MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU 1
1.1. Những kiến thức cơ bản về Xuất Nhập Khẩu 1
1.1.1. Một số khái niệm 1
1.1.2. Vai trò của hoạt động Xuất Nhập Khẩu 1
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Xuất Nhập Khẩu 3
1.2. Giới thiệu chung về Incoterms 5
1.3. Các phương thức thanh toán chủ yếu 6
1.4. Tổ chức và thực hiện hợp đồng ngoại thương 7
1.4.1. Các bước thực hiện hợp đồng Xuất Nhập Khẩu 7
1.4.2. Các chứng từ thường sử dụng trong kinh doanh Xuất Nhập Khẩu . 8
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM 10
2.1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 10
2.1.1. Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 10
2.1.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 11
2.1.3. Về thị trường xuất khẩu 16
2.2. Nhận xét 17
2.2.1. Thuận lợi 17
2.2.2. Khó khăn 19
2.3. Giải pháp 23
2.3.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 23
2.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản 27
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 32
3.1. Đánh giá về môn học Quản Trị Xuất Nhập Khẩu 32
3.1.1. Giáo trình, tài liệu học tập, giảng dạy 32
3.1.2. Cơ sở vật chất 32
3.1.3. Tính hữu ích và thiết thực của môn học 32
3.2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy môn Quản Trị Xuất Nhập Khẩu 33
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường Mỹ, 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu cá tra cũng đạt trên 261 triệu USD, tăng gần 100% so với cùng kỳ và sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm. Thị trường ASEAN cũng đạt hơn 93 triệu USD, tăng 45,4% so cùng kỳ.
Mặc dù phải đối mặt với tình trạng khó khăn về nguồn nguyên liệu, nhưng xuất khẩu cá tra sang hầu hết các thị trường vẫn có xu hướng tăng trưởng hai con số. Đáng chú ý trong các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm là Nga. Đây là thị trường luôn tăng trưởng nhưng tính đến cuối tháng 9, cá tra xuất khẩu sang thị trường này lại có xu hướng giảm tuy không nhiều. Trong tháng 9, xuất khẩu cá tra sang Nga đạt 5,1 triệu USD, tăng so với 4,7 triệu USD của tháng trước, nhưng giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa giá trị xuất khẩu cá tra sang Nga 9 tháng qua đạt 43,6 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. EU vẫn thể hiện là thị trường trọng điểm nhập khẩu cá tra của Việt Nam, chiếm 30% thị phần, nhưng mức tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang thị trường này vẫn chưa như mong đợi. Đến cuối tháng 9, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 397 triệu USD. Nguyên nhân chính khiến cá tra Việt Nam lại gặp khó khăn ở thị trường này là do ở Anh đã phát hiện hàm lượng nước trong sản phẩm cao hơn so với tự nhiên, và tại Canada đã phát hiện dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm.
Mặt khác, ở thị trường Mỹ, vốn được xem là rất khó tính, đặt ra nhiều tiêu chuẩn đối với mặt hàng cá tra nhập khẩu nhưng sau khi Việt Nam kiện Mỹ về việc áp dụng thuế chống bán phá giá thì đến cuối quý I và đầu quý II năm 2011, Mỹ đã giảm mức thuế chống bán phá giá xuống còn 0 – 0,2%. Điều đó dẫn đến giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ từ đầu năm đến 15/6/2011 đạt 118.686 triệu USD, chiếm 15,9%. Bên cạnh đó, Mexico được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn, ổn định và tiềm năng của cá tra, basa Việt Nam. Đây là thị trường tiêu thụ cá tra, basa lớn nhất khu vực Trung và Nam Mỹ. Tính đến giữa tháng 6/2011, giá trị nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam của Mexico lớn thứ 2 (đạt 46,59 triệu USD), chỉ sau Mỹ.
Để cá tra vẫn sẽ là mặt hàng đóng góp lớn vào mức tăng trưởng của thị phần thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp cần duy trì đà tăng trưởng mạnh của các thị trường còn lại như Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong, Brazil, Mexico, ASEAN, Ảrập Xêút. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẳng định, thủy sản, trong đó có cá tra, vẫn là lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung đầu tư và tạo bước đột phá trong giai đoạn 2011-2015.
