Chuyên đề Thực trạng quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội và một số giải pháp

- Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DS-PHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN), chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trường hợp BHXH tỉnh uỷ quyền;

- Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho các đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn;

- Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi theo khoản 2 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, . . . ).

 

doc48 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nhân viên chức); b) Trợ cấp cán bộ xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ (sau đây gọi là trợ cấp cán bộ xã); c) Trợ cấp tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng). 2. Các chế độ BHXH một lần, bao gồm: a) Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 54 Luật BHXH; b) BHXH một lần theo khoản 1 Điều 55 Luật BHXH; c) Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc; người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bị chết; d) Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc; người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bị chết. 3. Đóng BHYT cho người hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã hàng tháng 4. Lệ phí chi trả 5. Các khoản chi khác (nếu có). 2.3. Hệ thống chứng từ, sổ kế toán và mẫu biểu sử dụng trong chi trả các chế độ BHXH 2.3.1. Các chứng từ, sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành (24 mẫu) 1. Mẫu số C66a-HD: Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau; 2. Mẫu số C66b-HD: Danh sách người lao động hưởng chế độ ốm đau được duyệt; 3. Mẫu số C67a-HD: Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản; 4. Mẫu số C67b-HD: Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản được duyệt; 5. Mẫu số C68a-HD: Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp DS-PHSK sau ốm đau; 6. Mẫu số C68b-HD: Danh sách người lao động hưởng trợ cấp DS-PHSK sau ốm đau được duyệt; 7. Mẫu số C69a-HD: Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp DS-PHSK sau thai sản; 8. Mẫu số C69b-HD: Danh sách người lao động hưởng trợ cấp DS-PHSK sau thai sản được duyệt; 9. Mẫu số C70a-HD: Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp DS-PHSK sau điều trị thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN; 10. Mẫu số C70b-HD: Danh sách người lao động hưởng trợ cấp DS-PHSK sau điều trị thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN được duyệt; 11. Mẫu số C71-HD: Thông báo quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động; 12. Mẫu số C72a-HD: Danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 13. Mẫu số C72b-HD: Danh sách truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH do thay đổi về chế độ, mức lương; 14. Mẫu số C72c-HD: Danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do điều chỉnh mức hưởng các chế độ BHXH theo quy định của Nhà nước; 15. Mẫu số C73-HD: Giấy đề nghị tạm ứng chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH; 16. Mẫu số C74-HD: Bảng thanh toán chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH; 17. Mẫu số C75-HD: Danh sách thu hồi kinh phí chi BHXH; 18. Mẫu số C76-HD: Bảng tổng hợp danh sách thu hồi kinh phí chi BHXH; 19. Mẫu số C77-HD: Giấy giới thiệu chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH; 20. Mẫu số S80a-BH: Sổ Chi tiết chi chế độ ốm đau, thai sản; 21. Mẫu số S80b-BH: Sổ tổng hợp chi chế độ ốm đau, thai sản; 22. Mẫu số S81-BH: Sổ chi tiết chi chế độ TNLĐ-BNN; 23. Mẫu số S82-BH: Sổ chi tiết chi lương hưu, trợ cấp BHXH; 24. Mẫu số S83-BH: Sổ tổng hợp chi lương hưu, trợ cấp BHXH. 2.3.2. Các mẫu biểu, sổ nghiệp vụ do BHXH Việt Nam ban hành (36 mẫu) 1. Mẫu số 1a-CBH: Dự toán chi BHXH năm…do NSNN đảm bảo; 2. Mẫu số 1b-CBH: Dự toán chi BHXH năm…do quỹ BHXH đảm bảo; 3. Mẫu số 2-CBH: Tổng hợp danh sách chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 4. Mẫu số 3a-CBH: Báo cáo tăng, giảm chi BHXH hàng tháng do NSNN đảm bảo; 5. Mẫu số 3b-CBH: Báo cáo tăng, giảm chi BHXH hàng tháng do quỹ BHXH đảm bảo; 6. Mẫu số 4a-CBH: Báo cáo chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do NSNN đảm bảo; 7. Mẫu số 4b-CBH: Báo cáo chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do