MỤC LỤC
Danh sách chữ viết tắt sử dụng trong chuyên đề.trang 4
Lời nói đầu.5
Chương I: Tổng quan về BHXH.7
I. Khái quát chung về BHXH.7
1. Khái niệm về BHXH.7
2. Tính tất yếu khách quan về BHXH.7
3. Đối tượng BHXH.9
4. Các loại hình BHXH.10
5. Các chế độ BHXH.10
6. Chức năng của BHXH.12
7. Tính chất của BHXH.13
8. Bản chất của BHXH.14
9. Những quan điểm cơ bản về BHXH.16
II. Quản lý thu BHXH.18
1. Quỹ BHXH.18
1.1 Khái niện về quỹ BHXH.18
1.2 Đặc điểm về quỹ BHXH.18
1.3. Nguồn hình thành quỹ BHXH.19
1.4 Mục đích sử dụng quỹ BHXH.20
2. Mục tiêu quản lý thu BHXH. 21
2.1 Tính đặc thù của nghiệp vụ thu.21
3. Nội dung quản lý thu.22
3.1 Nguyên tắc quản lý thu.22
3.2 Quy trình quản lý thu BHXH .23
3.2.1 Lập kế hoạch thu BHXH hàng năm.23
3.3.2 Tổ chức quản lý thuBHXH .23
3.3.3 Chuyển tiền thu BHXH.24
3.2.4 Lập và báo cáo thu.25
3.2.5 Kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH.26
4. Tăng cường công tác quản lý thu BHXH.26
Chương II: Thực trạng và quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Chiêm Hoá .28
I, Đặc điểm tình hình chung.28
1. Đặc điểm tự nhiên -Kinh tế - xã hội của huyện Chiêm Hoá.28
1.1 Đặc điểm tự nhiên .28
1.2 Đặc điểm về kinh tế.28
1.3Đặc điểm về xã hội.28
2. Sơ lược về cơ quan BHXH huyện Chiêm Hoá.29
2.1 Quá trình hình thành và phát triển.29
2.2 Chức năng.31
2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn.31
2.4 Cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH huyện Chiêm Hoá.32
2.5 Tình hình hoạt động của cơ quan BHXH huyện Chiêm Hoá.33
2.5.1 Công tác thực hiện thu BHXH và mở rộng đôid tượng tham gia BHXH, BHYT.34
2.5.2 Công tác cấp sổ BHXH cho người lao động.35
2.5.3 Công tác xác nhận sổ BHXH cho người lao động để giải quyết chế độ BHXH.36
2.5.4 Công tác giải quyết chế độ ngắn hạn .36
2.5.5 Công tác quản lý tài chính, chi lương hưu và trợ cấp BHXH.37
2.5.6 Công tác thu BHXH tự nguyên, cấp thẻ KCB.38
2.5.7 Công tác gián định chiKCB.38
2.5.8 Công tác kiểm tra.39
2.5.9 Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại.39
2.5.10 Công tác ứng dụng công nghệ tin học.39
2.5.11 Công tác tổ chức.39
II. Thực trạng thu BHXH tại BHXH huyện Chiêm Hoá.40
1. Công tác thu BHXH. 41
2. Đánh giá kết quả thu .44
III. Thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Chiêm Hoá.47
1. Khái niệm tổ chức quản lý.47
2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý thu BHXH.47
3. Phân cấp quản lý thu BHXH.48
4. Tổ chức quản lý thu .49
5 Đánh giá kết quả quản lý thu BHXH.50
5.1 Đánh giá chung.50
5.2 Đánh giá công tác quản lý thu theo từng khối. 51
5.3. Những khó khăn tồn tại của công tác thu và quản lý thu .53
Chương III : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu và quản lý thu và tăng trưởng quỹ BHXH.57
I. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu và quản lý BHXH.57
1. Kiến nghị với nhà nước.57
2 Kiến nghị với cơ quan BHXH tỉnh và BHXH huyện Chiêm Hoá.58
3 Kiến nghị về nghiệp vụ thu và quản lý thu BHXH. 58
3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách BHXH.59
3.2 Hoàn thiện nghiệp vụ thu và tăng cường quản lý thu BHXH .60
3.3 Ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý. 61
3.4 Bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH.61
3.5 Cải cách thủ tục hành chính, thay đổi tác phong phục vụ.62
II. Một số giải pháp về công tác thu và quản lý thu BHXH nhằm tăng nâng cao hiệu quả của công tác thu và quản lý thu BHXH của cơ quan BHXH huyện Chiêm Hóa 62
Kết luận.65
Tài liệu tham khảo.66
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4103 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu Trên địa bàn huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với người tham gia BHXH. Tăng cường chỉ đạo và tiến hành điều tra nắm tình hình thực trạng của các doanh nghiệp trên điạ bàn quản lý. Để tìm ra biện pháp tối ưu nhất.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH
TẠI HUYỆN CHIÊM HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG
I- Đặc điểm tình hình chung:
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế chính trị, xã hội của huyện Chiêm Hoá
1.1 Đặc điểm tự nhiên
Chiêm Hoá là một huyện miền núi phía bắc của tỉnh Tuyên Quang với diện tích tự nhiên khoảng 1.455,8km2 trong đó 80% diện tích là đồi núi huyện có 29 xã và 1 thị trấn, địa bàn rộng các đơn vị tham gia BHXH phân tán không tập trung.
