Môc lôc
Lêi më ®Çu
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TẬP THỂ VÀ HTX NÔNG NGHIỆP. 4
I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TẬP THỂ. 4
1. Bản chất kinh tế tập thể. 4
2. Vai trò của kinh tế tập thể trong nông nghiệp. 5
II. HỢP TÁC XÃ - MỘT HÌNH THỨC PHỔ BIẾN CỦA KINH TẾ TẬP THỂ. 6
1. Khái niệm hợp tác xã. 6
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã. 7
III. HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP. 8
1. Khái niệm và đặc trưng của hợp tác xã nông nghiệp. 8
2. Vai trò của HTXNN trong hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam. 9
3. Sự khác nhau giữa HTXNN kiểu mới theo Luật HTX và HTXNN kiểu cũ đã tồn tại hơn 30 năm qua ở nước ta. 11
4. Các hình thức HTX nông nghiệp. 13
4.1. HTX nông nghiệp làm dịch vụ. 13
4.2. HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ. 14
4.3. HTX sản xuất nông nghiệp. 14
IV. HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP. 14
1. Tính tất yếu phải nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp. 14
2. Một số tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp. 16
2.1. Chỉ tiêu về kết quả hoạt động của HTX. 16
2.2. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của HTX. 17
V. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ HTX DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ ĐIẠ PHƯƠNG TRONG NƯỚC. 18
1. HTX dịch vụ nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. 18
2. HTX dịch vụ nông nghiệp ở miền Trung. 18
3. HTX dịch vụ nông nghiệp ở miền núi phía Bắc. 19
4. HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội 20
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÁC HTX DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN VIỆT YÊN . 23
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA HUYỆN VIỆT YÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HTX DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP. 23
1. Đặc điểm tự nhiên. 23
1.1. Vị trí địa lý. 23
1.2. Địa hình. 23
1.3. Đặc điểm đất đai. 24
1.4. Đặc điểm khí hậu thời tiết. 24
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 26
2.1. Tăng trưởng kinh tế. 26
2.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật. 27
2.3. Tình hình dân cư, dân số, lao động. 28
I. THỰC TRẠNG HTX DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN VIỆT YÊN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY . 30
1. Số lượng, quy mô, loại hình hợp tác xã. 30
2. Thực trạng về năng lực sản xuất của HTX dịch vụ nông nghiệp. 32
2.1. Cán bộ quản lý. 32
2.2. Tài sản, vốn quỹ của HTX. 36
2.2.1. Tài sản: 36
2.2.2. Vốn quỹ: 37
2.3. Các loại hình dịch vụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX dịch vụ nông nghiệp. 39
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN VIỆT YÊN. 45
1. Những kết quả đạt được. 45
2. Những tồn tại yếu kém. 46
2.1. Chỉ đạo sản xuất chưa sâu sát. 46
2.2. Nội dung hoạt động chưa phong phú, vốn quỹ hạn hẹp. 46
2.3. Chuyển đổi HTX theo Luật HTX gặp khó khăn, vướng mắc. 47
3. Nguyên nhân của những vấn đề trên. 48
3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được. 48
3.2. Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém. 49
CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN VIỆT YÊN 51
I. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN VIỆT YÊN 51
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 53
1. Giải pháp vĩ mô: 54
1.1. Xử lý các khoản nợ và xóa nợ cho hợp tác xã. 54
1.2. Tăng cường việc nâng cao kiến thức, nhận thức của xã viên và nông dân. 55
1.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX và người lao động. 55
1.4. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hợp tác xã. 57
1.5. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của hợp tác xã. 59
1.6.Tăng cường mối liên hệ hợp tác giữa HTX và các thành phần kinh tế khác nhất là kinh tế Nhà nước. 63
1.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và các tổ chức đoàn thể đối với sự phát triển hợp tác xã trên địa bàn. 64
2. Giải pháp vi mô. 65
2.1. Mở rộng dịch vụ, xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã. 65
2.2. Quản lý tốt tài chính, tài sản và các quỹ của HTX dịch vụ nông nghiệp. 66
2.3. Thực hiện đầy đủ hạch toán và phân tích kinh doanh. 67
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Việt Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được cải thiện, lương thực bình quân đầu người tăng nhanh, tỷ lệ đói nghèo giảm qua các năm.
+ Người dân yên tâm với đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thuận lợi cho kinh tế HTX dịch vụ nông nghiệp phát triển.
