Chuyên đề Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An

LỜI MỞ ĐẦU: 1

CHƯƠNG I 5

CƠ SỞ KHOA HỌC VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 5

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐAI TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT CỦA XÃ HỘI. 5

1. Khái niệm về đất đai 5

2. Vai trò của đất đai trong đời sống và sản xuất của xã hội 6

3. Vai trò quản lý của nhà nước về đất đai và sự cần thiết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7

3.1 Vai trò quản lý của nhà nước về đất đai 7

3.2 Sự cần thiết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 8

II. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 11

1. Khái niệm : 11

2. Cơ sở và quy định pháp lý trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 11

2.1 Cơ sở xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 11

2.2 Những quy định pháp lý trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 13

2.2.1. Đối tượng được cấp GCN 13

2.2.2. Trình tự thực hiện cấp GCN 13

2.2. 3. Căn cứ xét cấp GCN 14

2.2.4. Thẩm quyền cấp GCN 15

3. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : 17

3.1 Điều kiện đăng ký- cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 17

3.2 Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 19

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 20

4.1 Yếu tố tự nhiên : 20

4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội : 21

5.Tổng quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam và tỉnh Nghệ An 23

5.1 Tổng quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam: 23

5.1.1 Trước khi có Luật Đất đai năm 2003 24

5.1.2 Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực 25

5.2 Tổng quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Nghệ An : 27

CHƯƠNG II: 30

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 30

I/ Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội của huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An: 30

1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 30

1.1 vị trí địa lý,địa hình địa mạo : 30

1.2 Khí hậu: 30

1.3 Các nguồn tài nguyên: 31

1.3.1 Tài nguyên đất đai: 31

1.3.2 Tài nguyên nông nghiệp: 32

1.3.3 Tài nguyên về lâm nghiệp: 32

1.3.4 Tài nguyên về biển: 33

1.3.5 Tài nguyên về khoáng sản : 33

2.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 33

2.1 Tình hình kinh tế: 33

2.2 Cơ cấu kinh tế: 35

2.3 Dân số, lao động, thu nhập: 35

II/ Thực trạng công tác giao đất và sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An trong những năm vừa qua : 35

1.Quỹ đất và biến động đất đai 35

2.Công tác giao đất và sử dụng đất : 36

III/ Hiện trạng cấp giấy chứng nhận QSD đất tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An: 40

1/. Quy trình cấp giấy chứng nhận: 40

1. công tác chuẩn bị: 40

2. kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện bản đồ địa chính và tài liệu hiện có: 43

3. Tổ chức kê khai đăng ký việc cấp giấy chứng nhận : 44

4. Tổ chức xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ở cấp xã: 47

5. Thẩm định hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận tại cấp huyện: 53

6. Lập hồ sơ địa chính : 54

2.Tình hình kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD đất tại ts huyện Nghi Lộc: 55

IV/ Kết quả và những vấn đề đặt ra của công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất huyện Nghi Lộc: 58

1.Kết quả: 58

2.Những vấn đề đặt ra: 62

CHƯƠNG III: 68

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN 68

I/ Phương hướng trong quản lý đất đai của huyện Nghi Lộc : 68

II/ Một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : 70

1/ Hoàn chỉnh bộ máy quản lý từng địa phương và nâng cao trình độ của cán bộ chuyên môn: 70

2/ Tăng nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý đất đai: 71

3/ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai : 72

4/ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp GCN: 72

5/ Thực hiện việc đăng ký cho tất cả các trường hợp đang sử dụng đất mà chưa đăng ký : 72

6/ Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận : 73

III/ Giải pháp xử lý đất tồn đọng trên địa bàn huyện : 73

1. Mục đích yêu cầu: 73

2. Nội dung và các giải pháp xử lý, cấp GCNQSD đất ở tồn đọng: 74

2.1 các điều kiện để được cấp GCNQSD đất và việc xử lý để cấp GCN: 74

2.1.1 Các điều kiện để được cấp GCNQSD đất: 74

2.1.2 Các nguyên tắc làm căn cứ xử lý về đất đai, quy hoạch, nghĩa vụ tài chính để cấp GCNQSD đất cho các lô đất tồn đọng : 75

