MỤC LỤC
CHƯƠNGI. Cơ sở lý luận và khoa học về công tác quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng
I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH 3
1.1.Lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng Đô thị 3
1.2. Soạn thảo và Ban hành các quy định quản lý quy hoạch Đô thị 5
1.3. Xây dựng hệ thống kiểm soát và phát triển Đô thị theo quy hoạch và pháp luật 6
1.3.1. Quản lý Nhà nước trong cải tạo và xây dựng công trình theo quy hoạch 6
1.3.2. Giới thiệu địa điểm xây dựng các công trình Đô thị 8
1.3.3. Cấp chứng chỉ quy hoạch 8
1.4. Thanh tra, Kiểm tra và xử lý vi phạm 9
II, MỤC ĐÍCH VÀ QUÁ TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG 9
2.1. Mục đích và yêu cầu của cấp giấy phép xây dựng 10
2.2. Đối tượng phải xin phép xây dựng 11
2.3. Điều kiện được cấp giấy phép xây dựng 11
2.4. Chủ thể quản lý công tác cấp giấy phép xây dựng 13
2.5. Căn cứ để cấp giấy phép xây dựng 15
2.6. Hồ sơ cấp phép xây dựng 15
2.7 Trình tự cấp giấy phép xây dựng 16
CHƯƠNGII: Thực trạng quản lý quy hoạch và cấp giấy phép trên địa bàn Quận Ba Đình 21
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẬN BA ĐÌNH 21
I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH 22
II. THỰC TRẠNG CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG 25
1. Những kết quả đạt được 25
2. Tồn tại. 30
III. NGUYÊN NHÂN 34
3.1. Nguyên nhân chủ quan 34
3.2. Nguyên nhân khách quan 37
VI. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình cấp giấy phép xây dựng 38
CHƯƠNGIII: Một số giải pháp nhằm thực hiện công tác quản lý quy hoạch và cấp giấy phép có hiệu quả 45
1. Nâng cao chất lượng của Đồ án quy hoạch xây dựng. 45
2. Xây dựng hiệu chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng. 45
3. Tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Đô thị 46
4. Tăng cường đẩy mạnh cải cách hành chính 46
5. Tăng cường phân cấp và nâng cao năng lực quản lý 47
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân 48
8. Ban hành quy chế, quy trình thực hiện cấp GCN sở hữu Nhà ở, sử dụng đất ở. 49
9. Tăng cường kiểm tra công trình xây dựng sau khi cấp phép xây dựng 49
10. Giải quyết tồn tại đối với các công trình xây dựng xong mới đi xin phép xây dựng 50
11. Quy chế khen thưởng, xử lý đối với tổ chức cá nhân quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng
51
CHƯƠNGIII: Kết luận 53
Tài liệu tham khảo
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2977 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm chính trị- hành chính Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước, có nhiều đơn vị bộ đội, đại sứ nước ngoài đóng trên địa bàn.
Quận Ba Đình nằm ở phía Tây Bắc nội thành Thủ đô Hà Nội, Phía Bắc quận Ba Đình giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Tây giáp quận Cầu Giấy.
Quận Ba Đình có diện tích 9,248 km2 được chia thành 12 phường với số dân tính đến hết 31/12/1999 là 202.700 người, mật độ dân số trung bình là 22.094 người/km2.
Trên địa bàn quận có nhiều cơ quan đầu não của Trung ương Đảng, Nhà nước, các cơ quan ngoại giao trên địa bàn quận cũng có nhiều danh thắng, di tích lịch sử văn hoá và có vinh dự là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị trọng đaị của đất nước… Với vai trò đặc biệt quan trọng là trung tâm chính trị- hành chính quốc gia nên quận Ba Đình đã, đang và sẽ luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự chỉ đạo trực tiếp của Thành uỷ, UBND và sự giúp đỡ của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể thành phố.
Lợi thế rất to lớn và quý giá đó của quận Ba Đình tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ, quản lý hành chính…
Đất ở cũ thuộc các phường phía Bắc(phường Trung Trực, Quán Thánh, Trúc Bạch, Điện Biên…). Khu vực này có các mặt cắt đường ổn định, chỉ giới đường đỏ được xác định, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật được xây dựng tương đối đồng bộ.
