MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Phần I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHYT
1. Sự cần thiết khách quan của BHYT
2. Vai trò và tầm quan trọng của BHYT
II. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm y tế
1. Sự ra đời và phát triển của BHYT ở một số nước trên thế giới
2. Sự ra đời và phát triển của BHYT Việt Nam
III. Những nội dung cơ bản của BHYT Việt Nam
1. Đặc điểm của BHYT Việt Nam
2. Tổ chức của hệ thống BHYT Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi của BHYT
4. Mức đóng và phương thức đóng BHYT
5. Quỹ và cơ chế Quản lý quỹ BHYT
6. Chế độ BHYT và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT
7. Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHYT
8. Vai trò của Nhà nước trong quản lý Bảo hiểm y tế
9. Mối quan hệ giữa BHYT - BHXH và sự sác nhập giữa BHYT vào BHXH ở Việt Nam
Phần II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU BẢO HIỂM Y TẾ Ở BẢO HIỂM Y TẾ HÀ NỘI
I. Một vài nét về bảo hiểm y tế Hà Nội
1. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm y tế Hà Nội
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của BHYT Hà Nội
3. Thực trạng hoạt động của cơ quan
II. Thực trạng của việc huy động nguồn thu ở BHYT Hà Nội
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân số ở Hà Nội
2. Thực trạng về nguồn huy động tự nguyện
3. Thực trạng của việc huy động từ nguồn bắt buộc
4. Đánh giá kết quả
Phần III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NGUỒN THU CHO BẢO HIỂM Y TẾ HÀ NỘI
I. Những vấn đề tồn tại trong việc huy động nguồn thu ở BHYT Hà nội
A. Về cơ chế chính sách
1. Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh
2. Cơ chế quản lý ba bên còn nhiều sơ hở
B. Về tổ chức thực hiện
1. Tình trạng thất thu đầu vào
2. Tình trạng nợ tiền đóng bảo hiểm, nộp chậm, nộp ngắt quãng vẫn còn nhiều
3. Tình trạng khai thác BHYT tự nguyện còn chậm
4. Công tác tuyên truyền quảng cáo còn nhiều hạn chế
C. Về vấn đề xã hội
II. Một số biện pháp nhằm tăng cường nguồn thu cho BHYT Hà Nội
A. Về cơ chế chính sách
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
2. Giải quyết tốt mối quan hệ ba bên - đem lại lòng tin cho người tham gia.
B. Về mặt tổ chức thực hiện
1. Chống thất thu đầu vào
2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền
3. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
4. Sự vận động của bản thân ngành BHYT
KẾT LUẬN
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng tình hình thu Bảo hiểm y tế và một số biện pháp nhằm tăng nguồn thu ở Bảo hiểm y tế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định của Nhà nước đối với cán bộ quản lý, công chức, viên chức.
Thực hiện đầy đủ, liên tục, kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ đối với những người đang tham gia BHYT; quản lý và sử dụng quỹ BHYT theo đúng quy định hiện hành.
Tiếp tục thực hợp đồng khám chữa bệnh cho bệnh nhân tham gia BHYT giữa cơ quan BHYT và các cơ sở khám chữa bệnh.
Tổng kết thực hiện chế độ BHYT để trình Chính phủ bổ sung sửa đổi chính sách và mở rộng đối tượng tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân.
Ổn định tư tưởng, đoàn kết trong cán bộ, công chức, viên chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
PHẦN II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU BHYT Ở BẢO HIỂM Y TẾ HÀ NỘI.
I. MỘT VÀI NÉT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ HÀ NỘI
1. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm y tế Hà nội.
Bảo hiểm y tế Hà nội được thành lập theo Nghị định 299/HĐBT ngày 15/08/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Quyết định số 2795/QB - UB ngày 12/11/1992 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà nội, với mục đích huy động nguồn lực của các cá nhân trong các đơn vị trong địa bàn thủ đô để thực hiện định hướng chiến lược trong công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân với mục tiêu từng bước xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đảm bảo sự công bằng trong trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân, phù hợp với khả năng kinh tế xã hội.
