Chuyên đề Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lượng tại công ty cơ giới và xây lắp số 12

Có thể nói những năm gần đây là thời gian đầy sóng gió, khó khăn với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực Đông Nam á. Các doanh nghiệp phải đối mặt với những thư thách vô cùng to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội của nền kinh tế thị trường tại thời điểm có nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong nước cũng như trong khu vực. Nhịp độ phát triển kinh tế giảm sút, giá trị đầu tư xây dựng cơ bản giảm. Do vậy công tác đấu thầu, tìm kiếm công ăn việc làm là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp vốn đã khó khăn giờ lại khó khăn hơn.

Trước những khó khăn vô cùng to lớn đó, toàn thể Ban lãnh đạo và CBCNV trong công ty đã tích cực câng cao tinh thần đoàn kết, phát huy năng lực bản thân, phát huy mối quan hệ giữa các cá nhân để tìm kiếm công việc, khai thác mọi tiềm năng về con người và thiết bị để sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm mọi chi phí để hạ giá thành nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao đồng thời từng bước ổn định và nâng cao đời sống của CBCNV trong công ty.

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lượng tại công ty cơ giới và xây lắp số 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông tin như: Số lượng lao động hiện có, tình hình tăng, giảm lao động, di chuyển lao động, trình độ lao động, tuổi đời, tuổi nghề ... Căn cứ ghi sổ là chứng từ ban đầu về tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, nâng bậc,... Các chứng từ này được phòng tổ chức lập mỗi khi có các quyết định tưong ứng. Mọi biến động đều phải ghi chép kịp thời vào sổ danh sách lao động để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động đựơc kịp thời, chính xác. Sổ lao động là căn cứ để vào danh sách người lao động trong bảng chấm công và chứng từ hạch toán kết quả lao động cho người lao động ở các bộ phận. * Hạch toán thời gian lao động Đối với các bộ phận lao động yêu cầu tính trả lương thời gian thì cơ sở để tính lương là bảng “chấm công” (mẫu số 01 – LDTL). Bảng chấm công dùng để theo dõi thời gian làm việc của từng người lao động trong tháng do từng tổ, đội, phòng ban ghi hàng ngày. Việc ghi chép ở các phòng ban do cán bộ phụ trách hoặc tổ trưởng ghi theo quy định về chấm công. Cuối tháng căn cứ vào thời gian lao động thực tế (số ngày công hoặc số giờ công), số ngày nghỉ theo chế độ và khoản hưởng trợ cấp do làm đêm, làm thêm giờ (căn cứ vào bảng thanh toán làm đêm, làm thêm giờ) để tính ra tiền lương phải trả cho từng người lao động. Bảng chấm công cần được treo công khai để mọi người có thể kiểm tra, giám sát lẫn nhau. Khi có ngừng việc xảy ra do bất cứ nguyên nhân gì đều phải được phản ánh trong biên bản ngừng việc trong đó ghi rõ thời gian, nguyên nhân, trách nhiệm để làm căn cứ xử lý thiệt hại và tính lương cho công nhân trong thời gian ngừng việc. * Hạch toán kết quả lao động. Đối với bộ phận hưởng lương theo sản phẩm thì căn cứ để trả lương là “Bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành”, “Bảng ghi năng suất cá nhân”, “Phiếu khoán”. Đây là các chứng từ ban đầu khác nhau và được sử dụng từng loại tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chứng từ này mặc dù sử dụng với tên gọi khác nhau nhưng đều phải ghi đầy đủ các nội dung cần thiết như: tên công nhân, tên sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn và chất lượng công việc hoàn thành. Chứng từ hạch toán kết quả lao động do người lập ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo duyệt y quản đốc phân xưởng hoặc trưởng bộ phận. Sau đó các chứng từ này được chuyển cho nhân viên hạch toán tiền lương phân xưởng để tổng hợp kết quả cho toàn đơn vị, rồi chuyển về phòng lao động tiền lương xác nhận. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán làm căn cứ tính lương và các khoản liên quan. Để tổng hợp kết quả lao động tại mỗi phân xưởng, bộ phận sản xuất phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động. Trên cơ sở hạch toán các chứng từ, hạch toán kết quả lao động do các tổ gửi đến (hàng ngày hoặc định kỳ) nhân viên hạch toán phân xưởng ghi kết quả lao động của từng người, từng bộ phận vào sổ, cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động và gửi đến cho các bộ phận quản lý liên quan. Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung của toàn doanh nghiệp. * Hạch toán tiền lương cho người lao động. Để thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác cho người lao động hàng tháng kế toán phải lập “Bảng thanh toán tiền lương” cho từng tổ, từng đội, từng phân xưởng sản xuất và các phòng ban dựa trên kết quả tính lương cho người lao động (xem mẫu số 02). Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng loại tiền lương (tiền lương sản phẩm, tiền lương thời gian) và các khoản phụ cấp, trợ cấp các khoản khấu trừ và số tiền người lao động được lĩnh. Sau đó kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký duyệt y “Bảng thanh toán tiền lương” sẽ làm căn cứ thanh toán tiền lương cho người lao động. Thông thường ở các doanh nghiêp, việc thanh toán tiền lương và các khoản khác cho người lao động được chia làm 2 kỳ: kỳ I tạm ứng, kỳ II sẽ nhận số tiền còn lại sau khi trừ tạm ứng và các khoản khác trừ vào thu nhập. Các bảng thanh toán tiền lương, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng các chứng từ khác về thu chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra ghi sổ. Tại các doanh nghiệp sàn xuất mang tính thời vụ, để tránh sự biến động trong giá thành sản phẩm, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào giá thành sản phẩm coi như là một khoản chi phí phải trả. Đối với các doanh nghiệp bố trí và sắp xếp được nghỉ phép cho người lao động đều đặn thì không cần trích trước. Cách tính tiền lương nghỉ phép trích trước như sau: Mục trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch = Tiền lương thực tế phải trả công nhân trong tháng x Tỷ lệ trích trước Trong đó tỷ lệ trích trước xác định như sau: Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương nghỉ phép KH của công nhân x 100% Tổng số tiền lương chính KH của công nhân b) Hạch toán tổng hợp. * Tài khoản sử dụng. Tài khoản sử dụng để theo dõi và phản ánh tiền lương và các khoản thu nhập khác là Tài khoản sau: Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. Tài khoản này dùng để theo dõi về tiền lương, tiền công, phụ cấp BHXH, tiền thưởng và các khoản thuộc về thu nhập của công nhân viên. Kết cấu, nội dung như sau: Bên nợ: Các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp đã trả hay ứng trước cho người lao động. Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền thưởng của ngưòi lao động. Bên có: Các khoản tiền lương, tiền thưởn, thu nhập khác thực tế phải trả cho ngưòi lao động. Dư có: Các khoản tiền lương, thưởng và thu nhập khác còn phải trả cho người lao động. TK 334 có thể có số dư Nợ trong trường hợp cá biệt phản ánh số tiền đã trả quá số phải trả về tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác của người lao động. TK 334 có 2 TK chi tiết. TK 334: Dùng để hạch toán các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương (tính vào quỹ lương của doanh nghiệp) TK 3342: “Các khoản khác” dùng để hạch toán các khoản tiền trợ cấp, tiền thưởng có nguồn tiền bù đáp riêng như trợ cấp BHXH, trợ cấp khó khăn (từ quỹ phúc lợi), tiền thưởng thi đua (từ quỹ khen thưởng). Sơ đồ hạch toán thanh toán với công nhân viên. TK 138,141 TK 334 TK 622, 627, 641 Phải trả công nhân viên 642, 241, 811, 821 (3) (1) TK 338, 333 TK 335 (6) TK 111,112 TK 338 (5) (1): Các khoản khấu trừ vào tiền lương (2): Thanh toán tiền lương cho công nhân viên (3): Tiền lương, tiền thưởng phải trả công nhân viên (4): Tiền lương trích trước đã phát sinh (5): BHXH phải trả công nhân viên (6): Trích trước tiền lương * Hạch toán tiền thưởng TK 334 TK 431 TK 421 Quỹ khen thưởng phúc lợi (1) (3) TK 111, 112, 338 (2) (1): Tiền khen thưởng phải trả cho công nhân viên (2): Chi trợ cấp khó khăn tham quan nghỉ mát (3): Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi Các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương gồm có: BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn. 1. BHXH: Là khoản tiền người lao động được hưởng trong trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức nghỉ hưu. Quỹ BHXH được trích lập theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo chế độ tài chính Nhà nước quy định. Như chế độ hiện nay, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20%. Trong đó, 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn lại 5% trừ vào thu nhập của người lao động. * Chế độ: Theo khái niệm của tổ chức quốc tế – ILO, BHXH được hiểu là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên thông qua hàng loạt các hình thức biện pháp công bằng để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế – xã hội do bị mất hay bị giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già ... BHXH là một hệ thống gồm 3 tầng. Tầng 1: Là tầng cơ sở để đáp ứng cho mọi người, cá nhân trong xã hội. Trong đó yêu cầu là người nghèo. Mặc dù khả năng đóng góp BHXH của những người này là rất thấp nhưng khi có yêu cầu Nhà nước vẫn trợ cấp. Tầng 2: Là tầng bắt buộc cho những người có công ăn việc làm ổn định. Tầng 3: Là sự tự nguyện của những người muốn đóng bảo hiểm cao. Mục đích của BHXH là tạo lập một mạng lưới an toàn xã hội nhằm bảo vệ người lao động khi gặp rủi ro hoặc khi về già không có nguồn thu nhập. - Về đối tượng: Trước kia BHXH chỉ áp dụng đối với những người chỉ làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay theo nghị định số 45/CP, chính sách BHXH được áp dụng đối với tất cả các thành viên trong xã hội (tầng 1), đối với tất cả người lao động làm việc trong mọi thành phần kinh tế (tầng 2) và cho mọi người có thu nhập cao đều có đièu kiện tham gia đóng BHXh để được hưởng mức trợ cấp BHXH cao hơn. Đồng thời chế độ BHXH còn quy định nghĩa vụ đóng góp cho những người được hưởng chế độ ưu đãi. Số tiền mà các thành viên trong xã hội đóng lập ra quỹ BHXH. Theo nghị định sô 43/CP ngày 22/6/1993 thì quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động và một phần hỗ trợ của Nhà nước. Việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH phải thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước và theo nguyên tắc hạch toán độc lập. Quỹ BHXH đóng tại doanh nghiệp bằng 20% so với tổng quỹ lương cấp bậc cộng phụ cấp, trong đó: + 15% để chi trả chế độ hưu trí và tử tuât, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 10% và được tính vào chi phí sản xuất, 5% còn lại do người lao động đóng góp bằng cách khấu trừ lương của họ. + 5% do người sử dụng lao động đóng góp để chi trả chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (cũng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh). Sự đóng góp của người lao động có một ý nghĩa tích cực, biểu hiện trên hai mặt: + Thứ nhất: Đây là việc đóng goáp có tính dự phòng, tích luỹ để sử dụng khi gặp phải những trường hợp trợ cấp. + Thứ hai: Việc đóng góp có tính tương trợ cộng đồng, do sự đóng góp của người lao động là quyền lợi bản thân và nghĩa vụ xã hội. Theo quy định hiện hành quỹ BHXH được dùng cho các mục đích sau: + Chế độ trợ cấp ốm đau, cho người lao động bị tai nạn (không phải tai nạn lao động), bị ốm đau phải nghỉ việc. Tiền trợ cấp bằng 75% tiền lương. + Cho chế độ trợ cấp thai sản cho người lao động nữ có thai, sinh con. Tiền trợ cấp bằng 100% tiền lương cộng một tháng tiền lương khi sinh con. + Cho trợ cấp tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. Tiền trợ cấp bằng 100% tiền lương trong quá trình điều trị. Ngoài ra người lao động còn được một số chế độ khác (chi tiết trong nghị đinh 43/CP). + Chế độ trả hưu trí cho người lao động đủ tiêu chuẩn theo quy định, + Chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động khi người lao động chết. Quỹ BHXH được quản lý tập trung ở TK của người lao động – thương binh – xã hội kết hợp nhờ thu của bộ tài chính thông qua hệ thống tổ chức BHXH tại Bộ lao động – thương binh và xã hội. b) Hạch toán chi tiết BHXH Quỹ BHXH do cơ quan BHXH quản lý. Doanh nghiệp có trách nhiệm trích, thu rồi nộp lên cấp trên. Doanh nghiệp còn có trách nhiệm thanh toán BHXH với người lao động dựa trên chứng từ hợp lý. Sau đó lập bảng thanh toán BHXH để quyết toán với cơ quan BHXH cấp trên. Chứng từ, sổ sách phần này gồm: + Phiếu nghỉ hưởng BHXH: xác định số ngày nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động ... của người lao động có sự xác nhận của cơ quan y tế. Các thông tin này giúp kế toán được BHXH cho người lao động và làm căn cứ lập bảng thanh toán BHXH. + Bảng thanh toan BHXH: Là căn cứ để quyết toán với cơ quan BHXH cấp trên. Bảng được kế toán lao động tiền lương lập theo mẫu sãn. Bảng này được lập thành 2 liên, 1 nộp cho cơ quan BHXH, 1 lưu tại phòng kế toán. 2. Bảo hiểm y tế (BHYT): Là