Về cơ cấu dân tộc Chiêm Hoá là huyện nhiều dân tộc anh em, như:Kinh, Dao, Tày, Nùng, HMông... và các dân tộc khác.
Về đặc điểm phân vùng và cơ cấu dân tộc, cho thấy Chiêm Hoá là một huyện mang đậm nét của một tỉnh miền núi và dân tộc mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng, và Nhà nước phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện nhằm phục vụ lợi ích chung của mọi dân tộc.
1.2 Về kinh tế phát triển.
Tổng giá trị sản xuất năm 2005 ước đạt 435.579 triệu đồng. tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2001 - 2005 là 10,12%/năm. vượt chỉ tiêu đề ra từ 9,5 đến 10,2% /năm.Thu nhập thực tế bình quân đầu người năm 2005 ước đạt 4.800.000đ/người/năm (400.000đ/người/tháng), đạt mục tiêu đề ra.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực năm 2005 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp chiếm 42%, tăng 4,8 tỷ đồng so với mục tiêu đề ra, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 34% , ngành dịch vụ, thương mại chiếm 24%. Thu ngân sách trên địa bàn để cân đối chi thường xuyên hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. ước đạt 13.800 triệu đồng. Trong đó: Nguồn thu do dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng ước đạt 3.572 triệu đồng, bằng 50% chỉ tiêu đề ra.Hoạt động của chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần tích cực đối với việc giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo... tổng dư nợ năm 2005 đạt 36,743 tỷ đồng tăng bình quân hàng năm 22,9% với trên 11 nghìn hộ được vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Hoạt động dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực; Bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, tài chính, tín dụng ngân hàng, thương mại, bảo hiểm, vệ sinh môi trường phát triển đồng đều.
1.3 Về văn hoá xã hội
Huyện Chiêm Hoá gồm có 29 xã và 1 thị trấn, trong những năn gần đây do phát triển về đời sống kinh tế, giao lưu văn hoá luôn được cải thiện một cách đáng kể, tổng số 84 trường học, hệ thống trường học được củng cố và phát triển ở tất cả các bậc học năm 2005 - 2006 có 46.050 học sinh so với năm 2000 tăng 27 trường và 2.493 học sinh duy trì sỹ số học sinh tiểu học đạt 100% trung học đạt 99,3% vượt 1,3%. Các trường tổ chức tốt công tác 1 hội đồng 2 nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục tăng cường xây dựng cơ sở vật chất nhà trường bằng các nguồn vốn kiên cố hoá trường học và các nguồn vốn khác gắn với thực hiện xây dựng các trường chuẩn quốc gia. Mạng lưới y tế được củng cố từ huyện đến cơ sở 391/396 thôn bản có cán bộ y tế 26/26 trạm y tế có bác sỹ công tác phòng và chữa bệnh có tiến bộ rõ rệt, năm 2005 có 26/29 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Người nghèo được cấp phát thẻ BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi được khám bệnh miễn phí.Tập trung chuyển mạnh các hoạt động văn hoá thể thao về cơ sở . Phong trào văn hoá văn nghệ được quan tâm, bản sắc văn hoá được bảo tồn và phát huy, phối hợp với bảo tàng tỉnh Tuyên Quang lập hồ sơ khoa học 51 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn 17 xã thị trấn. Duy trì hoạt động đài truyền thanh truyền hình xây dựng mới 15 trạm thu sóng FM. Lao động, việc làm các vấn đề xã hội tạo việc làm cho 6411 lao động, trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 1.280 lao động. Năm 2006 tăng so với năm 2001.