MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Địa điểm nghiên cứu 2
PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG LÂM NGHIỆP 3
I. Khái niệm, vị trí và vai trò của đất đai trong lâm nghiệp 3
1.1 khái niệm. 3
1.2 Vị trí, vai trò của đất đai 4
II.Một số nội dung quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã 8
2.1. Sự cần thiết về mặt pháp lý của quản lý và sử dụng đất đai 8
2.2 . Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở xã 10
2.3. Thực hiện giao đất, giao rừng, giao đất khoán rừng. 13
2.4. Một số căn cứ khác. 14
2.5. Phát triển loại hình kinh doanh lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp trang trại 15
2.6. Thực hiện tốt và thường xuyên công tác khuyến nông, khuyến lâm. 17
2.7. Thu hoạch, khai thác chế biến lâm sản. 20
2.8. Tăng cường năng lực cán bộ địa chính xã. 20
III. Phương pháp và trình tự quản lý và sử dụng đất đai. 21
1. Phương pháp quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp. 21
1.1. Phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng 21
1.2. Phương pháp phân tích vĩ mô và phương pháp phân tích vi mô 22
1.3. Phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và sử dụng đát đai. 22
1.4. Phương pháp cân bằng tương đối 24
2. Nội dung và trình tự lập kế hoạch sử dụng đất đai 24
2.1. Chuẩn bị điều tra cơ bản. 24
2.2. Phân tích điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 25
3. Đánh giá tình hình quản lý hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tính thích nghi của đất đai. 28
4. Dự báo dân số và nhu cầu đất đai 31
5. Phương án quản lý và kế hoạch sử dụng đất. 35
IV. Mối quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với các loại quy hoạch khác 37
1. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 37
2. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với dự báo và chiến lược sử dụng đất 37
3. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với quy hoạch phát triển lâm nghiệp 38
4. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với quy hoạch các ngành 38
5. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương. 39
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở XÃ CỰ ĐỒNG - THANH SƠN - PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005. 39
I. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên 39
1. Vị trí địa lý 39
2. Địa hình 39
3. Khí hậu và thời tiết 40
4. Thủy văn 40
5. Thổ nhưỡng 41
6. Thảm thực vật 41
II. Điều kiện kinh tế - xã hội 41
1. Dân số, lao động 41
2. kinh tế 41
3. Cơ sở hạ tầng 43
III. Thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ 44
1. Giao đất giao rừng 45
2. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Cự Đồng từ 2001 - 2005 45
3. Trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng 46
4. Phát triển hộ trang trại, kết hợp nông - lâm nghiệp ở xã Cự đồng 46
5. Khai thác, chế biến tiêu thụ sản phẩm 48
6. Kết quả hoạt động kinh doanh lâm nghiệp của một số hộ điển hình 49
7. Đánh giá chung kết quả, hạn chế, nguyên nhân 50
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ĐẤT LÂM NGHIỆP TỪ 2007 - 2010. 51
I. Giải pháp thực hiện 51
1. Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp 51
2. Kế hoạch giao đất giao rừng 51
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 55
I. Kết luận 55
II. Ý kiến và đề xuất 56
1. Đối với hộ gia đình 56
2. Đối với đất địa phương 56
3. Đối với nhà nước 57
63 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp" ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cứu phân bổ và sử dụng đất đai trên cơ sở toàn nền kinh tế quốc dân và xã hội ở phạm vi tương đối rộng. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai được bắt đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo mục tiêu chiến lược của quy hoạch tổng thể đồng thời căn cứ vào thực tế của các đối tượng sử dụng đất để cụ thể hóa làm sâu thêm nhằn hoàn thiện tối đa hóa quy hoạch. Quyhoạch tổng thể có tác dụng vừa điều tiết vừa khống chế vĩ mô vừa giải quyết các vấn đề vi mô.