+ Trình độ dân trí khá cao, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề, cần cù, năng động trong cơ chế thị trường, có năng lực tiếp thu công nghệ mới, có thể thích ứng với nhiều ngành nghề. Nhiều xã đã có các mô hình thâm canh đạt hiệu quả kinh tế cao (>50 triệu đồng/ha/năm).
- Hạn chế:
+ Việt Yên là huyện có mật độ dân cư cao, bình quân có diện tích đất nông nghiệp nói chung trên đầu người thấp (750 m2/người). Riêng đất canh tác 680,6 m2/người. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực thị trấn, thị tứ và các xã trung du. Điều này gây khó khăn trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Quá trình chuyển dịch tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm, sản xuất hàng hóa chưa nhiều, tiêu thụ bấp bênh và ít mang tính cạnh tranh.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tuy đã được nâng cấp sửa chữa nhưng vẫn chủ yếu là các công trình đã xây dựng từ nhiều năm trước nên chất lượng không cao, dễ hư hỏng, kinh phí đầu tư, nâng cấp tốn kém.
+ Nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động nông nghiệp (thủ công, đơn giản, năng suất lao động thấp), lao động chưa qua đào tạo vẫn còn nhiều, chưa đáp ứng được với yêu cầu công nghiệp hóa.
I. THỰC TRẠNG HTX DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN VIỆT YÊN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .
1. Số lượng, quy mô, loại hình hợp tác xã.
* Hợp tác xã nông nghiệp huyện Việt Yên nói chung và lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp nói riêng trong những năm qua đã có sự phát triển cả về số lượng và hoạt động của HTX. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Số lượng các HTX của huyện Việt Yên.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm2005
Năm 2006
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1
Tổng số
100
100
115
100
119
100
2
HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp
40
40
48
41,7
49
41,2
3
HTX dịch vụ điện năng
51
51
54
47
55
46,2
4
HTX dịch vụ ngành nghề
9
9
13
11,3
15
12,6
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Việt Yên.
Qua bảng 2 ta thấy, số lượng HTX trong những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt, từ 100 HTX (năm 2004) lên 119 HTX (năm 2006) tức tăng 9 HTX trong 2 năm trong đó HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp tăng nhiều nhất (9 HTX). HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số HTX của huyện và nhìn chung là tăng qua các năm. Còn HTX dịch vụ điện năng mặc dù chiếm tỷ lệ cao (46,2% năm 2006) nhưng có xu hướng giảm (từ 51% năm 2004 xuống còn 46,2% năm 2006). Số lượng HTX dịch vụ nông nghiệp tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu, chất lượng cuộc sống của nông dân ngày càng lớn, sự liên kết hợp tác giữa các hộ nông dân càng cao…
Như vậy 18/19 xã, thị trấn đã có HTX đạt 95% (còn thị trấn Bích Động chưa có HTX). Số thôn đã có HTX dịch vụ đạt 96% đã thu hút được hơn 10.000 hộ xã viên tham gia HTX. Trong 119 HTX (năm 2006) có 6 HTX quy mô toàn xã (2 HTX dịch vụ nông nghiệp là: Việt Tiến, Tự Lạn và 4 HTX dịch vụ điện năng là: Hương Mai, Tăng Tiến, Thượng Lan, Nghĩa Trung), 6 HTX có quy mô liên thôn (HTX dịch vụ Trung Xuân, Nam Quảng Minh, Việt Ý, HTX dịch vụ điện khu vực 1, HTX dịch vụ điện khu vực 2 xã Tự Lạn, HTX dịch vụ điện Thiết Sơn xã Minh Đức) còn lại là các HTX quy mô thôn.
Nhìn chung các HTX dịch vụ đang có xu hướng phát triển theo chuyên ngành, chuyên khâu như: HTX chăn nuôi, HTX thủy sản, HTX mây tre đan, HTX dịch vụ điện năng… Đây là những HTX phát triển thực sự xuất phát từ nhu cầu của xã viên.
* Về đánh giá phân loại HTX.
