- Trong hoạt động du lịch đang tồn tại sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt tư nhân và nhà nước. Nhiều doanh nghiệp tư nhân trốn thuế và làm ăn chụp giật, hạ giá kèm với cùng với việc cung cấp dịch vụ chất lượng thấp, trả hoa hồng cao trong khi các doanh nghiệp nhà nước phải chi hoa hồng theo mức quy định không quá 10%. Điều này đã tác động xấu đến hình ảnh Hà Nội, làm nhiều du khách bất bình,
- Chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch còn thấp, chưa đồng bộ. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội như đường giao thông, hệ thống cấp, thoát nước.còn kém chất lượng gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và các biện pháp phát triển dịch vụ chất lượng cao của thành phố Hà Nội tới năm 2010, tầm nhìn 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là thủ đô, một trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, xu thế nâng cao vị thế phát triển dịch vụ và tăng giá trị đóng góp dịch vụ của Hà Nội đối với cả nước sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp theo. Theo một số dự đoán của các chuyên gia kinh tế, tỷ trọng giá trị lĩnh vực dịch vụ Hà Nội phải chiếm từ 20% đến 25% trong tổng giá trị dịch vụ của cả nước mới tương xứng với tiềm năng, vị thế của Thủ Đô, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.
Mặc dù lĩnh vực dịch vụ đã đạt được tốc độ tăng khá nhanh và ổn định tuy nhiên vẫn chậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP nói chung và của khu vực công nghiệp nói riêng. Hơn nữa, một số dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế thì tốc độ phát triển còn thấp, tỷ trọng giá trị trong tổng giá trị dịch vụ của cả nước còn nhỏ như dịch vụ hoạt động khoa học và công nghệ. Đặc biệt, tỷ trọng dịch vụ các hoạt động khoa học công nghệ lại có xu hướng giảm, đạt 28,1% năm 1995 giảm xuống còn 18,6% năm 2003.
Bảng 2.3: Cơ cấu các ngành, tiểu ngành dịch vụ của Hà Nội
Đơn vị tính: %
1995
2000
2003
Tổng các ngành dịch vụ
100
100
100
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ
22,33
24,57
24,69
Khách sạn, nhà hàng
7,39
7,08
7,43
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
28,19
26,32
27,69
Tài chính, tín dụng
3,78
6,37
6,10
Hoạt động khoa học và công nghệ
4,22
3,18
2,98
Hoạt động liên quan đến KD tài sản và DV tư vấn
8,67
10,24
9,39
Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng
3,94
3,28
3,25
Giáo dục và đào tạo
8,84
8,46
8,43
Y tế và cứu trợ xã hội
3,85
3,57
3,53
Hoạt động văn hoá và thể thao
3,00
3,23
3,44
Các hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội
2,56
0,81
0,78
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
1,57
1,54
1,48
Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình
0,55
0,44
0,04
Hoạt động của các tổ chức quốc tế
1,11
0,93
0,76
Nguồn: Niên giám thống kê 2003 và tính toán của nhóm nghiên cứu.
Về quy mô và cơ cấu, số liệu Bảng 2.3 cho thấy, quy mô, tỷ trọng giá trị của từng ngành, tiểu ngành trong tổng thể lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội có sự chênh lệch khá lớn. Các ngành dịch vụ đã phát triển khá mạnh trong cơ chế kinh tế cũ vẫn tiếp tục mở rộng, do đó có quy mô lớn, chiếm tỷ trọng giá trị cao. Cụ thể, dịch vụ vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc chiếm tới 27,7% trong tổng giá trị dịch vụ năm 2003; dịch vụ thương nghiệp và sửa chữa xe có động cơ, chiếm 24,7%. Một số ngành dịch vụ có quy mô trung bình như dịch vụ hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản, tư vấn chiếm tỷ trọng giá trị 9,39% năm 2003, tỷ trọng dịch vụ giáo dục - đào tạo chiếm 8,43% năm 2003.
Đáng chú ý, một số ngành dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế phát triển nhưng quy mô còn thấp, tỷ trọng giá trị trong tổng thể giá trị dịch vụ của Hà Nội thấp như dịch vụ tài chính – ngân hàng (chỉ chiếm 6,10% năm 2003); dịch vụ hoạt động của các tổ chức quốc tế (chỉ chiếm 0,76% năm 2003); dịch vụ hoạt động văn hoá - thể thao (chỉ chiếm 3,44% năm 2003).
Về xu hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, tiểu ngành dịch vụ của Hà Nội, sự chuyển dịch cơ cấu các ngành, tiểu ngành dịch vụ diễn ra theo hướng phát triển mạnh các dịch vụ khai thác, sử dụng tối đa thế mạnh của Hà Nội trong gần 10 năm qua diễn ra khá mạnh mẽ. Cụ thể, tỷ trọng giá trị dịch vụ thương nghiệp, sữa chữa xe có động cơ có sự thay đổi đáng kể, tăng từ 22,3% năm 1995 lên 24,7% năm 2003; dịch vụ tài chính, tín dụng tăng từ 3,8% năm 1995 lên 6,1% năm 2003. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch cơ cấu diễn ra ở một số ngành dịch vụ còn lại vẫn đang diễn ra chậm, có mức thay đổi trên (dưới) 2%/năm). Đặc biệt, tỷ trọng giá trị một số ngành dịch vụ trong tổng giá trị dịch vụ ở Hà Nôi có xu hướng giảm như dịch vụ hoạt động quốc tế, dịch vụ hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng.
Bảng 2.4: Quy mô và tốc độ tăng các phân ngành dịch vụ của Hà Nội
Đơn vị tính: Triệu đồng.
1995
2000
2003
Tốc độ tăng trởng (%)
1996-2000
2001-2003
1996-2003
Tổng các ngành dịch vụ
7674204
11517092
15121.55
8,5
9,2
8,7
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ
1713347
2830034
3694647
10,6
9,3
10,1
Khách sạn, nhà hàng
567184
815290
1111883
7,5
10,9
8,8
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
2163352
3031154
4142746
7,0
11,0
8,5
Tài chính, tín dụng
290438
733065
912783
20,3
7,6
15,4
Hoạt động khoa học, công nghệ
323606
365785
445324
2,5
6,8
4,1
Hoạt động liên quan đến KD tài sản, DV tư vấn
665468
1179060
1405452
12,1
6,0
9,8
Quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng
302380
377233
486165
4,5
8,8
6,1
Giáo dục và đào tạo
678418
974458
1261496
7,5
9,0
8,1
Y tế và cứu trợ xã hội
295796
410868
527776
6,8
8,7
7,5
Hoạt động văn hoá, thể thao
230115
372161
514883
10,1
11,4
10,6
Các hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội
196516
92891
116452
-13,9
7,8
-6,3
Hoạt động phục vụ cac nhân và cộng đồng
120626
177553
221807
8,0
7,7
7,9
Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình
42158
50475
56707
3,7
4,0
3,7
Hoạt động của các tổ chức quốc tế
84800
107065
114034
4,8
2,1
3,8
Nguồn: Niên giám thống kê 2003 và tính toán của nhóm nghiên cứu.
Như vậy, các loại hình dịch vụ ở Hà Nội đã và đang phát triển tương đối toàn diện. Tuy nhiên, tốc độ phát triển một số ngành dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế chưa cao, chưa xứng với tiềm năng, sự dịch chuyển cơ cấu dịch vụ theo hướng khai thác tối đa lợi thế của một thủ đô diễn ra chưa mạnh. Bên cạnh đó, nhiều ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, có nhu cầu tiêu dùng lớn như dịch vụ thương mại, du lịch, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ tư vấn hỗ trợ sản xuất chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó.
2.3. Đóng góp của khu vực dịch vụ trong phát triển kinh tế – xã hội của Hà Nội
2.3.1. Ngành dịch vụ góp phần giải quyết việc làm của Thành phố
Tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ trong tổng số lao động có xu hướng ngày càng tăng cũng là một tính quy luật hiện nay. Tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Canađa lĩnh vực dịch vụ luôn tạo ra việc làm cho khoảng 70-80% lực lượng lao động toàn xã hội. Nền kinh tế càng phát triển, lao động trong lĩnh vực dịch vụ càng gia tăng và dẫn đến xu hướng di chuyển lao động từ các lĩnh vực chế tạo sang lĩnh vực dịch vụ. Tại các nước đang phát triển, lực lượng lao động tập trung nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nhưng xu hướng di chuyển lao động sang ngành dịch vụ cũng đang trở nên ngày càng phổ biến.
