Chuyên đề Thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong nhà hàng khách sạn Bảo Sơn

MỤC LỤC

Lời cam đoan 1

Mở đầu 2

Chương I: Lý thuyết kinh doanh khách sạn & Quản trị nguồn nhân lực trong nhà hàng khách sạn. 3

1.1. Lý thuyết tổng quan về kinh doanh khách sạn. 3

1.1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn: 3

1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn: 3

1.1.2. Khái niệm kinh doanh ăn uống 4

1.1.3. Khách của khách sạn. 5

1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất tiêu dung và nguồn gốc của khách thì bao gồm: 5

1.1.3.2. Căn cứ vào mục đích ( động cơ ) của chuyến đi của khách bao gồm: 6

1.1.3.3.Căn cứ vào hình thức tổ chức tiêu dung của khách bao gồm: 6

1.1.4. Sản phẩm của khách sạn 7

1.1.4.1. Khái niệm: 7

1.1.4.2. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn 8

1.1.5. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn 9

1.1.5.1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại điểm đến du lịch. 9

1.1.5.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. 9

1.1.5.3. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn. 9

1.1.5.4. Kinh doanh khách sạn còn phụ thuộc vào tính quy luật: Như quy luật kinh tế, quy luật xã hội, quy luật tâm lý của con người. 10

1.2. Lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực. 10

1.2.1. Các khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực 10

1.2.1.1. Khái niệm về quản trị nhân sự: 10

1.2.1.2. Khái niệm về nhân lực. 11

1.2.1.3. Khái niệm quản trị nhân lực. 11

1.2.1.4. Nội dung quản trị nhân lực. 12

1.2.1.5. Triết lý quản trị nhân lực. 14

1.2.1.5.1. Thuyết X: 14

1.2.1.5.2. Học thuyết Y. 15

1.2.1.5.3. Học thuyết Z. 15

1.2.1.6. Thực trạng quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam. 17

sự trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 18

1.2.1.7. Kinh nghiệm quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp ở Châu á. 20

1.2.1.8. Môi truờng quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp. 23

1.3. Vận dụng lý thuyết quản trị nguồn nhân lực vào quản trị kinh doanh khách sạn 25

1.3.1. Quản trị nguồn nhân lực của khách sạn. 25

1.3.1.1. Khái niệm 25

1.3.1.3. Chức năng quản trị nguồn nhân lực của khách sạn 26

1.3.1.4. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực của nhà hàng khách sạn 27

Chương II: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong nhà hàng khách sạn Bảo Sơn : 35

