh phù hợp, thực hiện tổ chức sản xuất và tiêu thụ tốt thì vẫn có thể đạt được hiệu quả cao về kinh tế.
Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Hà Tây, năm 2006 quy mô đất đai bình quân chung của trang trại là 400 ha. Trong đó, trang trại trồng cây hàng năm là 5,73 ha, trang trại trồng cây lâu năm là 3,67 ha, trang trại chăn nuôi là 0,49 ha, trang trại lâm nghiệp là 15,7 ha, trang trại nuôi trồng thuỷ sản là 6,64 ha, trang trại kinh doanh tổng hợp là 6,63 ha. Về cơ cấu số lượng trang trại phân theo quy mô đất đai ta có bảng trình bày sau đây:
Bảng 6: Cơ cấu số lượng trang trại phân theo quy mô đất đai qua các năm (2004-2006)
Quy mô Tr.trại
Chỉ
tiêu
Dưới 3 ha
3ha - dưới 5ha
5ha - dưới 10ha
10ha - dưới 30 ha
30ha trở lên
Năm 2004
SL Tr.Trại
327
221
114
85
2
C.cấu %
43,66
29,50
15,22
11,35
0,267
Năm 2005
SL Tr.Trại
383
258
114
87
2
C.cấu %
45,37
30,56
13,51
11,30
0,236
Năm 2006
SL Tr.Trại
671
525
283
93
2
C.cấu %
42,63
33,35
17,98
5,913
0,127
Tốc độ tăng B.quân%
105,20
54,12
57,55
4,6
0
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tây
Về số tương đối, các loại quy mô trang trai đều tăng nhưng nhìn chung các trang có quy mô càng lớn tốc độ tăng chậm hơn các trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Sở dĩ như vậy là do các trang trại có quy mô vừa và nhỏ thì khả năng tập trung tích lũy về diện tích đất dễ dàng hơn, bên cạnh đó các mô hình trang trại có quy mô diện tích nhỏ thường có khả năng linh động hơn nên hiệu suất kinh tế trên đơn vị diện tích thường cao hơn các trang trại có quy mô lớn, hơn nữa đại bộ phận dân cư nông thôn chỉ tích lũy được các điều kiện sãn xuất như vốn, lao động, cơ sở vật chất khác.... với quy mô vừa phải nên đã chọn hướng sản xuất kinh doanh là đầu tư vào các trang trại có diện tích không lớn .
Trang trại ở Hà Tây hiện nay phổ biến nhất vẫn là trang trại có quy mô diện tích dưới 3 ha, chiếm 42,63% và thường phổ biến nhất là các loại mô hình sản xuất chuyên chăn nuôi (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất kinh doanh dịch vụ cây con giống hoặc loại mô hình kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, thuỷ sản - trồng trọt hoặc kết hợp trồng trọt chăn nuôi với cung ứng dịch vụ kỹ thuật… Nhóm này đất đai chủ yếu được tập trung từ đất giao khoán lâu ngày, thông qua đấu thầu, uỷ thác, chuyển nhượng nên chủ trang trại khá yên tâm để đầu tư sản xuất. Quy mô đất đai trên 30 ha còn hiếm gặp. Toàn tính có 2 trang trại, một trang trại lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc và một trang trại kinh doanh tổng hợp theo cấu trúc rừng - vườn cây – chăn nuôi - thuỷ sản và dịch vụ sinh thái du lịch kết hợp dịch vụ nhà hàng ăn uống.
Nhìn chung
II.2.3. Thực trạng về vốn của các trang trại tỉnh Hà Tây
Vốn là một trong các yếu tố quan trọng bậc nhất mang tính tiên quyết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Quy mô vốn phụ thuộc nhiều vào phương hướng sản xuất kinh doanh và các quy mô về điều kiện, yếu tố sản xuất khá của trang trại như đất đai, cây trồng, vật nuôi.
Bảng 7: Cơ cấu trang trại phân theo mức vốn đầu tư năm 2006
Vốn đầu tư
Số trang trại
Cơ cấu %
Dưới 100 triệu đồng
242
15,40
100-200 triệu đồng
447
28,37
200-300 triệu đồng
578
36,70
300-500 triệu đồng
224
14,23
500 triệu đồng trở lên
83
5,3
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà Tây
Theo số liệu điều tra của Cục thống thống kê Hà Tây thì năm 2006 vốn đầu tư/1 trang trại bình quân đạt 268,532 triệu đồng đã tăng 29,464 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2005 (đạt bình quân 239.608 triệu đồng/ trang trại). Phổ biến nhất là trang trại có mức vốn đầu tư khoảng 200-300 triệu đồng. Có 578 trang trại chiếm 32,7% (bảng 7) thấp nhất là trang trại có mức đầu tư trên 500 triệu đồng có 83 trang trại chiếm 5,3% trong đó có 17 trang trại có mức đầu từ trên 1 tỷ đồng.
