Chuyên đề Thực trạng tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp và công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam

Từ thực trạng về tình hình tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và thực trạng các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp gây nên tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp như đã nếu và qua kết quả điều tra, phân tích cho thấy nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn lao động xảy ra thường do người lao động và người sử dụng lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh cũng như môi trường lao động như: vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, sử dụng các thiết bị điện, sử dụng các thiết bị nâng hạ, khai thác đá và khoáng sản, tham gia giao thông vận tải; điều kiện làm việc và môi trường làm việc của người lao động không đảm bảo các tiêu chuẩn quy định; nhiều máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn; người sử dụng không thực hiện các quy định khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, do đó có thiết bị đang sử dụng nhưng chưa được khám nghiệm, cấp giấy phép sử dụng, nhất là đối với những thiết bị bảo vệ cá nhân trong lao động; người sử dụng lao động không nắm được các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, điều kiện của mình hoặc do chạy theo năng suất, lợi nhuận nên đã không thực hiện các giải pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động và người lao động không được huấn luyện về an toàn lao động, đặc biệt là số lao động thời vụ không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng ngắn hạn, chất lượng huấn luyện an toàn lao động chưa tốt hoặc hình thức.

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3155 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp và công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực thuộc Trung ương; Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông mà đề nghị giải quyết tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông (bản sao) hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường đính kèm; Giấy ra viện sau khi đã điều tra vết thương do tai nạn lao động ổn định; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. - Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp gồm: Công văn đề nghị của người sử dụng lao động gửi bảo BHXH tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có xác định nghề làm việc của người lao động bị bệnh nghề nghiệp; biên bản đo đạc môi trường lao động có yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp của cấp có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp biên bản xác định cho nhiều người trong cùng một tập thể thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao: Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh: Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. Ngoài ra, hồ sơ hưởng chế độ BHXH tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp còn có Quyết định hưởng chế độ của Giám đốc BHXH tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với trường hợp chết do tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thì thêm vào hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất biên bản điều tra tai nạn lao động hoặc biên bản đo đạc môi trường lao động có yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp. - Quy trình giải quyết chế độ BHXH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: + Đối với người sử dụng lao động: Lập đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên và chuyển đến cơ quan BHXH tỉnh, thành phố để giải quyết và nhận hồ sơ sau khi BHXH tỉnh, thành phố xét duyệt để chuyển giao cho người lao động về đăng ký nhận trợ cấp ở nơi cư trú (nếu hưởng trợ cấp hàng tháng) hoặc tiếp nhận kinh phí và chi trả đối với người hưởng trợ cấp một lần. + Đối với cơ quan BHXH: Tổ chức tiếp nhận hồ sơ do người sử dụng lao động hoặc cá nhân người lao động chuyển đến: Dự thảo quyết định về hưởng chế độ, cấp giấy chứng nhận hưởng trợ cấp và cấp giấy giới thiệu trả nợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (nếu hưởng trợ cấp hàng tháng); trả cho đơn vị sử dụng lao động 2 bộ hồ sơ: Ghi vào sổ BHXH của đối tượng nội dung hưởng chế độ BHXH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và tổ chức thực hiện lưu trữ hồ sơ đã giải quyết. 