MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI. 4
1.1. Một số khái niệm. 4
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội. 4
1.1.2. Khái niệm thu bảo hiểm xã hội. 4
1.1.3. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội. 4
1.2. Vai trò quản lý thu bảo hiểm xã hội. 5
1.2.1. Nắm chắc được nguồn thu BHXH 5
1.2.2. Tăng thu, bảo đảm cân đối quỹ BHXH 5
1.2.3. Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH: 6
1.2.4. Tham gia vào thị trường tài chính, đầu tư phát triển 6
1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH 6
1.3.1. Sự phát triển kinh tế xã hội. 6
1.3.2. Sự ảnh hưởng của các chính sách pháp luật: 7
1.3.3. Nhận thức của người tham gia 7
1.3.4. Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội 8
1.3.5. Công tác tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội 8
1.3.6. Nhân khẩu học 9
1.3.7. Trình độ đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội. 9
1.4. Nội dung quản lý thu. 9
1.4.1. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. 9
1.4.2. Quản lý tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng BHXH. 10
1.4.3. Phương thức đóng và mức đóng BHXH bắt buộc: 11
1.4.4. Tổ chức thu BHXH: 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG. 12
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang và cơ quan bảo hiểm xã hội. 12
2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang. 12
2.1.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang. 13
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tuyên Quang 13
2.2. Tình hình thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội. 15
2.2.1.Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. 15
2.2.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng Bảo hiểm xã hội 19
2.2.3. Phương thức đóng và mức đóng BHXH: 21
2.2.4. Kết quả thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc tại đơn vị: 22
2.3. Một số đánh giá về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 22
2.3.1. Kết quả đạt được 22
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 23
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG 26
3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 26
3.1.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội 26
3.1.2. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ 28
3.1.3. Tăng cường rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động 30
3.2. Một số khuyến nghị lên các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh 32
KẾT LUẬN 33
39 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7133 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghi vào sổ Bảo hiểm xã hội về mức thu của từng người lao động. Trong khi chưa có sổ Bảo hiểm xã hội phát cho từng người, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải xác nhận danh sách đã nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho từng đơn vị.
Trước mắt, tiền thu bảo hiểm xã hội được nộp vào tài khoản 942 "thu Bảo hiểm xã hội" mở tại hệ thống Kho bạc Nhà nước do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm chủ tài khoản. Khi lực lượng tham gia bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh phát triển thì việc mở tài khoản "thu Bảo hiểm xã hội" tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại Ngân hàng chuyên doanh thuộc Ngân hàng Nhà nước do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định sau khi có ý kiến của Hội đồng quản lý.
* Phương thức thu nộp:
- Hàng quý, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động căn cứ vào kế hoạch quỹ tiền lương để đăng ký mức nộp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố và Bảo hiểm xã hội Việt Nam (đối với lực lượng vũ trang và cơ quan, đơn vị quản lý theo ngành dọc).
- Hàng tháng (chậm nhất là ngày cuối tháng), đồng thời với việc trả lương, đơn vị sử dụng lao động trích nộp 20% tổng quỹ tiền lương, trong đó 15% tổng quỹ tiền lương do người sử dụng lao động đóng góp và 5% tiền lương của người lao động.
- Cuối mỗi quý, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động cùng cơ quan Bảo hiểm xã hội đối chiếu danh sách trả lương và quỹ tiền lương, lập bảng xác nhận số nộp bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp chậm nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì số tiền nộp chậm sẽ bị phạt theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của Ngân hàng tại thời điểm truy nộp.
- Cơ quan, đơn vị và người lao động cố tình không nộp Bảo hiểm xã hội thì các cơ quan Bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền từ chối việc chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, đồng thời có văn bản thông báo cho các cơ quan pháp luật.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG.
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang và cơ quan bảo hiểm xã hội.