Đất ở chung cư cao tầng hoặc các khu tập thể lớn(Thành Công, Giảng Võ…). Khu vực này nhìn chung có quy hoạch song ở đây các khu tập thể lớn thấp tầng được xây dựng từ nhiều năm nay(như Giảng Võ, Thành Công…) khôngcòn phù hợp với quy chuẩn xây dựng hiện hành và nhu cầu sử dụng của hiện tại. Việc xây dựng cơi nới lộn xộn phá vỡ quy hoạch, việc lập dự án quy hoạch đầu tư đồng bộ dể đảm bảo kiến trúc quy hoạch, việc lập dự án quy hoạch đầu tư đồng bộ để đảm bảo kiến trúc quy hoạch chưa thực hiện được.
Đất ở của nhân dân ở xen kẽ các làng cũ( Cống Vị, Đội Cấn, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Thành Công, Giảng Võ…). Các khu nhà ở của nhân dân xen lẫn các làng cũ thì xây dựng mang tính tự phát không có quy hoạch, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ.
Một đặc thù của quận Ba Đình là một quận còn nhiều đất nông nghiệp ( tập trung chủ yếu tại các phường Cống Vị, Ngọc Hà và Đội Cấn với diện tích khoảng trên 100 ha) nên việc thu hồi, chuyển đổi chức năng sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị, đất ở như thế nào cho hợp lý có tính khả thi để tránh tình trạng sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, gây khó khăn bức xúc trong quản lý xây dựng và quản lý trật tự xây dựng- đô thị ở các khu vực này.
Bảng tổng hợp đất đơn vị ở
TT
Loại đất
Diện tích
(Ha)
Tỷ lệ
( % )
1
Đất khu phố cũ
29,25
8,92
2
Đất làng truyền thống
83,02
25,16
3
Đất ở cải tạo, xây mới theo quy hoạch
120,82
36,61
4
Đất ở ngoài đê
24,46
7,41
5
Đất công trình công cộng
5,34
1,62
6
Đất nhà trẻ, trường cấp 1,2
24,41
7,40
7
Đất cây xanh
8,50
2,58
8
Đất đường nhánh
34,00
10,30
Tổng cộng
330,00
100
I, Thực trạng quản lý quy hoạch.
Ba Đình là một trong bốn Quận nội thành cũ của Hà Nội, tại đây có khu trung tâm Ba Đình - đầu não chính trị của cả nước, là nơi đặt khu cơ quan ngoại giao đoàn và một số tổ chức quốc tế đồng thời nơi đây còn có các khu Đô thị mới được xây dựng trong những năm vừa qua như Khu Ngọc Khánh, Vạn Phúc, khu Đội Cấn …Quá trình Đô thị hoá diễn ra nhanh chóng trong đó nhu cầu về nhà ở và giải phóng mặt bằng ngày càng trở lên cấp bách. Quận Ba Đình là địa bàn có vị trí trọng yếu nên thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đoạ của Thành phố và Trung ương về mọi mặt nói chung trong công tác xây dựng về quản lý Đô thị nói riêng.Với sự cố của các ngành, các cấp từ Thành phố đến Quận, công tác quản lý quy hoạch Đô thị và cấp giấy phép ở Quận đã được những kết quả:
Trong những năm 2000-2002 Quận đã giao cho UBND 12 phường trong Quận tổ chức quản lý quy hoạch trên cơ sở bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của Quận Ba Đình đã được UBND Thành phố phê duyệt theo quyết định 68/2000/QĐ-UB ngày 14/7/2000 của UBND Thành phố Hà Nội do Viện quy hoạch Đô thị – Nông thôn- Bộ xây dựng thiết lập tháng 6/1999.