2.2 UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, 77

2.3 Giải quyết cụ thể các loại đất tồn đọng để lập hồ sơ cấp GCNQSD đất : 78

2.3.1 Đất thổ cư có nguồn gốc sử dụng trước ngày 15/10/1993: 78

2.3.2 Đất thổ cư có nguồn gốc sử dụng từ ngày 15/10/1993 79

2.3.3 Đất thổ cư do UBND xã giao trái thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến trước 01/7/2004 nhưng phù hợp với quy hoạch : 79

2.3.4 Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất : 80

2.4.1 Hồ sơ, trình tự, thủ tục kê khai, xét cấp GCNQSD đất, lập hồ sơ 81

2.4.2 Một số vấn đề cần chú ý trong tổ chức kê khai đăng ký, xét duyệt hồ sơ xin cấp GCN ở cấp xã . 83

3. Tổ chức thực hiện: 85

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p: Năm 2007 tình hình dân số thống kê được là 222.764 nghìn người với tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,82%, trong đó dân tộc thiểu số 70 nghìn người, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 3,8%, tỷ lệ gia đình văn hoá 82%, tỷ lệ hộ đói nghèo theo chuẩn mới là 17,2%. Trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi là 129.872 người, tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động là 3.850 lao động, lực lượng lao động dôi dư trong nông thôn là 11.000 người. Thu nhập bình quân/người/năm đạt 8,3 triệu đồng. Qua số liệu thống kê được ta thấy tình hình dân số, lao động, thu nhập của huyện Nghi lộc khá ổn định. Đáp ứng được nhu cầu lao động và thu nhập của huyện. Đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của huyện, đưa huyện trở thành một trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An. II/ Thực trạng công tác giao đất và sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An trong những năm vừa qua : 1.Quỹ đất và biến động đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 37.898,9 ha. với 17 loại đất trong đó có 6 loại chủ yếu: - Đất cát ven biển : 8.768 ha, chiếm 23%; - Đất feralit : 3.708 ha, chiếm 10%; - Đất phù sa cổ :10.500 ha, chiếm 28%; - Đất nhiễm mặn: 2.460 ha, chiếm 6%; - Đất dốc tụ : 235 ha; - Các loại đất khác 12.233 ha, chiếm 34,5% Căn cứ vào điều kiện tự nhiên hình thành nên đặc điểm vùng về điều kiện đất đai và căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất. Đất thành phố Nam định được phân ra làm 4 loại là: Đất nông nghiệp : 15.077,8 ha, chiếm 39,5%; Đất lâm nghiệp : 6.316.3 ha, chiếm 16,6%; Đất chuyên dùng : 4.795,6 ha, chiếm 12,6%; đất ở : 977,2 ha, chiếm 2,6%; Đất chưa sử dụng : 10.801,9 ha, chiếm 28,5%. 2.Công tác giao đất và sử dụng đất : Giao đất là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai, nó nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất đai, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của người dân. Mặt khác giao đất là một công tác đòi hỏi sự tính toán chặt chẽ quỹ đất đánh giá đúng đắn tiềm năng của từng vùng, từng loại đất để từ đó có kế hoạch cụ thể, quy hoạch hợp lý giao đất mang lại hiệu quả cao. Đánh giá được tầm quan trọng của công tác giao đất các cấp, các ngành của Nghi Lôc đã chỉ đạo và theo dõi sát sao nên công tác giao đất đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, khó khăn . Hiệu quả sau khi giao đất : Từ vị trí là ruộng của tập thể do tập thể tổ chức quản lý sử dụng người nông dân không quan tâm đến việc bồi bổ, cải tạo đất đến nay mọi thửa đất đều đã có chủ, ruộng đất đã thực sự gắn bó với cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân.Việc giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân đã tạo ra động lực mới thực sự mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Giao quyền sử dụng đất nông nghiệp đã tạo nền tảng cơ bản cho kinh tế hộ gia đình phát triển, phát huy hết năng lực về vốn về lao động dư thừa trong nhân dân. Tuy vậy vẫn còn một số tồn tại trong việc giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân đó là đất giao cho các hộ còn manh mún, phân tán nhiều thửa, nhiều mảnh trên một hộ. Tình trạng này vừa không thuận lợi cho các hộ tự chủ sản xuất, vừa không thể tạo ra cách tổ chức sản xuất hàng hoá. Tồn tại trên cần được nhanh chóng khắc phục nếu không sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Trong những năm gần đây, quản lý đất đai được dư luận xã hội hết sức quan tâm bởi tính chất nhạy cảm của nó. Nghi lộc là một huyện phụ cận thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, có tốc độ đô thị hóa nhanh, hàng năm trên địa bàn có trên 5 đến 10 dự án đến đầu tư, xây dựng. Mặt khác đất tồn đọng chưa được chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất lớn. Do vậy huyện tập trung giải quyết tồn đọng tăng cường quản lý đất đai. Việc kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tồn đọng huyện chỉ đạo thực hiện cuốn chiếu, với nhiều phương châm “ dễ làm trước, khó làm sau” tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Gắn với xử lý đất tồn đọng, huyện tập trung chỉ đạo các xã đã được đo đạc bản đồ địa chính sau chuyển đổi ruộng đất theo chỉ thị 02 của tỉnh ủy, kê khai lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp cho họ. quá trình kê khai, lập hồ sơ cấp giấy QSD đất ở tồn đọng và cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp thực hiện nghiêm nguyên tắc “ dân chủ, công khai”. Tất cả số liệu về chủ sử dụng đất về diện tích, nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng, sự phù hợp quy hoạch , tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, các nghĩa vụ tài chính phải giao nộp … của từng lô đất đề nghị cấp giấy chứng nhận QSD đất ( kể cả đất nông nghiệp sau chuyển đổi và đất ở tồn đọng ) phải công khai trước hội nghị toàn dân tại các xóm và niêm yết tại nhà văn hóa xóm trong 15 ngày. Đồng thời công khai số máy điện thoại của phòng Tài Nguyên và Môi trường, văn phòng Đăng ký QSD đất huyện để công dân có điều kiện tham gia giám sát và góp ý kiến trước khi UBND xã lập hồ sơ trình lên UBND huyện cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các hộ đủ điều kiện. đến nay huyện đã cấp đổi 5.326 GCN đất nông nghiệp, ký 960 GCN cấp đổi đất thổ cư ở xã nghi Mỹ; đang in 7.500 GCN đất nông nghiệp và gần 2000 GCN đất thổ cư ở xã Nghi Văn, đang tổ chức kê khai để cấp đổi ruộng đất với hơn 7 vạn thửa đất. Nhằm chấn chỉnh kỷ cương quản lý, ngăn chặn các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất từ năm 2005 đến nay Ủy ban kiểm tra huyện ủy và thanh tra nhà nước huyện đã tổ chức tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện tình hình quản lý, sử dụng đất ở Nghi Thiết, Quán Hành, Nghi Thái, Nghi Trung, Nghi Quang, Nghi Xá, Nghi Yên, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Thịnh. Hiện nay đang thanh, kiểm tra tại Nghi trung, Nghi Thạch riêng Nghi Ân và Nghi Long chuyển hồ sơ cho cơ quan công an điều tra xử lý theo pháp luật và thời gian tới sẽ tiếp tục thanh kiểm tra ở các xã khác. Qua thanh tra, kiểm tra làm rõ các sai phạm và nguyên nhân, kịp thời chấn chỉnh các sai sót xử lý các vướng mắc. kết quả đã khai trừ ra khỏi đảng hai người nguyên chủ tịch UBND xã, một nguyên cán bộ địa chính xã, cách chức 1 chủ tịch UBND xã, cảnh cáo và khiển trách nhiều trường hợp có sai phạm. khiển trách tập thể và 3 cán bộ phòng tài nguyên và môi trường huyện nhiệm kỳ 1999-2004. đồng thời thực hiện thu hồi các lô đất cấp sai phạm và số tiền vi phạm. cùng với công tác thanh tra kiểm tra thời gian qua UBND huyện đã tập trung chỉ đạp xử lý các tranh chấp và đơn thư của công dân về đất đai nên ổn định được tình hình trên địa bàn. Huyện cũng đã có nhiều giải pháp chấn chỉnh công tác giao đất ở mới cho các hộ gia đình, cá nhân. Đưa công tác này đi vào nề nếp theo đúng các quy định của UBND tỉnh. Tăng cường đấu giá đất ở