Chuyên đề Thực trạng quản lý nhà công vụ tại Hà Nội

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương I : Cơ sở lý luận về QLNN đối với Tài sản nhà nước và Nhà thuộc sở hữu Nhà nước. 5

I . Quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước. 5

1.Nội dung của tài sản Nhà nước 5

1.1. Tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp: 5

1.2. Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp 6

1.3.Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia 6

1.4. Tài sản được xác lập sở hữu của Nhà nước theo qui định của pháp luật, 6

1.5. Các tài nguyên của đất nước 7

1.6. Tài sản dự trữ nhà nước. 7

2. Nguyên tắc quản lý tài sản nhà nước 7

3. Vai trò của nhà nước trong việc quản lý tài sản nhà nước. 8

4. Nội dung của QLNN đối với tài sản nhà nước. 11

4.1 Thiết lập khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước. 11

4.2 QLNN đảm bảo cho các cơ quan hành chính thực hiện tốt chức năng . 12

II.Quản lý nhà đất. 13

1.Khái niệm về quản lý nhà đất. 13

2. Vai trò và chức năng quản lý nhà đất 14

3. Đặc điểm của quản lý nhà đất 16

III. Quản lý nhà nước đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước. 19

1. Quản lý nhà nước đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước. 19

2. Những nội dung của “ Mua bán và kinh doanh nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước” 21

2.1 Chính sách bán nhà cho các đối tượng đang thuê nhà thuộc SHNN. 22

2.2 Chính sách quy định về Kinh doanh nhà ở nhằm mục đích kinh doanh 23

3.Trách nhiệm của các cơ quan chức năng. 25

Chương II. Thực trạng của việc thực hiện Nghị Định 61/ CP trên địa bàn HN 27

I.Một vài nét về cơ quan chủ quản trên địa bàn HN. 27

1. Vị trí của sở TNMT-NĐ Hà Nội. 27

2. Chức năng nhiệm vụ của sở trong việc quản lý tài nguyên đất: 27

3. Cơ cấu tổ chức: 29

II. Đánh giá thực trạng việc thực hiện NĐ 61/ CP trên địa bàn HN 30

1. Mục tiêu của hoạt động bán nhà theo nghị định 61/CP. 30

1.1 Mục tiêu sử dụng tiết kiệm chống lãng phí tài sản công: 30

1.2 Giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân. 31

1.3 Một số mục tiêu khác. 31

2.Các kết quả đạt được trong việc quản lý Nhà thuộc sở hữu Nhà nước. 32

3.Những mặt còn tồn tại 35

3.1 Thời giản giải quyết còn chậm. 35

3.2 Tiến độ thực hiện. 36

3.3 Giá bán nhà chưa hợp lý. 37

3.4 Một số tồn tại khác. 40

III.Nguyên nhân của các vấn đề trên. 41

1. Thủ tục hành chính của các cơ quan. 41

2. Vấn đề về nhân sự. 42

3.Tổ chức quản lý thực hiện. 43

4.Một số nguyên nhân khác. 44

IV Kết luận về việc thực hiện bán nhà thuộc sở hũu nhà nước và một số kiến nghị nhằm đẩy nhanh tiến độ bán nhà theo NĐ 61/ CP. 45

1. Kết luận chung về tình hình quản lý nhà thuộc sở hũu nhà nước. 45

2. Một số kiến nghị nhằm đẩy nhanh tiến độ bán nhà theo NĐ 61/ CP 46

Chương III. Giải phápvà kiến nghị đối với việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước. 48