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp xoá đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2006 còn 3,01% giảm 2,462 hộ so với năm 2001 làm mới và tu sửa 1.179 nhà ở cho hộ nghèo, số hộ khá và giàu tăng 3.036 hộ. Thực hiện tốt chính sách xã hội, từ thiện chăm sóc thương binh gia đình liệt sĩ và người có công với nước. Hỗ trợ kinh phí làm mới, sửa chữa cho 224 nhà tình nghĩa. Thực hiện tốt chính sách từ thiện, 474 đối tượng là người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật trẻ mồ côi và bị ảnh hưởng chất độc màu da cam được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ BHYT, thực hiện đúng chính sách BHYT, BHXH đối với người lao động. An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được đảm bảo giữ vững, công tác quốc phòng luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, thống nhất. Đã quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đúng pháp lệnh bị động viên được trú trọng. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08-NQ. An ninh chính trị, trận tự an toàn được đảm bảo và ổn định.
2. Sơ lược về cơ quan BHXH huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bảo hiểm xã hội huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang được thành lập theo Quyết định số 94 QĐ/ TC-CB ngày 04 tháng 8 năm 1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trên cơ sở thống nhất điều chuyển một số cán bộ thuộc Phòng Lao động - Thương binh xã hội và Liên Đoàn lao động huyện Chiêm Hoá. Do điều kiện tách nhập từ hai ngành, từ hai tổ chức, ban đầu cơ sở vật chất còn gặp khó khăn, trụ sở làm việc còn phải đi ở nhờ và thuê, trang thiết bị phục vụ cho công việc còn thiếu thốn. Đến năm 1998 BHXH huyện mới được Uỷ ban nhân dân huyện Chiêm Hoá cấp đất, đầu năm 1999 được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc gồm 2 tầng và 6 phòng làm việc và 1 hội trường nhỏ, bước đầu thuận lợi việc bố trí nơi làm việc cho cán bộ, mỗi cá nhân cũng được trang bị một bộ bàn ghế, một tủ đựng tài liệu và máy tính cá nhân. Từ năm 2001 đến nay hàng năm được BHXH tỉnh Tuyên Quang trang bị máy vi tính ng ày 31/12/2006 cả cơ quan có 6 chiếc máy tính, 4 chiếc điều hoà nhiệt độ. Năm 2004 BHXH huyện lại tiếp tục được đầu tư xây dựng thêm một nhà công vụ 2 tầng, gồm 2 phòng làm việc và một hội trường ở tầng trên, 3 phòng khách và 1bếp cộng nhà ăn ở tầng dưới.
Về đội ngũ cán bộ. Ngay từ khi thành lập, lãnh đạo BHXH huyện Chiêm Hoá đã quan tâm chỉ đạo công tác kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, cũng như tổ chức cán bộ, đây là nhiệm vụ quan trọng nhất quyết định sự thành công của đơn vị.
Trong 10 năm qua BHXH huyện Chiêm Hoá đã từng bước sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ trong cơ quan cho phù hợp với trình độ, năng lực, nghiệp vụ, đồng thời chú trọng đến công tác tuyển dụng và đề bạt hay đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công chức, khuyến khích động viên kịp thời nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ và đáp ứng được sự thay đổi của xã hội.
