Chuyên đề Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Tây Bắc

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỀN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 4

I. GIỚI THIỆU CHUNG 4

1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển 4

2. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển 6

3. Đặc điểm của quá trình XNK hàng hóa vận chuyển bằng đường biển và trách nhiệm của các bên có liên quan 7

3.1. Đặc điểm của quá trình XNK hàng hóa 7

3.2. Trách nhiệm của các bên có liên quan 9

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 11

1. Đối tượng bảo hiểm 11

2. Người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm 11

3. Người bảo hiểm 12

4. Thời hạn bảo hiểm và thủ tục bảo hiểm 12

5. Gía trị bảo hiểm , số tiền bảo hiểm 13

5.1. Giá trị bảo hiểm (GTBH) 13

5.2. Số tiền bảo hiểm (STBH) 14

6. Phí bảo hiểm 14

III. CÁC RỦI RO VÀ TỔN THẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 15

1. Các loại rủi ro 15

1.1. Căn cứ vào nguồn gốc sinh ra rủi ro 15

1.2. Xét theo khía cạnh nghiệp vụ 16

2. Các loại tổn thất và chi phí có liên quan 17

2.1. Các loại tổn thất 18

2.2. Các loại chi phí trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển 21

2.2.1. Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất 21

2.2.2. Chi phí gửi hàng tiếp 22

2.2.3. Chi phí tổn thất riêng 22

2.2.4. Chi phí tổn thất chung 22

2.2.5. Chi phí cứu nạn 22

2.2.6. Chi phí đặc biệt 23

IV. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 23

1. Khái niệm 23

2. Các loại hợp đồng bảo hiểm 26

2.1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến: 26

2.2. Hợp đồng bảo hiểm bao: 27

2.3. Hợp đồng nguyên tắc: 28

3. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm 29

3.1. Đối với người được bảo hiểm 29

3.2. Đối với người bảo hiểm 30

V. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM 31

1. ICC 1963 31

1.1. Điều kiện bảo hiểm miễn TTR (FPA) 31

1.2. Điều kiện bảo hiểm TTR(WA) 31

1.3. Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (AR) 32

1.4. Điều kiện bảo hiểm chiến tranh, đình công 32

2. ICC 1982 32

2.1. Điều kiện bảo hiểm C 32

2.2. Điều kiện bảo hiểm B 37

2.3. Điều kiện bảo hiểm A 37

2.4. Điều kiện bảo hiểm chiến tranh dùng cho hàng hóa chuyên chở bằng đường biển 37

2.5. Điều kiện bảo hiểm đình công 38

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BHDK KHU VỰC TÂY BẮC 39

I. VÀI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BHDK VIỆT NAM VÀ CÔNG TY BHDK KHU VỰC TÂY BẮC 39

1. Thông tin chung về doanh nghiệp 39

2. Các lĩnh vực kinh doanh: 40

3. Sơ đồ tổ chức 41

4. Khái quát về Công ty BHDK Khu vực Tây Bắc: 43

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 44

1. Hoạt động XNK của Việt Nam trong những năm qua 44

2. Thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam 45

III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BHDK KHU VỰC TÂY BẮC 46

1. Những thuận lợi và khó khăn đối với Công ty BHDK Khu vực Tây Bắc khi khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển 47

1.1. Những mặt thuận lợi đối với Công ty trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển 47

1.2. Một số khó khăn đối với Công ty BHDK Khu vực Tây Bắc 48

2. Kết quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển 49

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ 60

BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BHDK KHU VỰC TÂY BẮC 60

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BHDK KHU VỰC TÂY BẮC 60

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BÀO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BHDK KHU VỰC TÂY BẮC 61

1. Đối với công tác khai thác 62

1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo 62

1.2. Làm tốt hơn nữa công tác phục vụ khách hàng 63

1.3. Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm 63

1.4. Không ngừng mở rộng mạng lưới đại lý, cộng tác viên khai thác 63

2.Đối với công tác giám định bồi thường 64

3. Các giải pháp khác 65

3.1. Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 65

3.2. Thực hiện tốt công tác đào tạo và quản lý cán bộ 66

3.3. Cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm 66

3.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nơi làm việc và hiện đại hoá công nghệ thông tin 66