Đối với Việt Nam, ngành dịch vụ đang ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều lao động. Số lượng lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng cả về tương đối và tuyệt đối. Số liệu năm 2000 cho thấy trong tổng số gần 38 triệu lao động của Việt Nam thì 65% làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, 10% làm việc trong các ngành công nghiệp và 25% làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, việc mỗi năm Việt Nam tăng thêm khoảng 1,7 triệu lao động (chưa kể số lao động dôi ra và lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp) đã gây ra một sức ép rất lớn về việc làm đối với nền kinh tế. Dự báo ngành công nghiệp chỉ có thể thu hút được tối đa 0,7 triệu lao động mỗi năm, còn lại 0,9 triệu là do khu vực dịch vụ. Nhưng với tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ như hiện nay thì mỗi năm cũng chỉ thu hút thêm được 0,5 triệu lao động trong tổng số 0,9 triệu lao động. Rõ ràng, ngành dịch vụ của Việt Nam đang thực sự tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế quốc dân, nhưng so với sức ép việc làm hiện nay thì việc thu hút lao động của ngành dịch vụ như trên là chưa thoả đáng.
Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn thứ hai cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 có tỷ trọng lao động dịch vụ trong tổng số lao động toàn thành phố là 49,3%%. Con số này chứng tỏ rằng, ngành dịch vụ Hà Nội đang đóng góp rất lớn vào giải quyết việc làm của thành phố.
2.3.2. Vai trò của ngành dịch vụ Hà Nội đối với sự phát triển của các ngành sản xuất ở Hà Nội
Ngày nay, vai trò của dịch vụ trong tăng trưởng ngày càng lớn. Dịch vụ từ chỗ phát triển sau công nghiệp và nông nghiệp đã chuyển thành khu vực cùng phát triển đồng thời với công nghiệp và nông nghiệp. Ngành dịch vụ không còn đơn thuần chỉ phụ thuộc vào ngành sản xuất mà nó phát triển có tính chất độc lập, đôi khi đi trước làm tiền đề, tạo điều kiện để các ngành sản xuất phát triển. Người ta đã thống kê rằng để sản xuất ra một thành phẩm có giá trị 100 đồng, 10 đồng phải chi cho dịch vụ vận tải, 10 đồng cho dịch vụ viễn thông, 10 đồng cho dịch vụ quảng cáo, 30 đồng cho các dịch vụ liên quan tới sản xuất, chỉ có 20 đồng cho nguyên vật liệu và còn lại là các chi phí khác như tiền lương, quản lý v.v. Như vậy, các ngành sản xuất ngày càng cần đến nhiều dịch vụ hơn. Đối với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, ngành dịch vụ đã có hỗ trợ rất đắc lực cho sự phát triển kinh tế, nhưng mức độ hỗ trợ còn chưa được như mong muốn và đôi khi còn cản trở, làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất. Các điều tra đã chỉ ra rằng nhiều ngành dịch vụ đang là nguyên nhân làm cho các ngành sản xuất kém tính cạnh tranh. Các chi phí cao về dịch vụ vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển), viễn thông, phí và lệ phí hải quản, hàng hải, hàng không, kho bãi có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất và sức cạnh tranh đặc biệt là các sản phẩm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu như: phân bón; sản phẩm nhựa; sản phẩm dệt - may; giầy, dép; hàng tiêu dùng cao cấp,... Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, chi phí vận tải ở Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực. Cụ thể là cước viễn thông quốc tế của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực từ 30-50% (so với Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philipine và Singapore), chi phí vận tải cao hơn từ 10-30% (so với Malaysia, Indonesia, và Singapore)...
2.3.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội trong thời gian tới
Mặc dù cả 3 lĩnh vực kinh tế của Hà Nội (công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp) có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, tuy nhiên tỷ trọng giá trị công nghiệp trong tổng GDP của Hà Nội liên tục tăng trong khi giá trị dịch vụ và nông nghiệp liên tục giảm. Nói cách khác, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội đang diễn ra theo hướng: công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp.
