Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Môc lôc

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN 5

1.1.Tổng quan về chất thải rắn (CTR): 5

1.1.1. Khái niệm CTR: 5

1.1.2 Nguồn gốc phát sinh CTR: 6

1.1.3.Phân loại CTR: 6

1.1.3.1 Theo vị trí hình thành 6

1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý 6

1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành 6

1.1.3.4 Theo mức độ nguy hại 8

1.1.4 Tác hại của CTR: 10

1.1.5. Quản lí CTR: 12

1.1.5.2. Thiêu đốt: 12

1.1.5.3. Tái sử dụng và tái chế: 13

1.1.5.4. Chế biến rác thành phân bón hữu cơ: 13

1.1.5.5. Xử lí rác thải sinh hoạt bằng công nghệ Seraphin: 14

1.2 Tổng quan về công tác xã hội hoá trong hoạt động thu gom CTR: 14

1.2.1 Khái niệm công tác xã hội hoá trong hoạt động thu gom CTR: 14

1.2.2 Sự cần thiết và lợi ích của công tác xã hội hoá trong hoạt động thu gom CTR: 15

1.2.3.Kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hoá trong việc thu gom CTR của một số nước trên thế giới: 17

1.2.3.1. Kinh nghiệm của Hà Lan: 17

1.2.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản: 18

1.2.3.3 Kinh nghiệm của Singapo: 20

1.2.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc: 21

1.2.3.5 Kinh nghiệm của Ai Cập: 22

1.2.3.6 Bài học kinh nghiệm: 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 25

2.1.Tình hình kinh tế- xã hội của thành phố Hà Nội 25

2.1.1 Tốc độ gia tăng dân số: 25

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây: 26

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế: 26

2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế: 28

2.1.3 Tình hình phát triển công nghiệp: 28

2.2.Một số chính sách về công tác xã hội hoá trong công tác BVMT và quản lí CTR ở Hà Nội: 29

2.2.1 Các chính sách về quản lí CTR đô thị: 29

2.2.1.1. Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020: 29

2.2.1.2 Nghị định 59/2007/NĐ-CP: 31

2.2.1.3. Các văn bản khác: 31

2.2.2 Các chính sách về công tác xã hội hoá BVMT ở Hà Nội: 32

2.2.2.1 Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị 32

2.2.2.2 Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị và chiến lược quốc gia về BVMT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020: 33

2.2.2.3. Quyết định số 1363/ QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ 34

2.2.2.4 Quyết định 64/2003/QĐ-TTg và nghị định 121/2004/NĐ-CP của Chính phủ 35

2.2.2.5. Quyết định số 2578/QĐ-UBND Phê duyệt đề án đẩy mạnh xã hội hoá và thu hút đầu tư của thành phố giai đoạn 2007-2010: 35

2.2.2.6 Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia hoạt động BVMT bằng các giải pháp kinh tế, kĩ thuật 36

2.2.2.7 Hoà hợp chính sách thương mại với chính sách môi trường 37

2.2.2.8 Ưu điểm và hạn chế của các chính sách, chương trình xã hội hoá BVMT trên địa bàn Hà Nội: 40

2.3.Thực trạng công tác xã hội hoá hoạt động thu gom CTR trên địa bàn Hà Nội 42

2.3.1 Thực trạng thu gom CTR trên địa bàn Hà Nội: 42

2.3.1.1. Về khối lượng CTR: 42

2.3.1.3. Về công tác thu gom: 45

2.3.1.4. Về tỷ lệ thu gom CTR: 46

2.3.1.5. Về thu hồi và tái sử dụng CTR sinh hoạt: 46

2.3.2 Thực trạng công tác xã hội hoá hoạt động thu gom CTR trên địa bàn thành phố Hà Nội: 47

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 52

3.1.Giải pháp về Giáo dục môi trường và tuyên truyền nâng cao ý thức BVMT cho cộng đồng: 52

