Chuyên đề Thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ PHÍ NƯỚC THẢI VÀ ĐỐI TƯỢNG 3

CHỊU PHÍ NƯỚC THẢI 3

1.1. Sơ lược về nước thải và các đặc trưng của nước thải 3

1.1.1. Nước thải công nghiệp 3

1.1.2. Nước thải sinh hoạt 5

1.2. Tổng quan về phí môi trường 6

1.2.1. Vài nét về công cụ kinh tế 6

1.2.2. Khái niệm về phí môi trường 7

1.2.2.1. Thuế Pigou 7

1.2.2.2. Phí môi trường 7

1.2.3. Sự cần thiết của việc áp dụng phí nước thải 8

1.3. Cơ sở kinh tế của phí nước thải 9

1.3.1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) 9

1.3.2. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP) 9

1.4. Đối tượng chịu phí và nguyên tắc xác định phí nước thải 10

1.4.1. Đối tượng chịu phí nước thải 10

1.4.2. Nguyên tắc xác định phí nước thải 11

1.4.2.1. Nguyên tắc xác định phí nước thải công nghiệp 11

1.4.2.2. Nguyên tắc xác định phí nước thải sinh hoạt 12

1.5. Kinh nghiệm tổ chức thu phí nước thải công nghiệp 15

1.5.1. Kinh nghiệm của địa phương ở Việt Nam(Thành phố Hồ Chí Minh) 15

1.5.2. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới 16

1.5.2.1. Trung Quốc 17

1.5.2.2. Hàn Quốc 17

II. Hiện trạng công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội 18

2.1. Khái quát về môi trường nước thành phố Hà Nội 18

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội Thành phố Hà Nội 18

2.1.2. Hiện trạng môi trường nước ở Hà Nội 21

2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội 23

2.1.3.1. Ô nhiễm nguồn nước ngầm 23

2.1.3.2. Ô nhiễm nguồn nước mặt 25

2.2. Thực trạng áp dụng phí nước thải ở Hà Nội. 26

2.2.1. Các văn bản pháp luật liên quan 26

2.2.1.1. Thực trạng áp dụng Nghị định 67/2003/NĐ- CP 26

2.2.1.2. Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT –BTC- BTNMT 27

2.2.2. Kết quả thực hiện việc thu phí nước thải ở Hà Nội 29

2.2.2.1. Tổ chức thu phí và nộp phí trên địa bàn Hà Nội 29

2.2.2.2. Đánh giá kết quả của việc thực hiện NĐ 67 CP. 30

2.2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác thu phí 33

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THU PHÍ NƯỚC THẢI TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 35

3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thu phí 35

3.1.1. Giải pháp quản lý 35

3.1.1.1. Về phía Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường 35

3.1.1.2. Cơ quan quản lý địa phương 36

3.1.2. Giải pháp kinh tế 37

3.1.3. Giải pháp kỹ thuật 37

3.1.4. Giải pháp nâng cao nhận thức 38

3.2. Đề xuất kế hoạch triển khai công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội 40

3.2.1. Chỉ tiêu ô nhiễm cần lưu ý 40

3.2.2. Căn cứ tính thuế phải đơn giản, rõ ràng 41

3.2.4. Các vấn đề khác 41

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nếu như vi phạm tiêu chuẩn môi trường và sau đó yêu cầu phải có biện pháp xử lý nếu vẫn tiếp tục thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Từ năm 1986 biện pháp này đã được thay đổi bằng thu phí với phần thải vượt tiêu chuẩn. Mức phí được xác định dựa trên cơ sở nồng độ chất gây ô nhiễm, vị trí thải ô nhiễm, thời gian vượt tiêu chuẩn cho phép và tùy vào số lần vi phạm tiêu chuẩn. Nhưng sau một thời gian thực hiện biện pháp này đã bộc lộ một số nhược điểm như: Xuất phí đặt ra quá thấp, trong một số trường hợp thấp hơn cả chi phí vận hành và mua các thiết bị xử lý ô nhiễm nên không có tác dụng khuyến khích giảm ô nhiễm. Việc chỉ dựa vào nồng độ chất gây ô nhiễm để tính phí có thể không buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh giảm lượng ô nhiễm thải ra môi trường bởi vì họ cố tình lẩn tránh bằng cách pha loãng nồng độ chất thải trong khi đó lượng chất ô nhiễm thải ra không thay đổi. Để khắc phục những nhược điểm trên, từ năm 1990 Hàn Quốc đã đánh phí căn cứ vào lượng thải vượt tiêu chuẩn cho phép và kết hợp nồng độ chất thải trong công thức tính phí. Ngoài ra, Hàn Quốc đã điều chỉnh xuất phí cao hơn chi phí vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm để khuyến khích giảm ô nhiễm. II. Hiện trạng công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội 2.1. Khái quát về môi trường nước thành phố Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội Thành phố Hà Nội Tự nhiên Vị trí địa lý: Nằm trong vùng trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hình 2.1. Biểu đồ thành phố Hà Nội Nguồn: Đô thị Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn. Địa hình: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m… Sông ngòi: Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng 550km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi. Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà Nội như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì... và nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn...  Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn, bao gồm các quận nội thành là Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giâý, Tây Hồ và Long Biên, và 05 huyện ngoại thành là Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Từ Liêm và Thanh Trì. Tổng dân số của thành phố khoảng 3 triệu người, trong đó dân số nội thành khoảng 2 triệu người, ngoài ra có hàng trăm nghìn khách vãng lai, người lao động ngoại tỉnh. Hà Nội có khoảng 5000 nhà máy xí nghiệp, hơn 50 bệnh viện, 80 chợ và hàng trăm nhà hàng, khách sạn, và các cơ sở thương mại dịch vụ. Kinh tế - xã hội Theo số liệu 1/4/1999 cư dân Hà Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu là người dân tộc Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2006 cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%. Mật độ dân cư bình quân hiện nay trên toàn thành phố là 1875 người/km2, cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người. Tăng trưởng GDP trên 10% được lãnh đạo thành phố coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong năm kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Cùng đó, Thành phố cũng đề cao mục tiêu kìm hãm chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng còn lại của năm 2010. Một số kết quả về kinh tế mà Thành phố đã đạt được là: Tăng trưởng GDP quý I năm 2010 đạt 8.7%; chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội trong 3 tháng đầu năm tăng 4.72% - cao hơn mức tăng của các tỉnh lân cận và có tác động không nhỏ tới chỉ số giá chung. Về du lịch, khách quốc tế đến Hà Nội quý I giảm 7.2% so với cùng kỳ, trong khi cả nước tăng 36%. Kinh tế- xã hội được xếp vị trí cao nhất trong các hoạt động chào mừng 1000 năm Thăng Long lịch sử. Về vấn đề chỉ số giá tiêu dùng, Thành phố đã chi 250 tỉ đồng để bình ổn giá, nhưng những mặt hàng tăng giá lại không trùng những mặt hàng được đầu tư dự trữ. Tới đây,Thành phố sẽ tiếp tục duy trì quỹ bình ổn giá cả, phấn đấu cho một biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng giảm dần trong năm 2010. Theo đó, nỗ lực để những tháng còn lại chỉ số giá của Hà Nội chỉ tăng 4%, tức mỗi tháng chỉ tăng trung bình 0,4 – 0,5%. Ngày đầu tiên kỳ họp thứ 20 - HĐND TP.Hà Nội khoá XIII đã tập trung thảo luận về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Trong tương lai, Hà Nội sẽ là thành phố phát triển đa cực. Theo quy hoạch tổng thể, đến năm 2030, Hà Nội đứng thứ hai về quy mô kinh tế trong số các tỉnh, Thành phố và xếp hạng trung bình trong số 150 Thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới. Khi đó, sẽ có dân số đô thị khoảng 6.4 triệu người (trong đó, đô thị trung tâm khoảng 4.8 triệu). Hà Nội lúc đó là đô thị đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc với 5 cụm đô thị vệ tinh và 13 thị trấn. Riêng về vấn đề giao thông, so với năm 2000, văn hóa giao thông hiện nay chưa bằng và vi phạm giao thông tăng hơn. 2.1.2. Hiện trạng môi trường nước ở Hà Nội Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có hai con sông lớn chảy qua là Sông Hồng và Sông Đuống, trong đó Sông Hồng là sông thứ hai của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam ở Lào Cai và đổ ra biển Đông. Tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội tương đối phong phú. Theo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước đã được hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước duyệt, tổng lượng nước khai thác toàn vùng Hà Nội là 837.600m3/ngđ. Tiềm năng nước dưới đất vùng Hà Nội còn rất lớn, song cho đến nay trữ lượng nước thăm dò còn được ít. Tuy nhiên, việc phát triển nóng, gia tăng dân số quá nhanh và thiếu quy hoạch đô thị đã khiến Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường nước. Ngoài ra, địa phận Hà Nội còn nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Nhiều con sông nhỏ cũng chảy trong khu vực nội ô, như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... trở thành những đường tiêu thoát nước thải của thành phố. Do sự phát triển đô thị quá mạnh mẽ trong hai thập niên 1990 và 2000, phần lớn các sông hồ Hà Nội hiện nay đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Đặc biệt, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này Về môi trường nước đô thị, các loại đô thị loại I ở Việt Nam chỉ có khoảng 60 – 70% người dân được cấp. 35-40% dân số Hà Nội được sử dụng hệ thống thoát nước của thành phố - một hệ thống kết hợp thu gom nước mưa, nước cống, bùn rác. Sự phát triển của hệ thống thoát nước không kịp với sự phát triển của thành phố, hệ thống cũ lại ngày càng xuống cấp. Hà Nội thường xuyên phải đối mặt với các trận ngập úng, điển hình là trận lụt lịch sử ngày 31/10/2008 khiến toàn bộ hoạt động của thành phố bị ngưng trệ cùng với một loạt các hệ quả xấu khác, trong đó có việc chảy tràn nước thải. Hà Nội mang ý nghĩa Thành phố trong sông thế nhưng số phận các con sông trong thành phố lại chẳng tốt đẹp gì. Bốn con sông là Tô Lịch, Kim Ngưu, Tô Lịch và Sông Sét trở thành phương tiện thoát nước thải chính của Thành phố. Màu nước đen ngòm khiến người ta buộc phải gọi đây là những dòng sông chết. Số liệu quan trắc từ 18 hồ ở Hà Nội cũng cho thấy đa số đều bị ô nhiễm bởi nước thải và trầm tích. Sự ô nhiễm trên là hệ quả tất yếu khi mà chỉ riêng nội thành Hà Nội thải tới 500 nghìn m2 mỗi ngày, 1/5 trong đó là nước thải công nghiệp. Chỉ có 1/3 số nước thải công nghiệp và 1/2 lượng nước thải bệnh viện là đã qua xử lý, đối với nước thải sinh hoạt thì con số này chỉ là 1/8. Điều này dễ dàng giải thích lý do cho sự ô nhiễm nghiêm trọng của hệ thống sông hồ trên địa bàn thành phố. Nguồn nước cho cuộc sống hằng ngày của con người lấy từ hai dạng chính là nguồn nước mặt và nước ngầm. Từ xa xưa, mọi người đã biết chọn nơi có mạch nước tốt đào các giếng phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Ngày nay, ngoài giếng khơi, nguồn nước cung cấp cho ăn uống ngày càng đa dạng hơn như nước máy, nước giếng khoan, nước mưa. Đồng thời chất lượng của mỗi nguồn nước cũng đang là mối lo ngại của không của riêng ai. Riêng nguồn nước phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng không được đảm bảo. Tìm hiểu việc khai thác, sản xuất nước sạch tại Nhà máy nước Hạ Đình cho thấy nguồn nước ngầm hút lên được đo, phân tích theo 11 nguyên tố bao gồm sắt, mangan, amoni, vi sinh, NaCl... sau quá trình xử lý bằng công nghệ của nhà máy, 11 nguyên tố này được tiến hành đo, phân tích lại trước khi bơm xả vào hệ thống mạng cấp nước. Kết quả đo các chỉ số giữa tháng 8-2009 khẳng định hàm lượng amoni có trong nước ngầm lên tới 6,75mg/l (chỉ số cho phép là 1,5mg/l), hàm lượng sắt có trong nước ngầm cũng lên tới 13,5mg/l (chỉ số cho phép 0,5mg/l). Tại Nhà máy Pháp Vân, hàm lượng amoni có trong nước ngầm còn lên tới 9,92mg/l, hàm lượng sắt cũng ở mức 8,80mg/l. 2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội 2.1.3.1. Ô nhiễm nguồn nước ngầm Ở Hà Nội, nguồn nước sinh hoạt được lấy từ nước ngầm là chủ yếu. Một số nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nước nguồn chủ yếu là: - Môi trường nước mặt bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, hàm lượng tổng coliform ở mức cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép loại B nhiều lần. Nguyên nhân là do nước thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt đô thị phần lớn không được xử lý khi xả thải. Theo số liệu thống kê của Cục bảo vệ môi trường tháng 5/2006, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 450.000 m3/ ngày đêm, một phần được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, sau đó xả vào các tuyến cống chung hoặc kênh mương, ao hồ. Nhiều nơi nước được xả trực tiếp ra sông làm ô nhiễm chất lượng nước các sông, hồ. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 400 cơ sở sản xuất, dịch vụ lượng nước thải đổ vào hệ thống thoát nước thành phố khoảng 260.000 m3 / ngày đêm. Tính đến năm 2004 chỉ có 36 cơ sở sản xuất công nghiệp có trạm xử lý nước thải, số còn lại chỉ xử lý sơ bộ qua hệ thống bể lắng lọc cơ học hoặc xả thẳng vào hệ thống thoát nước của thành phố. Các sông nội thành Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt đối với các sông thoát nước thải như sông Kim Ngưu và Sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất bẩn ở các sông này rất cao. Lượng nước thải đổ vào sông Tô Lịch và Kim Ngưu quá lớn, không còn khả năng tự làm sạch. Hàm lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) loại B ba lần; coliform vượt 57 lần TCCP. - Hoạt động khai thác nước ngầm bừa bãi, không có giấy phép. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn thành phố Hà Nội cho đến ngày 31/12/2006 đã có 12 quận, huyện chưa thực hiện công tác kê khai theo quyết định 195/2005/ QĐ-UB (chỉ còn 02 quận là Đống Đa và Cầu Giấy chưa có kết quả thực hiện công tác kê khai), kết quả cụ thể ghi trong bảng dưới đây: Bảng 2.1. Công tác kê khai quản lý tài nguyên nước trên địa bàn Hà Nội Quận (Huyện) Khai thác nước phục vụ sinh hoạt (giếng) Khai thác nước phục sụ SXKD (giếng) Khai thác nước mặt (Tổ chức) Xả nước thải vào nguồn nước (Tổ chức) Lỗ khoan chưa trám lấp (Giếng) Hai Bà Trưng 2.814 270 0 58 0 Hoàng Mai 14.880 23 0 52 458 Thanh Trì 13.386 55 26 182 785 Hoàn Kiếm 254 51 0 44 7 Thanh Xuân 2.146 13 0 64 300 Từ Liêm 24.087 591 4 73 4 Tây Hồ 9.411 95 5 329 160 Đông Anh 51.582 187 2 6 110 Long Biên 13.650 121 0 114 69 Sóc Sơn 32.101 40 36 20 355 Gia Lâm 38.489 25 52 24 16 Ba Đình 510 62 0 20 73 Tổng 119.634 1.530 121 988 2.108 (Nguồn: Báo cáo tình hình triển khai công tác quản lý tài nguyên nước năm 2006 của Sở Tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội) Việc khai thác nước ngầm bừa bãi, quá tài đã dẫn đến sự suy giảm lưu lượng nước, làm hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất và kéo theo ô nhiễm nước. - Có tới hơn 2.108 lỗ khoan nước bỏ đi, không dùng nữa, đã không được trám lấp cẩn thận, tạo thành các đường thấm nước hoặc ô nhiễm xuống tầng nước ngầm rất dễ dàng. Ở nước ta có rất nhiều giếng khoan nước kiểu UNICEF (kiểu giếng khoan do Qũy Nhi đồng của Liên hiệp quốc tài trợ) ở khu vực ngoại thành đã bỏ đi, không dùng nữa, đó là các nguy cơ tạo ra các đường thẩm thấu ô nhiễm xuống tầng nước ngầm. - Do sự rò rỉ nước từ các bãi không được thiết kế xây dựng đúng kỹ thuật, hoặc nước rò rỉ từ các bể vệ sinh tự hoại thấm qua các lớp đất có khả năng bảo vệ ngước ngầm kém, hoặc thấm theo các lỗ giếng khoan nước, thấm theo cọc bê tông, cọc khoan nhồi của công trình xây dựng, thông qua các lớp đất và thâm nhập vào tầng nước ngầm. - Do dư lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật được dùng trong sản xuất nông nghiệp thấm xuống, tuy rằng quá trình này diễn ra lâu dài, rất nhiều năm. - Các chất phóng xạ có trong các khoáng sản dưới đất, hoặc các chất thải phóng xạ đã không xử lý, đổ thải không đúng kỹ thuật, có thể ngấm dần, thông qua các lớp đất và thâm nhập vào nước ngầm sau rất nhiều năm. 2.1.3.2. Ô nhiễm nguồn nước mặt Việc khai thác nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng là nguyên nhân đến ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống, ngoài ra cần từ 50 đến 150 lít nước sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp ngày một phát triển nên tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ô nhiễm nặng nề hơn. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ Sông Hồng. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Do đó, nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng. Đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở, được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của Hà Nội. Không chỉ ở công viên Yên Sở mà ở một số nơi khác, nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng, ví dụ như ô nhiễm trên hồ Trúc Bạch. Nguyên nhân chính của tình trạng nước hồ ô nhiễm nặng là do hồ Trúc Bạch phải nhận một lượng nước thải chưa qua xử lý quá lớn. Nguồn nước chảy qua mương Ngũ Xã vào hồ bị ô nhiễm bởi cơ sở sản xuất nhôm, chất thải sau xử lý của nhà máy nước, nhà hàng, cống thoát nước thải của các hộ dân sống trên lưu vực này đổ vào. 2.2. Thực trạng áp dụng phí nước thải ở Hà Nội. 2.2.1. Các văn bản pháp luật liên quan 2.2.1.1. Thực trạng áp dụng Nghị định 67/2003/NĐ- CP Để từng bước giải quyết triệt để nạn ô nhiễm cũng như để các công cụ tài chính thực sự đi vào cuộc sống và được xem xét một cách chính thức trong quá trình hoạch định các chính sách, chiến lược quốc gia, ngày 13/6/2003. Chính phủ ban hành nghị định số 67/2003/NĐ- CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Việc triển khai NĐ 67 trong thực tế là kết quả của hơn 6 năm nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng tại các nước trên thế giới và dự thảo nghị định (Bộ TN & MT). Mục tiêu chính của việc áp dụng phí BVMT đối với nước thải nhằm: - Hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải - Sử dụng tiết kiệm nước sạch - Tạo nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được quy định tại điều 6 nghị định 67. Theo đó, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1 m3 nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch), thì mức thu được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường nơi khai thác và giá cung cấp 1 m3 nước sạch trung bình tại địa phương. Đối với nước thải công nghiệp mức thu phí bảo vệ môi trường tính theo 7 chất gây ô nhiễm bao gồm Nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD), Nhu cầu ô xy hóa học (COD), Chất rắn lơ lửng (TSS), Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Arsenic (As) và Cadmium (Cd). Đối với nước thải công nghiệp NĐ 67 quy định rõ các doanh nghiệp phải tự kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở Tài Nguyên & Môi trường (Sở TN & MT) nơi thải nước theo đúng quy định và bảo đảm tính chính xác của việc kê khai. Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp, tổ chức việc thu, nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước và quyết toán số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí. Mức độ ô nhiễm được tính dựa vào nồng độ và mức độ độc hại của chất ô nhiễm có trong nước thải. Nghị định 67 cũng quy định mức phí thải tối đa và tối thiểu cho mỗi kg chất ô nhiễm (BOD, COD, TSS, Pb, Cd, Hg, As) thải vào môi trường. Nghị định cũng nêu rõ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định này. Ngoài nghị định này ra còn có nghị định 04/2007/ NĐ – CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ – CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nội dung của Nghị định mới về cơ bản không thay đổi trừ ba điểm sau: Điều 6 khoản 2: Loại bỏ chỉ tiêu BOD trong danh mục các chất ô nhiễm chịu phí. Điều 8 khoản 1 về sử dụng phí cụ thể là để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí; trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải đối với nước thải công nghiệp phục vụ cho việc thu phí hoặc điều chỉnh định mức phát thải của chất gây ô nhiễm. Điều 9: Bộ TN & MT công bố định mức phát thải của các chất gây ô nhiễm làm căn cứ tính toán khối lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp để xác định số phí phải nộp; định kỳ khảo sát, xác định chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp để điều chỉnh cho phù hợp. Đối với các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền đo đạc, lấy mẫu phân tích nước thải thì căn cứ vào kết quả đo đạc, phân tích đó để tính toán, xác định số phí phải nộp. Bộ TN & MT quy định việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải công nghiệp trong trường hợp này. 2.2.1.2. Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT –BTC- BTNMT Ngày 18/12/2003, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường đã ban hành thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT- BTC- BTNMT để hướng dẫn thực hiện nghị định 67 CP. Ngoài ra, Thông tư 106/2007/TTLT – BTC – BTNMT có sửa đổi và bổ sung thông tư 125/2003/TTLT-BTC- BTNMT, nội dung của nó về cơ bản không thay đổi, xác định rõ đối tượng cần nộp phí cũng như các mức phí cụ thể áp dụng với từng loại môi trường tiếp nhận. Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể cách tính phí, kê khai, thẩm định. Mức phí: Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải quy định trên. Quy định về thu phí và nộp phí: Tự kê khai số phí phải nộp: Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ kê khai số phí phải nộp hàng quý với sở TN & MT nơi thải nước theo đúng quy định trong vòng 10 ngày đầu của quý tiếp theo và bảo đảm tính chính xác của việc kê khai. Thẩm định tờ khai và ra thông báo số phí phải nộp: Sở TN & MT có nhiệm vụ thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Nộp phí: Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí phải nộp vào tài khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại kho bạc Nhà nước địa phương theo thông báo của sở TN & MT, nhưng chậm nhất không quá ngày 20 của quý tiếp theo. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được: Thông tư 125 nêu rõ 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được chuyển cho sở TN & MT để trang trải chi phí cho việc thu phí và chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Trong đó: 5% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thu phí. 15% còn lại được sử dụng để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Phần còn lại 80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được nộp vào Ngân sách nhà nước. Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp vào ngân sách nhà nước được phân chia cho Ngân sách trung ương 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và ngân sách địa phương 50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường trên địa bàn (phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường), đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương. Dự kiến tổng số phí bảo vệ môi trường thu được hàng năm từ nước thải công nghiệp lên tới 800-900 tỷ đồng, đóng góp thêm vào NSNN để phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường. 2.2.2. Kết quả thực hiện việc thu phí nước thải ở Hà Nội 2.2.2.1. Tổ chức thu phí và nộp phí trên địa bàn Hà Nội Sở Tài Nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội thực hiện việc thu phí nước thải công nghiệp. Khi bắt đầu thu phí từ tháng 5 năm 2004, sở đã phát ra 500 tờ kê khai nộp phí cho các doanh nghiệp nhưng chỉ thu về được 150 tờ. Sau hơn một năm thực hiện thu phí, Hà Nội mới chỉ thu được gần 700 triệu đồng phí nước thải công nghiệp từ các doanh nghiệp không dùng nước sạch thành phố trong khi đó, các tỉnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Gia Lai,…đã thu được hàng trăm tỷ đồng. Hàng năm thành phố mới chỉ thu được 29 tỷ đồng mức phí thải công nghiệp nhưng lại cần 720 tỷ đồng để xử lý nước thải công nghiệp bởi vì trong số 40 doanh nghiệp trên 500 nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp có xử lý nước thải chỉ giải quyết được 10% trong 600.000 m3 nước thải/ngày đêm đổ ra sông hồ. Như vậy công tác thu phí vừa chậm trễ, vừa thiếu triệt để. Đặc biệt, từ ngày 21/9/2009, UBND TP.Hà Nội sẽ tiến hành thu phí thoát nước áp dụng đối với KCN Thăng Long - Hà Nội với mức thu là 2.400 đồng/m3 nước thải theo Quyết định số 99/2009/QĐ-UBND thành phố vừa ban hành Về phía các doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31607.doc
Tài liệu liên quan