Chuyên đề Thực trạng và bài học kinh nghiệm rút ra từ những rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Tính tất yếu của đề tài 1

Chương 1:Lý luận chung về nghiệp vụ thanh toán TDCT và rủi ro khi áp dụng. 4

1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế 4

1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế 4

1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế 5

1.1.2.1 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế 5

1.1.2.2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động ngân hàng 7

1.1.2.3 Xu hướng phát triển của thương mại và thanh toán quốc tế 8

1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế 9

1.2.1 Phương thức chuyển tiền (remittance) 9

1.2.1.1. Khái niệm 9

1.2.1.2. Quy trình nghiệp vụ 9

1.2 Phương thức nhờ thu (Collection of payment) 11

1.2.2.1. Khái niệm 11

1.2.2.2. Các bên tham gia 11

1.2.2.3. Quy trình nghiệp vụ 12

1.3 Phương thức tín dụng chứng từ 14

2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 15

2.1. Khái niệm 15

2.2. Thư tín dụng 15

2.2.1. Khái niệm thư tín dụng 15

2.2.2. Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng 16

2.2.3. Thư tín dụng và hợp đồng thương mại 17

2.2.4.Thư tín dụng và đơn yêu cầu mở thư tín dụng 17

2.2.5. Các loại thư tín dụng 18

2.2.5.1. Các loại thư tín dụng cơ bản 18

2.2.5.2. Các loại thư tín dụng đặc biệt 18

2.3. Các nguồn luật điều chỉnh L/C 20

2.4. Các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 21

2.5. Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ 23

2.6. Đặc trưng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 25

2.7. Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 27

2.8. Tính ưu việt của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 29

Chương 2:Thực trạng rủi ro trong thanh toán TDCT tại NHNT VN 31

2.1 Tổng quan về tình hình hoạt động của NHNT VN 31

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNTV 31

2.1.2. Những kết quả đạt được của NHNT VN 33

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Ngoại Thương VN 35

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn 37

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng 38

2.1.4.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 39

1.3. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT 41

2.2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT 41

1.3.2. Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNT. 44

1.3.2.1. Đánh giá chung hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNT. 44

2.2.2.2. Quy trình thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương VN. 45

2.3. Những rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại NHNT VN 50

2.4. Nguyên nhân gây ra những rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT tại NHNT VN. 57

2.4.1. Nguyên nhân khách quan 57

2.4.2. Nguyên nhân chủ quan 59

Chương 3Bài học rút ra và một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NHNT VN 61

3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT VN 61

3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thanh toán TDCT tại NHNT VN 62

3.2.1. Thận trọng trong việc lựa chọn và thẩm định khách hàng 62

3.2.2. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế và nâng cao trình của thanh toán viên. 62

3.2.3. Nắm bắt thông tin về tình hình kinh tế quốc tế kịp thời và có kênh thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về từng thị trường 63

3.3. Những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại NHNT VN 63

3.3.1. Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 63

3.3.2. Đẩy mạnh và phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 64

3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và liên kết với các ngân hàng khác trong công tác tìm hiểu về khách hàng 65

3.3.4. Đa dạng hóa các hình thức thanh toán 65

3.3.5. Tăng cường công tác hỗ trợ, tư vấn khách hàng 65

3.3.6. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của thanh toán viên 66

3.3.7. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp 66

3.3.8. Mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý 66

3.3.9. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ 67

3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT VN 67

3.4.1. Đối với Nhà nước 67

3.4.1.1. Hoàn thiện hệ thống quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT 67

3.4.1.2. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối theo hướng hiện đại và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. 68

3.4.2. Đối với NHNN VN 68

3.4.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên NH, tạo diều kiện để phát triển thị trường ngoại hối VN. 68