Về mặt hàng cá ngừ
Theo VASEP, năm nay, cá ngừ Việt Nam đã xâm nhập và mở rộng ra nhiều thị trường, nâng tổng số thị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam lên 87 thị trường, gần gấp đôi so với đầu năm. Xuất khẩu cá ngừ năm 2011 đạt 379,4 triệu USD, tăng 29,4% so với năm 2010.
Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường chính nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam, chiếm tới 46% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, với tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này 10 tháng đầu năm đạt 144,705 triệu USD. Tiếp đến là thị trường EU, trong đó Đức, Italia và Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam. Nếu những tháng trước đây, Đức là thị trường lớn nhất trong khối nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam nhưng sang tháng 10/2011, Italia lại vượt lên với giá trị nhập khẩu đạt 2,918 triệu USD, tăng tới 258,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản cũng có xu hướng tăng lên về cuối năm. Từ đầu năm tới nay, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật đạt cao nhất, lên tới 82,3%, tương đương 36,645 triệu USD. Ngoài các thị trường chính nói trên, Thụy Sỹ cũng đang nổi lên là thị trường nhiều tiềm năng với mức tăng trưởng cao chỉ sau Nhật Bản trong thời gian gần đây. Trong 10 tháng đầu năm 2011, Thụy Sỹ đã nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam với giá trị đạt hơn 3 triệu USD, tăng 52,4% so với cùng kỳ năm ngoài. Ngoài sự tăng trưởng về giá trị, trong năm nay ngoài 3 thị trường truyền thống là Mỹ, EU và Nhật Bản, số thị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam (tính tới hết tháng 10/2011) cũng đã tăng đáng kể lên tới 87 thị trường, gần gấp đôi so với đầu năm.
VASEP cho biết, nguyên nhân của sự tăng trưởng chính là do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế vào dịp cuối năm đang tăng cao. Thêm vào đó, một số nước trên thế giới đang đề xuất cắt giảm hạn ngạch khai thác cá ngừ để bảo vệ nguồn lợi của loài này trong tương lai.
Về lâu dài, nhà nước cần ban hành những chính sách tổng thể nhằm tạo ra mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá ngừ để có thể nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá ngừ Việt Nam trên thị trường quốc tế
Về mặt hàng mực, bạch tuộc
Giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của cả nước đạt 520,3 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam năm 2011 tăng lên con số 76 so với 66 của năm 2010. Trong đó, những thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam nhiều nhất là Hàn Quốc, EU, Nhật Bản và một số nước ASEAN. Hiện nay, Việt Nam vẫn là 1 trong 3 đối tác quan trọng cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Nhật Bản, trong đó thế mạnh của Việt Nam là sản phẩm mực sống, tươi, đông lạnh và bạch tuộc chế biến. Tuy nhiên, mực ống Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường Nhật Bản do giá xuất khẩu cao hơn so với các nguồn cung cấp khác như Hàn Quốc, Trung Quốc. VASEP dự báo, khả năng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm trước vì nhiều doanh nghiệp vẫn đang lo ngại thiếu hụt nghiêm trọng lượng nguyên liệu trong nước.
2.1.3. Về thị trường xuất khẩu
Ba khối thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam. Trong đó, theo thống kê sơ bộ 9 tháng đầu năm, thị trường EU đang dẫn đầu với 112,983 triệu USD, tiếo theo là Mỹ với 112,242 triệu USD và Nhật Bản với 99,116 triệu USD. Các thị trường quan trọng khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, ASIAN, Australia, Canada, … Ngoài ra, hàng thủy sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới phát triển như: Đông Âu, Trung Đông, châu Mỹ La Tinh.
2.2. Nhận xét
2.2.1. Thuận lợi
Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là điều kiện tự nhiên của nước ta. Nước ta có bờ biển dài hơn 3260 km, so sánh với vùng lãnh thổ trung bình cứ 100km2 diện tích đất liền là có 1km chiều dài bờ biển. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương có nguồn lợi sinh vật phong phú và đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Không những là ngư trường thuận lợi cho khai thác, vùng biển Việt Nam còn có các điều kiện tự nhiên thích hợp để nuôi trên biển. Bên cạnh đó nước ta còn có nguồn lợi thủy sản nước ngọt nằm trong 2860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu ha đất ngập nước, ao hồ ruộng trũng, rừng ngập mặn đặc biệt ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long. Năm 2011, sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 5432,9 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm 2010, trong đó, khai thác đạt 2502,5 nghìn tấn, tăng 3,6% so với năm trước, nuôi trồng 2930,4 nghìn tấn, tăng 7,4% so với năm 2010.