2.1. Giới thiệu chung: 35

2.1.1. Các sự kiện: 36

2.1.2. Các hoạt động kinh doanh của khách sạn: 37

2.1.3. Kinh doanh dịch vụ phòng ngủ: 38

2.1.4. Nhà hàng và quán Bar: 40

2.1.5. Dịch vụ hội thảo, hội họp: 41

2.1.6. Khu vui chơi giải trí: 43

2.2. Điều kiện kinh doanh: 43

2.2.1. Điều kiện kinh doanh khách quan: 43

2.2.1.1. Thuận lợi: 43

2.2.1.2. Khó khăn: 44

2.2.2. Điều kiện kinh doanh chủ quan: 45

2.3. Cơ cấu tổ chức của Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn: 46

2.3.1. Ban giám đốc: 47

2.3.2. Phòng nhân sự: 47

2.3.3. Phòng kế toán: 47

2.3.4. Phòng kinh doanh va Marketing : 48

2.3.5. Phòng công trình: 48

2.3.6. Phòng bảo vệ: 48

2.3.7. Bộ phận lễ tân: 48

2.3.8. Bộ phận buồng: 48

2.3.9. Bộ phận bàn, bar, bếp: 49

2.3.10. Bộ phận vui chơi giải trí: 49

2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Bảo Sơn: 49

2.5. Công tác quản trị nhân sự trong khách sạn Bảo Sơn. 51

2.5.1. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực. 52

2.5.1.1. Thiết kế và phân tích công việc. 53

2.5.1.2. Tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực. 54

2.5.1.3. Đào tạo huấn luyện và phát triển nguồn nhân lực. 55

2.5.2. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công việc. 56

2.5.3. Thù lao lao động và khen thưởng lao động. 57

2.6. Thực trạng kinh doanh và công tác quản trị nhân lực trong Nhà hàng Khách sạn Bảo Sơn. 58

2.6.1. Giới thiệu về nhà hàng khách sạn Bảo Sơn. 58

2.6.2. Hoạt động kinh doanh trong nhà hàng ăn Trung Quốc ( Nhà hàng Á ) 58

2.6.2.1. Các dịch vụ cung cấp hiện tại của nhà hàng Á. 59

2.6.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hàng Á. 60

2.6.2.3. Thực trạng về hoạt động phục vụ khách của nhà hàng Á: 61

2.6.3. Hoạt động quản trị nhân lực của nhà hàng ăn Á 63

2.6.3.1. Nội dung quản trị nhân lực trong nhà hàng ăn Á. 63

2.6.3.2 Thực trạng quản trị nguồn nhân lực của nhà hàng. 64

2.7. Đánh giá về công tác quản trị nhân sự trong nhà hàng khách sạn Bảo Sơn. 65

Chương III. Đề xuất các giải pháp quản trị nhân sự với khách sạn Bảo Sơn. 67

3.1 Giải pháp chung đối với khách sạn Quốc Tế Bảo Sơn. 67

3.2. Các giải pháp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh nhà hàng của khách sạn Bảo Sơn: 68

Kết luận 70

Tài liệu tham khảo 71

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8048 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong nhà hàng khách sạn Bảo Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay đổi cho phù hợp với cơ cấu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong sự thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trong kinh doanh. 1.2.1.8.2. Môi trường vi mô. Môi trường vi mô bao gồm các nhân tố sau: Các nhân tố thuộc về tổ chức hay doanh nghiệp: Loại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp, số lượng công nhân doanh nghiệp. Phong cách quản trị của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp: Quy mô cơ cấu tổ chức cách quản trị của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh. Nguồn nhân lực & cơ cấu nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Khách hàng của doanh nghiệp: Khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, khách hàng mà doanh nghiệp dự định hướng tới. Nghiên cứu môi trường vi mô giúp các doanh nghiệp thấy được điểm yếu điểm mạnh trong hoạt động xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực cho tổ chức doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cơ cấu lại đội ngũ nguồn nhân lực cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình và, tạo được vị thế vững mạnh trong sự cạnh tranh gay gắt. 1.3. Vận dụng lý thuyết quản trị nguồn nhân lực vào quản trị kinh doanh khách sạn 1.3.1. Quản trị nguồn nhân lực của khách sạn. 1.3.1.1. Khái niệm Quản trị nguồn nhân lực của khách sạn là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng để thu hút, đào