6. Mối quan hệ của chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với các chế độ BHXH khác ở Việt Nam. 6.1. Với chế độ trợ cấp ốm đau . Những người bị tai nạn lao động, hoặc bị mắc các bệnh do nghề nghiệp gây nên, tuy đã được điều trị ổn định và được hưởng trợ cấp BHXH một lần hoặc hàng tháng, thì không có nghĩa đã khỏi hoàn toàn và không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Mà thường có những di chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ về sau này, nên thường bị ốm đau nhiều hơn so với người lao động bình thường. Trong trường hợp những người này còn đang tiếp tục làm việc thì thời gian ốm đau, nghỉ việc đều được thanh toán BHXH ốm đau theo quy định, nếu do bệnh nghề nghiệp mà mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày thì được hưởng trợ cấp BHXH ốm đau theo quy định riêng. Trường hợp do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH với tỷ lệ mất khả năng lao động ở mức cao (từ 61 % trở lên), thì khi ốm đau được khám chữa bệnh theo tiêu chuẩn Bảo hiểm y tế do BHXH đài thọ. 6.2. Với chế độ trợ cấp thai sản. Những người bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thường là những người làm việc ở các nơi có môi trường độc hại và điều kiện làm việc nặng nhọc hoặc đặc biệt nặng nhọc, mà trong chế độ thai sản có quy định về thời gian nghỉ việc đối với lao động nữ là việc trong các điều kiện trên được nghỉ thai sản hưởng trợ cấp bảo hiểm có thời gian nhiều hơn so với lao động bình thường từ 1 đến 2 tháng. Trường hợp do tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp dẫn đến sẩy thai, thai lưu hoặc thai không bình thường thì cũng được nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp BHXH theo tiêu chuẩn ốm đau. 6.3. Với chế độ trợ cấp hưu trí (tuổi già). Tàn tật có thể coi là tình trạng già sớm hoặc được coi là một bệnh tật kéo dài không thể cứu chữa được. Từ cách tiếp cận này, nhiều nước người ta xếp chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cùng nhóm với chế độ trợ cấp tuổi già tử tuất. Như trên đã nêu, những người bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thường là những người làm việc ở các nơi có môi trường độc hại và điều kiện làm việc nặng nhọc hoặc đặc biệt nặng nhọc. Điều kiện để giảm tuổi đời quy định trong chế độ hưu trí đối với các đối tượng nêu trên cũng được xem xét từ mối quan hệ biện chứng, nhất là đối với người lao động làm các nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không khống chế về tuổi đời). Những người bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp hàng tháng nếu đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định thì ngoài lương hưu còn được hưởng cả trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hàng tháng. 6.4. Với chế độ trợ cấp tử tuất. Đối với người lao động tham gia BHXH nói chung, khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền mai táng phí, trợ cấp BHXH tử tuất một lần hoặc trợ cấp hàng tháng nếu người lao động có thời gian tham gia BHXH đủ 15 năm trở nên. Nhưng đối với trường hợp người lao động đang tham gia BHXH bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp dẫn đến tử vong, thì không cần có điều kiện về thời gian tham gia BHXH để thân nhân họ được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng và ngoài các khoản trợ cấp được nhận về mai táng phí, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định thì thân nhân người lao động bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp chết còn được nhận một khoản trợ cấp một lần từ BHXH là 24 tháng tiền lương tối thiểu. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp hàng tháng khi chết cũng được hưởng các chế độ trợ cấp tiền tuất như những người đang tham gia BHXH hoặc nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động hàng tháng chết. Chương II: Thực trạng tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và công tác chi trả chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay I. Tình hình tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Do những nhu cầu bức thiết về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt xã hội, nguồn kinh phí, nguồn vốn đầu tư cho những công trình trọng điểm này đã chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong tổng Ngân sách nhà nước. Song có 1 thực tế đang trở thành mối quan tâm của xã hội: số vụ tai nạn lao đông mỗi năm môt gia tăng, chiếm 1 tỷ lệ co nhất ở nganh xây dựng và tai nạn giao thông đường bộ, số người măc bệnh nghêg nghiệp ngày càng lớn, nhiều bệnh mới đươc phát hiện. Thực trạng tình hình trên không những gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ của người lao động mà còn ảnh hưởng xấu đến vấn đề an sinh xã hội. 1. Điều kiện lao động . 2. Tình hình tai nạn lao động. Tai nạn lao đông(TNLĐ) hiện nay ở nươc ta đang là mối quan tamm hàng đầu của các cơ quan chức năng, bởi nó gaay nên hậu quả chết người hoặc làm tổn thương, phá huỷ chức năng hoạt động bình thường nào đó của cơ thể của con người và thường xuyên xảy ra trong quá trình lao động, sản xuất, gây nên cả thiệt hại về người và của, đặc biệt về mặt tâm lý đối với người lao động. Trong những năm qua TNLĐ xảy ra ở mọi ngành nghề, mọi loại hình doanh nghiệp trong tất cả các thành phần kinh tế. ầi năm nước ta có hàng trăm người bị TNLĐ, hàng trăm ngưòi chết do TNLĐ. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động-Thương binh và Xã hội số:.. /LĐTBXH-ATLĐ từ báo cáo của các tinh, thành trong cả nước, trong thời gian qua từ năm 1995-2003, sồ vụ TNLĐ xảy ra trong cả nước là 28.845 vụ, trong đó số vụ có người chết là 3094 vụ, chiếm 12,4% số vụ chết người. Điều đó được thể hiện ở bảng số liệu sau: Phụ lục 1 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng Số vụ tai nan 2127 1545 1725 2737 2611 3405 3601 4298 3896 25945 Số người bị nạn 1104 1665 2072 2228 2813 3530 3748 4521 4089 24.845 C T C T C T C T C T C T C T C T C T C T 264 840 285 1380 202 1870 362 1866 399 2414 403 3127 395 3353 514 4007 513 3576 3.337 22.433 Số vụ người chết 230 249 320 312 335 368 362 449 469 3094 Số vụ 1và từ 2người chết 1 Từ2 1 Từ2 1 Từ2 1 Từ2 1 Từ2 1 Từ2 1 Từ2 1 Từ2 1 Từ2 1 Từ2 41 35 62 58 66 55 48 95 55 515 Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội (C: người chết, T: người bị thương) Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng vụ tai nạn, người bị nạn và tính nghiêm trọng của tai nạn trong cả nước ngày càng tăng. Từ năm 1995 đến năm 2002, số vụ và người bị nạn lao động tăng qua các năm. Tuy nhiên năm 2003 cả số vụ và người bị nạn giảm so với năm 2002. Năm 2003 xảy ra 3896 vụ tai nạn làm 4089 người bị nạn, trong đó có 513 người chết và 3576 người bị thương. Năm 2003 có 469 vụ chết người, tăng so với nam 2002(449 vụ), nhưng số vụ từ 2 người chết của năm 2003(55 vụ) giảm so vớ năm 2002(95 vụ). Số ngừo bị TNLĐ trong những năm này là 25.770 người, trong đó có 3.337 người chết, chiếm 12,9% số người bị nạn và 22.433 người bị thương, chiếm 87,1% số người bị nạn. Nhìn chung theo số liệu thống kê thì tình hinh TNLĐ những năm gần đây có xu hướng tăng cả về số vụ, số người và cả số người bị thiệt mạng. Đó còn chưa kể đến số người lao động bị tai nạn do phương tiện giao thông gây nên trong thời gian đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngươc lại, cũng như ngươi lao đông khác trong xã hội. Số vụ và người bị TNLĐ trong cả nuớc trong nhưng năm qua như sau: Tổng số vụ TNLĐ tăng 279% Số vụ TNLĐ có người chết tăng 104% Số vụ TNLĐ có 2 người chết trở lên tăng 34% Số người bị TNLĐ tăng 270% Số người bị chết tăng 94% Số người bị thương tăng 325% Theo số liệu thống kê mới nhất, báo cáo của 64 tỉnh, thành phố trong năm 2004 (tính đến ngày 31/12) của Bộ Lao Động-Thương binh và Xã hội thì năm 2004 đã xảy ra 6026 vụ TNLĐ làm 6186 người bị nạn, trong đó có 85 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên; 561 vụ TNLĐ chết người làm 575 người chết. Nguyên nhân làm cho TNLĐ vẫn còn xảy ra thường xuyên, liên tục và gia tăng trong những năm gần đây, đó là tất yếu khách quan trong giai đoạn đầu thực hiện Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá của đất nước. Ngoài những thiệt hại về người như dã nêu ở trên, theo số liệu tổng hợp từ các địa phương thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy ra trong các năm từ năm 1995 đến năm 2003 là 103.757.308.972 đồng, gồm chi phí thuốc men, mai táng, bồi thường… cho người bị nạnvà gia đình và giá trị thiệt hại tài sản.. điều này được thể hiện ở số liệu sau: Phụ lục 2 Năm Tổng thiệt hại (Đồng) Ngày công phải nghỉ 1995 1.691.076.432 1996 4.051.438.729 1997 5.282.640.16 1998 13.216.000.000 1999 12.728.926.644 2000 16.214.000.000 46.296 2001 12.025.320.000 87.139 2002 17.807.367.000 196.504 2003 20.740.540.000 59.496 Tổng 99.002.932.821 398.435 Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội Số tiền thiệt hại vì TNLĐ của mỗi năm đều tăng qua các năm. So sánh giữa năm 2003 và năm 1995 cho thấy số tiền thiệt hại của năm 2003 tăng gấp 12 lần. Số ngày lao độngnghỉ vì TNLĐ không được thống kê đầy đủ trong các năm mà chỉ thống kê từ năm 2000. Tổng hợp của 4 năm tổng số ngày lao động nghỉ vì TNLĐ là 329.933 ngày. Theo số liệu tổng hợp từ các đia phương thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy ra trong năm 2004 là 19.864.590.000 đồng, trong đó tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thương cho gia đình người chết và những người bị thương là 15.325.090.000 đồng; thiệt hại tài sản là 4.539.500.000 đồng. Tổng số ngay nghỉ vì TNLĐ là 64.961 ngày, cò xu hướng tăng so với năm 2003 (59.796 ngày). Theo khuyến nghị của tổ chúc lao động Quốc tế (ILO) thì thiệt hại do tai nạn lao đông- Bệnh nghề nghiệp ước tính mất khoảng 4% GNP (tổng sản phẩm quốc gia trên toàn thế giới) Tình hình về tai TNLĐ xảy ra thường không đồng đều ở tất cả các khu vực trong cả nước hoặc trong các nganh nghề và lĩnh vực khác nhau mà tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp có đông người lao động làm việc và trong 1 số ngàng nghề. Điều đó được thể hịên qua bảng số liệu sau: Phụ lục 3 Chỉ tiêu 5 địa phương (TPHCM,HN,QN,ĐN,HP) Các địa phương còn lai Tổng cả nước Vụ TNLĐ 11.763 (47,33%) 13.091 (52,67%) 24.854 (100%) Vụ TNLĐ chết người 917 (29.64%) 2.177 (70,36%) 3094 (100%) Người chết 1.252 (37,52%) 2.085 (62,48%) 3337 (100%) Người bị thương 10.9666 (48,88%) 11.467 (51,12%) 24.433 (100%) Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội Biểu đồ Phụ lục 4 Địa phương Các đị phương xảy ra nhiều tai nạn lao động 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng Thành phố Hồ Chí Minh Vụ 339 360 780 601 1.195 668 3.943 Vụ chết 20 37 28 31 41 46 29 55 60 346 Người chết 23 37 27 32 49 51 30 69 62 385 Người thương 315 334 763 578 1.159 617 3.766 Hà Nội Vụ 224 196 177 364 343 355 1.659 Vụ chết 17 9 25 21 22 37 36 33 43 243 Người chết 17 9 31 21 23 37 39 33 44 385 Người thương 203 179 140 329 310 313 1.474 Quảng Ninh Vụ 314 264 306 296 306 268 1.754 Vụ chết 16 24 26 16 20 28 25 28 22 205 Người chết 22 37 39 21 44 44 25 44 23 299 Người thương 321 66 267 277 289 251 1.471 Đồng Nai Vụ 163 259 400 676 652 808 2.958 Vụ chết 11 20 17 6 4 88 13 16 95 Người chết 12 20 18 6 4401 687 14 17 99 Người thương 280 204 165 648 802 2.818 Hải Phòng Vụ 193 298 11 13 303 286 1449 Vụ chết 15 8 10 11 13 10 