quỹ BHXH đảm bảo; 8. Mẫu số 5-CBH: Báo cáo số tiền đóng BHYT cho đối tượng hưởng BHXH hàng tháng; 9. Mẫu số 6- CBH: Tổng hợp chi truy lĩnh chế độ BHXH hàng tháng; 10. Mẫu số 7-CBH: Tổng hợp quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động; 11. Mẫu số 8a-CBH: Danh sách đối tượng chưa nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 12. Mẫu số 8b-CBH: Danh sách đối tượng chưa nhận trợ cấp BHXH một lần; 13. Mẫu số 9a-CBH: Danh sách báo giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 14. Mẫu số 9b-CBH: Danh sách báo giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 15. Mẫu số 10- CBH: Danh sách báo tăng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 16. Mẫu số 11-CBH: Danh sách tăng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 17. Mẫu số 12-CBH: Danh sách điều chỉnh hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 18. Mẫu số 13-CBH: Danh sách giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 19. Mẫu số 14a-CBH: Thông báo tạm dừng in danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 20. Mẫu số 14b-CBH: Thông báo tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 21. Mẫu số 15a-CBH: Hợp đồng quản lý, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH; 22. Mẫu số 15b-CBH: Hợp đồng dịch vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM; 23. Mẫu số 15c-CBH: Hợp đồng quản lý đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH; 24. Mẫu số 16-CBH: Phiếu truy lĩnh số tiền chưa nhận chế độ BHXH hàng tháng; 25. Mẫu số 17-CBH: Giấy đề nghị truy lĩnh số tiền chưa nhận chế độ BHXH hàng tháng; 26. Mẫu số 18a-CBH: Giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH; 27. Mẫu số 18b-CBH: Giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH; 28. Mẫu số 19- CBH: Giấy đề nghị tiếp tục hưởng chế độ BHXH hàng tháng; 29. Mẫu số 20-CBH: Giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH; 30. Mẫu số 21-CBH: Giấy đề nghị xác nhận chữ ký; 31. Mẫu số 22-CBH: Giấy đề nghị nhận chế độ BHXH một lần qua tài khoản cá nhân; 32. Mẫu số S01-CBH: Sổ theo dõi đối tượng tạm dừng in danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. 33. Mẫu số 01-HSB: Báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp DS-PHSK; 34. Mẫu số 02-HSB: Báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp DS-PHSK; 35. Mẫu số 21A-HSB: Danh sách hưởng trợ cấp BHXH một lần từ nguồn NSNN; 36. Mẫu số 21B-HSB: Danh sách hưởng trợ cấp BHXH một lần từ nguồn quỹ BHXH. 2.4. Phân cấp quản lý chi trả BHXH 2.4.1. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh - Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý; - Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DS-PHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN) và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu BHXH. 2.4.2. Đối với Bảo hiểm xã hội huyện - Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DS-PHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN), chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trường hợp BHXH tỉnh uỷ quyền; - Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho các đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn; - Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi theo khoản 2 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, . . . ). 2.5. Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH Việc lập dự toán chi trả các chế độ BHXH hàng năm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Dự toán chi BHXH phải phản ánh đầy đủ nội dung theo từng khoản mục, loại đối tượng, mức hưởng, nguồn kinh phí (Ngân sách nhà nước và Quỹ BHXH) và các quỹ thành phần. Dự toán phải kèm theo thuyết minh về sự biến động tăng, giảm đối tượng hưởng và các nội dung chi khác trong năm (nếu có). 1. BHXH huyện: Theo hướng dẫn của BHXH tỉnh, hàng năm BHXH huyện lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn huyện (mẫu số 1a-CBH, 1b-CBH). Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXH huyện phải báo cáo, giải trình để BHXH tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng. 2. BHXH tỉnh: Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, hàng năm BHXH tỉnh hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH huyện; lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn tỉnh (mẫu số1a- CBH, 1b-CBH). Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi của BHXH các huyện và số chi trả trực tiếp tại BHXH tỉnh. Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXH tỉnh phải báo cáo, giải trình để BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng. 3. BHXH VN: Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, hàng năm BHXH Việt Nam hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH tỉnh; lập dự toán chi BHXH của Ngành. Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi BHXH đã được duyệt của BHXH các tỉnh, trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua. Trong năm thực hiện, trên cơ sở dự toán được Bộ Tài chính duyệt và đề nghị điều chỉnh kế hoạch của BHXH tỉnh (nếu có), BHXH Việt Nam sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để điều chỉnh kế hoạch cho BHXH tỉnh. 2.6. Quy trình quản lý chi BHXH Quy trình quản lý chi BHXH tổng quan được khái quát như sau: SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHI BHXH Đối tượng hưởng BHXH thường xuyên hàng tháng 5 Đại lý chi trả ở phường, xã 43 Đơn vị sử dụng lao động, người lao động 43 3 Bảo hiểm xã hội huyện 4 2 4 Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Đơn vị sử dụng lao động và người lao động 1 Bảo hiểm xã hội Việt Nam Quỹ Bảo hiểm xã hội Bộ Tài chính Ngân sách Nhà nước 7 6 (1): Theo quy định hiện hành, Ngân sách Nhà nước cấp đủ kinh phí cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam để chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH từ 1/1/1995 trở về trước. Hàng năm căn cứ vào số đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH có mặt đến cuối năm trước và chế độ được hưởng của từng loại đối tượng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải lập dự toán chi BHXH cho các đối tượng để trình Hội đồng Quản lý thông qua và gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính kiểm tra và tổng hợp vào tổng dự toán Ngân sách Nhà nước để trình Quốc hội. Căn cứ vào dự toán được Quốc hội phê chuẩn, hàng quý, Bộ Tài chính cấp kinh phí chi BHXH (phần do Ngân sách Nhà nước đảm bảo) cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam để có nguồn kinh phí chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH. Khi kết thúc năm kế hoạch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tổng hợp báo cáo quyết toán chi BHXH (phần do Ngân sách Nhà nước cấp) do BHXH các huyện và BHXH các tỉnh đã thực chi để gửi Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính kiểm tra và quyết định phê duyệt chi BHXH của toàn ngành. (2): Hàng tháng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp kinh phí để BHXH tỉnh thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động trên cơ sở các chế độ, chính sách mà người lao động được hưởng. BHXH tỉnh được mở hai tài khoản "chuyên chi BHXH" và chỉ được phép sử dụng tiền trong tài khoản để chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và cấp cho BHXH huyện để có nguồn kinh phí chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH huyện trực tiếp quản lý. Một tài khoản mở ở Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí hạn mức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tượng đang được hưởng các chế độ BHXH có đến thời điểm 01/01/1995 trở về trước (là các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do Ngân sách Nhà nước đảm bảo). Một tài khoản mở ở Ngân hàng No và PTNT để tiếp nhận kinh phí do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH phát sinh từ 01/01/1995 trở đi (là các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do quỹ BHXH đảm bảo). (3): Tương tự như BHXH tỉnh, BHXH huyện được mở hai tài khoản "chuyên chi BHXH" để tiếp nhận kinh phí do BHXH tỉnh chuyển về dùng để chuyên chi BHXH cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH huyện quản lý. (4): BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện tiếp nhận hồ sơ do người lao động và người sử dụng lao động lập gửi đến, thực hiện thẩm định, quản lý và tổ chức chi trả cho đối tượng được hưởng. (5, 6, 7): Đây là nội dung công việc do BHXH huyện thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng. Các đối tượng được quản lý và theo dõi biến động (do di chuyển, hết thời hạn hưởng, do chết) và tổ chức chi trả theo địa bàn huyện, xã (hoặc phường). Yêu cầu của việc chi trả