Chuyên đề Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ 3

TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 3

I. Tổng quan về thuế, thuế nhập khẩu và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân 3

1. Khái niệm 3

1.1. Khái niệm về thuế 3

1.2. Khái niệm về thuế nhập khẩu 4

2. Đặc điểm 5

2.1.Đặc điểm của thuế 5

2.2.Đặc điểm của thuế nhập khẩu 8

3.Vai trò 10

3.1.Vai trò của thuế 10

3.2.Vai trò của thuế nhập khẩu 13

II.Các loại thuế nhập khẩu cơ bản và phương pháp tính 16

1.Các loại thuế nhập khẩu cơ bản 16

1.1. Theo phương pháp tính thuế nhập khẩu 16

1.2. Theo mục đích đánh thuế 17

1.3. Theo mức thuế 18

2. Phương pháp tính thuế nhập khẩu 19

2.1. Phương pháp áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm 19

2.2. Phương pháp áp dụng thuế tuyết đối 20

3. Cơ sở định giá tính thuế 21

4. Thuế suất thuế nhập khẩu 21

III.Công tác quản lý thuế nhập khẩu hiện nay ở nước ta 23

1.Mục tiêu của công tác quản lý thuế nhập khẩu 23

2.Nội dung của cơ bản của công tác quản lý thuế nhập khẩu 24

2.1.Đối tượng chịu thuế và nộp thuế nhập khẩu 24

2.2.Miến thuế, giảm thuế, hoàn thuế nhập khẩu. 25

3.Quy trình quản lý thuế nhập khẩu 27

3.1.Kê khai hải quan hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu 27

3.2.Thời điểm tính thuế và thời hạn thông báo thuế 27

IV.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế nhập khẩu 32

1.Các nhân tố chủ quan 32

1.1.Các yếu tố thuộc về năng lực con người 32

1.2. Các yếu tố thuộc về mục tiêu hoạt động 33

1.3. Yếu tố cơ sở vật chất 35

2.Các nhân tố khách quan 36

2.1. Môi trường kinh tế 36

2.3. Chính sách pháp luật của Nhà nước 37

2.4. Nhân tố luật pháp áp dụng 38

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 42

I. Khái quát chung về Cục Hải quan thành phố Hà Nội và công tác quản lý thu thuế nhập khẩu qua các thời kỳ 42

1. Khái quát chung về Cục Hải quan thành phố Hà Nội 42

2. Công tác quản lý thu thuế nhập khẩu của Cục Hải quan thành phố Hà Nội qua các thời kỳ 45

2.1. Giai đoạn trước năm 1990 45

2.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay 46

II. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế nhập khẩu hiện nay tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội 47

1. Tình hình công tác thu thuế 47

1.1. Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hoá nhập khẩu 49

1.2. Công tác thu thuế nhập khẩu 52

1.3. Công tác trị giá tính thuế 57

2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội 59

2.1. Quy trình thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội 59

2.2. Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu 60

2.3. Áp giá tính thuế 65

2.4. Áp thuế suất 67

III. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội 71

1. Những kết quả đạt được 71

2. Một số hạn chế và nguyên nhân 74

2.1. Một số hạn chế 74

2.2. Nguyên nhân 75

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 76

I. Hội nhập kinh tế quốc tế (WTO) và định hướng công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội 76

1. Quá trình Việt Nam gia nhập WTO và những cam kết về thuế nhập khẩu nhẩu 76

1.1. Quá trình Việt Nam gia nhập WTO 76

1.2. Những cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu. 79

2. Định hướng sự phát triển của Cục Hải quan thành phố Hà Nội 82

3. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế nhập khẩu. 83

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục hải quan thành phố Hà Nội 85

1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý 85

1.1. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan 85

1.2. Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế. 87

1.3. Kiện toàn bộ máy tổ chức, quy trình nghiệp vụ và đào tạo cán bộ tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội 87

1.4. Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin, kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro 89

1.5. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyển, phổ biến thuế nhập khẩu 90