tạo và duy trì phát triển sức lao động của con người của khách sạn lẫn thành viên. Quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn là một phần của quản trị kinh doanh, nó có lien quan tới con người trong công việc và các quan hệ của họ trong khách sạn, làm cho họ có thể đóng góp tốt nhất vào sự thành công của khách sạn quản trị nguồn nhân lực của khách sạn lien quan tới công tác tổ chức thu hút các ứng củ viên cho công việc, tuyển chọn, giới thiệu sắp đặt nhân ra, xác định tiềm năng của họ cho sự phát triển trong tương lai, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của khách sạn. 1.3.1.2. Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực. - Đối với các khách sạn nói riêng các tổ chức kinh tế xã hội nói chung, công tác quản trị nguồn nhân lực đều có ba mục tiêu cơ bản sau. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa năng lực. Cá nhân được kích thích động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với khách sạn. - Xây dựng đội ngũ người lao động có chất lượng cao đáp ứng được tư tưởng quản lý và phát triển của khách sạn. 1.3.1.3. Chức năng quản trị nguồn nhân lực của khách sạn - Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực: Nhóm chức năng này chú trọng vào vấn đề đảm bảo đủ số lượng nhân viên với phẩm chất phù hợp với công việc của khách sạn. Nhóm chức năng này bao gồm những hoạt động chủ yếu như: Dự báo và hoạch định nhân lực, phân tích công việc, tuyển chọn nhân lực, thu thập lưu giữ và xử lý thông tin về nhân lực của khách sạn. - Nhóm chức năng đào tạo phát triển: Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên đảm bảo cho nhân viên trong khách sạn có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành nốt công việc được giao và tạo điều kiện cần thiết cho nhân viên phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Các khách sạn áp dụng chương trình hướng nghiệp vào đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định thực tế của nhân viên và giúp cho nhân viên làm quen với công việc của khách sạn. Đồng thời các khách sạn cũng thừơn lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi co sự thay đổi về nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoạc quy trình công nghệ, kỹ thuật. Nhóm chức năng đào tạo phát triển thường thực hiện các hoạt động như hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. - Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: Nhóm chức năng này chú trọng tới việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nhân lực khách sạn. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì phát triển mối quan hệ lao động tốt đẹp trong khách sạn. Chức năng kích thích, động viên liên quan tới các chính sách và hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong khách sạn làm việc hăng say, tận tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao. Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: Ký kết hợp đồng lao động, giải quyết khiếu nại tranh chấp, lao động. Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ giúp cho các khách sạn tạo ra bầu không khí tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và với khách sạn. 1.3.1.4. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực của nhà hàng khách sạn Nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn bao gồm: Phân tích nhiệm vụ Mô tả công việc. Tuyển mộ và tuyển chọn. Bổ nhiệm và giao việc. Tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện. Huấn luyện. Quản lý phân phối thu nhập của người lao động. Tạo động lực trong lao động. Nghiên cứu thực hiện và vận dụng Bộ Luật Lao Động. Người lao động bỏ việc và chấm dứt hợp đồng lao động. Chi phí lao động và năng suất. Quản lý con người Trong nhà hàng khách sạn nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong các khách sạn khác nhau thường khác nhau. Do chiến lược kinh doanh của các khách sạn là khác