mỗi năm hàng trăm lô đất thu vào ngân sách hàng chục tỷ đồng. Có giải pháp quản lý đất lâm nghiệp và hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn nên đã chấm dứt tình trạng các xã tự cho khai thác đất như trước đây, tất cả các điểm khai thác đất san lấp mặt bằng các dự án đầu tư và khai thác mỏ đá trên địa bàn đều được UBND tỉnh cấp phép theo quy định. Công tác quản lý đất trang trại và đất các lò gạch ngói ở các xã được chấn chỉnh đi dần vào nề nếp, đúng luật. công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư liên quan đến việc sử dụng đất được tích cực triển khai, lập hồ sơ đền bù cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất một cách chặt chẽ, dân chủ công khai với dân, đáp ứng được yêu cầu của tỉnh, của huyện về thu hút đầu tư các dự án trên địa bàn. Hiện nay Nghi Lộc đang tập trung chỉ đạo hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ pháp lý để quản lý và sử dụng trong các năm tiếp theo. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ ngày càng cao. Những tháng cuối năm 2007 huyện thực hiện luân chuyển một số cán bộ địa chính giữa các xã nhằm tạo môi trường mới cho anh em phát huy tính năng động, sáng tạo trong tham mưu quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. III/ Hiện trạng cấp giấy chứng nhận QSD đất tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An: 1/. Quy trình cấp giấy chứng nhận: Theo quyết định 420/TNMT-ĐKTK mới nhất của sở tài nguyên và môi trường tỉnh nghệ an về quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ luật đất đai năm 2003, các nghị định của chính phủ như nghị định 181/2004/N Đ- CP…Căn cứ các thông tư của Bộ tài nguyên môi trường số 01/2005/TT-BTNMT…căn cứ các thông tư của bộ tài chính số 117/2004/TT-BTC…Căn cứ vào thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT…Căn cứ các quyết định số 08/2006/Q Đ-BTNMT… căn cứ chỉ thị 02/CT-TƯ…căn cứ quyết định 146/2007/QĐ-UB…thực hiện thông báo số 45/TB-UBND. ĐC… Trên cơ sở các văn bản của trung ương, của UBND tỉnh và hệ thống hồ sơ địa chính đã lập trước đây trên địa bàn toàn tỉnh; Sở tài nguyên và môi trường hướng dẫn quy trình tổ chức kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau chuyển đổi ruộng đất như sau: Nội dung tổ chức kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 1. công tác chuẩn bị: 1.1 Thành lập ban chỉ đạo công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp huyện (tuỳ theo số lượng xã triển khai thực hiện và tính chất phức tạp của địa phương, UBND cấp huyện cân nhắc xem xét quyết định việc thành lập ban chỉ đạo để tập trung chỉ đạo trong một thời gian): * thành lập ban chỉ đạo gồm có : + chủ tịch hoặc phó chủ tịch phụ trách : trưởng ban chỉ đạo + trưởng phòng tài nguyên và môi trường: phó ban trực ; + Giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất : phó ban; + Ban viên bao gồm trưởng các phòng : tài chính- kế hoạch, tư pháp, hạ tầng, nông nghiệp và phát triển nông thôn; chủ tịch mặt trận tổ quốc, chủ tịch hội đồng nhân dân. Ngoài ra, tuỳ tình hình cụ thể của từng địa phương có thể mới them một số thành viên khác am hiểu vấn đề đất đai của địa phương vào ban chỉ đạo. * Ban chỉ đạo cấp huyện có nhiệm vụ giúp cho UBND cấp huyện thực hiện các công việc sau: - xây dựng kế hoạch triển khai, dự toán kinh phí phục vụ cho công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận trên địa bàn huyện. - tổ chức kế hoạch triển khai sau khi được phê duyệt. - Đôn đốc chỉ đạo cấp xã tổ chức thực hiện nắm bắt tiến độ kịp thời. - Giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình kê khai đăng ký tại cấp xã, các kiến nghị, đề xuất của đơn vị thi công trong quá trình xử lý hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận. 1.2 Thành lập hội đồng đăng ký đất cấp xã, do chủ tịch UBND xã quyết định thành lập: * thành phần hội đồng