1.6. Thực hiện công tác kiểm toán hải quan 90

2. Sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế 92

2.1. Biểu thuế 92

2.2. Giá tính thuế 92

2.3. Tăng cường công tác quản lý thuế suất. 94

2.4. Quản lý và áp dụng tỷ giá 95

3. Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ cơ sở 95

III. Kiến nghị một số điều kiện, tiền đề 96

1. Kiến nghị với lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội 96

2. Kiến nghị với Tổng cục Hải quan 97

3. Kiến nghị với Bộ Tài chính 98

3.1. Hoàn thiện pháp luật và chính sách về nhập khẩu 98

3.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhập khẩu 99

4. Kiến nghị với Lãnh đạo thành phố Hà Nội 99

Kết Luận 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Đầu năm 2002, Cục Hải quan thành phố Hà Nội được Tổng Cục Hải quan giao nộp Ngân sách Nhà nước là 3.260 tỷ đồng (tăng 1.060 tỷ đồng so với chỉ tiêu năm 2001), trong đó: Thuế xuất - nhập khẩu là: 1.870 tỷ đồng Thuế VAT là : 1.390 tỷ đồng Chỉ tiêu trên được phân bổ như sau: Hà Nội: 2.400 tỷ đồng Hà Tây: 100 tỷ đồng Vĩnh Phúc: 500 tỷ đồng Phú Thọ: 160 tỷ đồng Đến tháng 10 năm 2002, Tổng Cục Hải quan giao chỉ tiêu phấn đấu là 3.800 tỷ đồng. Đến ngày 30/11/2002 tổng số thuế nộp Ngân sách Nhà nước 3.683 tỷ đồng, đạt 112 % chỉ tiêu được giao đầu năm. Phấn đấu số thu của Cục Hải quan thành phố Hà Nội là 2.550 tỷ đồng (vượt 6,25 % kế hoạch được giao). * Năm 2003, Cục Hải quan thành phố Hà Nội được Tổng Cục Hải quan giao chỉ tiêu thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu là: 4.183,5 tỷ đồng (thuế xuất nhập khẩu và thuế TTĐB là 2.783, 5 tỷ đồng, thuế VAT là: 1.400 tỷ đồng). Trong đó được phân bổ thành chỉ tiêu pháp lệnh cho 5 địa phương: Thành phố Hà Nội: 2.396 tỷ đồng Phú Thọ: 130 tỷ đồng Hà Tây: 230 tỷ đồng Bắc Ninh: 32,5 tỷ đồng Vĩnh Phúc: 1.395 tỷ đồng Kết quả thực hiện đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 là: 4040, 1 tỷ đồng, đạt 96,57 % * Năm 2004, Cục Hải quan thành phố Hà Nội được Tổng Cục Hải quan giao chỉ tiêu thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu là: 4.650 tỷ đồng (thuế xuất - nhập khẩu và thuế TTĐB là 3.057 tỷ đồng, thuế VAT là 1.603 tỷ đồng). Kết quả tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004 đã thu được 4.584,5 tỷ đồng (chi hụt 66 tỷ đồng), đạt 98,59% chỉ tiêu được giao, tăng 550 tỷ đồng so với số thu cùng kỳ năm 2003. Trong đó một số đơn vị đã đạt và vượt chỉ tiêu như: Khu vực Hà Nội đạt 111,55 % vượt 365 tỷ đồng Chi cục Hải quan Bắc Ninh đạt 158,3% Chi cục Hải quan Hà Tây đạt 144% * Năm 2005, Cục Hải quan thành phố Hà Nội được Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu là 4.500 tỷ đồng, chỉ tiêu phấn đấu là 4.900 tỷ đồng. Kết quả tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã thu được 4.970,5 tỷ đồng, đạt 110,5% chỉ tiêu được giao, tăng 386 tỷ so với số thu cùng kỳ năm 2004. Riêng khu vực Hà Nội vượt 994,18 tỷ đồng. * Năm 2006, Cục Hải quan thành phố Hà Nội được Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu là 5.350 tỷ đồng (thuế xuất nhập khẩu là 2.662 tỷ đồng, thuế VAT là 2.688 tỷ đồng). Kết quả thu thuế tính đến ngày 07 tháng 12 năm 2006 là 4.404,7 tỷ đồng, đạt 82,3% chỉ tiêu được giao ( thấp hơn so với cùng kỳ năm 2005). Ước thu cả năm đạt 4.800 tỷ đồng, đúng theo dự kiến đã giải trình báo cáo điều chỉnh. * Năm 2007, Cục Hải quan thành phố Hà Nội được Tổng Cục Hải quan giao chỉ tiêu thu thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu là: 5.150 tỷ đồng, trong đó thuế xuất nhập khẩu là 1.978 tỷ đồng, thuế VAT là 3.172 tỷ đồng. Kết quả tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2007 ước đạt 6.800 tỷ đồng, thu vượt so với chỉ tiêu được giao hơn 1.600 tỷ đồng. 1.1. Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hoá nhập khẩu Công tác quản lý thu thuế nhập khẩu chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố khách quan như: Chính sách điều hành hoạt động xuất nhập khẩu của Chính phủ, kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu trong đó số lượng linh kiện xe máy Trung Quốc nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn... Do vậy mà Cục Hải quan thành phố Hà Nội rất chú trọng công tác quản lý hàng hoá nhập khẩu. Quản lý hàng hoá nhập khẩu cung cấp các thông tin cho cán bộ Hải quan làm công tác nghiệp vụ thu thuế nhập khẩu được nhanh gọn. Đây là công tác quan trọng, làm tiền đề cho toàn bộ công tác quản lý thu thuế nhập khẩu. Cán bộ, nhân viên của toàn Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý điều hành nhập khẩu, chủ động đề xuất xây dựng các văn bản nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động nhập khẩu. Trong thời gian qua đã tiến hành làm thủ tục Hải quan cho khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh như sau: Bảng 2.2: Khối lượng hàng hoá được làm thủ tục Hải quan tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong các năm 2003 – 20007 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng Kim ngạch XNK (triệu USD) Xuất khẩu Nhập khẩu 3.114 988 2.126 5.308 1.723 3.585 5.664 2.173 3.491 6.548 3.089 3.459 7.776 2.745 5.031 Phương tiện XNC (chuyến máy bay) Xuất cảnh Nhập cảnh 10.015 5.016 4.999 15.657 7.603 8.054 17.868 8.305 9.563 17.968 8.302 9.666 18.107 8.278 9.829 Hành khách XNC (lượt) Xuất cảnh Nhập cảnh 1.069.460 469.870 599.590 1.555.952 732.654 832.271 1.704.572 786.652 917.920 1.906.685 904.765 1.001.920 1.965.462 935.638 1.029.824 (Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hà Nội) Như vậy, giai đoạn 2003 – 2007, Luật Hải quan được áp dụng và tạo thuận lợi cho cả cơ quan Hải quan và cả doanh nghiệp, đặc biệt việc khai báo Hải quan qua mạng đã giảm được các khoản kinh phí đáng kể cho doanh nghiệp, ngành Hải quan. Qua tổng kết hàng năm của Hải quan thành phố Hà Nội, việc bổ sung các điều khoản mới vào luật hải quan làm cho hệ thống Luật Hải quan ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ. Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giớí – WTO; ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan thành phố Hà Nội nói riêng đã có những thay đổi để phù hợp với thời kì mở cửa nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong quá trình quản lý hàng hoá nhập khẩu, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các Chi cục Hải quan và doanh nghiệp thực hiện các quy định, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh. Tổng hợp các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Hải quan. Thực hiện tốt quy trình thủ tục theo Luật Hải quan sửa đổi bổ sung, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật quản lý thuế. Ban hành các văn bản hướng dẩn các Chi cục và doanh nghiệp thực hiện các quy định về thủ tục Hải quan, thuế xuất nhập khẩu. Công tác kiểm tra, giám sát Hải quan của Cục Hải quan thành phố Hà Nội đạt được những kết quả trong giai đoạn 2003 – 2007 như sau: Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra, giám sát Hải quan của Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2003 – 2007 Đơn vị: Triệu USD TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Hàng kinh doanh 1.381 3.019 2.451 2.516 2.627,611 2 Hàng SXXK 726 1.219 1.706 1.604 1.075,431 3 Hàng gia công 532 837 897 637 579,588 4 Hàng đầu tư 205 350 501 569 682,785 5 Loại khác 270 117 109 96 67,342 (Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hà Nôi) Khối lượng hàng hoá nhập khẩu ngày càng tăng, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như: ASEAN, APEC, ASEM, WTO. Do đó, công tác kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hoá nhập khẩu ngày càng được tăng