nhau và nội dung quản trị nguồn nhân lực trong các khách sạn còn phụ thuộc vào quy mô của khác sạn. Để tiện cho việc nghiên cứu. Chúng ta sẽ chỉ nghiên cức các nội dung sau. 1.3.1.4.1. Phân tích nhiệm vụ. Phân tích nhiệm vụ là một tiến trình nhằm xác định một cách có hệ thống các nhiệm vụ cụ thể và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc theo chức danh trong khách sạn. Trên cơ sở này cung cấp cho nhà quản lý trực tiếp một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm, quyền hạn của một chức danh cụ thể, mối tương quan của công việc mà chức danh đó đảm nhiệm với công việc của các chức danh khác, các kiến thức cần thiết, kỹ năng và điều kiện làm việc. Việc phân tích công việc của các chức danh chính trong khách sạn được thực hiện từ giác độ của khách để thiết kế công việc có thể là chuyên môn hóa, luân phiên, mở rộng công việc, hoặc kết hợp. Phân tích nhiệm vụ bắt đầu từ khi khách đến khách sạn, nhân viên gác cửa chào khách mang hành lý cho khách vào quầy đón tiếp cho đến khi khách ra khỏi khách sạn. Để phân tích nhiệm vụ đòi hỏi các chuyên gia quản lý nhân sự phải có các kỹ năng và kỹ thuật khác nhau để thu thập và phân tích thông tin. Các phương pháp thu thập thông tin thường dùng và phổ biến hiện nay là: phương pháp quan sát, bảng câu hỏi, phỏng vấn cá nhân hay tập thể. Việc phân tích nhiệm vụ có thể dựa vào: Chức danh, và vị trí của cá nhân Theo cấp bậc kỹ thuật Năng lực xử lý trong quá trình thực hiện công việc.. Phân tích nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng bởi vì nhờ có phân tích nhiệm vụ mà người quản lý xác định được các kỳ vọng của mình đối với người lao động và làm cho họ hiểu được các kỳ vọng đó và nhờ đó người lao động hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công việc. Đồng thời dựa vào phân tích nhiệm vụ trong nhà hàng khách sạn mà các hoạt động quản lý được thực hiện một các có quy trình cụ thể. Để tiến hành phân tích công việc cần phải thu thập thông tin về nhiệm vụ và công việc, các mối quan hệ cần thực hiện trong công việc. Đối với loại thông tin này cần phải thu thập đầy đủ. Thông tin về các phương tiện và công cụ để thực hiện công việc và nhiệm vụ. Thông tin về đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện như các khả năng và kỹ năng cần phải có, các kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm làm việc cần thiết. 1.3.1.4.2. Mô tả công việc. Thông thường việc phân tích nhiệm vụ và công việc được phê chuẩn và liệt kê từng nhiệm vụ cụ thể thì việc phân tích công việc trở thành bản mô tả công việc mà một chức danh nào đó cần phải thực hiện. Bản mô tả công việc là văn bản viết giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể. Bản mô tả công việc thường bao gồm 3 nội dung: Phần xác định công việc: Tên công việc ( chức danh công việc ), mã số của công việc, tên bộ phận hay địa điểm thực hiện công việc, chức danh lãnh đạo trực tiếp, số người phải lãnh đạo dưới quyền, mức lương. Phần tóm tắt về các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc: là phần tường thuật viết một cách tóm tắt và chính xác về các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc. Phần này bao gồm các câu mô tả chính xác, nêu rõ người lao động phải làm gì, thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm như thế nào, tại sao phải thực hiện những nhiệm vụ đó. Các điều kiện làm việc: bao gồm các điều kiện về môi trường vật chất ( các trang thiết bị công cụ làm việc ), thời gian làm việc, điều kiện về vệ sinh an toàn lao động, các điều kiện khác có liên quan. 1.3.1.4.3. Tuyển mộ và tuyển chọn. Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Mọi tổ chức phải có đầy đủ khả năng để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động để nhằm đạt được các mục tiêu của mình. Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn. Trong thực tế sẽ có người lao động có trình độ cao nhưng họ không được tuyển chọn vì họ không được biết các thông tin tuyển mộ, hoặc họ không có cơ hội nộp đơn xin việc. Chất lượng của quá trình lựa chọn sẽ không đạt như các yêu cầu mong muốn hay hiệu quả thấp nếu như số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc ít hơn số nhu cầu cần tuyển chọn. Công tác tuyển mộ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Tuyển mộ không chỉ ảnh hưởng tới việc tuyển chọn, mà còn ảnh hưởng đến các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực như: Đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù lao lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để hoạt động này có hiệu quả cần có: Kế hoạch cụ thể rõ ràng. Dự kiến các nguồn cung cấp lao động. Lựa chọn hình thức phương tiện nội dung quảng cáo. Thời gian, hình thức thủ tục tiếp nhận hồ sơ. Quá trình tuyển mộ được thực hiện theo các bước: Xác định chỉ tiêu và chất lượng tuyển mộ dựa vào nhu cầu lao động của khách sạn và bảng mô tả công việc để đưa ra các tiêu chuẩn cho các ứng viên. Chiêu mộ tại chỗ ( bên trong khách sạn ). Chi phí cho hoạt động tuyển mộ. Quảng cáo. Sau khi thực hiện các công việc của chiêu mộ tiến hành tuyển chọn. Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ. Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Quá trình tuyển chọn phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch kinh doanh và kế hoạch nhân lực của khách sạn. Tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công việc để đạt tới năng xuất lao động cao, hiệu suất công tác tốt. Tuyển được những người có kỷ luật, trung thực gắn bó với công việc. Công việc cần tiến hành trong quá trình tuyển chọn: Công tác chuẩn bị. Tuyển chọn chính thức ( phỏng vấn sơ bộ, xét đơn xin việc, trắc nghiệm ứng cử viên, kiểm tra lý lịch, khám sức khỏe, Quyết định tuyển dụng ). 1.3.1.4.4. Bổ nhiệm và giao việc. Sau khi có kết quả tuyển chọn bộ phận quản trị nhân lực có trách nhiệm gửi kết quả và thư mời trúng tuyển đến nhận việc. Trước khi giao công việc cho nhân viên cần làm các thủ tục như trao quyết định bổ nhiệm và các giấy tờ có liên quan. Giới thiệu về khách sạn bao gồm: Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn, khách hàng, sản phẩm, tôn chỉ mục đích của khách sạn, mục tiêu, bộ máy tổ chức, kỷ luật lao động, nội quy bảo đảm an ninh an toàn, nội quy của khách sạn, nội quy tại nơi làm việc. 1.3.1.4.5. Đánh giá việc thực hiện. Đánh giá việc thực hiện có tác dụng so sánh giữa công việc đã được thực hiện của người lao động so với bản thiết kế công việc tương ứng với chức danh của loại công việc đó. Đánh giá thực hiện công việc được thực hiện theo nhiều mục đích khác nhau như: cung cấp các thông tin phản hồi cho người lao động thực hiện công việc của họ so với tiêu chuẩn và với nhân viên khác, giúp người lao động điều chỉnh sửa chữa những sai sót trong quá trình thực hiện công việc, kích thích, động viên người lao động thông qua việc đánh giá, ghi nhận những ưu điểm của họ, hỗ trợ để phát triển, cung cấp các dữ liệu cho việc trả lương, đào tạo lại, thăng tiến, tăng cường mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Việc tiến hành đánh giá bao gồm Xây dựng tiêu chuẩn hệ thống đánh giá. Tổ chức đánh giá. Đánh giá thông qua phỏng vấn, hoặc kết quả lao động của người lao động. 1.3.1.4.6. Huấn luyện ( Đào tạo nghề nghiệp ). Mục tiêu: Đào tạo và nâng cao chuyên môn nghề nghiệp cho nhân viên. Nội dung đào tạo: Hình thức đào tạo: Đào tạo mới, học việc, tham gia khóa bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đào tạo tại chỗ bằng cách hướng dẫn của nhân viên có kinh nghiệm kèm cặp, bồi dưỡng nghề theo các khóa đào tạo hoặc nhân viên tự học. Khách sạn cần phải quan tâm tới việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên bằng những hình thức đào tạo phù hợp thích hợp với vị trí vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân. 