MỤC LỤC .1
DANH MỤC VIẾT TẮT 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ THU BHXH 5
1.1.Khái niệm về quản lý thu BHXH. 5
1.2. Vai trò của quản lý thu BHXH. 5
1.3. Nội dung quản lý thu 7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU QUỸ BHXH TẠI PHÒNG BHXH HUYỆN BÌNH LỤC- TỈNH HÀ NAM 8
2.1. Vài nét giới thiệu về BHXH huyện BÌnh Lục 8
2.2. Tình hình thu BHXH ở Huyện Bình Lục – Hà Nam 10
2.2.1. Công tác thu BHXH tại BHXH huyện Bình Lục. 10
2.2.2. Những nguồn thu của BHXH huyện Bình Lục. 11
2.2.3. Những nguyên tắc trong thu BHXH. 12
2.3. Tổ chức quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Bình Lục 13
2.3.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH 13
2.3.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH 15
2.3.3. Quản lý tiền thu BHXH 16
2.4. Những kết quả đạt được về thu quỹ BHXH Huyện Bình Lục 17
2.5. Tình hình nợ đọng BHXH huyện Bình Lục – Hà Nam 19
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH Ở BHXH HUYỆN BÌNH LỤC 21
3.1. Một số kiến nghị đối với công tác quản lý thu tại BHXH huyện Bình Lục – Tỉnh Hà Nam. 21
3.1.1. Có chương trình đào tạo và sử dụng cán bộ 21
3.1.2 . Mở rộng nguồn thu BHXH 22
3.1.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH 23
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu tại BHXH huyện Bình Lục 24
3.2.1. Đẩy mạnh các biện pháp quản lý đối tượng và quỹ lương tham gia BHXH 24
3.2.2. Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH 25
3.2.3. Phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan 25
3.2.4. Kết hợp công tác thu BHXH với việc giải quyết chính sách BHXH 25
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
28 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6230 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã hội huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an BHXH kiểm tra đối chiếu, xác định số tiền chênh lệch (thừa, thiếu) để điều chỉnh số phải thu hoặc số đã thu.
Người sử dụng lao động được giữ lại 2% số phải thu để chi trả kịp thời 2 chế độ ốm đau, thai sản thì cơ quan BHXH thực hiện quyết toán quý xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu để ghi tăng số phải thu hoặc số đã thu đối với người sử dụng lao động.
Các trường hợp chậm đóng, cơ quan BHXH thực hiện tính lãi theo quy định.
Người lao động và đơn bị sử dụng lao động cố tình không nộp BHXH theo đúng thưòi hạn và đủ mức theo quy định, thì cơ quan BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam có quyền từ chối việc chi trả các chế độ BHXH của tất cả người lao động thuộc đơn vị đó; đồng thời báo cáo lên cơ quan BHXH cấp trên và thông báo cho các cơ quan hữu quan để có biện pháp giải quyết.
BHXH tỉnh có trách nhiệm phổ biến, tổ chức thực hiện các quy định về thu BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời đối với đơn vị và người lao động.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU QUỸ BHXH TẠI PHÒNG BHXH HUYỆN BÌNH LỤC- TỈNH HÀ NAM
2.1. Vài nét giới thiệu về BHXH huyện BÌnh Lục
Phòng BHXH huyện Bình Lục được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 1995. Phòng BHXH huyện Bình Lục chủ yếu thực hiện việc thu – chi thuần tuý mà không kinh doanh loại hình bảo hiểm nào.
BHXH huyện Bình Lục chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH tỉnh Hà Nam, có con dấu và tài khoản riêng.
Sơ đồ vị trí của BHXH huyện Bình Lục:
BHXH
Việt Nam
BHXH Hà Nam
BHXH
Bình Lục
BHXH huyện Bình Lục có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ BHXH
tỉnh Hà Nam giao cho gồm:
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH
tỉnh Hà Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Theo dõi, đốc thu BHXH.
Chi trả các chế độ nghỉ ốm, thai sản cho đối tượng tham gia đóng góp
BHXH.
Tổ chức việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, cả việc chi pháp lệnh người có công;
Theo dõi tăng, giảm hàng tháng để lập danh sách chi trả lương hưu và trợ
cấp theo quy định;
Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH tỉnh xem xét giải quyết;
Tiếp nhận, báo cáo kịp thời với BHXH tỉnh Hà Nam các trường hợp hưởng lạc trợ cấp BHXH, điều chỉnh lương hưu.