Theo căn cứ hướng dẫn số 10/2006/TT-BKH ngày 19/11/2005 của bộ KHĐT, kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX, Sở NN & PTNT đã cụ thể hóa các chỉ tiêu đánh giá và phân loại HTX:
+ Nhóm 1 là HTX loại khá: Các HTX này thể hiện rõ vai trò chỉ đạo sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm tốt các dịch vụ thiết yếu, cung ứng 70% giống, 30% phân bón, thuốc sâu, kinh doanh có lãi, không có nợ đọng, có ý thức tham gia xây dựng HTX. Năm 2006, trong tổng số 116 HTX đã kiểm tra rà soát thì số lượng HTX hoạt động đạt loại khá có 23 HTX đạt 20%. Những HTX điển hình tiên tiến là: HTX dịch vụ Việt Tiến, HTX dịch vụ nông nghiệp Quang Biểu (Quang Châu), HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Lạn (Hương Mai), HTX dịch vụ nông nghiệp Ninh Khánh, HTX dịch vụ nông nghiệp Hữu nghị Việt – Ý (thị trấn Nếnh), HTX mây tre đan xã Tăng Tiến…
Các HTX đã đảm bảo được nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, quản lý dân chủ và cùng có lợi. Với quy mô thích hợp, bộ máy quản lý gọn nhẹ, có phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng. Vốn huy động để sản xuất kinh doanh ngày một tăng, tạo thêm việc làm cho xã viên, hoạt động kinh doanh của HTX từng bước ổn định và có hiệu quả, một số HTX bước đầu đã có tích lũy và đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+ Nhóm 2 là HTX trung bình gồm 35 HTX chiếm 30%: Nhóm HTX này làm được các dịch vụ thiết yếu, vốn quỹ được bảo toàn, có mức tăng trưởng, các dịch vụ thỏa thuận không làm được hoặc tỷ lệ cung ứng thấp.
+ Nhóm 3 là HTX yếu có 58 HTX chiếm 50%: Là những HTX không làm được dịch vụ thỏa thuận hoặc hiệu quả thấp không có vốn lưu động hoạt động.
Bảng 3: Kết quả phân loại hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp huyện qua các năm.
Phân loại
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số HTXDVNN
Tỷ lệ %
Số HTXDVNN
Tỷ lệ %
Số HTXDVNN
Tỷ lệ %
Khá
14
35
17
35,4
20
40,8
Trung bình
23
57,5
26
54,2
27
55,1
Yếu
3
7,5
5
10,4
2
4,1
Tổng
40
100
48
100
49
100
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Việt Yên.
2. Thực trạng về năng lực sản xuất của HTX dịch vụ nông nghiệp.
2.1. Cán bộ quản lý.
* Cán bộ quản lý HTX là những người điều hành công việc của HTX do các xã viên bầu ra thông qua Đại hội xã viên. Yêu cầu của bất cứ các loại doanh nghiệp hay một tổ chức nào thì người cán bộ được các thành viên bầu ra đều được sự tín nhiệm của các thành viên nhất là trong HTXNN thì lại càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Bởi vì các xã viên đều bình đẳng có quyền ngang nhau, mỗi người một phiếu không phân biệt vốn góp nhiều hay ít. Cán bộ phải là người có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để điều hành HTX hoạt động có hiệu quả. Trình độ của cán bộ có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của HTX, nhất là trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường thì trình độ của cán bộ là một trong những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị.
Bảng 4: Trình độ của cán bộ quản lý các HTX dịch vụ nông nghiệp năm 2006.
STT
Cán bộ quản lý HTX
Tổng số
Trình độ chuyên môn
Được bồi dưỡng, tập huấn
Chưa qua đào tạo
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Sở Nông nghiệp
Khác
1
Chủ nhiệm
57
2
0
1
48
3
3
2
Phó chủ nhiệm
16
9
2
5
3
Trưởng ban kiểm soát
57
2
33
4
18
4
Kế toán
57
4
29
5
19
5
Thủ quỹ
57
1
1
55
Tổng cộng
244
8
0
1
120
15
100
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Việt Yên.