Ban đầu BHYT Hà nội hết sức khó khăn với cơ sở vật chất thiếu thốn, chật hẹp ở 18B Hàng Lược, thuê của Nhà nước chỉ có 60 m2. Mặc dù địa điểm chật hẹp, trang bị thiếu thốn, nhưng các mặt hoạt động của BHYT vấn được triển khai đồng bộ, từng bước đi vào nề nếp. Đến năm 1997, mọi hoạt động quản lý nghiệp vụ của toàn bộ cơ quan đều được thực hiện 100% trên máy vi tính, nên đã giải quyết được hầu hết cac yêu cầu phức tạp trong quản lý trên địa bàn thành phố, đặc biệt là khâu quản lý cac chi phí khám chữa bệnh tại cac cơ sở y tế. Điều đáng phấn khởi là nhờ sự quan tâm của các cấp lánh đạo thành phố và Sở y tế, năm 1997 BHYT Hà nội được chuyển về cơ sở mới ở 106 Tô Hiến Thành với tổng diện tích mặt bằng 1000 m2.
Trong 5 năm đầu từ 1992 - 1997, BHYT Hà nội đã quán triệt thực hiện nghiêm túc chính sách, chế độ BHYT, điều lệ BHYT và thực hiện khẩu hiệu: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, khắc phục khó khăn cố gằng giành được những kết quả ban đầu với hơn 35% dân số trên địa bàn thủ đô tham gia BHYT. Đến năm 1998, cùng với sự phát triển của ngành y tế thủ đô, công tác BHYT đã khẳng định được vị trí của mình trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, người dân ngày càng hiểu rõ hơn chính sách BHYT, số người tham gia ngày càng đông hơn, quyền lợi của các bên tham gia BHYT cũng được bảo đảm, cơ quan BHYT Hà nội cũng ngày càng phát triển mạnh đáp ứng tốt hơn sự nghiệp phát triển BHYT.
Ngày 13/08/1998, Chính phủ ban hành Nghị định 58/CP thay cho Nghị định 299/HĐBT nhằm sửa đổi bổ sung một số điều trong điều lệ cũ cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Năm 1999 là năm đầu tiên ngành BHYT thực hiện Nghị định 58/CP cùng với cả nước, BHYT Hà nội đã triển khai thực hiện với nội dung và phương thức hoạt động có nhiều thay đổi. Trong quá trình hoạt động và phát triển, cơ quan BHYT Hà nội được sự chỉ đạo toàn diện của BHYT Việt nam, của Bộ y tế và các Bộ liên ngành trong việc triển khai công tác chuyên môn, mở rộng và phát triển các loại hình Bảo hiểm y tế. BHYT Hà nội đã dần khắc phục những khó khăn nhanh tróng ổn định công tác thu BHYT, quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo, góp phần thực hiện thành công chính sách xã hội ở thủ đô.
BHYT Hà nội đến nay, ngoài việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc còn tiến hành triển khai rộng rãi nhiều loại hình BHYT tự nguyện như BHYT học sinh - sinh viên, BHYT cho người nghèo, BHYT nông dân... Tất cả các loại hình bảo hiểm đều đang được chú trọng triển khai và thu kết quả rất đáng mừng.
Tuy còn nhiều khó khăn do sự chuyển đổi căn bản chính sách BHYT trên phạm vi cả nước nhưng BHYT Hà nội đã phát triển cả về đội ngũ và chất lượng công tác. Cán bộ công nhân viên đa số còn trẻ, nhiệt tình trách nhiệm với công việc, tận tuỵ với sự nghiệp phát triển của ngành, có quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiêm vụ. Đội ngũ lãnh đạo cơ quan, cấp uỷ và chi bộ đã được kiện toàn, có tinh thần trách nhiệm cao, có quyết tâm xây dựng đơn vị vững mạnh, dám nghĩ, dám chịu trách nhiệm, là hạt nhân lôi cuốn mọi hoạt động của đơn vị.
