MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Các vấn đề lý luận chung 2
I- Lý luận chung về đầu tư 2
1.1. Đầu tư là gì? 2
1.2. Vai trò của đầu tư 2
1.1.1.Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước 3
1.1.2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 5
II. Lý luận đầu tư trong doanh nghiệp 5
2.1 Khái niệm đầu tư trong doanh nghiệp 5
2.2 Vai trò của đầu tư trong doanh nghiệp 6
2.3 Nội dung của đầu tư trong doanh nghiệp 7
III. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong ngành nông nghiệp chế biến 10
Chương II : thực trạng đầu tư thức ăn gia súc ở công ty nông sản bắc ninh giai đoạn 1997 – 2002 14
I Tổng quan về công ty 14
1.1. Vị trí của công ty 14
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 14
1.3. Tình hình lao động của công ty 15
1.4. Tình hình vốn của công ty 18
1.5. Tình hình trang thiết bị vật chất của công ty 19
1.6. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty 20
II Tình hình sản xuất thức ăn gia súc tại công ty nông sản Bắc Ninh 22
2.1 Về dây chuyền sản xuất 22
2.1.1 Quy trình công nghệ 22
2.1.2 Phân loại sản phẩm 23
2.2.1 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc của công ty 23
2.2.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thức ăn gia súc trên thị trường 24
III. Thực trạng đầu tư sản xuất thức ăn gia súc của công ty trong những năm qua ( 2000 – 2002 ) 26
2.1. Đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn gia súc 26
2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 28
2.3. Đầu tư vào phát triển thị trường 30
2.4 Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 31
2.5 Đầu tư mở rông thị trường 32
2.6 Đầu tư khác 32
IV. Đánh giá chung về tình hình đầu tư cho thức ăn gia súc của công ty nông sản bắc ninh 34
4.1 Những thành tựu đạt được 34
4.2 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác đầu tư thức ăn gia súc của công ty nông sản bắc ninh 36
Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất thức ăn gia súc tại công ty nông sản bắc ninh 38
3.1 Phương hướng, mục tiêu của công ty 38
3.1.1 Xác định mục tiêu của công ty 38
3.1.2 Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2002-2005 của công ty 39
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất thức ăn gia súc 39
3.2.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 39
3.2.2 Đầu tư thiết bị công nghệ 41
3.2.3 Đầu tư nghiên cứu thị truờng 42
3.2.4 Đầu tư phát triển sản xuất mới 43
3.2.5 Đầu tư vùng nguyên liệu 44
3.3 Các kiến nghị 44
3.3.1. Một số kiến nghị với Nhà nước 44
3.3.2. Một số kiến nghị với doanh nghiệp 45
Tài liệu tham khảo 47
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2776 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đầu tư sản xuất thức ăn gia súc của Công ty Nông Sản Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới năm 2001 tăng 4.3% bằng 5 lao động và bình quân trong 3 năm tăng 4.88%. Tương tự đối với các lao động nữ tăng dần qua các năm và tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 4.92% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Điều này cho thấy xu hướng tuyển dụng thêm lao động của công ty giữa nam và nữ là tương đương nhau. Vì với chế độ sản xuất như hiện nay thì lao động nam xốc vác hơn thì phụ trách các công việc như bốc vác...còn đối với nữ thì phụ trách khâu ra bao phát triển được ưu tiên của các giới.
Với đặc điểm là công ty sản xuất chế biến thức ăn gia súc, gia cầm trên một quy trình công nghệ hoàn toàn tự động do vậy mà tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuáat với lao động gián tiếp không chênh lệch nhau quá lớn. Cụ thể về lao động trực tiếp bình quân 3 năm tăng 5.71% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Trong khi đó lao động gián tiếp bình quân tăng trong 3 năm 1.95% nhỏ hơn tốc độ tăng bình quân 3 năm của tổng số lao động. Điều này cho thấy ở công ty đã thực hiện chuyển biến cơ cấu lao động cụ thể là công ty đã thực hiện làm việc 3 ca, do đó đã tận dụng được công suất của công nghệ và tận dụng được lao động trực tiếp của công ty. Chính vì vậy nên trong 3 năm qua tốc độ tăng bình quân của lao động gián tiếp nhỏ hơn lao động trực tiếp. Vì lao động gián tiếp được tăng cường trong các công việc như giới thiệu sản phẩm, maketing, tiếp thị... nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Công ty Nông Sản Bắc Ninh sản xuất dựa trên quy trình công nghệ tự động hoá cao do đó đòi hỏi phaỉ có một đội ngũ công nhân có trình độ. Vì vậy nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ lao động năm 2000 có trình độ đại học – cao đẳng là 39 lao động, trung cấp 62 lao động, phổ thông 128 lao động. Đến năm 2002 đã có sự thay đổi đáng kể, trình độ lao động – cao đẳng tăng lên là 48 lao động, trình độ trung cấp có 65 lao động, lao động có trình độ phổ thông chỉ còn 138 lao động. Mặt khác, ta thấy 3 loại lao động tăng đều trong 3 năm. Nhìn vào bảng ta thấy, trình độ đại học – cao đẳng tăng 10.93% lớn hơn tốc độ tăng của tổng số lao động. Còn lao động phổ thông tăng 3.83% nhỏ hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Như vậy, Công ty có xu hướng tăng cường lực lượng lao động có trình độ cao, thay thế và giảm bớt lao động có trình độ thấp, đây là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Công ty vì sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty.
1.4. Tình hình vốn của công ty
Vốn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần, tự do cạnh tranh. Với công ty nông sản Bắc Ninh cũng vậy, ban giám đốc cũng phải có chiến lược về vốn làm sao cho sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất.
Dưới đây là tình hình vốn của công ty qua 3 năm 2000-2002
Qua bảng ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty năm 2001 là 64.620 triệu đồng tức là 64,620 tỷ đồng tăng 21,438 tỷ đồng so với năm 2000. Đến năm 2002 tổng số tài sản của công ty tăng lên đạt 144,620 tỷ đồng, theo số bình quân thì bình quân 3 năm tổng giá trị tài sản đạt 183,01%. Như vậy, phần biến động giữa năm 2000 và 2002 là do tăng vốn lưu động, cụ thể năm 2001 vốn lưu động của công ty là 42,002 tỷ đồng so với năm 2000 tăng 39,124 tỷ đồng, sang đến năm 2002 tăng 19,999 tỷ đồng. Trong khi đó vốn cố định qua mỗi năm đều tăng, năm 2001 vốn cố định là 22,618 tỷ đồng tăng 8,219 tỷ đồng so với năm 2001 bằng 57,08%. Và đặc biệt năm 2002 vốn cố định của công ty tăng đột biến
(Xem bảng trang bên)
Cụ thể vốn cố định của công ty năm 2002 là 82,619 tỷ đồng tăng 60,001 tỷ đồng so với năm 2001. Lý do có sự tăng lên là năm 2002 dây chuyền II hay còn gọi là nhà máy Top Feed đi vào hoạt động. Như vậy, bình quân vốn cố định trong 3 năm tăng 139,54% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng tài sản. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn của mình vào việc xây dựng dây chuyền II của công ty và trang bị một số máy vi tính, thiết bị văn phòng khác...Công ty đã cắt giảm được một số khâu mà phải sử dụng nhiều lao động bằng việc mua sắm máy móc vừa tiết kiệm được lao động mà hiệu suất công việc lại cao hơn. Về vốn lưu động, năm 2001 so với năm 2000 tăng 45,93% tức là tăng 1329 triệu đồng. Đến năm 2002 vốn lưu động tăng 47,61% so với năm 2001, vốn lưu động năm 2002 tăng là do công ty đã đưa dây chuyền II vào hoạt động cuối năm 2002.
Bình quân vốn ngân sách cấp tăng 54,49% nhỏ hơn tăng bình quân của tổng giá trị tài sản. Nhưng cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn tự có của công ty. Năm 2001 chiếm 77,74%; năm 2002 chiếm 79,26%. Như vậy nguồn vốn của công ty phụ thuộc vào ngân sách cấp và vốn đi vay. Vì vậy, trong tương lai công ty phấn đấu sản xuất đạt kết quả cao hơn để dùng chủ yếu là vốn tự bổ sung và vốn ngân sách cấp giảm tối đa vốn đi vay giúp công ty sản xuất độc lập không phải phụ thuộc vào các tổ chức kinh tế khác.
1.5. Tình hình trang thiết bị vật chất của công ty
So với một số nước phát triển thì dây chuyền sản xuất của công ty còn lạc hậu, nhưng đối với một số doanh nghiệp trong nước thì cơ sở vật chất của công ty là tương đối hiện đại.
Với dây chuyền sản xuất tự động của Đài Loan chuyển giao và do các chuyên gia Đài Loan lắp đặt đưọc điều khiển trên máy vi tính hoàn toàn tự động từ khâu vào nguyên liệu cho đến khi cho ra thành phẩm. Dây chuyền có công suất thiết kế là 5 tấn/h, mới đây vào cuối năm 2002 dây chuyền 2 của nhà máy đi vào hoạt động với công suất thiết kế là 26 tấn/h.
Công ty có một máy biến thế với công suất 35KV và 2 máy phát điện, máy phát điện Liên Xô với công suất 37KVA, máy phát điện Anh với công suất 72 KVA và một số máy bơm nước phục vụ quá trình sản xuất vì vậy tình hình điện nuức của công ty rất ổn định tạo điều kiện tốt cho quá trình sản xuất.
Ngoài ra để phục vụ cho việc dự trữ nguyên vật liệu công ty có 2 kho chứa tương đối hiện đại có thể xếp vào dạng silo và một thùng chứa ngô ( đỗ tương ) với dung tích 500 tấn. Thùng này có khả năng bảo quản tốt, gọn. Ngoài ra nó được nối trực tiếp với dây chuyền sản xuất do đó đỡ được khâu vận chuyển nguyên nhiên liệu vào sản xuất.
Để phục vụ việc bán hàng thuận lợi công ty có một đội xe gồm 21 chiếc trong đó có 19 xe tải cỡ lớn để chuyên chở và 2 xe con sử dụng cho ban giám đốc đi quan hệ công tác thuận lợi.
Với tình hình trang thiết bị của công ty như trên mà trong bối cảnh nước ta hiện nay, công ty có thể cung cấp ra thị trường một lượng thức ăn khoảng 60 nghìn tấn/năm. Tuy mới được thành lập nhưng công ty không ngừng mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, nhà xưởng với mục đích nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm nhằm giữ uy tín sản phẩm với khách hàng.
1.6. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty
Do thực hiện kinh doanh thương mại trên một địa bàn rộng nên quy mô của Công ty nông sản Bắc Ninh tương đối lớn, gắn liền với nó là bộ máy quản lý được thành lập tương đối phù hợp để thực hiện đầy đủ các chức năng và nhu cầu quản lý. Đồng thời phát huy được sức mạnh tổng hợp của người lao động. Dưới đây là sơ đồ hệ thống của Công ty nông sản Bắc Ninh.
Giám đốc Công ty là người điều hành hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng là chủ tài khoản, là người đại diện cho Công ty trước pháp luật, trước cơ quan cấp trên về mọi hoạt động của Công ty, về tài sản và vốn được giao.
Trợ giúp cho giám đốc là phó giám đốc, các trưởng phòng và các quản đốc phân xưởng. Phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp từng bộ phận, từng phân xưởng thuộc lĩnh vực được giám đốc giao phó, thực hiện các nhiệm vụ được phó giám đốc uỷ quyền, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty nông sản bắc ninh
Kế toán trưởng có trách nhiệm điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của phòng tài vụ, phòng tài vụ chỉ đạo mọi công việc của phòng kế toán, phản ánh toàn bộ quá trình lưu chuyển vốn và tài sản. Hạch toán lỗ và lãi trong từng tháng, từng quý, năm và thực hiện trả lương cho công nhân. Bên cạnh đó phòng tổ chức hành chính đảm nhận công việc duy trì lao động đào tạo, sắp xếp và bố trí các cán bộ có năng lực vào đúng vị trí sở trường của họ.
Sau khi giám đốc ký kết hợp đồng, phòng xuất nhập khẩu cử người xuống Hải Phòng để làm các thủ tục hải quan cho việc nhập nguyên liệu và vận chuyển về công ty bộ phận vật tư sẽ tiếp nhận nguyên liệu đầy đủ chính xác tại kho. Tiếp đến phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng nguyên liệu rồi từ đó đưa vào công thức từng loại thức ăn mà họ đưa nguyên liệu vào sản xuất.
Qua cách tổ chức sản xuất của công ty, ta nhận thấy tổ chức của công ty khá chặt chẽ, đồng bộ và khoa học.
II Tình hình sản xuất thức ăn gia súc tại Công ty nông sản Bắc Ninh
2.1 Về dây chuyền sản xuất
2.1.1 Quy trình công nghệ
Nguyên liệu thô
Sấy và khử trùng
Làm sạch
Nghiền nhỏ
Hỗn hợp
Trộn đều
Phối liệu
Phụ gia
Tạo hạt
Thiết bị
làm sạch
Đóng gói sản phẩm viên
Cân đóng gói
sản phẩm
Nhập kho
Nhập kho
Qua sơ đồ chúng ta thấy, nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến được phòng KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm sau đó qua sơ chế sấy khô và loại tạp chất. Đối với nguyên liệu hạt sau khi được sơ chế thì sẽ được nghiền thành bột rồi được cân bằng máy vi tính và đưa vào trộn. Mỗi loại sản phẩm khác nhau thì lại có công thức pha trộn khác nhau và được lập trình sẵn có trên máy vi tính và được điều khiển tự động. Các nguyên liệu bổ xung ( Promix ) có tỷ lệ rất nhỏ được cân từ ngoài và đổ trực tiếp vào máy trộn. Sau khi trộn đã được phối trộn theo đúng tỷ lệ thì sẽ qua cân điện tử và đóng bao sản phẩm dạng bột hoàn thành gọi là ( TAGS ). Nếu là sản phẩm dạng viên hỗn hợp bột sau khi đưa ra khỏi máy tiện sẽ được hoà thêm vào 1 lượng rỉ đường, dầu thực vật, các nguyên liệu cần thiết và hỗn hợp hơi nước. Nhờ máy quay trộn hỗn hợp bột trở thành bột nhuyễn ẩm sau đó hỗn hợp này tiếp tục được đưa vào máy ép viên tạo hạt. Khâu cuối cùng là làm nguội, cân đóng bao sản phẩm.
Cuối cùng các khâu để sản xuất ra sản phẩm đã hoàn tất, thành phẩm được đưa tới kho và phòng KCS lại tiếp tục làm nhiệm vụ kiểm tra thành phẩm xem có đạt chất lượng theo yêu cầu không thì mới được đem bán ra thị trường.
2.1.2 Phân loại sản phẩm
Do đặc thù phát triển ở vật nuôi và các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng cũng như yêu cầu về phòng bệnh lại có mức độ khác nhau. Sự khác biệt này cũng thể hiện đối với từng loại vật nuôi khác nhau.
Qua nghiên cứu các thành viên phòng kĩ thuật của Công ty đã đưa ra các công thức pha chế khác nhau nhằm tạo ra chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng yêu cầu của vật nuôi. Nếu như năm 1997 khi nhà máy I mới đưa vào chạy thử nên chỉ đưa ra được hơn 20 loại TAGS thì đến năm 2002 công ty đã đưa ra được hơn 40 loại TAGS khác nhau.
2.2 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc của Công ty và khả năng cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường:
2.2.1 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc của Công ty
Về lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc của Công ty thì chúng ta phải nói tới vai trò đặc biệt quan trọng của các cán bộ phòng thị trường . Nhưng nhìn chung Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong công tác sản xuất kinh doanh sớm thích nghi với nền kinh tế thị trường. Sản phẩm thức ăn gia súc của công ty Nông Sản Bắc Ninh đã được người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh chấp nhận đồng thời đã có chỗ đứng trên thị trường ở hầu hết các tỉnh phía Bắc.
Dưới đây là tình hình tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc của 3 thị trường: Bắc Ninh, Bắc Giang, thành phố Hà Nội. Do đặc điểm chăn nuôi của 3 thị trường là khác nhau nên tình hình tiêu thụ của 3 thị trường này là khác nhau.
Ở Hà Nội năm 2001 tiêu thụ 2506,60 tấn sản phẩm, năm 2002 tiêu thụ 1850,24 tấn sảm phẩm tăng 0,74 lần so với năm trước.
Ở Bắc Ninh năm 2001 tiêu thụ 3890,1 tấn sản phẩm, năm 2002 tiêu thụ 4532,48 tấn sản phẩm tăng 1,177 lần so với năm trước.
Ở Bắc Giang năm 2001 tiêu thụ 1298,44 tấn sản phẩm, năm 2002 tiêu thụ 2856,08 tấn bằng 2,20 lần so với năm trước.
Như vậy trong 2 năm qua thị truờng tiêu thụ thức ăn gia súc của Hà Nội dã giam 0,25 lần. Hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang vẫn bảo đảm tăng mạnh. Đặc biệt là Bắc Giang có số thức ăn tiêu thụ năm 2002 tăng 2,20 lần so với năm 2001. Nguyên nhân là do ngành chăn nuôi của Bắc Giang đang phát triển mạnh và sản phẩm của công ty đang dần có vị trí trên thị trường Bắc Giang.
2.2.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thức ăn gia súc trên thị trường
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng ản phẩm thức ăn gia súc của công ty tương đối tốt so với các loại thức ăn khác trên thị trường. Để khẳng định vấn đề này ta có thể dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm. Một lần nữa ta có thể khẳng địn rằng chất lượng sản phẩm của công ty không thua kém bất kì một loại thức ăn gia súc nào khác có trên thị trường. Ta có thể so sánh chỉ tiêu trên chung nhất đó là năng lượng trao đổi, ở chỉ tiêu này sản phẩm của công ty tương đương với hãng Proconco và hơn hẳn hãng Hidro. Về tỉ lệ đạm trong sản phẩm thì của công ty lớn hơn sản phẩm ở công ty Con Cò và Hidro là 5%. Lượng tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng với cám 151 của công ty xấp xỉ vào khoảng 0,6kg thức ăn/ 1 kg tăng trọng đối với lợn, trong khi đó thức ăn của hãng Con Cò và Hidro là 0,7 – 0,8 kg thức ăn/1kg tăng trọng. Với chất lượng như vậy thì công ty có sản phẩm hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm cùng loại khác. Đặc biệt năm 2000 công ty được hội đồng quốc gia tặng phần thưởng “ huy chương bạc – giải thưởng chất lượng Việt Nam” sáu tháng đầu năm 2001 công ty đã triển khai chế độ cập nhật quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và đã được cơ quan hợp chuẩn QUANSOT và tổ chức của Anh BVQI kiểm tra đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 9001 – 2000.
Chính vì luôn đảm bảo chất lượng tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi nên sản phẩm thức ăn gia súc của công ty nông sản Bắc Ninh đang được người chăn nuôi hầu hết các tỉnh phía Bắc.
Giá cả sản phẩm
Giá cả có tầm quan trọng trong việc cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Như tiến hành điều tra vào thời điểm quý 1/2003 chúng tôi tiến hành so sánh giá bán thức ăn gia súc của công ty nông sản với một số loại thức ăn gia súc nổi tiếng khác và đang bán khá chạy trên thị trường.
Bảng 3: So sánh giá bán thức ăn gia súc của Công ty với các Công ty khác
Đơn vị : Đồng/kg
Loại TAGS
DaBaCo
AF
ViNa
Hidro
Thức ăn cho lợn
6500
6600
7200
6400
Thức ăn cho gà
5480
5600
5440
5300
Thức ăn cho vịt
5750
5200
5800
5500
Thức ăn cho chim cút
4000
4750
4316
3974
Qua bảng trên chúng ta thấy giá bán một số loại sản phẩm còn thấp hơn nhiều so với những sản phẩm cùng loại của các hãng lớn như AF, ViNa, hidro. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay để làm được điều này Công ty đã cố gắng hết sức khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi của mình. Điêù này đã giúp cho công ty có khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường.
Bao bì, nhãn mác
Ngày nay nhu cầu của khách hàng đối với loại sản phẩm không còn đơn giản là đảm bảo về chất lượng mà còn cần mẫu mã đẹp, tiện dụng mặc dù sản phẩm chỉ dùng trong chăn nuôi nhưng cũng được người mua hết sức chú ý. Nhận rõ được tầm quan trọng của bao gói, nhãn mác, qua nhiều lần nghiên cứu, cải tiến, công ty đã đưa ra được các loại bao gói mang đầy đủ đặc tính ưu việt của nó. Các kích cỡ bao thường được làm theo nhu cầu của khách hàng, thuận lợi cho người sử dụng và người bán, trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãn sản xuất thức ăn gia súc vì vậy dễ nhầm lẫn với các đôí thủ cạnh tranh và nhái hàng. Sản phẩm của Công ty được sử dụng đóng vào hai loại bao đó là 5kg và 25kg, loại 5kg tiện lợi cho người sử dụng và bán lẻ, còn loại 25kg tiện lợi cho việc bảo quản và vận chuyển xa.
III. Thực trạng đầu tư sản xuất thức ăn gia súc của Công ty trong những năm qua (2000 – 2002).
2.1. Đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn gia súc
Nhận thức được vai trò của máy móc thiết bị trong việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, những năm gần đây Công ty liên tục thực hiện các dự án hiện đại hoá công nghệ. Công ty biết rằng hiện nay, tuy có nhiều hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi song nhu cầu của thị trường còn rất lớn, tổng sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong cả nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 4 triệu tấn/năm trong khi thị trường cần khoảng 10 triệu tấn/năm. Với lượng thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng lớn như vậy, nếu chỉ dựa vào sản xuất của dây chuyền I công suất có hạn, thì nhà máy dù đã sản xuất vượt công suất thiết kế cũng không đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường ngày càng tăng. Thực tế sản xuất của nhà máy đã chứng minh: Nguồn nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn gia súc trong nước rất dồi dào, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, kể cả khi dây chuyền II đi vào hoạt động. Mặt khác, nhu cầu thức ăn gia súc trên thị trường ngày càng có khả năng tiêu thụ hết sản phẩm của nhà máy. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và kinh doanh đã có kinh nghiệm, phù hợp với cơ chế mới. Vấn đề Công ty đưa ra là phải tìm một dây chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ mới có thể cạnh tranh được với các loại thức ăn đang lưu hành trên thị trường. Nắm bắt được nhu cầu đó, năm 2000 Công ty đã đầu tư xây dựng dây chuyền II công suất 60.000 tấn/năm, với tổng số vốn đầu tư là 96.106 triệu đồng, bên cạnh dây chuyền I công suất 24.000tấn/năm. Việc đầu tư vào dây chuyền II này đã giúp Công ty đáp ứng nhu cầu về thức ăn gia súc trên thị trường với chất lượng sản phẩm cao, công nghệ hiện đại chỉ dựa trên một qui trình công nghệ. Qui trình công nghệ của Công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:
Qua sơ đồ ta thấy : nguyên liệu cần đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn của từng loại thức ăn. Trước khi đưa vào sản xuất nguyên liệu được kiểm tra độ ẩm, độ sạch. Nguyên liệu không đảm bảo đủ độ khô được đưa vào máy sấy, khử trùng à chứa trên các silô, nguyên liệu từ silô đưa vào máy làm sạch bằng sàn, nam châm từ, khí thổi sau nghiền thành bột.
Nguyên liệu được nghiền nhỏ, cân tự động từng loại đưa vào máy hỗn hợp chuẩn, thêm các nguyên liệu bổ xung như vitamin, chất khoáng, bước này dùng máy vi tính khống chế thành phần thức ăn theo đúng qui trình, sau khi phối trộn thành sản phẩm hỗn hợp, qua hệ thống cân tự động, đóng gói và đưa sản phẩm vào kho.
Với công nghệ tự động hoá như vậy đã giúp công ty đạt công suất 26tấn/giờ tương đương với 60.000tấn/năm, điều này sẽ thúc đẩy phong trào chăn nuôi trong tỉnh, tăng thu nhập cho người nông dân. Khi tỉnh có một công nghệ hiện đại như vậy thì trong tỉnh sẽ xuất hiện nhiều hộ, nhiều vùng chăn nuôi theo hướng công nghiệp và có sản phẩm hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn minh của nền sản xuất xã hội. Mac đã từng nói : Trình độ sản xuất của một nền kinh tế không phải chỗ xã hội đó sản xuất ra cái gì mà là xã hội đó dùng cái gì để sản xuất. Cùng với việc đề cao vai trò của lực lượng sản xuất, LêNin khẳng định : Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động. Trong thực tế, đầu tư nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ nhân tố con người luôn luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi tổ chức. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động có quan hệ chặt chẽ với đầu tư máy móc thiết bị nhà xưởng do ứng với những mức độ hiện đại khác nhau của công nghệ sẽ cần lực lượng lao động với trình độ phù hợp. Trình độ của lực lượng lao động được nâng cao cũng góp phần khuếch trương tài sản vô hình của doanh nghiệp
Trên cơ sở đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nâng cao trình độ chuyên môn , kỹ năng của người lao động, tạo ra các động lực khuyến khích người lao động phát huy tối đa khả năng của mình trong công việc . Đầu tư cho nguồn nhân lực là một hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu cơ bản của mình là lợi nhuận
Như chúng ta đã biết, hệ thốg máy móc của công ty là hiện đại vì vậy đòi hỏi người lao động phải có tay nghề tương xứng và vì công ty xử lý bằng máy vi tính nên phòng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Đối với các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên viên nghiệp vụ, công ty gửi đi học các lớp học đại học tại chức về quản lý doanh nghiệp, lý luận chính trị. Ngoài ra, còn có các khoá học ngắn hạn nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ quản lý mới, các lớp hành chính, cử cán bộ tham dự các hội thảo chuyên đề trong và ngoài nước...giúp họ nâng cao thêm kiến thức, bổ xung trình độ, vững vàng trong công tác quản lý kinh tế và mở rộng thị trường.
Trong 3 năm từ năm 2001 đến 2003, Công ty đã tổ chức cho trên 50 lượt cán bộ công nhân viên đi tham quan, học tập tại nước ngoài như Hoa Kỳ, Pháp, Đan Mạch, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc...100% các cán bộ quản lý phòng, ban xí nghiệp trực thuộc được học tập các lớp nghiệp vụ nâng cao trong công tác quẩn lý; 100% cán bộ công nhân viên Công ty được phổ biến hệ thống quản lý châts lượng ISO 9001-2000...Điều này chứng tỏ Công ty rất chú trọng tới công tác đào tạo, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng đem lại thành công của Công ty trên thương trường.
Việc đào tạo và giáo dục được dựa trên các mục tiêu “Đảm bẩo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên, đáp ứng được yêu cầu về sẩn xuất và kinh doanh của Công ty”. Bởi vì mọi quyết định của người cán bộ đều có ảnh hưởng đến từng khâu, từng chỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi người quản lý phải nắm được ba vấn đề: Sẩn xuất cấi gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Hơn nữa, Công ty khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cấn bộ học tập nâng cao trình độ. Thông qua chế độ đề bạt, nâng bậc lương đối với cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, tạo điều kiện về thời gian cho việc học tập và nghiên cứu.
Hiện nay, trong công ty có 156 người ( chiếm 62% ) cán bộ phòng ban có trình độ đại học, cao đẳng. Hiệu quả hoạt động của bộ phận gián tiếp ngày càng được cải thiện, khả năng đáp ứng nhu cầu quản lý và phục vụ cao. Hơn nữa, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư thích đáng cho đào tạo cán bộ nghiên cứu và ứng dụng koa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.Và để vận hành được máy móc thiết bị hiện đại, bắt kịp với trình độ sản xuất tiên tiến thì nâng cao tay nghề của công nhân là một yếu tố khách quan.
2.3 Đầu tư vào phát triển thị trường
Công ty nhận thấy rằng, trong nền kinh tế thị trường thị trường thì khách hàng là người giữ vị trí trung tâm. Mọi ssự cải tiến của Công ty đều phải nhằm mục tiêu thoả mãn các nhu cầu của khách hầng, như:
Chất lượng sản phẩm tốt, vật nuôi hay âưn, chóng lớn, khả năng tiêu tốn thức ăn/kg tâưng trọng thấp.
Màu thức ăn đẹp, đảm bảo độ bóng và đồng đều của các viên
-Mẫu mã bao bì đẹp
-Giá cả hợp lý vầ làm tôts các dịch vụ sau bán hàng...
Để đạt được các yêu cầu trên, khách hàng phải là người giám sát chất lượng sản phẩm, những thông tin phản hồi về sản phẩm mà họ nhận được sẽ là cơ sở để Công ty thực hiện việc cẩi tiến.
Sự hiểu biết về thị trường và các yéu tố của thị trường đặc biệt là khách hàng và hành vi mua sắm của họ là rất quan trọng trong sự thành công hay thất bại của hoạt động Marketing. Nhà kinh doanh chỉ có thể hoạt động thành công trên thị trường khi đã hiều đầy đủ về thị trường. Để thực hiện phương châm “Chỉ bán những cái thị trường cấn chứ không bán cái có sẫn”, hoạt động nghiên cứu thị trường là một trong những vấn đề được Lãnh đạo công ty coi trọng.
Nghiên cứu thị trường, hiểu một cách khái quát, bao gồm quá trình các hoạt động: xác định mục tiêu nghiên cứu, thu thập và xử lý một cách có hệ thống và toàn diện các thông tin về thị trường, giúp Lãnh đạo Công ty nắm bắt được một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình thị trường để có các quyết định đúng dấn tác động đến thị trươngf, các quyết định về chiến lược, các chính sách marketing. Việc nắm bắt thường xuyên kịp thời vầ dầy đủ thông tin thị trường là nhân tố quan trọng nhất giups Lãnh đạo Công ty dự đoán được những thời cơ kinh doanh, đón bắt được các thời cơ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công ty hiểu rằng trên thọ trường không chỉ có hàng hoá của riêng mình tham gia mà còn có nhiều laọi hàng của các đối thủ cạnh tranh khác. Để có thể giành dược chỗ đứng trên thị trường, Công ty cần phải biết những đặc điểm chính mà khách hàng yêu cầu về công dụng, chất lượng, bao bì, nhãn mác và các yếu tố khác. Trong những năm qua, Công ty nông sản Bác Ninh phát triển thị trường bằng hai phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp gián tiếp : đây là phương pháp thu thập thông tin về thị trường qua tài liêu nghiên cứu. Công ty tiến hành lập phiếu điều tra, gửi tới các đại lí là khách hàng lớn của công ty. Hàng năm công ty tổ chức trao thưởng cho các đại lí tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Đây là hoạt động có ý nghĩa của công ty.
Phương pháp trực tiếp: Công ty cử người đi nắm bắt những thông tin về giá cả trên thị trường. Mỗi khu vực thị trường đều có những nhân viên tiêu thụ phụ trách, cố gắng thu thập thông tin tại khu vực thị trường do mình quản lí, hỗ trợ các đại lí cấp 1 trong việc thiết lập các đại lí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1096.doc