MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 4
1.1. Khái niệm, phân loại chất thải rắn (CTR) 4
1.1.1. Khái niệm CTR 4
1.1.2. Phân loại CTR 4
1.1.3. Tác hại của CTR 5
1.2. Quản lý CTR 7
1.2.1. Hệ thống thu gom 7
1.2.1.2. Các loại dịch vụ thu gom CTR 8
1.2.2. Hệ thống vận chuyển 9
1.2.2.1. Hệ thống trung chuyển 9
1.2.2.2. Phương tiện vận chuyển 10
1.2.3. Xử lý CTR 10
1.2.3.1. Xử lý CTR bằng phương pháp cơ học 11
1.2.3.2. Xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp: 11
1.2.3.3. Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học làm phân compost 12
1.2.3.4. Xử lý CTR bằng phương pháp thiêu đốt 13
1.3. Kinh nghiệm quản lý CTR ở một số nước trên thế giới 17
1.3.1. Tình hình chung trên thế giới 17
1.3.1.1. Phát sinh CTR ở Châu Á 18
1.3.1.2. Thành phần CTR đô thị 19
1.3.1.3. Tiêu hủy chất thải 20
1.3.2. Tình hình xử lý CTR ở một số nước. 21
1.3.2.1. Singapo 21
1.3.2.2. Thái Lan 22
1.3.2.3. Công nghệ xử lý chất thải làm phân bón ở một số nước 22
1.4. Kinh nghiệm quản lý CTR ở Việt Nam: 26
1.4.1. Thu gom, vận chuyển 26
1.4.2.1. Một số công nghệ xử lý chất thải được sử dụng ở Việt Nam 27
1.4.2.2. Đánh giá chung về công nghệ xử lý chất thải xử dụng ở Việt Nam: 28
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30
2.1. Tổng quan về quận Hoàng Mai 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
2.1.2. Tình hình kinh tế 31
2.1.3. Tình hình văn hóa – xã hội 33
2.2. Hiện trạng môi trường quận Hoàng Mai 33
2.2.1. Môi trường đất 34
2.2.2. Môi trường nước 34
2.2.3. Môi trường không khí 35
2.2.4. Rác thải 35
2.3. Hiện trạng quản lý CTR ở quận Hoàng Mai 37
2.3.1. Thu gom, vận chuyển 37
2.3.1.1. Quy trình công nghệ xúc rác tại các bể rác, xúc rác vào các thùng chứa 37
2.3.1.2. Quy trình công nghệ vận hành hệ thống chuyên dụng thu gom rác lên ô tô 38
2.3.1.3. Khối lượng CTR thu gom, vận chuyển trên địa bàn quận Hoàng Mai 38
2.3.1.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn 6 phường do Đội VSMT Hoàng Mai phụ trách 40
2.3.2. Xử lý 41
2.4. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn quận Hoàng Mai 41
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI 44
3.1. Biện pháp kỹ thuật 44
3.1.1. Khu chôn lấp hợp vệ sinh 44
3.1.2. Chế biến phân vi sinh (compost) 48
3.1.3. Xử lý chất thải có ứng dụng EM 50
3.2. Các biện pháp về mặt kinh tế, tài chính 51
3.2.1. Thu phí vệ sinh và hợp đồng dịch vụ VSMT 51
3.2.2. Trang bị cơ sở vật chất 52
3.3. Nâng cao chất lượng các phương pháp thủ công 52
3.3.1. Khâu thu gom rác thủ công 52
3.3.2. Công tác thu gom vận chuyển chất thải phế thải xây dựng (PTXD) 53
3.3.3. Phân loại rác tại nguồn 54
3.4. Các biện pháp về mặt quản lý và chính sách 56
3.4.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách 56
3.4.2. Công tác kiểm tra, giám sát 57
3.4.3. Về quản lý 58
3.4.4. Nâng cao nhận thức cộng đồng 59
3.4.5. Biện pháp tuyên truyền vận động kiểm tra xử lý 60
3.5. Một số khó khăn vướng mắc và kiến nghị đề xuất 61
KẾT LUẬN 64
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3745 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể sẽ có nhiều điện năng hơn được sản xuất từ chất thải, bớt nhu cầu sử dụng các nhiên liệu hoá thạch, giảm phát thải khí nhà kính. Tăng hiệu quả sản xuất điện cũng có thể làm giảm chi phí vận hành.