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của BHYT Hà nội.
2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy BHYT Hà nội.
BHYT Hà nội lúc mới thành lập chỉ có 37 người trong đó:
+ 22 người công tác tại 18B Hàng Lược.
+ 15 người công tác tại 5 chi nhánh huyện (mỗi chi nhánh 3 người).
Qua 5 năm hoạt động, số lượng người tham gia BHYT ngày càng tăng, đối tượng tham gia BHYT ngày càng phong phú, loại hình BHYT cũng phát triển và các cơ sở y tế ngày càng mở rộng đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên BHYT Hà nội phát triển cả về số lượng và nghiệp vụ chuyên môn. Đến năm 1997 BHYT Hà nội đã có trên 180 người (trong đó đại học và trên đại học chiếm 70%), đa phần là bác sĩ, cử nhân kinh tế, kỹ sư, cử nhân luật, trung cấp, nhân viên vi tính... Trong thời gian này BHYT Hà nội gồm có 4 phòng chức năng và 5 chi nhánh BHYT quận, huyện. Đến năm 1998, hệ thống BHYT Hà nội đã phát triển, Sở y tế Hà nội cho phép thành lập 8 phòng và 12 chi nhánh BHYT quận, huyện thuộc BHYT Hà nội. Đồng thời còn tiếp nhận thêm 50 nhân viên của BHYT Việt nam chuyển giao theo Quyết định 1867/QĐ-BYT của Bộ y tế. Sau Nghị định 58/CP ra đời, cơ cấu tổ chức của BHYT Hà nội có nhiều thay đổi:
Bộ y tế
HĐQL BHYT
Việt nam
BHYT Việt nam
BHYT Hà nội
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng tổ chức
12 chi nhánh quận huyện
Phòng kế toán
Phong nghiệp vụ giám định
Phòng nghiệp vụ khai thác
(Trên là sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHYT Hà Nội trước ngày 24/01/2002)
Chỉ đạo trực tuyến, toàn diện.
Chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Đến nay tổng số cán bộ công nhân viên của bảo hiểm y tế Hà nội đã tăng lên rất nhiều, có 250 người.
Cụ thể: + Bác sĩ chuyên khoa I 8 người
+ Bác sĩ 90 người
+ Cử nhân kinh tế 35 người
+ Trung cấp kinh tế tài chính 20 người
+ Nhân viên kỹ thuật vi tính 20 người
+ Các loại cán bộ khác 77 người
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thuộc BHYT Hà nội.
2.2.1. Lãnh đạo cơ quan:
+ Giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc sở y tế về quản lý nhà nước toàn diện, Hội Đồng Quản lý BHYT Hà nội về tài chính và phương hướng hoạt động, BHYT Việt nam về chuyên môn nghiệp, điều hành toàn bộ mọi hoạt động của BHYT Hà nội.
+ Các phó giám đốc giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc một số mặt công tác được phân công.
2.2.2. Các phòng ban:
Các phòng làm chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc chỉ đạo triển khai các hoạt động nghiệp vụ BHYT, gồm có:
a) Phòng tài chính kế toán.
+ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác thu tiền đóng BHYT của các đơn vị tham gia BHYT theo quy định của BHYT, hàng tháng báo cáo với Giám đốc toàn bộ số thu BHYT của các đơn vị, công nợ thu hồi, lý do và biện pháp thu hồi công nợ. Chỉ đạo kế toán tại các chi nhánh BHYT quận, huyện theo chuyên môn nghiệp vụ quy định.
+ Kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra lại danh sách, mức đóng BHYT, số tiền đóng BHYT, nếu đúng thì phải thu đủ tiền mà phòng khai thác đã xác định, không được thu phiếu hoặc cho nợ (trừ trường hợp đã có hợp đồng phát hành thẻ do Giám đốc ký), sau đó ký tên đóng dấu đã thu tiền trên tờ khai để trả lại cho cán bộ khai thác (số tiền phải được viết bằng chữ và bằng số).
b) Phòng khai thác.
+ Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của công tác khai thác; nắm chắc số lượng các đối tượng thuộc diện BHYT bắt buộc trong phạm vi địa bàn; tình hình tham gia và thời hạn sử dụng thẻ, sự biến động đối tượng ở từng cơ quan đơn vị để quản lý đối tượng và có chương trình, kế hoạch đảm bảo khai thác, phát hành 100% số đối tượng thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc theo đúng các quy định của Nhà nước. Thực hiện các biện pháp quản lý để cấp thẻ đúng đối tượng, chống lạm dụng.
+ Hướng dẫn các Chi nhánh BHYT (nếu có) thực hiện các nhiệm vụ khai thác theo đúng quy định và kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện.
+ Thường xuyên phân tích, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm để đề xuất những biện pháp mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT. Thực hiện báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, phục vụ kịp thời cho công tác điều hành va quản lý.
+ Xây dựng và trình đề án BHYT tự nguyện cho các tầng lớp nhân dân địa phương; tổ chức triển khai thực hiện sau khi những đề án đó được phê duyệt.
+ Phản ánh và dự báo kịp thời những diễn biến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và đề xuất những giải pháp xử lý kịp thời. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch khai thác phát hành thẻ hàng năm theo hướng dẫn của BHYT Việt nam và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu được giao.
+Giúp Giám đốc giải quyết các vướng mắc và đơn, thư khiếu kiện thuộc phạm vi chuyên môn theo thẩm quyền.
c) Phòng in ấn phát hành thẻ.
+ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc toàn bộ việc in ấn thẻ, phiếu khám chữa bệnh BHYT, quản lý dữ liệu danh sách các đơn vị tham gia BHYT trên mạng vi tính, quản lý thẻ mộc theo quy định.
+ Phân công cụ thể cho từng nhân viên nhập dữ liệu và quản lý dữ liệu các đơn vị tham gia BHYT và in ấn thẻ, phiếu khám chữa bệnh BHYT. Các nhân viên được phân công in ấn và quản lý dữ liệu những đơn vị nào thì phải chịu trách nhiệm trước Phòng và Giám đốc những đơn vị đó.
+ Nhận danh sách gốc từ phòng khai thác bàn giao sang phải có sổ giao nhận ghi rõ tổng số người trong từng đơn vị đã được duyệt (có ký giao nhận cụ thể), kiểm tra số người tham gia, số người tăng giảm trong kỳ đóng BHYT. Nừu thu đủ tiền, có đủ chữ ký theo quy định mới in thẻ phiếu khám chữa bệnh BHYT theo số lượng thẻ đã được duyệt. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện những trường hợp sai sót phải báo cáo ngay với lãnh đạo cơ quan để giải quyết, thẻ in xong phải kiểm tra lại tránh sai sót. Khi giao nhận thẻ, tờ khai trong phòng hành chính quản trị phải ghi chép vào sổ sách (ghi rõ số lượng thẻ của từng đơn vị, thẻ mới cấp lại, bổ xung) có ký giữa người giao và người nhận.
+ Cung cấp số liệu các đơn vị đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thay đổi mã đại diện tại các cơ sở khám chữa bệnh cho phòng giám định và phòng thanh toán viện phí, phối hợp với các phòng để kiểm tra đối chiếu và trao đổi, thông báo những công việc có liên quan đến việc phát hành thẻ BHYT.
d) Phòng giám định BHYT.
+ Thực hiện công tác giám định, bảo đảm quyền lợi cho người bệnh BHYT. Nắm chắc tình hình đặc điểm về hoạt động khám chữa bệnh tại địa phương để chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch giám định trong từng thời kỳ.
+Hướng dẫn các chi nhánh BHYT (nếu có) thực hiện nghiệp vụ giám định theo đúng quy định của Ngành và kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
+ Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình và dự báo diễn biến trong lĩnh vực khám chữa bệnh và đề xuất những biện pháp nhằm đảm bảo cho phí khám chữa bệnh hợp lý, chống lạm dụng và thất thoát quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT. Thực hiện công tác báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, phục vụ kịp thời công tác điều hành và quản lý.