3.5.Tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác với các Công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài 67

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LUC 70

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhiên Công ty bảo hiểm vẫn phải đảm nhận trách nhiệm bảo hiểm của mình. c. Hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp: HĐBH hỗn hợp là hợp đồng kết hợp giữa hợp đồng hành trình và hợp đồng thời gian, bằng cách thêm vào điều khoản trong đó hàng hóa hoặc con tàu sẽ được bảo hiểm trong một số ngày sau khi tàu cập bến. d. Hợp đồng bảo hiểm định giá Hợp đồng bảo hiểm định giá là loại hợp đồng bảo hiểm ghi rõ giá trị bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm không định giá là hợp đồng không xác định giá trị đối tượng bảo hiểm, nhưng trong trường hợp bị tổn thất , GTBH có thể được xác định sau đó. Ví dụ: giá trị bảo hiểm của hàng hóa được xác định là giá trị đầu tiên của hàng hóa (giá trị của hóa đơn) cộng thêm chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm. 2.2. Hợp đồng bảo hiểm bao: HĐBH bao là hợp đồng bảo hiểm cho một khối lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định (thường là một năm) hoặc nhận bảo hiểm cho một lượng hàng vận chuyển nhất định (không kể đến thời gian). Trong HĐBH bao hai bên chỉ thỏa thuận những vấn đề chung nhất, có tính nguyên tắc như: nguyên tắc chung, phạm vi trách nhiệm, tên hàng được bảo hiểm, loại tàu chở hàng, cách tính giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối đa cho mỗi chuyến và điều kiện bảo hiểm, cách thanh toán phí bảo hiểm và tiền bồi thường, hiệu lực của hợp đồng, vấn đề giải quyết tranh chấp…Một hợp đồng bảo hiểm bao phải chứa đựng ba điều kiện cơ bản sau: - Điều kiện xếp hạng tàu được thuê chở hàng hóa sẽ được bảo hiểm: tàu được thuê chuyên chở hàng hóa phải có cấp hạng cao, phải có khả năng đi biển bình thường và tuổi tàu thấp (dưới 15 năm). Tàu có dung tích đăng ký 100 GRT trở lên khi đóng phải có sự giám sát của một cơ quan đăng kiểm nhất định được thừa nhận bằng Giấy chứng nhận cấp hạng. Nếu Giấy chứng nhận cấp hạngu= này được 10 hãng đăng kiểm nổi tiếng thế giới cấp (ví dụ: Lloyd’s Register of Shipping, London, Norske Veritas, Olso…) hạng tàu mới được chấp nhận một cách tuyệt đối. - Điều kiện về giá trị bảo hiểm: người được bảo hiểm phải kê khai giá trị hàng hóa theo từng chuyến về số kiện, giá CIF hoặc giá FOB, số hợp đồng mua bán, số thư tín dụng (L/C), ngày mở và giá trị L/C, số vận đơn B/L... - Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí: tức là đã mua bảo hiểm bao của người bảo hiểm nào thì trong thời gian đó người được bảo hiểm không được phép mua bảo hiểm hàng hóa của người bảo hiểm khác. Trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm bao, mỗi lần vận chuyển hàng hóa, người tham gia bảo hiểm phải gửi giấy báo vận chuyển cho người bảo hiểm.Nếu có thay đổi đặc biệt về số lượng, giá trị hàng… phải tiến hành kí kết HĐBH khác. Sau khi cấp đơn bảo hiểm hoặc HĐBH, nếu người được bảo hiểm thấy cần bổ sung, sửa đổi một số điều và công ty bảo hiểm đồng ý thì Công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy bảo hiểm bổ sung. Giấy này cũng có giá trị như một đơn bảo hiểm, là một bộ phận đính kèm theo và không thể tách rời của đơn bảo hiểm (hoặc HĐBH) ban đầu. HĐBH bao có ưu điểm: -Linh hoạt, có thể dùng để bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng (đặc biệt là trường hợp có nhiều hãng vận chuyển lớn nhưng số hàng vận chuyển nhỏ) sẽ làm giảm trách nhiệm của người bảo hiểm theo hợp đồng, bảo vệ người bảo hiểm trước sự tích tụ rủi ro không dự kiến trứơc trong bất kỳ một hành trình