Đối chiếu tờ khai với hồ sơ gốc để triển khai cấp sổ BHXH.
Thực hiện công tác giám định chi phí khám chữa bệnh của người có sổ, thẻ BHXH tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tiếp nhận và hướng dẫn người bệnh trong quá trình đến khám chữa bệnh, giải quyết những vướng mắc và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ BHYT.
Thực hiện việc thông tin tuyên truyền, giải thích chế độ, chính sách BHXH trên địa bàn.
Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH Tỉnh.
BHXH Huyện Bình Lục có chức năng giúp Giám đốc BHXH Tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện. BHXH quận chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH Tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND huyện.
Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH Tỉnh.
Là cơ quan BHXH cấp huyện, BHXH huyện Bình Lục là đơn vị có tư cách pháp nhân không có tổ chức phòng ban mà nó được chia thành 4 bộ phận:
Sơ đồ tổ chức:
BHXH
Huyện Bình Lục
Giám Đốc
Phó Giám đốc
Bộ phận Quản lý Thu và Cấp sổ thẻ
Bộ phận Kế hoạch Tài chính
Bộ phận chế độ Chính sách
Bộ phận Giám định chi BHYT
2.2. Tình hình thu BHXH ở Huyện Bình Lục – Hà Nam
2.2.1. Công tác thu BHXH tại BHXH huyện Bình Lục.
Công tác thu BHXH khá thuận lợi bởi diện tích huyện không lớn, địa hình bằng phẳng. BHXH huyện Bình Lục đã tiến hành lập danh sách chi tiết từng đơn vị; cơ quan tham gia BHXH, từng cá nhân. Bên cạnh đó BHXH huyện còn lập bảng lương chi tiết của từng cá nhân, quỹ lương của từng công ty hay xí nghiệp để làm căn cứ thu quỹ BHXH. Tại mỗi xã trong huyện, BHXH huyện Bình lục đặt một ban có trách nhiệm thu – chi và báo cáo các trường hợp có sự thay đổi mức đóng góp hay mức hưởng BHXH. Gần đến mỗi kỳ báo cáo; tổng kết, BHXH huyện cử cán bộ đến các cơ sở còn nợ đọng tiền BHXH hoặc dùng các biện pháp thông tin khác như: gọi điện thoại, nhắn tin qua đài truyền thanh huyện để đôn đốc, thu kịp thời, tránh tình trạng nợ đọng lâu dài.
2.2.2. Những nguồn thu của BHXH huyện Bình Lục.
Thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH là nguồn thu chủ yếu, quan trọng nhất cho bất cứ quỹ BHXH của bất kỳ quốc gia nào, nó là cơ sở chủ yếu để hình thành nên quỹ BHXH và tạo ra nguồn tài chính để thực hiện những chế độ BHXH; nhưng trong quá trình quản lý sự đóng góp của người tham gia BHXH cũng phức tạp và khó khăn nhất. Nguồn thu này có tầm quan trọng đặc biệt, nó là nền tảng để có thể thực hiện được chính sách BHXH. Thông thường, nguồn thu này được hình thành như sau:
+ Người lao động tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH trên cơ sở tiền lương; tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc gia mà phần đóng góp của người lao động có khác nhau, nhưng đều dựa trên cơ sở là tiền lương của người lao động làm căn cứ để tính toán số tiền người lao động phải đóng góp vào quỹ BHXH. Theo Điều lệ BHXH hiện hành quy định người lao động phải đóng góp bằng 6% tiền lương tháng.
+ Người sử dụng lao động tham gia đóng góp BHXH cho người lao động trong đơn vị mình; thông thường phần đóng góp của người sử dụng lao động dựa trên tổng quỹ lương. Theo Điều lệ BHXH hiện hành quy định người sử dụng lao động phải đóng góp bằng 16% tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị.
Thu từ việc hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước chủ yếu là để đảm bảo cho các hoạt động BHXH diễn ra được đều đặn, bình thường, tránh những xáo trộn lớn trong việc thực hiện BHXH. Nguồn thu từ việc hỗ trợ của
Ngân sách Nhà nước cho quỹ BHXH đôi khi là khá lớn, việc hỗ trợ cho hoạt động BHXH của Nhà nước là hoạt động thường xuyên và liên tục để đảm bảo thực hiện tốt các chế độ chính sách nói riêng và hoạt động BHXH nói chung.