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý HTX được xem là yếu tố quyết định đến thành công và hiệu quả hoạt động của HTX. Tuy nhiên, qua bảng 4 chúng ta thấy số cán bộ có chuyên môn còn rất ít: Trình độ đại học chỉ có 1 người (chiếm 0,4%), ở trình độ trung cấp là 8 người (chiếm 3,3%). Trình độ của các cán bộ quản lý HTX của huyện chủ yếu là do được bồi dưỡng, tập huấn trong đó Sở Nông nghiệp bồi dưỡng, tập huấn 120 người (chiếm 49,2%). Ngoài ra, số cán bộ chưa qua đào tạo cũng còn rất nhiều (100 người chiếm 41%). Từ đây có thể thấy đội ngũ cán bộ quản lý HTX của huyện Việt Yên chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ và năng lực quản lý. Điều này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền của huyện Việt Yên cần tìm ra và thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên việc thực hiện gặp phải những trở ngại như: Chế độ thù lao thấp (từ 80.000 – 150.000đ/tháng) nên chưa khuyến khích cán bộ HTX toàn tâm toàn ý gắn bó với sự nghiệp của HTX. Hơn nữa, cán bộ quản lý HTXNN là không ổn định và thường xuyên thay đổi (thường có sự thay đổi sau mỗi kỳ đại hội) nên họ không yên tâm công tác. Do vậy, huyện Việt Yên luôn ở tình trạng thiếu cán bộ có năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Do đó, cần mở các lớp tập huấn ngắn hạn từ tỉnh, huyện tới xã nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX.
Tuy nhiên hiện nay, các cơ sở đào tạo thì không đủ kinh phí để đào tạo, trong khi đó phần lớn cán bộ HTXNN là những người nghèo, không thể tự bỏ tiền đi học được. Bản thân cán bộ quản lý HTX với đồng lương ít ỏi không đủ cho đời sống hàng ngày, đại đa số là người nghèo nên cán bộ HTX ngoài công tác quản lý HTX ra họ còn làm nhiều công việc khác như: Cán bộ xã kiêm phó chủ tịch hội nông dân, hội cựu chiến binh, trưởng thôn, phó Bí thư chi bộ… Ngoài ra họ còn sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, nghề phụ… để giúp đỡ gia đình tăng thu nhập đảm bảo cuộc sống. Vì vậy, thời gian đầu tư cho công tác quản lý HTX ít, thời gian để rèn luyện nâng cao kiến thức nhất là kiến thức quản lý kinh tế lại càng không có.
Đây là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXNN. Điều đó đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền của huyện Việt Yên phải áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng trên như: Mở các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ kinh phí đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả của các HTXNN nói chung và HTX dịch vụ nông nghiệp nói riêng.
* Tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
Nhìn chung các HTX được chuyển đổi, thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, đúng Luật HTX, từng bước đã được củng cố để không ngừng phát triển. Đại đa số các HTX đã tổ chức đại hội xã viên thường kỳ 1 năm 1 lần và đại hội hết nhiệm kỳ. Đại hội nghe báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của HTX, báo cáo tài chính của HTX, xây dựng bổ sung phương án sản xuất kinh doanh, rà soát lại điều lệ để sửa đổi hoặc bổ sung, bầu Ban quản trị cho nhiệm kỳ mới… Đây chính là sự cố gắng, tiến bộ về công tác tổ chức của HTX.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP.
Đại hội xã viên
Ban Kiểm soát
Ban quản trị
(Chủ nhiệm)
Kế toán
Thủ quỹ
Thủ kho
Tổ DV 1
Tổ DV 3…
Tổ DV 2
Từ sơ đồ trên ta thấy, bộ máy quản lý của HTX bao gồm: Ban quản trị, Ban kiểm soát, cán bộ giúp việc, các tổ đội giúp việc.
+ Ban quản trị: Là cơ quan điều hành hoạt động của HTX, nhiệm kỳ của Ban quản trị HTX là từ 3 – 5 năm. Trong những năm vừa qua, hoạt động chính của Ban quản trị là tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động dịch vụ, kinh doanh và chủ nhiệm có tư cách đại diện cho HTX trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên về các nhiệm vụ, công việc của mình. Đa số các HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Việt Yên có từ 2 – 3 người (Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, ủy viên Ban quản trị) tương đối phù hợp với nội dung hoạt động của HTX. Các HTX ngành nghề và HTX dịch vụ điện năng thì bố trí 1 người trực tiếp làm chủ nhiệm HTX, nhiều HTX điện năng chủ nhiệm HTX còn kiêm nhiệm các công việc chính quyền khác như trưởng hoặc phó thôn như ở xã Bích Sơn, xã Minh Đức, xã Trung Sơn... Thù lao cho chủ nhiệm bình quân từ 80.000 đồng đến 150.000 đồng/tháng.
+ Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có chức năng giám sát các hoạt động của chủ nhiệm HTX, thực hiện công việc khiếu tố, khiếu nại của xã viên. Nhưng trong những năm vừa qua, Ban kiểm soát của các HTX hoạt động chưa có hiệu quả, nhiều vụ việc đơn từ khiếu nại của xã viên không giải quyết được, không có đại hội xã viên hoặc đại hội không đúng giờ quy định gây ảnh hưởng đến công tác điều hành của HTX. Nguyên nhân chính là do trình độ, năng lực chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ được giao, hiểu biết về pháp luật cũng như Luật Hợp tác xã chưa thấu đáo nên khi xã viên thắc mắc không giải thích được và cũng do năng lực nên hoạt động công tác kém hiệu quả gây mất lòng tin đối với xã viên. Hầu hết các HTX chỉ có 1 Kiểm soát trưởng được bầu chuyên trách, còn lại các ủy viên Ban kiểm soát là không chuyên được trưng tập khi có yêu cầu. Nhìn chung cán bộ Ban kiểm soát chưa thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, ở một số HTX cán bộ Ban kiểm soát còn chờ sự phân công nhiệm vụ của Ban quản trị.
+ Bộ phận giúp việc: Có từ 2 – 3 người (Kế toán, thủ kho, thủ quỹ). Cán bộ kế toán có năng lực rất ít, phần lớn còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, khi được chọn cử làm kế toán thì mới vừa làm vừa học, sự thay đổi cũng như bổ nhiệm kế toán HTX hoàn toàn do HTX không có sự thống nhất với cơ quan quản lý chuyên ngành, để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ về chuyên môn nghiệp vụ.
+ Các tổ dịch vụ: HTX bố trí số lượng tổ dịch vụ tùy theo nội dung hoạt động của mình, số lượng người trong tổ dịch vụ căn cứ theo khối lượng công việc nhiều hay ít.
2.2. Tài sản, vốn quỹ của HTX.
2.2.1. Tài sản:
Tài sản của HTX bao gồm:
- Tài sản cố định: Giá trị tài sản cố định của các HTX dịch vụ nông nghiệp chủ yếu nằm trong hệ thống thủy lợi (kênh, mương, trạm bơm, cầu cống), đường xá nội đồng, trụ sở của HTX… Tài sản cố định của HTX được hình thành chủ yếu từ tài sản của thôn chuyển giao được UBND xã giao khoán để bảo tồn vốn. Đến nay nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp không những đã bảo tồn được tài sản mà còn làm tăng giá trị tài sản mới hàng chục triệu đồng. Đó là các HTX dịch vụ nông nghiệp: Việt Tiến, Ninh Khánh, Hạ Lát, Thượng Lát, Quang Biểu… Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng tài sản cố định là các HTX thường xuyên thực hiện các hoạt động nâng cấp, bồi dưỡng các hệ thống kênh mương, hệ thống nội đồng, cầu cống… Khi có điều kiện các HTX thường tiến hành xây dựng mới các công trình giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Tài sản lưu động: Giá trị tài sản lưu động gồm tiền (bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng); Các khoản phải thu (gồm phải thu khách hàng, hộ xã viên, phải thu khác như tạm ứng chưa thu hồi, trả trước người bán…); Hàng tồn kho; Tài sản cố định khác: Chi phí trả trước, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí quản lý dở dang. Nói chung, giá trị tài sản lưu động của các HTX dịch vụ nông nghiệp huyện còn nhỏ, chiếm tỷ lệ thấp.
Tóm lại, tài sản và cơ sở vật chất của các HTX còn rất nghèo nàn, ngoài hệ thống thủy lợi (các trạm bơm, kênh mương), hệ thống điện còn các cơ sở vật chất kỹ thuật khác cần thiết cho hoạt động của HTX như ô tô vận tải, máy kéo, máy móc, thiết bị khác như kho chứa, kho bảo quản hầu như chưa có. Mặt khác, những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của HTX như hệ thống điện, hệ thống kênh mương, trạm bơm ở nhiều HTX do đã xây dựng, sử dụng lâu năm lại ít được sửa chữa, tu bổ nên đã cũ và xuống cấp, gây hao phí và thất thoát lớn khi vận hành, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động dịch vụ của HTX. Ngoài ra, còn một số HTX vẫn chưa được giao đất để xây dựng trụ sở làm việc, phải mượn nhà xã viên để làm việc, hội họp. Việc thiếu mặt bằng cho xây dựng nhà xưởng, kho chứa để thực hiện một số dịch vụ cũng đã làm hạn chế đến việc mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp.