khoản trợ cấp tiền thuốc men, khám chữa bệnh cho người lao động. Quĩ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Theo chế độ hiện hành,mức trích BHYT là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Ngoài quỹ BHXH và quĩ BHYT thì kinh phí công đoàn cũng là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp. a) Chế độ trích Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phải liên kết với nhau dựa trên quan điẻm “mình vì mọi người, mọi người vì mình “. Mỗi cá nhân trong xã hội luôn tương trợ lẫn nhau. Một trong các hình thức tương trợ đó là BHYT. Mục đích của BHYT là tạo lập một mạng lưới bảo vệ sức khỏe cho toàn dân bất kể địa vị xã hội, mức thu nhập cao hay thấp. Về đối tượng: BHYT áp dụng cho những người tham gia đóng BHYT thông qua việc mua bảo hiểm, trong đó chủ yếu là người lao động. Quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia bảo hiểm vả một phần hỗ trợ của Nhà nước. Cụ thể: + Người lao động đóng 1% từ tiền lương của mình. + Người sử dụng lao đóng 2% từ quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghịêp và được tính vào chi phi sản xuất kinh doanh b) Hạch toán chi tiết. Với khoản này doanh nghiệp chỉ có nghĩa vụ nộp lên cấp trên, người lao động sẽ trực tiếp hưởng các chế độ thông qua cơ quan y tế và công đoàn. 3. Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Công đoàn là một tập thẻ đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói chung của người lao động, đứng ra đấu tranh bảo vệ quyên lơi cho người lao động. Đồng thời, công đoàn cũng trực tiếp hướng dẫn điều chỉnh thái độ của người lao động với công việc, với người sử dụng lao động. Do là một tổ chứ độc lập, có tư cách pháp nhân nên công đoàn tự hạch toán thu chi. Nguồn chủ yếu của công đoàn là sự trích nộp của công đoàn cơ sở dựa trên quỹ lương thực tế phát sinh với tỷ lệ quy định là 2% do người sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Công đoàn sơ sở nộp 50% cho công đoàn cấp trên còn 50% để chi tiêu tại cơ sở mình. Nếu doanh nghiệp trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách thì số lương này được coi là một phần trong số tiền nộp lên công đoàn cấp trên. b) Hạch toán chi tiết Khoản này công ty cũng chỉ có trách nhiệm nộp lên cấp trên, người lao động sẽ trực tiếp hưởng chế độ thông qua cơ quan công đoàn. 4. Hạch toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ. TK sử dụng. Để hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương kế toán dùng các TK cấp hai của TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” gồm TK 3382, 3383, 3384. * TK 3382 “kinh phí công đoàn” Bên Nợ: - Chi tiêu kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp. - KPCĐ đã nộp. Bên Có: - Trích KPCĐ vào chi phí kinh doanh. Dư Có: KPCĐ chưa nộp, chưa chi. Dư Nợ: KPCĐ vượt chi. * TK 3383 “BHXH” Bên Nợ: - BHXH phải trả cho người lao động. - BHXH đã nộp cho cơ quan quản lý BHXH. Bên Có: - Trích BHXH vào kinh phí kinh doanh. Dư Có: BHXH chưa nộp. Dư Nợ: (nếu có) BHXH vượt chi. * TK 3384 “Bảo hiểm y tế” Bên nợ: nộp BHYT. Bên Có: - Trích BHYT tính vào chi phí kinh doanh. - Trích BHYT tính trừ vào thu nhập của người lao động Dư Có: BHYT chưa nộp. Sơ đồ hạch toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ Hệ thống sổ hạch toán tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương Dựa vào 4 hình thức sổ do bộ tài chính quy định, tuỳ đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp chọn một hình thức phù hợp để hạch toán tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương. Mỗi hình thức có đặc điển riêng, có ưu nhược điểm nhất định và phù hợp với mỗi điều kiện nhất định, cụ thể như sau: 1. Hình thức Nhật ký chung ở hình thức này tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Ưu điểm: Đơn giản, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp sử dụng kế toán máy. Cũng như các phần hành khác tiền lương cũng được ghi ngay vào Nhật ký chung. Định kỳ, sau khi loại bỏ số liệu trùng, kế toán ghi vào sổ Cái, sổ chi tiết khác. Cuối kỳ kế toán tiền lương lập các báo cáo tiền lương và các khoản trích có liên quan. Sơ đồ hạch toán như sau: Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ hạch toán. Nhật ký chung Sổ cái TK 334, 338 2. Hình thức Nhật ký – Sổ cái Đặc trưng của hình thức này là nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái. Căn