Thu từ lãi đầu tư của hoạt động đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ được hình thành từ công việc đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi vào các chương trình kinh tế – xã hội, những hoạt động đầu tư khác đem lại hiệu quả. Từ nguồn quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư, quỹ BHXH thu được phần lãi đầu tư để bổ xung vào nguồn quỹ BHXH.
Ngoài những nguồn thu trên thì quỹ BHXH còn có một số nguồn thu khác để bổ xung vào quỹ BHXH; nói chung, những nguồn thu này không lớn, không ổn định. Chủ yếu là những nguồn thu từ việc nhận sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, từ những hoạt động từ thiện, từ hoạt động thanh lý nhượng bán tài sản cố định. Nguồn thu này thường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số thu của quỹ BHXH.
2.2.3. Những nguyên tắc trong thu BHXH.
Căn cứ pháp luật và các văn bản dưới luật thì thu BHXH phải đảm bảo theo nguyên tắc là phải đảm bảo đúng đối tượng và đúng mức thu, đồng thời phải đảm bảo tính công bằng giữa các đơn vị tham gia BHXH. Muốn thu đúng và thu đủ thì cần phải quán triệt những vấn đề sau đây:
Các cơ quan, các doanh nghiệp đóng BHXH thì phần đóng góp phải dựa trên quỹ lương, quỹ lương này bao gồm toàn bộ là lương cứng và các khoản phụ cấp vào lương, đồng thời quỹ lương này phải chi trả cho tất cả các đối tượng tham gia đóng góp BHXH.
Đối với người lao động cơ chế thu là 6% cũng bao gồm cả lương cứng và các khoản phụ cấp ngoài lương khác.
Quyết toán thu BHXH thường vào cuối năm nhưng trong năm đó số người tham gia và số đơn vị tham gia BHXH luôn biến động, vì vậy khi quyết toán phải căn cứ vào số liệu thực tế phát sinh chứ không tính vào mức bình quân.
Thu BHXH phải mang tính trực tiếp, hạn chế tối đa hiện tượng khoán thu để được hưởng hoa hồng.
Về nguyên tắc cơ quan BHXH phải quyết toán từng tháng, từng quý, từng năm nhưng đến cuối năm quyết toán, tất cả các số thu phải ăn khớp với nhau và phải thực sự cân đối: giữa người lao động, người sử dụng lao động, loại hình doanh nghiệp, loại hình thu.
Ngoài việc thu đúng của người lao động và người sử dụng lao động, BHXH phải lập kế hoạch và lập dự toán trước phần ngân sách Nhà nước cấp bù vào đầu tháng, đầu quý, đầu năm sau đó mới được quyết toán.
Lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi BHXH, về nguyên tắc phải được bù đắp vào quỹ để bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ, phần trích ra chi cho các mục đích khác như chi cho khen thưởng, chi quản lý và những khoản chi khác phải tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật. Các khoản tài trợ của các tổ chức, các quỹ từ thiện, đặc biệt là các khoản nợ của người tham gia phải được hạch toán riêng, các khoản nợ đòi được phải tính tới lãi suất.
2.3. Tổ chức quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Bình Lục
2.3.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một phần quan trọng trong công tác thu của BHXH, đặc biệt là nguồn thu từ người lao động và người sử dụng lao động (kể cả những người đang được cử đi học, đi thực tập, công tác và điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc
tiền công của cơ quan đơn vị đó) làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế – xã hội theo quy định tại Điều lệ BHXH Việt Nam, bao gồm:
Các doanh nghiệp nhà nước;
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam (trừ những trường hợp tuân theo những điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có những quy định khác);
Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao dộng trở lên (hiện nay BHXH đã áp dụng với các doanh nghiệp có dưới 10 lao động);
Các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan của Đảng, đoàn thể từ
trung ương đến địa phương (chỉ tới cấp huyện);
Các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.
Các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ trong lực lượng vũ trang; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng cho nhân dân, Công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí theo điều lệ BHXH đối với sỹ quan, công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ban hành ngày 15/07/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Cán bộ xã, phường, thị trấn được hưởng sinh hoạt phí tại Nghị định số 09/ 1998/ NĐ-CP ban hành ngày 23/ 01/ 1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đóng cho người lao động theo Nghị định số 152/ 1999/ NĐ-CP ban hành ngày 20/ 09/1999 của Thủ tướng chính phủ.
Từ những đối tượng phải thu BHXH như trên, để thực hiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH cần phải thực hiện tốt một số công tác sau:
Thực hiện phân cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận và cá nhân để quản lý, theo dõi đôn đốc thu BHXH đến từng cá nhân tham gia BHXH. Việc phân cấp, phân công cụ thể công tác quản lý sẽ làm cho việc thu BHXH được dễ dàng, thu triệt để, tránh hiện tượng thu thiếu, bỏ qua không thu ... Việc phân cấp, phân công quản lý đối tượng tham gia BHXH phải đạt được yêu cầu của công tác thu BHXH đề ra; ví dụ như BHXH của Việt Nam thực hiện công tác quản lý đối với BHXH các tỉnh, thành phố.
Tiến hành ghi sổ BHXH cho những người lao động để theo dõi, ghi chép kịp thời toàn bộ diễn biến quá trình đóng BHXH của họ theo từng thời gian (tháng, quý, năm), mức đóng và đơn vị đóng, ngành nghề công tác để sau này làm căn cứ xét hưởng các chế độ BHXH cho họ.
2.3.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Căn cứ cơ bản để tiến hành hoạt động thu BHXH của người lao động là tiền lương tháng, đối với người sử dụng lao động là tổng quỹ lương của những người lao động tham gia BHXH trong các doanh nghiệp tổ chức. Chính vì vậy, để tiến hành tốt công tác thu BHXH một phần quan trọng không thể thiếu được là phải quản lý tốt quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tổ chức, doanh nghiệp.
Mức thu BHXH đối với người tham gia BHXH được quy định tại điều
36, Điều lệ BHXH Việt Nam hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày
26/01/1995 của Chính phủ, theo đó người sử dụng lao động đóng 15% (nay là 16%) tổng quỹ tiền lương tháng của người lao động trong đơn vị tham gia BHXH, người lao động đóng bằng 5% (nay là 6%) tiền lương tháng.
Theo quy định hiện hành, tiền lương và quỹ lương của những người tham gia BHXH là căn cứ để đóng BHXH, tuỳ theo từng khu vực công tác, lĩnh vực công tác mà có những mức đóng khác nhau, cụ thể:
- Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng, tiền lương tháng của người lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động được xác định theo các quy định tại Nghị Định số 35/NQ/UBTVQHK9 ban hành ngày 17/05/1993 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội Khoá 9, Quyết Định số 69/QĐTW ngày 17/05/1993 của Ban Bí Thư, Nghị Định số 25/CP ngày 17/05/1993 của Chính Phủ, Quyết Định số
574/TTG ban hành ngày 25/11/1993 của Thủ tướng Chính Phủ và Nghị
Định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính Phủ.
- Các đơn vị sử dụng lao động đã thực hiện ký kết hợp đồng lao động, việc đóng góp BHXH tính trên tổng quỹ lương hàng tháng, bao gồm tiền lương theo hợp đồng đã ký kết với người lao động có tham gia BHXH theo các quy định và lương của người giữ chức vụ không áp dụng chế độ hợp đồng lao động.
- Riêng khối Quốc phòng – An ninh, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những quân nhân, công an nhân dân hưởng lương; còn quân nhân, công an nhân dân đóng bằng 5% tổng mức lương tháng. Mức thu BHXH đối với quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí đóng bằng 2% mức lương tối thiểu theo tổng số quân nhân, công an nhân dân do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng.
- Đối với người lao dộng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nếu người lao động đã có quá trình tham gia BHXH ở trong nước thì đóng bằng
15% mức lương tháng đã đóng BHXH trước khi ra nước ngoài làm việc; người lao động chưa tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng BHXH hàng tháng bằng 15% của hai lần mức lương tối thiểu của công nhân viên chức trong nước.
- Mức thu đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đóng 5% mức sinh hoạt phí hàng tháng; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đóng bằng 10% mức sinh hoạt phí hàng tháng tính trên tổng mức sinh hoạt phí của những người tham gia BHXH.
2.3.3. Quản lý tiền thu BHXH
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với Ngân sách Nhà nước, được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, quỹ BHXH có thể nói là hạt nhân của hoạt động BHXH. Do đó, cần phải quản lý chặt chẽ những nguồn thu của BHXH, bên cạnh đó cũng phải tăng cường quản lý đối với số tiền BHXH thu được để hình thành quỹ.