Phương pháp khí hoá có thể mang lại hiệu quả cao, đặc biệt khi khí được đốt trong tuabin. Các công nghệ đốt khí tổng hợp được cải tiến từ các tuabin khí mà trước đây được thiết kế chỉ để đốt khí thiên nhiên. Hiệu suất của các tuabin được thiết kế đặc biệt để đốt khí tổng hợp có giá trị nhiệt thấp có thể đạt được ở mức cao hơn.
Kinh nghiệm quản lý CTR ở Việt Nam:
Thu gom, vận chuyển
Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt tính trung bình cho cả nước chỉ tăng từ 65-71% ( giai đoạn từ 2000 - 2003). Ở các thành phố lớn hơn thì tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cũng cao hơn, và trong năm 2003 tỷ lệ này dao động từ mức thấp nhất là 45% ở Long An đến mức cao nhất là 95% ở thành phố Huế. Tính trung bình, các thành phố có dân số lớn hơn 500.000 dân có tỷ lệ thu gom đạt 76% trong khi đó tỷ lệ này lại giảm xuống còn 70% ở các thành phố có số dân từ 100.000 - 350.000 người. Ở các vùng nông thôn, tỷ lệ thu gom rất thấp. Do xa xôi và các dịch vụ thu gom không đến được các vùng nông thôn nên chỉ có khoảng 20% nhóm các hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất ở các vùng nông thôn được thu gom rác. Ở các vùng đô thị, dịch vụ thu gom chất thải thường cũng chưa cung cấp được cho các khu định cư, các khu nhà ở tạm và ngoại ô thành phố là nơi sinh sống chủ yếu của các hộ dân có thu nhập thấp. Nhiều sáng kiến mới đang được thực hiện nhằm khắc phục tình trạng thiếu các dịch vụ thu gom chất thải sinh hoạt.
Lượng chất thải rắn thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thành.
Xử lý
Phần lớn các đô thị, khu đô thị đều chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình. Bên cạnh đó, các loại chất thải nguy hại không được phân loại riêng mà trộn chung với những chất thải sinh hoạt, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước, không khí...
Hiện tại, công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam khá đa dạng, tùy theo đặc điểm đô thị mà mỗi đô thị áp dụng những công nghệ xử lý riêng. Công nghệ xử lý rác thải rắn theo kiểu xử lý cuối đường ống, chôn lấp, chế biến rác thành phân vi sinh và sản phẩm nhựa được khá nhiều đô thị áp dụng. Đó là Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (TP. Vinh - Nghệ An) sử dụng công nghệ Seraphin có công suất từ 80 - 150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP. Huế - Thừa Thiên Huế) áp dụng công nghệ ASC, công suất 80 - 150 tấn/ngày, trong đó 85 - 90% rác thải được chế biến và tái chế, 10 - 15% rác thải chôn lấp, không phát sinh nước rỉ rác.
Ngoài ra, một số đô thị còn áp dụng công nghệ lò đốt chất thải y tế, chất thải công nghiệp nguy hại. Lò đốt CEETIA - CN 150 tại Bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) công suất 150kg/h, có buồng đốt đa cấp, hạ nhiệt độ khói thải nhanh trước khi thải qua ống khói để tránh dioxin/furan tái sinh, xử lý khói đa cấp, vận hành tự động hoặc bán tự động. Một số đô thị có mức độ công nghiệp cao còn áp dụng công nghệ xử lý bụi trong khí thải (lọc bụi) như công nghệ Xiclon, công nghệ lọc bụi tĩnh điện (ESP) ở Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Công nghệ xử lý nước rác của các bãi chôn lấp rác, công nghệ xử lý nước thải tập trung của các đô thị, khu công nghiệp và công nghệ xử lý khí thải SO2 công nghiệp cũng được áp dụng.