15 82 Người chết 17 8 10 195 153 11 22 84 Người thương 206 294 300 289 1437 Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội Qua số liệu bảng trên ta thấy số vụ TNLĐ nói chung tập trung chủ yếuvào các tỉnh, thành phố lớn có nhiều cơ sở sản xuất đông người và các khu công nghiệp lớn. Chỉ tính riêng 5 tỉnh, thành phố nêu ở trên ta thấy số vụ xảy ra TNLĐ rất lớn, chiếm 47,33% so với tổng cả nước. Vụ TNLĐ chết người chiếm 29,64%. Số người chết và người bị thương chiếm tỷ lệ rất lớn là 37,52% va 48,88%. TNLĐ xảy ra tại riêng 5 địa phương này chiếm 1 tỷ lệ tương đối cao trong tổng số TNLĐ của cả nước: Số vụ TNLĐ là 11.763 vụ, chiếm 57,24% (được thể hiện ở trên biểu đồ); số vụ TNLĐ chết người là 917 vụ, chiếm 29,64%; số người chết là 1.252 người, chiếm 37,52% và số người bị thương là 10.966 người, chiếm 48,88%. Theo thông báo của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội(Số: 456/TB-LĐTBXH) thông báo về tình hìnhTNLĐ năm 2004 các địa phương xảy ra nhiều TNLĐ, đặc biệt là TNLĐ chết người tại nơi làm việc, cụ thể là: - Thành phố Hồ Chí Minh: xảy ra 791 vụ TNLĐ làm 816 người bị nạn, trong đó có 60 vụ TNLĐ chết người (chiếm 10,6% tổng số vụ TNLĐ chết người) làm 61 người chết, trong đó có 4 người chết do tai nạn giao thông. - Hà Nội: xảy ra 375 vụ TNLĐ làm 379 người bị nạn, trong đó có 63 vụ chết người(chiếm 11,2% tổng số vụ TNLĐ chết người) làm 64 người chết, trong đó có 30 người chết do tai nạn giao thông. - Đồng Nai: xảy ra 1480 vụ làm 1496 người bị nạn trong đó có 30 vụ chết người làm 30 người chết (chiếm 5,3% tổng số vụ TNLĐ chết người). - Bình Dương: xảy ra 601 vụ lam 601 người bị nạn, trong đó có 28 vụ chết người làm 28 người chết(chiếm 4,9%% tổng số vụ TNLĐ chết người). - Quảng Ninh: xảy ra 246 vụ TNLĐ làm 271 người bị nạn, trong đó có 22 vụ chết người làm 27 người chêt(chiếm 5,2% tổng số vụ TNLĐ chết người). Ngoài ra còn 1 vụ TNLĐ chết 3 phạm nhân của trại giam nhưng không xếp vào TNLĐ vì phạm nhân không có quan hệ lao động. - Quảng nam: xảy ra 52 vụ làm 52 người bị nạn, trong đó có 20 vụ có người chết làm chết 20 người, chiếm 3,4% tổng số vụ TNLĐ chết người. - Hải Dương: xảy ra53 vụ làm 556 người bị nạn trong đó có 15 vụ chết người làm 15 người chết (chiếm 2,6% tổng số vụ TNLĐ chết người). - Bến Tre: xảy ra 20 vụ làm0 người bị nạn, trong đó có 14 vụ chết người làm 14 người chết(chiếm 2,4% tổng số vụ TNLĐ chết người). - Thái Bình: xảy ra 43 vụ làm 44 người bị nạn trong đó cób14 vụ chết người làm 15 người chết(chiếm 2,4% tổng số vụ TNLĐ chết người). - Đà Nẵng: xảy ra 113 vụ lam115 người bị nạn, trong đó có 12 vụ chết người làm 12 người chêt (chiếm 2,1% tổng số vụ TNLĐ chết người). - Bình Định: xảy ra 63 vụ làm 65 người bị nạn trong đó có 12 vụ chết người làm 12 người chết (chiếm 2,1% tổng số vụ TNLĐ chết người). - Trà Vinh: xảy ra 18 vụ làm 24 người bị nạn trong đó có 12 vụ chết người làm 1 người chết (chiếm 2,1% tổng số vụ TNLĐ chết người)/ - Đắc Lắk: xảy ra 11 vụ chết người làm 11 người chết (chiếm 1,9% tổng số vụ TNLĐ chết người). - Thanh Hoá: xảy ra 86 vụ làm 91 người bị nạn trong đó có 11 vụ chết người làm 11 người chết (chiếm 1,9% tổng số vụ TNLĐ chết người) Nhìn vào số liẹu trên ta thấy so với năm 2003 TNLĐ xảy ra trong năm 2004 tăng về số vụ, số người bị nạn và số người chết. Những địa phương có số vụ TNLĐ chết người tăng nhiềi hơn so với năm 2003 là Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Nam, Gia Lai, Đà Nẵng, Hải Dương, Đắc Lắk, Đồng Nai, Bình Dương. TNLĐ chết người xảy ra thường tập trung vào 1 số lĩnh vực như: lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện; khai thác khoáng sản và sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Tình hình TNLĐ chết người xảy ra ở các lĩnh vực nay trong những năm qua đựoc thể hiện ở bảng số liệu sau. Phụ lục 3 Phụ lục 5 Lĩnh vực Các lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng Xây dựng Vụ chết người 42 81 50 46 52 47 66 91 475 Người chết 46 91 61 51 52 51 69 96 547 Lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện Vụ 52 52 51 50 54 55 66 68 448 Người chết 52 56 51 53 55 60 75 71 473 Khai thác khoáng sản Vụ 17 36 30 46 30 30 36 21 246 Người chết 31 55 59 54 40 36 48 30 353 Sử dụng các thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ Vụ 15 15 25 25 25 26 20 12 163 Người chết 26 15 27 26 26 33 24 12 189 Các lĩnh vực khác Vụ 1532 Người chết 1511 Qua bảng số liệu trên ta thấy ở 4 lĩnh vực này xảy ra nhiều TNLĐ chêt người, chiếm 46,50% về số vụ và 50% về số người. Cụ thể là: - ở lĩnh vưc xây dựng: xảy ra 475 vụ TNLĐ chết người, chiếm 16,58% của tổng các lĩnh vực , làm chết 547 người, chiếm 17,80 của tông các lĩnh vực. Trong năm 2004 trong lĩnh vực này đã xảy ra 309 vụ TNLĐ (97 vụ có người chêt, chiếm 17,20% tổng số vụ TNLĐ chết người trong cả nước) làm 332 người bị nạn (99 người chết, 154 người bị thương nặng). - ở lĩnh vự lắp đặt, sử chữa và sử dung điện: ở lĩnh vực này đã xảy ra 448 vụ TNLĐ chết người, chiếm 15,64% của tổng các lĩnh vực, làm chết 473 người, chiếm 15,39% của tổng các lĩnh vực. Năm 2004 vừa qua đã xảy ra 137 vụ TNLĐ o điện giật (81 vụ có người chêt, chiếm 14,3% tổng số vụ TNLĐ chết người trong cả nước) làm 150 người bị nạn ( 82 người chết và 35 người bị thương nặng). - ở lĩhh vực khai thác khoáng sản: lĩnh vưc này xảy ra 246 vụ TNLĐ 246 vụ TNLĐ chết người, chiếm 8,58% của tổng các lĩnh vự, làm chêt 353 người, chiếm 14,48% của tổng các lĩnh vực. Năm 2004 trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản đã xảy ra 117 vụ TNLĐ, trong đó có 31 vụ TNLĐ chết người(chiếm 5,5% tổng số vụ TNLĐ chếtngươi trong cả nước) làm 137 người bị nạn, trong dó có 39 ngươi chết và 57 ngươi bị thương nặng, trong đó nhiều vụ chết người nhất là ở kĩnh vực khai thác than. - ở lĩnh vục sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động: Trong lĩnh vực này xảy ra 163 vụ TNLĐ chết người, chiếm 5,69% của tổng các lĩnh vực, làm chết 189 người, chiếm 6,15% của tổng các lĩnh vực. Trong năm 2004 vừa qua đã xảy ra 87 vụ TNLĐ trong đó có 22 vụ TNLĐ chết người, chiếm 3,9% tổng số vụ TNLĐ chết người trong cả nước, làm chết 23 người và bị thương nặng 30 người. * Nguyên nhân chủ yếu của TNLĐ thuộc về phía người sử dụng lao động (số vụ TNLĐ xảy ra vì nguyên nhân này chiếm trung bình 78,7%), đó là người lao động không thực hiện nghiêm các quy định, tiêu chuẩn về an toàn lao động đối với người lao động, các quy định về đào tạo nghề và tập huấn an toàn lao động cho người lao động, không đảm bảo điều kiện vệ sinh lao động… - Về phía người sử dụng lao động: + Vi phạm tiêu chuẩn, quy pham, quy trình kỹ thuật an toàn lao động, chiếm trung bình 53% tổng số vụ TNLĐ, chủ yếu trong các lĩnh vực: xây dựng, sử dung các thiết bị điện, sử dụng các thiết bị điện, sử dụng các thiết bị nâng, sử dung các thiết bị chịu áp lực, khai thác khoáng sản, v.v.. + Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an toàn lao động theo quy định chiếm trung bình 13,9% tổng số vụ TNLĐ, cụ thể như nhiiêù máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng, người lao động khong được trang bị đầy đủ các phương tiện cá nhân trong lao động, v.v… + Vi phạm pháp luật lao động chiếm trung bình 11,3% tổng số vụ TNLĐ, chủ yếu là vi phạm các quy định về tuyển dụng người lao động không được đào tạo nghề, không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động, v.v… + Không thực hiện các biện pháp về an toàn, vệ sinh lao động đối với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chiếm trung bình 9,1% tổng số vụ TNLĐ. - Về phía người lao động: + Nhiều người lao động tự do không đươc đào tạo cơ bản về nghề, pháp luật lao động và an toàn lao động và khi tham gia lao động chỉ được hướng dẫn về các thao tác trong công việc, dẫn đến không hiểu biết đày đủ về các mối nguy hiểm cànn phải đè phòng trong khi