2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên quang là tỉnh miền núi phía Bắc cách Hà Nội 165 km, nằm giữa Tây Bắc và Đông Bắc của Tổ quốc việt Nam.,có diện tích 5868km2 phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Hiện nay, tỉnh được chia thành 7 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố (thành phố Tuyên Quang) và 6 huyện (Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và huyện mới Lâm Bình), ngoài ra còn có 141 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 5 thị trấn và 129 xã. Tuyên Quang dân số 727.505 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 377.314 người chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh. Tuyên Quang là trung tâm của các tỉnh miền núi phía bắc có địa hình tương đối đa dạng phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, dân cư sống không tập trung nên điều kiện phát triển kinh tế tương đối khó khăn. Đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh nhìn chung thấp, thu nhập bình quân đầu người trên toàn tỉnh chỉ đạt 700USD/người/năm 2010 (toàn quốc 1.160USD/người/năm).
2.1.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang.
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách An sinh xã hội được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngày 16/02/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cùng với sự hình thành, xây dựng và phát triển của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang được thành lập theo Quyết định số 93/QĐ- TC ngày 04/08/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1995. Đến nay BHXH tỉnh Tuyên Quang đã có thời gian hoạt động được 16 năm, đưa chính sách BHXH đến với nhiều người lao động, góp phần to lớn ổn định ASXH trong toàn tỉnh.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tuyên Quang
* Vị trí và chức năng
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng giám đốc) tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tê); quản ký quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng kí, quản lý đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
+ Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia; tổ chức thu, chi và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh;
+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ không đúng quy định. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra BHXH các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về BHXH, BHYT và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật
+ Cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT cho người tham gia và các thông tin có liên quan cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Quản lý, sử dụng công chức, viên chức, tài chính của BHXH tỉnh
Ngoài các nhiệm vụ trên, BHXH tỉnh Tuyên Quang còn thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
*Cơ cấu tổ chức
Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan BHXH Tỉnh Tuyên Quang được chia ra làm các bộ phận như sau:
- Đứng đầu là Ban giám đốc bao gồm 01 giám đốc – bà Đỗ Thị Ngân và 02 phó giám đốc – ông Nguyễn Ngọc Hiền và ông Đào Duy Hiện , chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung.
- Tiếp theo là 09 phòng và BHXH 06 huyện, thành phố (huyện Lâm Bình là huyện mới được thành lập vào ngày 28/1/2011 nên chưa có cơ quan BHXH chính thức) có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh Tuyên Quang thực hiện các công tác chuyên môn và quản lý các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo đúng quy định của pháp luật.
Các phòng trực thuộc BHXH tỉnh có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc. Phòng có tư cách pháp nhân không đầy đủ, không có con dấu và tài khoản riêng. Phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của giám đốc BHXH tỉnh.
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tuyên Quang.
GIÁM ĐỐC
Sơ đồ2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tuyên Quang
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. Tiếp nhận -Quản lý hồ sơ
P. Cấp sổ,thẻ
P. Công nghệ thông tin
P. Kiểm tra
P. Tổ chức - Hành chính
P. Kế hoạch - Tài chính
P. Thu
P. Giám định bảo hiểm y tế
P. Chế độ bảo hiểm xã hội
TP. Tuyên Quang
Huyện
Hàm Yên
Huyện Na Hang
Huyện Chiêm Hóa
Huyện Sơn Dương
Huyện Yên Sơn
Huyện Lâm Bình
2.2. Tình hình thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội.
2.2.1.Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
BHXH tỉnh Tuyên Quang trực tiếp quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm thất ngiệp. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tự nguyện được phân về BHXH cấp huyện, thành phố thực hiện theo hướng dẫn của BHXH tỉnh.