Không chỉ thuận lợi về sản lượng, mà chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam không ngừng được nâng cao. Tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng cao và nhanh nhạy hơn với công nghệ mới, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới, họat động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP) luôn được cải tiến. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thuỷ sản có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được các thị trường nhập khẩu chấp nhận. Những thành tựu và đổi mới đó đã giúp các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam dần có chỗ đứng vững chắc ngay tại các thị trường đòi hỏi khắt khe như Mỹ, Nhật Bản, EU; đang dần tạo dựng được uy tín trên thị trường quốc tế.
Một thuận lợi nữa đối với xuất khẩu thuỷ sản 2011, đó là sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên của các quốc gia nhập khẩu ngày càng giảm vì những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường, nên các thị trường này ngày càng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu. Chính vì vậy, thương mại cũng sẽ được ưu tiên trong chính sách hỗ trợ, giúp các nước phát triển hiểu rõ hơn về WTO, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại hoặc kiểm dịch động vật. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, sau thảm hoạ động đất sóng thần vào đầu tháng 3 khiến cho không ít các khu chế biến đóng cửa, tân dụng khoảng trống tại thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam đã gia tăng thị phần của mình tại thị trường này. Bên cạnh đó, người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng tiêu dùng nhiều thuỷ sản hơn, vì họ cho rằng thuỷ sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Đây được xem là một tín hiệu tốt cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện đang có những lợi thế lớn về chính sách ở một số thị trường. Ở thị trường EU, do Việt Nam được hưởng chế độ GSP nên hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng có nhiều lợi thế hơn so với các quốc gia khác. Đặc biệt là từ khi EU cho phép được hưởng chế độ thuế quan này. Việt Nam luôn đáp ứng được các điều kiện của EU đối với các quốc gia được hưởng GSP, do đó Việt Nam vẫn luôn nằm trong danh sách các quốc gia được hưởng GSP của EU. Về mặt thuế quan, khác với thị trường Mỹ, hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU gặp rất ít và hầu như không có vụ kiện bán phá giá nào. Một phần là do nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU lớn nên EU thường không dùng biện pháp chống bán phá giá như một biện pháp trả đũa thương mại hay mang tính chính trị như Mỹ. Bên cạnh đó hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức giá hợp lí và nhiều chủng loại có lợi thế cạnh tranh khá cao đặc biệt tôm và cá. Hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam hầu như không gây ảnh hưởng cho hàng nội địa của EU nên thường không bị kiện bán phá giá. Đây cũng là một lợi thế cho hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU. Về các quy định chất lượng, nếu trước đây rất khó thực thi các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm vì giữa các nước khác nhau có những quy định khác nhau, thì bây giờ EU chỉ có một cơ quan quản lý duy nhất là cục quản lý an toàn thực phẩm của EU, một khuôn khổ luật pháp duy nhất và một cơ chế duy nhất là luật chung về thực phẩm để có thể đảm bảo nếu xảy ra rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm thì chỉ trong vòng 1 giờ đã được đệ trình lên cục quản lý an toàn thực phẩm EU. Nếu biện pháp đề xuất được đa số thành viên cục quản lý an toàn thực phẩm EU ủng hộ, thì sản phẩm có mới nguy cơ đó sẽ bị triệu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trường. Với những quy định mới này là hoàn toàn có lợi, thứ nhất nó dễ áp dụng, không phải nghiên cứu quá nhiều văn bản; thứ hai là mọi vấn đề rõ ràng hơn, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được hệ thống hoá và đảm bảo tính logic; thứ ba là không một nước thành viên nào được quyền đặt ra thêm quy định riêng đối với hàng nhập khẩu. Ở thị trường Mỹ, ngày 11/7/2011 Tổ chức Thương mại Thế giới đã ra phán quyết cuối cùng xử Việt Nam thắng kiện Mỹ trong vụ áp thuế chống bán phá giá tôm, ủng hộ hai trong ba nội dung khiếu kiện cơ bản của Việt Nam trong vụ kiện Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một bước ngoặt quan trọng đem lại nhiều lợi ích đối với xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung.
