Đối với công tác đào tạo mới, bất kì công nhân nào khi mới vào đều phải trải qua khoá đào tạo nghề ít nhất 3 tháng của công ty. Khoá đào tạo bao gồm trước hết là học về an toàn lao động , sau là học về kiến thức chuyên môn theo từng vị trí, công việc. Để tiết kiệm chi phí đào tạo, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng đã áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp bằng cách cử những cán bộ nhiều kinh nghiệm đến giảng dạy cho các lao động ít kinh nghiệm hoặc là tiến hành theo phương pháp vừa học vừa làm. Hình thức này không chỉ tiết kiệm được chi phí đào tạo mà còn giúp công ty có được những lao động phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.
Bên cạnh công tác đào tạo mới, công tác đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân viên của công ty cũng rất được các cấp lãnh đạo chú ý. Đặc biệt cùng với việc đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị mới, hiện đại, công ty cũng phải đầu tư nâng cao chất lượng người lao động thông qua việc đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn cho mọi cán bộ, công nhân viên để họ phù hợp với công nghệ máy móc mới.
69 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự chênh lệch nhỏ giữa giá trị đề nghị quyết toán với giá trị quyết toán được duyệt và tổng mức đầu tư với tổng giá trị thực hiện.Như vậy ngay từ công tác lập dự án, lập tổng dự toán đã rất được coi trọng, thêm vào đó công tác quản lý giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư đã được làm tốt, đảm bảo cho việc thực hiện phù hợp với kế hoạch đề ra.
3.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư
Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng vẫn luôn được các cấp lãnh đạo coi trọng và quan tâm. Lĩnh vực hoạt động đầu tư phát triển của công ty khá đa dạng, không chỉ đầu tư vào xây dựng cơ bản như máy móc thiết bị, nhà xưởng mà công ty còn quan tâm đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư vào phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường. Trong tình hình thị trường sôi động hiện nay, nhu cầu tiêu dùng nhiều và sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt thì việc quan tâm thêm nhiều vào đầu tư nguồn nhân lực và đầu tư thương hiệu là hoàn toàn đúng đắn.
Cụ thể cơ cấu đầu tư theo nội dung đầu tư của công ty trong cả giai đoạn 2002-2006 như sau:
Bảng 8: Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đầu tư của công ty giai đoạn 2002-2005:
Đơn vị: %
Lĩnh vực đầu tư
Số tuyệt đối (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
1.Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản
241969
89,39
2.Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực
10332
3.82
3.Vốn đầu tư vào phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường
18400
6,79
Tổng
270701
100
(Nguồn: Phòng Kế toán -Tài chính)
Như vậy, tổng vốn đầu tư trong vòng 5 năm vừa qua của công ty là 270.701 triệu đồng. So với nhiều công ty khác thì đây là số vốn đầu tư không hề nhỏ.
Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản gồm mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng là lớn nhất, kế đến là đầu tư cho phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, cuối cùng là đầu tư vào nguồn nhân lực. Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng trong vòng 5 năm là 241.969 triệu đồng, chiếm tỷ trọng áp đảo là 89,39 % so với các lĩnh vực đầu tư khác . Đầu tư vào phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tuy đứng thứ 2 nhưng cũng chỉ là 18.400 triệu đồng trong 5 năm, chỉ chiếm 6,79% trên tổng số vốn đầu tư toàn công ty trong cả 5 năm. Việc đầu tư vào nguồn nhân lực chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ bé trong tổng số là 3,82%. Để có thể thấy rõ hơn, ta sẽ đi sâu vào xem xét từng lĩnh vực đầu tư của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng .
3.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
Trong 5 năm vừa qua công ty đã có những kế hoạch đầu tư với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản như sau:
Bảng 9: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công ty qua các năm.
Đơn vị: (triệu đồng)
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng VĐT thực hiện
57261
83800
82400
43518
25504
6747
-trong đó :
+ Xây lắp
9463
28018
20544
7236
10774
450
+ Thiết bị
47798
52648
61066
36182
14000
6247
+Khác
790
100
730
50
Kế hoạch
50600
89700
86307
62498
25454
5500
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
113,16
93,42
95,47
69,63
100,20
122,67
Nguồn: Phòng xây dựng cơ bản
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, trong 6 năm vừa qua, năm 2002 và năm 2003 là những năm mà công ty có kế hoạch đầu tư lớn nhất do nhu cầu thị trường sản phẩm ngày càng lên cao. Để đảm bảo sự tin dùng và đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng công ty đã có chiến lược đầu tư lớn vào máy móc thiết bị để nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm. Điều này đã được lý giải ở phần trên.