riêng biệt nào. - Được ký kết một lần nhưng có giá trị bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian dài. - Thường không giới hạn về mặt thời gian, mặc dù trong hợp đồng thông thường có một điều khoản chấm dứt và hợp đồng chỉ hết hiệu lực khi tổng số tiền bảo hiểm đã được thanh toán, hàng hóa được vận chuyển theo các điều khoản của hợp đồng phải được công bố để đảm bảo sự công bằng đối với người bảo hiểm. - Trong HĐBH bao giá trị và tên của hàng hóa không đổi. - HĐBH bao đem lại lợi ích cho cả người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Người bảo hiểm đảm bảo thu được khoản phí bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm. Ngược lại người được bảo hiểm vẫn được bồi thường nếu tàu đã bị tai nạn rồi mà chưa kịp thông bào cho Công ty bảo hiểm. Ở Việt Nam hàng hóa xuất khẩu thường mua bảo hiểm từng chuyến một, không dùng HĐBH bao. Ngược lại, hàng hóa nhập khẩu thường mua bảo hiểm theo HĐBH bao. 2.3. Hợp đồng nguyên tắc: HĐBH nguyên tắc là một loại hợp đồng bảo hiểm trong đó người được bảo hiểm và người bảo hiểm thỏa thuận trước một số điểm cơ bản như: tên hàng hóa được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm và những điểm liên quan khác. Về cơ bản, hợp đồng bảo hiểm nguyên tắc tương tự như hợp đồng bảo hiểm bao nhưng người được bảo hiểm không phải trả phí bảo hiểm ứng trước hoặc định kì như trong hợp đồng bảo hiểm bao mà phí bảo hiểm được trả theo từng chuyến hàng thực tế. 3. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm 3.1. Đối với người được bảo hiểm a. Quyền lợi: - Người được bảo hiểm có quyền yêu cầu người bảo hiểm bồi thường những tổn thất xảy ra đối với hàng hóa được bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây ra trong thời hạn bảo hiểm có hiệu lực - Được hưởng các dịch vụ chăm sóc khách hàng từ phía các Công ty bảo hiểm - Có quyền chỉ định người giám định riêng nếu không đồng ý với kết quả giám định của Công ty b. Nghĩa vụ: Người đựơc bảo hiểm và người đại diện hợp pháp phải thực hiện nghĩa vụ sau: Cung cấp một cách đầy đủ, trung thực các thông tin về hàng hoá và các thông tin cần thiết liên quan cho người bảo hiểm biết Khi có tổn thất xảy ra đối với hàng hoá thuộc phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan liên quan nơi gần nhất như: cơ quan hàng hải, cơ quan bảo hiểm … Khi nhận được thông tin hoặc phát hiện thấy hàng hóa bị tổn thất thì người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho người bảo hiểm biêta và làm giấy yêu cầu người bảo hiểm giám định ngay. Việc giám định hàng hóa bị tổn thất phải được tiến hành bởi Công ty bảo hiểm theo đơn đề nghị của người được bảo hiểm Thực hiện các biện pháp phòng chống hạn chế rủi ro xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm. Trong trường hợp tổn thất, mất mát xảy ra đối với hàng hóa được bảo hiểm có liên quan đến người chuyên chở, người nhận uỷ thác hàng hóa hoặc người thứ ba thì người được bảo hiểm phải làm các thủ tục để bảo lưu quyền khiếu nại cho Công ty bảo hiểm. Nếu tổn thất xảy ra do lỗi của người thứ ba thì người được bảo hiểm phải chuyển quỳên đòi bồi thường đối với người thứ ba. Trong nhiều trường hợp vì những nguyên nhân khác mà người bảo hiểm không muốn chuyển quyền đòi người thứ ba thì Công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào mức độ lỗi của người được bảo hiểm mà bồi thường. 