Chuyên đề Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

 Trang

 Lời Mở Đầu. . 1

 1.Tính cần thiết của đề tài . .1

 2. Mục tiêu của đề tài . .2

 3. Phương pháp nghiên cứu . . . .3

 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài . . .3

 

Chương 1 : Cơ sơ lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 nông nghiệp . .4

 1.1.Khái niệm, đặc trưng, vai trò, nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 4

1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp . .4

 1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế . .4

 1.1.1.2 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp .5

 1.1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp .7

 1.1.2.1 Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử nhất định .7

 1.1.2.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan và được .7

 1.1.2.3 Cơ cấu kinh tế luôn vận động . 8

 1.1.2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình . .9

 1.1.3. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp . .9

 1.1.3.1. Cơ cấu ngành và nội bộ ngành . 9

 1.1.3.2. Cơ cấu vùng lãnh thổ . .10

 1.1.3.3 Cơ cấu thành phần kinh tế . 11

 1.1.4. Ý nghĩa cơ cấu kinh tế hợp lý .11

 1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .12

 1.1.5.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .12

 1.1.5.2. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 13

 1.1.5.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .13

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.14

 1.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên .14

 1.2.2 Nhóm nhân tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội . .15

 1.2.3 Nhóm nhân tố về tổ chức sản xuất và kỹ thuật . . .16

 1.3 Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước . .17

 1.3.1 Kinh nghiệm trong nước . . .17

 1.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài . .18

 

Chương 2 : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở

 huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc . . .20

 

2.1 Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện ảnh

 hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . . 20

 2.1.1 Điều kiện tự nhiên . .20

 2.1.1.1 Vị trí địa lý của huyện . 20

 2.1.1.2 Địa hình và đất đai thổ nhưỡng 21

 2.1.1.3 Khí hậu và thời tiết . .23

 2.1.1.4 Nguồn nước .25

 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội . 26

 2.1.2.1 Dân số và lao động tầng . . 28

 2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng 29

 2.1.2.3 Văn hoá xã hội . 30

2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch .33

 2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành .33

 2.2.1.1 Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông, lâm, thuỷ sản .33

 2.2.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành . .35

 2.2.1.2.1 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp .36

 2.2.1.2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành lâm nghiệp .46

 2.2.1.2.3 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành thuỷ sản .48

 2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ.50

 2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế . 54

2.3 Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện

 Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc . 57

 2.3.1 Những kết quả đạt được . .57

 2.3.2 Những tồn tại yếu kém – nguyên nhân . .58

 2.3.2.1 Những tồn tại yếu kém . 58

 2.3.2.2 Nguyên nhân . .58

Chương 3 : Phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy

 chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch

 tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới . .60

3.1 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch.60

 3.1.1 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyên Lập . 60

 3.1.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá .60

 3.1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch theo

 hướng khai thác triệt để tiềm lực của nền kinh tế, tài nguyên thiên nhiên,

 lao động kỹ thuật nông nghiệp . .61

 3.1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo xu hướng

 công nghiệp hoá - hiện đại hoá . . 61

 3.1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phát huy vai trò tích cực của mọi

 thành phần kinh tế . .62

 3.1.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới .62

 3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát . .62

 3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể .63

3.2 Những giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của

 huyện Lập Thạch trong thời gian tới 2010-2015 .65

 3.2.1 Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tập

 trung chuyên môn hoá . .67

 3.2.2 Xây dựng và phát triển cơ sở chế biến nhằm nâng cao chất lượng

 sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường .67

 3.2.3 Giải pháp về thị trường . . .68

 3.2.4 Giải pháp về vốn .68

 3.2.5 Giải pháp về ruộng đất . . 69

 3.2.6 Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất .70

 3.2.7 Giải pháp đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ

 sản xuất nông nghiệp . .71

 3.2.8 Giải pháp ổn định đời sống và chính sách định canh định cư với

 đồng bào dân tộc . 72

 3.2.9 Đẩy mạnh khuyến nông 73

 3.2.10 Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách nhằm giúp các hộ nông dân

 phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá .74

 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .75

 Kết luận . . .75

 Kiến nghị . .76

 Tài liệu tham khảo . .77

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3783 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao thông liên lạc tương đối thuận tiện vì có quốc lộ 2C, 305, 306, 307 và mạng lưới giao thông liên huyện, xã, thôn đang rất phát triển. - Thông tin liên lạc ngày càng phát triển với mang lưới điện thoại không dây, có dây. Bảo đảm trao đổi thông tin, liên lạc giữa các vùng luôn được thông suốt. ** Khó khăn: - Đất nhiều nhưng do canh tác lâu năm nên đã bị bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng, ruộng bậc thang dễ bị rửa trôi, khô hạn vào mùa đông và ngập vào mùa mưa. - Tỷ lệ tăng dân số cao, dẫn đến thu hẹp diện tích canh tác trên đầu người, gây sức ép về công ăn việc làm cho người lao động - Sản xuất chưa gắn với thị trường chủ yếu là sản xuất theo thói quen là chính chưa hướng tới thị trường. - Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ theo từng đoạn, nhiều đoạn còn xuống cấp rất nhanh. 2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch 2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành 2.2.1.1 Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện Với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ và nhân dân trong huyện biết rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH - HĐH phải được đặt trong công tác đổi mới về quản lý và tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng dần theo các năm. Năm 2004 là 408478,8 triệu đồng đến năm 2005 là 435887,2 triệu và năm 2006 là 445285,9 triệu. Tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản * Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên nhanh chóng. Năm 2004 là 381578,8 triệu đồng chiếm 93,41%, đến năm 2005 tăng lên là 395910,6 triệu đồng chiếm 90,83%, đến năm 2006 tiếp tục tăng lên là 406710,9 triệu đồng chiếm 90,74%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên nhưng tỷ trọng của ngành nông nghiệp lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2004 chiếm 93,41% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản thì đến năm 2006 chỉ còn là 90,74% giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản. Giá trị sản xuất nông nghiệp bao gồm 3 giá trị là trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. - Giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng giảm xuống do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là huyện đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng trọt sang sử dụng vào các mục đích khác như: Nuôi trồng thủy sản, xây dưng nhà cửa, đường xá,…Nếu năm 2004 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là 279280,0 triệu đồng chiếm 68,5% tổng giá trị nông, lâm, thủy sản. Thì năm 2005 giảm xuống 267612,9 triệu đồng chiếm 61,39 tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản và đến năm 2006 là 276947,9 triệu đồng chiếm 61,09 % trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản BIỂU 4: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN LẬP THẠCH Đơn vị tính: %, triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) GTSX N, L,TS 408478,8 100,00 435887,2 100,00 445285,9 100.00 1. GTSX NN - Trồng trọt - Chăn nuôi - Dịch vụ NN 381578,8 279280,0 106813,7 4963,1 93,41 68,50 23,70 1,21 395910,6 267612,9 122151,4 6146,3 90,83 61,39 28,02 1,42 406710,9 276947,9 124479,8 5283,2 90,74 61,09 28,15 1,50 2. GTSX thủy sản 15886,0 3,89 28406,0 6,75 29312,0 6,85 3. GTSX L nghiệp 11014,0 2,70 10570,6 2,42 10263,0 2,31 Nguồn: Phòng TK huyện Lập Thạch - Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ngày càng tăng theo các năm như: Năm 2004 đạt 106813,7 triệu đồng chiếm 23,70%, năm 2005 tăng lên 122151,4 triệu đồng chiếm 28,02% và đến năm 2006 tăng lên 124479,8 triệu đồng chiếm 28,15%. Việc tăng giá trị và cơ cấu trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản đang là hướng đi đúng và bước đầu đãt kết quả đáng khen ngợi. Cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng có giá trị cao như ( thịt, trứng, sữa,…) đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của nhân dân. Việc đổi mới và phát triển mạnh mẽ ngành chăn nuôi sẽ là cơ sở để phát triển tổng thể trong nông nghiệp. - Giá trị dịch vụ trong nông nghiệp đây là lĩnh vực mới vì khi sản xuất nông nghiệp càng phát triển thi lĩnh vực này cũng phát triển theo. Giá trị dịch vụ trong nông nghiệp tăng đều theo các năm. Năm 2004 đạt 4963,1 triệu đồng chiếm 1,21% trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản, năm 2005 tăng lên 6146,3 triệu đồng chiếm 1,42% trong tổng giá trị nông lâm, thủy sản và đến năm 2006 là 5283,2 triệu đồng chiếm1,50%.trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản. * Giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh theo các năm, năm 2004 đạt 15886,0 triệu đồng chiếm 3,89% thì đến năm 2005 đạt 28406,0 chiếm 6,75% và năm 2006 tiếp tục tăng lên là 29312,0 chiếm 6,85%. Chỉ trong 2 năm là 2005,2006 giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng lên 13426,0 triệu đồng và tăng cơ cấu của ngành thủy sản trong giá trị nông, lâm, thủy sản là 2,92%.Việc tăng nhanh về giá trị trong cơ cấu của nông, lâm, thủy sản là do huyện đã có chủ trương là tăng giá trị của ngành thủy sản thông qua các chính sách cụ thể như : Chủ động chuyển đổi diện tích gieo trồng không hiệu quả sang đào ao thả cá, tích cực tìm tòi và áp dụng nuôi trồng các loại cá mới có giá trị kinh tế cao. * Giá trị sản xuất lâm nghiệp có xu hướng giảm theo các năm, năm 2004 đạt 11014,0 triệu đồng chiếm 2,70%, năm 2005 giảm xuống là 10570,6 chiếm 2,42% và năm 2006 là 10263,0 chiếm 2,31% trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản. Giá trị sản xuât lâm nghiệp giảm là do chủ trương của huyện là bảo vệ rừng, khôi phục rừng để bảo về sản xuất và môi trường sống. Hiện nay do tình trạng phá rừng đầu nguồn nhiều nên vào mùa mưa thường có lũ quét xảy ra làm giảm sản lượng trong nông nghiệp và xói mòn đất ở đâu nguồn. Chủ trương của huyện là bảo vệ rừng, khôi phục lại các khu rừng nguyên sinh, trồng thêm rừng và hạn chế khai thác rừng bừa bãi. 2.2.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành 2.2.1.2.1 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ** Trong nội bộ ngành trồng trọt: Qua biểu 5 ta thấy tổng diện tích gieo trồng ngành trồng trọt giảm dần theo các năm. Năm 2004 có 22465,3 ha gieo trồng, năm 2005 giảm xuống 21919,1 ha gieo trồng và năm 2006 chỉ còn 22004,3 ha gieo trồng. Diện tích gieo trồng năm 2006 giảm so với năm 2004 là 461ha. Nguyên nhân giảm là do chủ trương của huyện giảm diện tích gieo trồng cây lượng thực để tăng diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thả để có giá trị kinh tế cao hơn. Ví dụ như với những diện tích trồng trọt trũng thường có năng suất thấp thì huyện chủ động khuyến khích người dân chuyển đổi sang đào ao thả cá, kết hợp giữa nuôi cá + chăn nuôi thuỷ cầm, nuôi cá + nuôi gia cầm hoặc nuôi cá kết hợp với trồng lúa,…Một số diện tích khác thì chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh,…bước đầu đem lại giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng lúa BIỂU 5 : DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU GIEO TRỒNG NGÀNH TRỒNG TRỌT Đơn vị tính : ( Ha) Loại cây 2004 2005 2006 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng diện tích 22465,3 100,00 21919,1 100,00 22004,3 100,00 1. Cây lương thực 17154,1 76,35 15913,1 72,60 14604,8 66,37 2. Cây thực phẩm 980,3 4,36 1324,6 6,04 1461,9 6,64 3.Cây công nghiệp 3043,9 13,55 3209,8 14,64 3339,6 15,17 4. Cây trồng khác 1287,0 5,74 1471,6 6,72 2598,0 11,82 Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch Với mục tiêu giảm dần diện tích gieo trồng cây lương thực, tăng diện tích cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây trồng khác. Thời gian qua, phòng KT huyện Lập Thạch đã chủ động chuyển đổi diện tích gieo trồng đang có những bước đi đúng hướng vừa bảo đảm an ninh lương thực vừa nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong tổng diện tích gieo trồng thì tỷ trong cây lương thực chiếm lớn nhất và đang giảm từ 76,35% năm 2004 xuống 72,60% năm 2005 và đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 66,37%. Trong 3 năm đã giảm xuống được 9,98% đây là một dấu hiệu đáng mừng trong công cuộc chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Tỷ trọng sản xuất lương thực giảm nhưng vẫn bảo đảm về lương thực cung cấp cho nhân dân. Cùng với đó diện tích gieo trồng cây thực phẩm tăng đều cả về tương đối lẫn tuyệt đối theo các năm. Năm 2004 có 980,3 ha, năm 2005 tăng lên 1324,6 ha và năm 2006 tăng lên 1461,9 ha. Tương ứng với diện tích gieo trồng đó thì cơ cấu cũng tăng dần theo thứ tự các năm 2004, 2005, 2006 là 4,36%, 6,04% và 6,64%. Năm 2006 tăng so với năm 2004 là 2,28%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì khi diện tích gieo trồng cây lương thực giảm thì diện tích gieo trồng cây thực phẩm tăng lên nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Với cây công nghiệp thì trong những năm gần đây tăng cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối, nếu năm 2004 chỉ có 3043,9 ha chiếm 13,55% thì năm 2005 tăng lên là 3209,8 ha chiếm 14,64%, năm 2006 tiếp tục tăng lên là 3339,6 ha và chiếm 15,17%. Trong 3 năm diện tích gieo trồng tăng lên là 295,7 ha tương ứng với nó thì giá trị tương đối tăng lên là 1,62%. Khi mà đời sống của nhân dân ngày càng phát triển thì nhu cầu về nhiều loại sản phẩm hàng hoá qua chế biến ngày càng tăng. Giá trị của cây công nghiệp càng tăng thì càng khẳng định trên địa bàn của huyện càng phát triển Với các cây trồng khác thì ngày càng tăng lên cả về diện tích lẫn cơ cấu trong cơ cấu giá trị của ngành trồng trọt. Trong 3 năm giá đã tăng lên nhanh chóng là 1311ha tương ứng với nó cơ cấu tăng lên là 6,08%. Điều đó khẳng định rằng nhu cầu của thị trường thường hướng tới những sản phẩm mới có giá trị dinh dưỡng, chất lượng cao, … + Đối với cây lương thực Qua bảng biểu 6 ta thấy tổng diện tích gieo trồng cây lương thực giảm dần theo các năm. Nếu năm 2004 có 17154,1 ha, thì đến năm 2005 giảm xuống 15913,1 ha và năm 2006 chỉ còn là 14604,8 ha. Trong những năm qua việc chuyển đổi diện tích gieo trồng không hiệu quả sang sử dụng vào các hoạt động khác như : nuôi trồng thủy sản, kế hợp giữa chăn nuôi và thả cá, kêt hợp giữa trồng lúa và thả cá đang có những kết quả rất đáng khen ngợi. Đó là hướng đi đúng hướng mà vẫn bảo đảm an ninh lương thực cho đời sống nhân dân vừa tạo điều kiện để tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích. - Diện tích trồng lúa giảm dần theo các năm cả tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 2004 có 12670,60 ha, thì năm 2005 giảm xuống 11435,5 ha và năm 2006 tiếp tục giảm xuống 9642,8 ha. Giá trị tương đối cũng giảm dần theo các năm tương ứng là 73,86%, 71,86%, 66,02%. Việc giảm diện tích gieo trồng lúa là tạo điều kiện để phát triển các ngành khác có giá trị kinh tế cao hơn trên mỗi đơn vị diện tích. - Diện tích trồng Ngô ngày càng tăng năm 2004 có 3612,5 ha, năm 2005 tăng lên 3754,8 ha và năm 2006 tăng lên là 4795,2 ha. Giá trị tương đối tăng theo các năm 2004, 2005, 2006 là 21,06%, 23,60%, 32,59% . Việc tăng này là để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ngày càng tăng của huyện, muốn phát triển được chăn nuôi thì cần phải cung cấp nguồn thức ăn để phát triển ngành. Vì các vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển được khi chúng ta cung cấp đầy đủ các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi. Cùng với nó khi mà công nghệ ngày càng phát triển thì Ngô lại trở thành yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến khác. BIỂU 6: CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC Đơn vị tích : %, ha Nhóm cây 2004 2005 2006 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng DT cây LT 17154,1 100,00 15913,1 100,00 14604,8 100,00 1. Lúa 12670,6 73,86 11435,5 71,86 9642,8 66,02 2. Ngô 3612,5 21,06 3754,8 23,60 4795,2 32,59 3. Sắn 871,0 5,08 722,8 4,54 202,8 1,39 Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch Với cây sắn thì diện tích và cơ cấu có xu hướng giảm xuống, nếu năm 2004 diện tích gieo trồng là 871,0 ha chiếm 5,08% thì đến năm 2005 diện tích giảm xuống còn là 722,8 ha, và năm 2006 tiếp tục giảm xuống chỉ còn là 202,8 ha chiếm 1,39%. Trong 3 năm diện tích gieo trồng giảm xuống là 668,2 ha tương ứng với nó thì có cấu giảm là 3,69%. Diện tích trồng sắn giảm nhanh là do giá trị kinh tế của cây săn không cao nên người dân thường chuyển đổi diện tích trồng sắn sang trông các cây khác có giá trị kinh tế cao hơn như trông vải, trồng soài, trồng nhãn, trồng bưởi, .. + Đối với cây thực phẩm: Theo biểu 7 ta thấy diện tích gieo trồng cây thực phẩm tăng dần theo các năm, năm 2004 có 980,3 ha, năm 2005 tăng lên 1324,6 ha và năm 2006 tiếp tục tăng lên 1461,9 ha. Trong cơ cấu diện tích cây thực phẩm, cây rau màu các loại chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng nhanh dần theo các năm. Năm 2004 là 588,2 ha chiếm 60,00%, đến năm 2005 có 841,7ha chiếm 63,54% và năm 2006 tăng lên là 957,1ha chiếm 65,47%. Trong 2 năm cơ cấu về rau tăng lên 5,47% để đáp ứng được nhu cầu của thị trường về rau quả. BIỂU 7: DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU GIEO TRỒNG CÂY THỰC PHẨM Đơn vị tính : %, ha Loại cây 2004 2005 2006 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng DT cây TP 980,3 100,00 1324,6 100,00 1461,9 100,00 1. Rau 588,2 60,00 841,7 63,54 957,1 65,47 2. Đậu các loại 132,5 13,52 213,9 16,15 257,6 17,62 3.Khoai tây 163,4 16,67 180,5 13,63 150,9 10,32 4. Loại khác 96,2 9,81 88,5 6,68 96,3 6,59 Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch - Cùng với nhu cầu về rau thì nhu cầu về các loại đậu cũng tăng được thể hiện qua cơ cấu diện tích gieo trồng tăng dần theo các năm cả về diện tích lẫn cơ cấu. Năm 2004 có 132,5 ha chiếm 13,52%, năm 2005 tăng lên 213,9 ha chiếm 16,15%, năm 2006 có 257,6 ha chiếm 17,62%. Các loại rau và đậu tăng lên là do nhu cầu thị trường ngày càng tăng vì khi mà thu nhập tăng lên thì ngoài các chất có chất dinh dưỡng cao thì người ta còn chú ý đến các loại rau để bổ xung cho bữa ăn. Nhu cầu về các loại rau sạch đang rất cần thiết vì trong cuộc sống hiện đại này ngoài việc có đủ các chất dinh dưỡng thì vấn đề an toàn thực phẩm đang được đặt lên hàng đầu. Trong tương lai cần phải xây dựng các vùng chuyên môn trồng rau theo hướng rau sạch sẽ đem lại giá trị kinh tế cao. - Khoai tây và các loại rau khác có xu hướng giảm xuống vì các loại đó không có giá trị dinh dưỡng cao, không có giá trị kinh tế nhiều nên người dân có xu hướng chuyển sang các loại rau sạch, có nhiều dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. + Đối với cây công nghiệp. BIỂU 8 : DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP Đơn vị tính : %, ha Nhóm cây 2004 2005 2006 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng DT cây CN 3043,9 100,00 3209,8 100,00 3339,6 100,00 1. Đậu tương 1809,5 59,45 1935,3 60,29 2027,2 60,70 2. Lạc 741,3 24,35 805,1 25,08 843,1 25,24 3. Mía 493,1 16,20 469,4 14,63 469,3 14,06 Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch Theo biểu 8 ta thấy diện tích trồng các loại cây công nghiệp tăng dần theo các năm. Năm 2004 chỉ có 3043,9 ha, năm 2005 tăng lên là 3209,8 ha thì đến năm 2006 tăng lên 3339,6 ha, như vậy trong 2 năm đã tăng 295,7ha. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì nông nghiệp của huyện chuyển dịch theo hướng tăng diện tích trồng các cây công nghiệp, các cây công nghiệp cũng có sự biến đổi khác nhau và phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Trong 3 loại cây tiêu biểu thì có 1 loại cây có xu hướng giảm về cơ cấu, có 2 loại cây có xu hướng tăng vì nhu cầu của thị trường về loại cây này tăng lên. - Diện tích gieo trồng cây đậu tương và cây lạc chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu giá trị các loại cây ( hơn 80%). Diện tích gieo trồng của cây đậu tương chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần đều theo các năm. Năm 2004 có 1809,5 ha thì năm 2005 đã tăng lên 1935,3 ha và năm 2006 tăng lên 2027,2 ha. Cơ cấu diện tích cũng tăng theo để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong 2 năm cơ cấu diện tích gieo trồng tăng 2,03 %. Với cây lạc tăng thêm sau 2 năm là 1,2% - Diện tích gieo trồng cây mía có cơ cấu giảm theo các năm. Với cây mía giảm cả về diện tích lẫn cơ cấu cây trồng. Diện tích gieo trồng giảm từ 493,1 ha ( năm 2004) xuống 469,3 ha ( năm 2006), cơ cấu kinh tế cũng giảm từ 16,20% (năm 2004) xuống 14,06% ( năm 2006). Sự giảm về diện tích cây trồng này do nhu cầu về mía không tăng nhiều, mặt khác do đời sống của người dân tăng lên. Do vậy, người tiêu dùng thường hướng tới các sản phẩm đã qua chế biến, còn các sản phẩm ở địa phương thường chế biến bằng thủ công là chính nên chất lượng không bảo đảm, không đáp ứng nhu cầu của thị trường nên diện tích gieo trồng có xu hướng giảm. + Đối với cây trồng khác: Đối với các cây công nghiệp khác như : Vừng, thầu dầu, chè,…diện tích gieo trồng có xu hướng tăng vì các loại cây này là thành phần không thể thiếu để cấu thành các sản phẩm trong công nghiệp nhất là các loại cây có hương vị đặc trưng, nó bảo đảm hương vị cho sản phẩm công nghiệp hoặc tiếp tục là yếu tố đầu vào cho các ngành khác. Hiện nay nhiều vùng đã thay thế cây Vừng vào nhiều cây khác vì cây vưng ngoài là thực phẩm của con người nó còn là nguyên liệu đầu vào để tạo dầu ăn. Trong tương lai cần tận dụng các vùng đất ven sông để trồng các loại cây công nghiệp, vừa có giá trị kinh tế, vừa tận dụng được đất ven sông. * Những tồn tại khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành trồng trọt: - Tốc độ chuyển dịch chưa nhanh, cơ cấu cây trồng giữa các vùng không đồng đều, chưa phát huy được lợi thế của từng vùng. - Chưa tìm tòi áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất mà chỉ dựa vào các cây đã có từ trước, thiếu đi tính chủ động trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Việc gieo trồng không mang tính định hướng chung mà cây nào có giá trị cao thì mọi người tập trung trồng nhiều dẫn đến thừa cung và kéo theo giá cả thấp không bảo đảm đời sống nhân dân. ** Trong nội bộ ngành chăn nuôi: Hiện nay nhu cầu thị trường về sản phẩn chăn nuôi ngày một tăng với hiệu quả ngành chăn nuôi cao hơn ngành trồng trọt nên ngành chăn nuôi được đầu tư mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. BIỂU 9 : GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ NGÀNH CHĂN NUÔI Đơn vị tính : %, triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu % Giá trị (tr.đ) Cơ cấu % Giá trị (tr.đ) Cơ cấu % Tổng 96813,7 100,00 122151,4 100,00 124479,8 100,00 1.Gia súc 59430,2 61,39 78213,1 64,03 86489,7 69,48 2.Gia cầm 25226,2 26,06 28430,5 23,27 21671,2 17,41 3.Chăn nuôi khác 1491,1 1,54 2208,7 1,81 2945,3 2,37 4.SP không giết mổ 7415,4 7,66 9020,5 7,38 9247,9 7,43 5. SP phụ chăn nuôi 3250,8 3,36 4278,6 3,50 4125,7 3,31 Nguồn : Phòng TK huyện Lập Thạch Tổng giá trị của ngành chăn nuôi ngay càng tăng cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 2004 tổng giá trị ngành chăn nuôi đạt 96813,7 triệu đồng, năm 2005 tổng giá trị tăng lên 122 151,4 triệu đồng và năm 2006 tăng lên đạt 124479,8 triệu đồng. Trong cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi thì gia súc chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng đều theo các năm. Năm 2004 đạt 59430.2 triệu đồng, năm 2005 tăng lên 78213,1 triệu đồng và năm 2006 tăng lên 86489,7 triệu đồng. Sau 2 năm cơ cấu về gia súc tăng lên 8,09% . Việc tăng nhanh về gia súc là do nhiều nguyên nhân như: Nhu cầu về thị trường tăng nhanh, Gia cầm bị dịch bệnh kéo dài nên người sản xuất chuyển sang đầu tư cho gia súc để bù lại phần gia cầm bị giảm… - Do chưa không chế được dịch bệnh nên giá trị và cơ cấu của giá cầm thường tăng không ổn định. Giá trị tương đối giảm qua các năm, năm 2004 chiếm 26,06%, năm 2005 giảm xuống 23,27%, và năm 2006 tiếp tục giảm xuống 17,41% . Trong 2 năm đã giảm xuống 2,79% sự giảm xuống này là do chưa có các biện pháp triệt để trong công tác phòng chống dịch bệnh. Nhất là hiện nay xuất hiện nhiều loại bệnh lạ như. H5N1, dịch cúm…đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong hàng ngày và làm giảm nhanh chóng số lượng chăn nuôi - Các giá trị còn lại chiếm tỷ trong không lớn, không ảnh hưởng nhiều trong cơ cấu chăn nuôi của huyện. Các cơ cấu này phụ thuộc vào các nhân tố khác trong chăn nuôi nên khi các yếu tố trong chăn nuôi giảm thì các yếu tố này cũng giảm theo. BIỂU 10 : SỐ LƯỢNG ĐÀN VẬT NUÔI CỦA HUYỆN Đơn vị tính : Con, % Đàn vật nuôi 2004 2005 2006 Tốc độ phát triển (%) 06/04 05/04 1. Trâu 10900 11081 11351 104,14 101,66 2. Tổng đàn bò - Bò thịt - Bò sữa 31226 31015 211 35879 35695 184 39546 39381 165 126,64 126,97 78,20 114,90 115,09 87,20 3. Lợn 108598 115340 127520 117,42 106,21 4. Gia cầm -Gà 1660879 1509462 1362382 82,02 90,88 Nguồn : Phòng TK huyện Lập Thạch Huyện đã chủ động tăng số lượng đàn vật nuôi thông qua nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích người dân đầu tư vào chăn nuôi. Trong những năm gần đây số lượng đàn vật nuôi tăng nhanh được thể hiện trong cơ cấu đàn vật nuôi như sau - Đến năm 2006 tổng đàn trâu có 11351 con, tăng 4,14% so với năm 2004 và năm 2005 tăng 1,66% so với năm 2004. - Tổng đàn bò cũng tăng thể hiện qua số lượng đàn bò ngày càng tăng, năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 14,9%, năm 2006 tăng so với năm 2004 là 26,64 % đây là con số rất lớn thể hiện nỗ lực cố gắng của đảng uỷ và uỷ ban nhân dân huyện chủ động chuyển hướng sản xuất nông nghiệp sang chăn nuôi vừa phát huy được thế mạnh của địa phương vừa tạo tiền đề để chuyển đổi sản xuất theo hướng phát triển. Huyện đã chủ động lai tạo các giống bò có phẩm chất tốt để tạo ra các thế hệ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Số bò sữa có xu hướng giảm vì giống bò này vừa được thí nghiệm ở nước ta nhưng do điều kiện về tự nhiên không phù hợp lắm nên số lượng ngày càng giảm. Trong 2 năm đã giảm từ 211 con xuống chỉ còn 165 con, giống bò này có chế độ ăn uống và chăm sóc rất phúc tạp nên khi nuôi dưỡng chúng ta không thể áp dụng như bò thuần chủng của chúng ta được. - Số lượng đầu lợn tăng nhanh chóng từ 108598 con (năm 2004) tăng lên 127520 con (năm 2006). Tốc độ phát triển tăng rất nhanh trong 3 năm gần đây vì nhu cầu của thị trường ngoài các thực phẩm như rau thì các thực phẩm tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao vẫn rất cần thiết. Hiện nay nhiều gia đình đã chuyển hướng chăn nuôi theo thói quen sang hình thức nuôi công nghiệp, vừa có giá trị cao, vừa nuôi được với khối lượng lớn. Ví dụ : Mô hình chăn nuôi theo hình thức hướng nạc ở huyện có gia đình ông Đoàn văn Kiên – xã Tam Sơn mỗi năm nhờ nuôi lợn gia đình ông có thế lãi khoảng 10 triệu đồng. - Số lượng đàn gia cầm trong thời gian qua vì có dịch cúm gia cầm nên số lượng giảm đi nhiều. Do thị hiếu người tiêu dùng sợ bệnh có thể lây lan từ gà gia cầm sang người nên họ cũng sợ ăn các loại gia cầm vì vậy trong giai đoạn hiện nay số lượng gia cầm có xu hướng giảm. ** Những tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của ngành chăn nuôi - Giá trị của ngành chăn nuôi tăng nhanh nhưng giá trị đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tìm tòi nhiều, lai tạo các loại giống như: Lợn, trâu, bò,.. có giá trị kinh tế cao như lơn siêu nạc, trâu siêu thịt,… mà sản xuất chủ yếu dựa trên giống thuần chủng của địa phương có nên thu nhập chưa tương xứng với nguồn vốn bỏ ra. - Chưa biết đầu tư, quy hoạch để xây dựng các khu nuôi thả đủ tiêu chuẩn trong các hộ gia đình, các trang trại hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh nên thời gian dài làm giảm năng suất trên mỗi đàn vật nuôi - Chưa biết kết hợp các hình thức nuôi thả lại với nhau như nuôi lợn với thả cá, nuôi trâu, bò với nuôi cá,... đó cũng là nguyên nhân dẫn đến lãng phí các nguồn lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành chăn nuôi chủ yếu là mang tính tự phát thiếu đi tính chủ động trong quy hoạch nên giá trị đạt được không cao. 2.2.1.2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành lâm nghiệp Giá trị đóng góp của ngành Lâm nghiệp đã có nhiều biến đổi trong những năm gần đây. Hiện nay huyện đã chủ động xây dựng và áp dụng nhiều văn bản pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý và giá trị đóng góp của ngành Lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị của huyện. Nhiều diện tích rừng được trồng mới, phân loại và xây dựng phương án quả lý vừa bảo đảm được diện tích tre phủ rừng vừa bảo vệ rừng trước những hành động khai thác bừa bãi của người dân. BIỂU 11: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP HUỆN LẬP THẠCH Đơn vị tính: %, triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Giá trị (tr. đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr. đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr. đ) Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 11105.0 100,00 10656.6 100,00 10337,0 100,00 1. Gỗ 2. Củi 3. Tre, Luồng 4. Nguyên liệu giấy 5. Lâm sản khai thác 6. Các SP khác 4956.3 1514.5 2275.1 2016.2 251.9 91 44.63 13,64 20,49 18,16 2,27 0,82 4532.1 1321.4 2385.6 2117.2 214.3 86 42,53 12,40 22,39 19,87 2,01 0,81 4125.3 1095.4 2587.6 2251.2 203.5 74 39,91 10,60 25,03 21,78 1,97 0,72 Nguồn : Phòng TK huyện Lập Thạch Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 32307,17 ha thì đất rừng và đất lâm nghiệp là 8214,75 ha ( năm 2006). Trong đó đất rừng sản xuất chiếm 5167,61 ha và đất rừng phòng hộ là 3047,14 ha. Từ biểu 11 ta thấy trong những năm gần đây ngành lâm nghiệp huyện có xu hướng giảm trong 3 năm. Năm 2004 đạt 11105,0 triệu đồng, thì đến năm 2005 giảm xuống còn là 10656,6 triệu đồng, và đến năm 2006 10337,0 triệu đồng. Sự giảm sút này là do chủ trương của huyện là hạn chế khai thác rừng bừa bãi, tập trung vào trồng rừng và bảo vào rừng để tái tạo lại rừng đầu nguồn, khôi phục lại môi trường sinh thái. Bảo vệ môi trường sinh thái chính là bảo vệ sản xuất, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Hiện nay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12054.doc
Tài liệu liên quan