Quận đã tổ chức công khai quy hoạch để mọi người dân được biết và thực hiện theo quy hoạch. Quận đã hoàn thành công tác GPMB 3 tuyến đường Voi Phục – Cầu giấy, Giang Văn Minh- Đội Cấn, Viện Vật lý - Đê Bưởi( giai đoạn 1). Ngoài những kết quả mà Quận đã đạt được trong những năm qua còn tồn tại nhiều thực trạng trong quản lý quy hoạch:
Quận có bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố duyệt và đã có những quy hoạch dự kiến đất phục vụ các công trình công cộng nhưng hiện nay chưa có dự án triển khai cụ thể. Các phường có tốc độ Đô thị hoá cao và có nhiều biến động về xây dựng như: Ngọc Hà, Phúc Xá, Cống Vị, Đội Cấn…chưa có bản đồ chi tiết tỷ lệ 1/500.Bên cạnh đó tình trạng xay dựng tự phát, tự do cấp đấ, giới thiệu địa điểm, lấn chiếm đất xây dựng không theo quy hoạch đã phát triển bừa bãi và đang diễn ra hàng ngày chưa có biện phát kiểm soát triệt để. Đây là một hiện tượng phổ biến và đang là mối đe doạ lớn cho sự phát triển lành mạnh của Thành phố Hà Nội nói chung và của Quận Ba Đình nói riêng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của đất nước và Thành phố theo hướng văn minh, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.
Quản lý quy hoạch trên cơ sở bản vẽ quy hoạch tỷ lệ 1/2000 gặp nhiều khó khăn. Quy hoạch Quận Ba Đình được phê duyệt chỉ định hướng trong thời gian tới chưa có quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng phường để thực hiện.
Hiện nay việc giới thiệu và xét duyệt địa điểm xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch của Quận chưa có những quy định cụ thể cả về trình tự cũng như nội dung. Hơn nữa cơ quan của Quận không trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác này, nên năng lực chuyên môm còn yếu kém.
Một số địa điểm trong Quận không xây dựng theo đúng đồ án quy hoạch thiết kế. Trong quá trình Đô thị hóa đang diễn ra hiện nay, dân cư trong Quận tăng cao cả về tự nhiên lẫn cơ học. Điều đó dẫn đến tình trạng đất đai bị lấn chiếm( như đất công, ao hồ, công trình văn hoá lịch sử) và chuyển đổi mục đích sử dụng theo hình thức tự phá, mua bán trao tay, xây dựng không phép, xây dựng lộn xộn không theo kiến trúc nhất là ở các phường đang có tốc độ Đô thị hoá cao: Ngọc Hà, Cống Vị, Phúc Xá…
Hướng dẫn xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc từng tổ chức, từng người dân có nhiều nhu cầu xây dựng còn hạn chế. Việc xác định mốc giới cắm mốc các dự án tuyến đường còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Hơn nữa mâu thuẫn giữa việc các chủ dự án xây dựng các tuyến đường có cách cắm mốc giới khác với quy hoạch của chính quyền địa phương cũng làm tăng tình trạng xây dựng trái phép của nhân dân, người dân thì không biết nên xây dựng như thế nào. Gây ra tình trạng bất bình của nhân dân ở khu vực xây dựng. Các dự án mở đường vành đa, mở đường Giao thông đã cắm mốc giới, nhưng dự kiến mở rộng quy hoạch các dự án khu công cộng dịch vụ, trung tâm thương mại … chưa có dự án khả thi. Các dự án đầu tư tập trung thông qua quyết định đầu tư đang gặp mâu thuẫn về cấp quyết định đầu tư, giữa việc quản lý Quận theo lãnh thổ và Quản lý Thành phố theo ngành dọc. Công tác giải phóng mặt bằng các tuyến đường còn chậm, dân không chịu đi do không thấy thoả mãn giá tiền đền bù làm cho công tác quy hoạch thực hiện chậm trễ. Sau khi GPMB, do không có sự kiểm soát, kiểm tra của cơ quan chức năng dẫn đến hiện tượng tự ý xây dựng không theo tổng thể kiến trúc làm phá vỡ cảnh quan.
Tình trạng xây dựng lộn xộn trái phép ở Quận( chủ yếu ở khu vực làng xã, ven đường quốc lộ ) đã và đang làm cho cảnh quan Đô thị, bộ mặt của Quận cũng như của Thành phố trở lên biến dạng phá vỡ kiến trúc và quy hoạch của Thành phố cản trở việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dẫn đến tranh chấp khiếu kiện kéo dài với nhiều vụ việc phức tạp.
Trên các phường còn có các khu đất nhỏ lẻ, hình dạng kích thước hình học không hợp lý chưa được quản lý chặt. Còn tồn tại chợ xanh, chợ cóc ở các khu tập thể vỉa hè như Thành Công…không có quy hoạch và không được giải quyết triệt để. Trong lập quy hoạch để quy hoạch chi tiết tại các phường, cụn còn ít bố trí sắp xếp mạng lưới sân chơi, mạng lưới chợ, mạng lưới điện gây khó khăn cho quản lý.