Xét về cơ cấu vốn, những mô hình chuyên về chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc dạng kinh doanh tổng hợp có tỷ trọng vốn lưu động lớn hơn vốn cố định theo tỷ lệ trong khoảng 60%, 40% và ngược lại, đối với các mô hình trang trại cây trồng, trang trại lâm nghiệp, thường có tỷ lệ vốn cố định cao hơn mức vốn cố định. Nguyên nhân chủ yếu là các trang trại chưa đủ vốn để đầu tư xây dựng cơ bản một cách hiện đại, các trang trại đều nhằm vào thị trường tiêu dùng trực tiếp, vốn không ổn định và có nhiều rủi ro nên nhiều trang trại tính đến tình huống thay đổi hướng sản xuất kinh doanh do đó đã hạn chế đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật của trang trại, những mô hình này thường rất đơn giản và đa mục đích. Các mô hình trang trại lâm nghiệp, trang trại cây lâu năm trang trại chăn nuôi đại gia súc có nguồn vốn chủ yếu đầu tư vào xây dựng cơ bản nên tỷ trọng vốn cố định thường cao hơn vốn lưu động (bảng 8)
Bảng 8: Vốn đầu tư các trang trại năm 2006 (Đvt: triệu đồng)
Mô hình
Bình quân trang trại
Phân theo tính chất
Phân theo sở hữu
Cố định
Lưu động
Tự có
Vay
Trang trại tồng cây hàng năm
168,7
91,5
77,2
118,7
50,00
Trang trại trồng cây lâu năm
466,0
304,34
161,66
316,0
150,00
Trang trại chăn nuôi
317,8
145,95
171.85
217,8
100,00
Trang trại lâm nghiệp
183,0
141,0
42
113,0
70,00
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
217,5
91,76
125,74
117,5
100,00
Trang trại kinh doanh tổng hợp
224,8
139,68
85,12
124,8
100,00
Bình quân chung
268,532
152,37
116,162
167,96
111,67
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Tây
Về sở hữu, vốn tự có của các trang trại bình quân chiếm 62,55%. Để tiến hành sản xuất đại đa số các trang trại phải huy động thêm từ nguồn vốn vay đó là từ ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng và từ các nguồn vốn vay khác. Tổng số vốn vay của các trang trại theo số liệu thống kê lên tới trên 100 tỷ đồng. Tập trung chủ yếu vào những mô hình có quy mô sản xuất lớn, lãi suất tiền vay từ các đối tượng cho vay khác nhau có sự chênh lệch và biến động đáng kể so với nhau. Vay từ ngân hàng lãi suất tương đối ổn định do có hệ thống quản lý thống nhất, nhưng do thủ tục khó khăn hơn nên các chủ trang trại thường ngại vay vốn từ ngân hàng và qua điều tra thực tế cho thấy chỉ có số lượng rất ít trang trại được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng theo tinh thần Nghị quyết 03/CP của chính phủ. Xét về hình thái của vốn, hầu hết vốn cố định được tập trung cho cải tạo đất, xây dựng quy hoạch đồng ruộng xây dựng chuồng trại và chi phí trồng mới đối với cây lâu năm, đầu từ mua sắm máy móc thiết bị sản xuất để tăng năng suất lao động còn ở mức hạn chế. Vốn lưu động được tập trung chủ yếu cho các vật tư thiết yếu trong quá trình sản xuất như giống, thức ăn gia súc gia cầm, phân bón, dùng để dự phòng trong sản xuất và một số dùng để mua sắm nông cụ thủ công.
II.2.4. Thực trạng về nhân lực trong các trang trại ở tỉnh Hà Tây.
Về chủ trang trại qua số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tây thì hầu hết các chủ trang trại của tỉnh Hà Tây đều là nam giới và ở độ tuổi lao động 40-55. Trình độ học vấn của các chủ trang trại nhìn chung còn ở mức thấp. có đến 57,38% chưa tốt nghiệp bậc PTTH (cấp 3) thậm chí có một số chủ trang tại chỉ mới tốt nghiệp bậc tiểu học. Nhóm này chưa hiểu biết về kinh tế thị trường, trình độ quản lý và tổ chức sản xuất hạn chế. Tuy nhiên nhờ có kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình sản xuất ở thực tiễn và thông qua các phương tiện thông tin đại chung, thông qua ccác chương trình tham quan, giao lưu học hỏi giữa các chủ trang trại, qua các chương trình tập huấn đào tạo phổ biến kiến thức về kinh tế trang trại của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các chủ trang tại đã tiếp cận được với những kiến thức, kinh nghiệm về lựa chọn phương hướng sản xuất, tổ chức sản xuất kinh doanh và nắm bắt kỹ thuật sản xuất. Trong số các chủ trang trại đã tốt nghiệp Trung học cơ sở (cấp 2) trở lên (chiếm 85,27% có 27,16% đã được đào tạo trình độ sơ cấp kỹ thuật, 15,54% trình độ trung cấp và 7,69% trình độ đại học. Hầu hết các chủ trang trại được đào tạo ở các chuyên môn về kỹ thuật nông nghiệp và kinh tế, các chủ trang trại được đào tạo từ ngành khác chiếm tỷ lệ nhỏ (1,64%).