Hiện nay BHXH huyện Chiêm Hoá có 11 cán bộ công chức trong đó có 2 nhân viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế. Ban đầu thành lập chỉ có 5 cán bộ, trong đó 1 cán bộ trình độ cao đẳng và 2 trung cấp, 2 sơ cấp và có 2 đồng chí là đảng viên, sinh hoạt chi bộ phải ghép với Phòng lao động thương binh và xã hội, đến nay có đã có 6 cán bộ đại học và 5 cán bộ trung cấp và 6 đảng viên, có 3 đảng viên trình độ đại học, 3 đảng viên trình độ trung cấp và sinh hoạt cho bộ riêng.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức của cơ quan BHXH huyện Chiêm Hoá trình độ chuyên môn chưa đồng đều, tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, do vậy năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế. Chính vì vậy lãnh đạo ngành luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, để nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ chính trị đồng thời cho đi tập huấn nghiệp vụ trong và ngoài tỉnh để tiếp thu kiến thức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nhằm đáp ứng kịp với sự thay đổi của đất nước
2.2 Chức năng.
BHXH huyện Chiêm Hoá là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Tuyên Quang, đặt tại huyện, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Tuyên Quang tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính trên địa bàn huyện Chiêm Hoá.
BHXH huyện Chiêm Hoá chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh Tuyên Quang, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn, lãnh thổ của UBND huyện.
BHXH huyện Chiêm Hoá có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại trung tâm huyện, có con dấu, có tài khoản riêng.
2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm, trình Giám đốc BHXH Tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
-Trực tiếp quản lý thu BHXH, BHYT theo phân cấp quản lý và hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH, BHYT; đôn đốc, theo dõi tăng giảm, đối chiếu thu hàng tháng, quý trong việc thực hiện trích nộp BHXH, BHYT của đơn vị trên địa bàn huyện.
- Thẩm định hồ sơ, cấp sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động; chốt sổ chuyển đi đối với lao động chuyển nội, ngoại tỉnh, xác nhận sổ BHXH để giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.
- Tiếp nhận kinh phí và danh sách để tổ chức chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH Tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm do chuyển đi, chuyển đến, tăng mới phát sinh và giảm do chết của đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả.
- Duyệt chi chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK) của các đơn vị sử dụng lao động đến đề nghị thanh toán.
-Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả ở đại lý chi trả các xã và Nhân viên hợp đồng tại cơ quan.
- Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH Tỉnh xem xét, giải quyết.
- Quản lý các loại đối tượng khám chữa bệnh BHYT bắt buộc và tự nguyện theo quy định của BHXH Tỉnh trên địa bàn phụ trách, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phát hành hoặc gia hạn phiếu khám chữa bệnh, năm bắt đối tượng tham gia, theo dõi sự biến động, thời hạn sử dụng phiếu KCB theo phân cấp quản lý.
- Thực hiện công tác giám định chi KCB của người có thẻ BHYT tại các cơ sở y tế và hướng dẫn người bệnh trong quá trình đến KCB, giải quyết những vướng mắc và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có thẻ BHYT. Tổ chức ký kết hợp đồng với các cơ sở y tế trên đị bàn huyên theo phân cấp.
-Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, giải thích chế độ chính sách BHXH trên địa bàn quản lý.
- Quản lý công chức, nhân viên hợp đồng, tài chính, tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp quản lý.
-Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH Tỉnh và UBND huyện.
2.4 Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Chiêm Hoá
Từ khi thành lập ngày 04 tháng 8 năm 1995. BHXH huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang có 5 bộ phận đó là: Bộ phận quản lý thu BHXH, bộ phận thẩm định hồ sơ và quản lý sổ BHXH cho người lao động, bộ phận giải quyết chế độ chính sách BHXH, bộ phận tiếp dân, bộ phận tài vụ. Đến tháng 1/2003 Thực hiệnThông tư 09/2002/TTLT-BTTCBCP-BLĐTBXH-BTC-BYTngày 08/02/2002 của liên tịch Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Tài chính- Bộ Y tế hướng dẫn về việc chuyển Bảo hiểm y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Có thêm 2 bộ phận bộ phận thu BHYT tự nguyện và in thẻ BHYT, bộ phận giám định chi BHYT cho người có thẻ BHYT.