Quỹ BHXH cần được quản lý thống nhất ở BHXH Việt Nam, vì vậy tất cả sự đóng góp của người tham gia BHXH đều phải tiến hành chuyển về BHXH Việt Nam để hình thành quỹ BHXH tập trung. Để thực hiện nguyên tắc trên các đơn vị BHXH các tỉnh (thành phố), huyện được mở các tài khoản chuyên thu BHXH ở hệ thống Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, các đơn vị sử dụng tài khoản này chỉ để thu tiền nộp BHXH ở khu vực quản lý của mình và định kỳ chuyển số tiền thu được lên cấp trên, từ đó tiền thu BHXH được tập trung thống nhất tại một cơ quan cao nhất là BHXH Việt Nam. Trong quá trình thu BHXH và lưu chuyển số tiền thu BHXH từ đơn vị cơ sở lên BHXH Việt Nam, các đơn vị không được phép sử dụng tiền thu BHXH cho bất cứ một nội dung nào khác, việc quy định như vậy nhằm
tránh những thất thoát tiền thu BHXH của các đơn vị, thống nhất nguyên tắc quan trong quá trình hình thành, quản lý quỹ BHXH.
2.4. Những kết quả đạt được về thu quỹ BHXH Huyện Bình Lục
Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động đến nay, BHXH huyện Bình Lục đã có số thu liên tục tăng nhanh qua các năm, số đơn vị tham gia BHXH
ngày càng nhiều, đặc biệt trong mấy năm trở lại đây, số thu đã tăng rất cao. Cụ thể hoá những kết quả đạt được bằng các con số thống kê dưới đây:
Thực tế trong 5 năm gần đây, công tác thu BHXH của BHXH huyện Bình Lục đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Số đơn vị, số người lao động tham gia BHXH cũng như số tiền thu BHXH tăng lên qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Kết quả thu của từng năm cụ thể như sau:
Bảng 1: Kết quả thu BHXH ở BHXH huyện Bình Lục
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
1. Số lao động tham gia BHXH (người):
+ DNNN
+ DNNQD
+ HCSN
+ Ngoài công lập, HTX, hộ kinh tế
+ Xã, phường
+ DN có vốn ĐTNN
13.395
3.799
2.333
5.456
130
248
1.429
14.441
3.367
3.088
5.856
285
261
1.584
18.203
2.219
4.905
5.861
395
272
4.551
21.542
1.932
6.677
6.040
418
262
6.213
22.974
1.791
10.577
6.554
511
345
3.196
2. Kế hoạch thu BHXH (trđ)
24.466
31.349
40.003
51.530
79.093
3. Số thực thu BHXH (trđ)
24.222
33.073
41.367
54.299
85.500
4. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
99,0
105,5
103,4
105,4
108,1
5. Tốc độ tăng số người tham gia BHXH (%)
_
7,8
26,1
18,3
6,7
6. Tốc độ tăng số thu BHXH (%)
_
36,5
25,1
31,3
57,5
(Nguồn BHXH huyện Bình Lục)
Qua số liệu ở bảng trên, ta thấy số lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng qua các năm. Không chỉ số lao động tham gia BHXH tăng mà số thu BHXH cũng tăng theo, qua 5 năm số thu BHXH năm 2010 đạt kết quả tốt nhất với tốc độ tăng là 31,3% từ 54.299 triệu đồng năm 2009 lên đến 85.500 triệu đồng. Số thu BHXH qua các năm đều tăng, nhìn chung BHXH huyện Bình Lục đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu của mình, số thu đều vượt mức kế hoạch BHXH tỉnh giao, duy chỉ có năm 2006 chỉ đạt 99,0% kế hoạch đặt ra nhưng xét về tuyệt đối thì số thu BHXH năm 2006 vẫn tăng so với năm 2005 từ 20.496 triệu đồng năm 2005 tăng lên 24.222 triệu đồng. Đến năm 2010, số lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện Bình Lục đã đạt 22.974 người tăng 6,7% so với năm 2009 và số thu BHXH đạt 85.500 triệu đồng tăng 57,5%.