1.3.1.4.7. Quản lý phân phối thu nhập cho người lao động. Đây là hoạt động rất quan trọng có vai trò duy trì và thúc đẩy quá trình lao động của nhân viên hay cá nhân trong tổ chức. Vì vậy khách sạn cần có một chính sách phân phối thu nhập đối với người lao động cho phù hợp. Trong một tổ chức: cụ thể là một khách sạn thì do đặc điểm của nghành khách sạn là nghành dịch vụ vì thế cần một đội ngũ lao động dồi dào đảm bảo chất lựong. Và trong các khách sạn khác nhau thì đặc điểm về nhân viên của các khách sạn là khác nhau. Ví du như đặc điểm vể: giới tính, độ tuổi hoàn cảnh, trình độ, quốc tịch. Ngoài ra phân phối thu nhập lao động còn ảnh hưởng tới cuộc sống của người lao động, nó quyết định tới mức sống của người lao động. Khách sạn cần phải có các chính sách về phân phối thu nhập khác nhau phù hợp từng hòan cảnh và vị trí khác nhau nhưng phải bảo đảm được mức sống, và thu nhập phải tạo được động lực lao động cho người lao đông. 1.3.1.4.8. Tạo động lực cho người lao động. Mọi tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà những nhà quản lý khách sạn sử dụng để tạo động lực lao động cho mọi nhân viên. Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và môi trường sống và làm việc của con người. Động lực của con người được tạo ra từ nhiều yếu tố như môi trường, nhu cầu mục đích…. Để tạo động lực cho con người lao động, người quản lý cần chú ý những điều sau đây. Xác định mục tiêu hoạt động của khách sạn và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó. Xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn phục vụ, hay thực hiện công việc cho nhân viên, người lao động. Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động, từ đó giúp họ làm việc tốt hơn. Tạo điều kiện để người lao động hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu Loại trừ trở ngại cho thực hiện công việc của người lao động. Cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc. Tuyển chọn và bố trí đúng người để phù hợp đúng công việc. Sử dụng tiền công, tiền lương như một công cụ cơ bản để kích thích vật chất đối với người lao động và phải đảm bảo công bằng đối với người lao động. Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích tài chính như tăng lương tương xứng với việc thực hiện công việc. Áp dụng các hình thức thưởng để nâng cao sự nỗ lực và thành tích lao động của người lao động trong nhà hàng khách sạn. Xây dựng bầu không khí tâm lý tốt trong tập thể khách sạn. Chương II: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong nhà hàng khách sạn Bảo Sơn : 2.1. Giới thiệu chung: Hình ảnh 1: Trước cửa Khách Sạn Bảo Sơn Khách sạn quốc tế Bảo Sơn Hà Nội là khách sạn Quốc tế 4 sao với tổng số phòng là 94 phòng với nội thất gỗ và các dịch vụ cá nhân chất lượng cao. Khách sạn quốc tế Bảo Sơn Hà Nội cung cấp các dịch vụ hoàn hảo. Khách sạn Bảo Sơn là một trong những khách sạn cao cấp thuộc tập đoàn khách sạn Bảo Sơn do sự điều hành của chủ tịch hội đồng quản trị: ông Nguyễn Trường Sơn. Địa chỉ liên hệ: 50 Nguyễn Chí Thanh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.835.3356 Fax: 04.835.5678 Vị trí: Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Hà Nội trong khu vực trung tâm kinh tế tài chính, ngoại giao, gần các bộ ban nghành, cơ quan của chính phủ, nằm ngay trong khu vực giáp với các đại sứ quán của các nước, các tổ chức chính trị trong và ngoài nước, và gần với các điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Hà Nội, các trung tâm thương mại vui chơi giải trí, giao thông thuận tiện. (Nguồn: khách sạn quốc tế Bảo Sơn) 2.1.1. Các sự kiện: Khách sạn đưa vào khai thác từ quý I năm 1996. Đến tháng 6 năm 1996, đội bóng đá Juventus của Italya lần đầu tiên đến thi đấu tại Việt Nam đã ở tại Khách sạn Bảo Sơn. Tháng 9 năm 1996 cuộc thi hoa hậu Việt Nam được tổ chức biểu diễn tại Khách sạn Bảo Sơn. Năm 1997 liên hoan phim