+ Thường trực tại các cơ sở khám chữa bệnh để giúp đỡ bệnh nhân, kiểm tra thẻ và nắm tình hình khám chữa bệnh: lưu lượng bệnh nhân, chi phí chuyển tuyến, vượt tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài địa phương nhằm quản lý và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi tiêu cực.
+ Thực hiện thẩm tra, giám định các hồ sơ bệnh án theo quy định để phục vụ cho công tác quyết toán, thanh toán đa tuyến hoặc trực tuyến và chịu trách nhiệm về các số liệu đó. Giúp Giám đốc giải quyết các thắc mắc và đơn, thư khiếu kiện thuộc phạm vi khám chữa bệnh theo thẩm quyền.
e) Phòng hành chính quản trị.
+ Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, bảo mật; quản lý và sử dụng con dấu theo đúng quy định. Chịu trách nhiệm về mặt thể thức, nội dung và tính hợp pháp của các văn bản trước khi lãnh đạo ký ban hành.
+ Lập chương trình, kế hoạch công tác của các đơn vị trình Giám đốc phê duyệt; đôn đốc , theo dõi việc giải quyết và xử lý các văn bản và các chương trình công tác của đơn vị đảm bảo tiến độ. Đề xuất việc phân công giải quyết những nhiệm vụ phát sinh, những công việc đột xuất chưa thuộc chức năng của phòng nào hoặc liên quan đến nhiều phòng nhưng chưa có đầu mối chủ trì giải quyết.
+ Phối hợp với các Phòng để xây dựng kế hoạch theo các quy định hiện hành. Giúp Giám đốc đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng quý, năm của đơn vị. Định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị; chuẩn bị các nội dung báo cáo phục vụ cho sơ kết, tổng kết cuối năm.
+ Đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của đơn vị. Tổ chức công tác bảo vệ phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo đơn vị an toàn về mọi mặt. Thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng, sửa chữa và mua sắm theo các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHYT Việt nam.
+ Thực hiện công tác tổ chức- cán bộ, xây dựng quy hoạch kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo thẩm quyền. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật; tổ chức công tác tiếp dân của đơn vị.
+ Tham mưu, đề xuất và thực hiện công tác thông tin tuyên truyền với những nội dung, hình thức phù hợp, phục vụ kịp thời nhiệm vụ của đơn vị trong từng giai đoạn và theo định hướng thống nhất của BHYT Việt Nam.
2.2.3. Các chi nhánh:
Gồm 12 chi nhánh: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Từ Liêm, Thanh Trì, Tây Hồ, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm.
Các chi nhánh thực hiện:
+ Tuyên truyền giải thích chế độ, chính sách BHYT cho cán bộ và các tầng lớp dân cư ở địa phương. Hướng dẫn các tầng lớp dân cư tham gia BHYT với những loại hình phù hợp.
+ Tham gia xây dựng đề án thực hiện BHYT tự nguyện, đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội ở địa phương. Tổ chức thực hiện và đào tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp dân cư trên địa bàn tham gia BHYT.
+ Nắm chắc các đối tượng BHYT bắt buộc trong địa bàn phụ trách; hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn thẻ; nắm chắc tình hình tham gia, thời gian sử dụng và gia hạn thẻ, sự biến động về lao động trong từng cơ quan, đơn vị trong địa bàn để quản lý đối tượng và đông đốc việc thu nộp BHYT đúng thời hạn, đúng đối tượng, đảm bảo khai thác phát hành 100% đối tượng bảo hiểm y tế bắt buộc. Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khai thác phát hành thẻ theo sự phân công của Giám đốc BHYT tỉnh và hướng dẫn nghiệp vụ của phòng khai thác.