* Quản lý đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXHBB
Bảng 2.1: Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị: Đơn vị
STT
Số đơn vị
2008
2009
2010
1
HCSN, đảng đoàn thể
906
824
821
2
DN nhà nước
39
35
31
3
Ngoài công lập
148
148
1
4
DN ngoài quốc doanh
321
370
447
5
Xã, phường, thị trấn
141
141
141
6
Hợp tác xã
115
118
121
7
Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác
838
1002
1166
8
Tổng
2508
2638
2728
9
Lượng tăng giảm tuyệt đối
-
130
90
10
Tốc độ tăng liên hoàn
-
5,1%
3,4%
(Báo cáo thu hàng năm 2008 - 2010 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)
Các đối tượng đơn vị SDLĐ tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua tăng giảm không đồng đểu. Nhưng tổng số các đơn vị tham gia đểu tăng nhưng không nhiều, tốc độ tăng liên hoàn qua các năm không đáng kể năm 2009 chỉ tăng 5,1% so với năm 2008, tới năm 2010 thì con số đó giảm xuống còn 3,4%. Năm 2008 số đơn vị SDLĐ tham gia BHXHBB lớn nhất là khối HCSN, Đảng đoàn thể với 908 đơn vị sau đó là hộ kinh doanh cá thể tổ hợp tác với 838 đơn vị trong khi đó doanh nghiệp nhà nước 1.5% tổng số đơn vị tham gia. Tới năm 2010 số đơn vị tham gia thuộc khối hộ kinh doanh các thể tăng mạnh lên tới 1166 đơn vị tăng hơn 39% so với năm 2008.
Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXHBB tại các khối trên toàn tỉnh đều có sự biến động. Ở các khối Hành chính sự nghiêp, Đảng đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước số các đơn vị tham gia BHXHBB đều giảm. Đặc biệt ở khối ngoài công lập số đơn vị tham gia giảm mạnh từ 148 đơn vị xuống còn 1 đơn vị tham gia năm 2010. Do ở khối này trước đây bao gồm các trường mầm non trong toàn tỉnh, nhưng bắt đầu từ năm 2010 các trường mầm non này đã được chuyển thành hệ công lập duy chỉ có trường Mầm non tư thục Tân Trào là vẫn thuộc diện ngoài công lập. Ngoài ra, thực hiện theo công cuộc cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh thì các bộ máy hành chính đã giảm dần các đầu mối quản lý, số lượng các cơ quan quản lý nhà nước đã giảm xuống đáng kể, số đơn vị ở khối Hành Chính sự nghiệp Đảng đoàn thể năm 2010 giảm 85 đơn vị so với năm 2008. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước đang dần được cổ phần hóa nhằm khơi dậy sự năng động của các doanh nghiệp trong việc nắm bắt thời cơ, nâng cao năng lực cạnh tranh do đó ở khối đơn vị này cũng giảm 8 đơn vị so với năm 2008 vì đã được chuyển thành công ty cổ phần. Trong đó 4 đơn vị mới được cổ phần hóa là Công ty xi măng Tân Quang, Công ty cấp thoát nước Tuyên Quang, Công ty Xây dựng tổng hợp Tuyên Quang, Công ty Tư vấn giám sát xây dựng Tuyên Quang đều đang hoạt động có hiệu quả góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Tuy vậy tại các khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác các đơn vị SDLĐ đều tăng với số lượng lớn làm tổng số đơn vị SDLĐ trên địa bàn toàn tỉnh đều tăng qua các năm.
* Quản lý người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảng 2.2: Số lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2011 Đơn vị: Lao động
STT
Lao động
2008
2009
2010
1
HCSN, đảng đoàn thể
18.556
19.158
21.415
2
DN nhà nước
5.907
4.763
3.512
3
Ngoài công lập
2.288
2.254
27
4
DN ngoài quốc doanh
6.279
7.825
9.606
5
Xã, phường, thị trấn
2.579
2.558
2.572
6
Hợp tác xã
772
810
765
7
Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác
1.575
2.027
2.399
8
Tổng
37.956
39.395
40.296
9
Lượng tăng giảm tuyệt đối
-
1.439
901
10
Tốc độ tăng liên hoàn
-
3.7%
2.3%
(Báo cáo thu hàng năm 2008 - 2010 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)
Nhìn chung, số lao động tham gia BHXHBB ở tất cả các khối đơn vị có sự gia tăng qua các năm, từ đó giúp cho tổng lao động tham gia BHXHBB tăng. Số lao động tham gia BHXHBB năm 2010 tăng so với năm 2008 là 2.340 lao động.
