Chuyên đề Thực trạng tình hình xây dựng chiến lược sản phẩm thuốc lá điếu ở tổng công ty thuốc lá Việt Nam

Cho đến nay Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chưa hề có một chiến lược sản phẩm được xây dựng theo một phương pháp cụ thể mà Tổng Công ty chỉ đề ra những mục tiêu phương hướng lớn cho từng đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên dựa trên cơ sở những định hướng này để xây dựng các kế hoạch sản phẩm cụ thể cho doanh nghiệp mình. Mọi hoạt động của các đơn vị thành viên được Tổng Công ty theo dõi sát sao với sự hoạt động của phòng thị trường và các phòng ban chức năng khác.

Tuy chưa có một chiến lược sản phẩm cụ thể nhưng trong quá trình phát triển của mình Tổng Công ty luôn đề ra các kế hoạch sản phẩm nhằm tăng cường hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, tăng thị phần của Tổng Công ty trên thị trường và đáp ứng ngày càng cao của nhu cầu thị trường.

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng tình hình xây dựng chiến lược sản phẩm thuốc lá điếu ở tổng công ty thuốc lá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Thực trạng thiết bị đóng bao Đơn vị : chiếc Công suất vận hành máy đóng bao ( Bao/ phút ) Tổng số Bao mềm không đầu lọc Bao mềm đầu lọc Bao hộp cứng đầu lọc 100-200 200- 250 100- 200 200–300 <100 110-200 200-300 400 15 4 21 6 1 25 2 1 75 (Nguồn : P. kỹ thuật – Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam ) Theo đánh giá ở chỉ có khoảng 50% số máy móc thiết bị của Tổng Công ty được sản xuất cách đây 10 năm. Còn lại 50% đã lạc hậu so với thế giới 20- 30 năm (từ 3 đến 4 thế hệ). Năng lực cung cấp nguyên phụ liệu 3.4.1. Năng lực cung cấp nguyên liệu Hàng năm Tổng Công ty sản xuất khoảng 1,8 tỷ bao thuốc bằng 60% tổng sản lượng cả nước. Nhu cầu về nguyên liệu của Tổng Công ty là 33000 tấn/ năm trong đó lượng nguyên liệu trong nước là 23000 tấn và nguyên liệu nhập khẩu là10000 tấn. Về nguyên liệu trong nước, hiện nay có các chủng loại thuốc lá vàng sấy, thuốc lá Burley và thuốc lá nâu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu trong đó sản lượng thuốc lá vàng sấy chiếm 60% thuốc lá nâu chiếm 35% và thuốc lá Burley chiếm 5%. Theo đánh giá, hiện nay nhu cầu toàn ngành là 60000 tấn/ năm trong đó 32000 tấn là nguyên liệu sản xuất trong nước, nguyên liệu lá cao cấp nhập khẩu là 2000 tấn, sợi phối chế sẵn nhập khẩu là 7000 và nguyên liệu Trung Quốc là 19000 tấn. Ngoại tệ nhập nguyên liệu chiếm 70% kim ngạch xuất nhập khẩu toàn ngành. Hiện nay, nhiều nguyên liệu thuốc lá Trung Quốc nhập vào Việt Nam một cách bất hợp pháp (trốn lậu thuế) với chất lượng thấp, giá rẻ, giá thanh lý làm ảnh hưởng đến tình hình cung ứng nguyên liệu trong nước. Năng lực cung cấp phụ liệu Phụ liệu sản xuất thuốc lá chiếm khoảng 24 - 45% giá thành thuốc đầu lọc và 20 - 25% giá thành sản phẩm không đầu lọc. Trước đây, các loại phụ liệu dùng cho ngành sản xuất thuốc lá đều phải nhập khẩu. Từ năm 1992 xí nghiệp in bao bì và phụ liệu thuốc lá được thành lập với nhiệm vụ sản xuất phụ liệu thuốc lá thay thế cho nhập khẩu. Năm 1999 xí nghiệp liên doanh với công ty New Toyo ra đời sản xuất thùng caston đựng thuốc lá. Ngoài ra, một số nhà máy địa phương và các công ty trách nhiệm hữu hạn cũng đầu tư dây chuyền sản xuất giấy nhôm cung cấp cho các nhà máy sản xuất trong nước và xuất khẩu. Chính những điều này đã góp phần làm cho sản lượng thuốc lá nói chung đặc biệt là thuốc lá đầu lọc tăng mạnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu thuốc lá chỉ tăng 2,3% là do tăng kim ngạch nhập khẩu sợi, lá, kim ngạch nhập khẩu phụ liệu giảm đáng kể. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam có tốc độ giảm trung bình là 6,5 %/ năm. 3.5.Đặc điểm tình hình tiêu thụ sản phẩm 3.5.1. Tình hình chung Sản xuất thuốc lá điếu hiện nay ở Tổng Công ty chủ yếu là đề phục vụ tiêu dùng trong nước. Trước đây một số sản phẩm được xuất sang thị trường Đông Âu, nhưng sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu thì hầu như không được xuất khẩu. Năm 1992 : thực hiện xuất khẩu trở lại với khoảng 3 triệu bao sang cộng hoà Liên Bang Nga. Năm 2001 sản lượng tiêu thụ của toàn Tổng Công ty đạt 1,7 tỷ bao tăng 6,1% với cùng kỳ năm 2000 đạt 101% so với kế hoạch. ở phía Bắc một số sản phẩm truyền thống của các nhà máy giảm nhẹ như : Tam đảo, Bông sen, BlueRiver. Nhà máy Thăng Long vẫn duy trì các sản phẩm Thủ đô, Điện biên, Hoàn kiếm ở mức ổn định. Có hai sản phẩm trung cấp chủ lực của Sài Gòn là Cotab và Hoà bình đều giảm (Cotab giảm 14,2%, Hoà bình giảm 15,2%)… Về sản lượng thuốc lá nhập lậu, theo đánh giá của Bộ thương mại, khoảng 200 triệu bao. Ngoài ra còn một số thuốc lá sản xuất trong nước từ những nguồn khác: vấn tay, thuốc lào, ống điếu… Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thuốc lá điếu trong 10 năm vừa qua : Từ 1991 – 1995: 12,68% 1996 – 1999: 11,2% 3.5.2. Cơ cấu sản phẩm thuốc lá điếu Xu hướng tiêu dùng của xã hội chuyển đổi nhanh từ việc tiêu dùng thuốc lá không đầu lọc sang thuốc lá có đầu lọc, tốc độ tăng trưởng bình quân của thuốc lá đầu lọc là 16,44%, tốc độ giảm bình quân của thuốc lá không đầu lọc là 10,5%. Xu hướng tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng về nhu cầu thuốc lá đầu lọc bao cứng. Năm 1997 là 739 triệu bao bằng 50,13% trong tổng số thuốc lá đầu lọc. Năm 2000 sản lượng thuốc lá đầu lọc bao cứng là 1206 triệu bao bằng 70,01% và bằng 1,63 lần so với năm 1997. Bảng 7 : Cơ cấu sản phẩm thuốc lá điếu của Tổng Công ty Đơn vị : triệu bao Năm TLá không đầu lọc Tlá đầu lọc Nhãn quốc tế Tổng số Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1997 1998 1999 2000 2001 539 432 328,4 209 151 35,9 29,7 23,39 13,8 8,78 961 1023 1076,6 1306 1569 64,1 70,3 76,61 86,2 92,22 39 46 43 51 56 4,1 4,49 3,97 3,36 3,57 1500 1455 1404 1515 1720 ( Nhãn quốc tế được tính trên số lượng thuốc lá đầu lọc ) (Nguồn : P. Thị trường – Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam) Nhìn vào bảng cơ cấu sản lượng sản phẩm của Tông công ty ta thấy rằng tỷ lệ sản phẩm đầu lọc tăng nhanh từ 961 triệu bao năm 1997 đến 1569 triệu bao năm 2001 tăng 163,26%, sản lượng thuốc là không đầu lọc giảm nhanh từ 539 triệu bao năm 1997 xuống còn 151 triệu bao giảm 71,98%. Bên cạnh đó sản lượng sản phẩm nhẵn quốc tế cũng tăng nhưng còn ở mức thấp có thể do giá bán cao và do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm quốc tế nhập ngoại. Nếu xét về mặt giá cả trong 10 năm qua mặt bằng giá hầu như không có sự thay đổi về tổng thể chỉ có sự điều chỉnh của từng mặt hàng nhưng không nhiều và không phổ biến. So sánh đơn giá bình quân năm 2001 là 2500 đồng/bao năm 1991 là 1169 đồng/bao thấy tăng 2,138 lần. Bảng 8 : Tốc độ tăng giá thuốc lá điếu bình quân Năm Đơn giá BQ ( đồng/bao ) Tốc độ tăng giá BQ (%) 1997 1998 1999 2000 2001 1860 2050 2280 2380 2500 100 110,2 111,2 104,3 105 Bình quân 1738 108,2 (Nguồn : P. KTKH – Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam) Về khẩu vị : Thị trường thuốc lá Việt Nam rất đa dạng và phong phú bao gồm Gout Anh (sản xuất từ thuốc lá vàng sấy) Gout địa phương (sản xuất từ thuốc lá vàng sấy và nâu địa phương) Gout Mĩ (sản xuất từ thuốc lá vàng sấy, thuốc lá Burley và Oriental). Hiện nay trên thị trường Gout địa phương là phổ biến nhất khoảng 77,3% thị phần thị trường, Gout Anh chiếm khoảng 17,4% còn lại 5,4% thị phần thị trường của Gout Mĩ. Tuy nhiên gần đây, giới trẻ có xu hướng chuyển sang Gout Mĩ. Gout methol có chiều hướng gia tăng chiếm khoảng 3,79%, xu hướng thuốc lá Light đang được hình thành. Về quy cách chủng loại : Loại 20 điếu/bao King-size (83-88mm) một số loại bao cứng 10 điếu và 20 điếu, bao dẹt chưa được đa dạng hoá chủng loại sản phẩm. 3.5.3. Phân loại thị trường tiêu thụ sản phẩm 3.5.3.1. Phân loại theo vùng Miền Bắc: (từ Nghệ An trở ra) Tâm lý tiêu dùng ổn định, người tiêu dùng ít thay đổi khẩu vị. ở phân đoạn thị trường này sản phẩm của Tổng Công ty đang chiếm ưu thế. Thuốc lá nhập lậu ít, thị trường thuốc lá Menthol đang có chiều hướng gia tăng. Sản phẩm cao cấp tiêu thụ chủ yếu là Vinataba. Miền Trung: (Trung bộ và các tỉnh cao nguyên) đây là thị trưởng chủ yếu của nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội, Sài Gòn, xí nghiệp liên hợp thuốc lá Khánh Hoà. Thuốc lá nhập lậu tiêu thụ trên thị trường này nhiều chủ yếu là Jet & Hello, thuốc lá không đầu lọc, thuốc cao cấp của xí nghiệp liên hiệp thuốc lá Khánh Hoà. Miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền đông, miền tây Nam bộ) Thuốc lá nhập lậu tiêu thụ nhiều. Thuốc lá cao cấp sản xuất trong nước tiêu thụ trên thị trường này chủ yếu là Caraven A của công ty thuốc lá Bến Thành ( không thuộc Tổng Công ty); 555, Malboro, Vinataba Sài Gòn do Tổng Công ty sản xuất. Thuốc lá đầu lọc cấp thấp, thuốc lá không đầu lọc của Tổng Công ty và của các nhà máy thuốc lá địa phương được tiêu thụ nhiều. 3.5.3.2. Phân loại theo dân cư Theo cách phân loại này, thị trường được chia làm hai phân đoạn: Đô thị : chiếm khoảng 40% thị phần thị trường. Tiêu thụ chủ yếu là thuốc lá cao cấp và trung cấp, bao cứng. Nông thôn : chiếm khoảng 60% thị phần thị trường. Tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm đầu lọc cấp thấp, không đầu lọc, đầu lọc bao mềm. 3.5.4.Về mạng lưới tiêu thụ Mạng lưới tiêu thụ của Tổng Công ty khá ổn định. Cùng với việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống cho người lao động, cho đến nay Tổng Công ty luôn coi việc xây dựng mạng lưới phân phối và thông tin thị trường là nhiệm vụ sống còn. Tổng Công ty đã tiến hành xây dựng mạng lưới tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố, huyện thị, các vùng sâu, vùng xa… Đến nay hệ thống của Tổng Công ty đã có mặt trên khắp các miền đất nước để thực hiện hoạt động phân phối sản phẩm của các nhà máy (Hiện nay Tổng Công ty có 600 đại lý). Thông qua các đại lý mà nhà máy thực hiện chức năng kiểm soát trên thị trường, loại bỏ việc thu gom, gìm hàng tạo những cơn sốt giả, lập những đường dây thông tin về thị trường, nhanh chóng cung cấp hàng hoá cho những nơi cần thiết linh hoạt điều chỉnh kế hoạt sản xuất để phù hợp với yêu cầu thị trường. Tổng Công ty đã thành lập các cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, đội ngũ tiếp thị ở các trung tâm kinh tế và các tỉnh thành lớn trực tiếp bán hàng cho những người buôn bán nhỏ và người tiêu dùng. Đây được coi như là một hình thức đối chứng về phẩm chất, hàng lậu, chống hàng giả và khẳng định sự ổn định về giá cả, phẩm chất sản phẩm mà Tổng Công ty cung cấp tạo sự yên tâm tin tưởng cho người tiêu dùng. Thực trạng tình hình hoạch định chiến lược sản phẩm ở Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam . Phương pháp hoạch định chiến lược sản phẩm thuốc lá điếu ở Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam Cho đến nay Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chưa hề có một chiến lược sản phẩm được xây dựng theo một phương pháp cụ thể mà Tổng Công ty chỉ đề ra những mục tiêu phương hướng lớn cho từng đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên dựa trên cơ sở những định hướng này để xây dựng các kế hoạch sản phẩm cụ thể cho doanh nghiệp mình. Mọi hoạt động của các đơn vị thành viên được Tổng Công ty theo dõi sát sao với sự hoạt động của phòng thị trường và các phòng ban chức năng khác. Tuy chưa có một chiến lược sản phẩm cụ thể nhưng trong quá trình phát triển của mình Tổng Công ty luôn đề ra các kế hoạch sản phẩm nhằm tăng cường hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, tăng thị phần của Tổng Công ty trên thị trường và đáp ứng ngày càng cao của nhu cầu thị trường. 4.2. Tình hình xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản phẩm thuốc lá điếu của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. 4.2.1. Các căn cứ chủ yếu để xây dựng kế hoạch sản phẩm ã Căn cứ vào định hướng phát triển nghành sản xuất kinh doanh thuốc lá của nhà nước: Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam là một Tổng Công ty 91 ra đời theo quyết định 91/ TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/03/1994. Là một Tổng Công ty nhà nước phải thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo các định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Hơn nữa thuốc lá là một mặt hàng không được Nhà nước khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Do đó các kế hoạch sản phẩm của Tổng Công ty trước hết phải được xây dựng trên cơ sở những quy định của Nhà nước về sản xuất kinh doanh thuốc lá, các chương trình của xã hội và trên thế giới về phòng chống tác hại của thuốc lá. ã Căn cứ vào nhu cầu thị trường với sản phẩm thuốc lá điếu nói chung và nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm thuốc lá điếu của Tổng Công ty. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, Tổng Công ty được biết khách hàng là ai ? nhu cầu của khách hàng là gì ? Khẩu vị của họ ra sao?. Khi nghiên cứu nhu cầu thị trường Tổng Công ty sẽ biết được mình phải sản xuất chủng loại gì với số lượng là bao nhiêu. Để nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách sát thực và thường xuyên, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đã cử nhân viên chuyên trách, nhân viên bán hàng, khuyến mại và thông qua hệ thống đại lý phân phối sản phẩm để nắm bắt tình hình tiêu thụ sản phẩm ở từng phân đoạn thị trường và nhận thông tin phải hồi từ phía khách hàng. ã Căn cứ vào tình hình thực hiên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của các năm trước. Tổng Công ty cùng với các đơn vị thành viên thường xây dựng kế hoạch vào thời điểm vào