2.2.2. Khó khăn
Mặc dù có địa thế thuận lợi cho việc khai thác và đánh bắt thuỷ hải sản, tuy nhiên, năm 2011 là năm mà ngành xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã gặp phải không ít khó khăn, một trong số đó là vấn đề thiếu nguyên liệu đầu vào. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến vấn đề này là do việc nuôi trồng, đánh bắt xa bờ của nước ta vẫn còn quy mô nhỏ, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, phát triển mô hình công nghiệp còn ít, vấn đề quy hoạch thủy sản chồng chéo, nên không thể ổn định việc nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu. Bên cạnh đó, ảnh hưởng biến đổi khí hậu đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền cũng gây ra một mối đe dọa không nhỏ đến nghề nuôi thủy sản. Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến đó là dịch bệnh, dịch bệnh năm 2011 đối với giống tôm đã gây ra một thiệt hại kỷ lục trong những năm qua. Theo VASEP, năm 2011, cả nước có 81.782 ha nuôi tôm bị thiệt hại, bằng 294% so cùng kỳ năm 2010, trong đó tôm sú là 78.849 ha và tôm thẻ chân trắng là 2.933 ha. Có thể nhận thấy, số lượng các nhà máy chế biến thủy sản không ngừng tăng lên trong khi đó năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước còn có hạn, sự thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu đã gây ra những mặt hạn chế không nhỏ đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong năm vừa qua.
Thứ hai, đó là sự không ổn định về giá. Ở mặt hàng cá tra, đây được xem là một năm hiếm hoi chứng kiến sự biến động nhanh và thất thường của giá nguyên liệu cá tra trong nước. Cụ thể, đã có hai đỉnh giá (tháng 5 và tháng 11) và một đáy (tháng 8) được lập (tức là biến động rất nhanh chỉ trong khoảng 3 tháng) và biên độ chênh lệch cũng rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự liên kết lỏng lẻo giữa các chủ thể trong ngành cá tra. Khác với cá tra, tôm nhìn chung chỉ có một chiều tăng giá trong năm 2011. Giá tôm trong nước tăng mạnh do khan hiếm nguyên liệu xuất khẩu. Tính đến cuối năm 2011, giá các loại tôm đều đang đứng ở mức rất cao. Nguyên nhân là do khan hiếm nguồn cung do dịch bệnh diễn biến phức tạp từ đầu năm. Bênh cạnh đó, theo Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, năm 2011 giá thức ăn thủy sản đã tăng hơn 7 lần, mỗi lần 200-300đ/kg, giá đến cuối năm tăng 35% so với đầu năm. Ngoài ra, theo tính toán của Tổng cục Thủy sản, năm 2011 có đến 80% thị phần thức ăn chăn nuôi đang do các công ty có yếu tố nước ngoài kiểm soát.
Vấn đề thứ ba mà ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam còn đang gặp phải, đó là mẫu mã, chủng loại sản phẩm xuất khẩu chưa phong phú, chất lượng chưa đảm bảo. Công nghệ chế biến thủy sản của chúng ta tuy đã có sự tiến bộ rõ rệt, tuy nhiên so với mặt bằng chung trên thế giới thì còn tụt hậu khác xa, thủy sản Việt Nam xuất khẩu đi chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và giá trị gia tăng còn ít cho nên chưa vận dụng những ưu đãi về thuế mà hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng: cá tra, cá basa, cá mực cá ngừ. Mẫu mã còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng, chất lượng chưa được kiểm định chặt chẽ. Một khó khăn cần phải bàn đến đó là
Thứ tư, đó là ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định, thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam ít có sự liên kết với nhau. Điều này khiến các doanh nghiệp hầu như đơn độc trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài trước thị trường rộng lớn. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu việc thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, về nhu cầu sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng. Hơn thế nữa trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước lại nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh mua nguyên liệu giảm giá bán để tranh khách hàng, vi phạm các quy định ghi nhãn mác sản phẩm, tạo ra cung cầu ảo gây ra sự sai lệch về giá cả rất lớn. Chính điều này đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp tổn thất không nhỏ và bỏ lỡ không ít các đơn hàng lớn.