Công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam thường là tự thiết kế và chế tạo nhưng đã tập hợp tương đối đầy đủ các loại hình có tính phổ biến để xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải đô thị. Trình độ công nghệ đã đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Đặc biệt, giá giảm so với giá của công nghệ ngoại nhập. Tuy nhiên, việc sản xuất thiết bị, công nghệ còn ở tình trạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo công nghệ môi trường hàng loạt hoặc sản xuất trên dây chuyền công nghiệp. Thị trường công nghệ môi trường nội địa chưa được hình thành cho dù hiện tại đang có nhu cầu. Vốn đầu tư cho môi trường ở nước ta còn rất hạn chế. Khả năng cung thì có nhưng chưa có sản phẩm công nghiệp và thương hiệu để bán. Chưa có đội ngũ các nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường. Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu.
Một số công nghệ xử lý chất thải được sử dụng ở Việt Nam
Chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam từ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường kết hợp với xử lý ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố chủ chốt. Ngoài công tác nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các công nghệ xử lý chất thải là một trong những hướng phát triển ưu tiên hàng đầu kết hợp với các công nghệ thân môi trường tạo đà cho phát triển bền vững. Dưới đây là một số công nghệ xử lý chất thải rắn được áp dụng ở Việt Nam
Công nghệ Dano System
Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Nhà máy phân hữu cơ, Cầu Diễn Hà Nội
Công nghệ Seraphin
Công nghệ ASC
Đánh giá chung về công nghệ xử lý chất thải xử dụng ở Việt Nam:
Một số công nghệ xử lý chất thải được áp dụng tại Việt Nam kể cả trong nước và nước ngoài đã giải quyết được một phần nhu cầu xử lý chất thải trước tình hình phát sinh chất thải gia tăng trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, nhất là một lượng lớn CTRĐT đang có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Một số công nghệ được nhập từ nước ngoài về, thiết bị nặng nề, khó chế tạo trong nước, đặc biệt là các hệ thống máy nghiền, xích băng tải và các vòng bi lớn. Tiêu thụ điện năng cho hệ thống rất lớn làm cho giá thành sản phẩm cao.
Công nghệ do Việt Nam tự chế tạo đã đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Qua áp dụng 2 công nghệ xử lý rác thải đô thị Seraphin và ASC đã cho hiệu quả xử lý vượt trội so với công nghệ của nước ngoài, chúng ta có thể tự vận hành và bảo dưỡng các thiết bị do Việt Nam tự chế tạo ở điều kiện trong nước. Công nghệ xử lý rác thải do Việt nam tự thiết kế, chế tạo có giá chỉ bằng từ 1/2 đến 2/3 giá của công nghệ nhập ngoại.
Mặc dù công nghệ Seraphin đã chứng minh được những ưu điểm nổi trội, song trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng cũng đã nảy sinh một số hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện. Cụ thể, để làm được phân compost từ rác, phải có diện tích nhà xưởng, hầm ủ lớn, vì thời gian ủ mùn hữu cơ kéo dài có thể tới 30 ngày, dẫn đến chi phí xây dựng cơ bản lớn. Để khắc phục vấn đề này, cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các thế hệ thiết bị ủ phân compost theo phương pháp ủ hiếu khí có đảo trộn và tạo môi trường tích cực cho vi sinh vật phân huỷ phát triển nhằm rút ngắn thời gian ủ mùn hữu cơ. Mặt khác, khả năng tiêu thụ phân bón compost còn phụ thuộc vào đặc điểm địa hình và tập quán canh tác của mỗi địa phương, cần có chính sách hỗ trợ đối với việc tiêu thụ phân compost.
Về tình trạng sản xuất thiết bị, công nghệ: Việc sản xuất các thiết bị, máy móc hiện nay còn ở tình trạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo hàng loạt hay trên quy mô công nghiệp, phần lớn là do các Viện, các Trung tâm, các Công ty tư vấn thiết kế chế tạo theo các hợp đồng cụ thể, chưa có các hãng sản xuất chuyên nghiệp và thương hiệu cho công nghệ môi trường Việt Nam.
Một số khó khăn chung trong phát triển công nghệ môi trường:
- Ở nước ta vẫn chưa hình thành thị trường công nghệ môi trường nội địa: Nhu cầu thì có, nhưng để thực hiện nhu cầu cần phải có vốn. Vốn đầu tư cho công nghệ môi trường ở nước ta còn rất hạn chế. Khả năng cung thì có, nhưng chưa có sản phẩm công nghiệp và thương hiệu để bán;
- Chưa có các nhà tư bản đầu tư sản xuất kinh doanh về thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường;
- Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và còn thiếu, đặc biệt là chuyên gia chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm;
- Chế tài chuyển giao công nghệ (đối với các công nghệ mới do cá nhân/đơn vị nghiên cứu, tư vấn đã nghiên cứu thành công) cho các nhà sản xuất kinh doanh công nghệ môi trường chưa được hoàn thiện.