đầu năm và đến cuối năm lấy kết quả thực hiện kế hoạch làm căn cứ để xây dựng kế hoạch cho năm sau. Từ kết quả này, Tổng Công ty biết được năm báo cáo lượng dự trữ của từng đơn vị thành viên là bao nhiêu và từ đó xác định được sản lượng cần sản xuất trong năm kế hoạch. Căn cứ này giúp cho Tổng Công ty xây dựng một kế hoạch phù hợp với khả năng thực hiện của các đơn vị thành viên. ã Căn cứ vào bảng tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm ta thấy chỉ có năm 1999 là Tổng Công ty không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm còn những năm khác Tổng Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Về các chỉ tiêu khác trong vòng 5 năm Tổng Công ty đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, nhưng năm 1999 lợi nhuận thực tế của Tổng Công ty không đạt so với kế hoạch. Năm 1999 lợi nhuận của Tổng Công ty giảm 2% so với kế hoạch và giảm 18% so với năm 1998. Điều này là do tỷ giá ngoại tệ tăng. Kết quả thực hiện này chứng tỏ Tổng Công ty đã bám sát nhu cầu thị trường và tham khảo kế hoạch năm trước, kế hoạch năm sau được xây dựng dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch của năm trước nên kế hoạch được xây dựng khớp với việc thực hiện. ã Căn cứ vào năng lực sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty là tổng hợp kết quả hoạt động của các đơn vị thành viên. Do đó khi xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, Tổng Công ty phải căn cứ vào năng lực của các đơn vị thành viên để các đơn vị thành viên triển khai một cách có hiệu quả cao các kế hoạch đã đề ra. 4.2.2. Quá trình xây dựng kế hoạch của Tổng Công ty . Công tác xây dựng kế hoạch hàng năm do ban kế hoạch của Tổng Công ty tiến hành. Ban xây dựng kế hoạch gồm có: Tổng Giám Đốc, các phó Tổng Giám Đốc, trưởng các phòng ban chức năng, lãnh đạo các đơn vị thành viên. Ban kế hoạch được tập trung vào đầu mỗi năm để lên kế hoạch cho toàn Tổng Công ty. Một kế hoạch đúng đắn phải dựa trên những thông tin đúng đắn. Để thu thập thông tin từ môi trường kinh doanh bên ngoài và nội bộ doanh nghiệp, Tổng Công ty đã tổ chức các bộ phận như sau. Phòng thị trường có chức năng đảm nhiệm toàn bộ công tác tiêu thụ sản phẩm đồng thời theo dõi các thông tin thị trường (theo dõi lượng bán trên từng thị trường, giá cả và tình hình tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh…). Các thông tin này do các nhân viên phụ trách từng khu vực phản ánh thông qua các đại lý, cửa hàng và đại lý phân phối sản phẩm,… Ngoài ra phòng thị trường còn theo dõi những diễn biến trên các thị trường tiêu thụ sản phẩm, đề ra các phương án sản phẩm mới, xây dựng các chương trình khuyến mãi, xây dựng các phương án thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Sau khi tổng hợp thông tin từ môi trường kinh doanh, phòng kinh tế kế hoạch căn cứ vào số lượng, chủng loại sản phẩm sản xuất, dự báo kế hoạch sản xuất. Tính toán cả mặt hiện vật và giá trị rồi trình lên ban Tổng Giám Đốc để thực hiện những điều chỉnh cần thiết. Sau đó Ban Tổng Giám Đốc đưa ra các văn bản hướng dẫn đến các phòng ban chức năng và các đơn vị thành viên. Phòng kỹ thuật tính toán và phân bổ giá trị của tài sản cố định cho từng tấn sản phẩm và xác định năng lực sản xuất có đáp ứng được các tiêu chuẩn của sản phẩm mới hay không (nếu có sản phẩm mới). Phòng kế toán lên kế hoạch cung ứng về mặt tài chính, xác định năng lực tài