Lao động tham gia BHXHBB tập trung nhiều nhất ở khối hành chính sự nghiệp, Đảng đoàn thể chiếm tới hơn 51% tổng số lao động tham gia. Tính đến hết năm 2010, số lao động tham gia BHXHBB ở khu vực hành chính sự nghiệp, Đảng đoàn thể là 21.415 người, tăng 2.859 người so với năm 2008. Số lượng Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh rất nhiều, 1166 đơn vị vào năm 2010, nhưng chỉ có 2.399 lao động tham gia BHXHBB. Trong khi tại các Doanh nghiệp nhà nước trong toàn tỉnh chỉ có 31 đơn vị nhưng lại chiếm tới 3.512 số lao động tham gia. Nguyên nhân bởi quy mô của Hộ kinh doanh cá thể còn nhỏ lẻ, kinh doanh chưa mở rộng, chưa tạo được thu nhập thường xuyên và ổn định cho người lao động, dẫn đến số HĐLĐ từ 3 tháng trở lên tại những doanh nghiệp này còn ít, chủ yếu lao động theo thời vụ khiến tiềm năng khai thác đối tượng tham gia bị hạn chế.
2.2.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng Bảo hiểm xã hội
Bảng 2.3. Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXHBB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Tổng quỹ lương
2008
2009
2010
Quỹ lương
TLTB/tháng
1
HCSN, đảng đoàn thể
405.174
458.464
547.190
2,13
2
DN nhà nước
118.782
114.862
97.183
2,31
3
Ngoài công lập
14.511
17.587
561
1,73
4
DN ngoài quốc doanh
89.632
120.139
172.442
1,50
5
Xã, phường, thị trấn
36.881
42.394
49.572
1,61
6
Hợp tác xã
5.014
6.666
7.410
0,81
7
Hộ kinh doanh cá thể
11.103
16.230
21.707
0,75
8
tổng
681.097
776.342
896.065
-
9
Lượng tăng giảm tuyệt đối
-
95.245
119.723
-
(Báo cáo thu hàng năm 2008 - 2010 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)
Từ tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXHBB, BHXH tỉnh Tuyên Quang có thể dễ dàng quản lý được mức đóng của từng lao động trong từng thành phần kinh tế trong toàn tỉnh. Như vậy, tổng quỹ lương, mức lương làm căn cứ đóng BHXHBB, mức đóng BHXHBB của đối tượng tham gia ở từng khối đơn vị được cơ quan BHXH tỉnh Tuyên Quang kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ. Theo bảng số liệu, tổng quỹ lương cũng như mức lương bình quân ở tất cả các khối đơn vị đa số đều tăng qua các năm, nguyên nhân chủ yếu từ việc tăng tiền lương tối thiểu.
Chỉ riêng khối doanh nghiệp nhà nước cùng với sự giảm số lượng lao động trong khối kinh tế này kéo theo việc làm giảm tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXHBB. Tổng quỹ lương và mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXHBB cao nhất nằm ở khối Hành chính sự nghiệp. Năm 2010, tổng quỹ lương ở khối này là 547.190 (triệu đồng) với lương bình quân tháng là 2,1 (triệu đồng/ người). Nguyên nhân bởi trong khu vực này có nhiều người lao động ngoài lương cơ bản ra còn được nhận thêm các phụ cấp như phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề hơn ở các khối khác. Ngoài ra, khu vực này cũng có nhiều người có trình độ cao hơn các khu vực khác nên nhận lương ở mức hệ số cao hơn. Ở khối xã, thị trấn, mức lương cũng tương đối ổn định, nhưng vẫn thấp bởi ít cán bộ có trình độ cao. Thấp nhất là khối hợp tác xã tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH chỉ là 7.410 triệu đồng. Nhưng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXHBB của từng lao động thấp nhất là khối Hộ kinh doanh cá thể, năm 2010 mức thu nhập bình quân ở đây chỉ là 0,75 triệu đồng. Nguyên nhân từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh không cao, chủ yếu cung cấp các mặt hàng quy mô nhỏ, người lao động thường chỉ được hưởng theo mức lương tối thiểu.