Bước sang giai đoạn đổi mới, công nghiệp Hà Nội phát triển theo hướng mở rộng, đó là do mật độ đầu tư tập trung cao ở một số ngành công nghiệp, đặc biệt là thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực công nghiệp. Sự mở rộng sản xuất đã thúc đẩy giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, đạt 14,5%/năm, có những ngành tăng trên 20%/năm.
Hơn nữa, do sản phẩm công nghiệp mang tính vật thể nên có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất trong một thời gian và sau đó phân phối cho các thị trường khác nhau, trong khi các sản phẩm dịch vụ lại được tiêu dùng đồng thời với quá trình sản xuất, không lưu giữ được ở trong kho và không thể chờ đợi điều kiện thuận lợi rồi mới đưa vào thị trường tiêu thụ. Do đó không thể mở rộng quy mô, đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ trong một thời gian ngắn vì còn phụ thuộc rất lớn vào các kênh tiêu thụ.
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng ý nghĩa 1% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và ngành dịch vụ rất khác nhau về mặt chất lượng tăng trưởng. Trong giá trị tăng thêm của nhiều ngành công nghiệp, tỷ trọng của hao phí vật chất (lao động quá khứ) thường khá lớn, khoảng 50-60%, thậm chí có những ngành như may mặc đến trên 70%, trong khi đó các chỉ tiêu tương ứng đối với các ngành dịch vụ lại thường chỉ 30-40%, có khi còn thấp hơn nhiều. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật vồn có này vừa phản ánh chất lượng tăng trưởng khác nhau đối với các con số thể hiện tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm của các lĩnh vực.
Trong những năm gần đây, mặc dầu có xu hướng giảm sút cả về tỷ trọng nhưng tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ khá cao và ổn định dẫn đến tỷ trọng giá trị khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị GDP của Hà Nội. Cơ cấu dịch vụ phát triển từng bước hợp lý hơn theo hướng phát triển mạnh các dịch vụ có tính hạ tầng cơ sở như giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ; các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính - ngân hàng, bưu chính – viễn thông, du lịch; và các dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế như dịch vụ hội nghị, hội thảo quốc tế.
Kết hợp với các yếu tố khác như: Một là, nền kinh tế Hà Nội đang hướng nhanh tới nền kinh tế tri thức bằng việc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi dịch vụ phải phát triển đồng bộ tạo thành một hệ thống tổng thể đáp ứng như cầu sản xuất hiện đại và đời sống xã hội; Hai là, các thị trường dịch vụ của Hà Nội như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, lao động, bảo hiểm, khoa học công nghệ, thông tin- tư vấn, dịch vụ đô thị chất lượng cao,... đã hình thành và đang phát triển tương đối mạnh; Ba là, Hà Nội là một thị trường tiêu thụ dịch vụ lớn với đông người có trình độ văn hoá và thu nhập cao. Hơn nữa, Hà Nội còn có vai trò là một trung tâm dịch vụ phía Bắc; Bốn là, trong quá trình thúc đẩy xã hội hoá trong hoạt động dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế, dịch vụ Hà Nội sẽ thu hút được vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và nước ngoài, có thể kết luận rằng, Hà Nội đã hội tụ đủ cả những nguồn lực hữu hình (vật thể) và những nguồn lực vô hình (phi vật thể), đó là tài nguyên thiên nhiên đa dạng, sự thuận lợi về vị trí địa lý, sự ổn định về chính trị-xã hội, tài nguyên văn hoá, lịch sử truyền thống và đặc biệt là tư chất của con người Thủ đô ; các nguồn lực bên trong và các nguồn lực bên ngoài ; nguồn lực của quá khứ và nguồn lực của hiện tại; nguồn lực được nhân lên gấp bội với vai trò, vị thế của Thủ đô để phát triển mạnh mẽ dịch vụ hơn nữa.
Như vậy, trong những năm tới, tỷ trọng giá trị công nghiệp trong GDP Hà Nội vẫn tăng và tỷ trọng giá trị dịch vụ giảm. Cơ cấu kinh tế Hà Nội, về mặt lượng, vẫn chuyển dịch theo hướng : Công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế này, về mặt chất, đang phát triển dịch vụ cả về chất và lượng, hướng tới một cơ cấu kinh tế bền vững của Hà Nội trong dài hạn đó là: Dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp.