gồm có: + chủ tịch UBND xã : chủ tịch hội đồng; + cán bộ địa chính xã: thư ký thường trực; + trưởng công an xã, cán bộ tư pháp, tài chính, đại diện hội đồng nông dân xã, đại diện hội cựu chiến binh xã, đại diện mặt trận tổ quốc xã, cán bộ lâm nghiệp , xóm trưởng các xóm: uỷ viên. Ngoài ra tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương có thể mời thêm số thành viên khác am hiểu vấn đề đất đai của địa phương vào hội đồng. * Hội đồng đăng ký đất đai xã có nhiệm vụ giúp đỡ cho UBND xã thực hiện các công việc sau: -xây dựng kế hoạch triển khai, dự toán kinh phí phục vụ cho công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận trên địa bàn xã. - Tổ chức tuyên truyền, quán triệt chủ trương, kế hoạch về kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận cho nhân dân. - Phối hợp với đơn vị thi công xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chuẩn bị tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện làm việc khác. -Xác định chủ sử dụng đất nguồn gốc và thời điểm hình thành thửa đất, hiện trạng sử dụng đất, diện tích cơi nới, lấn chiếm, việc hoàn thành hay chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của từng chủ sử dụng đất. - Tổ chức tiếp nhận, xét duyệt đơn xin cấp giấy chứng nhận của nhân dân; xửlý các vấn đề phát sinh trong quá trình kê khai đăngký; lập các thủ tục trình UBND xã xác nhận, phê duyệt; trình hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận lên văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc phòng tài nguyên môi trường. 1.3 Thành lập tổ đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận: * thành phần tổ đăngký cấp đổi giấy chứng nhận bao gồm: - cán bộ địa chính xã : tổ trưởng; - Xóm trưởng các xóm, trưởng ban công tác mặt trận các xóm, cán bộ chuyên môn của đơn vị thi công: tổ viên. * Tổ đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận có trách nhiệm giúp cho hội đồng đăngký đất đai cấp xã thực hiện các tác nghiệp cụ thể như: kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện tài liệu hiện có; hướng dẫn người dân lập hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận; tiếp nhận và phân loại hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận.; điều tra xác minh nguồn gốc sử dụng đất, sửa chữa sai xót trong quá trình kê khai đăng ký. 1.4 Thu thập các loại tài liệu, bản đồ, sổ sách đã sử dụng trong quá trình thực hiện chuyển đổi ruộng đất; bản đồ địa chính và các loại tài liệu kèm theo được lập mới hoặc chỉnh lý sau chuyển đổi ruộng đất. 1.5 Chuẩn bị vật tư biểu mẫu sổ sách (do đơn vị thi công cung cấp) 1.6 Chuẩn bị địa điểm, lịch kê khai đăng ký cho từng xóm, phổ biến hướng dẫn cụ thể để mọi chủ sử dụng đất lập được hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận cho từng điểm đăng ký. 1.7 Xây dựng phương án thương lượng với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đã nhận thế chấp giấy chứng nhận của nhân dân để cho những chủ sử dụng đất đã thế chấp phô tô lại giấy chứng nhận có chứng nhận sao lục bản chính của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng phục vụ cho việc kê khai đăng ký được chính xác, kịp thời. 2. kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện bản đồ địa chính và tài liệu hiện có: 2.1 kiểm tra đối soát lại hình thể, kích thước, diện tích giữa biên bản giao đất thực địa khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất, bản đồ địa chính mới đo đạc hoặc mới chỉnh lý sau chuyển đổi ruộng đất và các loại hồ sơ được lập trong quá trình đo đạc như sổ giao nhận diện tích, hồ sơ kỹ thuật thửa đất. lập sổ quy chủ ruộng đất. 2.2 công khai tên chủ sử dụng đất của từng thửa đất theo từng tờ bản đồ địa chính mới đo đạc hoặc mới chỉnh lý sau chuyển đổi ruộng đất (bản sao) và thông báo công khai tại nhà văn hoá xóm 15 ngày cho nhân dân tự kiểm tra. nếu có thắc