+ Đề xuất những biện pháp để không ngừng phát triển và nâng cao vai trò của chi nhánh; cải tiến, bổ xung các quy trình nghiệp vụ để hoạt động thuận lợi, hiệu quả. Báo cáo thường xuyên các mặt hoạt động của chi nhánh, theo quy định của Giám đốc BHYT tỉnh; chịu trách nhiệm trong việc quản lý cán bộ, nhân viên, quản lý sử dụng và đảm bảo an toàn cơ sở vật chất của đơn vị.
3. Thực trạng hoạt động của cơ quan
Bảo hiểm y tế có 3 mảng hoạt động lớn đó là:
+ Công tác khai thác và phát hành thẻ BHYT.
+ Công tác giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT.
+ Công tác tài chính kế toán.
Ba mảng hoạt động trên có mối liên hệ mật thiết với nhau và góp phần quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của BHYT Hà nội.
a. Công tác khai thác và phát hành thẻ.
Đây là công tác hết sức quan trọng, được xác định là khâu then chốt của đầu vào, nó tạo điều kiện cho các hoạt động BHYT tiếp theo. Tuy nhiên trong thời gian đầu hoạt động còn nhiều mới mẻ nên sự nhận thức của công chúng chưa cao, do vậy trong khâu vận động tuyên truyền để khai thác gặp không ít khó khăn. BHYT Hà nội đã chú trọng khai thác các đối tượng thuộc diện bắt buộc như: hưu trí, mất sức thông qua ký kết hợp đồng với BHXH Hà nội; các đơn vị hành chính sự nghiệp thông qua hợp đồng với cơ quan quản lý tiền lương là Sở tài chính Hà nội; các doanh nghiệp Quốc doanh thông qua hợp đồng với chi cục thuế Hà nội. Ngoài ra BHYT Hà nội còn trực tiếp bám sát các địa bàn để vận động tuyên truyền các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp tham gia BHYT với nhiều hình thức tuyên truyền rộng rãi. Số lượng cơ quan tham gia hiện nay là trên 4000 đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, trường học. Trong năm 2000 cơ quan phát hành được 875758 thẻ đạt tỷ lệ 35% dân số (so với bình quân của cả nước là 15%) và là một trong những địa phương dẫn đầu trong cả nước. Bảo hiểm y tế cho người nghèo cũng được thực hiện từ năm 1995, đến nay có 95000 người nghèo (80%) có thẻ BHYT. Đồng thời BHYT Hà nội cũng là một trong những tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về số thẻ phát hành cho đối tượng học sinh sinh viên (đạt 41% tổng số học sinh sinh viên).
b. Công tác giám định - thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Công tác này cũng được xác định là khâu then chốt của đầu ra, vì vậy BHYT Hà nội đã tập trung đầu tư tăng cường cán bộ và nâng cao nghiệp vụ giám định BHYT, nâng cấp mạng vi tính quản lý từng bệnh nhân có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý. Công tác giám định đã góp phần đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT, cho các cơ sở khám chữa bệnh và đảm bảo an toàn quỹ BHYT.
Xuất phát từ nhận thức trên đây, BHYT Hà nội đã mở rộng mạng lưới hợp đồng khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT ngày càng mở rộng lớn và tăng cường biên chế giám định viên. Những năm đầu do tổ chức cán bộ còn thiếu nên BHYT Hà nội mới tổ chức hợp đồng khám chữa bệnh với cơ sở thuộc sở thuộc Sở y tế quản lý và một số ít cơ sở ngoài ngành, phần thanh toán đa tuyến các bệnh viện Trung ương trên địa bàn Hà nội do BHYT Việt nam giúp đỡ. Năm 1993, BHYT Hà nội ký hợp đồng khám chữa bệnh với 23 bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực nội thành. Đến nay BHYT Hà nội đã hợp đồng với trên 50 cơ sở khám chữa bệnh là các viện, trung tâm y tế của Sở y tế, Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ và các tuyến với BHYT của 61 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Các cơ sở y tế đã phục vụ hàng triệu lượt người có thẻ BHYT khám chữa bệnh, hàng trăm nghìn lượt người được nằm điều trị tại viện, bệnh viện do quỹ BHYT Hà nội chi trả.