Tuy nhiên so với các kế hoạch đầu tư mạnh ở những năm trước thì năm 2006 công ty lại có kế hoạch đầu tư dừng ở mức khiêm tốn là 6747 triệu đồng, so với năm cao nhất 2002 thì chỉ bằng 1/12 lần, còn so với năm liền trước nó 2005 chỉ bằng 1/4 lần.
Có một số nguyên nhân lý giải sự giảm đầu tư trong năm 2006 của công ty như sau:
Thứ nhất, so với các năm về trước các dự án lớn đều sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ như :
+ Dự án đầu tư xây dựng xưởng luyện cao su bán thành phẩm ở Vĩnh Phúc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ ODA.
+ Dự án đầu tư mở rộng sản xuất xăm lốp xe đạp lên 7 triệu bộ/năm tại Thái Bình do Quỹ đầu tư phát triển Thái Bình hỗ trợ vốn.
+Dự án đầu tư xưởng sản xuất xăm lốp ôtô 30.000 bộ /năm do Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội.
Trong khi đó năm 2006 là năm công ty bắt đầu chuyển sang hình thức cổ phần hoá, như vậy vốn để đầu tư ở đây chủ yếu là vốn của các cổ đông. Do đó lượng vốn hạn chế và mỗi quyết định đầu tư lớn sẽ phải do cả Hội đồng quản trị xem xét , phê duyệt kĩ lưỡng thận trọng . => các dự án đầu tư lớn sẽ bị ngưng lại.
Nguyên nhân thứ hai là việc quyết định đầu tư mới hay đầu tư mở rộng sản xuất phải dựa trên nhu cầu tiêu dùng và tình trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nếu như máy móc, thiết bị vẫn còn chưa phải hoạt động hết công suất và hàng tồn kho lớn thì việc đầu tư thêm nữa sẽ trở nên lãng phí, không tác dụng mà lại còn làm tăng chi phí. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều hãng sản xuất xăm lốp cao su lớn như công ty cao su Đà Nẵng, công ty cao su Miền Nam (casumina),…Những hãng này ngoài việc đưa ra sản phẩm chất lượng thì công tác marketing của họ cũng rất tốt. Vì vậy tình hình tiêu thụ của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng có sự tăng trưởng thấp . Việc cần thiết của công ty bây giờ là phải nâng cao khả năng tiêu thụ bằng cách xây dựng và thực hiện có hiệu quả những kế hoạch tiếp thị bán hàng , marketing, đội ngũ kinh doanh giỏi… Do đó kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản mới sẽ giảm di nhiều không chỉ trong năm 2006 mà còn những năm sau đó nữa.
Điều này có thể thấy rõ hơn qua kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007 của Công ty như sau:
Bảng 10 : Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007 của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng .
Đơn vị: (triệu đồng)
TT
Tên dự án và nộI dung công việc
Giá trị dự án được duyệt
Kế hoạch đầu tư năm 2007
Tổng số
Xây lắp
T.bị
Tổng số
Xây lắp
T.bị
Tổng số
3270
1470
1800
3270
1470
1800
I
Công trình chuyển tiếp
II
Dự án mới
3270
1470
1800
3270
1470
1800
1
Đầu tư xây dựng kho lốp ôtô tạI khu ao 7 sào
1350
1350
1350
1350
2
Thiết bị lẻ và phương tiện vận tải
1920
120
1800
1920
120
1800
a
Đầu tư bổ sung thiết bị sản xuất săm lốp xe máy
1020
70
950
1020
70
950
b
Đầu tư bổ sung thiết bị sản xuất săm lốp xe đạp
170
20
150
170
20
150
c
Đầu tư bổ sung thiết bị sản xuất cao su kỹ thuật
430
30
400
430
30
400
d
Đầu tư bổ sung thiết bị thí nghiệm cho TTCL
300
300
300
300
Nguồn:Phòng xây dựng cơ bản
3.2.1.1. Đầu tư vào máy móc, thiết bị
Để đảm bảo luôn là đơn vị có chất lượng sản phẩm đứng đầu trong ngành công nghiệp cao su sản xuất phụ tùng xe, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng thường xuyên quan tâm đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại nhằm tạo ra nhưng sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Có thể liệt kê một số máy móc mà công ty đã đầu tư trong vài năm vừa qua :
Bảng 11: Một số máy móc thiết bị được đầu tư trong 5 năm qua:
Đơn vị:(nghìn đồng)
STT
Tên máy móc thiết bị
Năm đưa vào sử dụng
Nguyên giá
1
Thiết bị công nghệ cán tráng vải
2002
28087508
2
Thiết bị công nghệ cắt vải
2002
3790724
3
Hệ thống thiết bị cán luyện cao su
2003
9123615
4
Thiết bị ép suất mặt lốp
2003
25692500
5
Máy lưu hoá lốp ôtô cỡ 63,5” và 55”
2003
15067000
6
Thiết bị lưu hoá thuỷ lực
2003
3500000
7
Máy lưu hoá màng
2003
1000000
8
Máy nối đầu xăm
2004
437000
9
Hệ thống ép đùn mặt lốp thành 2 phần-3 đơn -4 miếng
2004
26225000
10
Máy nén khí trục vít GA558-8
2004
250000
11
Lò hơi đốt dầu 10T/h
2004
3654000
12
Máy ép suất fi 200XJ- 200
2004
389200
13
Máy luyện Xk450
2004
150000
14
Thiết bị hỗn luyên cao su
2005
12000000
15
Thiết bị công đoạn đắp lốp ôtô
2005
3112000
16
Máy nén khí trục vít
2006
2631
17
Máy nối đầu xăm xe máy
2006
504
Nguồn: Phòng xây dựng cơ bản
Hiện nay có thể nói công ty có một dàn máy móc hiện đại nhất trong ngành ở Việt Nam. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Công ty sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, xã hội.
3.2.1.2. Đầu tư vào nhà xưởng
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, vì vậy việc đầu tư mở rộng nhà xưởng là cần thiết để mở rộng công suất sản xuất, đáp ứng tiêu dùng .
Bảng 12: Các dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng trong vài năm vừa qua:
Đơn vị: ( nghìn đồng)
STT
Tên dự án đầu tư nhà xưởng
Năm đưa vào sử dụng
Giá trị
1
Xây dựng nhà hỗn luyện ,nhà làm nguội
2002
6495000
2
Xây dựng nhà cán tráng
2003
8393837
3
Xây dựng nhà xưởng, móng thiết bị
2004
2385000
4
Xây dựng nhà KCS và đóng gói lốp ôtô
2004
950000
5
Xây dựng xưởng sản xuất săm lốp ôtô 30vạn bộ/năm
2005
2850000
6
Xây dựng nhà kho ở chi nhánh tại Đà Nẵng
2005
5244000
7
Xây dựng phòng thí nghiêm trung tâm
2005
620
8
Đầu tư xây dựng kho lốp ôtô tạI khu ao 7 sào
2006
1350
Nguồn :Phòng xây dựng cơ bản
3.2.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Bảng 13: Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
VĐT vào nguồn nhân lực
2071,0
2130,0
1522,0
1679,0
2930,0
-trong đó
+VĐT cho công tác tuyển dụng
414,2
426,0
304,4
335,8
586,0
+VĐT cho công tác đào tạo và đào tạo lại
1656,8
1704,0
1217,6
1343,2
2344,0
Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương
Qua bảng số liệu trên, ta dễ dàng nhận thấy vốn đầu tư nguồn nhân lực có sự giảm mạnh vào năm 2004 so với 2003 và lại có sự tăng mạnh trở lại vào năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng, giảm đột ngột vốn đầu tư nguồn nhân lực là:
+Năm 2002 và 2003 là năm thực hiện những dự án đầu tư lớn , kèm theo nó là việc phải tuyển thêm rất nhiều nhân công để thực hiện, vận hành dự án. Điều này kiến cho chi phí tuyển dụng và đào tạo lao động mới và đào tạo nâng cao tay nghề công nhân tăng nhiều.
