MỤC LỤC
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN NINH LƯƠNG
THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO
1. Cơ sở lý luận về an ninh lương thực
1.1 Khái niệm về an ninh lương thực
1.2 Vai trò của an ninh lương thực
1.3 Đặc điểm về đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta
1.4 An ninh lương thực trong chuẩn nghèo mới
2. Cơ sở lý luận về xoá đói giảm nghèo
2.1 Khái niệm về đói nghèo
2.2 Đặc điểm và tính đa dạng của nghèo đói ở nước ta
2.3 Nguyên nhân của nghèo đói
II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐẢM BẢO AN NINH
LƯƠNG THỰC HƯỚNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Bài học kinh nghiệm về đảm bảo an ninh lương thực hướng tới
xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện và chỉ đạo
chương trình an ninh lương thực và hướng tới xoá đói giảm nghèo
của Tỉnh Yên Bái
PHẦN 2. THỰC TRẠNG VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA AN NINH LƯƠNG THỰC TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ
ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Thực trạng về đảm bảo an ninh lương thực
1.1 Đánh giá về mức độ đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam
hiện nay
1.2 Đánh giá thực trạng về việc tiếp cận với lương thực của người
nông dân, đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó
khăn.
2. Thực trạng về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005
II. CÁC CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC
1. Tổng quan về các chính sách đảm bao an ninh lương thực quốc
gia thời kỳ 2001-2005 2
1.1 Giữ ổn định đất lúa, mở rộng diện tích trồng ngô; đầu tư chiều
sâu, thâm canh, sử dụng giống mới chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu
thị trường trong nước và xuất khẩu
1.2 Đảm bao nhu cầu cung cấp nước để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp
1.3 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn
1.4 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng lâm nghiệp; thúc đẩy tiến độ
thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
1.5 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại hàng nông sản
1.6 Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao khoa học côngnghệ
1.7 Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn
1.8 Hỗ trợ quá trình đổi mới quan hệ sản xuất và phát triển các thành phần kinh tế
1.9 Thực hiện các chương trình dự án phát triển công nghiệp, ngành
nghề dịch vụ nông thôn, ổn định dân cư
1.10 Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
1.11 Đồng thời với các chính sách phát triển chung, phối hợp liên
ngành và địa phương thực hiện các chính sách đặc thù, gắn tăng
trưởng với xoá đói giảm nghèo trên từng địa bàn, trong từng cộng đồng dân cư
2. Tình hình thực hiện chính sách đảm bảo an ninh lương thực quốc gia thời kỳ 2001-2005
2.1 Về sản xuất lương thực thực phẩm
2.2 Về thị trường lương thực và thực phẩm
2.3 Về tiếp cận lương thực
III. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC ĐẾN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực hướng xoá đói giảm nghèo
2. Chính sách thị trường lương thực và lưu thông lương thực nhằm
cân bằng cung cầu lương thực để đảm bảo an ninh lương thực
hướng tới xoá đói giảm nghèo
3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật để
đảm bao an ninh lương thực sẽ tác động tới xoá đói giảm nghèo
IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Những kết quả đạt được về an ninh lương thực
1.1 Về sản xuất lương thực
1.2 Về thị trường lương thực và lưu thông lương thực
1.3 Về tiếp cận lương thực
2. Những thách thức (những vấn đề đặt ra) về an ninh lương thực 3
PHẦN 3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO
AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
I. Đ ỊNH HƯỚNG VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Định hướng chiến lược tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực
2. Định hướng về xoá đói giảm nghèo
II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG
TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Quy hoạch sản xuất
2. Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu kinh tế
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
4. Giải pháp thị trường lương thực
C. KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8196 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực gắn với xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và lương thực thế giới (FAO) nhận xét: “Mặc dù các cố gắng
giảm nghèo đói ở các nước đang phát triển chưa đáp ứng được mục tiêu của
hội nghị thượng đỉnh thế giới về lương thực (1996) và mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ (MDGS) là giảm một nửa số người nghèo đói trên thế giới vào
năm 2015, nhưng khả năng đạt được mục tiêu vẫn còn nhiều triển vọng. Bởi
vì, đã có hơn 30 quốc gia chiếm gần một nửa dân số thuộc các nước đang phát
triển trên thế giới, có thể chứng minh về khả năng đẩy nhanh tiến độ giảm
nghèo và những bài học quý báu được rút ra từ đây là làm thế nào để đạt được
mục tiêu đề ra.
Việt Nam không những năm trong danh sách các nước nói trên, bởi
những thành tích đầy ấn tượng về đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói
giảm nghèo đạt được trong thời gian qua, mà còn là một trong những nước đi
đầu trên thế giới trong việc đảm bảo tính hiện thực của mục tiêu của hội nghị
thượng đỉnh thế giới về lương thực và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mới.
29
Bảng 1. Một số chỉ tiêu chính về thực trạng an ninh lương thực
Chỉ tiêu Đơn vị
Trước đây Hiện nay
Giá
trị
Năm
Giá
trị
Năm
% dân số suy dinh dưỡng (số liệu FAO)
Số dân suy dinh dưỡng (SL FAO)
Số dân suy dinh dưỡng (số liệu chính phủ)
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi nhẹ vân
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi còi cọc
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi gầy còm
Tỷ lệ bà mẹ có chỉ số cơ thể (BMI) < 18,5%
Tuổi thọ trung bình năm (năm)
Tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi
Tỷ lệ chết ở trẻ dưới 5 tuổi
%
Triệu người
Triệu người
%
%
%
%
Tuổi
%
%
15,1
19
11,6
28,4
32,0
7,2
26,4
68,6
2,6
4,2
1999
1999
2003
2003
2003
2003
2003
2002
2002
2000
14,7
19
10,9
26,6
30,7
7,0
26,0
71,3
2,5
3,5
2000
2000
2004
2004
2004
2004
2004
2003
2004
2004
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT
1.1 Đánh giá về mức độ đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam hiện
nay
Năm 2004 Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tích đáng ghi nhận
về sản xuất lương thực, thực phẩm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dịch
bệnh lan rộng đàn gia cầm. Sản lượng lương thực đạt mức kỷ lục 39,3 triệu
tấn, tăng hơn năm trước hơn 1,6 triệu tấn. Không những đảm bảo nhu cầu
lương thực trong nước, dự trữ quốc gia mà còn đóng góp cho nhu cầu quốc tế
hơn 4 triệu tấn gạo, khôi phục vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, năm
2003 Việt Nam chỉ đứng vị trí thứ 3.
30
Bảng 2. Kết quả sản xuất và cung cấp lương thực - 2004
chỉ tiêu 2003 2004
Sản lượng lương thực có hạt (1000 tấn)
Trong đó: + Lúa
+ Ngô
Bình quân đầu người (kg/năm)
+ Lương thực có hạt
+ Lúa
Chỉ số tăng trưởng ( %; năm trước = 100)
+ Lương thực có hạt
+ Lúa
+ Ngô
37.707
34.569
3.136
466,1
427,3
102,0
100,4
124,9
39.323
35.868
3.454
479,4
437,3
104,3
103,8
110,1
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nông nghiệp tiếp tục được mùa, sản lượng lương thực có hạt tăng mức
kỷ lục, tăng với tốc độ nhanh so với năm trước và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra
năm 2005. Tốc độ tăng về sản xuất lương thực cao hơn nhiều so với tốc độ
tăng dân số(1,4%). Lương thực bình quân tính trên đầu người tăng nhanh từ
466,1 kg lên 479,4 kg năm 2004.
Sản xuất lúa đã chuyển theo hướng giảm dần diện tích, tăng năng suất
và chất lượng gạo để phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất
khẩu. Diện tích gieo trồng lúa năm 2004 giảm 9.000 ha so vơi năm 2003, chủ
yếu là diện tích đất nhiễm phèn , mặn, thiếu nước, hoặc bị ngập úng trong vụ
mùa được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng mầu, cây công nghiệp, cây
ăn quả có lợi hơn. Năng suất lúa bình quân đạt 48,2 tạ/ ha/ vụ trong năm
31
2004, tăng 1,8 tạ/ha. So với năm 2003. Nhờ đó sản lượng lúa tăng từ 34,6
triệu tấn năm 2003 lên 35,9 triệu tấn năm 2004.
Tuy diện tích trồng lúa giảm, nhưng mục tiêu an ninh lương thực vẫn
đảm bảo, một trong những giải pháp mà Việt Nam đang chọn đó là mở rộng
diện tích lúa lai. Diện tích lúa lai được phát triển khá nhanh ở miền Bắc, tăng
từ 8 nghìn ha năm 2001 lên hơn 600 nghìn ha năm 2004. Đặc biệt chiến lược
tạo giống lai có thời gian sinh trưởng từ 90 -100 ngày để trồng lúa trước và
sau mùa lũ ở Đồng Bằng sông Cửu Long là một thành công được nhiều nước
trong khu vực quan tâm và đánh giá cao. Từ chỗ phải nhập khẩu đến nay Việt
Nam đã sản xuất được một phần lúa lai và phấn đấu tự sản xuất khoảng 70%
nhu cầu vào năm 2010.
Nét mới trong sản xuất lương thực hiện nay còn thể hiện ở sự chuyển
dịch cơ cấu sản lượng, tăng dần tỷ trọng ngô, giảm tỷ trọng lúa, điện tích ngô
đạt hơn 990 ngàn ha, năng suất đạt 34,9 tạ /ha, sản lượng đạt 3,5 triệu tấn tỷ
trọng ngô trong sản lượng lương thực đã tăng 7,8% năm 2003 lên 8,8% năm
2004. Ngô đã trở thành mặt hàng nông sản quan trọng phục vụ công nghiệp
chế biến thức ăn chăn nuôi thay thế nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu thức ăn cho
chăn nuôi quy mô công nghiệp đang tăng nhanh.
Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu tiếp tục có nhiều khởi
sắc. So với năm 2003, sản lượng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu đều
tăng: Sản lượng lạc tăng 13,7 % , đỗ tương tăng 5% , cao su tăng 11,3%, chề
tăng 8,6% ca phê tăng 4,8%, hạt tiêu tăng 7,6%, hạt diều tăng 24% … đã góp
phần trăng đáng kể khối lượng nông sản xuất khẩu và công nghiệp chế biến.
Về sản xuất thực phẩm thì ngành chăn nuôi vẫn duy trì được tốc độ
tăng khá dù dịch cúm gia cầm xẩy ra hàng loạt và trên diện rộng vào đầu năm
2004. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi đã có những nét chuyển
biến mới, hướng về sản xuất hàng hoá và xuất khẩu nhiều hơn. Chăn nuôi trâu
bò phục vụ cầy kéo giảm, đàn bò thịt, sữa tăng nhanh, tỷ lệ giống lai chiếm
32
đáng kể trong tổng đàn. Năm 2004 cả nước có 4,9 triệu con bò, tăng 11,7% so
với năm 2003, trong đó đàn bò sữa chiếm gàn 98 nghìn con, tăng 20%so với
năm 2003. Đàn lợn đạt 26,1 triệu con, tăng 5,1%. Sản lượng thịt hơi các loại
đạt 2,5 triệu tấn, tăng 7,6%so với năm 2003. Năm 2004, tỷ trọng chăn nuôi
trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt 21,6 % tuy thấp hơn năm 2003 nhưng
cao hơn các năm trước.Việt Nam đặt mục tiêu đưa tỷ trong ngành chăn nuôi
20% hiện nay lên trên 30% vào năm 2010. Đẻ đạt được điều này Việt Nam
phải đẩy mạnh chăn nuôi quy mô trang trại, chăn nuôi theo phương thức công
nghiệp, mặt khác chăn nuôi theo phương thức hộ nhỏ vẫn được tiếp tục đẩy
mạnh.
Lĩnh vực lâm nghiệp tuy vẫn còn khó khăn nhưng kết quả trồng rừng,
chăm sóc và bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ. Diện tích trồng rừng tập trung đạt
180 ngàn ha, bằng năm 2003. Sản lượng gỗ khai thác đạt 2,5 triệu m3, tăng
1% so vơi năm trước. Diện tích rừng bị cháy, bị phá giảm 26,8%. Tỷ lệ che
phủ của rừng tăng từ 35% lên 36,7% năm 2004 n, chủ yếu là tăng diện tích
trồng rừng.
Sản lượng thuỷ sản năm 2004 tăng 8,2% so với năm trước, trong đó
thuỷ sản nuôi trồng tăng 16,9%, thuỷ sản đáng bắt trăng 35%. Diện tích nuôi
trồng quy mô công nghiệp được mở rộng ở nhiều địa phương, phong trào nuôi
cá bề , cá hầm,đặc sản baba, lươn , ếch tiếp tục phát triển. Kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản đạt trên 2,35 tỷ USD tăng 7% so với năm trước.
Với những kết quả đạt được của Việt Nam về sản xuất và cung cấp
lương thực như trên thì đã phần nao nói lên mức độ đảm bảo an ninh lương
thực cho nhân vì vậy Việt Nam đang đi lên một cách ổn định về mọi mặt đạc
biệt là về kinh tế và xã hội, tình trạng thiếu lương thực vẫn còn nhưng chỉ là
tỷ lệ ít và dần được khắc phục. tình trngj nghèo về lương thực đã được Đảng
và Nhà nước hết sức quan tâm và cố găng giải quyết tình trạng cấp bách này,
33
tiếp tục hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo và phát triển nhanh ổn định
nền kinh tế, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong năm 2004 đời sống các tầng lớp dân cư Việt Nam ở các vùng
miền trên cả nước tiếp tục được cải thiện hơn trước, tỷ lệ nghèo đói tiếp tục
giảm nhanh nhờ sản xuất phát triển, giá cả nông sản, thực phẩm tăng, công tác
giải quyết việc làm, cho vay vốn sản xuất và chương trình xoá đói giảm nghèo
được thực hiện có hiệu quả. Theo chuẩn nghèo của ngân hàng thế giới (WB),
tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước giảm từ 28.9% năm 2002 xuống còn 24,1%
năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo về lương thực, thực phẩm giảm từ 9,9% xuống còn
7,8% trong các năm tương ứng (2002-2004). Theo chuẩn nghèo của Bộ lao
động-TBXH năm 2004 cả nước hiện còn hơn 1,4 triệu hộ nghèo chiếm 7,9%
số hộ trong cả nước. Nhiều địa phương không còn hộ đói về lương thực, tỷ lệ
hộ nghèo giảm nhanh. Số hộ thiếu đói trong thời kỳ giáp hạt, giảm 32,4% so
với năm 2003 và tập trung chủ yếu ở các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ,
Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
1.2 Đánh giá thực trạng về việc tiếp cận với lương thực của người nông
dân, đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn.
Để đánh giá được thực trạng về việc tiếp cận lương thực của người dân
ta sẽ đánh giá vấn đề này theo từng vùng, từng khu vực.
Trước hết ở khu vực đồng bằng. Khu vực này về vấn đề sản xuất lương
thực là hết sức thuận lợi, vì khu vực này có điều kiên thuận lợi về sản
xuất lương thực nên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực không đang
ngại gì, chỉ phải đảm bảo an ninh lương thực trong những tình huống
đột xuất xẩy ra như là hạn hán mất mùa … để nhằm tránh tăng giá
lương thực và cứu trợ về giống để người nông dân tiếp tục duy trì sản
xuất kinh doanh.khu vực này có thu nhập kha ổn định, thị trường lương
thực cũng khá phát triển nên việc tiếp cận với lương thực luôn được
dẩm bảo. Vì vậy để đánh giá tình trạng tiếp cận lương thực của Việt
34
Nam hiện nay và có những vấn đề cần giải quyết, đó chính là việc đánh
giá việc tiếp cận của nông dân các vùng không có điều kiện sản xuất
lương thực như là vùng núi, vùng sâu, vùng xa,vùng biên giới hải
đảo…
Khu vực miền núi, vùng sâu,vùng xa, vùng biên giới hải đảo… là những
nơi có diều kiện sản xuất lương thực không thuận lợi vì thế tình trạng
đoi về lương thực là thường xuyên xẩy ra ở khu vực này. Có rất nhiều
nguyên do dẫn đến việc khu vực này xẩy ra tình trạng thiếu lương thực
ta sẽ đánh giá một số nguyên do cơ bản sau dẫn đến tình trạng người
dan các khu vực này còn khó khăn trong việc tiếp cận được với lương
thực.
Do điều kiện tự nhiên không phù hợp với việc sản xuất lương
thực và khi sản xuất lương thực thì không có hiệu quả các điều
kiện tự nhiên ở đây quan trọng nhất là đất để sản xuất nông
nghiệp ( sản xuất lương thực) những vùng núi, vùng sâu, vùng
xa thì có địa hình chủ yếu là đồi núi, đất sản xuất nông nghiệp ít,
người dân chủ yếu sinh sống bàng việc phát lương làm dãy để,
trồng trọt và năng suất cây trông lại kém, hơn nữa trình độ canh
tác lại lạc hậu, trình độ văn hoá thấp… khiến cho việc tiến hành
sản xuất lương thực không có hiệu quả, trình độ dân trí thấp,
người dân lai đẻ đông con diện tích sản xuất lương thực ít dẫn
đến tình trạng đói lương thực thường xuyên. Khu vực này thị
trường lương thực lại chưa phát triển hay mới phát triển ở trình
độ thấp, chỉ ở hình thức là chợ nhỏ, chợ phiên. Giao thông đi lại
khó khăn, việc vận chuyển lương thực là hết sức khó bởi vậy
thiếu lương thực là điều đương nhiên, đói là dĩ nhiên,và đây
chính là thực trạng về việc đảm bảo an ninh lương thực ở Việt
Nam đang chưa giải quyết được, tình trang người dân khu vực
35
này bị đói lương thực vẫn thường xuyên xẩy ra và nó đang là bài
toán nhức nhối cho các nhà lãnh đạo Nhà nước ta trong công
cuộc phát triển đất nước và đem công bằng dân chủ cho người
dân trong cả nước.
Một nguyên nhân cũng khá quan trọng dẫn tới việc các hộ nông
dân khu vực này không tiếp cận được với lương thực, đó chính
là giá cả lương thực quá đắt so với thu nhập của người dân vì
thế hộ không có tiền để mua lương thực, việc giá cả lương thực
đắt cũng không thể chánh khỏi vì do nhiều yếu tố khách quan
như: Giao thông đi lại khó khăn dẫn đến cước vận chuyển
lớn,và tư thương thì lại ép giá… làm cho giá cả tăng cao và khả
năng tiếp cận để có đủ lương thực sử dụng là hạn chế, nên việc
xẩy ra tình trang đói lương thực là tất nhiên đòi hỏi các cơ quan,
ban ngành của Chính phủ, của Nhà nước cần có biện phấp giải
quyết để đảm bảo an ninh lương thực và hướng tới xoá đói giảm
nghèo ở các khu vực này.
Ở cá khu vực này do điều kiện giao thông đi lai lại khó khăn, sản
xuất lương thực thì không có hiệu quả, thị trường lương thực
không phát triển… dẫn đến việc không có lương thực nhiều khi
nông dân có tiền nhưng không có lương thực để mua và tình
trạng thiếu lương thực lại xẩy ra thường xuyên gây đói, vì vậy
người dân không có điều kiện để làm các công việc khác và họ
chỉ lo làm sao để có đủ lương thực để ăn, vì vậy tình trạng đói
nghèo sẽ khó mà giải quyết được khi mà vấn đề an ninh lương
thực còn chưa được đảm bảo đòi hỏi các cơ quan ban ngành cần
có biện pháp phù hợp hỗ trợ cho nông dân giúp họ đảm bảo
được lương thực để duy trì cuộc sống
36
2. Thực trạng về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005
Nghèo đói và vấn đề an ninh lương thực là hai vực luôn có mối quan
hệ biện chứng với nhau. Chính vì vậy, trong 5 năm qua (2001-2005)
cùng với việc thực hiện chiến lược về an ninh lương thực, chính phủ
Việt Nam đã tiếp tục chỉ đạo thực hiện chiến lược an ninh lương thực,
chính phủ Việt Nam đã tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo với mục tiêu: Giảm tỷ lệ hộ nghèo
xuống dưới 10% vào năm 2005(chuẩn nghèo cũ). Để thực hiện được
mục tiêu đó, cùng với việc bổ xung, sửa đổi hệ thống chính sách xoá
đói giảm nghèo như: chính sách cho vay ưu đãi, hướng dẫn cách làm
ăn, hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt, chính sách
y tế, giáo dục… chính phủ Việt Nam đã ưu tiên đầu tư vốn cho
chương trình, huy động nguồn lực đóng góp của cộng đồng và quốc
tế, và chỉ đạo kiên quyết nhằm thực hiện dược mục tiêu đề ra.
Kết quả xoá đói giảm nghèo đến cuối năm 2005:
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm chỉ còn khoảng 6,5% (xấp xỉ 1,1
triệu hộ) vượt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong
vòng 5 năm từ 17,2% năm 2001 (2,8 triệu hộ) xuống còn 6,5%
năm 2005, bình quân mỗi năm giảm được 34 vạn hộ (đến cuối
năm 2004 có: 2 tỉnh, thành phố không còn hộ nghèo, 18 tỉnh tỷ
lệ hộ nghèo từ 3-5%, 24 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 5-10%, 15 tỉnh tỷ
lệ hộ nghèo từ 10-15%, 3 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 15-20%; 2 tỉnh
tỷ lệ hộ nghèo trên 20% và cơ bản không còn hộ đói (về lương
thực).
Trong năm năm chương trình xoá đói giảm nghèo đã huy động
được 41 nghìn tỷ đồng (Bao gồm cả chương trình 143, 135 và các dự
án hợp tác quốc tế), riêng nguồn lực đầu tư cho chương trình mục tiêu
xoá đói giảm nghèo đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, trong đó NSTW 3.000
37
tỷ đồng (14,28%), NSĐP 2.500 tỷ đồng (11,90%); huy động từ cộng
đồng 1500 tỷ đồng (7,14%); từ lồng ghép các chương trình, dự án
2.000 tỷ đồng (9,52%) và tín dụng 12.000 tỷ đồng (57,14%). Người
nghèo tiếp cận được thuận lợi và có hiệu quả hơn từ các chính sách trợ
giúp của nhà nước về điều kiện kinh tế (tín dụng, hướng dẫn cách làm
ăn, dậy nghề...) và các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục nước
sạch…) người nghèo đã được từng bước tham gia vào quá trình thực
hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo (xác định đối tượng, nhu cầu, lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát).
Chính vì vậy, kết quả thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo
không những chỉ là một trong những thành tựu đạt được mà còn được
cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Thực trạng nghèo đói theo chuẩn nghèo cũ (2001-2005) mà
chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo đạt được: Tỷ lệ hộ
nghèo giảm nhanh: Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 đã ghi nhận
“Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam là một trong những câu
chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế”. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhanh trong vòng 5 năm từ 17,2% năm 2001 (2,8 triệu hộ) xuống còn
8,3% năm 2004 (1,44 triệu hộ), bình quân mỗi năm giảm được 34 vạn
hộ nghèo.
Tính đến cuối năm 2005 có:
o 2 tỉnh / thành phố cơ bản không còn hộ nghèo.
o 18 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 3-5%
o 24 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 5-10%
o 15 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 10-15%
o 3 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trên 20 %.
38
Theo ước tính đến cuối năm 2005, cả nước còn khoảng 1,1 triệu
hộ (dưới 7% tổng số hộ trên cả nước) thực tế đến cuối năm 2005 vừa
qua tỷ lệ này là 6,5%.
Tạo được phong trào xoá đói giảm nghèo sôi động trong cả nước.
Thông qua việc thực hiện chương trình đã tạo được phong trào
xoá đói giảm nghèo sâu rộng trong phạm vi cả nước theo phương trâm
xã hội hoá, thu hút sự tham gia của toàn xã hội, của cả hệ thống chính
trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực
lượng vũ trang, cộng đồng các tầng lớp dân cư, người Việt Nam ở nước
ngoài, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam. Vai trò của mặt trận tổ quốc và
các tổ chức đoàn thể như: hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến
binh, Đoàn TN CS HCM trong xoá đói giảm nghèo ngày càng được
nâng cao.
Nâng cao được nhận thức, năng lực, trách nhiệm về xoá đói giảm
nghèo được nâng cao.
Thông qua việc thực hiện chương trình nhận thức về trách nhiệm
của các cấp, các ngành và người nghèo được nâng cao.
Xoá đói giảm nghèo là một nội dung chính trong chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Việt Nam đã cam kết mạnh
mẽ thực hiện các mục tiêu niên kỷ mà trong đó có các chỉ tiêu về xoá
đói giảm nghèo sẽ góp phần ổn định xã hội, tạo môi trường cho phát
triển kinh tế.
Trong 5 năm để tổ chức đào tạo được 130.374 lượt cán bộ, trong
đó 95% là cán bộ cấp xã, thôn, bản về công tác xoá đói giảm nghèo với
nguồn kinh phí là 63 tỷ đồng. Đã từng bước đưa các phương tiện, thiết
bị hiện đại vào các lớp tập huấn. Nội dung đào tạo tập trung vào nâng
cao các kỹ năng tổ chức thực hiện như phương pháp tham gia của
39
người dân; tổ chức nhóm tín dụng, tiết kiệm, giám sát và đánh giá
nghèo đói, nhằm giúp đỡ cho cán bộ xoá đói giảm nghèo ở cơ sở không
chỉ biết cách triển khai các dự án, chính sách, huy động nguồn lực, mà
còn tham gia có hiệu quả vào quá trình ra quyết định, giám sát và đánh
giá chương trình. Đồng thời bổ xung những kiến thức mới về lập kế
hoạch phát triển thôn bản và xã có tính đến vấn đề giới. Tài liệu tập
huấn về xoá đói giảm nghèo đã được dịch ra 6 thứ tiếng dân tộc: Tày,
Nùng, Khme, H’mông, Thái, Gia Rai và tổ chức tập huấn cho đội ngũ
cán bộ cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc tiểu số. Thông qua tập
huấn, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo được
nâng lên, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công chương
trình.
Nhận thức về xoá đói giảm nghèo và ý trí vươn lên làm giàu
ngày càng được thấm sâu vào đội ngũ cán bộ và người dân. Nhiều tấm
gương quyết tâm thoát nghèo vươn lên làm giàu xuất hiện ở hầu hết các
địa phương. Điển hình là ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình
Phước, hơn 800 xã đặc biệt khó khăn có đủ điều kiện ra khỏi chương
trình 135, 44 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nghèo dưới 10%
Người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ sản xuất, góp phần tăng thu
nhập, giảm nghèo của chương trình 135.
Tín dụng ưu đãi hộ nghèo: Trong 4 năm (2001-2004) ngân hàng
Chính Sách Xã Hội đã có 3,573 triệu lượt hộ vay vốn, mức vay
bình quân một hộ tăng từ 2,2 triệu đồng (năm 2001) lên 3 triệu
(2004). Dư nợ cho vay hộ nghèo đến 31/12/2004 đạt 11.600 tỷ
đồng; theo đánh giá, có khoảng 75% số hộ nghèo được vay vốn
chiếm 15,8% tổng số hộ trong cả nước. Để thực hiện chính sách
cho vay ưu đãi, nhà nước đã cấp bù chênh lệch lãi suất với số
tiền 1.782 tỷ đồng. Phần lớn hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu
40
quả, trả vốn đúng hạn cho ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức
thấp (4%).
Nguyên nhân của những thành tựu trong xoá đói giảm nghèo:
Trong 5 năm qua, nhờ kinh tế đất nước phát triển và tăng trưởng liên
tục, ổn định lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được nhà nước ưu tiên
đầu tư ( thuỷ lơi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất …), đời sống của người dân ở
nông thôn khu vực tập trung đông người nghèo đã được cải thiện rõ rệt,
đó là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo đói
trong cả nước.
Chương trình xoá đói giảm nghèo đã được các cấp uỷ Đảng, chính
quyền đoàn thể từ trung ương đến cơ sở chỉ đạo sát sao và triển khai
thực hiện thành chính sách, cơ chế dự án và kế hoạch hàng năm nhằm
tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng các công trình
thuỷ lợi để phục vụ sản xuất và đời sống, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đảm bảo an ninh lương thực …
người nghèo đã bước đầu có nhận thức đúng để vươn lên, biết tận dụng
cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và công đồng.
Hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp xoá đói giảm nghèo bước đầu
được thực hiện và đi vào cuộc sống, như tín dụng ưu đãi, hướng dẫn
cách làm ăn, hỗ trợ về y tế giáo dục; hỗ trợ dân tộc đồng bào đặc biệt
khó khăn; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư, di
dân kinh tế mới;… tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho xoá đói giảm
nghèo và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các xã nghèo để phát
triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt
ở những xã nghèo miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc.
41
Hệ thống tổ chức, cán bộ đã được hình thành ở các tỉnh, thành phố
bước đầu thực hiện tốt ở một số địa phương; Đội ngũ thanh niên tình
nguyện, cán bộ tỉnh, huyện tăng cường có thời hạn cho các xã nghèo
(trong 2 năm 1999 và 2000 khoảng 2000 người) đã hoạt động tích cực
trong việc giúp các xã xây dựng kế hoạch, dự án, tổ chức thực hiện
chương trình xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Đã xuất hiện nhiều mô hình hộ gia đình, thôn, bản, xã, huyện xoá đói
giảm nghèo có hiệu quả đã được nhân rộng, như: mô hình tiết kiệm –
tín dụng của phụ nữ; mô hình xoá đói giảm nghèo theo hướng tự cứu;
mô hình xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc; mô hình phát triển
cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo; mô hình gắn kết các hoạt động
của Tổng công ty với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo.
Đã đa dạng hoá việc huy động nguồn lực, trước hết là chủ động phát
huy nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực cộng đồng (các Tổng công
ty, các địa phương khác, các tầng lớp dân cư…) kết hợp với sự hỗ trợ
đầu tư của Nhà nước; mở rộng hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ
thuật, tài chính cho xoá đói giảm nghèo.
II. CÁC CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC
1. Tổng quan về các chính sách đảm bao an ninh lương thực quốc gia
thời kỳ 2001-2005
Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại
hoá là một chủ trương lớn của Chính Phủ Việt Nam nhằm đảm bao tốc độ
tăng trưởng sản xuất lương thực một cách bền vững, nhanh chóng cải thiện
đời sống hơn 80 triệu dân, góp phần giữ vững ổn định kinh tế, chính trị xã
hội, tạo điều kiện để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành
công. Trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, các chính sách bảo đảm
42
an ninh lương thực quốc gia có vị trí quan trọng đặc biệt, xuyên suất mọi tiến
trình của ngành nông nghiệp, thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể như sa:
1.1 Giữ ổn định đất lúa, mở rộng diện tích trồng ngô; đầu tư chiều sâu,
thâm canh, sử dụng giống mới chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường
trong nước và xuất khẩu
Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để
sản xuất lúa. Diện tích trồng lúa phải ổn định khi đó sản lượng lương
thực vẫn giữ vững, đảm bảo được lương thực để duy trì cuộc sống của
nhân dân, đảm bảo duy trì các hoạt động, ổn định để phát triển kinh tế-
xã hội.
Diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả thì chuyển sang sản xuất các
sản phẩm khác. Những diện tích sủa xuất lương thực không chỉ cần
được giữ vững mà còn ngày được mở rộng vì thế những diện tích trồng
lúa không hiệu quả cần phải chuyển sang trồng các loại cây khác có
hiệu quả hơn nhằm đảm bảo được lương thực và qua đó sẽ giúp người
dân xoá đói và giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế của vùng và
giúp bà con làm giàu.
Ở vùng sâu, vùng xa vẫn đầu tư để phát triển sản xuất lúa ở những nơi
có điều kiện (nhất là thuỷ lợi nhỏ và xây dựng đồng ruộng ) dể đảm
bảo đời sống nhân dân. Những vùng này cần phải tích cực thâm canh
sản xuất ở những vùng có điều kiện để đảm bảo an ninh lương thực cho
vùng và giúp nhân dân vùng yên tâm sản xuất. giúp bà con xoá đói
giảm nghèo.
Mở rộng diện tích trồng ngô lên 1,2 triệu ha, phấn đấu tăng năng suất
để đạt sản lượng 5-6 triệu tấn/ năm. Ngô là loại lương thực có hiệu quả
kinh tế cao, ngoài việc đảm bảo nhu cầu cho con người thì còn làm
thức ăn cho chăn nuôi, là cơ sở thức ăn giúp bà con tăng gia sản xuất
43
phát triển thực phẩm tăng thu nhập và tạo điều kiện nâng cao cuộc
sống.
1.2 Đảm bao nhu cầu cung cấp nước để mở rộng diện tích sản xuất nông
nghiệp
Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực gắn với xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay.pdf