mắc, hướng dẫn nhân dân làm đơn kiến nghị gửi UBND xã, UBND xã tập hợp đơn kiến nghị của nhân dân và chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xác minh lại để chỉnh lý. kết quả giải quyết được ghi rõ vào đơn kiến nghị và cập nhật, chỉnh lý trên bản đồ và các loại hồ sơ có liên quan. kết thúc việc công khai bản đồ địa chính, các hồ sơ có liên quan và giải quyết kiến nghị, UBND xã phải lập biên bản và thông báo cho nhân dân biết. 2.3 Đối với các xã được lập bản đồ địa chính nhưng chưa xác định mục đích sử dụng theo thông tư số 08/2007/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và môi trường thì kết hợp với kiểm tra thực địa để chuyển đổi mục đích sử dụng theo đúng quy định của thông tư. 3. Tổ chức kê khai đăng ký việc cấp giấy chứng nhận : việc tổ chức kê khai đăng ký để cấp đổi giấy chứng nhận ( kể cả cấp mớí giấy chứng nhận đối với các trường hợp trước đây chưa kê khai) được tiến hành theo phương châm “ dễ làm trước, khó làm sau”, với hình thức cuốn chiếu từ xóm này sang xóm khác. Trình tự thực hiện cụ thể lại từng xóm như sau : 3.1 Hướng dẫn chủ sử dụng đất kê khai đăng ký và lập hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận: * đơn vị thi công phối hợp với tổ đăng ký của xã phát đơn xin cấp giấy chứng nhận ( mẫu đơn 01/ ĐK,02/ĐK dùng cho trường hợp cấp đổi; mẫu đơn 03/ĐK dùng cho trường hợp cấp mới kèm theo), hướng dẫn chủ sử dụng đất kê khai đăng ký vào đơn đầy đủ các nội dung theo yêu cầu; trong đó lưu ý: + Đối với đất ở : - kê khai chính xác, đúng thực tế về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất ghi vào mục 2.7 trên đơn; - kê khai đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc sử dụng đất để ghi vào mục 4 trên đơn. +đối với đất nông nghiệp : - kê khai đầy đủ, chính xác những thửa đất nông nghiệp trước khi chuyển đổi ruộng đất đã chuyển quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa được UBND huyện cho phép lên trang phụ biểu kèm theo mẫu đơn 02/ĐK để làm rõ phần diện tích từng hộ đã tham gia chuyển đổi. - kê khai đầy đủ, chính xác những thửa đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi ruộng đất đã chuyển quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa được UBND huyện cho phép lên trang phụ biểu kèm theo mẫu đơn 02/ĐK để làm rõ phần diện tích từng hộ xin cấp giấy chứng nhận. - Cần hướng dẫn cụ thể cho chủ hộ về nhu cầu cấp tất cả các thửa đất nông nghiệp vào một giấy chứng nhận hoặc cấp mỗi thửa một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mở sổ tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận. * Hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận của từng chủ sử dụng đất gồm có: - đơn xin cấp đổi giấy chứng nhận; - giấy chứng nhận đã được cấp trước đây(bản phô tô); - các loại giấy tờ, biên lai, chứng từ có liên quan đến nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc sử dụng đất(bản phô tô); - văn bản uỷ quyền (nếu có). * Đơn vị thi công phối hợp với tổ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ, tính lôgic của hồ sơ trước khi tiếp nhận ; các hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận và vào sổ tiếp nhận. * Những thửa đất không có người kê khai đăng ký, UBND xã trực tiếp kê khai đăngký để lập hồ sơ địa chính theo quy định. 3.2 Kiểm tra xác minh, sửa chữa các sai xót trong quá trình kê khai đăngký; sau khi kết thúc việc kê khai đăng ký, đơn vị thi công và tổ đăng ký rà soát lại tính hợp lệ, tính lôgic của từng hồ sơ để phát hiện các sai sót, các nội dung còn thiếu để tổ chức kiểm tra xác minh, bổ sung kịp thời. 3.3 Phân loại hồ sơ, lập bảng thống kê các hố sơ đã được phân loại: * sau khi có đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị thi công phối hợp với tổ đăng ký phân loại hồ sơ theo hướng: + đối với hồ so xin cấp đổi giấy chứng nhận thì tách thành 2 cặp: - cặp