+ So với năm 2002 và 2003, thì năm 2004-2005 có số lượng công nhân viên mới được tuyển vào giảm hẳn. Do dự án đã hoàn thành và đang đi vào vận hành một cách ổn định, vì vậy nhu cầu tuyển thêm lao động mới không nhiều, kéo theo vốn đầu tư bỏ cho công tác tuyển dụng và đào tạo giảm nhiều so với năm 2003.
+Sự tăng mạnh trở lại của vốn đầu tư cho nguồn nhân lực vào năm 2006 được lý giải như sau. Năm 2006 là năm công ty bắt đầu chuyển sang hình thức cổ phần hoá, kéo theo việc cổ phần hoá là việc cho nghỉ hưu sớm của một loạt những người nhiều tuổi, hoặc làm việc kém năng lực. Điều này làm cho nhu cầu cần tuyển thêm công nhân trẻ, có năng lực tăng mạnh. Như vậy vốn đầu tư cho việc tuyển dụng và đào tạo mới tăng lên rõ rệt, gấp hai lần so với năm 2005.
Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của công ty trong 5 năm vừa qua chỉ khoảng 10,332 tỷ đồng, chiếm có 3,82% trong tổng vốn đầu tư cả 5 năm vừa qua . Để nguồn nhân lực có thể phát triển hơn cả về mặt số lượng và chất lượng, công ty vẫn phải luôn có sự quan tâm, coi trọng đối với công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.
*Công tác tuyển dụng:
Vốn đầu tư dùng cho công tác này chiếm khoảng 20% so với tổng vốn đầu tư dành cho phát triển nguồn nhân lực, trong 5 năm vừa qua tổng vốn đầu tư cho công tác này vào khoảng 2066 triệu đồng. Hàng năm công ty đều có tuyển một số lượng không nhỏ lao động vào công ty, đặc biệt trong năm 2006 nhu cầu cần tuyển mỗi đợt mấy chục người. Do quá trình cổ phần hoá đòi hỏi phải có sự làm việc hiệu quả cao, bên cạnh đó công ty đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại và tự động hoá nên có một lượng lớn người lao động bị sa thải gồm những người không đảm bảo về năng lực và sức khoẻ cho công việc. Công ty đã lập ra một ban tuyển dụng và tổ chức thi sát hạch để tuyển lao động vào làm việc theo theo yêu cầu của công ty . Những người lao động được tuyển vào công ty ngoài những yêu cầu thông dụng khác thì bắt buộc phải có bằng nghề từ 24 tháng trở lên.đối với lao động trực tiếp và có bằng cấp đại học đối với lao động gián tiếp.
*Công tác đào tạo:
Để công nhân có thể làm việc hiệu quả cao, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo cán bộ công nhân viên, trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.
Chi phí cho công tác này chiếm khoảng 80% vốn đầu tư cho nguồn nhân lực hàng năm. Với lượng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực trong 5 năm từ 2002-2006 là 10332 triệu đồng thì vốn đầu tư cho công tác đào tạo vào khoảng 8265,6 triệu đồng đồng trong cả 5 năm .
Đối với công tác đào tạo mới, bất kì công nhân nào khi mới vào đều phải trải qua khoá đào tạo nghề ít nhất 3 tháng của công ty. Khoá đào tạo bao gồm trước hết là học về an toàn lao động , sau là học về kiến thức chuyên môn theo từng vị trí, công việc. Để tiết kiệm chi phí đào tạo, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng đã áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp bằng cách cử những cán bộ nhiều kinh nghiệm đến giảng dạy cho các lao động ít kinh nghiệm hoặc là tiến hành theo phương pháp vừa học vừa làm. Hình thức này không chỉ tiết kiệm được chi phí đào tạo mà còn giúp công ty có được những lao động phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.
Bên cạnh công tác đào tạo mới, công tác đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân viên của công ty cũng rất được các cấp lãnh đạo chú ý. Đặc biệt cùng với việc đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị mới, hiện đại, công ty cũng phải đầu tư nâng cao chất lượng người lao động thông qua việc đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn cho mọi cán bộ, công nhân viên để họ phù hợp với công nghệ máy móc mới.