2.4. Đánh giá chung những kết quả đạt được, hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển các ngành dịch vụ
2.4.1 Đánh giá chung về những thành tựu, kết quả đã đạt được và nguyên nhân của chúng trong phát triển dịch vụ ở Hà Nội
2.4.1.1 Những thành tựu, kết quả đã đạt được
- Sự phát triển bước đầu ngành dịch vụ Thủ đô với chủng loại dịch vụ ngày càng đa dạng; từng bước đưa hoạt động dịch vụ thoát khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ; xuất hiện một số loại hình dịch vụ mới. Chủng loại dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
- Cơ cấu các ngành, tiểu ngành dịch vụ ở Hà Nội đang từng bước chuyển dịch hợp lý. Đó là sự phát triển của ngành dịch vụ hạ tầng cơ sở, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và các ngành dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành, tiểu ngành dịch vụ này cho phép Hà Nội nâng cao hiệu quả trong đầu tư sản xuất và cung ứng dịch vụ, từng bước đưa Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế – chính chị – giao dịch lớn của cả nước.
- Chất lượng các ngành, tiểu ngành dịch vụ ở Hà Nội ngày càng được nâng cao theo hướng văn minh của các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngày càng nhiều ngành, tiểu ngành dịch vụ được sản xuất và cung ứng trên dây truyền công nghệ hiện đại với sự tham gia của đội ngũ lao động có tính chuyên nghiệp cao, thái độ phục vụ tốt. Một số dịch vụ được quản lý theo tiêu chuẩn ISO (quốc tế).
- Vai trò và hiệu quả hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ ở Hà Nội ngày càng được nâng cao. Điều này được thể hiện qua đóng góp giá trị gia tăng của lĩnh vực dịch vụ trong giá trị GDP của Hà Nội ngày càng cao.. Hơn nữa, sự mở rộng sản xuất và cung ứng dịch vụ còn có vai trò tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.
2.4.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu, kết quả đã đạt được
Những thành tựu trong phát triển dịch vụ trong suốt 20 năm qua ở Hà Nội có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan. Tựu chung lại bao gồm một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trước hết đây là thành quả của đổi mới; có đổi mới tư duy và cơ chế kinh tế. Nhận thức của các nhà quản lý và nhân dân về vai trò dịch vụ trong đời sống kinh tế xã hội ngày càng được nâng cao. Cơ chế chính sách thông thoáng hơn cho phép thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong sản xuất và tiêu dùng dịch vụ. Hơn nữa, sự nâng cao nhận thức còn làm thay đổi quan điểm, cách nhìn của xã hội đối với một số loại hình dịch vụ được coi là không tốt, không phù hợp trong cơ chế kinh tế tập trung và chưa hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ.
- Khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ ngày càng được hoàn thiện. Nói cách khác, hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ đang diễn ra trong môi trường pháp lý thuận lợi, tương đối ổn định. Hơn nữa, khung pháp lý ngày càng được cụ thể hoá bằng các quy định, tiêu chuẩn cụ thể đo lường về khối lượng, chất lượng dịch vụ.
- Thành phố đã lựa chọn, xác định đúng đắn những ngành, tiểu ngành dịch vụ có vai trò quan trọng đến phát triển sản xuất và đáp ứng đời sống xã hội, khai thác hiệu quả những lợi thế của Thủ đô để từ đó đầu tư nguồn lực phát triển đi trước một bước, tạo nền tảng, cơ sở cho sự phát triển toàn bộ lĩnh vực dịch vụ.
- Công tác quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội ở Hà Nội ngày càng hoàn thiện. Điều này đã tạo ra sự phối hợp phát triển nhịp nhàng giữa các ngành, tiểu ngành dịch vụ; sự phối hợp hiệu quả giữa Trung ương với Hà Nội; và giữa Hà Nội với các cả nước trong phát triển dịch vụ.