cứ ghi sổ này là các chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc. Sơ đồ hạch toán tiền lương theo hình thức này như sau Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ hạch toán. Nhật ký – Sổ Cái 3. Hình thức Chứng từ – Ghi sổ (CT – GS) Căn cứ để ghi sổ theo hình thức CT – GS là CT – GS. Việc ghi chép sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký CT – GS. + Ghi theo nội dụng kinh tế trên sổ Cái. Trên cơ sở chứng từ gộc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc tiền lương. Kế toán lập CT – GS. CT – GS được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ gộc đính kèm. Các chứng từ này phải được kế toán trưởng duyệt trược khi ghi sổ kế toán. Hình thức này gồm các loại sổ sau: + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Sổ Cái. + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sơ đồ của hình thức này như sau: Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ hạch toán. Chứng từ – ghi sổ Sổ cái TK 334, 338 Sổ đăng ký CT - GS 4. Hình thức Nhật ký – Chứng từ Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là: + Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các TK đối ứng Nợ. + Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thông hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế + Kết hợp hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán trong cùng một quá trình ghi chép. + Sử dụng mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng TK, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính, lập báo cáo tài chính. Theo hình thức này hạch toán tổng hợp được biểu diễn như sau Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH Bảng thanh toán tiền thưởng. Bảng phân bổ số 1 NKCT số 07 NKCT số 10 Chứng từ thanh toán NKCT 01, 02. Nợ TK 334 Nợ TK 338 Có TK 111, 1121 Sổ cái TK 334, 338 phần II giới thiệu chung về công ty cơ giới và xây lắp số 12 I. Đặc điểm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ giới và xây lắp số 12. 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty cơ giới và xây lắp số 12 gọi tắt là Licogi 12 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng – Bộ xây dựng. Công ty có chuyên nghành về xây dựng công nghiệp, dân dụng, sử lý nền móng các công trình, xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, lắp đặt thiết bị điện nước; thi công đường dây và trạm trang trí nội thất,... Tiền thân công ty được thành lập từ năm 1981 theo quyết đinh số 236/BXD – TCCB Bộ xây dựng. Tên công ty lúc bấy giờ là xí nghiệp thi công cơ giới số 12. Thuộc liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới. Chức năng chính của Liên hiệp là cùng với tổng công ty xây dựng Sông Đà xây dựng công trình nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Thời gian đó chức năng, ngành nghề chủ yếu là san nền, gia cố nền móng cho nhà máy thuỷ điện. Sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Xí nghiệp chuyển trụ sở về Hà Nội. Năm 1990 – 1995 Nhà nước xoá bỏ bao cấp trong hạch toán mà chuyển sang cơ chế thị trường. Đơn vị phải tự chủ động cân đối kế hoạch, tìm thị trường và xác định vị trí, chỗ đứng cho mình để tồn tại, phát triển theo hướng đi lên. Mặt khác phải chăm lo công việc và đời sống cho hàng trăm cán bộ, công nhân ổn định. Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Đồng thời tích luỹ để tái sản xuất và phát triển của đơn vị. Xí nghiệp đã không ngừng phát triển và có xu thế gia tăng về giá trị sản lượng kế hoạch năm sau cao hơn năm trước. Ngày 20/11/1995 Bộ xây dựng có quyết đinh số 998/ BXD – TCCĐ đổi tên Liên hiệp các xí nghiệp thành tổng công ty xây dựng nền móng và kỹ thuật trực thuộc tổng công ty. Năm 1996 – 1997 theo nghị định 90 và 91 CP của chính phủ. Tổng công ty nhập với Công ty Xây dựng số 18 Bộ xây dựng và đổi tên là: Tổng công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng Licogi trực thuộc Bộ xây dựng. Công ty cơ giới và xây lắp số 12 trụ sở tại đường Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 048699132 – Fax: 8448685014 Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nội. Công ty được phân cấp quản lý cán bộ và tiến hành các hình thức trả lương theo chính sách quy định. Nếu như trước đây nghành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu là san nền, đúc và đóng cọc các loại như: cọc bê tông, cọc cát, cọc khoan nhồi, ... gia