chính của Tổng Công ty, lên kế hoạch và phân bổ nguồn lực tài chính cho các đơn vị thành viên. Phòng thị trường dự toán các chi phí tiêu thụ sản phẩm như: Chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển và các chi phí xúc tiến bán . Phòng tổ chức lên kế hoạch điều chỉnh, cung ứng nguồn nhân lực cho các đơn vị thành viên thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Các đơn vị thành viên, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Tổng Công ty về việc thực hiện kế hoạch, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình từ đó mà xây dựng các kế hoạch tác nghiệp cụ thể. 4.2.3. Kết quả thực hiện các kế hoach sản phẩm thuốc lá điếu của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam trong thời gian qua. 4.2.3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch đa dạng hoá sản phẩm thuốc lá điếu Ngay từ khi mới được thành lập Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam với chủ trương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, ngày càng phong phú đa dạng của người tiêu dùng, đã không ngừng đa dạng hoá sản phẩm. Xây dựng trên cơ sở ban đầu là tiếp nhận 4 nhà máy sản xuất thuốc điếu, với năng lực sản xuất thấp không đáp ứng được nhu cầu, trong đó 90% là năng lực sản xuất thuốc lá không đầu lọc. Tình trạng máy móc thiết bị tại các nhà máy thuộc Tổng Công ty rất thấp kém, vẫn còn lao động thủ công là chủ yếu, trình độ tự động hoá gần như không có. Đến nay hầu như các nhà máy của Tổng Công ty đã có dây chuyền vấn ghép tự động hoặc bán tự động tuy nhiên tốc độ còn thấp, riêng nhà máy thuốc lá Thăng Long năm 2000 đã đầu tư một dây chuyền vấn ghép đầu lọc Decougle 3D mới 100% có công xuất 6000 điếu /phút. Từ cơ sở vật chất ban đầu rất sơ sài. Như vậy, đến nay Tổng Công ty đã có danh mục gần 150 sản phẩm với doanh số bán ra gần 1,8 tỷ bao, trong đó sản lượng thuốc lá đầu lọc tăng từ 961 triệu bao năm 1997 đến 1569 triệu bao năm 2001. Cùng với việc tham gia liên doanh hợp tác với các hãng nước ngoài đến nay Tổng Công ty đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay, sản phẩm của Tổng Công ty được chia thành 2 loại, đó là thuốc lá đầu lọc và thuốc lá không đầu lọc. Đối với thuốc lá đầu lọc Tổng Công ty lại phân thành thuốc lá đầu lọc bao cứng với gần100 sản phẩm, trong đó hầu hết là sản phẩm cao cấp và thuốc lá đầu lọc bao mềm với gần 50 sản phẩm. Tình hình đa dạng hóa đối với một số sản phẩm chính (sản phẩm đem lại doanh thu cao) được minh hoạ cụ thể các con số trong bảng phụ lục. Việc đa dạng hoá sản phẩm cuả Tổng Công ty được thực hiện theo 2 hướng: Thứ nhất, đó là việc mở rộng chủng loại từng nhóm sản phẩm. Với chủ trương này, kết hợp với việc phân tích sự thay đổi của nhu cầu thị trường Tổng Công ty đã cho ra đời các sản phẩm có khẩu vị khác nhau như: Menthol, Light…Việc cho ra đời sản phẩm có khẩu vị menthol, light đã đáp ứng được nhu cầu của đa số người tiêu dùng hiện nay là sử dụng những sản phẩm nhẹ, ít độc hại. Hơn nữa nó đáp ứng được nhu cầu hút đang tăng lên của nữ giới. Thứ hai, đó là việc cải tiến thay đổi quy cách đóng gói sản phẩm. Trước đây, Tổng Công ty chỉ có một cách đóng gói truyền thống đó là bao 20 điếu, đến nay Tổng Công ty đã có loại bao 10 điếu, loại 2 bao, loại thuốc điếu đóng hộp. Việc đưa ra các loại mẫu mã bao bì này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về sự trang trọng lịch sự cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó Tổng Công ty còn đưa ra việc thay màu sắc cho các vỏ bao, thay đổi kích thước điếu thuốc… tạo nên sự phong phú cho sự lựa chọn của người tiêu dùng. 4.2.