3.1.1. Giáo dục môi trường: 52

3.1.1.1. Nội dung chủ yếu của GDMT 53

3.1.1.2. Các ưu điểm và hạn chế của biện pháp GDMT: 54

3.1.2. Tuyên truyền nâng cao ý thức về BVMT cho cộng đồng: 55

3.1.2.1. Nội dung chủ yếu của biện pháp: 55

3.1.2.2. Ưu điểm và hạn chế: 57

3.1.3. Một số hoạt động GDMT, tuyên truyền nâng cao ý thức cho cộng đồng về BVMT: 57

3.2. Phát triển chương trình giảm thiểu- tái chế- tái sử dụng chất thải (3R) 59

3.2.1.Nội dung chính của 3R: 59

3.2.1.1. Phân loại chất thải tại nguồn: 59

3.2.1.2. Giảm thiểu: 60

3.2.1.3. Tái sử dụng: 61

3.2.1.4. Tái chế: 61

3.2.2. Thuận lợi và khó khăn của chương trình: 62

3.2.2.1. Thuận lợi: 62

3.2.2.2. Khó khăn trong việc thực hiện chương trình: 63

3.2.3. Kiến nghị các biện pháp nhằm thực hiện chiến lược 3R hiệu quả hơn tại thủ đô: 65

3.3. Chính sách ưu đãi cho hoạt động tái chế CTR: 66

3.3.1. Nội dung chính sách ưu đãi cho hoạt động tái chế CTR: 66

3.3.2. Các hoạt động nhằm thực hiện chính sách: 67

3.3.3. Ưu và nhược điểm của biện pháp: 67

3.3.3.1. Ưu điểm: 67

3.3.3.2. Hạn chế: 68

KẾT LUẬN 70

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách các khu công nghiệp theo điều chỉnh qui Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 với tổng số 23 khu công nghiệp vừa và nhỏ có tổng diện tích trên 3.700 ha. Nhằm tạo mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, nhiều khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn đã được triển khai xây dựng. Đến cuối năm 2004, thành phố Hà Nội đã cơ bản cải tạo 9 khu công nghiệp cũ, xây dựng mới 6 khu công nghiệp tập trung và 8 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết cho khoảng 130 doanh nghiệp cho thuê đất, trong đó có 80 doanh nghiệp được di dời từ nội đô. 2.2.Một số chính sách về công tác xã hội hoá trong công tác BVMT và quản lí CTR ở Hà Nội: 2.2.1 Các chính sách về quản lí CTR đô thị: 2.2.1.1. Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quản lí CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020” tại quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 và “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” tại Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003. Đây là những văn bản rất quan trọng, có vai trò là cơ sở pháp lý để kế hoạch hoá công tác BVMT nói chung và quản lí CTR nói riêng trong những năm đầu thế kỉ 21. Nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lí nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lí CTR, cải thiện chất lượng môi trường sống đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thành công “Chiến lược quản lí CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải coi việc tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, từ nay đến 2010 phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể sau: Hoàn thành qui hoạch quản lí CTR cho các đô thị và khu công nghiệp theo hướng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hay vùng đặc thù, trong đó ưu tiên qui hoạch các bão chôn lấp CTR; xây dựng các công trình tái chế CTR. Hoàn thiện các hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, tiêu chuẩn, qui phạm về CTR. Xây dựng xong các cơ chế, chính sách về công tác quản lí CTR. Khuyến khích 100% đô thị thực hiện xã hội hoá công tác quản lí, xử lí CTR thông qua cơ chế đặt hang hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở bảo đảm an toàn và an ninh môi trường. Thực hiện phân loại CTR tại hộ gia đình, 100% các đô thị được đầu tư xây dựng công trình tái chế CTR. Thu gom, vận chuyển và xử lí 90% tổng lượng CTR phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp, đặc biệt là với các đô thị thiếu quĩ đất làm bãi chôn lấp rác. Xử lí 100% CTR y tế nguy hại và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng những công nghệ phù hợp. Xử lí triệt để các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 2.2.1.2 Nghị định 59/2007/NĐ-CP: Nghị định này qui định về hoạt động quản lý CTR, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến CTR. Nội dung của quản lí nhà nước về CTR gồm có: Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lí CTR, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lí CTR và hướng dẫn thực hiện các văn bản này. Ban hành qui chuẩn và tiêu chuẩn kĩ thuật áp dụng cho hoạt động quản lí CTR. Quản lí việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố qui hoạch quản lí CTR. Quản lí quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lí CTR. Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lí CTR. Nghị định cũng có qui định chi tiết về qui hoạch, đầu tư quản lí CTR, phân loại CTR, thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR, xử lí CTR, chi phí quản lí CTR, thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm. 2.2.1.3. Các văn bản khác: Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành “Chiến lược BVMT ngành xây dựng” tại Quyết định số 301/QĐ-BXD ngày 14/3/2002 của Bộ trưởng bộ xây dựng . Trong đó, các nội dung cụ thể về giảm thiểu phát sinh CTR ngay tại nguồn, phân loại và thu hồi, tái chế CTR, xử lí theo công nghệ đạt tiêu chuẩn môi trường, đã được xác định rõ. 2.2.2 Các chính sách về công tác xã hội hoá BVMT ở Hà Nội: 2.2.2.1 Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã đặt việc “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân” lên vị trí hàng đầu. Phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong việc BVMT và phát triển bền vững. Trong đó, giải pháp số 1 là thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường cần được ưu tiên, cụ thể: Đưa các nội dung BVMT vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tạo điều kiện và khuyến khích để người dân thường xuyên nhận được các thông tin về môi trường như một biện pháp cơ bản BVMT. Động viên, hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống sạch hợp vệ sinh, giữa gìn vệ sinh công cộng Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng Như vậy, phạm vi tác động của Chỉ thị 36 CT/TW rất rộng, bao gồm tất cả các thành phần, đối tượng nhằm mục đích nâng cao nhận thức môi trường, tạo ra các thói quen và hành vi thân thiện với môi trường cho người dân Hà Nội. Cho nên, xét một cách toàn diện thì đây là dạng văn bản định hướng, chiến lược, không phải là văn bản hướng dẫn nên không đưa ra các hoạt động cụ thể cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra. 2.2.2.2 Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị và chiến lược quốc gia về BVMT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020: Trong nghị quyết số 41 – NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược quốc gia về BVMT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ mảng nội dung quan trọng về Giáo dục và Xã hội hoá hoạt động BVMT, coi giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường trở thành ý thức thường xuyên, bản năng tự nhiên của mỗi công dân là một trong những giải pháp lớn. Nguyên tắc cơ bản để xây dựng chiến lược Giáo dục và xã hội hoá hoạt động BVMT là nêu những điều cơ bản nhất, các kết quả thực tế, sự kết hợp giữa các Bộ, ngành, sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng, thực hiện theo từng giai đoạn, phát triển dần từng bước. Do vậy, có thể nói Chiến lược BVMT quốc gia là tài liệu hướng dẫn cơ bản và định hướng lâu dài, toàn diện cho công tác Giáo dục và xã hội hoá hoạt động BVMT trong cả nước và Hà Nội. Mục tiêu xã hội hoá hoạt động BVMT trong 5 năm tới (2006-2010) và đến năm 2020: Hà Nội cần xây dựng được khung mạng lưới Xã hội hoá hoạt động BVMT trên phạm vi toàn thành phố; xây dựng một cơ chế tham gia của cộng đồng vào BVMT, xây dựng thói quen tốt về tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật BVMT nói riêng, coi BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, nâng cao năng lực của các bộ lãnh đạo các cấp, các ngành khi ra quyết định liên quan đến môi trường, phát triển đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách giỏi nghiệp vụ BVMT. Đến năm 2020, khi Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp thì đồng thời cũng là lúc Hà Nội có được mạng lưới hoàn chỉnh về Xã hội hoá hoạt động BVMT, từ đó nâng cao nhận thức môi trường của toàn thành phố lên một mức cao: coi BVMT như là một chuẩn mực đạo đức, là lẽ sống của người dân Hà Nội vì sự phát triển bền vững của cả quốc gia. 2.2.2.3. Quyết định số 1363/ QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1363/ QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân; đẩy mạng đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về môi trường và bảo vệ môi trường”. Mục tiêu của