cường. Đây là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Kết quả của công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu được phản ánh qua lượng ngoại tệ xuất nhập khẩu. Bảng 2.4: Bảng kết quả lượng ngoại tệ xuất nhập khẩu thu được tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2003 – 2007 Đơn vị: USD TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Ngoại tệ XNK 327.000.000 362.738.042 426.328.518 368.289.674 338.909.494 1 Xuất khẩu mậu dịch 101.000.000 162.823.842 241.610.523 213.256.170 130.522.044 2 Nhập khẩu + xuất khẩu (phi mậu dịch) 226.000.000 199.914.200 184.717.995 155.033.504 9.797.000 (Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hà Nội) Như vậy, trong công tác kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hoá nhập khẩu, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và các Bộ, Ngành có liên quan đến công tác Hải quan và hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đầu tư, du lịch cho cán bộ công chức. Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp tại Cục Hải quan và các Chi cục trực thuộc, tiếp xúc trực tiếp giải quyết các vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp, tạo môi trường tự giác thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp. 1.2. Công tác thu thuế nhập khẩu Ở Việt Nam hiện nay, số thu bằng thuế nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế cùng như tổng số thu của ngân sách Nhà nước. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế nhập khẩu sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho ngân sách Nhà nước. Tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội, công tác thu thuế nhập khẩu luôn được chú trọng. Trong giai đoạn 2002 – 2007 là giai đoạn thực hiện quản lý thuế nhập khẩu theo Luật Hải quan, công tác thu thuế nhập khẩu đạt được kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.5: Kết quả thu thuế của Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2002 – 2007 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu được giao Số thuế đã thu Tỷ lệ đạt được Năm 2002 3.260 3.683 112 Năm 2003 4.153,5 4.040,1 96,57 Năm 2004 4.650 4.584,5 98,59 Năm 2005 4.500 4970,5 110,5 Năm 2006 5.350 4.404,7 82,3 Năm 2007 5.510 6.482,95 125,88 (Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hà Nội) Trong những năm qua, kết quả thu thuế tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội khác nhau, năm thì vượt chỉ tiêu, năm thì không đạt chỉ tiêu. Đó là kết quả của các nhân tố chủ quan và khách quan tác động vào. Thứ nhất, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã vượt được chỉ tiêu đề ra do một số nguyên nhân sau: - Chính sách thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thay đổi, đồng thời công tác cải cách thủ tục hành chính, thủ tục Hải quan khai báo điện tử được đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dẫn đến kim ngạch nhập khẩu, số lượng doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan trên địa bàn tăng hơn. Đặc biệt mặt hàng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, ô tô lắp ráp do thuế suất nhập khẩu giảm, nhu cầu tăng nên lượng nhập khẩu tăng đột biến. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư tăng nhanh. - Hệ thống các văn bản pháp luật ngày càng minh bạch, rõ ràng với các Luật hải quan sửa đổi, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, Luật đầu tư, Luật Quản lý thuế, nhất là việc Việt nam gia nhập WTO thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu, đầu tư, du lịch và dịch vụ phát triển. Bên canh đó, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã xác định đúng các khó khăn. Một mặt, Cục đã kiến nghị cấp trên giải quyết những khó khăn như khẩn trương công nhận địa điểm kiểm tra hàng hoá cho một số Chi cục và tiến hành