3.4.2.2. Xây dựng chính sách ngoại hối hợp lý và linh hoạt. 69

3.4.3. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 69

KẾT LUẬN 70

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và bài học kinh nghiệm rút ra từ những rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống pháp lý chưa ổn định, thường xuyên sửa chữa, bổ sung sẽ dễ dàng gây ra rủi ro cho các bên tham gia. Vì những thay đổi này có thể làm cho một trong các bên tham gia từ chối không thực hiện nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó những sự kiện như xung đột, mâu thuẫn chính trị giữa các phe phái, chiến tranh, bạo loạn, đình công, … nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán. Ngoài ra các biến động kinh tế, thị trường của quốc gia, khu vực hay thế giới cũng luôn đe dọa đến hoạt động thanh toán TDCT. 2.8. Tính ưu việt của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Không phải ngẫu nhiên mà TDCT là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh những rủi ro có thể xảy ra như đã nêu ở trên thì xét một cách toàn diện TDCT là một phương thức có nhiều ưu điểm, so với các phương thức thanh toán khác, có thể nói, TDCT là phương thức đảm bảo quyền lợi cho các bên, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia. Nếu được lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho tất cả các bên tham gia – đảm bảo là người xuất khẩu phải thực hiện hợp đồng nghiêm túc và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này cả hai bên nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các quy trình. Đối với nhà xuất khẩu Trong phương thức này người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán khi xuất trình được một bộ chứng từ hoàn hảo trong thời hạn hiệu lực bất kể người nhập khẩu có muốn trả tiền hay không. Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lí do gì. Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. So với doanh nghiệp xuất khẩu thì các NHTM có uy tín cao hơn rất nhiều. Đây là lý do khiến nhiều nhà xuất khẩu muốn lựa chọn phương thức này. Ngoài ra, thông qua hình thức TDCT người xuất khẩu cũng có thể nhận được tài trợ của ngân hàng (trong trường hợp NH chấp nhận chiết khẩu), hoặc của người nhập khẩu (L/C điều khoản đỏ). Đối với các NHTM Thông qua phương thức TDCT, NHTM không chỉ tăng thêm thu nhập cho mình mà còn làm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Thêm vào đó, nếu bảm bảo được chất lượng thanh toán TDCT sẽ tạo điều kiện tốt cho các NH nâng cao uy tín của mình đối với các NH ở các quốc gia khác, điều này là tiền đề để NH có thể mở rộng mạng lới chi nhánh, đại lý của mình, có nghĩa là mở rộng thêm thị trường. Ngoài ra, hoạt động TTQT còn giúp NH phát triển các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, tín dụng,.. Về phía người nhập khẩu Thông qua việc sử dụng hình thức thanh toán TDCT, người nhập khẩu sẽ nhận được sự tài trợ của NH về mặt tài chính cũng như uy tín. Đây là một điều rất quan trọng nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có tiếng tăm trên thị trường. Ngoài ra, khi sử dụng hình thức thanh toán này, thì chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán TDCT tại NHNT VN 2.1 Tổng quan về tình hình hoạt động của NHNT VN 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNTV Ngày 1/4/1963, theo đề nghị của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Ngân Hàng Ngoại Thương chính thức được thành lập đựa trên quyết định số 115/CP do Hội Đồng chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cở sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân Hàng Trung Ương (nay là NHNN). Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập với tên giao dịch là VIETCOMBANK (VCB). Theo quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm,…), TTQT, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính Phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)… Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với NHTW các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Chính từ vị thế đặc biệt kê trên, VCB đã sớm trở thành NHTM duy nhất tại VN sánh vai với các ngân hàng quốc tế trong khu vực. Vào ngày 14/11/1990, chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định 403- CT. Từ lúc này, NHNT bắt đầu hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng, TTQT và dịch vụ ngân hàng với các thành phần kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại của VN. Ngày 21/9/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 286/QĐ- NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ- TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình đổi mới, có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, nhưng có thể nói thành công lớn nhất của NHNT là đã biết thay đổi tư duy kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm nguyên tắc và mục tiêu hoạt động. Kể từ lúc thành lập đến nay, có thể nói NHNT đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Được đánh giá là một trong những NHTM có thế mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ ở VN. NHNT cũng là NHTM luôn luôn cải tiến và áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến hiện đại, không ngừng hoàn thiện và phát triển quy trình công nghệ của mình. NHNT đã xây dựng và đào tạo được một đội ngũ nhân viên năng động, tận tình. Năm 1997, NHNT đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế VISA và MASTER CARD. Tính đến thời điểm hiện nay, NHNT là ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng và mạng lướu cơ sở tiếp nhận thẻ lớn nhất tại VN. Trong giai đoạn thế giới đang chuyển mình trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, NHNT đã thu hẹp khoảng cách với các NHTM khác trong khu vực và trên thế giới về mặt kĩ thuật nghiệp vụ Ngân hàng. NHNT đã đầu tư xây dựng một hệ thống trang thiết bị máy moc hiện đại với các hệ thống liên lạc với các ngân hàng khác trên thế giới nhanh chóng hơn trước rất nhiều. Điều này giúp cho NHNT có thể mở rộng thị trường ra nước ngoài một cách thuận lợi. Đến thời điểm cuối năm 2007, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình đa năng . Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư,… Tính đến cuối năm 2007. Tổng tài sản của NHNT là 186.018 tỷ (tương đương 11,66 tỷ USD), tổng dư nợ tính đến tháng 12 năm 2007 đạt 95.579 tỷ VNĐ (5,99 tỷ USD), vốn tự có là 12.981 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ đồng (680 triệu USD) và dự kiến nâng nguồn vốn này tăng lên 2,3- 3 tỷ. Ngay từ lúc mới thành lập NHNT đã được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. NHNT luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, TTQT và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng. Sau 45 năm hoạt động, NHNT đã phát triển thành một ngân hàng đa năng. Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng lớn, NHNT đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v.. thông qua các công ty con và công ty liên doanh. NHNT đã tập trung ấp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện đại, mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Cho đến nay, mạng lưới của NHNT đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, bao gồm: 01 sở giao dịch, 59 phòng giao dịch, 145 phòng giao dịch trên toàn quốc, 4 công ty con ở trong nước: Công ty cho thuê tài chính Vietcombank (VCB Leasing) Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) Công ty quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank (VCB AMC) Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower) 1 công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam – Vinafico HongKong. 2 văn phòng đại diện tại Singapore và Paris Ngân hàng liên doanh ShinhanVina Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday – Bến Thành Hoạt động của NHNT còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, NHNT Việt Nam còn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân Hàng Việt Nam. Năm 2007 với việc cổ phần hóa, NHNT VN sẽ bước sang một chương mới. Những thay đổi về quản trị NH hiện đại theo thông lệ quốc tế mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc NHNT thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực giai đoạn 2015- 2020. 