3.2. Đối với người bảo hiểm a. Quyền lợi: - Thu phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm - Có quyền từ chối bồi thường hoặc đòi lại tiền bồi thường đối với người được bảo hiểm nếu có đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng các tổn thất gây ra thuộc rủi ro loại trừ hoặc bỏ quyền lợi đối với người thứ ba. b. Nghĩa vụ: - Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến HĐBH như các điều khoản bảo hiểm, rủi ro loại trừ - Hướng dẫn người tham gia kê khai đầy đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến HĐBH hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Tiến hành các thủ tục nhanh chóng, thuận tiện cho người tham gia ký kết hợp đồng một cách dễ dàng. - Khi có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa được bảo hiểm thuộc trách nhiệm của mình thì người bảo hiểm phải có nghĩa vụ bồi thường nhanh chóng, thỏa đáng cho người được bảo hiểm - Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm cần thay đổi một số thông tin liên quan đến lô hàng được bảo hiểm thì người bảo hiểm phải có nghĩa vụ cấp giấy bảo hiểm sửa đổi bổ sung và có quyền yêu cầu người tham gia bảo hiểm trả thêm phí V. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hóa. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường. 1. ICC 1963 ICC 1963 bao gồm các điều kiện bảo hiểm chủ yếu sau: 1.1. Điều kiện bảo hiểm miễn TTR (FPA) Theo điều kiện bảo hiểm miễn TTR (FPA), Công ty bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với: - TTTB do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển hoặc dỡ hàng tại cảng lánh nạn thuộc TTR. - TTBP vì thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển hoặc dỡ hàng tại cảng lánh nạn do rủi ro chính đem lại. - Mất nguyên kiện hàng trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải. - Bồi thường các chi phí sau: + Chi phí đóng góp TTC + Chi phí cứu nạn + Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm do người thứ ba không phải là người được bảo hiểm hay do người làm công của họ gây nên + Chi phí giám định tổn thất nếu tổn thất này do rủi ro được bảo hiểm gây ra. + Chi phí tố tụng, khiếu nại Để đảm bảo an toàn tài chính tối đa, tuỳ theo tính chất của hàng hóa, người mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm FPA còn có thể tham gia bảo hiểm các rủi ro phụ như: rách vỡ, chảy, cong, hở, bẹp, cẩu móc, hấp hơi, lây bẩn, nước mưa, nứơc biển, han rỉ… 1.2. Điều kiện bảo hiểm TTR(WA) Theo điều kiện bảo hiểm TTR, Công ty bảo hiểm không những chịu trách nhiệm về các rủi ro tổn thất và chi phí của điều kiện bảo hiểm FPA mà còn mở rộng thêm TTBP vì thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra không giới hạn trong bốn rủi ro chính và khi dỡ hàng tại cảng lánh nạn. Điều kiện bảo hiểm này có áp dụng mức miễn thường. 1.3. Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (AR) Ngoài các rủi ro tổn thất và chi phí của điều kiện bảo hiểm WA thì phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm AR còn mở rộng thêm các rủi ro phụ, không phân biệt TTTB và TTBP. Trong điều kiện bảo hiểm này người bảo hiểm không áp dụng mức miễn thường. 1.4. Điều kiện bảo hiểm chiến tranh, đình công Các rủi ro chiến tranh, đình công, nổi loạn dân sự phải bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm riêng. Vì đây là hai điều kiện bảo hiểm phi hàng hải và các điều kiện này không phải là điều kiện độc lập mà phải mua kèm với điều kiện bảo hiểm gốc. 2. ICC 1982 Để phù hợp với sự phát triển của hàng hải và thương mại, ngày 1/1/1982 ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các điều kiện bảo hiểm cũ. So với các điều kiện bảo hiểm cũ, các điều kiện bảo hiểm mới trình bày rõ ràng, dễ hiểu hơn. ICC 1982 bao gồm: - Điều kiện bảo hiểm C tương đương với điều kiện bảo hiểm FPA - Điều kiện bảo hiểm B tương đương với điều kiện bảo hiểm WA - Điều kiện bảo hiểm A tương đương với điều kịên bảo hiểm AR - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh - Điều kiện bảo hiểm