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch chất lượng sản phẩm. Bắt đầu sản xuất kinh doanh với hơn 90% sản lượng sản phẩm là thuốc lá không đầu lọc, đến nay do việc đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, Tổng Công ty đã nâng tỷ lệ sản phẩm thuốc lá đầu lọc từ 64,1% năm 1997 lên 91,2% năm 2001. Từ những năm 1990 Tổng Công ty đã tiến hành đầu tư chiều sâu, mở rộng năng lực sản xuất thuốc điếu đạt quy mô gần 1,8 tỷ điếu/năm, chiếm tỷ trọng 60% năng lực toàn ngành, trong đó nâng cao tỷ lệ thuốc lá đầu lọc từ 6,6% năm 1985 lên trên 55% năm 1995 và hiện nay tỷ lệ thuốc lá đầu lọc trong tổng sản lượng là trên 92%. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao Tổng Công ty đã tập trung đầu tư thay đổi cơ cấu sản phẩm, nâng tỷ lệ thuốc lá đầu lọc bao cứng từ khi mới bắt đầu sản xuất là 1,5 triệu bao/năm (1989) đến 961 triệu bao năm 2001 (xem bảng 9 cơ cấu sản phẩm thuốc lá điếu). Việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Tổng Công ty được tiến hành bằng việc thực hiện kế hoạch chất lượng đối với từng phân cấp sản phẩm. Đối với những sản phẩm cao và trung cấp, Tổng Công ty đã chú ý nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng “sành điệu” của giới trẻ và những người có thu nhập cao. Đối với những sản phẩm cấp thấp, Tổng Công ty chú trọng không mở rộng thêm danh mục sản phẩm mà chỉ cải tiến chất lượng điếu thuốc, giảm hàm lượng các chất độc hại trong điếu thuốc nhằm giữ vững vị trí của các sản phẩm này. Bảng 9: Tỷ trọng sản phẩm qua các năm Chỉ tiêu đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 1. Thuốc lá trung cao cấp T. đó: Đầu lọc 2. Thuốc lá thấp cấp T. đó: Đầu lọc Không đầu lọc % % % % % 64,1 100 39,5 79 21 70,3 100 29,7 82 18 76,6 100 23,4 85 15 82,2 100 17,8 89 11 92,2 100 7,8 93 7 (nguồn P. KTKH – Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam) Trong năm 1998,1999 sản lượng tiêu thụ có giảm so với năm 1997 (xem bảng các chỉ tiêu hiểu quả của Tổng Công ty) nhưng do năm 1998, 1999 Tổng Công ty đã tập trung đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trung, cao cấp (đầu lọc), chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản phẩm từ 64,1% thuốc lá trung cao cấp năm 1997 lên đến 76,6% năm 1999 trong đó các sản phẩm có giá bán trên 4000 đồng/bao tăng 7,36%, một số sản phẩm có tốc độ tăng trưởng tốt như Era, Hoà bình, Melia, Cotab, Tam Đảo, Sài Gòn,… Trong năm 2000 do sự thay đổi trong việc tiếp thị khuyến mãi, các hoạt động phân phối sản phẩm nên các sản phẩm trung cao cấp tăng trưởng tốt, và đạt được sự phát triển ổn định của các sản phẩm cấp thấp, không đầu lọc. Sự tăng trưởng ổn định của các sản phẩm trung cao cấp là một tín hiệu khả quan cho Tổng Công ty. Bảng 10: sản lượng tiêu thụ một số sản phẩm chính Đơn vị: Triệu bao Nhà máy 1998 1999 2000 2001 99/98 00/99 01/00 Sài Gòn - Cotab - Era DLịch đỏ Fasol 22 130 252 - 24 133 254 - 38 140 259 2,1 33 136 197 25 102,3 100,8 105,2 100,7 85 97 76 1190 Vĩnh Hội - Melia hộp - Melia tút cứng - Đà lạt xanh hộp 15,5 41 20,53 15 42 21 16,6 44,5 22,5 34,6 25,6 48,7 96,7 102,4 102,4 110,6 106 107,1 208 57,5 221 Thăng Long - Tam Đảo - Hoàn Kiếm - Điện Biên 20,5 45,5 21 