1.3 Phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và sử dụng đất đai.
Đặc điểm của đất đai là rất đa dạng với nhiều hình thức sử dụng nên việc áp dụng phương pháp toán kinh tế về dự báo trong quản lý và sử dụng đất đai trở thành hệ thống phức tạp mang tính xác suất. Đó là một quá trình đòi hỏi tính sáng tạo, việc áp dụng một cách máy móc các mô hình toán kinh tế chung có thể làm đơn giản hóa hoặc xóa bỏ tính đặc thù của bài toán, đặc biệt khi thiếu các mô hình tương ứng phù hợp với quy hoạh đất đai,với chức năng đa dạng của đất đai với việc dự báo sử dụng đất đai trở thành hệ thống lượng phức tạp mang tính chất xác suất.
để sử dụng phương pháp này trước hết phải phân tích các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến dự báo sử dụng tài nguyên đất đai , dự báo sử dụng tài nguyên đất đai luôn chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố :
- Nhóm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bao gồm việc sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp, phân bố công nghiệp, xây dựng giao thông liên lạc, thành phố các khu dân cư nông thôn, khu nghỉ ngơi và giải trí, đất quốc phòng, rừng, đất chưa sử dụng
- Nhóm tiến bộ khoa học kỹ thuật : gồm kỹ thuật canh tác, làm đất, tưới tiêu, các phương pháp hóa học, vật lý và sinh học về cải tạo đất, các biện pháp nông lâm thủy chống soáy mòn, quy tụ trong một hệ thống tổ chức lãnh thổ nhất định. Dự báo sử dụng đất có thể thực hiện theo trình tự : Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, dự báo tiềm năng và khả năng cải tạo đất, cân đối nhu cầu sử dụng trong tương lai.
Việc áp dụng phương pháp toán kinh tế vào dự báo sử dụng đất phải đạt mục đích là xác định và tìm ra mô hình toán với hàm mục tiêu tối ưu tức là nhận được lượng sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu. Trong đó cần đề cập đầy đủ nhất nhu cầu của con người, những khả năng có hạn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiềm năng của đất cũng như sự đòi hỏi khôi phục độ màu mỡ của đất và yêu cầu bảo vệ thiên nhiên. Hàm mục tiêu thường chứa đựng hai biến số : nhu cầu sử dụng đất và sản lượng thu được với điều kiện ràng buộc là hạn chế về vốn, lao động để áp dụng các biện pháp chu chuyển và cải tạo đất.
Trong quản lý và sử dụng đất đai thường có các mô hình dự báo như : dự báo phân bố loại đất, dự báo sử dụng đất cụ thể, dự báo tổng hợp phân bố và sử dụng đất đai.
Mục đích cuối cùng của sự chu chuyển các loại đất với nhau là nhằm cải thiện việc sử dụng chúng nhằm tăng chất lượng và giá trị của đất đai. Do đó hàm mục tiêu có thể được biểu diễn là hàm tối đa hóa giá trị của tất cả các loại đất với diện tích của chúng. Để tối ưu hóa các bài toán về tổ chức lãnh thổ có thể áp dụng bài toán vận tải với mô hình tuyến tính hoặc mô hình lưới hoặc bài toán mô hình tuyến tình hoặc mô hình quy hoạch động. Ngoài ra có thể áp dụng mô hình toán học khác phụ tuyến tính hoặc làm tròn số.
Trong việc quản lý và sử dụng đất các cấp, việc ứng dụng công nghệ tin học và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý GIS là một yêu cầu cấp bách trong việc xây dựng và hình thành các bản đồ phục vụ quy hoạch, hiệu chỉnh các phương pháp quy hoạch đất đai giúp cho công tác quản lý lưu trữ và hệ thống hóa mọi thông tin cần thiết về các loại bản đồ trên máy tính trong một thời gian dài tạo khả năng bổ xung cập nhật, thường xuyên tra cứu dễ dàng, phục vụ tốt theo yêu cầu của công viêc.