Phó Giám đốc
Bộ phận tài vụ
Giám Đốc
Bộ phận giải quyết chế độ chính sách BHXH
Bộ phận quản lý thu BHXH,BHYT bắt buộc
Bộ phận quản lý thu BHYT tự nguyện
Bộ phận thẩm định hồ sơ cấp và quản lý sổ BHXH cho người lao động
Bộ phận tổng hợp in thẻ phiếu KCB, BHYT bắt buộc toàn huyện
Bộ phận giám định chi KCB, BHYT cho người có thẻ BHYT
Bộ phận tiếp dân
Sơ đồ 2.1 Tổ chức BHXH huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang
Mô hình tổ chức của cơ quan BHXH huyện Chiêm Hoá là mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng.
2.5 Tình hình hoạt động của BHXH huyện Chiêm Hoá trong những năm qua.
Cùng với sự ra đời, xây dựng và phát triển của hệ thống BHXH trong cả nước, BHXH huyện Chiêm Hoá được thành lập theo Quyết định 94 QĐ/TC-CB ngày 04 tháng 8 năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/ 9/ 1995.
Trải qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, BHXH huyện Chiêm Hoá luôn được sự quan tâm của lãnh đạo cấp Uỷ, Chính quyền địa phương và Ban lãnh đạo BHXH tỉnh Tuyên Quang; cùng với sự phối hợp các cơ quan ban ngành trong huyện; sự chủ động thực hiện chương XII- Bộ luật Lao động của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động, ngoài ra thực hiện các văn bản của Nhà nước, của Bộ, của ngành. BHXH huyện Chiêm Hoá đã khắc phục khó khăn, trưởng thành về nhiều mặt phấn đấu hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả và thành tích sau:
2.5.1 Về thực hiện thu BHXH, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
Xuất phát từ mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH phải được phát triển trong tổng thể, phát triển của cả hệ thống các chính sách xã hội của Nhà nước. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mọi người đều có quyền bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT tăng cả về số người tham gia và số tiền thu BHXH, BHYT ở mọi thành phần kinh tế là mục tiêu hàng đầu của ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Chiêm Hoá nói riêng. Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống Bảo hiểm và an sinh xã hội, tranh thủ sự lãnh đạo của BHXH tỉnh Tuyên Quang, của cấp uỷ chính quyền địa phương, tăng cường phối hợp chặt chẽ với đài phát thanh truyền hình, Phòng nội vụ Lao động thương binh xã hội, Liên đoàn lao động huyện, Ban tuyên giáo Huyện uỷ trong việc tuyên truyền chính sách BHXH và thanh tra thực hiện chế độ BHXH ở các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức thu BHXH theo tháng, quý đối với các cơ sở để làm đôn đốc thu, hàng năm đều khảo sát, nắm bắt số lao động trong các đơn vị doanh nghiệp mới hoạt động để đôn đốc hoạt động tham gia thực hiện hướng dẫn triển khai kịp thời đầy đủ các văn bản quy định về chế độ BHXH, tiền lương đến các đơn vị sử dụng lao động.
Công tác đôn đốc thu bám sát các đơn vị, nắm rõ khó khăn, vướng mắc về đóng nộp BHXH của từng đơn vị kịp thời tìm ra biện pháp tháo gỡ và giải quyết, đến nay đã thực hiện hết số nợ tiền BHXH của 3 doanh nghiệp Nhà nước do ngành thuế bàn giao sang tháng 7 năm 1995 và không còn đơn vị nợ đọng kéo dài. Tiến tới áp dụng chế độ Bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân và đổi mới cơ chế, chính sách viện phí, tiến tới BHYT toàn dân từ nay đến năm 2010. BHXH huyện Chiêm Hoá luôn xác định công tác thu và quản lý thu BHXH là một nhiệm vụ trọng tâm, nó là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động, là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá kết quả hoạt động và sự tồn tại, phát triển của ngành. Vì quỹ BHXH được hình thành chính là công tác thu và quản ly thu BHXH, đồng thời là cơ sở để giải quyết đúng, công bằng các chế độ chính sách cho các đối tượng tham gia BHXH.
Thực hiện nhiệm vụ này, những năm đầu, ngành BHXH tỉnh Tuyên Quang nói chung và BHXH huyện Chiêm Hoá nói riêng còn gặp một số khó khăn.