đề án là giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về BVMT. Đồng thời tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ và cán bộ quản lí về BVMT. Quyết định đã nêu rõ nội dung và phương thức giáo dục về BVMT phải mang tính toàn dân, toàn diện, áp dụng đối với từng bậc học, chủ yếu thực hiện theo phương thức khai thác triệt để tri thức về môi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường. Đồng thời, nội dung giáo dục BVMT còn được thực hiện ngoài nhà trường với nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT cho toàn cộng đồng. Nội dung chính để đào tạo cán bộ về BVMT bao gồm những kiến thức cơ bản liên quan đến môi trường, kỹ năng nắm bắt các vấn đề môi trường, kỹ năng dự báo, phòng ngừa và giải quyết những sự cố môi trường và những nội dung cần thiết về pháp luật BVMT. Việc đưa các nội dung vào chương trình đào tạo cán bộ BVMT phải căn cứ vào đặc điểm ngành nghề, trình độ đào tạo để thiết kế chương trình và môn học, phải khai thác được các tri thức hiện có ở các môn học. Đối với số ngành đào tạo có thể biên soạn nôi dung về BVMT thành những môn học riêng. Các hoạt động để thực hiện đề án bao gồm xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng về giáo dục BVMT, tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ khoa học, quản lí về lĩnh vực môi trường, tăng cường cơ sở vật chất, thông tin giáo dục về BVMT trong nước, khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, phải tổ chức các lớp tập huấn phổ biến luật BVMT, Qui định BVMT của thành phố và hướng dẫn các hoạt động BVMT cho các đối tượng là cán bộ quận, huyện, phường, xã, các cơ quan xí nghiệp, giáo viên phổ thông, nhà báo, cán bộ phụ nữ, cán bộ chuyên trách đoàn, nhằm tạo ra các cán bộ nòng cốt, hạt nhân đi đầu trong các hoạt động, phong trào BVMT. 2.2.2.4 Quyết định 64/2003/QĐ-TTg và nghị định 121/2004/NĐ-CP của Chính phủ Ngày 22/04/2003 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào đó để quản lí các cơ sở gây ô nhiễm và điều chỉnh các hoạt động. Ngày 12/05/2004, Chính phủ ban hành nghị định số 121/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Nghị định này thay thế Nghị định 26/CP ngày 26/04/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực BVMT. Văn bản này được coi là công cụ pháp lí quan trọng để cơ quan quản lí Nhà nước về môi trường áp dụng xử lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Nghị định gồm 5 chương, 35 điều, bao gồm các qui định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng bị xử phạt, nguyên tắc xử phạt, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính của các nhân, tổ chức gây ra. 2.2.2.5. Quyết định số 2578/QĐ-UBND Phê duyệt đề án đẩy mạnh xã hội hoá và thu hút đầu tư của thành phố giai đoạn 2007-2010: Đề án “đẩy mạnh xã hội hoá và thu hút đầu tư của thành phố giai đoạn 2007-2010” tập trung vào các lĩnh vực: dịch vụ đô thị, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, lĩnh vực thương mại, du lịch, phát triển hạ tầng đô thị và hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ đô thị với vấn đề xã hội hoá về môi trường luôn được đặt lên hàng đầu, thể hiện tầm quan trọng của hoạt động BVMT trong các lĩnh vực ưu tiên của thành phố. Đề án nêu rõ kết quả về vệ sinh môi trường như sau: thực hiện đấu thầu thu gom và vận chuyển rác thải trên địa bàn 5 quận mới; đặt hàng duy trì vệ sinh môi trường 4 quận nội thành cũ; hướng dẫn 5 huyện xây dựng phương án đấu thầu thu gom và vận chuyển rác thải. Đề án cũng qui định rõ mục tiêu, nhiệm vụ đẩy mạnh xã hội hoá và thu hút đầu tư trong lĩnh vực vệ sinh môi trường như sau: Tiếp tục thực hiện xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển 100% lượng rác thải trên địa bàn 9 quận theo phương thức đấu thầu, đặt hàng. Đấu thầu thu gom và vận chuyển 100% rác thải sinh hoạt đến bãi rác tập trung tại địa bàn thị trấn, thị tứ và các khu dân cư tập trung của các huyện ngoại thành; Thực hiện theo mô hình phù hợp xã hội hoá thu gom, vận chuyển rác trên 75% số xã của các huyện ngoại thành; xã hội hoá công tác xử lí rác thải công nghiệp, y tế 100%. 