Năm 2010, tổng quỹ lương của khối doanh nghiệp nhà nước là 97.183(triệu đồng) với mức lương bình quân tháng lên tới là 2,3 (triệu đồng/ người) cao nhất trong các khối kinh tế. Do một số nguyên nhân có thể kể đến như:
+ Ở khối doanh nghiệp Nhà nước, do chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước nên gần như không có tình trạng người SDLĐ khai báo sai tổng quỹ lương cũng như mức lương làm căn cứ đóng BHXHBB. Bởi vậy mức lương ở khối này cao hơn so với mức lương ở khối doanh nghiệp khác. Trong khi với nhiều doanh nghiệp khác, ngay khi ký kết HĐLĐ với người lao động, người SDLĐ đã đề nghị ký kết với mức lương thấp hơn thực tế, hoặc nhiều doanh nghiệp khai báo mức lương thấp hơn mức lương thực tế khi làm hồ sơ đăng ký tham gia BHXHBB cho người lao động….
+ Quy mô sản xuất cũng như kết quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp nhà nước lớn hơn và cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, dù số lượng doanh nghiệp nhỏ hơn nhưng tổng quỹ lương tại khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn lớn hơn nhiều.
2.2.3. Phương thức đóng và mức đóng BHXH:
* Phương thức đóng:
Hiện nay cơ quan BHXH tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện phương thức thu BHXH theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam và nghi định số 152/2006/NĐ-CP ban hành. Hàng tháng chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng NSDLĐ đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những người lao động tham gia BHXH, phần này đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của BHXH của cơ quan BHXH tỉnh đăng ký sử dụng tại kho bạc Nhà Nước.
NSDLĐ giữ lại 2% để kịp thời chi trả chế độ ốm đau, thai sản hàng quý thực hiện quyết toán. Trường hợp tổng số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì NSDLĐ phải nộp chênh lệch vào ngân sách Nhà Nước vào tháng đầu quý sau.
* Mức đóng:
Với mức thu theo quy định của pháp luật và dựa vào mức tiền lương - tiền công.
Trong thời gian qua mức đóng BHXH bắt buộc của cả người sử dụng lao động và người lao động ở tỉnh Tuyên Quang tăng đáng kể.
Bảng 2.4: Mức đóng BHXH hàng tháng của NLĐ và NSDLĐ ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008- 2010.
Đơn vị: đồng/người.
Năm
Quỹ lương năm
Mức đóng NSDLĐ
=QL/12*15%
TL-TC
bình quân
Mức đóng NLĐ
=TL-TC*5%
2008
681.097.000.000
8.514.000.000
1.495.000
74.750
2009
776.342.000.000
9.704.000.000
1.642.000
82.100
20010
896.065.000.000
11.201.000.000
1.853.000
92.650
( Nguồn phòng thu BHXH tỉnh Tuyên Quang)
Mức đóng BHXH bắt buộc ngày một tăng mà mức đóng này dựa trên mức thu nhập của người lao động, qua sự tăng lên của mức đóng BHXH chúng ta có thể thấy được mức lương của người lao động ngày một được cải thiện, đồng nghĩa với việc mức sống của người dân trong tỉnh ngày một được nâng cao, đây là một điều đáng mừng và là nhân tố thể hiện sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2.2.4. Kết quả thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc tại đơn vị:
Đây là nhiệm vụ được xác định là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành và tăng trưởng quỹ BHXH. Với những cố gắng thực hiện tuyên truyền, vận động hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động và người lao động tích cực tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Đến nay, toàn tỉnh có 3.168 đơn vị với 465.927 lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
BHXH tỉnh đã chủ động tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định thành lập tổ đôn đốc thu nợ gồm: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Cục thuế, Thanh tra và BHXH tỉnh đối với các đơn vị sử dụng lao động có số nợ lớn, nợ đọng kéo dài. Kết quả thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN năm 2010 được 442,097 tỷ đồng (chưa bao gồm số ghi thu), đạt 108,09% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, so với cùng kì năm 2009 tăng 69,2%.