- Hà Nội là một thủ đô, nơi hội tụ các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, nơi đặt chân đầu tiên của khách du lịch, các doanh nhân nước ngoài. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại, phân công lao động ngày càng diễn ra sâu sắc, mức thu nhập người dân Hà Nội ngày càng nâng cao đã kích thích nhu cầu tiêu dùng dịch vụ nói chung, một số loại hình dịch vụ chất lượng cao ngang tầm thế giới nói riêng.
2.4.2. Những khó khăn trong phát triển khu vực dịch vụ
2.4.2.1 Những hạn chế, khó khăn chung
- Tốc độ tăng trưởng chung của lĩnh vực dịch vụ ở Hà Nội còn thấp, hiện đang thấp hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Tốc độ tăng trưởng thấp đã không kích thích mạnh mẽ sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, do đó không kích thích sự phát triển chính lĩnh vực dịch vụ. Điều đáng lưu ý là, một số ngành, tiểu ngành dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế phát triển như dịch vụ tư vấn sản xuất kinh doanh, dịch vụ hội thảo, hội nghị, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch tốc độ tăng trưởng còn thấp, thậm chí còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của lĩnh vực dịch vụ, chưa đóng vai trò dẫn dắt các ngành, tiểu ngành dịch vụ khác phát triển
- Quy mô các ngành, tiểu ngành dịch vụ ở Hà Nội còn nhỏ, còn manh mún. Hà Nội chưa phát triển một hệ thống đồng bộ các thị trường dịch vụ như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ,.... Đặc biệt, quy mô một số ngành, tiểu ngành dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế sản xuất để xuất khẩu tại chỗ cho các địa phương cả nước và quốc tế còn nhỏ. Sự kém đa dạng về chủng loại và phát triển mang tính cục bộ của các ngành, tiểu ngành dịch vụ đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh, chất lượng và trình độ sản xuất và cung ứng dịch vụ.
- Cơ cấu ngành, tiểu ngành trong lĩnh vực dịch vụ còn chưa hợp lý; xu hướng chuyển dịch tới một cơ cấu các ngành dịch vụ hợp lý, phát triển bền vững còn chậm. Các ngành, tiểu ngành dịch vụ có tính hạ tầng cơ sở như dịch vụ tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ tư vấn hỗ trợ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng giá trị còn thấp trong tổng giá trị dịch vụ, chưa tương xứng với vai trò tạo nền tảng, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Hoạt động của các ngành, tiểu ngành dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế như dịch vụ hội nghị, hội thảo quốc tế, dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hoá thể thao chưa khai thác hết lợi thế, tỷ trọng giá trị trong trong tổng giá trị dịch vụ còn thấp.
- Chất lượng của phần lớn các loại hình dịch vụ ở Hà Nội mới chỉ ở mức trung bình và thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới trong khi giá cả dịch vụ lại cao đã làm giảm tính cạnh tranh của dịch vụ. Nhu cầu về dịch vụ chất lượng cao ngang tầm thế giới của những người có thu nhập cao ở Hà Nội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển dịch vụ chất lượng cao chưa mạnh mẽ. Chất lượng dịch vụ chưa cao trong khi giá cao và với xu hướng mở cửa thị trường dịch vụ làm giảm sức cạnh tranh dịch vụ của Hà Nội, gây ra nguy cơ có thể mất thị trường dịch vụ ngay trên địa bàn Hà Nội.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật để sản xuất và cung ứng dịch vụ còn chưa phát triển đồng bộ, ở mức trung bình và kém. Nguồn vốn huy động cho đầu tư hạ tầng cơ sở phát triển dịch vụ không những thiếu mà còn diễn ra tràn lan, hiệu quả thấp. Hơn nữa, sự phối hợp trong quy hoạch, đầu tư hạ tầng cơ sở cho phát triển dịch vụ giữa Trung ương với Hà Nội, giữa Hà Nội với các địa phương chưa đạt hiệu quả cao đã gây ra những sự chống chéo, lãng phí trong đầu tư. Cơ cấu đầu tư cho từng ngành dịch vụ chưa hợp lý, một số ngành dịch vụ Hà Nội có lợi thế phát triển thì lại được đầu tư ít trong khi những ngành khác không có lợi thế lại được đầu tư nhiều.