Để phục vụ cho việc áp dụng thành công hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002 vào công ty, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng cũng đã đầu tư kinh phí đào tạo bồi dưỡng nhận thức về chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty . Ngoài ra công ty còn tạo điều kiện nâng cao kiến thức cho mọi người để họ đủ trình độ làm tốt các công việc được giao, không ngừng học hỏi. Một số cán bộ của công ty được đào tạo các chương trình nâng cao kĩ thuật thông qua các đợt tập huấn tại các nước có công nghệ mới như : Nhật Bản, Đức, Trung Quốc… Vì vậy đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng đã nâng cao được trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002.
3.2.3. Đầu tư phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường
Bảng 14: Vốn đầu tư phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường giai đoạn 2002-2006:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
VĐT phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường
3980
3570
2950
3690
4210
-trong đó
+VĐT cho phát triển thương hiệu
1053
1150
1270
1454
1760
+VĐT cho mở rộng thị trường
2927
2420
1680
2236
2450
Nguồn : Phòng Kế toán -Tài chính
Dựa trên bảng số liệu trên ta dễ dàng nhận thấy, vốn đầu tư cho phát triển thương hiệu không nhiều và có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên lượng tăng ở đây không mạnh. Từ năm 2002 đến 2004, lượng tăng xuất phát từ sự tăng giá cả trên thị trường. Trong giai đoạn này công ty cũng không dành sự quan tâm đặc biệt phát triển lĩnh vực này, bởi thị trường lúc này vẫn chưa có sự cạnh tranh quá gay gắt, nhu cầu sử dụng sản phẩm cao su tăng cao, thêm vào đó công ty vẫn luôn là con chim đầu đàn trong ngành công nghiệp cao su, được người tiêu dùng trong nước biết đến và yêu thích sử dụng nhất, do dó công ty chỉ chú trọng vào đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đáng lưu ý nhất là hai năm 2005 và 2006, vốn đầu tư cho lĩnh vực này có sự tăng đáng kể, năm 2005 tăng gần 40% so với năm 2002 và năm 2006 tăng gần 70% so với năm 2002. Tại sao công ty lại có sự quan tâm nhiều với việc phát triển thương hiệu hơn vậy? Nguyên nhân của nó là do công ty dựa trên tình hình tiêu thụ sản phẩm của mình, nhận thấy thị phần của mình có xu hướng giảm đi. Sau khi phân tích nguyên do, công ty nhận ra có một số công ty cao su khác đang ngày càng thu hút sự lựa chọn của người tiêu dùng như công ty cao su Đà Nẵng, công ty cao su Miền Nam…Bởi sản phẩm của họ về chất lượng cũng không thua kém gì sản phẩm của công ty, đặc biệt họ rất quan tâm công tác xúc tiến bán hàng, marketing sản phẩm và có nhiều ưu đãi đối với người mua. Như vậy sản phẩm của các công ty này ngày càng được biết đến và là sự lựa chọn mới của khách hàng. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như vậy Công ty cổ phần cao su Sao Vàng càng phải tìm cách quảng bá hình ảnh, uy tín của mình hơn trên thị trường, quan tâm đến lĩnh vực phát triển thương hiệu hơn nữa.
Còn vốn đầu tư cho mở rộng thị trường thì ngược lại, năm 2002 và năm 2003 số vốn dùng cho việc mở rộng thị trường lớn hơn so với năm 2004 và 2005. Do hai năm này công ty đang thực hiện những dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất lớn, điều này kéo theo nhu cầu cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm như chi phí nghiên cứu dự báo thị trường tăng, rồi chi phí mở thêm các đại lý tiêu thụ tại các vùng nông thôn, vùng sâu xa hơn, chi phí quản lý kiểm soát cũng như vận chuyển cũng tăng. Còn năm 2004 và 2005, quá trình vận hành kết quả đầu tư cũng bắt đầu đi vào ổn định do đó chi phí cho lĩnh vực này cũng giảm hẳn. Năm 2006 có sự tăng nhẹ hơn trong đầu tư vào lĩnh vực này do chi phí cho công tác dự báo nghiên cứu thị trường tăng lên.
3.2.3.1. Đầu tư phát triển thương hiệu
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng cũng như một số doanh nghiệp Việt Nam khác, việc xây dựng và phát triển thương hiệu còn thiếu tính chuyên nghiệp và chưa có sự quan tâm thích đáng. Tổng vốn đầu tư cho phát triển thương hiệu của công ty trong cả 5 năm chỉ có 6,687 tỷ đồng, chiếm có 2,5% vốn đầu tư toàn công ty trong 5 năm. Trung bình mỗi năm vốn đầu tư cho lĩnh vực này là 1.3374 tỷ đồng.