cho các đối tượng này là phải đầy đủ, đến tận tay người được hưởng và trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày vào một thời điểm cố định trong tháng. Việc chi trả cho các đối tượng hoàn toàn bằng tiền mặt, do đó công tác quản lý tiền mặt (trong quá trình nhận từ Ngân hàng, Kho bạc, vận chuyển đến từng phường, xã, tổ dân phố; trong lúc chi trả cho từng người) là một vấn đề khó khăn và cần đặc biệt quan tâm (thông thường BHXH huyện phải thuê lực lượng công an ở địa phương bảo vệ). Căn cứ vào giấy báo đối tượng di chuyển (từ xã này sang xã khác, từ huyện này sang huyện khác hoặc từ tỉnh này sang tỉnh khác), hết thời hạn hưởng (tuất, mất sức lao động) và đối tượng chết. Hàng tháng, BHXH tỉnh phải điều chỉnh và lập danh sách chi tiết từng đối tượng, phân theo từng loại chế độ (lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tuất) và trên từng địa bàn huyện, phường (hoặc xã), tổ dân phố. BHXH tỉnh chuyển tiền và danh sách các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH cho BHXH huyện để làm căn cứ chi cho đối tượng. 2.7. Các phương thức chi trả BHXH: Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng hiện nay tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng cụ thể của từng huyện mà bảo hiểm xã hội tỉnh cho áp dụng phương thức chi trả thích hợp. Hiện nay BHXH VN đang thực hiện theo 3 phương thức chi trả sau: a) Phương thức chi trả trực tiếp Là hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội không qua khâu trung gian. Hàng tháng cán bộ của cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp chi trả cho đối tượng; cán bộ làm công tác chi trả có trách nhiệm chuẩn bị mọi công việc có liên quan đến công tác chi trả từ khi nhận danh sách, tạm ứng tiền và thanh quyết toán. Thực hiện phương thức chi trả này có những ưu điểm và nhược điểm chính như sau: - Ưu điểm: + Giữa đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và cơ quan bảo hiểm xã hội có mối quan hệ trực tiếp. Do đó cơ quan bảo hiểm xã hội thường xuyên nắm được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, đồng thời truyền đạt và giải đáp những thắc mắc kịp thời và chính xác cho đối tượng. + Bảo đảm được an toàn tiềm mặt vì số tiền chưa chi hết cho đối tượng phải hoàn ứng trong ngày. + Vì các cán bộ thực hiện chi trả là người trong ngành nên có ý thức hơn trong việc chấp hành chế độ kế toán, nguyên tắc tài chính: Hạn chế được trường hợp ký thay nhận hộ, chấp hành chế độ báo cáo kịp thời và đầy đủ. + Thời gian chi trả nhanh hơn. Đây là ưu điểm nổi bật được các đối tượng hoan nghênh, khắc phục được tình trạng đối tượng phải mất nhiều thời gian đi lại. + Do yêu cầu của cơ quan BHXH là trả trực tiếp đến từng đối tượng, do đó hầu hết các đối tượng đều đến nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ. Vì vậy các chứng từ thanh toán đều thực hiện đúng quy định (các đối tượng đều có mặt để ký vào phiếu lĩnh tiền và danh sách chi trả lương hưu), tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH trong công tác kiểm tra và thanh quyết toán, bảo đảm kịp thời, chính xác, đầy đủ. - Nhược điểm + Muốn thực hiện tốt công tác chi trả trực tiếp thì yếu tố quyết định đó là phải chủ động được lượng tiền mặt để có lịch chi trả ấn định ở từng địa phương, đơn vị. Đây là vấn đề mà đơn phương cơ quan BHXH không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ của hệ thống kho bạc. Chính bởi vậy nếu không có sự phối hợp tốt giữa cơ quan BHXH với hệ thống kho bạc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi trả BHXH cho đối tượng thụ hưởng. + Cần phải có sự phối hợp giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc bố trí nơi chi trả, các điều kiện để đảm bảo an toàn trong quá trình chi trả. Nếu không làm tốt việc này thì cũng không thực hiện tốt được. + Công tác vận chuyển bảo quản tiền mặt tuy tốt hơn nhưng vẫn không đảm bảo được an toàn tuyệt đối nếu thiếu các phương tiện chuyên dụng, mà hiện tại cơ quan BHXH chưa được trang bị phương tiện chuyên chở và bảo quản tiền mặt. + Điều kiện địa hình khó khăn và thời tiết khắc nghiệt không cho phép chi trả ở diện rộng. + Do không thể tiến hành đồng thời ở các xã, phường trong huyện được vì biên chế của bảo hiểm xã hội các huyện hiện nay thường chỉ từ 4 đến 8 người, mỗi điểm chi trả phải cần ít nhất 2 người nên