- Mặc dù Hà Nội có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao nhưng trình độ chuyên môn trong sản xuất và cung ứng dịch vụ lại chưa cao. Trình độ ngoại ngữ, tin học của lực lượng lao động trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng và người dân Thủ đô nói chung còn kém. Đặc biệt, thái độ phục vụ của lực lượng lao động trực tiếp sản xuất và cung ứng dịch vụ chưa cao trong khi chưa có những tiêu chuẩn, quy định về thái độ phục vụ cho từng ngành.
- Nhà nước vẫn chưa cụ thể hoá các văn bản pháp luật thành hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn đo lường đơn vị khối lượng, đánh giá chất lượng dịch vụ. Hơn nữa, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng, giá cả dịch vụ chưa mang tính thường xuyên, thiếu chặt chẽ, còn bỏ mặc cho sự điều tiết của thị trường.
- Hà Nội chưa tiến hành lựa chọn một nhóm ngành, tiểu ngành dịch vụ chủ lực, ưu tiên đầu tư nguồn lực phát triển trước một bước nhằm tạo nền tảng, cơ sở cho sự phát triển các ngành, tiểu ngành khác. Chủng loại các tiểu ngành trong tổng thể từng ngành dịch vụ chưa phát triển đa dạng, phong phú.
Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn
- Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với những quan điểm, nhận thức không đúng về vai trò của dịch vụ trong khi thời gian chuyển đổi cơ chế kinh tế sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước chưa dài nên sự phát triển các ngành, tiểu ngành dịch vụ ở Hà Nội không thể tránh khỏi sự phát triển manh mún, quy mô nhỏ trong khi sự phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Hà Nội cũng cần một thời gian.
- Công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ở Hà Nội, đặc biệt là trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mới chỉ trú trọng đến phát triển lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp chưa có sự quan tâm đúng đắn đến phát triển lĩnh vực dịch vụ. Kết quả là, nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là mặt bằng, không gian cho phát triển dịch vụ bị hạn chế, các ngành dịch vụ phải chia sẻ với nhau không gian chật hẹp. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, tốc độ phát triển lĩnh vực dịch vụ.
- Cơ chế, chính sách của nhà nước thúc đẩy quá trình xã hội hoá nguồn lực cả đầu vào và đầu ra trong phát triển dịch vụ còn chưa cụ thể, rõ nét. Đặc biệt lộ trình mở cửa cho từng ngành, tiểu ngành dịch vụ chưa được xây dựng cụ thể. Những điều này đã làm hạn chế chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ đội ngũ lao động trong lĩnh vực dịch vụ.
- Các cơ quan quản lý nhà nước hiện đang vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa trực tiếp tham gia sản xuất và cung ứng dịch vụ. Điều này đã tạo ra hiện tượng ’’vừa đá bóng vừa thổi còi’’, giảm hiệu quả, tạo ra những tiêu cực trong sản xuất và cung ứng dịch vụ.
- Tình trạng độc quyền vẫn diễn ra ở một số ngành, tiểu ngành dịch vụ, đó là sự chi phối về cung cấp dịch vụ của một số đơn vị, tổng công ty lớn của Nhà nước. Điều này làm hạn chế sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong sản xuất và cung ứng dịch vụ, không tạo lập được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trong việc nâng cao chất lượng, giảm giá dịch vụ.
- Công tác phối kết hợp giữa các tỉnh, thành phố lân cận với Hà Nội, giữa Hà Nội với Trung ương trong quy hoạch phát triển dịch vụ còn yếu, chưa tạo ra được những kế hoạch hành động chung. Điều này đã hạn chế khả năng xuất khẩu dịch vụ tại chỗ của Hà Nội, gây ra sự cạnh tranh không cần thiết, hạn chế khả năng và sự phát huy những gì sẵn có, những tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội và trong vùng kinh tế Bắc Bộ.
- Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường bên cạnh sự hạn chế trong quản lý nhà nước nên nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà không quan tâm tới luật pháp và những vấn đề kinh tế – xã hội khác, do đó tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh và vi phạm pháp luật vẫn thường xuyên xảy ra.
- Khung pháp lý của nhà nước về lĩnh vực dịch vụ k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20382.doc