c. Công tác tài chính kế toán.
công tác tài chính kế toán được thực hiện theo đúng nguyên tắc về quản lý kinh tế và quy định hiện hành của nhà nước. Công tác thu chi quỹ BHYT chặt chẽ, đúng chế độ quy định, có sổ sách theo dõi rõ ràng. Hàng năm đều có kiểm toán nên không có sai phạm trong quản lý quỹ BHYT. Qua kết quả thanh tra của Bộ công an năm 1998, BHYT Hà nội đã thực hiện đúng các quy định quản lý quỹ BHYT, không có sai phạm trong quản lý kinh tế.
Số thu qua các năm như sau: (Đơn vị: tỷ đồng).
Năm
Kế hoạch thu (1000đ)
Thu thực tế (1000đ)
Tỷ lệ hoàn thành KH (%)
1997
42.600.000
42.595.000
99,99%
1998
68.500.000
73.000.000
106,57%
1999
78.300.000
80.863.586
103,27%
2000
97.500.000
98.305.553
100,83%
2001
116.200.000
127.778.811
109,96%
(Nguồn: Phòng khai thác BHYT Hà nội).
Qua hơn 9 năm hoạt động, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, song BHYT Hà nội đã từng bước khắc phục và vượt lên những khó khăn đó để đạt được những kết quả đáng khích lệ:
+ Chính sách BHYT ngày càng được khẳng định rõ bản chất nhân đạo, tính ưu việt và trở thành nhu cầu tất yếu trong đời sống xã hội của nhân dân, điều này được biều hiện trong việc thực hiện thí điểm Bảo hiểm y tế toàn dân ở Huyện Sóc Sơn, và chương trình này cũng đã được nhân hưởng ứng khá nhiệt tình.
+ Quyền lợi của người có thẻ BHYT được đảm bảo, các thủ tục hành chính đã dần được cải thiện gọn nhẹ, đúng nguyên tắc.
+ Hệ thống khám chữa bệnh đã đáp ứng kịp thời, ngày một nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT khi không may họ gặp phải ốm đau đến khám chữa bệnh. Đặc biệt các dịch vụ y tế đã đưa về gần dân hơn, kể cả BHYT tự nguyện, do đó đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT.
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên của BHYT Hà nội ngày một trưởng thành và có thêm kinh nghiểm để triển khai BHYT bắt buộc cũng như BHYT tự nguyện.
+ Cơ quan BHYT Hà nội đã quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp BHYT.
+ Quan hệ giữa BHYT Hà nội và các cơ sở khám chữa bệnh ngày càng chặt chẽ trên tinh thần hợp tác vì sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, nhiều thiếu sót trong hoạt động tiếp nhận và khám chữa bệnh được khắc phục nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và hạn chế lạm dụng quỹ BHYT được thực hiện. Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân BHYT hầu như đã giảm rất nhiều.
+ Quỹ khám chữa bệnh BHYT được cân đối, đảm bảo an toàn quỹ, không bị bội chi do BHYT Hà nội đã thực hiện tốt thông tư 11.
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên của BHYT Hà nội ngày thêm đoàn kết, vượt qua khó khăn thử thách ngày một trưởng thành và có thêm kinh nghiệm để tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách BHYT trên địa bàn thủ đô.
+ Quyền lợi của người lao động được đảm bảo đúng nguyên tắc, người lao động yên tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, quá trình thực hiện BHYT Hà nội đã gặp không ít những khó khăn và vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, đó là:
+ Về tổ chức: trước sự chuyển đổi phương thức quản lý theo hệ thống một bộ phận cán bộ, nhân viên có những giao động nhất thời, ảnh hưởng tới sự đoàn kết, thống nhất trong cơ quan và tập thể cán bộ công nhân viên.
+ Về nhân sự: có nhiều thay đổi trong chi uỷ, ban giám đốc cơ quan cũng như những khó khăn trong công tác lãnh đạo.