Thứ năm, những hạn chế về năng lực quản lý và thông tin là một trong những khó khăn mà lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang gặp phải. Đội ngũ cán bộ quản lí và lực lượng chưa được quan tâm đúng mức và đảm bảo các kỹ năng cần thiết, làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, nước ta luôn ở trong tình trạng thiếu thông tin thị trường, năng lực quản lý còn kém, kinh nghiệm và kiến thức, cách thức tiếp cận thị trường cũng như khả năng phát triển hệ thống kinh doanh và phản ứng với sự thay đổi chính sách thường chậm Chưa định hình, tập trung sức để tạo một số mặt hàng chủ lực, chưa có các giải pháp đồng bộ (tạo nguồn nguyên liệu lớn, ổn định, đúng tiêu chuẩn kích cỡ, độ tươi và công nghệ chế biến cao). Chưa tập trung giải quyết tốt việc đổi mới công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với sản phẩm của nghề khai thác nhằm tăng chất lượng nguyên liệu. Công tác nghiên cứu phân tích xu hướng biến động, dự báo thị trường tìm hiểu sâu về khách hàng còn chưa hiệu quả, hoạt động thâm nhập thị trường còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào đối tác. Chưa thông báo kịp thời thay đổi môi trường kinh doanh, những quy định pháp luật để doanh nghiệp chủ động đối phó, chưa có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp.
Thứ sáu, các nước phát triển một mặt vừa tiến hành giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan nhưng mặt khác lại vừa đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm, các biện pháp phòng vệ thương mại. Điều này tác động không tốt đến các mặt hàng được sản xuất ở các nước đang phát triển, điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn trở thành rào cản đối với hàng hoá các nước. Trước đây, vấn đề an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản quyết định ở sản phẩm cuối nhưng nay đã khác, phải "sạch" ngay từ khâu con giống, quá trình nuôi mới đến chế biến, chỉ một sai sót nhỏ trong bất cứ quá trình nào đều được xem là một sản phẩm không sạch. Cụ thể, vào tháng 6/2011, Nhật Bản đã chính thức tăng cường tần suất kiểm tra dư lượng enrofloxacin từ 30% lô tôm lên mức 100% ngay sau khi phát hiện thêm 1 lô tôm của Việt Nam nhiễm dư lượng chất này vượt mức cho phép. Trước đó, ngày 7/3/2011, Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường dư lượng chất này đối với 30% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Theo VASEP, từ đầu năm đến ngày 10/8/2011, đã có 68 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị Bộ Y tế, Lao động và An sinh xã hội nước này cảnh báo dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép, chủ yếu là các mặt hàng tôm, mực ống, cá ngừ và cá hồi, trong đó tôm chiếm tỷ lệ cao nhất với 43 lô. Còn đối với thị trường EU, chỉ có doanh nghiệp áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu sang thị trường này. Càng khó khăn hơn khi kể từ đầu năm 2010 thủy sản xuất khẩu vào EU phải chịu sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lí thực phẩm EU được cụ thể hóa bằn luật IUU.
Một khó khăn nữa có thể kể đến đó là sức cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường, đây cũng là một trong những khó khăn đang ngày càng được quan tâm và tìm hướng giải quyết. Các thị trường lớn trên thế giới đang có xu hướng nới lỏng cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, cải cách về chính sách do đó trong những năm tới thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với sản phẩm thủy sản của các nước khác trên thị trường. Trong đó có thể kể đến điển hình là Trung Quốc, Hà Lan, Nauy, Ấn Độ... Song song đó, thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ mới cũng như tính cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng dưới tác động của xu hướng tự do hoá thương mại. Trong khi đó năng lực cạnh tranh và tính năng động của nền kinh tế còn yếu, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý, cơ chế thị trường còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Hệ thống tài chính còn nhiều vấn đề bất cập, cũng như trình độ công nghệ còn thấp, cải cách diễn ra chậm chạp, tư duy còn thấp đã gây ra những khó khăn cho khả năng tiếp cận, thâm nhập các thị trường của các mặt hàng của Việt Nam. Mặc dù ngành thủy sản trong nước dù đã có nhiều thành tựu tiến bộ song vẫn bộc lộ những điểm yếu kém chưa khắc phục được, cơ sở vật chất đã lạc hậu không đáp ứng được các nhu cầu của thời đại, hiệu quả đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đối với ngành chế biến thủy sản thì hầu hết đều chưa có quá trình tự động hoá trong sản xuất, giá thành không ổn định, sức cạnh tranh của các sản phẩm còn kém. Đặc biệt trong thời đại hiện nay việc xuất khẩu các sản phẩm mới chỉ qua sơ chế hay đông lạnh không còn phù hợp nữa, bên cạnh đó việc không có được (hay chưa xây dựng được) các nhãn hàng có uy tín, bán với giá thấp hơn so với các sản phẩm của các nước khác sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam với các nước xuất khẩu thủy sản khác.