- Do cơ chế quản lý trước đây còn là bao cấp, người lao động chưa phải thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, trong quá trình chuyển đổi cơ chế mới, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có đơn vị giải thể, phá sản, người lao động thu nhập không ổn định, thiếu việc làm, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia BHXH,BHYT, khi tiếp nhận bàn giao ở cơ quan thuế, một số Doanh nghiệp có số tiền nợ BHXH, danh sách lao động và quỹ tiền lương rích nộp BHXH chưa được quản lý chặt chẽ, khoa học theo hệ thống. Đứng trước những khó khăn đó về công tác thu BHXH, khi chính sách đổi mới thực hiện quan hệ hữu cơ giữa nghĩa vụ đóng góp với quyền lợi thụ hưởng, thì khó khăn từ nhận thức đến tổ chức thực hiện đối với các đơn vị sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH kinh nghiệm còn chưa sâu, trình độ còn hạn chế, các văn bản dưới luật liên quan đến thực hiện chính sách BHXH thiếu đồng bộ. Do vậy ảnh hưởng ít nhiều đến việc thực hiện chính sách BHXH.
Vượt lên khó khăn, khắc phục những hạn chế, BHXH huyện Chiêm Hoá với những cố gắng, nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đôn đốc đơn vị sử dụng lao động và người lao động tham gia BHXH, BHYT. Trong 10 năm qua BHXH huyện Chiêm Hoá luôn hoàn thành kế hoạch được giao với số thu năm sau cao hơn năm trước, số đơn vị và số lao động đều tăng qua các năm.
2.5.2 Công tác cấp sổ BHXH cho người lao động
Công tác cấp sổ BHXH được chú trọng từ khâu thẩm định hồ sơ đối chiếu ghi sổ BHXH với hồ sơ gốc của người lao động. BHXH tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Ban Tổ Chức chính quyền tỉnh (nay là sở Nội vụ), Sở Lao động -Thương binh và xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, ra các văn bản hướng dẫn liên ngành về việc thực hiện kiện toàn hồ sơ thiếu, bị thất lạc do các nguyên nhân khác nhau, cho số lao động có thời gian làm việc trước 31/12/ 1994. Nhằm tạo niềm tin cho người lao động trong việc giải quyết chế độ, quyền lợi về chế độ BHXH, tăng thêm ý thức trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động trong việc kiện toàn, bổ sung những căn cứ còn thiếu, thất lạc qua nhiều năm chưa được kiện toàn hồ sơ, đồng thời ngăn chặn những hành vi tiêu cực và gian lận tẩy sửa hồ sơ, kê sai tuổi đời, khai tăng thời gian công tác và gian lận trong công tác trích nộp BHXH.
Do chú trọng đến công tác cấp sổ BHXH, gắn với sự phối hợp của các đơn vị như: Phòng Nội vụ- Lao động - Thương binh và xã hội, Phòng giáo dục, các trường học, Trung Tâm y tế, Các cơ quan HCSN ... đến nay đã thẩm định và kiện toàn hồ sơ, cấp sổ BHXH cho 4.496/ 4.605 lao động tham gia BHXH đạt 97,6% , và 100% người lao động nghỉ hưởng trợ cấp BHXH đều được thực hiện giải quyết trên sổ BHXH được nhanh gọn kịp thời, đúng quy định.
2.5.3 Công tác xác nhận sổ BHXH để giải quyết chế độ chính sách BHXH cho người lao động
Ngay khi nhận nhiệm vụ, BHXH huyện vừa ổn định tổ chức, cán bộ, vừa xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời giải quyết các chế độ chính sách cho các đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện. Công tác xác nhận sổ BHXH để giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng tham gia BHXH là một khâu rất quan trọng. Vì sổ BHXH là cơ sở, là căn cứ pháp lý để giải quyết chế độ chính sách BHXH. Do vậy khi xác nhận sổ BHXH độ chính xác tuyệt đối 100% để không ảnh hưởng đến thời gian và mức tiền hưởng trợ cấp. Mười năm qua BHXH huyện Chiêm Hoá đã xác nhận 406 đối tương để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng, một lần ...