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về quận Hoàng Mai
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí: Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội.
- Phạm vi, ranh giới:
Khu vực quy hoạch nằm trong ranh giới hành chính quận Hoàng Mai, có tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng.
+ Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân.
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.
+ Phía Đông giáp Sông hồng.
- Quy mô đất đai:
Tổng diện tích trong ranh giới hành chính quận khoảng: 4,104,1 ha, gồm 2 khu vực:
+ Khu vực trong đê là khu vực phát triển đô thị, có diện tích đất khoảng: 3034,47 ha.
+ Khu vực ngoài đê có diện tích đất khoảng 1069,63 ha, bao gồm Sông Hồng, bãi sông, làng xóm, dân cư và các cơ quan, đơn vị hiện đang sử dụng.
- Quy mô dân số: Dự kiến theo quy hoạch đến năm 2020 đạt khoảng 250.000 người. Trong đó:
+ Dân số vùng trong đê khoảng 243.000 người.
+ Dân số vùng ngoài đê khoảng 7.000 người.
Quận Hoàng Mai có đường giao thông thủy trên sông Hồng. Quận có các đường giao thông quan trọng đi qua gồm : Quốc lộ 1A,1B, đường vành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5.
Đơn vị hành chính: Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ.
2.1.2. Tình hình kinh tế
- Cùng với tăng trưởng kinh tế của Thủ đô, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp quận Hoàng Mai cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm vừa qua và tăng đều ở các loại hình doanh nghiệp. Trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn đã tăng cao như: chế biến thực phẩm, sản xuất trang phục, thuộc da, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy… Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn có thị trường tiêu thụ tốt, sản phẩm được xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã được đầu tư mở rộng sản xuất để tăng giá trị sản xuất và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Cơ cấu kinh tế chung trên toàn quận năm 2004-2005 đã thể hiện rõ rệt sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng CN - TTCN - XD và Thương mại - Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp. (Tỷ trọng giá trị sản xuất do quận quản lý năm 2004: CN-TTCN-XD 55,18%, TM - DV 37,62%, NN 7,2% và năm 2005 là: CN-TTCN-XD 55,9%, TM-DV 38,8%, NN 6,3%). Tăng tỉ trọng TMDV hơn CN-TTCN là xu thế hợp lý trong thời gian tới.
- Trên địa bàn quận hiện có khoảng 1.700 doanh nghiệp và hơn 700 đại lý của các doanh nghiệp ở địa phương khác có đăng ký trên địa bàn quận. Quận đã thành lập Hội doanh nghiệp quận Hoàng Mai với gần 50 doanh nghiệp tham gia.
- Trong những năm vừa qua, thương mại dịch vụ của quận cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt, doanh số bán ra lớn và thu hút nhiều lao động tham gia. Quận đặc biệt phát triển các loại hình dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch và vận tải. Giai đoạn 2006 - 2010, quận Hoàng Mai sẽ phát huy được lợi thế nằm ở cửa ngõ thủ đô, luân chuyển một khối lượng hàng hóa lớn, kéo theo sự gia tăng các loại hình thương mại dịch vụ cả về chất và lượng.
- Hiện tại, hệ thống chợ của quận gồm 3 chợ có ban quản lý, còn lại các chợ do phường quản lý, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của nhân dân. Các chợ có ban quản lý đều được sắp xếp quy củ, đảm bảo nhu cầu kinh doanh ổn định của các hộ tiểu thương. Quận chưa có nhiều các cơ sở thương mại dịch vụ được tổ chức theo mô hình hiện đại như trung tâm thương mại, trung tâm bán buôn, siêu thị,… Nhưng trong thời gian tới do tốc độ đô thị hóa nhanh, các khu đô thị mới mọc lên sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư lập dự án xây dựng các trung tâm thương mại lớn.