Kết quả thực hiện thu năm 2010 được 202,183 tỷ đồng, đạt 100,34% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, so với cùng kì năm 2009 tăng 28%.
- Đối với thu BHXH bắt buộc: năm 2010 thu được 201,595 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, so với cùng kì năm 2009 tăng 27,8%.
2.3. Một số đánh giá về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
2.3.1. Kết quả đạt được
BHXH tỉnh Tuyên Quang từ những ngày đầu đi vào hoạt động luôn xác định quản lý đối tượng tham gia là nhiệm vụ mở đầu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động. BHXH tỉnh Tuyên Quang luôn tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của BHXH Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động để triển khai nhiệm vụ.
BHXH tỉnh Tuyên Quang đã duy trì phát động, thực hiện tốt các phong trào thi đua, bình xét khen thưởng đảm bảo dân chủ, công bằng, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính. Chú trọng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành. Tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, ý thức tuân thủ pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ. Duy trì, đẩy mạnh công tác kiểm tra trong ngành và đối với các đơn vị sử dụng lao động trong quá trình thực hiện tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn. Thường xuyên đổi mới, duy trì công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và những văn bản dưới Luật về BHXH, BHYT bằng những hình thức, nội dung phù hợp để nhân dân trên địa bàn tỉnh hiểu rõ và tích cực tham gia BHXH, nâng cao sô lượng đối tượng tham gia BHXH trong toàn tỉnh. Diện bao phủ của chính sách BHXH đến người lao động trong toàn tỉnh đang ngày càng được mở rộng.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng tham gia BHXH dù còn mới mẻ nhưng được BHXH tỉnh thực hiện khá tốt, rất chịu khó tìm tòi học hỏi để ngày một hoàn thiện hơn. Trình độ CNTT của các cán bộ được trau dồi thường xuyên, sử dụng ngày càng có hiệu quả các phần mềm để việc quản lý các hồ sơ dữ liệu về người tham gia được chặt chẽ, chính xác.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Dù đã được kiểm soát khá chặt chẽ nhưng số đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh cũng chỉ được quản lý một cách tương đối, chưa hoàn toàn sát đúng với thực tế. Việc triển khai thực hiện các chính sách BHXH tại các đơn vị thuộc khu vực ngoài quốc doanh, các hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh cá thể đạt kết quả chưa cao, do một số đơn vị sử dụng lao động và người lao động chưa ý thức được quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHXH. Từ đây cho thấy tuy con số có tăng lên nhưng diện bao phủ của của BHXH đến với người lao động còn rất hạn chế.
Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, cấp sổ BHXH nhìn chung khá tốt nhưng cũng không tránh khỏi một số sai sót. Thẩm định hồ sơ không chính xác vẫn diễn ra, như nhập sai dữ liệu của người tham gia vào hệ thống phần mềm. Hồ sơ được trao trả lại cho các đối tượng không đúng thời gian quy định, tình trạng hồ sơ bị " chất đống " đôi khi vẫn diễn ra. Ngoài ra, việc quản lý mức lương, tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH cũng chỉ ở mức độ tương đối, chưa hoàn toàn phản ánh đúng với thực tế.