cố và xây dựng phần móng thì từ năm 1996 công ty đã phát triển và mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Công ty không những chỉ chuyên về công tác san nên, đúc, đóng cọc, gia cố nền móng mà đã dần dần từng bước phát triển thêm nghành nghề kinh doanh như: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, lắp đặt tại đường dây và trạm biến áp. Công ty đẫ nhận thầu các công trình về giao thông, thuỷ lợi và bước đầu tiếp cận thành công với các công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác làm đường. Hiện tại công ty cũng không ngừng lớn mạnh, có thể đảm đương xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng có quy mô lớn. Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, đấu thầu xây dựng các công trình, khai thác một cách có hiệu quả nguồn vốn vật tư, tài nguyên, nhân lực của đất nước để giữ vững và nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường xây dựng, đảm bảo cuộc sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Đồng thời góp phần xây dựng đất nước thêm giàu mạnh. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến kết hợp với chức năng của công ty cơ giới và xây lắp số 12 được thể hiện qua sơ đồ sau: Cơ quan chủ quản cấp trên Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Giám đốc công ty Phó giám đốc thi công Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc vật tư Phòng kinh tế kế hoạ ch Phòng quản lý cơ giới Phòng kỹ thuật thi công Phòng vật tư Phòng dự án xây dựng Phòngkế toán tài vụ Phòng tổ chức hành chính Ban bảo vệ công ty Đội xây dựng số 1 ch Đội xây dựng số 2 ch Đội xây dựng số 3 ch Đội khoan nhồi và cọc BTCT ch Đội cơ giới san nền ch Đội thi công đường ch Xưởng sửa chữa thiết bị ch Đội lắp đặt điện nước ch Ban lãnh đạo công ty Ban lãnh đạo Công ty Phòng ban nghiệp vụ công ty Các đơn vị trực tiếp sản xuất Chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ máy quản lý Công ty cơ giới và xây lắp số 12 như sau: * Giám đốc Công ty: Là người được Nhà nước bổ nhiệm và là người đại diện pháp nhân của Công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp nhiệm vụ do Tổng giám đốc Tổng công ty giao cho và trước pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực cụ thể: Kinh tế, kế hoạch, Tổ chức lao động, Kế toán tài vụ, Bảo vệ – Quân sự, Sinh hoạt tại phòng TCLĐ. * Phó giám đốc thi công: Là người được Giám đốc giao cho phụ trách lĩnh vực thi công cụ thể là: Đôn đốc các công trình thực hiện tiến độ thi công, quản lý chất lượng công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, bảo vệ,,,,,,,,,,,cho con người và thiết bị thi công trên công trình, sinh hoạt tại phòng thi công công ty. * Phó giám đốc kỹ thuật dự án: Là người được Giám đốc phân công quản lý kỹ thuật, hồ sơ kỹ thuật Công ty cho các Công trình thi công và chuẩn bị thi công, trực tiếp phụ trách dự án đầu tư và đấu thầu cho toàn công ty, được giao dịch với các đối tác để chuẩn bị dự án đạt kết quả. * Phó giám đốc phụ trách cơ giới, vật tư: Là người được Giám đốc phân công trực tiếp điều hành trong lĩnh vực quản lý xe, máy thi công, vật tư và thiết bị, đôn đốc và giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực sửa chữa phục hồi thiết bị thi công, quản lý và sử dụng vật tư trong lĩnh vực mình phụ trách. Thực hiện chế độ báo cáo trước Giám đốc Công ty và Tổng công ty theo quy định, sinh hoạt tại phòng vật tư. * Phòng Kinh tế – Kế hoạch: Có chức năng xây dựng kế hoạch tháng, quý và năm của Công ty. Tổng và các phòng ban theo dõi cơ sở thực hiện có hiệu quả. Định hướng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh trước mắt và lâu dài cho toàn Công ty. Giúp Giám đốc dự thảo, soạn thảo các Hợp đồng kinh tế với các đơn vị ngoài Công ty và các hợp đồng khoán nội bộ Công ty. Chủ động cùng với các đối tác làm thanh lý hợp đồng kinh tế đối ngoại và nội bộ Công ty dựa theo ý kiến của Giám đốc Công ty. Phòng còn có chức năng xây dựng định mức lao động, tiền lương và tiêu hao vật tư nhiên liệu cho đơn vị sản phẩm để Giám đốc quyết định. Chủ động đề xuất và chủ trì việc phân tích hoạt động kinh tế giúp Giám đốc có biện pháp tích cực trong khâu chỉ đạo và điều hành tốt nhất. * Phòng thi công: Được Giám đốc giao cho quản lý thi công trên các công trình xây dựng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32524.doc
Tài liệu liên quan