2.5.4 Công tác giải quyết chế độ ngắn hạn(ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) cho đối tượng tham gia BHXH
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH cho người lao động. Công tác giải quyết chế độ ngắn hạn cho người lao động cũng quan trọng, nhằm đảm bảo, ổn định thu nhập cho người lao động, khi nghỉ thai sản hoặc không may bị ốm đau. Do vậy BHXH huyện Chiêm Hoá đã từng bước thực hiện cải cách thủ tục hành chính, áp dụng mô hình '' Một cửa '' trong giải quyết chế độ chính sách. Từ đó ngày càng được hoàn thiện và đi vào nề nếp, được các đơn vị sử dụng lao động và người lao động đồng tình ủng hộ.
Bảng 2.1: Kết quả chi chế độ ngắn hạn (Từ năm 2001-->2006)
(đơn vị tính triệu đồng)
Năm
Chế độ ốm đau
chế độ thai sản
chế độ dưỡng sức
Người/ ngày
Số tiền
Người / ngày
Số tiền
Người / ngày
Số tiền
2001
932/8.988
145.102,8
136/13.336
262.097.200
2002
987/9.798
161.841,3
143/14.149
296.136.6
361/2.540
151.917
2003
1.204/10.269
229.819,1
152/15.772
432.238,1
279/2.991
151.230
2004
908/8.062
185.766
188/18.075
521.126,3
361/2974
148.940
2005
956/873
256.895,3
197/19.405
626.271,6
586/4783
241.910
2006
1.569/13.627
378.625,7
212/21.056
854.740,4
1.075/8431
401.574
( Nguồn : cơ quan BHXH huyện Chiêm Hoá)
2.5.5 Công tác quản lý tài chính, chi lương hưu và trợ cấp BHXH
Ngay từ khi thành lập BHXH huyện Chiêm Hoá đến nay, công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí do BHXH tỉnh Tuyên Quang cấp, luôn được quản lý chặt chẽ, thực hiện chi trả đúng, đủ, kịp thời cho đối tượng, đáp ứng nhu cầu chi của đơn vị, việc quản lý và sử dụng các nguồn chi luôn được thực hiện đúng theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê và quy định của Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Tuyên Quang, đảm bảo mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng. Áp dụng khoa học công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính và nghiệp vụ kế toán, tăng cường công tác kiểm tra tài chính, quản lý quỹ tiền mặt, triệt để tiết kiệm trong chi tiêu quản lý bộ máy, ngăn chặn không để những tiêu cực phát sinh, luôn công khai tài chính và làm lành mạnh hoá công tác tài chính của BHXH huyện Chiêm Hoá.
Trong những năm qua công tác chi trả luôn được thực hiện, đảm bảo đúng theo quy định của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Tuyên Quang. BHXH huyện Chiêm hoá Luôn chi trả kịp thời, đảm bảo, đến tay người hưởng chế độ theo đúng lịch đã quy định. Vào dịp tết cổ truyền hàng năm, cơ quan BHXH huyện Chiêm hoá đã được BHXH tỉnh Tuyên Quang cấp kinh phí để thực hiện chi trả 2 tháng lương, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết. Từ ngày 01/3/2006 BHXH huyện Chiêm Hoá đã thực hiện chi trả thông qua đại lý, song bên cạnh đó BHXH huyện Chiêm Hoá vẫn thường xuyên quản lý chặt chẽ và nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng, giải đáp những vướng mắc kịp thời, thoả đáng, tạo sự yên tâm và niềm tin cho người hưởng chế độ BHXH, đồng thời phát hiện kịp thời những trường hợp hưởng không đúng người, không đúng chế độ, hoặc tri trả không đúng quy định. Cán bộ công chức ngành BHXH luôn lấy việc phục vụ tốt nhất cho mọi đối tượng hưởng chế độ BHXH lên hàng đầu, đó là mục tiêu phấn đấu góp phần ổn định xã hội.
Bảng 2.2: Kết quả chi trả chế độ BHXH (lương hưu và thường xuyên)
(Đơn vị tính triệu đồng)
Năm
Nguồn quỹ NSNN
Nguồn quỹ BHXH
Số người
Số tiền
Số người
Số tiền
2001
1.557
7.037.900
76
592.567,1
2002
1.494
6.602.789
108
656.980,7
2003
1.434
9.163.000,3
179
1.321.666,4
2004
1.398
9.345.678,3
308
2.266.600,3
2005
1.377
10.690.196,2
415
3.969.244,5
2006
1.364
13.699.378,3
564
7.917,252,7
(Nguồn:cơ quan BHXH huyện Chiêm Hoá)
2.5.6 Công tác thu BHYT tự nguyện và công tác cấp thẻ BHYT cho đối tượng bắt buộc và đối tượng tự nguyện, gia đình chính sách, hộ nghèo.