Việc phối hợp với các cơ quan ban ngành trong công tác kiểm tra còn thiếu đồng bộ, chưa kịp thời: dẫn đến việc nhiều đơn vị SDLĐ còn trốn tránh, gian lận về HĐLĐ, số lao động để không tham gia BHXH. Thực tế, sự vào cuộc của cơ quan chức năng đối với những trường hợp sai phạm của các đơn vị chưa có hiệu quả. Từ đây dẫn đến con số thuộc diện phải tham gia BHXH trên toàn huyện chưa được nắm bắt cụ thể, chính xác như thực tế.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Do hiểu biết và ý thức của chủ SDLĐ và người lao động còn kém
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh còn rất kém, sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp. Vì vậy, với ý thức và hiểu biết về các chính sách xã hội còn kém, các chủ SDLĐ càng không muốn trích nộp một phần lợi nhuận của mình để đóng Bảo hiểm cho người lao động. Nhiều chủ SDLĐ chỉ ký HĐLĐ tượng trưng với một số lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký HĐLĐ với người lao động; hoặc có những trường hợp lách luật bằng cách chỉ ký HĐLĐ 3 tháng dù thời gian làm việc trên 1 năm, hoặc buộc người lao động làm việc trên 1 năm mới được ký HĐLĐ để đóng BHXH hoặc ký HĐLĐ ngắn hạn.
Cũng do sự thiếu quan tâm của người SDLĐ nên hồ sơ cá nhân của người lao động nhiều khi chưa được đưa đến cơ quan BHXH kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ của công tác quản lý hồ sơ cũng như quản lý sổ BHXH. Quá trình lưu giữ bảo quản sổ BHXH cho người lao động nhiều khi được người SDLĐ thực hiện chưa tốt, nên có trường hợp mất sổ, hỏng sổ…
Lao động làm trong các doanh nghiệp lại không có hiểu biết nhiều về BHXH, hoặc áp lực công ăn việc làm khiến họ không dám lên tiếng đòi quyền lợi, trong khi tổ chức đại diện cho tiếng nói của người lao động là công đoàn thì hiện nay mới chỉ có ở rất ít doanh nghiệp và sự phối hợp với BHXH cũng chưa tốt.
- Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách Bảo hiểm xã hội còn kém
Ý thức tham gia của chủ SDLĐ và người lao động còn thấp do công tác tuyên truyền còn kém hiệu quả, tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa sát với cơ sở, các hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú. Từ đây, các đối tượng tham gia trên địa bàn tỉnh chưa hiểu rõ hết lợi ích của chính sách BHXH, nên chưa có ý thức chấp hành, tự giác tham gia.
- Do trình độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh còn thấp kém
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang còn rất kém, sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao, nhất là ở các Hợp tác xã, và các hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Giao thông trên địa bàn tỉnh đi lại còn khó khăn, khiến người lao động muốn tiếp cận để tham gia BHXH cũng khó. Đời sống nhân dân trong tỉnh còn khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế nhiều trương hợp người dân chưa hiểu biết về lợi ích của việc tham gia BHXH và do điều kiện kinh tế, thu nhập của họ quá thấp nên họ chấp nhận kí với các doanh nghiệp với mức lương thấp hơn để giảm số tiền đóng BHXH.
- Nguyên nhân từ phía chính sách Bảo hiểm xã hội
+ Hạn chế trong việc ban hành các chính sách BHXH nói chung.
Chính sách về BHXH được ban hành chưa đồng bộ, nhiều khi đã có chính sách nhưng chậm có văn bản chi tiết hướng dẫn để được triển khai. Cụ thể như chính sách về BHTN đã được ban hành từ đầu năm 2009, nhưng thực tế đến tháng 8/2009, hoạt động thu nộp BHTN mới được hướng dẫn chi tiết để thực hiện ở tất cả các địa phương, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Do đó, phải mất thời gian truy thu lại từ đầu năm, gây khó khăn trong công tác quản lý; Cơ c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyên đề Quản lý Thu bảo hiểm xã hội.doc