Có một bộ phận dân cư chúng ý thức pháp luật chưa cao, chưa nhận thức đầy đủ về nếp sống Đô thị nên tình trạng chiếm đất công, xây dựng trái phép, sai phép, không phép xảy ra ở hầu hết các phường xã trên toàn địa bàn Quận. Dân số tăng cao nhưng Hạ tầng cơ sở phát triển chậm, nhà ở nhiều khu tập thể xuống cấp chưa được sửa chữa kịp thời, chợ cóc còn nhiều, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Một số vấn đề bức xúc chưa được giải quyết triệt để có những biểu hiện gia tăng. Chương trình phát triển Nhà ở, tiến độ duyệt cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà còn đạt kết quả thấp.
II, Thực trạng cấp phép xây dựng
1, Những kết quả đạt được.
UBND Quận đã có sự niêm yết công khai các biểu mẫu, quyết định, quy trình hướng dẫn của công tác cấp giấy phép xây dựng.
Hệ thống đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp quy có liên quan để phục vụ cho công việc tiếp nhận hồ sơ và quá trình thụ lý giải quyết. Niêm yết công khai bản đồ chi tiết Quận Ba Đình về sử dụng đất được UBND Thành phố phê duyệt tại một cửa để mọi cá nhân tổ chức có nhu cầu xem được biết. Phòng Địa chính- Nhà đất & Đô thị soạn thảo trình UBND Quận ký văn bản hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Quận. Quận đã phối hợp với trung tâm bồi dưỡng cán bộ chính trị Quận tổ chức tập huấn công tác cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng Đô thị cho 12 phường và 1 số phòng có liên quan về quyết định 109/2001/QĐ-UB ngày 18/11/2001 của UBND Thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo của phòng đã rất quan tâm và chỉ đạo thường xuyên, kịp thời đối với việc phân công bố trí cán bộ công chức ngồi trực tiếp nhận hồ sơ. Đã có những cải biến về biểu mâũ, quy trình cho phù hợp và thuận tiện cho các tổ chức, người dân cũng như cho quá trình giải quyết công việc thuộc trách nhiệm của phòng. Trực tiếp gặp và giải quyết các thắc mắc của dân, tổ chức liên quan đến hồ sơ kịp thời, chỉ đạo công chức được giao nhiẹm vụ và bản thân giải quyết công việc đúng theo quy định, đảm bảo thời gian đảm bảo chất lượng.
Các cán bộ công chức được phân công giao nhiệm vụ thực hiện các khâu trong quy trình thực hiện cải cách hành chính Mô hình một cửa thực hiện thưo đúng nhiệm vụ được giao như:
- Cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ đảm bảo nhận hồ sơ đúng theo quy trình, quy định về thời gian. Thái độ tiếp dân hoà nhã, lịch sự đúng mực, không gây khó khăn phiền hà.
- Cán bộ được giao nhiệm vụ giải quyết công việc đảm bảo theo đúng thời gian qui định, quy trình đã niêm yết công khai ( trừ trường hợp phải bổ xung hồ sơ). Hồ sơ giải quyết đa số đúng thời gian, đảm bảo chất lượng.
Các công tác về hồ sơ cấp giấy phép xây dựng , hồ sơ quản lý Đô thị xác nhận cấp phép sử dụng vỉa hè đều được thông qua và giải quyết theo quy trình cải cách hành chính, thông qua một cửa.
Trên cơ sở công tác quản lý quy hoạch với sự lãnh đạo chỉ đạo của Quận và của lãnh đạo phòng. Trong những năm qua phòng đã tham gia giải quyết việc cấp giấy phép xây dựng cùng việc tuyên truyền hướng dẫn vận động nhân dân đi xin giấy phép xây dựng đạt hiệu quả tốt. Điều này thể hiện 1 số phường có tỷ lệ cấp giấy phép xây dựng cao như : Trung trực 98%, Trúc Bạch 85% và Đội Cấn 85%.
1, Năm 2000:
+Toàn quận có 268 trường hợp nộp hồ sơ xin phép xây dựng, cải tạo nhà
+Đã cấp phép xây dựng : 175 giấy phép
+ Có công văn trả lời các trường hợp chống dột, chống sập là: 14
Đạt tỷ lệ cấp phép / số hồ sơ XPXD nhận là: 71% - Tổng diện tích sàn xây dựng:18.000 m2.