- Vùng nông nghiệp của quận đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho thành phố đặc biệt là thủy sản, rau an toàn, hoa, cây cảnh… Tuy còn gặp nhiều khó khăn về công nghệ, đầu tư và phát triển thị trường nhưng quận có nhiều lợi thế: đất đai màu mỡ, diện tích mặt nước lớn, trình độ canh tác tốt,…
Xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực sẽ khắc phục được những khó khăn, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của quận. Nông nghiệp giảm tỉ trọng nhưng chuyển hướng dần sang nông nghiệp đô thị sinh thái chú trọng vào các loại nông sản có giá trị kinh tế cao, kết hợp nông nghiệp sạch với du lịch sinh thái và gia tăng dịch vụ. Công nghiệp sẽ hướng vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lượng phù hợp với tiềm năng thế mạnh của quận (các dịch vụ về tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, các dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ giáo dục - đào tạo, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ thông tin liên lạc).
2.1.3. Tình hình văn hóa – xã hội
Về văn hoá - giáo dục - xã hội: Người dân quận Hoàng Mai có truyền thống yêu nước, cần cù, hiếu học, lao động sáng tạo và nếp sống thanh lịch. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc nhiều thế hệ đã có đóng góp xứng đáng mà tên tuổi còn lưu danh mãi tới hôm nay như: Trịnh Đình Ngoạn, Bùi Xương Trạch, Nguyễn Công Thể, Nguyễn Văn Siêu..
Về giáo dục, các trường học từ Tiểu học đến Trung học cơ sở, THPT đã được xây dựng kiên cố đủ đáp ứng nhu cầu học tập, một số trường đã đạt Chuẩn Quốc gia như mầm non Yên Sở, mầm non thực hành Linh Đàm.. Một số trường của Quận đang trong kế hoạch tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị giáo dục để phấn đấu đạt Chuẩn Quốc gia, tạo điều kiện tốt nhất để thế hệ trẻ Hoàng Mai học tập và phát triển. Hệ thống các trường dạy nghề của Quận cũng đã và đang phát triển góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho Quận và Thành phố.
Về xã hội: Đời sống mọi mặt của người dân ngày càng được nâng cao, trình độ dân trí tăng, tiện nghi ngày càng tiến bộ, các chính sách xã hội và quy chế dân chủ ở cơ sở được quán triệt và thực thi.
2.2. Hiện trạng môi trường quận Hoàng Mai
Tuy là một quận còn mới nhưng Hoàng Mai cũng đang gặp phải những vấn đề bức xúc về môi trường.
2.2.1. Môi trường đất
Hiện nay quận Hoàng Mai đang trong quá trình quy hoạch nhà ở, các khu đôi thị và cơ sở hạ tầng nên ảnh hưởng đến môi trường đất.
2.2.2. Môi trường nước
Hà Nội hiện có 4 con sông là sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét. Gọi là sông nhưng thực chất hiện nay chúng chỉ là những cống thoát nước lớn, nước đen ngàu, cáu bẩn và bốc mùi hôi thối. Thậm chí khi đi qua người dân còn ói mửa nhiều lần vì mùi rác thải bốc lên. Có những đoạn sông Lừ chảy qua quận Hoàng Mai không những nước sông đen đặc mà kèm theo đó còn là những chất thải khác nổi lềnh bềnh trên mặt sông. Khi ngang qua các con sông này các bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng, tự hỏi về một con sông Tô Lịch năm nào, nay đã thay thế bằng một màu đen với rác nổi lềnh bềnh và một mùi khó chịu. Tình trạng ngập lụt không còn là chuyện lạ đối với người dân nơi đây. Chỉ cần một cơn mưa không lớn cũng có thể gây ngập. Điển hình là trận mưa dài lịch sử ở Hà nội mới đây, hường Tân Mai, quận Hoàng Mai là một trong những khu vực ngập lụt nặng nhất. Vấn đề quan trọng còn là giải quyết tốt khâu vệ sinh môi trường ở khu vực bị ngập lụt vì nó rất dễ gây ra các bệnh truyền nhiễm và ô nhiễm môi trường.
Khu công nghiệp Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai). Trong khu vực giữa các nhà máy, do hệ thống cống thoát nước kém, nên nước thải thường chảy dềnh lên đường, đọng thành vũng rất bẩn.
2.2.3. Môi trường không khí
Cũng như một số địa bạn khác trong khu vực Hà Nội, quận Hoàng Mai cũng đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí.
Theo kết quả quan trắc đáng tin cậy nhất những năm gần đây tại trạm khí tượng Láng (trung tâm khí tượng thuỷ văn đồng bằng Bắc Bộ), hàm lượng khí vượt tiêu chuẩn quy định ở mức 50microgram/m3. Đối với 4 chất khí còn lại là SO2, NO2, O3, CO chưa vượt tiêu chuẩn Việt Nam nhưng SO2 vượt tiêu chuẩn EU 20 microgram/m3. Lượng bụi ở Hà Nội luôn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7-2,2 lần, còn các khí còn lại ở mức xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép. Chính vì thế nhiều người dân ở Hà Nội bị mắc các bệnh về đường hô hấp, tỉ lệ hộ mắc bệnh ở Hà Nội là 72,6%. Trong đó, hộ có người mắc bệnh mạn tính chiếm 43%, cao nhất là ở quận Hoàng Mai, thấp nhất là quận Tây Hồ.
Quận Hoàng Mai có tỷ lệ mắc triệu chứng tắc mũi, chảy nước mũi, viêm họng cao nhất, thấp nhất là quận Hoàn Kiếm. Các bệnh về da liễu và mắt, quận Đống Đa mắc tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Tây Hồ. Quận Hoàng Mai cũng đứng đầu bảng về tỷ lệ hộ gia đình cao nhất có người phải nằm viện hoặc nghỉ việc để điều trị bệnh do ô nhiễm không khí (ÔNKK).
Theo bác sỹ Bùi Công Đức, một trong các tác giả nghiên cứu đề tài trên, chi phí khám chữa bệnh bình quân theo hộ gia đình trong năm qua từ 1.200.000 - 2.200.000 đồng. Chi phí này ở các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ là tương đương, còn ở quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân thì cao hơn.
Hơn nữa, sau khi thành lập một số quận mới thì các cụm công nghiệp lại ở ngay trung tâm quận mới, như quận Hoàng Mai. Các khu công nghiệp này cũng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí của quận. Quận cũng đang trong quá trình quy hoạch nhà ở, các khu đô thị và cơ sở hạ tầng nên gây ô nhiễm không khí.
2.2.4. Rác thải
Hiện nay, tình trạng rác thải trên địa bàn quận Hoàng Mai đang còn tồn tại nhiều bức xúc.
Điển hình là tình hình rác thải ở làng Triều Khúc, Tân Triều, Hoàng Mai, Hà Nội. Bên cạnh những ngôi nhà cao tầng ngất ngưởng, những tiện nghi gia đình sang trọng của làng Triều Khúc là không gian của long gà và long vịt bao phủ. Mức độ ô nhiễm đã đạt tới mức báo động, nhất là trong mùa dịch cúm gia cầm. Đất nông nghiệp bị bỏ hoang lãng phí, những con mương chứa nước ngập ngụa vì rác thải túi nilong và lông gia cầm. Khắp mọi nơi bị bao quanh với rác rưởi và phủ lên những lớp bụi từ lông gà lông vịt. Triều Khúc là một trong những làng nghề có nhiều nghề thủ công nhất hiện nay ở Hà Nội. Mỗi gia đình là một nghề khác nhau như: làm chỉ may vá, tái chế nhựa, nhuộm vải, làm chổi lông gà, làm cầu lông, làm chỉ vắt sổ, may máy, nhặt rác, thu mua phế liệu, dệt vải, tái chế đồ phế liệu sắt, đồng, ...
Không gian của lông gà, lông vịt.
Hơn nữa, khi quận Hoàng Mai được thành lập, Khu công nghiệp Hai bà Trưng và Khu công nghiệp Vĩnh Tuy nằm trên địa bàn quận nhưng chủ thể vẫn thuộc các quận, huyện cũ. Việc chưa kịp chuyển giao trách nhiệm quản lý khiến hai Khu công nghiệp gặp phải nhiều vấn đề: các hạng mục xây dựng dở dang, không có hệ thống thoát nước, rác thải ngập ứ…
Tại khu công nghiệp Vĩnh Tuy, các chất thải rắn bị đổ bừa xuống các bờ ruộng, không chỉ gây ô nhiễm mà còn có nguy cơ lấp cả ruộng.