không đủ thời gian chi trực tiếp cho tất cả các địa bàn với yêu cầu kịp thời, nhanh gọn. + Do cán bộ thực hiện chi trả không phải là người địa phương, một cán bộ có thể phụ trách nhiều xã, phường nên đôi lúc chưa nắm bắt được kịp thời các đối tượng chết, không đủ điều kiện hưởng, vi phạm pháp luật. b) Phương thức chi trả gián tiếp Phương thức chi trả gián tiếp là hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng thông qua các đại diện chi trả xã, phường, thị trấn. - Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện ký hợp đồng với các đại diện chi trả có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường (các nhân tham gia đại diện chi trả phải do Uỷ ban nhân dân xã, phường giới thiệu). - Hàng tháng, đại diện chi trả có trách nhiệm đến bảo hiểm xã hội quận, huyện nhận danh sách đối tượng và số tiền phải chi trả trong tháng để tổ chức chi trả kịp thời, đầy đủ cho đối tượng. Đại diện chi trả cũng có othể nhận tiền tay ba tại ngân hàng khi có sự thoả thuận với bảo hiểm xã hội quận, huyện. Sau mỗi kỳ chi trả, đại diện chi trả có trách nhiệm thanh quyết toán với bảo hiểm xã hội quận, huyện theo quy định. Thực hiện mô hình chi trả gián tiếp có những ưu điểm và nhược điểm chính sách như sau: - Ưu điểm: + Trong cùng một thời gian, việc chi trả được tiến hành ở nhiều xã, phường, thị trấn và đơn vị sử dụng lao động. + Đại diện chi trả là người ở địa phương, vì vậy họ nắm bắt được kịp thời, thường xuyên tình hình biến đọng của đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội để phản ánh kịp thời cho cơ quan Bảo hiểm xã hội các đớitợng chết, hết hạn hưởng, bị đi tù hoặc hưởng sai chế độ để cắt giảm, điều chỉnh và quản lý theo quy định. + Cơ quan bảo hiểm xã hội tiết kiệm được nhiều biên chế để thực hiện công tác chi trả. + Vì người tham gia đại diện chi trả cho Uỷ ban nhân dân xã, phường giới thiệu nên Cơ quan bảo hiểm xã hội luôn nhận được sự phối hợp, giúp đỡ và tạo điều kiện trong công tác quản lý, chi trả cho đối tượng của Uỷ ban nhân dân xã, phường. - Nhược điểm: + Nhiều đại diện chi trả không chấp hành đúng quy định của bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác quản lý tài chính: Danh sách chi trả còn thiếu chữ ký của đối tượng, còn nhiều trường hợp ký thay nhận hộ không có giấy uỷ quyền, thậm chí có nơi tổ trưởng ký nhận thay cho cả tổ. + Có đại diện chi trả còn thu thêm tiền phí chi trả của đối tượng ngoài số tiền cơ quan bảo hiểm xã hội đã trích từ nguồn lệ phí chi cho đại diện chi trả theo hợp đồng. + Cơ quan bảo hiểm xã hội do không trực tiếp tiếp xúc với đối tượng mà phải qua đại diện chi trả hoặc đơn vị sử dụng lao động nên không nắm bắt được đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng cũng như giải đáp các thắc mắc của đối tượng. + Việc đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và tổ chức chi trả còn hạn chế. c) Phương thức chi trả thông qua tài khoản ATM: Đây là hình thức phối hợp giữa cơ quan BHXH với ngân hàng để cung ứng dịch vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản thẻ ATM. Thực chất hình thức chi trả này cũng chính là hình thức chi trả gián tiếp. Tuy nhiên, đây là một hình thức chi trả hoàn toàn mới và bắt đầu thực hiện ở các tỉnh, thành phố nên có thể để riêng thành một phương thức chi trả, nhằm tổng kết, đánh giá sau một thời gian thực hiện. 2.5. Đánh giá về công tác quản lý chi BHXH trong những năm qua 2.5.1. Những kết quả đạt được Công tác quản lý và chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành bảo hiểm xã hội, luôn được BHXH các cấp xác định việc đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời và an toàn cho đối tượng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của hàng triệu đối tượng, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động đến nay, hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chi trả cho hàng triệu người nghỉ hưởng các loại trợ cấp BHXH hàng tháng, hàng chục triệu lượt người hưởng trợ cấp một lần, lần đầu, mai táng phí, trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức với số tiền chi trả hàng năm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng cho các đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH từ nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH. Kết quả chi trả các chế độ BHXH được thể hiện