2.1.2. Những kết quả đạt được của NHNT VN Trải qua 46 năm xây dựng và trưởng thành, NHNT đã nhận được rất nhiều danh hiệu cao quý. Có thể kể ra một số thành tựu đã được ghi nhận của NHNT như: Năm 1993, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai. Năm 1995, NHNT được tạp chí Asia Money- tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á bình chọn là ngân hàng hạng nhất tại VN năm 1995. Năm 2003, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Năm 2003, NHNT được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại VN. Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng “Sao vàng Đất Việt”. Năm 2004, NHNT được tạp chí The Banker bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm thứ 5 liên tiếp. Năm 2005, NHNT được trao giảo thưởng Sao Khuê 2005- do hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VN (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia và công nghê thông tin và Bộ Bưu Chính Viễn Thông. NHNT là đơn vị ngân hàng duy nhất được nhận giải thưởng này. Cũng trong năm nay, NHNT chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đồng tiên của hệ thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hung lao động” vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kì đổi mới từ năm 1995- 2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Năm 2006, Tổng giám đốc NHNT nhận giải thưởng “Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu”. Đồng thời trong năm này NHNT vinh dự là một trong 4 đơn vị được trao danh hiệu “Điển hình sáng tạo” trong Hội nghi quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam và tổng giám đốc NHNT được bầu giữ chức Phó chủ tịch hiệp hội Ngân Hàng Châu Á. Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp NHNT được trao tặng giải thưởng này. Cũng trong năm này, NHNT được bầu chọn là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007” do tạp chí Asia Money bình chọn. VCB là ngân hàng đầu tiên trong 8 năm liên tiếp (1998- 2006) được ngân hàng Chase Manhattan (Mỹ) cấp giấy chứng nhận ngân hàng có chất lượng thanh toán tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng quốc tế (SWIFT). Trong một lần trả lời phỏng vấn, Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng nhận xét về NHNT như sau: “Riêng với NHNT VN có thể nói đây là một trong những ngân hàng chủ lực trong các ngân hàng thương mại của chúng ta. Tất cả những tiến bộ của các đồng chí có thể nói đem lại một sự thúc đẩy rất tích cực đối với hoạt động chung của ngân hàng cũng như đối với kinh tế - xã hội của nước ta”. Như vậy có thể thấy vị thế và uy tín của NHNT ngày càng được đánh giá cao trong hệ thống tài chính – ngân hàng Việ 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Ngoại Thương VN Công nợ Csách Tín dụng Qhệ KH (DN) P. Tổng GĐ P. Tổng GĐ P. Tổng GĐ Qlý đề án Cnghệ T.toán liên NH Qlý ngân quỹ Trung tâm T. toán Trung tâm Tin học Dvụ TK KH DN Quan hệ NH đại lý Qlý vốn LD&CP Kdoanh Ngoại tệ Vốn P. Tổng GĐ P. Tổng GĐ P. Tổng GĐ Kế toán tài chính Ktoán quốc tế Ktoán KD vốn Ktra nội bộ Kế toán tài chính Tài trợ Tmại Tổng hợp thanh toán Trung tâm thẻ Csách& SP bán lẻ Thông tin t.truyền T.hợp& ptích ktế Pháp chế Thông tin tín dụng Qlý RR tín dụng Đầu tư dự án Ban thi đua Xây dựng cơ bản Quản trị Quản lý nợ Ủy ban qlý Tsản HĐ tín dụng TW Ủy ban rủi ro HĐ xử lý RR TW Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc Văn phòng Tchức cán bộ và đào tạo Ban kiểm soát Kiểm toán nội bộ Công ty con, văn phòng đại diện ở nước ngoài Các công ty con trong nước Sở giao dịch và các chi nhánh Các đơn vị đầu tư cổ phần Công ty liên doanh 2.1.4. Những nét nổi bật của NHNT trong thời gian qua 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn Từ sau năm 1990 khi hai Pháp lệnh về NH ra đời, nhiều ngân hàng nước ngoài đã đặt chi nhánh tại VN, trong đó có rất nhiều ngân hàng nổi tiếng