2.5. Tình hình nợ đọng BHXH huyện Bình Lục – Hà Nam
Qua năm năm tình hình nợ đọng BHXH ở các khối cụ thể qua số liệu ở bảng sau:
Bảng 2: Số nợ BHXH huyện Bình Lục giai đoạn 2006 – 2010.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Khối
2006
2007
2008
2009
2010
DNNN
1.241
1.393
2.165
752
2.314
DNNQD
435
1.381
1.633
2.652
4.872
Ngoài công lập, HTX, hộ kinh tế
9
10
4,5
126
17
HCSN
162
1.081
370
347
512
Xã, phường
34
22
8
1
5
Tổng
1.917
3.928
4.341,5
3.880
7721
(Nguồn BHXH huyện Bình Lục)
Tuy số thu BHXH ở các khối qua các năm đều tăng nhưng số nợ BHXH vẫn còn nhiều, tập trung chủ yếu nhất ở hai khối: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây cũng là hai khối có số đơn vị và số lao động tham gia BHXH nhiều trong tổng số đơn vị và số lao động tham gia BHXH của các khối.
Xét khối doanh nghiệp Nhà nước, số nợ BHXH qua các năm đều tăng, nhiều nhất là năm 2008 nợ 2.165 triệu đồng tăng gấp 1,6 lần so với năm 2007, chỉ có năm 2009 giảm xuống 752 triệu đồng ít nhất trong 5 năm nhưng đến năm 2010 lại tăng lên là 2.314 triệu đồng.
Với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, số nợ BHXH tăng dần qua các năm, năm 2006 số nợ là 435 triệu đồng đến năm 2010 số nợ BHXH của khối này cao nhất trong 5 năm là 4.872 triệu đồng gấp 1,8 lần so với năm 2009. Khối hành chính sự nghiệp có số nợ BHXH biến động không đều qua các năm, năm 2007 số nợ là 1.081 triệu đồng tăng gấp 6,7 lần so với năm 2006 là 162 triệu đồng, là năm có số nợ cao nhất trong 5 năm. Nhưng rất mừng là đến năm 2008 số nợ BHXH ở khối này đã giảm còn 370 triệu đồng và tiếp tục giảm còn 347 triệu đồng năm 2009. Tuy nhiên điều đáng lo là số nợ của khối này lại tăng lên 512 triệu đồng năm 2010. Số nợ BHXH ở ba khối trên chiếm tới trên 90% trong tổng số nợ ở tất cả các khối.
Riêng hai khối: khối xã, phường và khối ngoài công lập, HTX, hộ kinh tế là có số nợ BHXH ít và ít có biến động nhiều giữa các năm. Tuy nhiên, năm 2009 khối ngoài công lập, HTX và hộ kinh tế số nợ tăng đột biến lên đến 126 triệu đồng gấp 28 lần so với năm 2008 nợ 4,5 triệu đồng. Nhưng đáng mừng là đến 2010 công tác thu được khắc phục nên số nợ chỉ còn 17 triệu đồng.
Riêng khối hành chính sự nghiệp, số thu BHXH chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các khối chứng tỏ việc thu BHXH ở khối này có kết quả tốt, việc nợ đọng ở khối này chỉ tập trung ở một vài đơn vị
Khối doanh nghiệp Nhà nước là khối có số nợ BHXH nhiều nhất trong tất cả các khối qua các năm. Nguyên nhân chính của việc nợ đọng này là do phần lớn các đơn vị ở khối này có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh rất lạc hậu; tổ chức hoạt động chưa theo kịp cơ chế thị trường. Ngoài ra còn do tình trạng quản lý kém của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mỗi khi có biến động nhỏ là rơi vào tình trạng làm ăn cầm chừng không có lãi.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH Ở BHXH HUYỆN BÌNH LỤC
3.1. Một số kiến nghị đối với công tác quản lý thu tại BHXH huyện Bình Lục – Tỉnh Hà Nam.
3.1.1. Có chương trình đào tạo và sử dụng cán bộ
Để việc quản lý BHXH được thực hiện tốt và đạt kết quả cao thì việc đào tạo lại cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống, trang bị phương tiện làm việc thích hợp với tính phức tạp về chuyên môn là không thể trì hoãn, chậm trễ. Sự nghiệp BHXH đòi hỏi có một đội ngũ nhân viên thông thạo nghiệp vụ, nắm vững các quy định của pháp luật về BHXH và pháp luật có liên quan, cởi mở tiếp xúc với những người được bảo hiểm, có quan hệ chặt chẽ với cơ sở sử dụng lao động, hợp tác tốt với các bộ phận trong cùng cơ quan và các cơ quan khác. Người lãnh đạo cơ quan bảo hiểm phải có chương trình kế hoạch đào tạo huấn luyện bồi dưỡng về nghiệp vụ và nguyên tắc quản lý và nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, quy định nghiêm ngặt chế độ báo cáo thống kê, định kỳ tiếp xúc trực tiếp với các cơ sở, các cơ quan BHXH cấp dưới, mở các cuộc hội thảo về những vướng mắc trong việc thực hiện mục tiêu trong tổ chức cơ quan và nghiệp vụ thu chi tài chính để có quyết định xử lý kịp thời.