đình công 2.1. Điều kiện bảo hiểm C a. Rủi ro được bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm theo điều kiện C bao gồm: - Tổn thất hay tổn hại của hàng hóa được bảo hiểm có nguyên nhân hợp lý do: cháy hoặc nổ; tàu bị mắc cạn, chìm đắm, bị lật; đâm va; dỡ hàng tại cảng lánh nạn. - Hy sinh TTC - Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi b. Rủi ro loại trừ b.1. Điều khoản loại trừ chung - Tổn thất, thiệt hại hay chi phí do lỗi cố ý của người được bảo hiểm - Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng , thể tích hay rách vỡ thông thường ở đối tượng được bảo hiểm - Tổn thất, thiệt hại hay chi phí do việc đóng gói, chuẩn bị cho đối tượng được bảo hiểm không thích hợp hoặc không đầy đủ - Tổn thất, thiệt hại do nội tỳ hoặc xuất phát từ bản chất của hàng hóa - Tổn thất hoặc thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ - Tổn thất, thiệt hại hay chi phí phát sinh do chủ tàu, người quản lý, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu không có khả năng trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính - Tổn thất hoặc thiệt hại do việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh nào có sử dụng phản ứng hạt nhân, phản ứng hóa học, chất phóng xạ… b.2. Điều khoản loại trừ sự không phù hợp và không đủ khả năng đi biển Bảo hiểm này không bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại hay chi phí phát sinh do tàu, thuyền không đủ khả năng đi biển hoăc do sự không phù hợp của tàu, máy bay, phương tiện vận chuyển, container, toa xe để chuyên chở an toàn hàng hóa được bảo hiểm . Người bảo hiểm không chấp nhận bất kỳ sự vi phạm của việc ngụ ý bảo đảm khả năng đi biển của tàu và sự thích hợp của tàu để chuyên chở hàng hóa được bảo hiểm tới cảng đích, trừ khi người được bảo hiểm hoặc người làm công che giấu sự không đủ khả năng đi biển hoặc hay sự không thích hợp này. b.3. Điều khoản loại trừ rủi ro chiến tranh Bảo hiểm này không bồi thường cho tổn thất, thiệt hại hay chi phí phát sinh do: - Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc bạo động dân sự xảy ra hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra giữa các thế lực tham chiến - Bắt giữ, chiếm giữ, tịch thu (trừ trường hợp là cướp biển) và hậu quả của các hành động trên - Bom,mìn, thuỷ lôi hoặc các vũ khí chiến tranh khác còn sót lại trong các cuộc chiến tranh. b.4. Điều khoản loại trừ rủi ro đình công Bảo hiểm này không bồi thường cho tổn thất, thiệt hại hay chi phí gây ra bởi: - Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc người tham gia các vụ gây rối lao động, bạo loạn dân sự - Các vụ đình công, cấm xưởng, gây rối lao động hoặc bạoloạn dân sự - Người có hành độnmg khủng bố hay bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị c. Phạm vi bảo hiểm c.1. Điều khoản vận chuyển Bảo hiểm này có hiệu lực kể từ khi hàng hóa được bảo hiểm rời khỏi kho hay nơi chứa hàng (tại địa điểm được ghi trong HĐBH) để bắt đầu vận chuyển. Và vẫn tiếp tục quá trình vận chuyển bình thường, kết thúc khi: - Giao hàng tới kho của người nhận hoặc kho cuối cùng tại địa điểm được ghi trong HĐBH - Giao hàng đến kho, nơi chứa trước khi tới hoặc tới địa điểm được ghi trong HĐBH mà người được bảo hiểm lựa chọn: + Để lưu chứa hàng không tuân theo quá trình vận chuyển bình thường + Phân phối hàng - Hết hạn 60 ngày kể từ ngày toàn bộ hàng hóa được dỡ khỏi tàu biển tại cảng dỡ cuối cùng, tuỳ thuộc vào việc hàng nào đến trước Nếu sau khi dỡ hàng khỏi tàu biển tại cảng đích cuối cùng, nhưng trước khi kết thúc HĐBH mà hàng hóa được bảo hiểm được chuyển đến một địa điểm khác với nơi đã quy định trong hợp đồng, thì bảo hiểm này vẫn kết thúc mà không mở rộng