1.Các giải pháp đẩy nhanh tiến dộ bán nhà theo NĐ 61/Cp 48

1.1 Giải pháp rút ngắn thời gian bán nhà . 48

1.2. Giải pháp về quản lý. 53

PHẦN 3 : KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 57

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng quản lý nhà công vụ tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn vốn của cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức đoàn thể, sau đây gọi là cơ quan hành chính sự nghiệp), các doanh nghiệp Nhà nước; Nhà có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển sang sở hữu nhà nước theo pháp luật. Công việc quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước là một công việc rất phức tạp và khó khăn. Bởi tính chất công việc phức tạp, mà khối lượng công việc lớn, nằm rải rác trong tất cả các địa phương trên cả nước. Việc quản lý đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành ( tài chính, xây dựng , nhà đất thuế). Nước ta lại chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý này, hơn nữa việc ra một chính sách không tránh khỏi những sai sót nhưng quá trình quản lý cùng với sự thay đổi của thời đại Nhà nước đã có những bước điều chỉnh hợp lý để hoàn thiện hơn nữa quá trình quản lý. 2. Những nội dung của “ Mua bán và kinh doanh nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước” Việc thực hiện mua bán kinh doanh nhà thuộc quyền sở hữu nhà nước là một nội dung quan trọng của việc quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước. Quy trình, tiến độ thực hiện nghị định thể hiện hiệu quả quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này. Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước được thể ở nghị định 61/Cp:“Mua bán nhà ở là việc chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở từ bên bán sang bên mua thông qua hợp đồng được ký kết bằng văn bản giữa bên mua và bên bán theo đúng quy định của pháp luật. Bên bán phải là chủ hữu hợp pháp nhà ở và chủ sử dụng hợp pháp đất ở. Trong mọi trường hợp khác, bên bán phải có giấy uỷ quyền của chủ sở hữu hợp pháp nhà ở và chủ sử dụng hợp pháp đất ở đó được cơ quan Công chứng Nhà nước chứng thực.” Điều 3 Nghị định 61/ CP ngày 5 tháng 7 năm 1994 Nghị định 61 ban hành thì nhà bán trong nghị định dưới mọi hình thức sở hữu nhưng đến nghị định 21/ Cp ban hành ngày 16/4 năm 1996, thì Nhà nước thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê phần diện tích đang được thuê để người mua nhà ở có điều kiện cải thiện chỗ ở, trừ các loại nhà ở sau đây: Nhà ở thuộc khu vực quy hoạch xây dựng các cụm công trình khác hoặc cải tạo thành nhà ở mới. Nhà chuyên dùng đang bố trí tạm làm nhà ở (khách sạn, nhà nghỉ, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, kho tàng và cỏc loại nhà chuyên dụng khác Biệt thự các loại có kế hoạch làm công thự hoặc dùng vào các mục đích khác. Nhà ở nhiều tầng nhiều hộ ở cấu trúc kiểu căn hộ không khép kín do Nhà nước xây dựng.Loại nhà này chỉ được phép bán sau khi cải tạo, sửa chữa thành nhà có căn hộ khép kín bảo đảm tiện nghi sử dụng. 2.1 Chính sách bán nhà cho các đối tượng đang thuê nhà thuộc SHNN. Những quyết chính sách bao gồm: Giá bán cho người đang thuê gồm giá nhà ở ( NĐ 61/Cp) cộng với giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng đất ( sửa đổi trong NĐ 21/ CP). Giá nhà ở được xác định căn cứ vào 4 thông số bán nhà là kiến trúc quy hoạch, cấp hạng nhà, Tỷ lệ chất lượng còn lại, hệ số kiểu chỉnh giá trịnh SD đối với nhà chung.Việc xác định 4 thông số thực hiện theo nguyên tắc duyệt cho toàn biến số nhà hoặc khu tập thể một lần, không theo từng hồ sơ mua nhà. Giá