Xây dựng, chuẩn hoá tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ, công chức, viên chức sao cho phù hợp với những yêu cầu công tác của ngành. Đồng thời, tiến hành rà soát và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với năng lực chuyên môn và những yêu cầu công tác đã đặt ra.
Tuyển dụng mới và bồi dưỡng nâng cao mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành theo hướng giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, chính trị tư tưởng phẩm chất đạo đức tốt.
-Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên chức trong ngành trên cơ sở phân phối thu nhập hợp lý, công bằng, làm cho thu nhập của các cán bộ công nhân viên trong ngành trở thành động lực và mục tiêu phấn đấu của họ.
3.1.2 . Mở rộng nguồn thu BHXH
Thứ nhất, mở rộng nguồn thu BHXH đó là việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, đây có thể nói là một nguồn lao động rất phong phú và đầy tiềm năng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong hoàn cảnh mới; tuy nhiên mới chỉ có khoảng 4 triệu lao động tham gia BHXH, do đó số lượng lao động xã hội tham gia BHXH hạn chế, nếu tiến hành phát triển BHXH ở tất cả lực lượng lao động xã hội thì số lượng lao động tham gia BHXH là vô cùng lớn. Đặc biệt, nguồn lao động ở nông thôn, những lao động hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có tiềm năng tham gia BHXH và có nhu cầu tham gia BHXH là rất lớn. Trong khi đó, theo điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định 12/ CP của Chính phủ mới chỉ giới hạn đối tượng tham gia BHXH ở một đối tượng hạn chế, thực hiện BHXH ở một khu vực lao động tương đối hẹp.
Thứ hai, mở rộng đầu tư quỹ nhằm tăng thêm nguồn thu BHXH: Quỹ BHXH có nguồn tài chính nhàn rỗi tương đối lớn có thể thực hiện các hoạt động đầu tư tăng trưởng nguồn quỹ, mặt khác đây cũng là một nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong điều kiện đất nước đang tiến hành sự nghiệp “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” theo đường lối của Đảng. Trong điều kiện phát triển kinh tế, Đảng đã xác định coi trọng nguồn nội lực trong nước là quyết định, do đó quỹ BHXH nhàn rỗi được đem đầu tư là nguồn đầu tư rất phù hợp và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
3.1.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH
Nhìn chung số đông người lao động, chủ sử dụng lao động chưa có hiểu biết rõ ràng về BHXH, thêm vào đó công tác tuyên truyền chưa được quan tâm mọt cách đúng mức, kinh phí tuyên truyền còn quá ít ỏi, hiệu quả tuyên truyền thấp. Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền cần phải thực hiện các hướng sau:
- Về nội dung: Ngoài tuyên truyền chính sách, pháp luật và các chế độ BHXH, giải đáp hướng dẫn thực hiện các chế độ, kết quả các mặt hoạt động của ngành. Cần đặc biệt quan tâm đến nội dung mà lâu nay ít được đề cập đến đó là tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo, nhân văn của BHXH. Nếu chúng ta làm được điều đó thì sẽ từng bước thay đổi được tâm lý nặng nề của họ hiện nay là bắt buộc đóng BHXH. Từ đó hình thành thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH và có trách nhiệm nộp BHXH. Trước đây chúng ta thường tuyên truyền nhiều về nội dung thu chi, quản lý quỹ BHXH và giải quyết về BHXH là chưa đủ. Đó mới là biện pháp để thực hiện mục đích nhân đạo. Nội dung tuyên truyền mới chỉ dành riêng cho nội bộ ngành, chưa thu hút được đông đảo người lao động, chủ sử dụng lao động và các thành viên trong xã hội.
+ Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ( Đài truyền hình, truyền thanh, báo chí ) để tuyên truyền sâu rộng hơn về BHXH. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyen de Quan ly thu bhxh.doc