Vấn đề đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu hàng hoá thuỷ sản cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài nước mắm Phú Quốc, chưa có nhãn hiệu hàng hoá nào được đăng ký chính thức trên thị trường thế giới. Nếu có nhãn hiệu và thương hiệu chắc chắn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro và nâng cao được uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thương trường quốc tế.
2.3. Giải pháp
2.3.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Để hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa thì tiên quyết đó là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp hơn với nhu cầu và tạo thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sản. Cần phải rà soát và thay đổi những quy định không còn phù hợp với thời đại ngày nay như một số điều trong luật thuỷ sản, luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước để tạo ra các điều kiện thông thoáng hơn cho việc phát triển ngành thủy sản. Ngoài ra cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý về ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương để xoá bỏ bớt các thủ tục rườm rà gây mất thời gian, công sức mất niềm tin của người kinh doanh cũng như các nhà xuất khẩu, đầu tư. Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như đẩy mạnh phát triển thị trường thông qua việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương, đẩy mạnh quan hệ ở cấp chính phủ về mở rộng thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như thủy sản. Bên cạnh đó nhà nước cũng có các chính sách để thúc đẩy, tạo điều kiện cho sản phẩm của các doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường.
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp về mặt thông tin bằng cách tạo ra nhiều kênh thông tin và cập nhật thường xuyên tới các doanh nghiệp như ấn phẩm, website, trung tâm cung cấp thông tin…; tuyên truyền rộng rãi về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đến các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, truyền đạt cho họ ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng và vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, cần có các chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thủy. Do hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên tiềm lực cũng như sức cạnh tranh là không cao. Vì điều này cho nên sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các ngân hàng thương mại là vô cùng cần thiết. Nhà nước nên sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp để giải quyết vấn đề về vốn đầu tư đổi mới, đơn giản hoá thủ tục vay vốn và các yêu cầu thế chấp khi vay vốn. Ngoài ra nhà nước cũng xúc tiến thành lập các ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp lớn để giúp đỡ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ giao thương với các đối tác nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh cũng như huy động các nguồn vốn khác nhằm mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngoài ra, Bộ Thủy sản cần phải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tranh thủ nguồn tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn cho chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản, trước mắt ưu tiên cho các dự án về nuôi trồng thủy sản cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.
Các cơ quan Nhà nước cũng cần phải có trách nhiệm trong việc hỗ trợ nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị các cơ sở chế biến thuỷ sản, lựa chọn, phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, bảo đảm sức cạnh trạnh cao, đáp ứng các yêu cầu bền vững, các đòi hỏi của hội nhập nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với khả năng đầu tư và đặc thù của ngành. Đẩy mạnh việc nghiên cứu công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng cao; bảo quản nguyên liệu thuỷ sản sau thu hoạch; Lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài, tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả, đồng thời phù hợp với điều kiện nước ta. Bên cạnh đó, cần đầu tư và khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản để hạn chế vào thức ăn nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung nhằm bình ổn giá thành cho sản xuất thuỷ sản nguyên liệu.
Bên cạnh đó, cần phải đầu tư cho việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường thế giới; chú ý phát triển các loại thuỷ sản có chất lượng cao, nhu cầu trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng lên. Ngoài hải sản (tôm, cá, nhuyễn thể chân đầu và chân bụng, thực phẩm phối chế, đồ hộp thuỷ sản), chú ý phát triển các thuỷ đặc sản khác như: cua ghẹ, rong biển, hải sâm và cầu gai, ếch nuôi, cá sấu, ba ba, trai n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam.docx