2.3. Hiện trạng quản lý CTR ở quận Hoàng Mai
2.3.1. Thu gom, vận chuyển
Công việc thu gom CTR trên địa bàn quận Hoàng Mai do 2 đơn vị nhân thầu gồm:
Đội dịch vụ - VSMT quận Hoàng Mai, F 8 Dãy B Ngõ 357 Nguyễn Tam Trinh Mai Động.Đơn vị này chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển trên địa bàn 6 phường của quận Hoàng Mai là : Mai Động, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai, Tân Mai, Thịnh Liệt.
Xí nghiệp môi trường đô thị Thanh Trì, Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội.Đơn vị này chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển trên địa bàn 8 phường của quận Hoàng Mai là: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú.
2.3.1.1. Quy trình công nghệ xúc rác tại các bể rác, xúc rác vào các thùng chứa
Xúc rác ở các bể rác:
Tại các bể rác công cộng việc nạp rác vào bể do nhân dân tự đổ vào và do công nhân các xí nghiệp chuyển đền bằng xe gom rác. Công nhân thu gom phải đổ rác và xúc rác vào bể gọn gang, không vương vãi ra ngoài.
Các xe chuyên dung vận chuyển rác thu ở các bể rác phải đúng đỗ quy định đảm bảo an toàn giao thông và thuận lợi cho công nhân xúc rác lên xe.
Dùng cào đất rác thành từng lớp mỏng ra phía cửa bể.
Dùng xẻng xúc lên ô tô và lặp lại động tác này cho đến khi trong bể hết rác
Công nhân xúc rác lên xe ô tô làm đâu gọn đó, sau khi xúc xong phải vệ sinh trong và ngoài bể không để rác tồn đọng gây ô nhiễm môi trường.
Rác lên xe phải được san đều, lèn chặt trong thùng xe và phủ bạt trước khi chuyển bánh.
Xúc rác vào thùng chứa rác:
Thùng rời được nạp rác do dân trực tiếp đổ vào và do công nhân thu gom mang đến
Xe gom rác được đổ rác xuống cạnh thùng rời và xúc rác vào thùng chứa rác
Việc xúc rác vào thùng rời phải được thực hiện ngay sau khi xe gom đổ xuống. Xúc hết rác và quét gọn xung quanh thùng rời, làm vệ sinh nơi vừa đổ rác xuống trước khi đẩy xe gom rác tiếp
2.3.1.2. Quy trình công nghệ vận hành hệ thống chuyên dụng thu gom rác lên ô tô
Hiện nay công ty môi trường quận Hoàng Mai đang sử dụng các loại xe:
Xe MTR 92A, xe MTR 92Z, xe MTR 97,Huyndai, Mecedes.v.v…
Xe cuốn ép Nissan thu gom, vận chuyển rác đường phố
Xe KO 413, container các loại thu gom, vận chuyển rác tại các điểm chứa quy định.
2.3.1.3. Khối lượng CTR thu gom, vận chuyển trên địa bàn quận Hoàng Mai
Khối lượng vận chuyển rác năm 2008 là 98728,347 tấn, Vận chuyển đất là 11392,26 m3. Nhìn chung quận đã hoàn thành thu gom và vận chuyển được số rác thải trên địa bàn quận. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở thu gom chứ chưa có công tác phân loại.
Thời gian thu gom 16h30 đến 24h
Hình thức thu gom, vận chuyển. Việc thu gom được thực hiện chủ yếu bằng 5 phương pháp:
Thu tại các bể chứa cố định sau đó ô tô tới xúc và vận chuyển đi
Thu bằng các thùng rác container đặt tương đối cố định ở các điểm dân cư, rồi dùng xe chuyên dùng chở đi
Thu bằng xe đẩy tay gõ kẻng XG-02 rồi đưa lên xe chuyên dùng lớn để chở về bãi chôn lấp chất thải
Thu bằng xe ô tô cơ giới chuyên dùng như MT-R92A, MT-92Z…, rồi chuyển thẳng về bãi chôn lấp chất thải để xử lý.
Thu bằng các xe ô tô chở chất thải có nắp đậy kết hợp với lao động xúc thủ công ở các điểm chất thải thông lệ nơi mà cư dân thường đổ, sau đó chở về nơi xử lý.