cho việc vận chuyển hàng đến địa điểm khác. Bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực nếu có sự chậm trễ ngoài khả năng kiểm soát của người được bảo hiểm, tàu đi chệch hướng, dỡ hàng bắt buộc, tái xếp hoặc chuyển tải và thay đổi hành trình do phát sinh từ những đặc quyền mà chủ tàu hoặc người thuê tàu được hưởng theo quy định của hợp đồng vận tải. c.2. Điều khoản rủi ro chấm dứt hợp đồng chuyên chở Nếu do các sự cố nằm ngoài khả năng kiểm soát của người được bảo hiểm hoặc hợp đồng chuyên chở chấm dứt tại một cảng hay một địa điểm khác ngoài nơi ghi trong HĐBH hoặc việc vận chuyển chấm dứt trước khi giao hàng như quy định ở trên thì bảo hiểm này cũng sẽ hết hiệu lực, trừ khi có thông báo được gửi ngay cho người bảo hiểm yêu cầu tiếp tục bảo hiểm và chấp nhận đóng thêm phí nếu có yêu cầu. c.3. Điều khoản thay đổi hành trình Nếu sau khi bảo hiểm này có hiệu lực mà người được bảo hiểm yêu cầu có sự thay đổi địa điểm của hàng hóa được bảo hiểm thì bảo hiểm này chỉ tiếp tục nếu có thông báo tức thời cho người bảo hiểm trên cơ sở phí bảo hiểm và các điều kiện sẽ thỏa thuận thêm. d. Điều khoản khiếu nại d.1. Điều khoản quyền lợi được bảo hiểm Người được bảo hiểm muốn được bồi thường theo bảo hiểm này thì phải có quyền lợi đối với hàng hóa được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất. Và người được bảo hiểm có quyền đòi bồi thường cho những tổn thất được bảo hiểm xảy ra trong thời hạn bảo hiểm này dù tổt thất đó xảy ra trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, trừ khi người được bảo hiểm biết về tổn thất xảy ra mà người bảo hiểm không hay biết. d.2. Điều khoản rủi ro chi phí giao nhận Nếu do hậu quả của rủi ro được bảo hiểm mà hàng hóa vận chuyển kết thúc tại một địa điểm khác với nơi được ghi trong HĐBH thì người được bảo hiểm sẽ được bồi hoàn các chi phí hợp lý và cần thiết phát sinh trong việc dỡ hàng, lưu kho và vận chuyển hàng đến nơi khác. Tuy vậy, bảo hiểm này không áp dụng cho tổn thất chung và chi phí cứu hộ nhưng phải phụ thuộc vào những quy định loại trừ bảo hiểm trong các trường hợp trên.Đồng thời không bao gồm các chi phí phát sinh từ sai lầm, bất cẩn từ việc không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính ở người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ. d.3. Điều khoản tổn thất toàn bộ ước tính Bảo hiểm sẽ không bồi thường tổn thất toàn bộ ước tính, trừ khi hàng hóa được bảo hiểm bị từ bỏ hợp lý hoặc do tổn thất toàn bộ thực tế là không tránh khỏi hay vì chi phí cứu hàng, tu bổ lại và gửi hàng đến nơi nhận thuộc phạm vi bảo hiểm có thể vượt quá giá trị hàng khi hàng đến nơi nhận. d.4. Điều khoản bảo hiểm cho phần giá trị tăng thêm Nếu người được bảo hiểm có nhu cầu bảo hiểm cho phần giá trị tăng thêm của hàng hóa được bảo hiểm theo HĐBH này, thì giá trị của hàng hóa thoả thuận sẽ được coi như đã tăng thêm bằng tổng số tiền bảo hiểm theo HĐBH này và tất cả các bảo hiểm gía trị tăng thêm bảo hiểm những mất mát và trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm này sẽ được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm tăng thêm đó. Khi có khiếu nại, người được bảo hiểm sẽ cung cấp cho người bảo hiểm những bằng chứng về số tiền bảo hiểm được bảo hiểm theo tất cả các HĐBH khác. Khi hợp đồng bảo hiểm được bảo hiểm theo giá trị tăng thêm thì điều khoản sau đây sẽ áp dụng: - Gía trị thỏa thuận của hàng hóa sẽ được coi như bằng tổng số tiền được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên và tất cả các bảo hiểm giá trị tăng thêm, và được thực hiện bởi người được bảo hiểm. Trách nhiệm theo HĐBH này sẽ được tính theo tỷ lệ giữa số tiền được bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm đó - Trường hợp có khiếu nại xảy ra, người được bảo hiểm sẽ cung cấp cho người bảo hiểm những bằng chứng về số tiền được bảo hiểm theo tất cả các HĐBH khác. Nhìn chung, điều kiện bảo hiểm C giống điều kiện bảo hiểm FPA, trừ việc điều kịên bảo hiểm C không bồi thường tổn thất do mất nguyên kiện hàng và cũng không phân biệt TTTB hay TTBP. Bảo hiểm theo điều kiện C không phù hợp với hàng thành phẩm (nhất là hàng có giá trị lớn) do các rủi ro về mất cắp, bị cướp, hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc do việc trông coi không cẩn thận. Do đó, khi ký kết HĐBH thường phải ký các điều kiện bảo hiểm mở rộng đối với các rủi ro này. 2.2. Điều kiện bảo hiểm B Theo điều kiện này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện C, Công ty bảo hiểm còn phải bồi thường tổn thất, thiệt hại xảy ra đối với hàng hóa được bảo hiểm do: động đất; núi lửa; sét đánh; bị nước biển cuốn khỏi tàu; nước biển, nước sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, vào côngtenơ hoặc nơi để hàng; tổn thất do mất nguyên đai, nguyên kiện hàng trong quá trình xếp dỡ, vận tải. Bảo hiểm theo điều kiện B có áp dụng mức miễn thường nhưng không phân biệt TTTB và TTBP. 2.3. Điều kiện bảo hiểm A Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm cho tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hóa được bảo hiểm, kể cả rủi ro cướp biển, chỉ trừ những rủi ro loại trừ theo quy định. Các rủi ro loại trừ về cơ bản giống điều kiện bảo hiểm B, C trừ rủi ro “thiệt hại cố ý hoặc phá hoại” theo điều kiện bảo hiểm A vẫn được bồi thường. Bảo hiểm theo điều kiện này cũng không áp dụng mức miễn thường. 2.4. Điều kiện bảo hiểm chiến tranh dùng cho hàng hóa chuyên chở bằng đường biển Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do các nguyên nhân sau: - Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào. -Bị chiếm đoạt, bị tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế hoặc giữ lại phát sinh từ những biến cố nói trên và hậu quả của chúng hoặc âm mưu tiến hành những hoạt động đó. - Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác - TTC và chi phí cứu nạn Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơn các rủi ro thông thường khác. Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hóa được xếp lên tàu biển và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng, tuỳ theo điều kiện nào xảy ra trước. Nếu có chuyển tải bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng chuyển tải Còn đối với rủi ro do mìn và ngư lôi, trách nhiệm của người bảo hiểm được mở rộng ra cả khi hàng hóa còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không vựơt quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi có thoả thuận đặc biệt. 2.5. Điều kiện bảo hiểm đình công Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do: Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối, bạo động hoặc nổi dậy Hành động khủng bố hoặc âm mưu chính trị - TTC và chi phí cứu nạn CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BHDK KHU VỰC TÂY BẮC I. VÀI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BHDK VIỆT NAM VÀ CÔNG TY BHDK KHU VỰC TÂY BẮC 1. Thông tin chung về doanh nghiệp Tên doanh nghiệp: Tên tiếng Việt: Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam Tên tiếng Anh: PetroVietnam Insurance Joint Stock Corporation Ngày thành lập: 23/1/1996 Địa chỉ: 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội Tel: 84 4 7335588 Fax: 84 4 7336284 Chủ tịch hội đồng quản trị : Ông Lê Văn Hùng Tổng giám đốc : Ông Nguyễn Anh Tuấn Lĩnh vực hoạt động: Bảo hiểm phi nhân thọ Phạm vi hoạt động: Hoạt động trên phạm vi cả nước Các mốc phát