Từ khi thành lập đến nay, trải qua hơn 47 năm phát triển, công ty luôn giữ được uy tín trong lòng khách hàng. Uy tín là một tài sản vô hình vô cùng quý báu của bất kì các doanh nghiệp nào, nó góp phần làm nên thương hiệu cho sản phẩm của công ty. Một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường thì mọi sản phẩm của công ty dễ được khách hàng chấp nhận. Công ty cổ phần cao su Sao Vàng được người tiêu dùng trong nước nhớ đến đặc biệt về chất lượng sản phẩm. Uy tín và chất lượng được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng tín nhiệm, tin dùng và luôn được tặng bằng khen, huy chương cho chất lượng sản phẩm tại hội chợ triển lãm. Sản phẩm săm lốp Sao Vàng luôn đứng trong Topten sản phẩm yêu thích, được người tiêu dùng bình chọn.
Có thể nói thương hiệu của công ty khá mạnh nhờ uy tín của công ty trên thị trường. Tuy nhiên trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, nếu chỉ uy tín không thì không thể đẩy mạnh sự tiêu thụ sản phẩm của công ty lên cao được. Nếu công ty chỉ chăm chăm giữ vững chất lượng sản phẩm mà quên mất việc quảng bá hình ảnh mình với khách hàng, trong khi đó những công ty cạnh tranh khác với chất lượng cũng không thua kém gì sản phẩm công ty, họ lại còn rất quan tâm tìm hiểu tâm lý khách hàng, liên tục quảng bá hình ảnh tới khách hàng. Như vậy sẽ có lúc hình ảnh của công ty sẽ bị lãng quên trong tâm trí khách hàng và độ mạnh thương hiệu của công ty cũng dần dần bị giảm đi.
Thực tế hoạt động quảng bá hình ảnh của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng còn chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động quảng cáo của công ty còn rất yếu, chương trình quảng cáo còn đơn điệu nghèo nàn, chủ yếu quảng cáo trên báo, tạp chí, công ty cũng quảng cáo trên đài, tivi song rất ít và hiệu quả không cao. Ngay cả quảng cáo trên báo, tạp chí thì mức độ, tần xuất xuất hiện cũng không nhiều. Có thể nói hoạt động này chưa phát huy được ý nghĩa thật sự đối với hoạt động phát triển thương hiệu của công ty . Bên cạnh đó, công ty cũng tham gia nhiều hội chợ triển lãm trong nước. Qua đó công ty giới thiệu được tốt hơn về sản phẩm của mình, đồng thời giúp công ty tìm bạn hàng và bán trực tiếp, tìm kiếm thông tin về đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên việc tham gia hội chợ triển lãm của công ty không thường xuyên và chỉ tham gia ở các thành phố lớn.
Để giữ vững uy tín của mình trong lòng khách hàng, công ty cũng đã bỏ ra không ít chi phí để tiến hành tổ chức các dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, bảo hành, đổi hàng do bị hỏng, do lỗi kĩ thuật. Điều này làm cho khách hàng có tâm lý thoải mái và tin cậy sản phẩm hơn.
3.2.3.2. Đầu tư vào việc mở rộng thị trường
Đầu tư mở rộng thị trường là hoạt động được sự quan tâm chú ý của các cấp lãnh đạo, bởi hoạt động đầu tư này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi ích của công ty. Tổng vốn đầu tư mà công ty dùng cho phát triển hoạt động trong 5 năm vừa qua là 11,713 tỷ đồng, chiếm 4,33% trong tổng vốn đầu tư toàn công ty trong 5 năm. Trung bình mỗi năm công ty chi cho hoạt động này là 2,3426 tỷ đồng, gần gấp đôi so với đầu tư vào thương hiệu.
*Đối với thị trường trong nước:
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng là công ty thành lập sớm nhất trong ngành chế biến sản phẩm cao su. Cho đến nay trải qua hơn 47 năm hoạt động, sản phẩm của công ty đã có mặt trên khắp các tỉnh thành ở cả ba miền.