1.4 Phương pháp cân bằng tương đối.
Quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai là quá trình diễn thể của hệ thống sử dụng đất dưới sự điều khiển của con người, trong đó đề cập đến sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới thông qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện cân bằng tương đối về tình trạng sử dụng đất ở một thời điểm nào đó theo đà phát triển của kinh tế - xã hội sẽ nảy sinh sự mất cân bằng mới về cung và cầu đối với sử dụng đất. Do đó quy hoạc sử dụng đất đai là một quy hoạch động, sự mất cân đối trong sử dụng đất đai luôn được điều chỉnh và các vấn đề được sử lý nhờ phương pháp tích động.
2. Nội dung và trình tự quản lý và sử dụng đất đai.
Để thực hiện các bước và nội dung công việc cụ thể của quản lý và sử dụng đất đai có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nội dung và phương pháp tiến hành lập kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai theo đơn vị lãnh thổ, địa giới hành chính như sau :
2.1 Chuẩn bị điều tra cơ bản.
Xây dựng và đề xuất công tác quản lý và sử dụng đất đai của địa phương, khảo sát điều tra sơ bộ, xác định rõ mục tiêu yêu cầu, xin ý kiến chỉ đạo của UBND và cơ quan địa chính có thẩm quyền. Lập ban chỉ đạo tổ chức lực lượng và chuẩn bị triển khai. Điều tra cơ bản thực hiện công tác nội nghiệp. Chuẩn bị hệ thống các biểu mẫu điều tra như thiết kế các mẫu biểu thích hợp, thuận tiện để nhập và sử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch và sử dụng đất đai trong quá trình điều tra. Tùy từng tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương mà thu thập điều tra các tài liệu thông tin số liệu liên quan đến quy hoạch như : các số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường sinh thái trên địa bàn quản lý. Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua, các nghị quyết liên quan đến các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong những năm sắp tới. Số liệu về sử dụng đất đai trong 5 đến 10 năm. Định mức sử dụng và giá đất hiện hành của địa phương các tài liệu, số liệu về chất lượng đất đai như đặc tính nông hóa, thổ nhưỡng đánh giá phân hạng đất, mức độ rửa trôi soáy mòn đất, độ nhiễm mặn nhiễm phèn, các số liệu liên quan đến quy hoạch. Các tài liệu bản đồ hiện có như bản đồ nền địa hình, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, bản đồ quy hoạch đã làm trước đây và các bản đồ có liên quan.
Trên cơ sở kết quả nội nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp, khảo sát và thực hiện bổ xung, chỉnh lý tài liệu ngoài thực địa như phỏng vấn, khoảng ước lượng đo đường thẳng.
2.2 Phân tích điều kiện tự nhiện kinh tế - xã hội.
a. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý.
Cần phải so với các trục giao thông chính, các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa quan trọng trong khu vực, xác định được tọa độ địa lý và danh giới giáp các vùng xung quanh, các lợi thế và hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất đai.
* Địa hình.
Về địa hình cần kiến tạo chung, phân cấp độ cao, độ dốc hướng dốc, xu hướng địa hình. Đặc điểm phân tiểu vùng theo yếu tố độ cao như chũng, bằng, bán sơn địa, đồi núi cao và các lợi thế của yếu tố địa hình đối với sản xuất và sử dụng đất đai.
* Phân tích về điều kiện khí hậu.
Nắm rõ được đặc điểm của vùng khí hậu như nhiệt độ trung bình năm, tháng nào cao nhất và thấp nhất, về nắng phải nắm rõ số ngày, giờ nắng trung bình / năm, mùa, tháng. Về mùa mưa phải nắm rõ mùa mưa, lượng mưa trung bình trên năm, tháng cao nhất và thấp nhất. Về độ ẩm phải xác định được độ ẩm bình quân cao nhất, trung bình, thấp nhất trên năm, trên tháng. Đặc điểm về gió bão lũ lụt, sương mù và các ưu thế hạn chế của yếu tố khí hậu đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai.