trị còn lại của nhà ở được xác định căn cứ vào tỷ lệ còn lại của nhà so với giá nhà ở xây dựng mới do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quy định trên cơ sở giá chuẩn tối thiểu nhà ở xây dựng mới do Nhà nước quy định. Tỷ lệ này được xác định cho từng diện tích nhà bán cụ thể căn cứ vào thời hạn đã sử dụng và thực trạng của nhà đó. Hệ số điều chỉnh giá trị được quy định chung cho cả nước căn cứ theo từng khu vực vị trí đất ở, số tầng nhà. Số tiền bên mua phải nộp là số tiền còn lại sau khi giá nhà đã trừ đi các khoản được giảm trừ theo QĐ 118/ TTG ban hành năm 1996 về việc hỗ trợ những người có công cách mạng khi mua nhà thuộc sở hữu nhà nước. và QĐ 64/1998/QĐ-TTG ngày 21/3 năm 1998 về việc hỗ trợ các công chức nhà nước khi mua nhà thuộc sở hữu nhà nước. Số tiền nộp ngân sách bằng 2% số tiền chuyển nhượng( giá bán) và nộp lệ phí trước bạ la 1 %. Phương thức thanh toán tiền mua Thanh toán bằng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thời hạn thanh toán không quá 10 năm. Mức trả lần đầu khi ký kết hợp đồng không dưới 20% tổng số tiền phải trả, số tiền còn lại qui ra vàng 98% để làm căn cứ thanh toán các lần sau và mỗi năm tiếp theo phải trả không dưới 8% tổng số tiền phải trả. Nếu trả hết một lần ngay khi ký kết hợp đồng thì được giảm 10%, nếu trả trong thời hạn 1 năm thì dược giảm 2% giá bán; Trong trường hợp người mua nhà chưa trả hết tiền mà thời hạn ghi trong hợp đồng đã kết thúc hoặc không thanh toán theo qui định tại Khoản 2 Điều này, nếu không có lý do chính đáng thì bên bán có quyền đơn phương huỷ bỏ hợp đồng và hoàn trả cho người mua số tiền đã nhận sau khi khấu trừ một khoản tiền phạt bằng 5% giá trị hợp đồng. Người mua phải truy nộp toàn bộ số tiền thuê nhà chưa trả để được tiếp tục thuê nhà ở theo qui định của pháp luật; Trong trường hợp người mua nhà chưa trả hết tiền mà chuyển đi nơi khác thì người đó được tiếp tục trả tiền mua nhà để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Nếu người mua nhà chết thì những người trong diện thừa kế được tiếp tục trả tiền mua nhà để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. 2.2 Chính sách quy định về Kinh doanh nhà ở nhằm mục đích kinh doanh Theo nghị định 61/ cp thì Kinh doanh nhà ở bao gồm tất cả các hình thức cho thuê nhà ở, mua bán nhà ở, nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo qui hoạch xây dựng nhà ở để chuyển quyền sử dụng đất; cung cấp các dịch vụ mua bán và cho thuê nhà. Sau khi tiếp nhận nhà từ các cơ quan tự quản thì cơ quan chức năng rà soát lại quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước. Đối với quỹ nhà không còn giá trị sử dụng hay không cần sử dụng nữa thì cơ quan chức năng có thể đề nghị sửa chữa nâng cấp để dùng vào mục đích khác hoặc bán theo hình thức mua bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh. Giá kinh doanh nhà ở gồm: Giá bán; giá cho thuê; giá dịch vụ trong hoạt động mua bán, cho thuê, là giá thoả thuận giữa các bên ghi trong hợp đồng.Giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và giá cho thuê nhà ở đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam được thực hiện theo qui định của pháp luật. Quy trình mua bán kinh doanh nhà ở, tuân thủ theo đúng những quy định về luật kinh doanh và luật đất đai, pháp lệnh nhà ở, người mua thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế phí đầy đủ đúng theo quy đinh. Nếu người mua không phải người đang thuê thì người mua không được miễn giảm tiền theo chế độ dành cho công chức nhà nước. Đồng thời phải có sự đồng ý, thỏa thuận trước giữa người đang thuê và người muốn