triển và những giải thưởng cao quý: Năm 1996: thành lập công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam. Năm 1998: đạt doanh thu trên 100 tỷ đồng Năm 2001: doanh thu xấp xỉ 200 tỷ đồng, được nhận bằng khen của Thủ tướng. Năm 2002: - thu xếp thành công chương trình tái bảo hiểm năng lượng cố định với thị trường London. - được 02 tổ chức là DNV và Quacert cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 - đạt doanh thu xấp xỉ 500 tỷ đồng, được nhận cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2003: đạt doanh thu trên 500 tỷ đồng. Năm 2004: đạt doanh thu trên 600 tỷ đồng và được nhận Huân chương Lao động hạng III. Năm 2005: đạt doanh thu trên 775 tỷ đồng và được nhận giải thưởng Sao vàng đất Việt. Năm 2006: đạt doanh thu trên 1000 tỷ đồng Năm 2007: tiến hành cổ phần hóa thành công - Tổng Công ty cổ phần BHDK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/3/2007 2. Các lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh bảo hiểm Bảo hiểm năng lượng Bảo hiểm hàng hải Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm trách nhiệm Bảo hiểm con người Bảo hiểm cơ giới Bảo hiểm y tế tự nguyện Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu Bảo hiểm khác Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhượng tái bảo hiểm Nhận tái bảo hiểm Hoạt động đầu tư vốn Dịch vụ khác: Hoạt động tư vấn và quản lý rủi ro; thực hiện các dịch vụ giám định điều tra, tính toán, phân phối tổn thất, đại lý giám định, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba… 3. Sơ đồ tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH & PVI THAM GIA CỔ ĐÔNG TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN BAN TIN HỌC – THÔNG TIN VĂN PHÒNG II VĂN PHÒNG BAN KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN KINH DOANH BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN TỔ CHỨC NHÂN SỰ BAN GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BAN TỔNG HỢP PHÁP CHẾ BAN BẢO HIỂM NĂNG LƯỢNG BAN BẢO HIỂM KỸ THUẬT BAN BẢO HIỂM HÀNG HẢI BAN TÁI BẢO HIỂM BAN BẢO HIỂM DỰ ÁN BAN ĐẦU TƯ PVI HÀ NỘI PVI TP. HỒ CHÍ MINH PVI KV DUYÊN HẢI PVI VŨNG TÀU PVI KV TÂY BẮC PVI KHU V ỰC TÂY NAM PVI KHU VỰC ĐÔNG BẮC PVI NAM TRUNG BỘ PVI KV BẮC TRUNG BỘ PVI KV ĐẦ NẴNG PVI ĐÔNG ĐÔ PVI KHU VỰC ĐỒNG NAI PVI KHU VỰC NAM ĐỊNH PVI KV KHÁNH HÒA PVI SÀI GÒN 4. Khái quát về Công ty BHDK Khu vực Tây Bắc: Công ty BHDK Khu vực Tây Bắc là một trong 13 đơn vị của Tổng Công ty cổ phần BHDK Việt Nam Địa chỉ: số 10 Trần Phú, Hà Đông. Giám đốc Công ty: Ông Nguyễn Văn Hải Kể từ khi thành lập (4/2002) đến nay Công ty không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn, hạn chế, hoàn thành nhiều chỉ tiêu kế hoạch Tổng Công ty giao. Doanh thu năm 2006 của Công ty đạt 29 tỷ đồng bằng 163% so với năm 2005. Thuận lợi: - Đảng uỷ và Ban Tổng giám đốc Công ty đã đề ra những cơ chế, chính sách chiến lược kinh doanh đúng đắn, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thương trường, thường xuyên quan tâm và chỉ đạo sát sao các hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh. - Tổng Công ty đã tạo được vị thế và uy tín vững chắc trong quan hệ hợp tác với các khách hàng và các đối tác trên thị trường trong nước và quốc tế. - Công ty có các cán bộ, lãnh đạo quản lý đơn vị, được đào tạo bài bản, có tinh thần trách nhiệm và hăng say công việc. Khó khăn: - Năm 2006 Công ty gặp nhiều khó khăn về công tác tổ chức nhân sự. Lực lượng cán bộ nòng cốt còn thiếu ở nhiều bộ phận, hoạt động kinh doanh còn yếu kém đã tác động không tốt tới tinh thần cán bộ nhân viên. - Tình hình thị trường bảo hiểm cạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31884.doc
Tài liệu liên quan