* Phân tích về chế độ thủy văn.
Đối với chế độ thủy văn phải xác định được hệ thống lưu vực mạng lưới sông suối, ao hồ, đập cần phải xác định được chiều dài, chiều rộng, dung tích, điểm đầu điểm cuối, lưu lượng tốc độ dòng chảy, quy luật diễn biến và các ưu thế hạn chế của yếu tố thủy văn đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai như khả năng soáy mòn bạc màu đất, hạn hán.
b. Phân tích các loại tài nguyên và cảnh quan môi trường.
* Tài nguyên nước.
Xét về nguồn nước mặt như vị trí nguồn nước, chất lượng nước, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt theo mùa và khu vực trong năm, nguồn nước ngầm, nước mạch cần phải xác đinh được độ sâu, chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.
* Tài nguyên đất.
Cần phân tích và nắm được nguồn gốc phát sinh và đặc điểm quá trình hình thành, đặc điểm phân bố mức độ tập trung trên lãnh thổ, các tính chất đặc trưng về lý, hóa tính, khả năng sử dụng theo các tính chất tự nhiên và khi áp dụng các biện pháp cần thiết, mức độ khả năng khai thác sử dụng các loại đất chính mức độ sói mòn, nhiễm phèn, nhiễm độ mặn và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
* Tài nguyên rừng.
Cần khái quát được về tài nguyên rừng như diện tích, phân bổ, trữ lượng các loại rừng, đặc điểm thảm thực vật, động vật rừng quý hiếm và được ghi trong sách đỏ. Yêu cầu bảo vệ nguồn gen động thực vật rừng khai thác sử dụng theo quy trình lâm sinh.
* Cảnh quan môi trường.
Cần khái quát chung đặc điểm, điều kiện tự nhiên cảnh quan như : Các loại cảnh quan vị trí phân bố, sự biến dạng ưu thế khai thác cho mục đích sử dụng du lịch, sinh thái, hệ sinh thái, các tác nhân và mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, đất đai và các giải pháp hạn chế khác.
c. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội.
* Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực.
Xác định sự chuyển dịch cơ cấu, tốc độ phát triển bình quân, tổng thu nhập, năng xuất và sản lượng các loại sản phẩm đối với sự phát triển đất đai của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Xây dựng dịch vụ, du lịch và các ngành nghề khác.
* Phân tích đặc điểm dân số, lao động việc làm và mức sống.
Xác định tổng dân số cơ cấu theo nông nghiệp, phi nông nghiệp, đặc điểm phân bố và tỉ lệ tăng dân số tăng tự nhiên và tăng cơ học, quy mô bình quân hộ, lao động và việc làm như tổng số lao động, tỉ lệ lao động so với tổng số dân, cơ cấu theo lĩnh vực, độ tuổi, giới tính, dân tộc, đặc điểm phân bố và vấn đề việc làm, thu nhập và mức sống của các hộ như nguồn thu nhập, mức thu nhập, bình quân trên năm của hộ, đầu người cân đối thu chi đối với việc sử dụng đất đai.
* Thực trạng phát triển và phân bố dân cư.
Hệ thống khu dân cư hình thức định canh định cư, phân loại khu dân cư theo ý nghĩa và vai trò, quy mô diện tích, số dân, số hộ và khả năng phát triển mở rộng, áp lực đối với việc sử dụng đất đai.
* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
Hiện trạng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản và các công trình về thương mại dịch vụ, du lịch, văn hóa giáo dục thể thao, y tế, bưu chính viễn thông, năng lượng, an ninh quốc phòng, phải xác định rõ được loại công trình, đặc tính kỹ thuật, chức năng, diện tích chiếm đất, vị trí phân bổ, mức độ hợp lý và hiệu quả sử dụng đất đai.