Thành phần xuất thân của các chủ trang trại tương đối đa dạng nhưng hầu hết có xuất thân từ nông dân chiếm 57,83%. Chủ trang trại là cán bộcông chức chiếm tỷ trọng đáng kể khoảng 18,03%. Chủ trang trại là đảng viên chiếm tỷ trọng 37,7%. Hầu hết các chủ trang trại đều tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất, một số đối tượng là công chức đương chức chủ yếu đóng vai trò là quản lý và chỉ tham gia lao động vào những ngày nghỉ.
Về lao động của các trang tại, theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Hà Tây thì lao động sử dụng bình quân năm 2006 trong các trang trại là 4,17 người, trong đó lao động của chủ hộ trang trại bình quân là 2,49 người, lao động thuê ngoai thường xuyên bình quân 1,21 người lao động thời vụ thuê ngoai (quy đổi) là 0,47 người (bảng 9).
Bảng 9: Tình hình sử dụng lao động bình quân theo các mô hình trang trại điều tra năm 2006. (Đơn vị tính: Lao động quy đổi)
Mô hình trang trại
Lao động trang trại bình quân chung
Lao động chủ hộ trang trại bình quân
Lao động thuê ngoài bình quân
Thường xuyên
Thời vụ (Quy đổi)
Trang trại trồng cây hàng năm
3,94
2,28
0,94
0,72
Trang trại trồng cây lâu năm
5,33
2,26
1,65
1,42
Trang trại chăn nuôi
4,03
2,36
1,07
0,60
Trang trại lâm nghiệp
9,50
2,50
7,00
0,00
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
4,87
2,65
1,73
1,19
Trang trại kinh doanh tổng hợp
3,71
2,59
0,98
0,17
Bình quân chung
4,17
2,49
1,21
0,47
Nguồn: Số liệu báo cáo Cục Thống kê Hà Tây
.Các mô hình trang trại đều huy động mọi thành viên trong gia đình tham gia lao động sản xuất nên nhìn chung chênh lệch giữa các mô hình trang trại về số lượng lao động chủ hộ tham gia là không lớn lắm. Các mô hình trang trại lâm nghiệp , nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây lâu năm do có đặc điểm về diện tích rộng lớn hoặc đặc thù về hoạt động sản xuất kinh doanh nên có nhu cầu về lao động thuê ngoài lớn hơn, lớn nhất là trang trại về lâm nghiệp bình quân sử dụng lao động thuê ngoài/ trang trại.
Ngoại trừ trang trại lâm nghiệp, hầu hết các mô hình trang trại khác đều sử dụng lao động thuê ngoài theo thời vụ do tính đặc trưng mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, sử dụng nhiều nhất là các trang trại trồng cây lâu năm với số lượng lao động thuê ngoài mùa vụ (quy đổi), bình quân là 1,42 người.
Lao động thuê ngoài hầu hết là lao động thủ công. Quan hệ giữa chủ trang trại và lao động làm thuê thường là họ hàng hoặc thân quen, rất ít trang trại thuê lao động có văn bản hợp đồng mà hầu hết là thoả thuận riêng với nhau. Phương thức trả công lao động của các mô hình trang trại rất đa dạng. Tuy nhiên có thể quy về 2 dạng cơ bản sau”
+ Trả công theo thời gian là hình thức trả lương dựa trên thời gian làm việc của lao động (thường được tính bằng 1 tháng), hình thức này chủ yếu được các trang trại áp dụng đối với lao động thuê ngoài thường xuyên, tuỳ theo tính chất công việc và mức sống của vùng mà thù lao của lao động có thể dao động trong khoảng 400.000 đồng/ người/ tháng – 1,2 triệu đồng /người/ tháng.
+ Trả công theo khối lượng công việc là hình thức trả lương dựa trên cơ sở khối lượng công việc giao khoán cho lao động, hình thức này phổ biến đối với lao động thuê ngoài theo thời vụ. Ví dụ chủ trang trại thuê lao động làm đất 1 sào (360m2) để gieo trồng với mức thù lao 50.000 đồng hay thu hoạch 1 ha lúa là 600.000 đồng.
II.2.5 Tình hình tổ chức sản xuất trong các trang trại tỉnh Hà Tây
Về phương hướng sản xuất, hầu hết các trang trại đều dựa trên cơ sở điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng và những kiến thức, kinh nghiệm sở trường của chủ trang trại nhằm tận dụng được tối đa lợi thế sẵn có để xác định phương hướng sản xuất kinh doanh. Các chủ trang trại đã có nhiên cứu đến nhu cầu thị trường để lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh,, cơ cấu sản phẩm, của trang trại. Có nhiều trang trại do lựa chọn được hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, phát huy được những lợi thế sẵn có và lựa chọn được cơ cấu sản phẩm hợp lý nên trang trại phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó cũng có nhiều trang trại do không nắm vững được những kiến thức về kinh tế, kiến thức thị trường và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên đã xác định phương hướng sả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32113.doc