2.2.2.6 Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia hoạt động BVMT bằng các giải pháp kinh tế, kĩ thuật Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm: Thành phố Hà Nội đã đưa qui hoạch môi trường vào qui hoạch phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội: áp dụng các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn một cách hiệu quả, hoàn thiện chu trình kiểm soát ô nhiễm và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, kiểm kê phân loại các cơ sở công nghiệp theo mức độ gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và áp dụng các giải pháp quản lí môi trường đặc thù (cưỡng chế, công cụ kinh tế, áp lực từ cộng đồng). Ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và du lịch. Hỗ trợ các doanh nghiệp bảo vệ môi trường trong phạm vi doanh nghiệp như: áp dụng hệ thống EMS theo ISO 14001, thiết lập hệ thống quan trắc môi trường của các doanh nghiệp, đầu tư công nghệ thiết bị giảm thiểu và xử lí ô nhiễm. Quản lí ô nhiễm công nghiệp sẽ được triển khai theo cách tiếp cận mới- Sử dụng các công cụ kinh tế, công cụ Quản lí môi trường Bên cạnh các biện pháp mệnh lệnh, cưỡng chế (thông qua các hoạt động thanh tra và kiểm soát ô nhiễm) thì hang loạt các công cụ kinh tế (xử phạt, thu phí ô nhiễm, chính sách thuế, tín dụng ưu đãi, quỹ môi trường) và các công cụ quản lí môi trường như kí quĩ môi trường, người gây ô nhiễm phải trả tiền, người sử dụng phải trả tiển (đối với tài nguyên), côta ô nhiễm, phí môi trường, nhãn sinh thái cũng sẽ được sử dụng nhằm quản lí, giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường. Quản lý và sử dụng tốt Quĩ môi trường Mục tiêu của quỹ là cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cộng đồng địa phương vay vốn để khắc phục xử lí các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Tuỳ theo mức độ ô nhiễm, tính cấp thiết và nhu cầu của doanh nghiệp, tập thể mà quỹ có thể hỗ trợ kinh phí ở các hình thức khác nhau, có thể là tài trợ toàn bộ, tài trợ một phần hoặc cho vay với lãi suất thấp để giải quyết các vấn đề môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm trong sản xuất, vận chuyển nhằm giảm thiểu tác động môi trường. Những doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, được khuyến khích bằng cách tuyên dương trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi nhận tham gia tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường của thành phố. 2.2.2.7 Hoà hợp chính sách thương mại với chính sách môi trường Hoà hợp chính sách thương mại với chính sách môi trường là một trong những chính sách xã hội hoá công tác BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm giảm thiểu các tác động môi trường do hoạt động thương mại gây ra. Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp lí mà UBND thành phố ban hành và áp dụng, như: Luật khuyến khích đầu tư trong nước ban hành năm 1994 và sửa đổi năm 1998 đã đưa các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, cải thiện sinh thái và môi trường, vệ sinh đô thị vào diện ưu đãi về tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, về vay tín dụng trung hạn và dài hạn từ quĩ hỗ trợ đầu tư của nhà nước hoặc được trợ cấp một phần lãi suất cho các khoản vay từ các tổ chức tín dụng. Đối tượng áp dụng của Luật là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư vào các dự án hạ tầng kể trên. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2000 khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hợp đồng BOT, BTO và BO. Các văn bản hướng dẫn việc quản lí sản xuất và kinh doanh thực phẩm, chế biến thực phẩm: pháp lệnh chất lượng hàng hóa;qui chế đăng lí chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; pháp lệnh thú y; điều lệ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y động thực vật. Để kiểm soát việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ nguy hiểm đối với môi trường và sức khoẻ con người cũng như động thực vật và triển khai, thành phố thi hành Nghị định số 11 của Chính phủ, Quyết định số 88/2000/QĐ-BTM ngày 18/01/2000 của Bộ Thương Mại về danh mục chi tiết hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Cụ thể: các loại hoá chất có tính độc hại mạnh, các loại pháo, các loại thuốc chữa bệnh cho người và động vật chưa được sử dụng tại Việt Nam; trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam, hàng hoá có chứa chất phóng xạ và thiết bị bức xạ ion, vật liệu nổ, thuốc bảo vệ thực vật và các loài động thực vật hoang dã thuộc dang mục công ước CITES. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện như xăng, dầu các loại, khí đốt các loại, hoá chất độc hại và các sản phẩm có chứa hoá chất độc hại, thuốc chữa bệnh cho người, vắc xin, trang thiết bị y tế. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thành phố áp dụng Quyết dịnh số 864/TTG ngày 30/12/1995 của Chính phủ. Trong Quyết định này qui định mặt hàng cấm xuất nhập khẩu: cấm xuất khẩu gỗ tròn, các loại động vật hoang dã và quí hiếm, cấm nhập khẩu pháo, hoá chất độc hại, một số thiết bị đã qua sử dụng, các loài động thực vật có nguy cơ lây lan dịch bệnh, phá hoại môi trường. Bên cạnh đó, chính quyền Thành phố cũng đã đề ra nhiều biện pháp, chủ trương để phát triển thương mại bền vững như giảm tỷ trọng hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến tinh bằng việc áp dụng công nghệ chế biến hiện đại đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trường, khuyến khích sản xuất sạch, hạn chế nhập khẩu công nghệ trung gian, tăng cường sử dụng các biện pháp phi thuế hợp lệ để bảo vệ môi trường trong tiến trình tham gia hội nhập. Mặc dù trong thời gian qua, đã có sự phối hợp nhất định giữa các cơ quan môi trường và cơ quan thương mại trong việc kết hợp giữa chính sách môi trường và chính sách thương mại nhằm đảm bảo phát triển thương mại và BVMT. Tuy nhiên, hệ thống chính sách thương mại và chính sách môi trường chưa có sự điều chỉnh kịp thời với những biến động về thương mại cũng như môi trường trong bối cảnh tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Về chính sách thuế, mặc dù đã có tác dụng rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên chính sách này vẫn chưa phát huy hết khả năng trong việc quản lí và điều tiết việc nhập khẩu các sản phẩm không thân thiện với môi trường. Do vậy, để tăng cường quản lí bảo vệ môi trường, thành phố cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm đạt hiện quả cao hơn. 2.2.2.8 Ưu điểm và hạn chế của các chính sách, chương trình xã hội hoá BVMT trên địa bàn Hà Nội: a. Ưu điểm: Một số lượng lớn các văn bản pháp lí (với nội dung đầy đủ) và các chương trình hoạt động phong phú được triển khai, áp dụng trên địa bàn Hà Nội đã chững tỏ tầm quan trọng cũng như tính cần thiết của công tác xã hội hoá BVMT và sự quan tâm của các cấp chính quyền thành phố đối với hoạt động này. Về nội dung của các chính sách: các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn được đưa ra một cách cụ thể và toàn diện về các mặt. Đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của cộng đồng và của tất cả các thành phần xã hội trong hoạt động BVMT. Đó chính là điểm khác biệt so với các văn bản của các giai đoạn trước. Đã có sự liên hệ gắn kết giữa các văn bản về về mục tiêu và hoạt động, ngoài ra khái niệm xã hội hoá công tác BVMT cũng đã được làm rõ và có tính thống nhất. Phần lớn các chính sách xã hội hoá BVMT của Chính phủ và thành phố Hà Nội đề ra bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong việc giải quyết các vấn đề môi trường của Hà Nội. Việc huy động sức mạnh của cộng đồng và nâng cao nhận thức cho người dân là một trong những mục tiêu lâu dài, hiệu quả cũng đã được các văn bản pháp lí và các nhà lập chính sách quan tâm đề cập. Cụ thể: đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền môi trường cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các kênh truyền thông nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong hoạt động BVMT. Trong các chính sách, đã có sự kết hợp giữa các giải pháp kinh tế, kĩ thuật và xã hội, thể hiện trong một số văn bản pháp lí như: Quyết định 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; nghị định số 121/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Đây chính là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào đó để quản lí và điều chỉnh các hoạt động. Quan điểm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã trở thành một thói quen của người dân thủ đô trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động BVMT, giờ đây thành định hướng cho các hoạt động. Các chính sách cũng đã đề cạp tới việc áp dụng các thành tựu khoa học mới, tiên tiến và việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài (về vốn, chuyên gia, trang thiết bị máy móc) và các thành phần kinh tế vào việc giải quyết các vấn đề môi trường. b. Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì các chính sách xã hội hoá bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như: Mặc dù các chính sách liên quan đến xã hội hoá BVMT đều nhấn mạnh tới sự tham gia của cộng đồng, song vẫn nêu một cách chung chung, chưa chỉ ra được biện pháp cụ thể huy động sự tham gia của người dân, và cơ sở pháp lí để người dân có thể tham gia trực tiếp vào các quyết định môi trường liên quan tới đời sống trực tiếp của họ. Việc đề cập tới sự hợp tác giữa các ban ngành trong việc tuyên truyền, giải quyết các vấn đề môi trường và các chính sách môi trường chỉ được nhắc qua, chưa trở thành một chương mục lớn trong các văn bản. Trong phần thực thi các chính sách: việc thu hút nguồn lực vủa người dân, của các cơ sở kinh doanh về mặt tài chính, nhân lực đã được nêu ra, nhưng lại chưa đề cập tới việc khai thác hợp lí hoặc chỉ rõ cách phân bổ tài chính cụ thể như thế nào Việc công khai các dự án và đưa thông tin dự án đến với cộng đồng còn mang tính hình thức. Chưa có ngân hàng, thư viện thông tin để lưu trữ, cung cấp và bán thông tin của các dự án hay các vấn đề môi trường trọng tâm của thành phố. Điều này rất khó khăn cho việc đưa thông tin chính xác đến với cộng đồng. Chưa có sự gắn kết về mặt nội dung giữa các chương trình, mục tiêu dự án. Một số dự án vẫn còn chồng chéo nhau về các hoạt động trong cùng một địa điểm. Chưa có phần đánh giá hiệu quả của các chương trình, hoạt động sau thời gian triển khai. Như vậy, rõ ràng mặt hạn chế của các chính sách xã hội hoá BVMT không nhiều nhưng chúng lại là những điểm quan trọng và phần nào có tính quyết định tới hiệu quả và tính bền vững của các chương trình, mục tiêu BVMT của Thủ đô trong những năm tiếp theo. 2.3.Thực trạng công tác xã hội hoá hoạt động thu gom CTR trên địa bàn Hà Nội 2.3.1 Thực trạng thu gom CTR trên địa bàn Hà Nội: Hiện nay, với một thành phố có tốc độ đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng như Hà Nội thì vấn đề quản lí chất thải đô thị, đặc biệt là CTR đang là bài toán làm đau đầu các nhà quản lí. 2.3.1.1. Về khối lượng CTR: Khối lượng CTR phát sinh năm 2006 ở thủ đô Hà Nội được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3:Tổng hợp lượng chất thải phát sinh của thành phố Hà Nội năm 2006 Nguồn phát sinh Khối lượng(tấn/ngày) Khối lượng(tấn/năm) Chất thải sinh hoạt 2.350 803.000 Chất thải công nghiệp(nguy hại chiếm khoảng 15%) 350 128.000 Chất thải xây dựng 950 347.000 Chất thải y tế nguy hại 2 720 Phân bùn bể phốt 370 135.000 (Nguồn: Công ty môi trường đô thị Hà Nội- URENCO) Qua bảng trên, chúng ta thấy khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn là khá lớn, trong đó thành phần chất thải có nguồn gốc từ sinh hoạt của người dân chiếm tỷ lệ cao nhất. Lượng CTR phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt chiếm khoảng 60% tổng lượng chất thải của toàn đô thị. Trong khi đó, theo số liệu quan trắc của CEETIA năm 2002, lượng CTR sinh hoạt phát sinh của Hà Nội là 1756 tấn/ ngày. Qua 4 năm (2002-2006), tỷ lệ CTR đã tăng lên khoảng hơn 30%. Trong đó, theo tin từ Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng rác thải sinh hoạt bình quân tính theo đầu người tại Hà Nội hiện tăng từ 0,44 kg/người/ngày lên 0,8 đến 1 kg/người/ngày. Ngoài ra, trong lượng chất thải phát sinh của Hà Nội có một bộ phận là CTR y tế, trong đó, lượng chất thải nguy hại là khá lớn và khó xử lí, nếu không được xử lí hợp lí thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân. Bảng 4: Lượng CTR y tế phát sinh Đơn vị: (tấn/ năm) Số giường bệnh Lượng chất thải rắn y tế CTR nguy hại CTR không nguy hại 7.933 2.456 7.368 Tỷ lệ 25% 75% Nguồn: CEETIA tổng hợp số liệu, 2003 Khối lượng CTR vẫn không ngừng tăng lên, dự báo đến năm 2010, khối lượng CTR phát sinh ở Hà Nội sẽ như sau: Bảng 5: Dự báo khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn thủ đô đến 2010 (Đơn vị: tấn/năm) Loại CTR Khối lượng dự báo Sinh hoạt 1.008.495 Đường phố, chợ, nơi công cộng 201.699 Công nghiệp không nguy hại 364.759 Y tế không nguy hại 9.062 Phế thải xây dựng 75.637 Nguy hại (công nghiệp+ y tế) 199.145 (Ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7531.doc
Tài liệu liên quan