Như vậy mục tiêu của sự phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội là nhằm phân tích đánh giá đặc điểm của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, đặc điểm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường để xác định được các lợi thế và hạn chế trong sử dụng đất đai với phát triển kinh tế xã hội so sánh với các vùng khác đồng thời xác định được áp lực của thực trạng phát triển kinh tế - xã hội đối với việc sử dụng đất đai.
3. Đánh giá tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tính thích nghi của đất đai.
Mục tiêu là đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai qua 2 thời kỳ trước và sau luật đất đai 1993 đến nay. Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất; phát hiện quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động đất đai qua các thời kỳ, xác định những bất hợp lý cần phải giải quyết trong quy hoạch sử dụng đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng và hiệu quả sản xuất đất đai, tạo ra những luận cứ để lập quy hoạch sử dụng đất đai, kết quả của việc đánh giá tính thích nghi của đất đai là cơ sở và căn cứ để xác định tiềm năng đất đai theo các mục đích sử dụng. Việc đánh giá sẽ đưa ra dự báo khoa học về sự thích hợp của đất nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai tức là xác định được tiềm năng đất đai cả về số lượng, chất lượng mức độ tập trung, vị trí phân bổ để đưa ra định hướng sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất đai hiện có đến năm định hình quy hoạch hoặc định hướng sử dụng đất đai cho thời gian xa hơn.
* Đánh giá tình hình quản lý đất đai.
- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai thời kỳ trước năm 1993.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai thông qua việc đánh giá tình hình thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai sau khi ban hành luật đất đai năm 1993. Cụ thể về công tác điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính, công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác phân trạng và định giá đất, công tác giao đất và cho thuê đất, công tác thống kê đất, công tác đăng ký đất, công tác thanh tra giải quyết tranh chấp.
* Phân tích hiện trạng sử đụng đất.
+ Phân tích loại hình sử dụng đất đai.
Loại hình sử dụng đất đai được xác định thống nhất trong cả nước. Sau khi điều tra phân loại hiện trạng sử dụng đất đai, tùy thuộc vào từng loại hình sử dụng đất đai sẽ phân tích các chỉ tiêu như : diện tích, tỷ lệ phần trăm so với toàn bộ quỹ đất, tổng diện tích đang sử dụng và diện tích của loại đất chính. Đặc điểm phân bố các loại đất trên địa bàn lãnh thổ, bình quân diện tích loại đất trên đầu người.
+ Phân tích hiệu quả sử dụng đất.
Hiệu quả sử dụng đất đai được biểu thị mức độ khai thác sử dụng đất đai và thường được đánh giá thông qua 1 số chỉ tiêu như :
* Tỷ lệ sử dụng đất đai (TLSDĐĐ) tính theo phần trăm.
Tổng diện tích đất đai - diện tích đất chưa sử dụng
TLSDĐĐ%=
Tổng diện tích đất đai
* Tỷ lệ sử dụng loại đất (TLSDĐĐ)
Diện tích của từng loại đất
TLSDĐĐ%=
Tổng diện tích đất đai
* Hệ số sử dụng đất đai (TLSDĐĐ)
Tổng diện tích gieo trồng trong năm
TLSDĐĐ canh tác ( lần) =
Diện tích đất cây hàng năm ( đất canh tác )
* Độ che phủ tính theo % (ĐCP) tức hiệu quả về môi trường
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng + đất cây lâu năm
ĐCP% =
Diện tích đất đai
* Phân tích hiệu quả sản xuất của đất đai.
Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc sử dụng đất đai tức phản ánh hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đai. Để đánh giá hiệu quả sản xuất của đất đai thường dựa vào các chỉ tiêu như :
Sản lượng (GTSL) một loại cây trồng
Năng suất cây trồng =
Diện tích cây trồng đó
Giá trị tổng sản lượng nông lâm, ngư
Giá trị tổng sản lượng của =
đơn vị diện tích đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp
Sản lượng (DTSL) cây trồng
Sản lượng (GTSL) của đơn vị diện tích gieo trồng =
Diện tích gieo trồng
Sản lượng (DTSL) sản phẩm thủy sản
Sản lượng (GTSL) =
của đơn vị diện tích mặt nước
Diện tích mặt nước
Giá trị sản lượng đất trồng trọt Tổng giá trị sản lượng cây nông nghiệp
=
trên diện tích đất đai trồng trọt Diện tích đất đai, trồng cây nông nghiệp đó
Giá trị sản lượng nông nghiệp Giá trị sản lượng nông nghiệp
=
của đơn vị diện tích đất đai Diện tích đất đai nông nghiệp
* Phân tích mức độ thích hợp, tổng hợp hiện trạng, biến động đất đai.
Mức độ thích hợp sử dụng đất đai biểu thị sự phù hợp của các thuộc tính tự nhiên của đất đai với mục đích đang sử dụng. Đất đai có nhiều công dụng khác nhau, tuy nhiên khi sử dụng đất đai cần căn cứ vào tính chất của đất đai để lựa chọn mục đích sử dụng tốt nhất và có lợi nhất. Để đánh giá mức độ thích hợp cần dựa vào kết quả đánh giá mức độ thích nghi của đất đai.
Những vấn đề tổng hợp cần phân tích bổ sung đối với hiện trạng sử dụng đất đai bao gồm :
Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ phát huy tiềm năng đất đai của địa phương, những mâu thuẫn giữa người và đất. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc sử dụng đất đai sự thống nhất của 3 lợi ích, hiệu quả cho trước mắt và lâu dài. Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất đai, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm và bài học về sử dụng đất đai. Mức độ rửa trôi, soáy mòn, các nguyên nhân biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Mức độ ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu không khí, các nguyên nhân chính và biện pháp khắc phục hạn chế, mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai của các loại đất khu dân cư, đất sử dụng công nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng. Trình độ về hiệu quả sử dụng đất đai và hiệu quả sản xuất so với các vùng tương tự phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất đai của thời kỳ trước quy hoạch từ 5 đến 10 năm : quy luật, xu thế, nguyên nhân biến động, biện pháp bảo vệ và giữ ổn định diện tích đất đai. Biến động sản lượng nông nghiệp nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. Quan hệ giữa đầu tư và hiệu quả thu được trong sử dụng đất đai, tình trạng về vốn, vật tư, đầu tư về khoa học, kỹ thuật
Tính hợp lý về cơ cấu sử dụng đất đai so với vùng, quy hoạch biến đổi, nguyên nhân và giải pháp điều chỉnh.
* Đánh giá tính thích nghi của đất đai.
Nhiệm vụ của việc đánh giá tính thích nghi là xác định chất lượng đất đai, căn cứ vào mục đích và yêu cầu cụ thể của việc sử dụng đất. Để đánh giá tính thích nghi của đất đai cần phải làm rõ một số vấn đề như : xác định xem mảnh đất đó sử dụng vào mục đích gì là hợp nhất, sử dụng vào mục đích gì sẽ có hiệu quả tổng hợp cao nhất, mức độ thích nghi và hiệu quả ra sao ? Có những yếu tố nào hạn chế đối với mục đích sử dụng được lựa chọn, yếu tố hạn chế là nhân tố bất lợi hoặc điều kiện hạn chế nhất định đối với một loại hình sử dụng nào đó, ví dụ đối với đất nông nghiệp là độ dốc quá lớn, dễ rửa trôi, đất quá chặt hoặc có nhiều cát, tầng canh tác mỏng, chế độ tưới tiêu kém
4. Dự báo dân số và nhu cầu về đất đai.
* Dự báo dân số.
Nhiệm vụ trọng tâm của quản lý và sử dụng đất đai là tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giải quyết tốt nhất mâu thuẫn giữa người và đất.
Sự gia tăng dân số sẽ dân đến nhu cầu về đất đai ngày càng tăng vì thế dự báo dân số có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề của quy hoạch sử dụng đất đai.