2.2.2. Vốn quỹ:
Vốn là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói chung và HTXNN nói riêng. Vốn không những giúp các HTX có thể hoạt động được mà còn tạo điều kiện cho các HTX có thể mở rộng loại hình dịch vụ, ngành nghề kinh doanh. Đến nay, toàn huyện có 49 HTX dịch vụ nông nghiệp với 8.437 hộ xã viên, bình quân mỗi HTX dịch vụ nông nghiệp có 172 hộ xã viên tham gia. Số vốn góp của xã viên khi vào HTX là 1 tỷ đồng, bình quân vốn góp của 1 hộ xã viên là 325.000 đồng. Tổng số tài sản cố định là: 3099 triệu đồng, bình quân 1 HTX có 63 triệu đồng. Tổng số tài sản lưu động là 2 tỷ đồng, bình quân 1 HTX có 40,8 triệu đồng. Trong tổng số 119 HTX đến nay đều đã đăng ký kinh doanh theo luật và có con dấu riêng để giao dịch, có 15 HTX đã mở tài khoản tại ngân hàng. Tổng số vốn của các HTX là 8.159,81 triệu đồng, trong đó số vốn cố định là 4.859,32 triệu đồng.
Tình hình vốn quỹ của các HTX trước khi chuyển đổi theo Luật vẫn chủ yếu dựa vào kết quả thu nợ, thu từ quỹ đất thuộc quyền quản lý của HTX và tranh thủ sự trợ cấp của Nhà nước cho các công trình hoặc xây dựng các công trình phục vụ sản xuất. Nhưng hiện nay, các HTX hoạt động theo Luật HTX thì nguồn vốn của HTX gồm: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
- Về nợ phải trả: được thể hiện qua bảng:
Bảng 5: Tình hình nợ phải trả HTX dịch vụ nông nghiệp.
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nguồn vốn
BQ/HTX
46.925.631
3.151.939
61.647.712
3.529.428
68.476.564
3.704.527
- Tổng nợ phải trả
- Tỷ lệ %
9.889.041
17,5
12.303.230
17,2
14.204.980
18,3
Tốc độ tăng
1,3
1,1
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Việt Yên.
Qua bảng 5 chúng ta thấy, tốc độ tăng trung bình của nguồn vốn qua các năm là khoảng 1,1 lần (năm 2006), nguồn vốn tăng chậm qua các năm, tài khoản nợ phải trả tăng qua các năm. Các khoản phải trả này chủ yếu là phải trả nợ vay và trả cho người bán, người lao động, tỷ lệ nợ phải trả này chiếm 18,3% tổng nguồn vốn (năm 2006).
- Về nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu gồm: Nguồn vốn kinh doanh, các quỹ HTX, lãi chưa phân phối (một số HTX có cả doanh thu sản xuất kinh doanh hay lỗ chưa xử lý). Trong nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất (86,8% năm 2006). Nguồn vốn kinh doanh gồm: Vốn góp xã viên, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác.
Trước đây, cơ sở hạ tầng nông thôn của các xã trong huyện do UBND xã quản lý như: Hệ thống thủy lợi, cầu cống, mương máng, đường xá, sân kho, nhà trẻ mẫu giáo… Những công trình này do Nhà nước và nhân dân đóng góp xây dựng. Từ khi có Luật HTX thì toàn bộ tài sản trên được định giá lại và được chia làm 2 loại: Loại tài sản không chia đó là tài sản do UBND xã quản lý. Loại tài sản phải chia đó là tài sản được chia bình quân cho cổ phần xã viên. Mỗi hộ gia đình cử một người làm đại diện xã viên HTX.
Hiện nay vốn góp bình quân của xã viên trong huyện là 325.000 đồng. Mức cao nhất là 980.786 đồng, mức thấp nhất là 78.000 đồng. Mức vốn góp của xã viên cao hay thấp là còn tùy thuộc vào quy mô tài sản của HTX được phân chia và số xã viên trong HTX của từng địa phương.