vùng Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam, khách sạn Bảo Sơn được đón tiếp, phục vụ các minh tinh màn bạc, các diễn viên ở khách sạn. Tháng 10 năm 1997, Đại hội khối các nhà báo nói tiếng Pháp gồm 49 nước tổ chức hội họp tại khách sạn. Tháng 7 năm 1997 , khách sạn được Tổng cục du lich ra quyết định số 392/TCDL ngày 9 tháng 12 năm 1997 công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao. Tháng 11 năm 1997, hộ nghị nguyên thủ quốc gia các nước nói tiếng Pháp tổ chức tại Hà Nội đã có 4 nguyên thủ quốc gia đến nghỉ tại khách sạn Bảo Sơn. Tháng 8 năm 1998, tất cả các đội bống quốc tế vùng Đông Nam Á đến Việt Nam thi đấu giải Tiger Cup đều ở tại khách sạn và Khách sạn Bảo Sơn được vinh dự phục vụ Tiger Cup tại sân vận động trong suốt giải. Tháng 11 năm 1998, cuộc thi hoa hậu Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội và người đẹp từ mọi miền đất nước cũng đều nghỉ tại khách sạn Bảo Sơn. Tháng 11 năm 1999, cuộc thi hoa hậu hữu nghị Thế giới tổ chức tại Việt Nam, tất că 38 hoa hậu từ 38 quốc gia trên thế giới đều ở tại khách sạn và các cuộc biểu diễn duọc diễn ra tại khách sạn. Tháng 3 năm 2000, Bộ ngoai giao Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ đại sứ Việt Nam với đại sứ các nước trên thế giới tại Khách sạn Bảo Sơn. Tháng 5 năm 2001, Tổng cục Du lịch tái thẩm định khách sạn và khách. Khách sạn được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao theo quyết định số 192/SDL-KS ngày 8/5/2001. Tháng 12/2003 Seagame 22 tổ chức tại Việt Nam, tất cả các trọng tài của môn bóng đá đều ăn và nghỉ tại khách sạn Bảo Sơn. Khách sạn Bảo Sơn cũng được vinh dư đón các nhà lãnh đạo Việt Nam đến thăm và hội họp tại khách sạn: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm vào tháng 12 năm 1998, Phó thủ tướng Nguyễn Khánh đến thăm Khách sạn vào tháng 11 năm 1997, Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn - Tháng 8 năm 1999, Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm - Tháng 3 năm 2000, Phó thủ tướng Nguyễn Gia Khiêm - Tháng 10 năm 2000, Phó thủ tướng Nguyễn Thị Bình - Tháng 5 năm 2001 2.1.2. Các hoạt động kinh doanh của khách sạn: Khách sạn được đưa vào khai thác từ quý I năm 1996. Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn là khách sạn thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo Sơn. Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn 4 sao với 92 phòng nằm ở trên đường Nguyễn Chí Thanh_một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam, vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội, khách sạn Bảo Sơn ở khu vực gần các cơ quan Chính phủ, Bộ, các Đại sứ quán và các trung tâm mua sắm, giải trí…Khách sạn Bảo Sơn Hà Nội đã được nhận giải “ The Arch of Europe Gold Star Award Quality”. Hiện nay Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn kinh doanh các dịch vụ như: Dịch vụ phòng ngủ, nhà hàng và quán Bar, hội thảo và hội họp, dịch vụ giải trí… 2.1.3. Kinh doanh dịch vụ phòng ngủ: Tổng số phòng ngủ theo thiết kế là 164 phòng, đã đưa vào hoạt động 92 phòng. Trong số 92 phòng đã đưa vào kinh doanh có: Deluxe suite ( Phòng cao cấp ): 5 phòng Executive Studio Suite ( Phòng có trang thiết bị nghe nhìn ): 10 phòng Superior ( Phòng hạng sang ): 30 phòng Deluxe standard ( Phòng tiêu chuẩn hạng sang ): 28 phòng Standard ( Phòng tiêu chuẩn hạng trung ): 14 phòng Toàn bộ trang thiết bị trong phòng đều được nhập từ Cộng hoà Pháp. Các tiện nghi và dịch vụ phòng bao gồm: Có thể gọi điện thoại quốc tế trực tiếp và nối Internet Tivi với nhiều kênh quốc tế Điều hoà trung tâm với điều khiển riêng ở từng phòng Két sắt an toàn Dụng cụ pha cà phê và trà Nhà vệ sinh và buồng tắm riêng Cung cấp điện 100% Phục vụ phòng 24/24 Dịch vụ hầu phòng và giặt là Giường ngủ cho trẻ con Hoa quả tươi miễn phí Nước khoáng miễn phí (tuỳ phòng)` Hệ thống báo cháy Hệ thống khoá cửa