Chất thải rắn ở các đô thị sau khi thu gom, cách xử lý chủ yếu là mang đi chôn lấp. Trong ảnh: Thu gom rác thải tại quận Hoàng Mai – Hà Nội. Ảnh: Vũ Quang Thái
2.3.1.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn 6 phường do Đội VSMT Hoàng Mai phụ trách
Về công tác duy trì VSMT:Năm 2008, Công ty CPDV môi trường Thăng Long đã thực hiện tốt công tác đảm bảo VSMT trên địa bàn được giao quản lý (phường Hoàng Văn Thụ, Mai Động, Giáp Bát, Tân Mai, Tương Mai, Thịnh Liệt). Các hạng mục duy trì VSMT được thực hiện đủ khối lượng, đúng quy trình công nghệ và được UBND các phường, Trung tâm PTQĐ & QLDT HTĐT và các phòng ban chức năng của quận nghiệm thu về khối lượng, chất lượng. Tỷ lệ thu gom rác nhà dân đạt 80% khối lượng rác phát sinh hàng ngày và 100% rác sinh hoạt thu gom trong ngày được vận chuyển đến bãi xử lý của Thành phố.
Về công tác thu phí vệ sinh:
- Tỷ lệ thu phí nhà dân bình quân trên địa bàn 6 phường gói thầu 1 quận Quận Hoàng Mai ước đạt 76,54% theo kế hoạch của Công ty.
- Công tác quản lý thu phí: Thực hiện quản lý thu phí vệ sinh theo đúng các quy định hiện hành (thu phí bằng vé phí của cơ quan tài chính, có sổ bộ thu phí từng phường).
2.3.2. Xử lý
Do mới thành lập nên quận Hoàng Mai chưa có khu xử lý CTR mà tất cả CTR được thu gom, sau đó được tập kết rồi chuyển lên xe đưa về các bãi chôn lấp.
Tuy nhiên trên địa bàn quận Hoàng Mai có bãi Yên Sở, cùng với bãi Vân Nội huyện Đông Anh đang được xem là nơi để cho các công trình xây dựng quy mô lớn trông chờ vào.
Theo báo cáo của Thanh tra GTCC Hà Nội thì trung bình mỗi đêm 2 bãi tập kết phế thải nói trên tiếp nhận khoảng 1.000 xe tải phế thải các loại. Bãi Yên Sở rộng 20 ha được Sở GTCC Hà Nội giao cho Cty Tiến Thịnh đảm nhận quản lý và thu phí đối với các chủ phương tiện đổ phế thải.
“Như vậy, ít nhất tiết kiệm cho thành phố khoảng 1,8 tỷ đồng tiền san lấp mỗi năm” - ông Thạch Như Sĩ, Chánh TTGTCC Hà Nội báo cáo với Bí thư Thành ủy. Tương tự, bãi Thanh Trì hiện do đơn vị tư nhân đứng ra tổ chức quản lý thu phí và có sự giám sát của Sở GTCC nên đảm bảo trật tự và giữ gìn vệ sinh môi trường và thành phố không hề phải chi một đồng nào cho công tác này.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đánh giá cao sự nỗ lực của Sở GTCC và CATP trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường thành phố và đặc biệt là xử lý kiên quyết các đơn vị cá nhân vi phạm nghiêm trọng.
Hơn nữa, cách tổ chức quản lý hoạt động này hiện mang lại hiệu quả cao nhìn từ góc độ đảm bảo vệ sinh và hiệu quả kinh tế. Theo báo cáo của Sở GTCC, sau gần 2 tháng mở cuộc chiến chống phế thải tặc, tình hình đổ bậy phế thải tại các quận nội thành đã giảm trên 90%.
2.4. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn quận Hoàng Mai
Hiện nay quận Hoàng Mai còn tồn tại một số vấn đề:
Quận vẫn chưa có địa điểm tập kết xe rác riêng, các xe đẩy tay sau khi kết thúc công việc được tạp kết trên vỉa hè gần Cầu Voi rất gây mất thẩm mĩ.
Ý thức của người dân trong công tác đảm bảo VSMT chưa cao, trên đường phố vẫn còn các chân điểm rác do người dân bỏ ra không đúng giờ thu gom gây mất vệ sinh cục bộ tại các khu vự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111301.doc