+ Trả lời bằng văn bản các trường hợp không đủ điều kiện cấp phép và vi phạm quy hoạch, hành lang các công trình kỹ thuật: 79 hồ sơ.
Tỷ lệ cấp phép trên toàn Quận đạt 27% ( 189 hồ sơ được giải quyết / 709 trường hợp xây dựng ).
2, Năm 2001
+ Tổng số hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng là: 151 hồ sơ
+ Đã cấp giấy phép xây dựng:117 giấy phép.
Đạt tỷ lệ cấp phép / số hồ sơ XPXD nhận là:77% - Tổng diện tích sàn xây dựng:10.500m2.
+ Trả lời bằng văn bản các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép và vi phạm quy hoạch, hành lang các công trình kỹ thuật: 34 hồ sơ.
Tỷ lệ cấp phép trên toàn Quận đạt 11% ( 117 hồ sơ được giải quyết 1.034 trường hợp xây dựng).
3, Năm 2002:
+ Tổng số hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng là: 320 hồ sơ.
+ Đã cấp giấy phép xây dựng: 282 giấy phép.
Đạt tỷ lệ cấp giấy phép/ số hồ sơ XPXD nhận là:88% - Tổng diện tích sàn xây dựng: 28.000m2.
+ Trả lời bằng văn bản các trường hợp không đủ điều kiện cấp phép xây dựng và vi phạm quy hoạch, hành lang các công trình kỹ thuật: 38 hồ sơ.
Tỷ lệ cấp phép trên toàn Quận đạt: 28%( 282 hồ sơ được giải quyết/1.0004 trường hợp xây dựng).
4, Năm 2003
+ Tổng số hồ sơ xin phép xây dựng là: 538 hồ sơ.
+ Đã cấp giấy phép xây dựng: 429 hồ sơ.
Đạt tỷ lệ cấp phép/ số hồ sơ XPXD nhận là: 80% - Tổng diện tích xây dựng: 34.000m2.
+ Trả lời bằng văn bản các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng và vi phạm quy hoach, hành lang các công trình kỹ thuật: 29 hồ sơ.
+ Xin rút lại hồ sơ là: 11 hồ sơ, đang thụ lý, mới nhận: 40 hồ sơ.
Tỷ lệ cấp phép trên toàn Quận là: 61,5% ( 429 hồ sơ được giải quyết/ 698 trường hợp xây dựng).
Tỷ lệ hồ sơ còn lại 7,59% ( 40/ 572 Hồ sơ) đang được thụ lý giải quyết do mới nhận chưa đến thời gian trả lời kết quả.
Số liệu tổng hợp cấp phép qua các năm:
Năm
2000
2001
2002
2003
Tổng số hồ sơ xin phép xây dựng
268
151
320
538
Đã cấp phép xây dựng
175
117
282
429
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cấp giấy phép qua các năm
Qua những số liệu của phòng Địa chính Nhà đất & Đô thị cấp ta thấy tỷ lệ cấp phép xây dựng của Quận so với Hồ sơ xin phép xây dựng đã có những chuyển biến tích cực. Các năm tổng số hồ sơ xin phép và đã được cấp phép cũng tăng nhanh chóng.
ý thức chấp hành của người dân đã được nâng cao, số hộ dân có nhu câud xây dựng đi làm thủ tục xin phép xây dựng đã tăng ở một số phường( Cống Vị, Giảng Võ, Đội Cấn, Ngọc Khánh, Trúc Bạch) nhưng lại chưa đều trên địa bàn Quận vì có một số phường rất ít hộ đi xin phép xây dựng( Thành Công, Điện Biên, Quán Thánh, Trung Trực ). Trong công tác cấp giấy phép xây dựng không có việc người dân phải chi tiền bồi dưỡng thì mới cấp nhanh. Mọi hồ sơ đều phải đảm bảo thủ tục và thời gian theo quy định, khuyến khích đẩy nhanh rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ.
Với hướng cải cách hành chính, tạo điều kiện cho đa số hộ dân có đủ điều kiện đi xin phép xây dựng để được giải quyết cấp giấy phép xây dựng chính là biện pháp chủ động tích cực và cơ bản để hạn chế tâm lý của người dân ngại khó khăn phiền hà khi đi xin phép xây dựng, đồng thời hạn chế tình trạng xây dựng không phép như hiện nay.