bằng điện Hệ thống theo dõi an ninh qua camera ở khu vực công cộng Giá phòng từ khoảng 120 USD đến 250 USD chưa bao gồm 10% thuế, 5% phí phục vụ, mễn phí ăn sáng tự chọn tại nhà hàng My Lover’s Coffee Shop 2.1.4. Nhà hàng và quán Bar: Nhà hàng Trung Quốc Nhà hàng Âu Nhà hàng Bora Bora Khách sạn Bảo Sơn có Nhà hàng Trung Quốc, Nhà hàng Âu và quán bar BORA BORA. Nhà hàng ăn Trung Quốc được thiết kế theo lối kiến trúc kiểu Hồng Kông có 300 chỗ chuyên phục vụ tiệc cưới, tiệc hội nghị, và các loại tiệc khác, chủ yếu phục vụ các món ăn Á…Nhà hàng ăn Âu được bố trí theo phong cách phương tây có sức chứa khoảng 180 khách theo hình thức ăn tự chọn hay tiệc Tea break cho khách nghỉ tai khách sạn, phục vụ đồ uống và đồ ăn cho khách đến khách sạn, phục vụ ăn sáng cho khách nghỉ tại khách sạn, phục vụ tiệc đặt vừa và nhỏ, phục vụ các món ăn Âu. Hai nhà hàng được đặt ở dưới tầng một gần đại sảnh của khách sạn. Quán Bar BORA BORA được thiết kế ở trên tầng 3 gần bể bơi với 250 chỗ ngồi phục vụ khách đến bể bơi tập thể thao cũng như các khách đến đặt tiệc cưới, tiệc sinh nhật vừa và nhỏ. 2.1.5. Dịch vụ hội thảo, hội họp: KS Bảo Sơn có đủ tất cả tiện nghi Một dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả ở Trung tâm Kinh doanh ( Business Center ) luôn luôn có sẵn để hỗ trợ các kế hoạch kinh doanh bao gồm ....... Phòng hội thảo 350 chỗ ngồi với đầy đủ trang thiết bị hiện đại kể cả phòng dịch, thiết bị phiên dịch, và phòng họp cho 150 người, phòng họp cho 60 người, phòng họp cho 30 người và phòng họp cho 20 người Bảng 2.1. Giá phòng họp năm 2007 Loại phòng Kích thước SL khách hàng Nửa ngày ( USD ) Cả ngày ( USD ) Diện tích kích cỡ Chiều cao Diamond 1 22m80 3,80x6,00 3,00 15 100 200 Diamond 2 19m20 3,20x6,00 3,00 15 100 200 Diamond 3 64m80 10,80x6,00 3,00 50 150 250 Grand Diamond 106m80 17,80x6,00 3,00 80 200 300 Ball room section 1 108m32 8,55x12,67 5,00 100 250 350 Ball room section 2 108m32 8,55x12,67 5,00 100 250 350 Grand Ball room 216m65 17,10x12,67 5,00 300 400 500 Nguồn: Khách sạn Bảo Sơn Giá trên chưa bao gồm 5% thuế phục vụ và 10% thuế GTGT. Giá trên bao gồm: Sắp xếp phòng họp theo yêu cầu Sử dụng miễn phí Overhead projector, màn chiếu. Miễn phí hoa trang trí phòng họp. Miễn phí biển chỉ dẫn, chào mừng đại biểu. Miễn phí nhân viên trực kỹ thuật tại phòng họp. Miễn phí hệ thống âm thanh, 02 micrô không dây và 02 micrô có dây. Trang thiết bị hội thảo cho thuê: Máy chiếu LCD:                               US $ 50,00 / nửa ngày                              US $ 90.00 / cả ngày     Máy chiếu Slide:                               US $ 25,00 / nửa ngày                               US $ 40.00 / cả ngày    Thiết bị dịch:                               US $ 5,00 / tai nghe (từ 15 đến 20 tai nghe)                              US $ 3,00 / tai nghe (từ 21 tai nghe trở lên) 2.1.6. Khu vui chơi giải trí: Có phòng xông hơi khô, xông hơi nước, bể sục nóng 41°C, bể sục lạnh 8°C, 20 phòng Massage. Bể bơi nước nóng trong nhà (mùa đông), và bể bơi nước lạnh ngoài trời (mùa hè) Phòng tập luyện thẩm mỹ, phòng chơi bi_a Trung tâm thương mại Cửa hàng lưu niệm 11 phòng hát karaoke với 5 thứ tiếng Việt, Anh, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc. Swimming pool: Bảng 2.2. Bảng giá dịch vụ bơi năm 2007 Thời gian Vé đơn Vé đôi Vé gia đình 6 Tháng 180 USD 280 USD 350 USD 1 Năm 400 USD 750 USD 850 USD Nguồn: khách sạn quốc tế Bảo Sơn Khi mua vé tháng thì khác hàng sẽ được sử dụng phòng tập, sử dụng bể bơi mùa, phòng xông hơi ở khu vực bể bơi, được giảm 20% chi phí xông hơi và massage, giảm 20% chi phí hát Karaoke, giảm 20% chi phí nhà hàng. Vé hàng ngày : Người lớn 35.000 VND/lượt, Trẻ em: 20.000 VND/ lượt. 2.2. Điều kiện kinh doanh: 2.2.1. Điều kiện kinh doanh khách quan: 2.2.1.1. Thuận lợi: Việt Nam mới gia nhập W

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20131.doc