xem xét công nhận một số địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình và nơi sản xuất, mặt khác tích cực nghiên cứu, thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan nhằm tạo thông thoáng và có hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu, nuôi dưỡng nguồn thu ổn định. Thứ hai, Cục Hải quan thành phố Hà Nội không đạt được mục tiêu đề ra bởi một số nguyên nhân sau. - Nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân chung như Nhà nước có chủ trương giảm thuế suất nhập khẩu một số mặt hàng như: sắt thép, xăng dầu..., cắt giảm thuế để thực hiện lộ trình cam kết theo CEPT/AFTA và thực hiện Hiệp định trị giá GATT. Trong năm 2006, theo quy định tại Nghi định 154/2005/NĐ - CP, các doanh nghiệp phải làm thủ tục nhập khẩu hàng kinh doanh thuần tuý (không phải nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng... để sản xuất lắp ráp) tại cửa khẩu nhập, không được phép chuyển cửa khẩu. Trong năm 2006, hàng hoá chuyển cửa khẩu giảm khoảng 618 tỷ đồng. Việc sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực ngày 20 thàng 09 năm 2005, cho phép doanh nghiệp được áp thuế suất nhập khẩu cho từng linh kiện rời của bộ linh kiện CKD, làm giảm khoảng 150 tỷ đồng. - Nguyên nhân chủ quan. Cục Hải quan thành phố Hà Nội không có cảng biển, xe container chở hàng siêu trường, siêu trọng không được phép vận chuyển trên Quốc lộ 5 mà phải chuyển tải tại cảng Hải Phòng. Một số Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chưa có địa điểm làm thủ tục hải quan. Việc xét cho doanh nghiệp được kiểm tra hàng hoá ở chân công trình và nơi sản xuất của Tổng cục Hải quan chưa kịp thời đã hạn chế lưu lượng hàng hoá của doanh nghiệp làm thủ tục tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Dưới đây, có thể xem xét mối quan hệ giữa thu thuế xuất nhập khẩu và thuế VAT và mức độ thực hiện thu thuế trong giai đoạn 2003 – 2007. Mức hoàn thành chỉ tiêu thu thuế được giao thể hiện sự cố gắng vượt bậc của cná bộ, nhân viên Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Bảng 2.6 : Báo cáo số thu thuế tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 -2007 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu được giao Chỉ tiêu thực hiện Mức độ hoàn thành Xuất nhập khẩu VAT Tổng 2003 2.783,5 1.400 4.183,5 4.040,1 96,57 2004 3.047 1.603 4.650 4.584,5 98,59 2005 2.960 1.540 4.500 4970,5 110,5 2006 2.662 2.688 5.350 4.404,7 82,3 2007 1.978 3.172 5.150 6.482,95 125,88 (Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hà Nội) Công tác thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội được phản ánh qua sơ đồ dưới đây, thể hiện mối quan hệ giữa công tác thu thuế xuất nhập khẩu với công tác thu thuế của toàn Cục. Đồ thị 2.7: Tình hình quản lý thu thuế của Cục Hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 -2007 Dưa vào sơ đồ, số thu thuế xuất nhập khẩu càng ngày càng giảm, năm 2003 là 2783,5 tỷ đồng, năm 2004 là 3047 tỷ đồng, năm 2005 là 2960 tỷ đồng, năm 2006 là 2662 tỷ đồng, năm 2007 là 1978 tỷ đồng. Tình hình thu thuế nhập khẩu năm 2007 giảm là do một số nguyên nhân sau: Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện cam kết giảm các thuế nhập khẩu. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng lớn đến việc giảm thu thuế nhập khẩu của Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân chủ quan như sau: + Hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chưa đầy đủ, tính đồng bộ chưa cao dẫn đến việc thực thi gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo các cấp chưa thường xuyên và kịp thời kiểm tra sâu sát, năng lực thu thập xử lý thông tin chưa cao. + Thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản thường xuyên thay đổi, còn nhiều điểm phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều cấp xét duyệt dẫn đến thời gian thực hiện bị kéo dài, trình độ năng lực cán bộ làm công tác xây dựng chưa được đào tạo cơ bản đúng nghề. Cán bộ, công chức chưa tích cực trong học tập nâng cao trình độ, đặc biệt về tin học, ngoại ngữ. Tình hình công tác quản lý thu thuế ở các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong những năm gần đây cũng đạt được nhiều kết quả tốt. Sau đây là tình hình thu thuế của các đơn vị Chi cục trong giai đoạn 2004 – 2007 Bảng 2.8: Bảng Kết quả thu thuế của các Chi cục thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chỉ tiêu Thực hiện Mức độ HT Chỉ tiêu Thực hiện Mức độ HT Chỉ tiêu Thực hiện Mức độ HT Chỉ tiêu Thực hiện Mức độ HT Khu vực Hà Nội 3074 3429.1 111.55 2800 3794.18 135.51 4042 3244.1 80.3 3738 4080.07 109.15 HQ Phú Thọ 44 28.7 65.23 30 40.48 134.92 40 41.08 102.7 45 43.68 97.07 HQ Hà Tây 145 208.8 144 150 306.91 204.61 388 174 44.9 163 142.78 87.6 HQVĩnh Phúc 1340 843.5 62.95 1420 715.07 50.36 767 865.5 112.8 1092 816.53 74.77 HQ Bắc Ninh 47 74.4 158.3 100 113.91 113.91 113 80 70.8 112 95.41 85.19 ( Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hà Nội) Công tác thu thuế nhập khẩu của Cục Hải quan thành phố Hà Nội được thực hiện dựa trên chỉ tiêu mà Tổng cục Hải quan giao cho, hàng năm Cục Hải quan thành phố Hà Nội dựa trên chỉ tiêu được giao để phân bổ cho các Chi cục. Đồ thị 2.9: Đồ thị so sánh kết quả thu thuế nhập khẩu giữa Cục HQ Hà Nội với Tổng cục Hải quan giai đoạn 2002 -2007 Dựa vào sơ đồ trên, ta thấy sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì công tác thu thuế nhập khẩu của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan thành phố Hà Nội đều có sự giảm sút. Khi gia nhập vào WTO thì Việt Nam đã cam kết giảm nhiều dòng thuế nhập khẩu, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm thu thuế nhập khẩu. 1.3. Công tác trị giá tính thuế Cục Hải quan thành phố Hà Nội xác định trị giá tính thuế là lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước nên đã chú trọng bố trí những cán bộ, công chức có trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tế, có bản lĩnh vững vàng, do đó công tác trị giá tính thuế đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thực hiện tốt Hiệp định GATT về trị giá tính thuế. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Thông tư của Bộ Tài chính và các Quyết định của Tổng cục Hải quan. Đã tổ chức thực hiện công tác tham vấn đối với các trường hợp có dấu hiệu gian lận thương mại, bước đầu thực hiện có hiệu quả. Năm 2004, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã ban hành các quyết định giá với 1.500 mặt hàng, giải quyết 90 trường hợp chứng minh giá, khiếu nại về giá tính thuế; tổ chức tham vấn 37 trường hợp, ra 07 thông báo kết quả xác định trị giá cho 36 doanh nghiệp, truy thu 1,4 tỷ đồng tiến thuế. Năm 2005, đã tổ chức tham vấn 779 tờ khai, bác bỏ trị giá giao dịch của 380 tờ khai. Số tiền truy thu do xác định lại giá sau khi tham vấn khoảng 28,9 tỷ đồng; trả lời 52 trường hợp khiếu nại về giá tính thuế của các doanh nghiệp; tổ chức hội nghị và các lớp huấn luyện và công tác giá; tập trung khai thác theo chương trình quản lý GTT22, tham khảo giá trên Internet, khảo sát giá thị trường. Năm 2006, Cục Hải quan thành Phố Hà Nội tiến hành giải quyết các vướng mắc theo quy dịnh tại Quyết dịnh số 640/ QĐ – TCHQ ngày 03/04/2006 về quy trình kiểm tra, xác định giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu; đã tiến hành tham vấn 370 tờ khai, trong đó bác bỏ trị giá khai báo là 50 tờ khai, số thuế điều chỉnh tăng do tham vấn: 1.283.641.615 đồng, ban hành 161 thông báo xác định trị giá tính thuế, ban hành 03 quyết định giá cho mặt hàng xe ô tô cũ chuyển nhượng, trả lời 12 trường hợp khiếu nại về giá tính thuế của các doanh nghiệp. Năm 2007, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 16/03/2007 về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu. Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện công tác trị giá tính thuế tại các Chi cục, phân tích các nguyên nhân khách quan, chủ quan của các vấn đề vướng mắc nhằm chấn chỉnh kịp thời tại các đơn vị, đồng thời hướng dẫn, trao đổi, hỗ trợ các Chi cục để thực hiện tốt công tác xác định trị giá tính thuế. Thực hiện phân cấp và triển khai chương trình quản lý thông tin giá tính thuế GTT22 phiên bản mới tại các Chi cục trực thuộc nhằm nâng cao hiều quả tra cứu thông tin về giá. Trong năm 2007, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã tham vấn 481 hồ sơ, chấp nhận giá 313 hồ sơ, chuyển kiểm tra sau thông quan 161 trường hợp truy thu thuế 12, 72 tỷ đồng, trong đó, đã thu được 11,51 tỷ đồng nộp vào ngân sách Nhà nước. Bảng 2.10: Kết quả Công tác Trị giá tính thuế Tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2004 – 2007 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Ban hành quyết định giá 1.500 mặt hàng 1.463 mặt hàng 1.375 mặt hàng 2.035 mặt hàng Giải quyết chứng minh giá 90 trường hợp 399 trường hợp 161 trương hợp 313 trường hợp Tổ chức tham vấn 37 trường hợp 779 trường hợp 370 trường hợp 481 trường hợp Thông báo kết quả xác định trị giá 36 mặt hàng 126 mặt hàng 302 mặt hàng 313 mặt hàng Truy thu 1,4 tỷ đồng 28.9 tỷ đồng 1.283.641.615 đ 12,72 tỷ đồng (Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hà Nội) 2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội 2.1. Quy trình thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội Quy trình thu thuế là một trong những nghiệp vụ của quy trình làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Theo Quyết định số 874/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 05 năm 2006, sau khi người kê khai Hải quan đến làm thủ tục tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội, quy trình làm thủ tục Hải quan gồm 5 bước như sau: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra (Cán bộ Hải quan 1) Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế (Cán bộ Hải quan 2) Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hoá (Cán bộ Hải quan 3) Bước 4: Thu phí Hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục Hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan (Cán bộ Hải quan 4) Bước 5: Phúc tập hồ sơ (Cán bộ Hải quan 5) Đây là các bước tiến hành một quy trình thu thuế hàng nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội Sơ đồ 2.11: Quy trình thủ tục hải quan tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội Khách hàng Cán bộ Hải quan 1 Cán bộ Hải quan 2 Cán bộ Hải quan 3 Cán bộ Hải quan 4 Cán bộ Hải quan 5 2.2. Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu Khi giải quyết các công việc ở khâu này cán bộ kiểm hoá gặp rất nhiều khó khăn. Hàng hoá có nhiều chủng loại được nhập về, có giá trị kinh tế khác nhau, đa dạng về xuất xứ. Một số sai sót thường xẩy ra trong khâu kiểm tra hàng hoá nhập khẩu là: khai báo sai về số lượng, trọng lượng, phẩm cấp hàng hoá; khai báo sai xuất xứ hàng hoá; gian lận thông qua thủ tục hải quan cho hàng chuyển tiếp; lợi dụng hàng hoá gửi kho ngoại quan. 2.2.1. Khai báo sai về số lượng, trọng lượng, phẩm cấp hàng hoá 2.2.1.1. Về số lượng hàng hoá Hiện tượng khi chứng từ do chủ hàng kê khai và thực tế kiểm hoá còn chênh lệch nhau rất nhiều. Thất thu chủ yếu từ đó là do chủ hàng khai giảm xuống so với thực tế hoặc có trường hợp cán bộ hải quan đã thông đồng với chủ hàng khi có lượng hàng hoá chỉ xác nhận bằng lượng kê khai. Ví dụ 1: Ngày 20 tháng 8 năm 2005 qua kiểm hoá 1 container hàng nhập khẩu của Công ty Thương mại và Dịch vụ Khai Phát. Công ty này khai báo chỉ nhập 829m PVC luồn dây điện dẫn chất lỏng 100 mm với giá tính thuế là 0,8 USD/m. Thực tế khi hải quan kiểm tra lô hàng thấy thừa 2.567 m ống nhựa và 216 m ống nhựa PVC dẫn chất lỏng 100 mm. Hải quan kiểm hoá đã lập biên bản hành chính vi phạm về hải quan và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng xử lý. Phòng chức năng của Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã ra quyết định buộc Công ty Thương mại và Dịch vụ Khai Phát nộp đủ số thuế hàng thực tế nhập khẩu là: Thứ nhất, hàng PVC luồn dây điện: 829 + 2567 = 3396 m, giá tính thuế là 0,8 USD/m, thuế suất nhập khẩu là 20%. Thứ hai, hàng PVC dẫn chất lỏng: 216 m, giá tính thuế là 1,4 USD/m (tỷ giá 1 USD = 15.000 VNĐ). Vậy số thuế mà Công ty Thương mại và Dịch vụ Khai Phát phải nộp là: (3396 x 0.8 x 15000 x 20%) + (216 x 1,4 x 15000 x 20%) = 9.057.600 VNĐ và bị xử lý phạt gấp hai lần số thuế gian lận là 14.179.000 VNĐ Bảng 2.12: Bảng thống kê một số hành vi vi phạm về số lượng hàng hoá nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2007 STT Tổ chức, cá nhân vi phạm Hành vi vi phạm Hình thức xử lý 1 WYUN TONY MINH quốc tịch Úc Nhập khẩu không khai báo hải quan 880 máy điện thoại di động phạt 20 triệu đồng, tịch thu hàng hoá 2 Công ty sản xuất Thủ công mỹ nghệ Nhập hàng không khái báo, hàng thực nhập là 6.740 m vải Phạt 7 triệu đồng 3 Bà Lại thị Liên Nhập khẩu 73 vòng Nikken và 01 kiện mỹ phẩm không khai báo Chuyển PA 17 Bộ công an khởi tố vụ án 4 Công ty Máy tính Vĩnh Xuân Nhập không khai báo 64 ổ đĩa CD Rom Phạt 7 triệu đồng 5 Ông Ngô Đệ Tế Nhập không khai báo 200 cây thuốc lá MALRLE Phạt 1,2 triệu đồng và tịch thu thiêu huỷ số thuốc lá trên (Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hà Nội) 2.2.1.2. Về mặt tính chất hàng hoá Do có nhiều loại hàng hoá khác nhau tràn vào thị trường Việt nam, nên cán bộ kiểm hoá nếu không nắm vững các loại hàng hoá sẽ khó khăn phân biệt chính xác, đôi khi gây khó khăn cho chủ hàng. Nhưng cũng có khi chủ hàng lại khai sai với thực tế, hàng hoá có giá trị cao lại khai là hàng hoá có giá trị thấp. Thứ nhất, đối với hàng hoá cùng tính chất Ví dụ 2: Ngày 20 tháng 4 năm 2006, Phòng Điều tra chống buôn lậu phát hiện Công ty xuất nhập khẩu Hoà Phương nhập khẩu hàng hoá khai báo hải quan là 202 tủ lạnh, nhưng qua thực tế kiểm tra hải quan phát hiện thấy không đúng trong khai báo, số hàng hoá mà Hải quan phát hiện gồm: 208 ti vi 80 bộ giàn CD 444 bình đun nước nóng 133 bếp ga 120 máy lạnh một cục Trị giá vi phạm không khai báo gần 3 tỷ đồng. Ví dụ 3: Ngày 28 tháng 3 năm 2005, Công ty Giày Phú Lâm nhập khẩu 26.857 đôi đế giày thể thao, nhưng lại khai là miếng cao su lót giày. Trị giá hàng vi phạm khai sai là 8.938 USD. Chủ hàng còn kê khai chủng loại hàng hoá để đưa hàng hoá đó vào thị trường khi loại hàng đó cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Thứ hai, đối với hàng hoá là hoá chất rất dễ bị khai sai Ví dụ 4: Ngày 02 tháng 04 năm 2006, Công ty Thương mại Khánh Hưng bị phát hiện nhập khẩu 01 container, khai là hoá chất sản xuất dầu gội, mã số 292100, thuế suất 1% nhưng thực tế kiểm tra là tác nhân hữu cơ tẩy rửa bề mặt có nhiều công dụng trong sản xuất dầu gội, công nghiệp dệt... mã số 3402, thuế suất 20%. Trị giá vi phạm gần 223 triệu VNĐ. Chêch lệch thuế ước tính hơn 43 triệu đồng. Thứ ba, đối với hàng hoá là linh kiện điện tử cũng có nguy cơ bị khai sai Ví dụ 5: Ngày 05 tháng 06 năm 2006, Công ty MATSUSHITA - Việt Nam bị lập biên bản vi phạm nhập khẩu 2.500 bộ linh kiện điện tử khai báo hải quan là dạng IKD, nhưng kiểm tra lại là hàng CKD. Trị giá lô hàng là 269.200 USD. Vì thuế suất của thiết bị dạng IKD thấp hơn so với CKD, do vậy mà Công ty MATSUHITA đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20360.doc
Tài liệu liên quan