tài liệu thứ nhất: gồm những hồ sơ có thay đổi về tên chủ sử dụng; có chuyển quyền, nhận chuyển quyền một số thửa đất cả trước và sau chuyển đổi. trong đó, các hồ sơ có liên quan tới nhau thì sắp xếp kề nhau để thuận lợi trong việc kiểm tra, thẩm định; - cặp tài liệu thứ hai: gồm những hồ sơ không có sự thay đổi như trên. + đối với hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lần đầu thì sắp xếp vào chung một cặp tài liệu( quy trình xét duyệt theo quy định của luật đất đai năm 2003, nghị định số 181/2004/NĐ-CP của chính phủ và quyết định số 146/2007/QĐ-UBND của UBND Tỉnh nghệ an) sau đó lập bảng thống kê các hồ sơ đối với các cặp tài liệu vừa phân loạiđể trình Hội đồng đăng ký xét duyệt. * đơn vị thi công phối hợp với tổ đăng ký hệ thống hoá những quy định của pháp luật để áp dụng xử lý cho từng trường hợp cụ thể, làm cơ sở cho hội đồng đăng ký xét duyệt. 4. Tổ chức xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ở cấp xã: việc tổ chức xét duyệt hồ sơ ở cấp xã được tiến hành thực hiện theo từng xóm để tránh sự nhầm lẫn, sáo trộn hồ sơ giữa các xóm với nhau; trong từng xóm tổ chức xét duyệt cho đất nông nghệp trước, đất ở sau. Trình tự xét duyệt hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại mục 4.1, mục 4.2 dưới đây; còn trình tự xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lần đầu được thực hiện theo quy định hiện hành. hội đồng đăng ký xã căn cứ tiến độ kê khai đăng ký để tổ chức họp xét duyệt kịp thời. hội đồng đăng ký xã chỉ tổ chức xét duyệt hồ sơ khi có mặt tối thiểu 2/3 số thành viên hội đồng tham gia. việc tổ chức xét duyệt và kết quả xét duyệt được ghi chi tiết thành biên bản. 4.1 Trình tự xét duyệt đối với đất nông nghiệp sau chuyển đổi như sau: + hội đồng đăng ký nghe đơn vị thi công và tổ đăng ký báo cáo kết quả kê khai đăngký, kết quả kiểm tra các đơn vị đăngký và kết quả phân loại hồ sơ. + Hội đồng đăng ký thẩm định những thông tin về thửa đất của từng hồ sơ theo trích ngang các hồ sơ đã được phân loại. trường hợp trong quá trình thẩm định phát hiện nội dung của hồ sơ nào kê khai chưa chính xác thì chuyển hồ sơ đó cho tổ đăng ký để hướng dẫn nhân dân kê khai lại kịp thời. kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký phải lập thành biên bản, trong biên bản phải có đủ chữ ký của các thành viên tham gia họp. * căn cứ vào biên bản làm việc của hội đồng đăng ký, đơn vị thi công và tổ đăng ký thực hiện các nhiệm vụ sau: - lập danh sách các trường hợp sử dụng đất, các thửa đất xin cấp đổi giấy chứng nhận theo từng cặp hồ sơ đã phân loại, trình Hội đồng đăng ký phê duyệt. - Dự thảo thông báo kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký, trình UBND xã phê duyệt. * UBND xã tổ chức công bố công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký xã tại nhà văn hoá từng xóm để mọi người dân được tham gia ý kiến. thời gian công khai là 10 ngày. hết thời hạn này, UBND xã lập biên bản kết thúc việc công khai kết quả xét duyệt. nếu có khiếu nại hoặc có vấn đề mới được nhân dân phát hiện, UBND xã chỉ đạo tổ đăng ký thẩm tra xác minh để Hội đồng đăng ký duyệt bổ sung và thông qua kết quả xét duyệt. * căn cứ nội dung thực hiện của UBND xã tại mục trên, đơn vị thi công và tổ đăng ký thực hiện các nhiệm vụ sau: - dự thảo biên bản xử lý những tồn tại phát sinh trong quá trình công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký, trình UBND xã phê duyệt. - dự thảo biên bản kết thúc công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký, trình UBND xã phê duyệt. - ghi ý kiến xét duyệt vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình UBND xã xác nhận. - hoàn thiện danh sách các trường hợp sử dụng đất, các thửa đất xin cấp đổi giấy chứng nhận theo từng cặp hồ sơ đã phân loại, trình UBND xã phê duyệt. - bản đồ địa chính, sổ mục kê đã chỉnh lý trong quá trình kê khai đăngký; tất cả các đơn khiếu nại kèm theo kết quả giải quyết khi thực hiện mục III.2 * Căn cứ biên bản xét duyệt của hội đồng đăng ký, kết quả giải quyết các tồn tại phát sinh sau khi công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký; UBND xã tiến hành ghi ý kiến xác nhận lên từng đơn xin cấp đổi giấy chứng nhận và lập hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt qua văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. 