+ Việc phối hợp với một số cơ quan tham gia BHYT đôi lúc chưa được chặt chẽ, gây nên những khó khăn nhất thời cho cơ quan BHYT Hà nội trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
+ Sự lạm dụng về BHYT tuy đã được hạn chế ở mức tối đa, song vẫn còn tình trạng lạm dụng ở một số doanh nghiệp, người có thẻ BHYT và một vài cơ sở khám chữa bệnh.
+ Cơ sở vật chất của BHYT Hà nội còn khó khăn, thiếu thốn, văn phòng cơ quan còn chật hẹp, đặc biệt là 12 chi nhánh BHYT quận, huyện chưa có trụ sở làm việc.
+ Việc nâng cao trình độ cán bộ còn hạn chế, một số cán bộ quản lý còn chưa chủ động trong công việc, còn có hiện tượng đùn đẩy né tránh trách nhiệm, ngại việc, ngại va chạm, làm việc thiếu kế hoạch, chưa giải quyết dứt điểm những việc còn tồn đọng.
+ Công tác cải cách hành chính đã được quan tâm nhưng kết quả còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, trong từng khâu công việc ở một số bộ phận còn rườm rà, một số thủ tục còn gây phiền hà cho khách hàng.
+ Sự phối hợp đồng bộ các bộ phận trong cơ quan có lúc chưa đều, công việc phối hợp còn lúng túng. Một số cán bộ bạo biện làm thay, thiếu kiên quyết, chưa sâu sát trong kiểm tra đôn đốc công việc.
+ Có những lúc những thời điểm ở một vài bộ phận trong cơ quan còn có cá nhân chưa tập trung trong suy nghĩ và hành động gây ảnh hưởng đến mối đoàn kết thống nhất cơ quan.
II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN THU Ở BHYT HÀ NỘI.
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân số ở Hà nội.
Thủ đô Hà nội với bề dày nghìn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, khoa học công nghệ đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Hà nội có diện tích tự nhiên là 927 km2, là trung tâm, là đầu mối của hầu hết các tuyến giao thông của cả nước về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không càng làm cho việc giao lưu trong nước cũng như quốc tế thuận lợi hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế cũng như văn hoá của Hà nội. Hà nội tập trung 44 trương Đại học và Cao Đẳng với 33 vạn sinh viên, là nơi tập trung các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn quốc gia, các cơ quan Trung ương các bộ ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí, các đoàn nghệ thuật, bảo tàng, thư viện quốc gia... đều đóng ở Hà nội. Trên địa bàn hà nội có 61 Tổng công ty, 914 doanh nghiệp Nhà nước; gần 4000 doanh nghiệp được thành lập theo hai luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân, 182 chi nhánh của tỉnh bạn; 324 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và gần 90 nghìn hộ cá thể kinh doanh trong các ngành kinh tế.
Hà nội hiện có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 7 quận và 5 huyện); 243 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 115 phường, 6 thị trấn và 122 xã). Trình độ phát triển về kinh tế văn hoá xã hội ở mỗi vùng (nội thành- ngoại thành) không đồng đều, có vùng còn khó khăn như ở huyện Sóc Sơn hay ở một số xã huyện Thành Trì, Từ Liêm.
Dân số thành phố Hà nội thời điểm 31/12/1999 là 2.711.600 (hiện nay không có số liệu), mật độ dân số bình quân là 2.925 người/km2. Ngoài ra còn có những đơn vị đóng quân trên địa bàn Hà nội, người không có hộ khẩu Hà nội, khách vãng lai, người lao động tự do từ các tỉnh về ước tính có khoảng trên một triệu người làm cho mật độ dân số càng đông hơn.
Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bước đầu đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ đã chuyển sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đăc biệt trong những năm cuối thế kỷ XX, thủ đô đã thực sự khởi sắc bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9-10% (GDP), cao hơn cả nước từ 2-3%. GDP bình quân đầu người đạt 990 USD (năm 2000), bằng khoảng 2,29 lần vùng Đồng Bằng Sông Hồng và 2.07 lần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBH1010.DOC