mua nhà. Được sự đồng ý của người mua nhà thì cơ quan kinh doanh nhà mới tiếp nhận hồ sơ. 2.3 Quy định về mua bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh. Theo nghị định 61/ CP, Mua bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh là việc chuyển quyền sở hữu nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất ở từ bên bán sang bên mua thông qua hợp đồng được ký kết bằng văn bản, nếu bên bán nhà không còn nhu cầu sử dụng, bán nhà thừa kế, bán nhà được biếu tặng, còn bên mua có nhu cầu mua nhà để sử dụng. Các tổ chức trong nước, cá nhân là công dân Việt Nam, định cư ở Việt Nam được mua bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh. Cá nhân là người nước ngoài định cư ở Việt Nam được mua 1 nhà ở của các doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh nhà ở của VN để ở cho bản thân và các thành viên gia đình họ tại địa phương được phép định cư. Các bên mua bán nhà ở có trách nhiệm nộp thuế và lệ phí theo qui định của pháp luật. Giá để tính thuế là giá ghi trong hợp đồng, nhưng trong mọi trường hợp giá để tính thuế không được thấp hơn bảng giá do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh qui định. 3.Trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Theo điều 6 Quyết định số 38/2005/QĐ-Ubngày 29 tháng 3 năm 2005 có quy đinh về tránh nhiệm của các thành viên trong hội đồng bán nhà Thành Phố và các cơ quan ở quận huyện phường : - Sở tài nguyên, Môi trường và Nhà đất chịu trách nhiệm xác định hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng nhà ở chung theo Nghị định 21/ Cp ngày 16/4/1996; Thẩm định các điều kiện, hồ sơ bán nhà, hình thể kích thước, diện tích nhà và đất của nhà bán, mức hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng theo chính sách do sở Lao động Thương binh và xã hội xác nhận; Ký xác định hồ sơ mua nhà và phiếu tính giá do các công ty Kinh doanh nhà lập, trách nhiệm về nhà thuộc diện được bán và không được bán. -Sở Quy hoạch Kiến trúc chịu trách nhiệm xác định về loại nhà, câp hạng nhà, đánh giá tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà bán. - Sở Xây dựng HN chịu trách nhiệm về xác định loại nhà, cấp hạng nhà tính theo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà bán. - Sở Tài chính phối hợp với cục thuế HN và sở tài nguyên môi trường và Nhà đất chịu trách nhiệm các định đơn giá đất khi chuyển quyền sử dụng đất, chủ trì cùng Sở TNMT-NĐ rà soát, xây dựng mức kinh phí bán nhà, bảo đảm kinh phí hoạt động của hội đồng bán nhà TP, các công ty kinh doanh nhà, UBND các quận, huyện trong công tác bán nhà. - Sở lao động thương binh xac hội chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng là những người có công với các mạng theo Quyết định 118/ttg của thủ tướng chính phủ được hỗ trợ tiền sử dụng đất khi mua nhà thuộc sở hữu nhà nước. - UBND các quận chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty Kinh doanh mà mà lập, quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình mua nhà. - Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước các quận, huyện có trách nhiệm tổ chức thu nộp tiền mua nhà và các khoản thu khác vào Ngân sách Nhà nước. - Uỷ ban nhân dân các phường, xã thị trấn nơi có nhà bán, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn có trách nhệm xác nhận về tình trạng tranh chấp, khiếu kiện trong quản lý sử dụng nhà, đất tại thời điểm mua nhà trừ trường hợp mua nhà diện tích trong Hợp đồng thuê nhà và nhà chung cư có cấu trúc kiểu can hộ do Xí nghiêp Kinh doanh nhà chịu trách nhiệm. Chương II. Thực trạng của việc thực hiện Nghị Định 61/ CP trên địa bàn HN I.Một vài nét về cơ quan chủ quản trên địa bàn HN. 1. Vị trí của sở TNMT-NĐ Hà Nội. Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội là cơ quan chuyên môn giúp việc UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ, quản lý nhà ở, công sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngành có liên quan; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong việc thực hiện Nghị định 61/CP Sở TNMT- NĐ là cơ quan thường trực của Hội đồng bán nhà , chịu trách nhiệm trước UBND Thành Phố về việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; chỉ đạo, phối hợp các quận huyện các công ty Kinh doanh nhà trong việc tổ chức thực hiện Nghị định 61 trên địa bàn TP HN. 2. Chức năng nhiệm vụ của sở trong việc quản lý tài nguyên đất: - Tổ chức, chỉ đạo công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính; - Hướng dẫn cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân các quận-huyện lập hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân quận-huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư hoặc thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở; - Chỉ đạo và hướng dẫn cho quận-huyện, phường-xã-thị trấn thực hiện việc đăng ký, thống kê, kiểm kê đất đai; lập sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; chuyển quyền sử dụng đất theo thẩm quyền; Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; - Thực hiện việc đăng ký, lập sổ địa chính; tổng hợp thống kê đất toàn thành phố theo quy định pháp luật; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (kể cả tài sản trên đất) cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; - Trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài; thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư theo dự án;Lập thủ tục ký kết hợp đồng thuê đất và quản lý việc thuê đất của các đối tượng theo quyết định cho thuê đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đóng dấu Ủy ban nhân dân thành phố) cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; gia hạn quyền sử dụng đất và phân cấp cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chỉnh lý biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật; đăng ký đối với các biến động về nhà ở và công trình xây dựng. - Được Ủy ban nhân dân thành phố giao thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng trong trường hợp thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi Nhà nước quyết định thu hồi đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi và phối hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với diện tích tích được giao quản lý; - Phối hợp với các sở, ngành có liên quan để hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai các thủ tục đăng ký biến động về nhà, đất;Phối hợp với Sở Tài chính thành phố trong việc kê khai, lập sổ; đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố quản lý đất gắn liền tài sản công do các tổ chức quản lý sử dụng; Phối hợp cùng các ban, ngành trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp và với cơ quan thi hành án để xử lý những vấn đề có liên quan đến đất đai; - Tham gia định giá các loại đất theo khung giá, nguyên tắc và phương pháp định giá các loại đất theo quy định; Cùng với các sở, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xác định giá đất để người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. 3. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở gồm Ban Giám đốc và các Phòng chuyên môn: 1. Phòng Tổ chức - Hành chính (gồm cả bộ phận tài chính kế toán) 2. Phòng Kế hoạch Tổng hợp 3. Phòng CHính sách đất và nhà. 4. Phòng Đăng ký Thống kê và Đo đạc Bản đồ. 5. Phòng Quản lý Địa chính Nhà đất. 6. Phòng Quản lý Tài nguyên và Đầu tư. 7. Phòng Quản lý Môi trường, Khí tượng và Thủy văn. 8. Ban 61/Cp 9. Thanh tra Tài nguyên môi trường và nhà đất. 10. Ban Quản lý Dự án thuộc Nguồn Vốn ngân sách cấp. 11. Ban Quản lý Dự án các Công trình Địa chính. 12. Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà Hà Nội. II. Đánh giá thực trạng việc thực hiện NĐ 61/ CP trên địa bàn HN 1. Mục tiêu của hoạt động bán nhà theo nghị định 61/CP. Mọi hoạt động quản lý đều khởi đầu bằng việc thiết lập các mục tiêu và lập kế hoạch. Các mục tiêu của quản lý được coi như là căn cứ đầu tiên trong quá trình quản lý. “ Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, các mục tiêu chỉ ra phương hướng và yêu cầu số lượng cho các hoạt động quản lý của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội” Giáo trình Quản lý nhà nuớc về kinh tế- NXBLao động- Xã hội . Hoạt động quản lý nhà thuộc sở hữu Nhà nước cũng có những kế hoạch và mục tiêu quản lý riêng được thể hiện cụ thể như sau : 1.1 Mục tiêu sử dụng tiết kiệm chống lãng phí tài sản công: Mục tiêu chung của các hoạt động quản lý là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt được những mục tiêu về kinh tế. Việc sử dụng nhà công ở các cơ quan tự quản trước đây được coi là biểu hiện của lãng phí. Cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế, bộ máy quản lý hành chính Nhà nước phải dần dần được điều chỉnh tinh giảm cả về cơ cấu lẫn cách thức quản lý. Nhà thuộc sở hữu nhà nước được các cơ quan hành chính sự nghiệp xây dựng bằng nguồn vốn của nhà nước việc quản lý chủ yếu là việc kê đối chiếu sổ sách hàng năm. Việc quản lý không thống nhất chặt chẽ giữa các địa phương các cơ quan, các nghành gây thất thoát lãng phí rất nhiều. Trong khi đó cũng có rất nhiều địa phương nhà công vụ lại xuống cấp do không được tu sửa định kỳ, hay có nhà không sử dụng Vì vậy việc tổ chức quản lý thống nhất nhà thuộc sở hữu nhà nước trước hết là để sử dụng triệt để quỹ nhà, sau đó là việc bố chí sử dụng, và có cách thức quản lý sao cho hiệu quả nhất. 1.2 Giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân. Hoạt động bán nhà theo NĐ 61/CP trước hết sẽ tạo cơ hội cho những cán bộ nhà nước đang thuê nhà ở của nhà nước có điều kiện mua lại ngôi nhà mình đang thuê. Như vậy, khối lượng nhà quản lý của cơ quan chức năng cũng ít đi và khuyến khích cho các cán bộ nhân viên nhà nước có thể công tác tôt hơn. Bên cạnh đó, đối tượng mua nhà theo NĐ 61/Cp không chỉ là các đối tượng đang thuê nhà mà còn các đối tượng mua nhà nhằm kinh doanh và không nhằm mục đích kinh doanh, đó có thể là các cá nhân, tổ chức hay người nước ngoài đang có nhu cầu mua nhà ở. Quỹ nhà dùng để bán dưới hai hình thức này là nhà tiếp nhận từ cơ quan tự quản ( không cần sử dụng hoặc không sử dụng được nữa được thanh lý hoặc sủa chữa rồi bán) và nhà bị thu hồi do sử dụng sai mục đích. Như vậy, việc bán nhà theo NĐ 61/ Cp đã làm tăng quỹ nhà ở tất cả các địa phương đồng thời cũng làm cho không chỉ các cán bộ nhà nước có cơ hội sở hữu can nhà của chính mình mà cả những cá nhân khác trong nền kinh tế. 1.3 Một số mục tiêu khác. Bất kể hoạt động quản lý nhà nước nào cũng cần phải có một căn cứ về luật pháp vững chắc. Lĩnh vực quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước là một lĩnh vực quản lý nhà nước mới. Cùng với việc thiết lập thực hiện các quy định theo luật thì cũng liên tục kiểm tra giám sát và hoàn hiện hệ thống luật pháp. Việc bán nhà sẽ tạo cho nhà nước một nguồn thu lớn, và cũng giúp cho Nhà nước tập trung các nguồn lực vào đầu tư vào các dự án, công trình xã hội khác ví dụ như là dự án “ Nhà ở xã hội” ( là một dự án nhà cho người có thu nhập thấp). Như vậy việc thực hiện bán nhà cũng có phần tác động mục tiêu công bằng xã hội. Bán nhà thuộc sở hữu nhà nước có thể làm giảm tài sản quản lý của các cơ quan hành chính sự nghiệp nhưng lại không ảnh hưởng tới việc thực hiện các chức năng của các cơ quan đó. Điều đó, sẽ làm giảm tới việc xin cho, tiêu cực tại các cơ quan hành chính. 