4.2 Trình tự xét duyệt đối với đất ở như sau: * Hội đồng đăng ký nghe đơn vị thi công và tổ chức đăng ký báo cáo kết quả tổng hợp việc kê khai đăng ký, kết quả thẩm tra các đơn đăng ký và kết quả phân loại hồ sơ. * Hội đồng đăngký thẩm định những thông tin về thửa đất của từng hồ sơ theo trích ngang các hồ sơ đã được phân loại. trường hợp trong quá trình thẩm định phát hiện nội dung của hồ sơ nào kê khai chưa chính xác thì chuyển hồ sơ đó cho tổ đăng ký để hướng dẫn nhân dân kê khai lại kịp thời. Trong đó chú ý làm rõ các nội dung sau: - nguồn gốc sử dụng, thời điểm sử dụng và phần diện tích phát sinh qua các thời kỳ, trước và sau thời điểm được cấp giấy chứng nhận lần đầu; các loại giấy tờ, biên lai, chứng từ có liên quan đến nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc sử dụng phần đất này - Diện tích phát sinh trong quá trình sử dụng từ sau thời điểm được cấp giấy chứng nhận lần đầu, nguyên nhân dẫn đến phát sinh diện tích; các loại giấy tờ, biên lai, chứng từ có liên quan đến nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc sử dụng phần đất này. - Phát hiện các giấy chứng nhận trước đây đã cấp sai quy định (nếu có). * Đối với trường hợp không có phần diện tích phát sinh nhưng thời điểm sử dụng đất chưa thực sự rõ ràng, trường hợp có phần diện tích phát sinh và những giấy chứng nhận trước đây đã cấp sai quy định, Chủ tịch hội đồng đăng ký lấy ý kiến từng thành viên đối với từng trường hợp. nếu quan điểm các thành viên không thống nhất thì tổ chức biểu quyết. kết quả xét duyệt từng hồ sơ cụ thể được công nhận khi có ít nhất 2/3 số thành viên dự họp tán thành. Kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký phải lập thành biên bản; trong biên bản phải có đủ chữ ký của các thành viên tham gia họp và ghi rõ thửa đất của từng hộ không phát sinh diện tích, các thửa đất có phát sinh diện tích, các thửa đất trước đây được cấp giấy chứng nhận sai quy định và các ý kiến về quan điểm xử lý. * Căn cứ vào biên bản làm việc của hội đồng đăng ký, đơn vị thi công và tổ đăng ký thực hiện các nhiệm vụ sau: - Lập danh sách các trường hợp sử dụng đất, các thửa đất không phát sinh diện tích, trình hội đồng đăng ký phê duyệt. - Lập danh sách các trường hợp sử dụng đất, các thửa đất có phát sinh phần diện tích đề nghị được xử lý trước khi cấp đổi giấy chứng nhận, trình hội đồng đăng ký phê duyệt. - Lập danh sách các trường hợp sử dụng đất, các thửa đất trước đây được cấp giấy chứng nhận sai quy định đề nghị thẩm định lại trước khi cấp đổi giấy chứng nhận( nếu có). - Dự thảo thông báo kêt quả xét duyệt của hội đồng đăng ký, trình UBND xã phê duyệt. * UBND xã tổ chức công bố công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký xã tại nhà văn hoá từng xóm để mọi người dân được tham gia ý kiến. Thời gian công khai là 10 ngày. Hết thời hạn này, UBND xã lập biên bản kết thúc việc công khai kết quả xét duyệt. Nếu có khiếu nại hoặc có vấn đề mới được nhân dân phát hiện, UBND xã chỉ đạo tổ đăngký thẩm tra xác minh để hội đồng đăng ký xét duyệt bổ sung và thông qua kết quả xét duyệt. * Căn cứ nội dung thực hiện của UBND xã tại mục trên, đơn vị thi công và tổ đăng ký thực hiện các nhiệm vụ sau: - Dự thảo biên bản xử lý những tồn tại phát sinh trong quá trình công khai kết quả xét du

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11950.doc
Tài liệu liên quan