Các phường Ngọc Hà, Cống Vị đã có những biện pháp phối hợp với Đội quản lý trật tự xây dựng xử lý cưỡng chế các trường hợp vi phạm quy hoạch, xây dựng trái phép sau GPMB. UBND một số phường đã thực hiện tương đối tốt Chỉ thị 30/2003/CT- UB đã ngăn chặn được nhiều trường hợp xây dựng không phép, trái phép và giám sát việc đình chỉ thi công đối với các công trình xây dựng đi xin phép đến nay đã có giải pháp xây dựng cụ thể ( kết quả tháng 10/2003)
- Phường Kim Mã: Đình chỉ nghiêm túc 1TH, dỡ bỏ ngăn chặn 5,6 Th xây dựng không phép, 2 Th xây dựng không phép của tháng 9 sau khi bị đình chỉ thì hộ đã xin phép xây dựng và đã được cấp phép.
- Phường Phúc Xá: Dỡ ngăn chặn tại chỗ 2Th xây dựng trái phép và 5 Th vi phạm khác hàng rào lấn chiếm đất công.
- Phường Ngọc Khánh: 3 Th xây dựng không phép đều đã có phiếu nhận hồ sơ xin phép xây dựng.
- Phường Trúc Bạch: Đình chỉ hiệu lực 1 Th xây dựng không phép, đi xin phép xây dựng đã có phiếu nhận hồ sơ, 2 Th xây dựng không phép của tháng 9 sau khi bị đình chỉ đã đi xin phép và được cấp phép.
- Phường Quán Thánh: Đình chỉ 2 th xây dựng không phép đi xxin phép và đã có phiếu nhận hồ sơ; 1 Th xây dựng không phép của tháng 9 sau khi bị đình chỉ đã đi xin phép và được cấp phép.
- Phường Ngọc Hà: Đình chỉ 1Th xây dựng không phép đi xin phép và đã có phiếu nhận hồ sơ nên không phải lập biên bản.
- Phường Đội Cấn: 1 Th xây dựng không phép đang đình chỉ.
- Phường Giảng Võ: 2Th xây dựng không phép của tháng9 sau khi bị đình chỉ đã đi xin phép và được cấp phép.
Công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng tuy có nhiều cố gắng song mới đạt được kết quả rất khiêm tốn. Tỷ lệ các công trình được cấp phép chiếm tỷ lệ rất thấp so với công trình xây dựng trên toàn Quận. Trong công tác cấp giấy phép xây dựng còn nhiều những khó khăn và tồn tại như:
Trong Quyết định 109/QĐ qui định các giấy tờ về đất đủ điều kiện để xét cấp giấy phép xây dựng trong đó nêu: Trường hợp không có giấy tờ về nhà đất nhưng ăn ở ổn định, không có khiếu kiện tranh chấp và được chính quyền địa phường sở tại thẩm tra xác nhận đúng thì được xem xét giải quyết. Nhưng theo Quyết định 158/QĐ qui định những trường hợp không có giấy tờ nhà đất, hợp lệ thì phải đi làm thủ tục để được cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và QSD đất ỡong mới đủ điều kiện để được phép cải tạo xây dựng.
Ngoài ra nguồn gốc đất của một số hộ xin phép xây dựng còn chưa rõ ràng. Khi cán bộ đi xác minh tại hộ thì nhiều trường hợp diện tích đất thực tế lớn hơn diện tích đất trong sổ đỏ hoặc giấy tờ nguồn gốc đất quá lâu không rõ ràng.
Người dân trong qúa trình đi xin phép còn chưa biết rõ ràng thủ tục xin phép trong khi trách nhiệm của UBND phường hướng dẫn công dân đi xin phép và biện pháp xử lý vi phạm công trình xây dựng chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ địa chính phường còn 1 số không thông báo đầy đủ về hiện trạng đất có tranh chấp hay vi phạm cho cán bộ xác minh của Quận biết làm chậm tiến độ cấp giấy phép xây dựng .