2.Các kết quả đạt được trong việc quản lý Nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Theo kế hoạch thì đến hết 31/12/2006 thì sẽ không tiếp nhân hồ sơ bán nhà theo nghị định 61. Các hồ sơ còn tồn đọng lại từ năm trước sẽ tiếp tục được giải quyết và bán nhà, các đối tượng không mua nhà, đang thuê nhà thì vẫn có thể ký kết lại hợp đồng và tiếp tục thuê nhà và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hướng dẫn của cơ quan quản lý. Mặc dù, chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý nhà công, nhưng sở TNMT- NĐ Hà nội đã có những thành công đáng kể trong công tác chuyển quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước sang phương thức kinh doanh , tiến hành kinh doanh, bán và cho thuê nhà công, tạo được một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.Tính đến hết năm 2006 thì đã bán được 94.379 hộ , đạt 63 % trên tổng số 148.150 hộ( không tính 11.850 hộ không thuộc diện được bán). Bảng 1: Thu ngân sách từ việc bán nhà và tiến độ thực hiện bán nhà hàng năm ( 2000-2006) Nguồn: Báo cáo tổng kết sở tài nguyên môi trường và nhà đất HN năm 2000-2006 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷ lệ hoàn thành KH năm (%) 117 165 247 106 151 106 79 Thu NSNN(tỷ đồng) 246 374 338.2 396.2 451.8 130.12 590.2 Có thể thấy tình hình bán nhà qua các năm có chuyển biến rõ rệt cụ thể năm 2000 tổng thu NSNN mới đạt 246 tỷ đồng , con số này có biến động qua các năm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng, đến năm 2006 đã đặt đến 590.2 tỷ năm 2006. Riêng năm 2005, do thị trường nhà đất có nhiều biến động về giá cả, đến ngày 16/9/2005 Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 1388/TTg đồng ý cho áp dụng bán nhà theo khung giá cũ và UBND Thành phố có Văn bản số 4130/UB-NNĐC ngày 21/9/2005 và Thông báo số 280/TB-UB ngày 11/10/2005 chỉ đạo việc áp dụng giá bán nhà theo khung giá đất sau ngày 1/7/2004 nên đến cuối năm Sở mới có căn cứ để giải quyết khối lượng hồ sơ tồn đọng, phấn đấu hoàn thành Kế hoạch điều chỉnh năm 2005 được Thành phố giao là 123 tỷ đồng tiền doanh thu (trong đó thực thu là 67,5 tỷ đồng). Kết quả thực hiện, bán nhà được 3.774 hộ với số tiền là 130,12 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch năm; trong đó thực nộp thu là 80,6 tỷ đồng, đạt 119% kế hoạch năm và tiếp nhận được 3.986 hộ với diện tích 122.515 m2 nhà tự quản đạt 100 % kế hoạch năm. Biểu 2.1: Biểu đồ thể hiện Thu NS qua các năm (2000-2006) từ nghị định 61/CP Sau 12 năm thực hiện nghị định 61/CP và quyết định 33/TTG quỹ nhà thuộc quản lý nhà nước 148.150 hộ trong diện được phép bán, số hộ đã bán 94.150 và có 53.850 hộ là không thuôc diện được phép bán. Tuy nhiên, việc bán tiếp nhận nhà từ các cơ quan tự quản sẽ vẫn còn tiếp tục. Các cơ quan tự quản phải có trách nhiệm kê khai nhà và đất đối cơ quan quản lý chức năng nên quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước có thể bán theo NĐ 61/Cp sẽ còn tăng trong thời gian tới sẽ còn tăng trong thời gian tới. Hình 2.2 : Cơ cấu quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước Nguồn: Báo cáo tổng kết sở tài nguyên mô trường và nhà đất HN năm 2000-2006 Mặc dù với đội ngũ cán bộ còn mỏng so với khối lượng công việc quá lớn nhưng trong quá trình quản lý đã có sự nỗ lực trong việc cải cách sửa đổi hoàn thiện cách thức làm việc.Như trước đây công việc tiến hành tròn 51 ngày nay rút gọn còn 48 ngày. 12 năm thực hiện nghị định 61 Cp đã tích cực đóng góp xây dựng ý kiến cho cấp trên trong việc ra thêm các văn bản làm tăng hiệu quả của quá trình kinh doanh nhà ở. Xây dựng trang web trực tuyến của sở, để trả lời các câu hỏi trực tuyến, phổ biến các thông tin về quy trình bán nhà hay những thông tin về quy định mới liên quan đến việc bán nhà. Theo Điều 2 Quyết định 38/2005/QĐ-UB chỉ đạo tiến hành rà soát lại quỹ nhà đang quản lý bao gồm cả các đối tượng có đơn và không có đơn, thì đến nay đã thống kê được quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước có 160.000 hộ trong đó đã bán được 89.000 hộ ( cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 81.000 hộ). 71.000 hộ còn lại thì có 11.850 hộ ở nhà thuộc diện không được bán 59.150 hộ thuộc diện được bán và cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 61/ CP và nghị quyết 23/NQ-CP của Chính phủ, trong số này có khảng 35.000 hộ đang ở nhà tự quản chờ Thành Phố quản lý và bán theo Nghị Định 61/ CP Trong thời gian sắp tới, sở sẽ tiếp tục công tác tiếp nhận quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước tại các đơn vị trong địa bàn thành phố theo đúng quyết định 33/ Ttg ngày 5/2/1993 Tăng cường việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong việc quản lý và sử dụng nhà thuê đặc biệt là quỹ nhà chuyên dùng. Có biện pháp chống thất thu tiền cho thuê nhà. Phối hợp với Sở Tài chính hoàn thành tổng kiểm tra, rà soát và xây dựng cơ chế quản lý bất động sản thuộc sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Thông qua việc xây dựng cơ chế chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế trong từng giai đoạn; phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong công tác định giá đất, cập nhật giá đất phù hợp với quy luật của thị trường để hoàn chỉnh Đề án quản lý và phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn Thành phố, đảm bảo quản lý chặt chẽ, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu thiết thực của xã hội. 3.Những mặt còn tồn tại 3.1 Thời giản giải quyết còn chậm. Trên lý thuyết thì việc bán nhà chỉ diễn ra trong 48 ngày nhưng thực tế thì quá trình này phức tạp hơn rất nhiều và không thể nào thực hiện trong 48 ngày đó. Bởi hồ sơ bán nhà 61/CP thì rất nhiều trong khi đó có rất nhiều nhà trước kia là nhà của các cơ quan tự quản, hồ sơ rất cũ. Để xác định các yếu tố bán nhà thì cần đối chiếu với các hồ sơ gốc và cũng có trường hợp là hồ sơ đó đã bị mất. Việc thực hiện quy trình bán nhà liên quan đến rất nhiều cơ quan, vì vậy nếu hồ sơ bị mắc lại trong một mắt sích của hệ thống thì cũng bị ảnh hưởng đến cả tiến trình. Ví dụ như là Sở tài nguyên môi trường chỉ tiếp nhận các bộ hồ sơ đã xem xét và xác định các thông số bán nhà từ các công ty kinh doanh nhà chứ không nhận từ địa phương ( thời gian giải quyết là 7 ngày) , hay là sau khi tính được giá đất thì người mua phải nộp 1% thuế trước bạ, nếu việc thẩm tra ở cơ quan thuế bị ngưng trệ ( 3 ngày ) thì cả quá trình bán nhà cũng bị ngưng trệ. Việc giải quyết hồ sơ chậm trễ sẽ dẫn tới sự tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết. Và đã dẫn tới những vấn đề chênh lệch giá khi có những thay đổi điều chỉnh giá của nhà n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7751.doc
Tài liệu liên quan