trong các bảng số liệu sau: Tổng hợp tiền chi bảo hiểm xã hội từ năm 2001 - 2007 Đơn vị tính: triệu đồng TT Năm Tổng số NSNN đảm bảo Quỹ BHXH 1 2001 9.031.614 7.175.272 1.856.339 2 2002 9.605.236 7.033.016 2.572.220 3 2003 13.576.799 9.784.768 3.792.031 4 2004 15.048.082 10.182.148 4.865.934 5 2005 18.695.720 11.936.159 6.759.561 6 2006 26.218.178 15.437.971 10.780.207 7 2007 33.951.700 19.435.200 14.516.500 Nguồn: BHXH Việt Nam Qua bảng số liệu trên cho thấy, số chi BHXH liên tục tăng qua các năm, kể cả nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH. Năm 2001, số chi BHXH mới chỉ trên 9 ngàn tỷ đồng thì đến năm 2007 con số này đã lên tới 34 ngàn tỷ đồng, trong đó chi từ nguồn NSNN là 19,5 ngàn tỷ đồng, chi từ nguồn quỹ BHXH là 14,5 ngàn tỷ đồng. Nếu so sánh về tốc độ tăng tiền chi BHXH thì chúng ta thấy, tỷ lệ tăng chi BHXH bình quân là 25,4%/năm. Năm 2007 tổng số tiền chi BHXH tăng gấp 2,73 lần so với năm 2001, với số tăng tuyệt đối là 24.839 tỷ đồng. Năm 2003 là năm có số tăng nhiều nhất so với năm trước, với tỷ lệ tăng chung trên 41,3%, tỷ lệ tăng chi từ nguồn NSNN là 39,1% và từ nguồn quỹ BHXH là 47,4%. Nguyên nhân là do thời gian này Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích người lao động nghỉ hưu nên số người hưởng mới tăng đột biến và do nhà nước tăng lương tối thiểu. Tốc độ tăng tiền chi BHXH hàng năm Đơn vị: % TT Năm Tổng số NSNN đảm bảo Quỹ BHXH 1 2001 - - - 2 2002 6,4 -2,0 38,6 3 2003 41,3 39,1 47,4 4 2004 10,8 4,1 28,3 5 2005 24,2 17,2 38,9 6 2006 40,2 29,3 59,5 7 2007 29,5 25,9 34,7 - Trong cơ cấu tiền chi BHXH thì chi cho chế độ hưu trí chiếm tỷ trọng lớn nhất với số chi hàng tháng lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Tổng hợp số người hưởng và kinh phí chi trả chế độ hưu trí hàng tháng  Năm NGUỒN Số ngời Số tiền (Người) (Tr. đồng) 2001 Tổng 1,242,887 6,650,588 TĐ: NSNN 1,091,014 5,739,437 Quỹ 151,873 911,151 2002 Tổng 1,274,140 6,926,307 TĐ: NSNN 1,074,518 5,646,296 Quỹ 199,622 1,280,011 2003 Tổng 1,309,178 10,081,268 TĐ: NSNN 1,055,114 7,920,915 Quỹ 254,064 2,160,353 2004 Tổng 1,364,700 11,057,135 TĐ: NSNN 1,036,811 8,320,156 Quỹ 327,889 2,736,979 2005 Tổng 1,438,348 13,902,278 TĐ: NSNN 1,017,003 9,793,458 Quỹ 421,345 4,108,820 2006 Tổng 1,527,972 19,683,166 TĐ: NSNN 997,310 12,681,583 Quỹ 530,662 7,001,583  Tổng 1,632,015 25,614,675 2007 TĐ: NSNN 977,951 15,979,266 Quỹ 654,064 9,635,409 Bảng số liệu trên cho thấy: Đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng do nguồn NSNN đảm bảo có xu hướng ngày càng giảm, chủ yếu do các đối tượng chết, hết hạn hưởng. Nếu như năm 2001 có 1.091 người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì đến năm 2007 còn 977 người, giảm 114 người, tỷ lệ giảm bình quân hàng năm là 1,81%. Tuy vậy số tiền chi từ NSNN cho đối tượng này vẫn tăng mạnh qua các năm do sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu của Nhà nước trong các năm 2003, 2005 và 2006. Ngược lại với sự giảm dần qua các năm của các đối tượng hưởng lương hưu do nguồn NSNN đảm bảo thì các đối tượng hưởng lương hưu do nguồn quỹ BHXH đảm bảo tăng rõ rệt qua các năm. Năm 2001 chỉ có 151.873 người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng từ nguồn quỹ BHXH thì đến năm 2007 con số này đã lên tới 654.064 người, tăng 502.191 người, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm 27,58%. Lý do tăng là do hưởng mới chế độ. Do nhà nước ban hành chính sách về tinh giản biên chế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thông qua một số Nghị quyết, Nghị định như: Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/2005 của Chính phủ, theo đó quy định tuổi nghỉ hưu của một số đối tượng trong một số trường hợp được sớm hơn (nam nghỉ trước 60 tuổi, nữ nghỉ trước 55 tuổi không bị trừ tỷ lệ hưởng), cách tính thời gian để giải quyết chế độ được mở rộng hơn: đối tượng có thời gian đóng BHXH từ đủ 3 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng được tính tròn là 1 năm, nên có nhiều đối tượng trước đây không đủ năm nhưng theo cách tính mới thì được đủ năm công tác để nghỉ hưu. Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 về chính sách đối với lao động dôi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyên đề chuyên sâu Quản lý chi bảo hiểm xã hội.doc
Tài liệu liên quan