Thực trạng hiện nay là tất cả các HTX dịch vụ nông nghiệp đều không đóng góp thêm vốn kể cả làm ăn có lãi và thua lỗ. Để có vốn hoạt động, đa số các HTX thường bán đất thuộc quyền sở hữu của HTX. Theo Luật đất đai năm 2003 HTX chia đất nông nghiệp bình quân cho khẩu hiện có và Nhà nước qui định để lại 10% tổng quỹ đất. Trong đó: 5% thuộc UBND xã quản lý, 5% do HTX quản lý. Những diện tích đất không chia cho xã viên thuộc HTX quản lý thường là những mảnh đất xa, xấu, manh mún sản xuất nông nghiệp không cho năng suất cao, khó đi lại…
Hiện nay, đất đai trở nên khan hiếm, có giá trị và nhiều hộ nông dân sản xuất giỏi muốn đấu thầu để sản xuất nông nghiệp hay làm trang trại trên mảnh đất đó thì HTX đã tổ chức đấu thầu cho hộ, xã viên có nhu cầu. Tiền thu được do bán đất được đưa vào quỹ HTX để chi dùng cho việc chung trong đó có cả quỹ phát triển sản xuất kinh doanh. Vậy thì các HTX đó sẽ ra sao khi mà hết đất để bán? Đây là vấn đề mang tính cấp thiết cần phải giải quyết.
2.3. Các loại hình dịch vụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX dịch vụ nông nghiệp.
* Các loại hình dịch vụ.
Có rất nhiều loại hình dịch vụ trên địa bàn huyện, các loại hình dịch vụ này phát triển ngày càng đa dạng theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi phân loại theo tính chất tham gia của dịch vụ thì có thể chia làm 2 loại:
- Dịch vụ nông nghiệp trực tiếp gắn bó với địa bàn làng xã: Dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ điện…
- Dịch vụ không nhất thiết gắn với địa bàn làng xã: Dịch vụ giống, tiêu thụ sản phẩm, vật tư nông nghiệp…
Dịch vụ nông nghiệp loại 1 là phổ biến ở các HTXNN trong huyện hiện nay, còn dịch vụ loại 2 chỉ một số HTX có khả năng, điều kiện mới có thể thực hiện được. Các dịch vụ của các HTX dịch vụ nông nghiệp trong huyện Việt Yên là:
+ Dịch vụ tưới tiêu nước:
Công việc tưới tiêu cho cây trồng thường gắn với công trình thuỷ lợi đắt tiền, bởi vậy nó thường vượt khả năng của từng hộ. Nhưng nước lại là yếu tố rất cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, cho nên các HTXNN phải là người đứng lên đảm đương trách nhiệm này thay hộ. Theo số thống kê thì hiện nay ở huyện có 100% HTXNN đã làm được dịch vụ này. Các HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Việt Yên với phương châm hoạt động dịch vụ là: Phục vụ là chính, cố gắng hạch toán mức thu đủ chi phí cho hoạt động dịch vụ. Với hình thức điều hành nước trực tiếp đến từng ruộng hoặc điều hành 2 cấp, các tổ của HTX đã tổ chức cung cấp đủ nước tưới, tiêu bảo đảm cho sản xuất theo kế hoạch, tổ chức tu sửa nạo vét kênh mương, trạm bơm... góp phần tích cực vào việc thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Giá dịch vụ đã có giảm hơn so với trước nhờ công cuộc thuỷ lợi hoá thực hiện mạnh mẽ, từ đó góp phần giảm chi phí cho nông dân. Một số HTX kinh doanh dịch vụ có lãi từ 5 - 10 triệu đồng/năm đã trích phần kinh phí đó để nâng cấp tài sản cố định như HTX dịch vụ Việt Tiến, Tự Lạn, Xuân Lạn, Kim Sơn...
Tuy nhiên trong dịch vụ tưới tiêu còn một số tồn tại cần khắc phục như: chưa tính đúng đơn giá theo phương án, cơ cấu đơn giá chưa rõ ràng, nhiều HTXNN chưa hạch toán đầy đủ chi phí, không tính đủ khấu hao công trình… nên không có đủ điều kiện để sửa chữa nâng cấp công trình kênh mương dẫn đến việc phát sinh nợ đọng thuỷ lợi phí, không có thù lao cho cán bộ, thu không đủ chi cho hoạt động dịch vụ, có HTX đã phải ngừng hoạt động như: HTX Nghĩa Thượng (Minh Đức), HTX Phúc Long (Tăng Tiến), HTX Hà Thượng, Bói (Thượng Lan), HTX Nam Quảng Minh, HTX Lai, Tĩnh Lộc, Me, Yên Sơn, Nghĩa Xuân (xã Nghĩa Trung).
+ Dịch vụ quản lý tiêu thụ điện:
Một số HTX làm dịch vụ này có hiệu quả biểu hiện giá điện ổn định, đường dây được sửa chữa nâng cấp. HTX đã có phần tích luỹ từ dịch vụ này như: HTX Sen Hồ 20 triệu đồng/năm, HTX Xuân Lạn 12 triệu đồng/năm, HTX Việt Tiến 15 triệu đồng/năm, HTX Ninh Khánh 12 triệu đồng/năm. HTX Ngân Đài sau khi kiểm nghiệm lại công tơ và củng cố lại, đến nay lãi bình quân mỗi tháng trên 1 triệu đồng.
Hiện nay đây là vấn đề mà các HTXNN đang bức xúc nhất, bức xúc ở chỗ là nhiều HTX chỉ tồn tại với vai trò là đầy tớ của hộ xã viên không hề có một chút quyền nào được trao cho họ để có thể ràng buộc hộ xã viên với HTX. Và điện là cầu nối mà HTX muốn có, muốn được nắm giữ để có thể dùng một chút quyền uy của mình khi hộ xã viên không chịu tuân thủ các hợp đồng, không chịu đóng các khoản phí, lệ phí…
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều HTX giao khoán cho các tổ nhóm nhận thầu để thu một phần giá chênh lệch, hao phí còn lớn xã viên phải chịu giá cao như: HTX Phù Tài, Lương Tài, Bài Xanh, Trúc Tay... tổn thất điện năng quá lớn (trên 30%) nên HTX rất khó khăn về kinh phí để hoạt động.
+ Dịch vụ bảo vệ thực vật:
HTX tổ chức ra tổ hay đội bảo vệ thực vật, phối hợp với trạm bảo vệ thực vật huyện làm nhiệm vụ dự tính, dự báo các kỳ sâu, lứa sâu, hướng dẫn xã viên sử dụng thuốc sâu đúng chủng loại, đúng liều lượng và thời gian.
+ Dịch vụ vật tư nông nghiệp:
Đây là dịch vụ quan trọng xuất phát từ chức năng và lợi thế của HTXNN, nó cùng với khâu giống, gắn với đầu tư ứng trước giống, vật tư với bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Nếu biết tận dụng mọi nguồn lực, biết vươn lên vượt khó và quản lý tốt thì đây là ngành có nhiều tiềm năng có thể làm ăn hiệu quả. Tuy vậy, đến nay 100% HTX trong huyện mới trong quá trình đang vươn lên tổ chức, tham gia cung ứng dịch vụ này. Bởi vậy, đòi hỏi HTX cần chú trọng hơn trong khâu cung cấp dịch vụ này vì đây là dịch vụ cốt yếu để dẫn tới có được một mùa vụ năng suất cao.
+ Dịch vụ làm đất:
Gắn liền với tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của các hộ xã viên là tình trạng không thể sử dụng máy móc to lớn hiện đại vào làm việc trên những cánh đồng của người nông dân Việt Nam nói chung và huyện Việt Yên nói riêng. Mặc dù là dịch vụ dễ làm và nếu là qua HTX thì sẽ là có hiệu quả rất cao, nhưng cho tới nay cả huyện có rất ít HTXNN làm được điều này. Điều đó đòi hỏi HTX phải chú ý tới việc khuyến khích dồn điền, đổi thửa và linh động trong việc sử dụng máy móc nông nghiệp.
+ Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm:
Có thể nói đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, tuy nhiên đây lại cũng là khâu yếu kém và bế tắc nhất đối với các HTX dịch vụ nông nghiệp huyện trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy số HTX làm được dịch vụ này là rất ít, các HTX dịch vụ nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các xã viên. Hình thức hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp trong khâu dịch vụ này là HTX đứng lên ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hộ xã viên để có nguồn nguyên liệu đầu vào, rồi HTX lại ký hợp đồng với nhà máy chế biến; cụ thể HTX tổ chức thu mua có kế hoạch để đảm bảo đúng thời vụ và sản phẩm thu hoạch không bị ứ đọng khi chính vụ.
+ Dịch vụ chế biến:
Theo điều tra thống kê thì đây là khâu dịch vụ mà có ít HTXNN tham gia nhất. Không những chỉ ít trên địa bàn huyện mà tính trên cả nước cho đến nay cũng mới chỉ có khoảng 1% HTXNN làm dịch vụ này, thậm chí có những vùng như: Đồng Bằng Sông Hồng và vùng Tây Nguyên không có HTXNN nào làm dịch vụ n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24610.doc