Công tác xử lý vi phạm còn chưa kiên quyết kịp thời, triệt để, còn mang tính hình thức. Việc xử lý vi phạm chưa thực hiện theo đúng trình tự qui định ban hành, việc giám sát thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm đối với chủ công trình còn buông lỏng. Việc phát hiện và xử lý buộc đình chỉ công trình xây dựng không phép đi làm thủ tục xin phép xây dựng còn chậm.
Hiện tượng xây dựng các công trình không phép trái phép, vi phạm quy hoạch vẫn diễn ra thường xuyên phổ biến trên địa bàn các phường thuộc Quận Ba Đình. Tập trung ở các đường Đào Tấn thuộc phường NGọc Khánh, Cống Vị, và phường NGọc Hà Giảng Võ, Đội Cấn, Phúc Xá, Kim Mã là các khu vực Đô thị xen lẫn làng xóm còn có nhiều quỹ đất nông nghiệp đang trong qúa trình Đô thị hoá nhanh. Ngoài ra các phường đã tương đối ổn định nhiều năm Điện Biên, Nguyễn Trung Trực, Quán Thánh, Trúc Bạch, Thành Công vẫn còn tình trạng trái phép, sai phép…
Một số công trình cơ sở kỹ thuật hạ tầng trên địa bàn Quận như hệ thống sông mương thoát nước cong thiếu cơ sở pháp lý để quản lý. Quyết định 6093/QĐ -UB của UBND thành phố Hà Nội về việc quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật cơ sở, song để tạo điều kiện cho công tác quản lý chống lấn chiếm cần phải có các dự án quy hoạch trên cơ sở đó cắm mốc giới bảo vệ hành lang sông, mương.
Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/2000 không thể hiện rõ được công trình do đó việc xác định vị trí của các công trình nằm ở ranh giới các vùng quy hoạch gặp nhiều khó khăn trong xác định, các ô đất không cần mốc giới, một số o đất theo quy hoạch là đất phục vụ công trình công cộng hoặc trường học nhưng để triển khai thực hiện là rất khó khăn và đơn vị quản lý không chấp thuận giao lại mặt bằng. Một số ô đất quy hoạch khu đất ở nhưng để quy hoạch xây dựng theo đúng quy chuẩn xây dựng không thể thực hiện được.
Việc coi thường kỷ cương pháp luật của 1 bộ phận nhân dân và một số lợi dụng sơ hở trong quản lý xây dựng để lấn chiếm đất xây dựng nhà, buôn bán trái pháp luật… dẫn đến ngày càng khó khăn phức tạp cho công tác lập lại trật tự xây dựng Đô thị, nhất là trong qúa trình Đô thị hóa cao với nền kinh tế nhiều thành phần với sức hút của nền Kinh tế thị trường.
Sự phối kết hợp kiểm tra, xử lý của UBND phường, thanh tra xây dựng Quận, phòng Địa chính –Nhà đất & Đô thị chưa được thường xuyên và có hiệu quả. Công tác kiểm tra công trình xây dựng sau khi cấp phép cũng đã được quan tâm thực hiện nhưng chưa rộng khắp và thường xuyên dẫn đến tình trạng xử lý các trường hợp vi phạm tại các phường thường chỉ dừng ở khâu lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ có hiệu quả xây dựng không phép trái phép. Nhiều trường hợp cần phải báo cáo UBND Quận để xử lý kịp thời nhưng chưa báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời nên nhiều trường hợp khi UBND Quận giải quyết thì sự đã rồi. Lực lượng công an địa phương tham gia quản lý trật tự xây dựng Đô thị là hết sức cần thiết để đảm baỏ trật tự an toàn, an ninh và nâng cao hiệu quả quản lý nhưng chưa có quy định cụ thể, rõ ràng nên chưa phát huy được sức mạnh sẵn có của lực lượng này trong công tác quản lý xây dựng sau khi cấp phép.