trên thế giới. Lúc này, các NHTM trong nước nói chung và NHNT VN nói riêng không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với những ngân hàng nước ngoài có chi nhánh ở VN. Sau khi VN chính thức gia nhập WTO vào năm ngoái, theo lộ trình được đặt ra thì kể từ ngày 1/4/2007 các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài để hoạt động tại VN. Như vậy có thể thấy các đối thủ của NHNT cũng như của các NHTM trong nước bây giờ là các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, nguồn vốn dồi dào, lịch sử hoạt động lâu đời,… Đây là một thách thức rất lớn đối với NHNT. Tuy nhiên, ngay từ quá trình đàm phán để gia nhập WTO, NHNT đã có sự chuẩn bị để có thể sẵn sàng. NHNT đã đổi mới cơ chế huy động vốn đi liền với phương pháp quản lý vốn tập trung, chủ động tìm kiếm các biện pháp thu hút vốn ngoài thị trường, đồng thời trong năm 2007, NHNT cũng đã hoàn thành quá trình cổ phần hóa ngân hàng. Và tính đến thời điểm hiện nay, có thể nói NHNT là một trong những ngân hàng thương mại có vốn lớn nhất VN. Tính đến thời điểm cuối tháng 12/2007, tổng nguồn vốn của NHNT đạt 196.117 tỷ quy đồng, tăng 14,1% so với cuối năm 2006. Vốn huy động từ thị trường I đạt 143.635 tỷ quy đồng, tăng 20,4% so với cuối năm 2006. Vốn huy động VNĐ đạt 70.488 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó huy động từ dân cư tăng 43,1%, từ tổ chức kinh tế tăng 14,7%. Vốn huy động USD đạt 4.539 triệu USD, tăng 19,2% so với năm ngoái, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế tăng mạnh (45,2%). Huy động vốn từ tổ chức kinh tế đạt 88.759 tỷ quy đồng, tăng 28,6% so với năm 2006. Huy động vốn từ dân cư đạt 54.876 tỷ quy đồng, tăng 9,0% so với cuối năm 2006. Cơ cấu vốn VNĐ/ngoại tệ trong tổng vốn huy động trên thị trường tiếp tục thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng của đồng nội tệ và giảm đồng ngoại tệ. Chúng ta có thể thấy được mức tăng trưởng về khả năng huy động vốn của VCB qua biểu đồ sau: Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương qua các năm Như vậy, qua biểu đồ trên có thể thấy, nguồn vốn huy động được của NHNT qua các năm là khá cao. Và đặc biệt năm 2007, nguồn vốn của ngân hàng đã tăng 14,1% so với năm 2006. Có được kết quả này là do hàng loạt sản phẩm, dịch vụ mới đưa vào thử nghiệm với đã đạt được những kết quả ban đầu rất khả quan: SMS Banking, dịch vụ quản lý tài khoản tiền đầu tư chứng khoán cho các khách hàng cá nhân, dịch vụ thanh toán vé máy bay, mua tour du lịch qua Internet, các sản phẩm cho vay trả góp (mua nhà dự án, mua ôtô), cho vay tín chấp, cho vay công nhân viên, các sản phẩm huy động vốn đa dạng (lãi suất bậc thang, trả lãi định kỳ kèm theo) khuyến mãi hấp dẫn,…) được khách hàng tin cậy và sử dụng. Vốn duy động từ thị trường liên ngân hàng (thị trường II) đạt 32.674 tỷ quy đồng, tăng 1,9% so với năm 2006. 2.1.4.2. Hoạt động tín dụng Có thể nói, trong năm vừa qua NHNT đã không ngừng tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng. Với tiêu chí, tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế, NHNT đã triển khai thực hiện mô hình tín dụng mới trong toàn hệ thống. Bên cạnh việc triển khai mô hình hệ thống mới, NHNT cũng không ngừng nghiên cứu, sửa chữa các quy trình, quy chế, nâng cao các công cụ quản lý. Trong bối cảnh hiện nay, khi có sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt từ khối các NHTM cổ phần với mức lãi suất được đẩy lên rất cao đi kèm với các chương trình khuyến mãu rầm rộ, hoạt động huy động vốn của NHNT vẫn duy trì ở mức tăng trưởng tương đối tốt và ổn định là một nỗ lực rất lớn. Tính đến 31/12/2007 tổng dư nợ tín dụng của VCB đạt 95.579 tỷ quy đồng, tăng 44,2% so với năm 2006, cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống ngân hàng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng cao so đảm bảo tính lành mạnh bởi bắt nguồn từ những nhân tố tích cực, đó là: Tình hình kinh tế vĩ mô thuận lợi của đất nước, trong đó phải kể đến các chính sách tăng cường cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao vị thế của VN trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn của Chính phủ và các dự án cơ sở hạ tầng; Sự phát triển nhanh chóng mạng lưới của NHNT. Tỷ lệ nợ quá hạn là 1.208 tỷ giảm chi còn 1,3% so với 1,6% vào cuối năm 2006. Nợ xấu là 3242 tỷ chiếm 3,42% tổng dư nợ. Đây là một minh chứng về chất lượng tín dụng được duy trì và tiếp tục được cải thiện. Năm 2007, NHNT trích lập dự phòng rủi ro là 1.179 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng trích dự phòng rủi ro là, việc phân loại nợ được tiến hành chặt chẽ hơn theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với chuẩn mực quốc tế dẫn đến tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tăng lên. Năm 2006, NHNT chỉ trích lập 40% số dự phòng rủi ro chung phải trích lập vì Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được phép trích đủ dự phòng rủi ro chung tối đa trong vòng 5 năm nhưng trong năm 2007 NHNT đã trích lập đầy đủ 100% dự phòng rủi ro chung theo quy định. Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương qua các năm 2.1.4.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Có thể coi TTQT và kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ truyền thống của NHNT VN. Không chỉ tạo được uy tín tốt tại thị trường VN, NHNT VN còn được tổ chức xếp hạng tín dụng Standard&Poors xếp hạng B2+ và tạp chí uy tín The Banker bình chọn là ngân hàng có chất lượng thanh toán tốt nhất Việt Nam 5 năm liên tiếp. Về nghiệp vụ TTQT, hiện nay, trên 90% các điện giao dịch của NHNT đều được thực hiện thông qua mạng SWIFT. Các nghiệp vụ TTQT của NHNT đang cung cấp cho khách hàng hiện nay gồm có: Các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền cho các công ty, cá nhân, chuyển tiền cho các tổ chức tín dụng, nhờ thu, giao dịch ngoại hối, thanh toán séc, tra soát và chuyển tải thông tin tới các ngân hàng và khách hàng. Có thể nói chất lượng của các dịch vụ thực hiện qua NHNT được đảm bảo khá cao. Do hầu hết các giao dịch được thực hiện thông qua mã SWIFT nên có thể nói các dịch vụ này luôn đạt được độ chính xác cao và nhanh chóng. Về mảng kình doanh ngoại tệ, hiện nay, NHNT có 2 phòng Dealing ở Hội sở Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh. Tại các chi nhánh của NHNT hiện nay đã mở các quầy thu đổi ngoại tệ cho khách hàng vãng lai và thực hiện mua bán ngoại tệ với các doanh nghiệp. Trong năm qua, doanh số thanh toán XNK qua NHNT đạt 26.323 triệu USD, tăng 3.523 triệu USD (tăng 15,5%). Dù sự cạnh tranh khốc liệt về tỉ giá, lãi suất chiết khấu, phí thanh toán, thủ tục thanh toán, dịch vụ chăm sóc, phục vụ khách hàng v.v.. đã làm thị phần của NHNT bị chia sẻ, nhưng việc NHNT giữ được thị phần 24% tổng khối lượng thanh toán XNK của cả nước đã khẳng định vị trí đứng đầu trong hoạt động của NHNT VN về TTQT, không đối thủ cạnh tranh nào có thể vượt qua được. Trong năm 2007 tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động lớn. Việc Cục dự trữ liên bang Mĩ đã 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm từ 5,25% xuống còn 4,25%/năm làm cho đồng USD mất giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt và so với cả VNĐ. Thị trường thời gian qua có hiện tượng dư thừ USD với khối lượng lớn do đồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cũng như lượng kiều hối từ nước ngoài đổ vào VN tăng mạnh,… Bám sát thị trường quốc tế và trong nước, với những chính sách chủ động và linh hoạt của mình, NHNT tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, góp phần lớn trong các biện phát điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống để hạn chế rủi ro. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ của NHNT trong năm 2007 đạt 26,1 tỉ USD tăng 4,5 tỷ USD tương đương 20,9% so với năm 2006. Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ năm 2007 của NHNT đạt 360 tỷ đồng. Bảng 2.3. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT qua các năm Với những nỗ lực không ngừng trong hơn 46 năm vừa qua, NHNT đã xây dựng được cho mình một vị thế vững chắc không chỉ tại thị trường trong nước mà NHNT cũng đã tạo được uy tín ở thị trường khu vực và quốc tế. Có được điều này là nhờ NHNT đã lựa chọn một chiến lược phát triển đúng đắn và có hướng phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và Chính phủ đã đề ra cho ngành ngân hàng. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT 2.2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT Với thế mạnh hàng đầu trong TTQT và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2007 vừa qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của hoạt động này tại NHNT. Doanh số đạt gần 26.4 tỷ USD, tăng 24.1% so với năm 006, chiếm thị phần 24.1% so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hoạt động thanh toán liên ngân hàng đã có thay đổi đặc biệt với việc Vietcombank trở thành trung tâm xử lý giao dịch thanh toán điện tử của toàn hệ thống các ngân hàng thông qua sản phẩm chủ đạo VCB-MONEY. Giữ vững vị thế là ngân hàng đứng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, Vietcombank liên tục tăng trưởng về số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ. Thẻ quốc tế phát hành có doanh số sử dụng thẻ tăng 36,5% so với năm 2005. Trong đó, thẻ ghi nợ quốc tế – Vietcombank MTV sau 9 tháng phát hành (từ tháng 03/2006) đã đạt 11.576 thẻ. Tổng số thẻ Vietcombank Connect 24 lên tới 1,5 triệu thẻ. Với gần 20 triệu đô la đầu tư cho công nghệ thông tin hàng năm và khoảng 200 cán bộ IT/quản lý các đề án công nghệ hiện đại, Vietcombank luôn đảm bảo nền tảng công nghệ thông tin giữ vai trò cốt lõi trong quá trình chuyển đổi mô thức quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có. Bảng 2.4. Thị phần TTQT của NHNT trên thị trường trong nước qua các năm Năm 2004 2005 2006 2007 Tổng thị phần (%) 100 100 100 100 NHNT VN (%) 32.3 29 27 24.1 Các NHTM khác 67.7 71 73 75.9 Doanh số thanh toán xuất khẩu qua NHNT năm 2007 đạt 14.2 tỷ USD, tăng 12% và chiếm khoảng 29.3% thị phần. Doanh số thanh toán nhập khẩu qua NHNT năm 2007 đạt 12.2 tỷ USD, tăng 15.4%, chiếm 24.1% thị phần nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu thanh toán qua NHNT chủ yếu là dầu thô, gạo, thủy sản trong khi các mặt hàng thanh toán nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, sắt, thép, phân bón, máy móc thiết bị. Hoạt động thanh toán XNK 2007  Trị giá (tỷ USD) Tăng so với năm 2006 Thị phần Thanh toán XK 14.2 12% 29.3% Thanh toán NK 12.2 20% 20.0% Tổng kim ngạch XNK 26.4% 15.4% 24.1% Bảng 2.5. Doanh số TTQT của NHNT qua các năm Qua các biểu đồ trên, có thể thấy doanh số thanh toán của NHNT năm 2007 tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng về số tương đối (so với cả nước) thì lại giảm. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các NHTM. Giờ đây cuộc chơi không chỉ là của các NHTM trong nước mà còn có sự tham gia của cả các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài với nguồn vốn lớn, danh tiếng và có truyền thống lâu năm đã thu hút được một số khách hàng chuyển sang giao dịch. Tuy nhiên thực tế hiện nay chất lượng TTQT của NHNT vẫn được đánh giá là đứng đầu ở VN. NHNT hiện là 1% trong số các ngân hàng trên thế giới được tập đoàn tài chính JP MORGAN CHASE cấp giấy chứng nhận ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực TTQT qua mạng SWIFT, xếp thứ B2+ do STANDARD& POORS đánh giá là ngân hàng có độ tin cậy cao trong lĩnh vực TTQT. Với uy tín được công nhận trên phạm vi quốc tế như tế nên có thể nói khi nền kinh tế VN đang hội nhập với nền kinh tế thế giới như hiện nay, hoạt động TTQT của ngân hàng hứa hẹn sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ, thị trường của NHNT vì thế cũng sẽ phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu. Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNT. Đánh giá chung hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNT. Như đã tìm hiểu ở chương một, có thể thấy rằng tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31369.doc
Tài liệu liên quan