lao động. + Một số người lao động được đào taoj cơ bản nghề và được huấn luyện về an toàn lao động nhưng có ý thức chấp hành kém. + Một số người lao động được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ nhưng không sử dụng. - Về phía cơ quan nhà nước: + Công tác chỉ đạo chư thường xuyên. Thanh tra, kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động và viêc thực hiện chính sách lao động chư nghiem, còn ít về số làn thưc hiện. Số lương, chất lươngj thanh tra viên chưa đáp ứng được yêu cầu nên không phát hiện kịp thời nhưng vi phạm pháp luật lao động. + Quản lý lao động còn lỏng lẻo ở 1 số lĩnh vực như trong nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, các lang nghề, v.v… + Xử lý hành chính theo thẩm quyền của thanh tra lao động đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động của nhiều địa phương chua nghiêm, thiếu kiên quyết. Xử lý các vụ TNLĐ chết người đề nghị truy tố trước phap luật không kịp thời, khong triệt để. + Trong một số trường hợp, sự phối hợp các cơ quan chức năng trong điều tra TNLĐ ở 1 số địa phương chưa tôt, dẫn đến thời gian điều tra bị kéo dài. Một số biện pháp phòng ngừa tái diễn chưa đúng, do xác minh sai nguyên nhân gây TNLĐ dẫn đến TNLĐ vẫn tiếp tục xảy ra. *Một số vụ TNLĐ chết ngườ nghiêm trọng trong năm 2004. Theo thông báo về tình hình TNLĐ năm 2004 số: 456/TB-LĐTBXH có 1 số vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra, cụ thể như sau: - Vụ TNLĐ xảy ra vào hồi 11 giờ 30 ngày 01/09/04 tại lò thượng, vỉa 8, xưởng khai thác 4, Công ty than Vàng danh do người lao động vi phạm các biện pháp an toàn lao động làm chết cả nhóm 4 người. - Vụ TNLĐ xảy ra ngày 31/10/2004 tại trạm bơm Cầu đá do Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Phú thọ quản lý làm chết 2 công nhân do vi phạm quy trình, biện pháp an toan điện: Không thực hiện nối đất, nối không thiết bị điện, không cắt điện khi xử lý sự cố nên bị điện giật rơi xuống hồ nước chết ngạt. - Vụ TNLĐ xảy ra vào hồ 7 giờ 20 phút ngày 12/03/2004 tại Công ty TNHH Gia tường (Gia Lai). Do không có biện pháp an toàn – vệ sinh lao động làm 2 người chết ngạt dưới giếng có độ sâu 16 mét khi nạo vét giếng. - Vụ TNLĐ xảy ra ngày 12/03/2004 tại lò gạch của tư nhân tại Ba Vì - Hà Tây. Do không có kiến thức an toàn – vệ sinh lao động nên không có biện pháp bảo vệ làm 2 người (1 chủ và 1 người làm thuê) chết ngạt khi leo lên che mưa cho lò gạch thủ công. - Vụ TNLĐ ngày 28/04/2004 do lật xe lu bánh lốp. Nguyên nhân do không huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động cho công nhân, 5 công nhân tự ý lên xe lu đi về nghỉ trưa, xe bị lật làm chết 2 người và 3 người khác bị thương nặng. Ngoài ra một số vụ khác tuy mỗi vụ chỉ chết 01 người nhưng có tính chất lặp lại như 3 vụ điển hình của Tổng Công ty Than Viẹt Nam xảy ra liên tiếp trong các ngày 22, 23, 27 của tháng 10/2004 tại vùng than Quảng Ninh cùng do phương tiện vận tải lò (xe goòng) Trên đây là một số nét về thưc trạng tai nạn lao động ở nước ta trong những năm gần đây. Nhìn chung qua số liệu thống kê thì tình hình tai nạn lao động có xu hướng tăng, năm sau tăng hơn năm truớc cả về số vụ, số người bị nạn và mứ độ nghiêm trọng. 3. Tình hình bệnh nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp (BNN) là một hiện trạng tâm lý, mang tính chất đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân phát sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài bởi diều kiện lao động xấu, hay có thể nói đó là sự suy giảm và tổn hại dần đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến khả năng lao động, gây bệnh cho người lao động do tác động của các yếu tố có hại, phat sinh trong quá trình sản xuất lên cơ thể con người. Chính vì vậy trong thực tế việc thống kê tình hình người lao động bị mắc BNN một cách đầy đủ và chính xác h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1258.doc
Tài liệu liên quan