Báo cáo số liệu cấp phép xây dựng tại các phường trên địa bản Quận năm 2002 .( copy từ excel)
Từ số liệu trên ta thấy tỷ lệ cấp phép so với tổng công trình xây dựng còn thấp chỉ đạt 28%. Số công trình không xin phép ngày càng tăng tập trung ở một số phường Ngọc Hà có 128 trường hợp không xin phép xây dựng chiếm 88% trong tổng số công trình xây dựng trên địa bàn phường ( 144 trường hợp ). Phường Cống Vị có 155 trường hợp không phép xây dựng chiếm 71% tổng số công trình xây dựng trên địa bàn phường( 162 trường hợp xây dựng). Phường Kim Mã có 122 trường hợp xây dựng không phép chiếm 80.2% tổng số công trình xây dựng trên địa bàn phường(152 trường hợp). Phường Quán Thánh có 140 trường hợp xây dựng không phép chiếm 66.7% tổng số công trình xây dựng trên địa bàn phuờng (210 trường hợp). Các phường đã kết hợp với Quận xử lý vi phạm hành chính 226 trường hợp và phạt cảnh cáo là 247 trường hợp, nhiều công trình vi phạm còn bị buộc khôi phục là 166 trường hợp.
Trên địa bàn Quận còn tồn tại tình trạng kéo dài từ nhiều năm đến nay chưa có giải pháp triệt để, đó là tình trạng xây dựng tuỳ tiện không theo đúng giấy phép xây dựng: xây dựng lấn diện tích ra ngõ đi chung sân chung của các hộ, lấn ra vỉa hè phố, đua ban công chiếm không gian các hộ liền kề. Nghiêm trọng hơn là tình trạng xây dựng lấn chiếm đất lưu không, vi phạm hành lang an toàn cấp điện, cấp nước, hành lang bảo vệ sông, mương thoát nước, đê điều và các công trình kỹ thuật. Đa số các công trình nhà ở của nhân dân được UBND Quận cấp giấy phép xây dựng thường xây dựng không đúng theo giấy phép xây dựng, đa số sai chỉ giới, sai mặt bằng được phép xây dựng, sai mục đích sử dụng, sai với hồ sơ thiết kế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Như bà Nguyễn Đình Cơ ở số 77 Phạm Hồng Thái được cấp giấy phép xây dựng 02 tầng nhưng đã xây lấn diện tích tầng một: 0,36 x 2,4m, đua ban công rộng 0,8m xây tầng bao một phần ban công ra ngõ đi chung của biển số nhà. Ông Nguyễn Phú Hải số nhà 56 hàng than được cấp giấy phép xây dựng là 3 tầng nhưng đã xây dựng 4 tầng cộng tum thang, xây tường bao làm buồng ở phần ban công hè đường đi chung rộng 1,1m…Đây là một thực tế gây cản trở rất lớn cho công tác thực hiện cấp giấy phép xây dựng. Điều này cũng do dân số ngày càng đông mà diện tích thì có hạn, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện về diện tích đất để xây dựng đúng theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Chính phủ đã ban hành Nghị Định 48/CP ngày 5/5/1997 cuảt Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thụât hạ tầng Đô thị. Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 12/1998/QĐ- UB ngày 05/6/1998 về quy định tạm thời thực hiện Nghị Định 48/CP của Chính phủ. Lực lượng kiểm tra xử lý các vi phạm về xây dựng cơ bản là cán bọ của Đội quản lý trật tự xây dựng Đô thị nay là Thanh tra xây dựng phối hợp với UBND phường sở tại nhưng thực tế chưa đạt yêu cầu đề ra, chỉ dừng lại ở mức độ lập biên bản và đình chỉ thi công công trình, khôi phục lại tình trạng ban đầu mang đậm tính hình thức cho qua. Việc xử lý giải quyết các trường hợp xây dựng trái phé, không phép nhiều khi chưa được thực hiện dứt điểm, không kiên quyết và triệt để. Việc xử lý các trường hợp vi phạm tại các phường chỉ dừng lại ở khâu lập biên bản vi phạm hành chính, chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đình chỉ có hiệu quả việc xây dựng không phép, sai phép.
III, Nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng.
1, nguyên nhân chủ quan.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thiết kế nhiều đồ án quy hoạch xây dựng, từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết và những dự án xây dựng cụ thể cho từng Quận và các điểm dân cư Đô thị khác nhau trên toàn thành phố. Tuy vậy, tỷ lệ thực thì các đồ án quy hoạch đã nghiên cứu rất thấp.
Rất nhiều điểm Đô thị đã không xây dựng như các đồ án đã thiết kế gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch. Hiện nay Thành phố Hà Nội chỉ có quy hoạch chi tiết Quận và các phường được duyệt mới chỉ là quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch mạng lưới giao thông. Còn các vấn đề hạ tầng khác như cấp tho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gghnj.doc