Cùng với việc dự báo tổng dân số cần dự báo rõ dân số phi nông nghiệp, dân số nông nghiệp cũng như sự tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học.
Quy mô dân số phi nông nghiệp là chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội và phát triển các đô thị. Khi quy hoạch sử dụng đất đai dân số phi nông nghiệp được dự báo để khống chế vĩ mô về quy mô dân số nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội và phù hợp với trình độ đô thị hóa.
Để xác định dân số phi nông nghiệp cần dựa vào các căn cứ sau :
- Trình độ đô thị hóa ở năm định hình quy hoạch.
- Các yếu tố tổng hợp như : số liệu lịch sử về dân số, tính chất đô thị, xu thế và quy mô phát triển, tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng dân số, dân số phi nông nghiệp và dân số nông nghiệp thường được dự báo theo phương pháp tăng tự nhiên.
Công thức tính : Nn = No (1 + K )n
Trong đó :
Nn : số dân dự báo ở năm định hình quy hoạch
No : số dân hiện tại ở thời điểm làm quy hoạch
K : tỷ lệ tăng dân số bình quân.
n : Thời hạn ( số năm ) định hình quy hoạch
Tỷ lệ tăng cơ học ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng dân số, do đó công thức tính đầy đủ là :
Nn = No [ 1 + (K +- D)]n
Trong đó D là tỷ lệ tăng dân số cơ học
Dấu (+) là số dân nhập cư cao hơn số dân di cư
Dấu ( - ) là số dân nhâp cư thấp hơn số dân di cư
Ngoài ra có thể dự báo dân số theo các phương pháp khác như : phương pháp cân đối lao động, phương pháp hồi quy tuyến tính, phương pháp chuyển dịch lao động ( với dân số đô thị ).
Do đặc điểm dự báo mang tính trung và dài hạn nên giá trị dự báo dân số là chỉ tiêu khống chế vì thế cần áp dụng nhiều phương pháp để tính toán, kết hợp với phân tích tình hình thực tế của địa phương và phải mở rộng biên giao động dân số dự báo một cách hợp lý.
* Dự báo nhu cầu đất đai.
- Những căn cứ để dự báo nhu cầu sử dụng đất.
Căn cứ vào quỹ đất hiện có bao gồm cả số lượng, đặc điểm tài nguyên đất và khả năng mở rộng diện tích cho một số mục đích sử dụng.
Căn cứ vào mục tiêu yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của từng ngành.
Căn cứ vào khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong các giai đoạn, căn cứ vào lực lượng lao động lịch sử và thực trạng năng suất cây trồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của từng ngành. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, nhu cầu bảo vệ nguồn gen động vật, thực vật và tỷ lệ che phủ thích hợp để bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan. Căn cứ vào nhu cầu về nguyên liệu cho ngành công nghiệp như gỗ cho xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, đất cho sản xuất vật liệu xây dựng.
Căn cứ vào dân số phát triển đô thị, các điều kiện về kết quả hạ tầng, tính lịch sử các tụ điểm dân cư và các điều kiện địa hình thủy văn.
Đối với dự báo đất nông nghiệp phải căn cứ vào dự báo lực lượng lao động nông nghiệp, hiệu suất lao động, năng suất cây trồng với mục tiêu đáp ứng đủ diện tích cho 1 lao động có khả năng tự nuôi sống mình và thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội. Mặt khác phải xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp và tăng vụ để bù vào diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích cho nhu cầu của xã hội.
Để dự báo được nhu cầu này cần phải dựa vào kết quả đánh giá tính thích nghi của đất và số diện tích thích nghi với cây lâu năm nhưng chưa được khai thác sử dụng, nhu cầu các loại sử dụng, năng suất dự báo diện tích đất đồng cỏ : diện tích này được dự báo căn cứ vào kết quả đánh giá tính thích nghi của đất và diện tích đất có thể dùng làm đồng cỏ trong số đất chưa sử dụng, nhu cầu về lượng sản phẩm gia súc trong và ngoài vùng.
Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản : được căn cứ vào điều kiện tự nhiên và diện tích mặt nước thích hợp với việc nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản nên xác định dựa vào đặc điểm của nguồn tài nguyên đất đai ở địa phương yêu cầu của thị trường giống, điều kiện nuôi dưỡng và năng suất.
* Dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp.
Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái.
Căn cứ để dự báo diện tích đất lâm nghiệp là căn cứ vào kết quả đánh giá tính thích nghi và khả năng tận dụng các loại đất hiện chưa được sử dụng.
Đối với từng loại rừng khác nhau như rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng thì để phát triển chúng cần phải xem xét cụ thể cho từng loại và được dự báo theo công thức : Srq = Srh - Src + Srt
Trong đó :
Srq : diện tích rừng năm quy hoạch.
Srh : diện tích rừng năm hiện trạng
Src : diện tích rừng chuyển mục đích trong thời kỳ
Srt : diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh trong thời kỳ
Để dự báo diện tích rừng cần dựa vào các đặc điểm, mục đích, điều kiện tự nhiên cụ thể của khu vực căn cứ vào yêu cầu các loại lâm sản, năng suất của đơn vị diện tích rừng cho phép ta dự báo được diện tích rừng cần thiết.
Do điều kiện tự nhiên của vùng là rất khác nhau vì vậy diện tích rừng được xác định phải phù hợp với tình hình cụ thể của khu vực đối với những vùng diện tích gò đồi, núi cao chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên việc phát triển lâm nghiệp là con đường có hiệu quả nhất để làm giàu và nâng cao đời sống dân cư ở vùng đồng bằng diện tích đất rừng và có khả năng trồng rừng rất nhỏ, tuy nhiên vẫn không thể thiếu được nghề rừng. Mục đích phát triển của ngành lâm nghiệp không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn cả vì lợi ích môi trường và xã hội.
* Dự báo nhu cầu đất phát triển công nghiệp.
Căn cứ theo yêu cầu sử dụng đất ghi trong dự án tiền khả thi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các ngành sẽ tự xác định nhu cầu diện tích đất cần thiết dựa vào định mức diện tích xây dựng hiện hành và mật độ xây dựng đối với quy mô phát triển từng loại công trình của ngành. Các khu công nghiệp có thể nằm trong hoặc ngoài khu dân cư. Các khu công nghiệp độc lập, các công trình, dự án công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư được xác định căn cứ theo quy hoạch công nghiệp do các đơn vị chuyên ngành thực hiện.
* Dự báo nhu cầu đất phát triển giao thông và thủy lợi.
Dự báo nhu cầu đất giao thông được căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành, chủ yếu là sử dụng các quy định về chỉ tiêu định mức chiếm đất của từng ngành, cũng có thể được xác định căn cứ vào mối tương quan thuận giữa lưu lượng hàng hóa vận chuyển trong năm và diện tích mạng lưới đường, đẳng cấp sân bay.
Diện tích đất dùng cho thủy lợi được xác định căn cứ vào quy hoạch và dự báo nhu cầu đất của ngành. Ngoài ra có thể tính dựa vào các chỉ tiêu bình quân tỷ lệ gđất thủy lợi đặc trưng cho từng khu vực trong nhiều năm; theo tiêu chuẩn, bố cục và diện tích chiếm đất của các công trình thủy lợi hiện có.
5. Lập phương án quản lý và kế hoạch sử dụng đất.
Các phương án quản lý và sử dụng đất đai được xây dựng trên cơ sở hiện trường của các ban ngành liên quan về nhu cầu sử dụng diện tích đất đai, loại đất và phạm vi phân bố sử dụng. Nội dung chính của phương án là bố trí sắp xếp cơ cấu đất đai hợp lý theo không gian và thời gian bằng cách khoanh đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7742.doc