21 47 21,5 22 48 23 18,2 48,9 22,4 102,4 103,3 102,4 104,7 102,1 106,9 81 102 97 Bắc Sơn - Aroma - Bắc Sơn hộp 3,2 1,65 3,7 1,7 5,7 1,8 11,6 1,1 115,6 103 154 105,8 203 57 5. Thanh Hoá - Blue river - Lasol - Bông Sen 5,2 - 15,5 5,7 - 16 6,2 2 17,7 10,1 1,1 34,3 109,6 - 103,2 108,7 - 110,6 162 56,52 193 6. Cửu Long, An Giang, Đồng Tháp - Bastion - Cửu Long - - - - - - - 120 10 (Nguồn P. KTKH – Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam) Năm 2000 sản lượng tiêu thụ Cotab tăng 55%, Hoà bình tăng 44%,.. Theo thống kê hiện toàn Tổng Công ty có 15 nhãn thuốc đầu lọc cao cấp chiếm tỷ trọng 18% (tăng so với năm 1999 là 3%)23 nhãn thuốc đầu lọc trung cấp chiếm tỷ trọng 29%. Như vậy, tuy các sản phẩm trung cao cấp đã có sự tăng trưởng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ sang các sản phẩm trung, cao cấp. Các sản phẩm cấp thấp đang có sự phát triển ổn định như Era và Era menthol tăng 40%, Fastion tăng1090%, Đà Lạt xanh hộp tăng 21%, Bông Sen tăng 93%, Blue River tăng 62%,… Trên phân khúc này nhà máy Vĩnh Hội đã đạt được thành công đáng kể về lượng tiêu thụ khi đưa lượng tiêu thụ sản phẩm Đà Lạt hộp lên 5 triệu bao/tháng. Các nhà máy Bắc Sơn, Thanh Hoá cũng phát triển được các sản phẩm có tốc độ cao là Aroma, Blue river, Blue menthol,… Trong những năm từ 1997 đến 2001 tuy sản lượng sản phẩm tiêu thụ của Tổng Công ty tăng chậm (14,6%) nhưng do đổi mới cơ cấu sản phẩm, tăng mạnh các sản phẩm trung cao cấp nên doanh thu và lợi nhuận của Tổng Công ty vẫn tăng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều sản phẩm truyền thống, chủ lực của Tổng Công ty như: Du lịch, Souvenir (Sài Gòn), Bông sen, Blue birb (Thanh Hoá), Điện Biên, Hoàn Kiếm (Thăng Long) Du lịch (Vĩnh Hội),…chiếm gần 35% sản lượng của Tổng Công ty, có vòng đời sản phẩm dài và đang có biểu hiện suy giảm. Bên cạnh việc nâng cao chất lương sản phẩm thuốc lá trung, cao và thấp cấp, sản phẩm Vinataba và các sản phẩm nhãn quốc tế ngày càng được Tổng Công ty quan tâm phát triển. Đây là hai nhóm sản phẩm mang lại doanh thu chủ yếu cho Tổng Công ty. Bảng 11:Tình hình tiêu thụ sản phẩm Vinataba và nhãn quốc tế Đơn vị: triệu bao Sản phẩm 1997 1998 1999 2000 2001 So sánh % 98/97 99/98 00/99 01/00 Vinataba Nhãn Q.Tế 160 39 165 45 176 43 192 51 201,6 56 102,6 118,3 106 95,5 108,5 118,6 105 109,8 (Nguồn :P. thị trường – Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam) Trước năm 1998 sản phẩm Vinataba được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miền Bắc. Bộ máy tiêu thụ Vinataba của Tổng Công ty ngày càng được củng cố và ổn định. Từ năm 1998, Tổng Công ty đã tổ chức khuyến mại tiêu thụ sản phẩm vinataba tại thị trường phía Nam và một số tỉnh phía Bắc. Kết quả tương đối khả quan, mức bán tại các thị trường này tăng rõ rệt. Thị trường phía Nam nếu được tổ chức tốt thì doanh số bán sản phẩm Vinataba có thể tăng. Cũng trong năm 1998, do tỷ giá tăng,Tổng Công ty điều chỉnh giá giao Vinataba lên 5880 đồng/bao và tăng giá bán tại công ty XNK lên 6000 đồng/bao. Trong năm 2000, việc tiêu thụ sản phẩm Vinataba mặc dù vẫn có sự tăng trưởng nhưng vẫn chưa ổn định. Điều này chủ yếu do công tác thị trường chưa được đẩy mạnh, hệ thống mạng lưới khách hàng chưa hợp lý,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoạch định chiến lược sản phẩm thuốc là điếu ở Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan