Chuyên đề Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hóa nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ NÔNG THÔN 5

1.1. Một số vấn đề về chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động trong qúa trình Đô thị hoá nông thôn 5

1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của Đô thị hoá. 5

1.1.1.1. Khái niệm Đô thị hoá 5

1.1.1.2. Vai trò của Đô thị hoá nông thôn 7

1.1.1.3. Đặc trưng của Đô thị hoá 8

1.1.2. Tính tất yếu của đô thị hoá. 10

1.1.3. Tác động của đô thị hoá đến lao động - việc làm 11

1.1.3.1. Tác động đến người lao động 12

1.1.3.2. Tác động đến việc làm 12

1.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn 14

1.2.1. Chuyển đổi nghề nghiệp 14

1.2.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động 15

1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động 16

1.3.1. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế 17

1.3.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ 17

1.3.3. Thị trường lao động 18

1.3.4. Ảnh hưởng của chính sách lao động - việc làm 18

1.3.5. Nhân tố con người 19

1.4. Xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn. 20

1.5. Tác động Đô thị hoá đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động 20

1.5.1. Tác động tích cực 20

1.5.2. Tác động tiêu cực 21

1.6. Kinh nghiệm thực tế về chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn 22

1.6.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới 22

1.6.1.1. Kinh nghiệm ở Trung Quốc 22

1.6.1.2. Kinh nghiệm ở một số nước ASEAN 24

1.6.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam 26

1.6.3. Kinh nghiệm được rút ra cho các địa phương trong nước 29

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 31

2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế- xã hội của huyện ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn 31

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Kinh Môn 31

2.1.1.1. Vị trí địa lý 31

2.1.1.2. Địa hình 31

2.1.1.3. Đất đai 33

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyệnKinh Môn 33

2.1.2.1. Dân số và lao động 33

2.1.2.2. Về cơ sở hạ tầng 34

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế 36

2.1.2.4. Tình hình văn hoá xã hội 37

2.2. Khái quát quá trình đô thị hoá ở Kinh Môn 39

2.2.1. Diễn biến đô thị hoá ở Kinh Môn 39

2.2.1.1. Biến chuyển đất đai 40

2.2.1.2. Biến động về dân số và lao động 42

2.2.1.3. Tình hình đầu tư cho các ngành kinh tế, xã hội 44

2.2.1.4. Sự phát triển các ngành sản xuất kinh doanh. 46

2.2.2. Tác động đô thị hoá đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở huyện Kinh Môn 51

2.2.2.1. Tác động đến việc làm của người lao động 51

2.2.2.2. Tác động đến tình trạng thất nghiệp 53

2.3. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở huyện Kinh Môn 56

2.3.1. Lý do việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn 56

2.3.2. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở huyện 57

2.3.2.1. Kết quả chuyển đổi 58

2.3.2.2. Các giải pháp đã thực hiện 62

2.3.2.3. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết để chuyển đổi nghề cho người lao động 64

2.4. Đánh giá chung 65

2.4.1. Thành tựu và nguyên nhân 65

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân 66

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 68

3.1. Quan điểm và định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá. 68

3.1.1. Quan điểm chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá 68

3.1.1.1. Giải quyết những ảnh hưởng của ĐTH đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động phải gắn với công tác đào tạo nghề 68

3.1.1.2. Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động cần phù hợp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động 69

3.1.1.3. Chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm đối với người lao động trên địa bàn Huyện cần đặc biệt ưu tiên theo hướng tạo việc làm tại chỗ và tự tạo việc làm nhằm khai thác lợi thế của địa phương. 69

3.1.1.4. Trong việc giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân 70

3.1.1.5. Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn không thể tách khỏi chiến lược tạo việc làm và sự chuyển dịch cơ cấu lao động 70

3.1.2. Định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở Kinh Môn 71

3.2. Giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá 72

3.2.1. Giải pháp đào tạo nghề tạo thuận lợi trong chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động 73

3.2.2. Tập trung thực hiện một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. 74

3.2.2.1. Thực hiện chương trình phát triển công nghiệp – xây dựng và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ. 74

3.2.2.2. Thực hiên chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn 75

3.2.2.3. Phát triển các ngành dịch vụ 76

3.2.3. Tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền thống và các nghề mới ở địa bàn Huyện 77

3.2.4. Phát triển hệ thống dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động 77

3.2.5. Khuyến khích tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh 78

3.2.6. Giải pháp từ phía người lao động 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hóa nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiểu và 28 trạm y tế xã đã phần nào đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Đội ngũ cán bộ y tế của huyện có khoảng 280 người, trong đó có 46 bác sĩ, 4 dược sĩ cao cấp, 173 y sĩ và dược sĩ, 32 y tá, hộ lý và 6 cán bộ quản lý. Có khoảng 10/25 xã đã có bác sĩ và tất cả các thôn có cán bộ y tế. Các cơ sở y tế trên địa bàn huyện đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, không để cho những căn bệnh, dịch bệnh lớn xảy ra. Tuy nhiên ở các trạm xá và phòng khám vẫn còn thiếu một số trang thiết bị. Do đó để đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho tất cả các đối tượng cần phải tìm biện pháp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Hệ thống trường học được phân bố rộng khắp ở tất cả các xã trong huyện nên tạo điều kiện thích hợp về học tập nâng cao kiến thức. Huyện có đầy đủ các trường học cấp I, cấp II và cấp III, với trên 900 phòng học cùng nhiều trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Số trường học đã được kiên cố hoá cao tầng như tiểu học đạt 78,34 %, THCS đạt 96,5 % và PTTH đạt 100 %. Hiện nay các trường đều có sân chơi theo qui định, có nhà vệ sinh, nước sạch, có thư viện và phòng thí nghiệm. Với cơ sở vật chất như vậy giáo dục ở huyện đã đáp ứng được nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức của người dân. Tuy nhiên, huyện vẫn chưa có cơ sở công lập đào tạo nghề, chưa có trung tâm dạy nghề. Do đó khó khăn trong công tác đào tạo, dạy nghề làm người lao động gặp một số trở ngại khi chuyển đổi nghề nghiệp. Tóm lại, cơ sở hạ tầng của huyện Kinh Môn đã và đang được nâng cấp, xây dựng hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế huyện đi lên. Có cơ sở hạ tầng thuận lợi mới thu hút được đầu tư, từ đó khai thác được các thế mạnh của huyện. Do đó hoàn thiện cơ sở hạ tầng là động lực để chuyển đổi nền kinh tế và chuyển đổi nghề nghiệp từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp. 2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế Kinh Môn là huyện mà nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Trong thời gian gần đây quá trình CNH, HĐH và ĐTH diễn ra đã làm cơ cấu huyện có nhiều thay đổi, từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu đã dần hướng tới sản xuất công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần còn công nghiệp có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2000-2006 tổng giá trị sản xuất của huyện không ngừng tăng lên từ 658627 triệu đồng năm 2000 tăng lên 1433824 triệu đồng vào năm 2006. Tuy nhiên cơ cấu của các ngành có nhiều thay đổi tăng các ngành phi nông nghiệp và giảm ngành nông nghiệp. Năm 2006, giá trị công nghiệp- xây dựng chiếm 32,17 %; ngành thương mại-dịch vụ chiếm 26,98 % ; ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 40,85 % tổng giá trị sản xuất toàn huyện. (xem chi tiết bảng 3) Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Kinh Môn ( Theo giá hiện hành) Chỉ tiêu 2000 2003 2006 SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) Ngành CN-XD 176512 26,80 374168 29,75 461256 32,17 Ngành TM-DV 147928 22,46 332119 25,24 386851 26,98 Lâm, Nông, Thuỷ sản 334187 50,74 551346 43,83 585717 40,85 Tổng cộng 658627 100,00 1257633 100,00 1433824 100,00 Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn 2.1.2.4. Tình hình văn hoá xã hội Kinh Môn có một nền giáo dục khá tốt. Trong huyện có có 59 trường học với 5 trường PTTH, 27 trường THCS và 27 trường Tiểu học. Công tác giáo dục có bước phát triển mạnh mẽ, huyện đã hoàn thành phổ cập cấp II. Trong những năm qua bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo thì hệ thống trường luôn được nâng cấp, có 8 THCS và Tiểu học được công nhận là trường tiêu chuẩn quốc gia. Đây là điều kiện thuận lợi để con em người dân trong huyện tiếp thu giá trị văn hoá. Số lượng học sinh đỗ vào trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, được duy trì và nâng lên. Sự nghiệp giáo dục của huyện được tỉnh đánh giá là đơn vị mạnh, công tác xã hội hoá giáo dục đạt hiệu quả cao. Công tác y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình luôn được coi trọng và đã đảm bảo được sức khoẻ cộng đồng. Công tác tiêm phòng dịch bệnh thường xuyên được chú ý đảm bảo. Phòng trào thể dục thể thao, hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền đã được đẩy mạnh nhất là mấy năm trở lại đây đã phục vụ tích cực cho các ngày lễ lớn, các đợt vận động chính trị và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. * Đánh giá chung Quan những điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Kinh Môn có thể rút ra một số vấn đề ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn huyện Kinh Môn như sau: - Về thuận lợi: + Huyện có một hệ thống giao thông thuận lợi và thông suốt đang được nâng cấp mạnh mẽ đã tạo ra khả năng lớn để giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng địa phương, tạo nhiều cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp thích hợp. + Khí hậu, đất đai tương đối thuận lợi cho phép phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi giúp người lao động đa dạng các sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất tạo nhiều việc làm mới. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện đang diễn ra theo hướng tích cực từ nông nghiệp chuyển dần sang công nghiêp - thương mại - dịch vụ dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động, người lao động có thể chuyển sang nhiều ngành, nghề khác với thu nhập cao hơn trước để đảm bảo nâng cao đời sống. + Qúa trình ĐTH diễn ra ngày càng nhanh cùng với nó là CNH - HĐH, xây dựng khu đô thị, công nghiệp đã thu hút được nhiều lao động. Người lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp có nhiều thuận lợi, cơ hội chuyển từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp. - Về khó khăn + Tốc độ ĐTH diễn ra nhanh làm một phần lớn diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh. Người lao động nông nghiệp mất đất nên không có việc làm do đó nảy sinh nhiều vấn đề tệ nạn xã hội không tốt như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút,…cần giải quyết. Điều này đã làm tăng khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. + Trình độ ngưòi lao động còn thấp, số lao động chưa qua đào tạo nghề còn chiếm tỷ trọng lớn gây khó khăn cho chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào để đảm bảo người lao động có việc làm, tạo thu nhập, ổn định cuộc sống. + Dân số tăng sẽ làm cho vấn đề giải quyết việc làm càng trở lên khó khăn hơn nhất là trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường. + Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở dạy nghề nào nên người lao động khi họ muốn học nghề để kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách. 2.2. Khái quát quá trình đô thị hoá ở Kinh Môn 2.2.1. Diễn biến đô thị hoá ở Kinh Môn Trước kia Kinh Môn là huyện có sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí thống trị. Nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đóng góp chủ yếu trong tổng doanh thu toàn huyện. Kinh tế chậm phát triển, hiệu quả thấp, thiếu vốn đầu tư, lao động thiếu việc làm,..Tuy nhiên trong những năm gần đây kinh tế huyện có bước đột phá mới kể từ khi thực hiện nghị quyết NQ64/CP của chính phủ( năm 1993 ) về giao đất lâu dài cho người dân sản xuất kinh doanh và hàng loạt chính sách mới về thu hút vốn đầu tư đã tạo cả thế và lực cho kinh tế huyện từng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là kinh tế hộ. Gần đây sự phát triển nhanh và mạnh của các thành phần kinh tế tư nhân, ngoài quốc doanh tạo động lực thúc đẩy quá trình CNH – HĐH và đô thị hoá nông thôn của huyện diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay, quá trình ĐTH ở Kinh Môn đã và đang diễn ra với tốc nhanh. ĐTH đã làm thay đổi toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, xã hội của huyện. Trước năm 1990, huyện Kinh Môn là huyện sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí thống trị. Nông nghiệp đóng góp chủ yếu trong tổng doanh thu của huyện. Kinh tế chậm phát triển, hiệu quả thấp, thiếu vốn đầu tư, lao động thiếu việc làm… Cho đến năm 1993 khi thực hiện nghị quyết NQ 64/CP của chính phủ về giao đất lâu dài cho nhân dân sản xuất kinh doanh và những chính sách mới về thu hút vốn đầu tư của huyện đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh. Nếu như trước kia, hệ thống giao thồng còn vô cùng lạc hậu chỉ một số ít đường dải nhựa còn lại đường dải đá sơ sài, chỗ thì đất đỏ lở loét, ổ gà đầy dãy,…gây ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đi lại trong huyện. Nhưng thực tế đến nay hoàn toàn khác, cả huyện đã không còn đường đất phần lớn được nâng cấp, bê tông, giải nhựa kiên cố hoá, tạo thuận lợi cho tất cả các phương tiện vận chuyển đi lại dễ dàng hơn. Hai bên đường, nhà cấp 4 đã được thay thế bởi những ngôi nhà kiên cố, bán kiên cố, những khu vui chơi giải trí mọc lên trông thấy. Vào thời điểm trước mặc dù huyện có nhiều tài nguyên, lợi thế tốt để phát triển mạnh về công nghiệp. Nhưng trong lĩnh vực này Kinh Môn vẫn còn ở thế bế tắc chưa có đường lối phát triển phù hợp. Sản lượng và doanh thu của công nghiệp còn rất khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện. Tuy nhiên những năm gần đây Kinh Môn đã chú trọng đầu tư cho công nghiệp. Số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng vọt cả về số lượng lẫn quy mô. Đến nay có tới 90 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần tham gia sản xuất, so với hàng chục năm trước kia thì chỉ có một vài doanh nghiệp thuộc nhà nước quản lý tham gia vào công nghiệp sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản. Hiện giờ huyện có một khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp so với trước kia chỉ có một khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp. Càng thấy rõ hơn quá trình đi lên ĐTH ở Kinh Môn khi nhìn vào lực lượng lao động. Nguồn lao động của huyện chất lượng đã được cải thiện nhờ sự quan tâm đúng mức. Năm 2000 lao động nông nghiệp chiếm tới 74,26 % nhưng đến năm 2006 con số này chỉ còn 68,84 %. Lao động nông nghiệp không còn thuần tuý như trước nữa mà đã có sản xuất hàng hoá, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Lao động trong sản xuất công nghiệp phần lớn được qua đào tạo. 2.2.1.1. Biến chuyển đất đai Dưới sự tác động của quá trình ĐTH nông thôn, sự phát triển nhanh về kinh tế thì yêu cầu đất đai không chỉ đặt ra cho các ngành sản xuất mà cả nhà ở ngày càng trở nên căng thẳng. Cộng thêm tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp của huyện Kinh Môn đang rất mạnh. Vì vậy đòi hỏi đất đai cho phát triển các khu công nghiệp, các loại hình dịch vụ, quy hoạch nhà ở,... là rất lớn. Đây là một dấu hiệu tốt khẳng định sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động có nhiều thuận lợi đáng kể. Tuy vậy chính những đòi hỏi này mà một phần không nhỏ đất nông nghiệp đã bị chuyển sang mục đích sử dụng khác gây ra vấn đề nhức nhối cho Kinh Môn, nhất là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp khi không còn đất canh tác. Bảng 2.4: Cơ cấu đất đai của huyện Kinh Môn trong tiến trình ĐTH Chỉ tiêu 2000 2003 2006 SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) Tổng diện tích đất tự nhiên 16349,04 100,00 16349,04 100,00 16349,04 100,00 1. Đất nông nghiệp 7925 48,47 7498 45,86 7162,88 43,81 2. Đất lâm nghiệp 1501,42 9,18 1500 9,18 1498,75 9,17 3. Đất chuyên dùng - Đất xây dựng cơ bản - Đất giao thông - Đất khu công nghiệp - Đất làm vật liệu xây dựng - Đất khác 2867,52 340,69 686,42 317,54 84,89 1437,98 17,55 11,88 23,94 11,07 2,96 50,15 3218,93 358,44 699,78 576,83 76,95 1506,93 19,69 11,14 21,74 17,92 2,39 46,81 3438,08 401 725,41 706,23 80,16 1525,28 21,03 11,66 21,11 20,54 2,33 44,36 4. Đất ở 1347,61 8,24 1543,65 9,44 1859,85 11,37 5. Đất chưa sử dụng 2707,49 16,56 2588,46 15,83 2398,48 14,62 Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn Qua biểu số liệu bảng 2.4 cho thấy, giai đoạn năm 2000-2006 cơ cấu đất đai của huyện có nhiều thay đổi. Đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm dần, còn đất chuyên dùng và đất ở tăng lên. Năm 2000, đất nông nghiệp là 7925 ha chiếm 48,47 % trong cơ cấu đất tự nhiên nhưng đến năm 2006 dù tăng lên 7162,88 ha nhưng chỉ chiếm có 43,81 % trong cơ cấu. Đất chuyên dùng tăng từ 2867,52 ha năm 2000 lên 3438,08 ha năm 2006. Còn đất ở trong năm 2000 là 1347,61 ha (chiếm 8,24 % )tăng lên là 512,24 ha (11,37 % )so với năm 2006. Trong đất chuyên dùng thì đất đai giành cho giao thông, đất làm vật liệu xây dựng, đất khu công nghiệp và đất xây dựng cơ bản đều không ngừng tăng. Năm 2006 đất giành cho giao thông lúc này là 725,41 ha, tăng 25,63 so với năm 2003 và tăng 38,89 ha so với năm 2000. Đất giành cho các khu công nghiệp cũng tăng từ 317,54 ha năm 2000 tăng 576,83 ha ở năm 2003 và đến năm 2006 con số này là 706,23 ha. Như vậy so với những năm trước phát triển các khu, cụm công nghiệp ngày càng trở nên mạnh mẽ. Do đó người dân trong huyện nhất là người lao động có được ưu thế để tìm việc làm phi nông nghiệp và chuyển đổi sang nghề mới thuận lợi hơn. Như vậy, đất đai của huyện đang có chiều hướng chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Do đó làm cho cuộc sống của người lao động nông nghiệp bị thay đổi, họ cần phải có chuyển đổi nghề nghiệp để phù hợp sự chuyển đổi này. Đây là đặc trưng của CNH, ĐTH nông thôn có tác động lớn đến người lao động trong quá trình tìm hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho bản thân. 2.2.1.2. Biến động về dân số và lao động * Biến động về dân số Qúa trình ĐTH nông thôn đã nảy sinh khá nhiều vấn đề về dân số, lao động và việc làm. Đây là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ địa phương nào khi tiến hành ĐTH. Huyện Kinh Môn trên con đường ĐTH của mình cũng gặp một số trở ngại, khó khăn trong giải quyết việc làm cho người lao động. Bảng 2.5: Dân số và mật độ dân số huyện Kinh Môn Chỉ tiêu 2000 2003 2006 SL % SL % SL % I-Dân số trung bình (người) 1. Dân số NN 2. Dân số phi NN 160734 131299 29435 100,00 81,69 18,31 164569 134427 30142 100,00 81,68 18,32 169302 136415 32887 100,00 80,57 19,43 II-Diện tích đất tự nhiên (km2) 163,49 163,49 163,49 III- Mật độ dân số (ng/km2) 983 1007 1036 IV- Tổng số hộ Hộ nông dân Hộ thị trấn & đô thị 35719 29078 6641 100,00 81,41 18,59 41470 33641 7829 100,00 81,12 18,89 43740 34726 9014 100,00 79,39 20,61 Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn Từ bảng 2.5 ta thấy dân số trung bình của huyện Kinh Môn năm 2000 là 160734 người, đến năm 2003 tăng 3835 người tương ứng 2,39 % và tới năm 2006 số dân trung bình lúc này đã là 169302 người tăng 8568 người tức 5,33 % so với năm 2000. Sự gia tăng dân số trung bình đó làm cho mật độ dân số trung bình cũng tăng lên bởi diện tích đất tự nhiên không hề thay đổi. Theo số liệu thống kê năm 2000, mật độ dân số bình quân chỉ là 983 ng/km2 thì đến năm 2003 con số này tăng lên 1007 ng/km2 và năm 2006 thì lên đến 1036 ng/km2 tăng 5,39 % so với năm 2000. Nhìn chung trong giai đoạn 2000-2006, dân số của toàn huyện có tăng nhưng tỷ trọng nhân khẩu nông thôn lại có xu hướng giảm còn tỷ trọng nhân khẩu phi nông nghiêp không ngừng tăng. Năm 2006 dân số phi nông nghiệp của Kinh Môn là 30142 người, chiếm 19,43 % dân số tăng 1,12 % so với năm 2000 chỉ có 29435 người. Bên cạnh sự tăng lên về tỷ trọng dân số phi nông nghiệp thì số hộ thị trấn & đô thị trong toàn huyện cũng có xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Vào năm 2000, hộ thị trấn & đô thị đạt 6641 hộ, chiếm 18,59 % nhưng đến năm 2003 con số này là 7829 hộ, chiếm 18,89 % và đến năm 2006 đã có 9014 hộ, chiếm 20,61 % tăng 35,73 % so với năm 2000. Số hộ nông dân tăng từ 29078 họ năm 2000 lên 43740 hộ năm 2006, nhưng tỷ trọng của nó giảm từ 81,41 % xuống còn có 79,39 %. * Cơ cấu lao động theo ngành Bảng 2.6: Cơ cấu lao động huyện Kinh Môn giai đoạn 2000-2006 Chỉ tiêu 2000 2003 2006 SL(lđ) CC(%) SL(lđ) CC(%) SL(lđ) CC(%) 1.Lao động NN 61134 74,26 60428 70,08 59872 68,84 2.Lao động CN-XD 12104 14,70 13276 15,56 15067 17,32 3. Lao động TM-DV 9087 11,04 11645 13,64 12036 13,84 Tổng cộng 82325 100,00 85349 100,00 86975 100,00 Nguồn : Phòng thống kê huyện Kinh Môn. Qúa trình ĐTH có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động trong toàn huyện. Số lao động nông nghiệp giảm và có xu hướng chuyển sang ngành nghề khác. Năm 2000 cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm 74,26 % nhưng đến năm 2006 còn có 68,84 %. Đối với lao động công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ thì lại có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2006 cơ cấu lao động công nghiệp - xây dựng là 17,32 % tăng lên so với năm 2000 chỉ đạt 14,70 %. Lao động trong ngành thương mại - dịch vụ cũng tăng từ 11,04 % năm 2000 lên 13,84 % năm 2006, với tốc độ tăng nhanh hơn so với lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng. Trình độ nguồn lao động của huyện Kinh Môn nói chung còn thấp so với yêu cầu của sự phát triển. Cho đến nay huyện mới phổ cập xong cấp II. Do đó đã gây nhiêu khó khăn cho giải quyết việc làm nói chung và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động nói riêng. Vì vậy người lao động phải nâng cao trình độ để tham gia vào thị trường lao động với nhiều đòi hỏi khắt khe hơn. Tóm lại ĐTH nông thôn có ảnh hưởng phần nào đến cơ cấu dân số khu vực nông thôn và đô thị của huyện cả hiện tại và tương lại. ĐTH đã và đang gây áp lực lớn đến tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động nông nghiệp để thích ứng với ngành nghề mới trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. 2.2.1.3. Tình hình đầu tư cho các ngành kinh tế, xã hội Đầu tư là một hoạt động quan trọng trong việc phát huy lợi thế sẵn có của một cơ sở, một vùng,... để đem lại hiệu quả nhất định nào đó. Đồng thời, nó cũng phản ánh thực trạng công tác chuẩn bị lực lượng, thiết bị vật chất, cơ sở hạ tầng cho quá trình phát triển. Vì vậy, ở mỗi địa phương sự thành bại kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư. Nhận thấy tầm quan trọng này, trong đầu tư phát triển kinh tế huyện Kinh Môn luôn tìm cách đầu tư đúng hướng và có trọng điểm đối với các ngành kinh tế, xã hội. Huyện đã hướng tới những ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế chung Những năm qua tổng số vốn đầu tư của toàn huyện đã tăng mạnh. Năm 2000 vốn đầu tư là 27531 triệu đồng, song đến năm 2003 đã đạt 35721 triệu đồng tăng lên 8190 triệu đồng tương ứng với 29,75%. Đến năm 2006 con số này đạt mức 60521 triệu đồng tăng 24791 triệu đồng (69,40%) so với năm 2003. Biểu 2.7: Tình hình đầu tư cho các ngành kinh tế, xã hội của huyện Chỉ tiêu 2000 2003 2006 SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) Tổng vốn đầu tư 27531 100,00 35721 100,00 60512 100,00 1. Nông nghiệp 11109 40,35 14228 39,83 22440 37,08 2. Cơ sở hạ tầng 10467 38,02 12941 36,23 23947 39,57 3. Điện 3028 11,00 4948 13,85 7589 12,54 4. Giáo dục 1404 5,10 1573 4,40 3013 4,98 5. Y tế 443 1,61 603 1,69 1058 1,75 6. Đầu tư khác 1079 3,92 1428 3,99 2465 4,07 Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn Trong tổng số vốn đầu tư cho các ngành kinh tế, xã hội của huyện thì nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng đầu tư lớn. Nguồn đầu tư cho nông nghiệp này chủ yếu dành cho thuỷ lợi, các công trình khuyến nông, đầu tư giống mới,... Giai đoạn 2000-2006 vốn đầu tư cho nông nghiệp vẫn liên tục tăng. Năm 2000 vốn đầu tư cho nông nghiệp là 11109 triệu đồng, chiếm 40,35% trong tổng cơ cấu đầu tư. Năm 2003 đạt 14228 triệu đồng nhưng chiếm có 39,83% trong tổng cơ cấu, tức là giảm đi 0,52 % về tỷ trọng đầu tư so với năm 2000. Đến năm 2006, đầu tư cho nông nghiệp dù tăng là 22440 triệu đồng nhưng chỉ còn chiếm 37,08 % đã giảm đi 3,27 % so với năm 2000. Qua đây cho thấy mặc dù cơ cấu đầu tư nông nghiệp giảm nhưng về giá trị lại tăng lên. Sự tác động ĐTH nông thôn diễn ra nhanh trên địa bàn huyện khiến cho trong nội bộ nông nghiệp có sự chuyển dịch về vốn đầu tư. Nhận thấy Kinh Môn có tiềm lực kinh tế mạnh về khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng,... nên trong giai đoạn 2000-2006, huyện đã có những đầu tư lớn cho phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư từ bên trong và ngoài huyện vào phát triển công nghiệp địa phương. Năm 2000 đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng 10467 triệu đồng chiếm 38,02 %, nhưng đến năm 2003 đã là 12941 triệu đồng (36,23 %) và năm 2006 đầu tư cho cơ sở hạ tầng đạt 23947 triệu đồng, chiếm tới 39,57 % trong tổng đầu tư của huyện. Do một lượng lớn vốn được đầu tư giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông, cơ sở vật chất ban đầu cho các khu công nghiệp nên đã tạo ra không ít những cụm công nghiệp mới, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao và quan trọng hơn là nó giải quyết bức xúc về việc làm. Nhờ vậy mà người lao động có cơ hội lựa chọn dễ dàng với nhiều công việc hơn so với trước kia. Phát triển kinh tế nhanh và mạnh thì nhân tố con người luôn là mối quan tâm lớn của huyện. Kinh Môn rất quan tâm đến vấn đề giáo dục bới nó là yếu tố có tính chất quyết định đến tương lai không chỉ của một ai mà của toàn xã hội. Số vốn đầu tư của Huyện liên tục tăng qua các năm 2000, 2003, 2006 lần lượt là 1404, 1573, 3013 triệu đồng. Như vậy, đầu tư cho giáo dục không những nâng cao trình độ dân trí cho tần lớp trẻ mà còn góp phần cải thiện chất lượng lao động hiện thời của người dân. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở cả tương lai và hiện tại khi mà quá trình CNH, ĐTH nông thôn đang diễn ra. Kinh Môn đã đầu tư đúng mức vào các hoạt động xã hội, phúc lợi xã hội. Hệ thống điện luôn được tu bổ và nâng cấp đảm bảo nguồn điện ổn định đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiêu dùng. Năm 2000, tổng số vốn đầu tư cho ngành điện là 3028 triệu đồng, chiếm 11 % nhưng đến năm 2003 đạt 4948 triệu đồng và năm 2006 đã là 7589 triệu đồng. Ngoài ra, vài năm gần đây y tế cũng được quan tâm đầu tư cả về quy mô và trang thiết bị. Tổng vốn đầu tư năm 2000 có 443 triệu đồng nhưng đến năm 2006 tăng lên 1058 triệu đồng tăng lên 615 triệu đồng và chiếm 138,83 % so với năm 2000. Song sự đầu tư này còn khá khiêm tốn cần phải tăng nhiều hơn nữa. Qua việc phân tích tình hình đầu tư của huyện đối với các ngành kinh tế, xã hội cho thấy Kinh Môn đã đầu tư tương đối hợp lý, phù hợp sự phát triển của các ngành. Đây cũng là yếu tố cần xem xét khi giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nhất là việc chuyển đổi nghề nghiệp cho họ trong tình hình đang diễn ra CNH, ĐTH nông thôn ở địa bàn huyện. 2.2.1.4. Sự phát triển các ngành sản xuất kinh doanh. Khi quá trình ĐTH nông thôn diễn ra sẽ dẫn đến sự phát triển của tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, làm cho giá trị sản xuất của các ngành biến đổi. Điều này cũng tạo hướng cho việc chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động nông nghiệp đến các ngành đang và sẽ phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Bảng 2.8: Cơ cấu ngành nghề của huyện Kinh Môn Chỉ tiêu 2000 2003 2006 SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) Tổng giá trị sản xuất 658627 100 1257633 100 1433824 100 1. Ngành nông nghiệp 334187 50,74 551346 43,83 585717 40,85 2. Ngành CN – XD - Ngành công nghiệp - Ngành xây dựng 176512 87868 88644 26,80 49,78 50,22 374168 248485 125683 29,75 66,41 33,59 461256 319051 142205 32,17 69,17 30,83 3. Ngành TM - DV - Vận tải, thông tin liên lạc - Khách sạn- nhà hàng 147928 99718 48210 22,46 67,41 32,59 332119 229992 102127 25,24 69,25 30,75 386851 240931 145920 26,98 62,28 37,72 Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn. * Sự phát triển ngành công nghiệp - xây dựng Ngành công nghiệp Kinh Môn đang có sự gia tăng nhanh về cả số lượng lẫn chủng loại sản phẩm. Xét tổng giá trị sản xuất thì ngành công nghiệp xây dựng đã tăng ở về số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2000 toàn huyện có tổng doanh thu là 176512 triệu đồng chiếm 26,80 % trong cơ cấu. Đến năm 2003 tổng doanh thu đạt 374168 triệu đồng chiếm 29,75 % cơ cấu. Song năm 2006 con số này là 461256 triệu đồng chiếm 32,17 % cơ cấu toàn huyện và tăng gấp 2,61 lần so với năm 2000. Như vậy, ngành công nghiệp Kinh Môn đã có tốc độ tăng khá nhanh song chưa mạnh. Qua đây cho thấy kinh tế Kinh Môn đã có sự chuyển biến sang các ngành phi nông nghiệp. Sự thay đổi trong cơ cấu ngành công nghiệp đã phần nào khẳng định được sự thay đổi về cơ cấu lao động, khẳng định việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động có tăng lên. Trước kia ngành công nghiệp huyện chỉ có một nhà máy xi măng Hoàng Thạch, một số doanh nghiệp nhỏ tham gia vào sản xuất xi măng và một số ít cơ sở đóng tàu nhỏ lẻ...Nhưng hiện nay Kinh Môn đã có tới 90 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất công nghiệp, trong đó có 2 HTX, 24 công ty trách nhiệm hữu hạn còn lại là công ty cổ phần, công ty tư nhân. Nổi bật trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở huyện là xí nghiệp xây dựng số 1 chuyên khai thác và chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, kinh doanh dịch vụ thương mại và xuất khẩu; HTX cơ khí Phạm Tân chuyên khai thác đá; làng nghề ươm tơ Hà Tràng (xã Thăng Long);... những xí nghiệp này đóng góp rất lớn trong việc giải quyết vấn đề việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Tính riêng sản xuất công nghiệp thì doanh thu năm 2003 là 248485 triệu đồng chiếm 66,41 % trong cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng, tăng 2,83 lần so với năm 2000. Đến năm 2006 doanh thu đạt 319051 triệu đồng chiếm 69,17 % đã tăng lên trên 1,28 lần so với năm 2003. Đối với ngành xây dựng doanh thu cũng tăng lên song lại giảm về cơ cấu. Năm 2000 doanh thu của ngành đạt 88644 triệu đồng, chiếm 50,22% nhưng đến năm 2006 đạt 142205 triệu đồng và chiếm có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32102.doc
Tài liệu liên quan