Thực hiện Thông tư 09/2002/ TTLT-BTTCBCP-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 08/02/2002 của liên tịch Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Tài chính- Bộ Y tế hướng dẫn về việc chuyển Bảo hiểm y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trong bốn năm 2003- 2006 ngoài việc tếp tục thực hiện tốt BHYT học sinh, sinh viên, đã mở rộng thêm đối tượng là nhân dân theo địa giới hành chính và thân nhân người lao động, đặc biệt đã phối hợp với Liên đoàn lao động huyện Chiêm Hoá tuyên truyền, thực hiện BHYT kịp thời đối với hội viên Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Phụ nữ, Đoàn thanh niên và Hội chữ thập đỏ. Đến nay đã thu được 7.773 lượt người với số tiền 298.673.500 đồng, đạt 98% so với kế hoạch giao. Từ năm 2003 đến nay đã cấp được 3.973 thẻ và 76.746 phiếu khám chữa bệnh cho người lao động tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện, gia đình chính sách, đối tượng nghỉ hưởng chế độ BHXH kịp thời.
2.5.7 Công tác giám định chi khám chữa bệnh (KCB)
Ngay sau khi tiếp nhận công tác giám định chi KCB của BHXH tỉnh Tuyên Quang bàn giao từ tháng 1/2004. Trước mắt BHXH huyện Chiêm Hoá gặp rất nhiều khó khăn về nhân sự, vì tất cả các cán bộ công chức BHXH huyện đều học chuyên ngành kinh tế, kế toán,tài chính, tin học, công đoàn ... riêng về công tác giám định chi đòi hỏi phải là y sỹ trở lên thì mới giám định chi KCB được, vì đây là nghiệp vụ chuyên môn của ngành y, từ khó khăn trên BHXH tỉnh Tuyên Quang đã cử một đồng chí đi học lớp giám định chi 3 tháng để về tiếp quản công việc này, đồng thời duy trì chặt chẽ mối quan hệ với Trung Tâm y tế huyện Chiêm Hoá để đảm bảo tốt công tác KCB cho đối tượng tham gia BHYT. Mặc dù trong điều kiện đối tượng tham gia BHYT ngày càng đông và đa dạng, số người đi KCB ngày càng tăng nhanh, nhưng vẫn đảm bảo thanh toán kịp thời với cơ sở y tế, hàng tháng, hàng quý BHXH huyện đã chuyển tạm ứng trước cho trung tâm y tế để kịp thời thanh toán KCB. Qua hai năm BHXH huyện Chiêm Hoá đã giám định chi đối tượng tham gia BHYT là: Ngoại trú; số lượt người 83.672, số tiền 1.368.209.800 đồng : Nội trú là; 2.233 lượt người, số tiền 418.647.500 đồng. Đến nay công tác giám định chi đã có Bác sỹ, từ đó thuận lợi trong công tác giám định.
2.5.8 Công tác kiểm tra
Xác định công tác kiểm tra giữ vai trò quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý. Trong 10 năm qua BHXH huyện Chiêm Hoá đã làm tốt công tác kiểm tra, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và sử lý các hiện tượng sai phạm, tiêu cực sảy ra, nhằm đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cho đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH. BHXH huyện Chiêm Hoá phối hợp với BHXH tỉnh Tuyên Quang, tổ chức 12 cuộc kiểm tra, phát hiện và sử lý kịp thời những trường hợp hưởng sai chế độ, thu hồi ngân sách với số tiền ước tính trên 85,7 triệu đồng.
2.5.9 Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo
Trong 10 năm, BHXH huyện Chiêm Hoá đã tiếp nhận và giải quyết trả lời 235 lượt người và 54 đơn.Trong đó đơn khiếu nại là 45 đơn; 9 đơn tố cáo, công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, luôn đảm bảo, giải quyết đúng thẩm quyền theo phân cấp quản lý, đơn thư đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu Trên địa bàn huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang.docx