Những năm gần đây, mặc dù sản phẩm của công ty đã và đang phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của các công ty cao su khác như: cao su Đà Nẵng, cao su Miền Nam…và cả các sản phẩm nhập ngoại. Song khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở miền Trung và miền Nam tuy không lớn lắm nhưng có tăng lên rõ rệt. Đó là do công ty đã áp dụng một số biện pháp đầu tư thích hợp trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường như: giá cả phải chăng, chất lượng sản phẩm tốt, tăng số lượng đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm…Trong tương lai mục tiêu cơ bản của công ty ở hai khu vực này là tìm cách thâm nhập mở rộng hơn nữa đến những thị trường ngách và dần chiếm lĩnh thị trường.
Hoạt động nghiên cứu và phân đoạn thị trường là hoạt động rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường của công ty . Công ty đã cử những chuyên viên nghiên cứu thị trường đi điều tra tình hình biến động nhu cầu, giá cả các sản phẩm cao su trên thị trường thông qua phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp. Lãnh đạo còn xuống tận địa bàn, đại lý để khảo sát. Các chi nhánh, đại lý hàng quý phải gửi báo cáo kinh doanh và tình hình tiêu thụ nơi mình phụ trách. Công ty cũng thông qua hội nghị khách hàng để điều tra thông tin về thị trường. Qua đó công ty có thể nắm bắt được những thông tin như giá cả chất lượng, mẫu mã, ngoài ra còn tham khảo thông tin và lấy được ý kiến đóng góp của khách hàng.
*Đối với thị trường ngoài nước:
Những năm gần đây, sản phẩm của công ty lại được xuất khẩu sang một số nước châu Á, châu Âu nhưng số lượng rất hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là sản phẩm của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mẫu mã của thị trường quốc tế. Phương hướng của công ty trong thời gian tới là tích cực đầu tư theo chiều sâu để tăng khả năng cạnh tranh đem lại vị thế cho sản phẩm của công ty trên thị trường khu vực và thế giới.
3.3.Đấu thầu và quản lý hoạt động đấu thầu
3.3.1.Tình hình đấu thầu của công ty
Mọi dự án đầu tư lớn , để có thể thực hiện có hiệu quả đều cần phải có công tác đấu thầu chất lượng, kĩ lưỡng. Là doanh nghiệp với nhiều dự án đầu tư lớn thì Công ty cổ phần cao su Sao Vàng không thể bỏ qua công tác đấu thầu. Với cương vị là chủ đầu tư công ty luôn phải thực hiện đấu thầu kĩ lưỡng để chọn được những nhà thầu tốt nhất, phù hợp nhất. Để có thể thấy rõ hơn về tình hình đấu thầu của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng ta sẽ xem xét dựa trên hai dự án lớn gần đây nhất của công ty.
* Dự án đầu tư mở rộng sản xuất săm lốp xe đạp lên 7triệu bộ/ năm tại Thái Bình:
TT
Tên gói thầu
Hình thức đấu thầu
Phương thức ĐT
Giá trị gói thầu theo KH ( triệu đồng )
Giá trị thực tế thực hiện ( triệu đồng)
1
Gói thầu số 1:Khảo sát thiết kế và lập tổng dự toán
Chỉ định thầu
Giao thầu trực tiếp
490
490
2
Gói thầu số2: San lấp mặt bằng
Đấu thầu hạn chế
Một túi hồ sơ
640
600
3
Gói thầu số 3: Xây tường rào bảo vệ
Chỉ định thầu
Giao thầu trực tiếp
330
330
4
Gói thầu số 4:Xây dựng nhà xưởng và móng máy
Đấu thầu hạn chế
Một túi hồ sơ
5688
6010
5
Gói thầu số 5: Nhập ngoại các TB luyện kín, luyện hở, cán tráng…
Đấu thầu hạn chế
Một túi hồ sơ
10586,56
10586.56
6
Gói thầu số 6 : Chế tạo các thiết bị trong nước
Đấu thầu hạn chế
Một túi hồ sơ
3574,508
3382,12
7
Gói thầu số 7: Mua các thiết bị trong nước
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
1621,8
1535,4
8
Gói thầu số 8:Xây lắp đường dây , trạm biến áp
Đấu thầu hạn chế
Một túi hồ sơ
944,9
1030,5
9
Gói thầu số 9: Lắp đặt các thiết bị công nghệ, thiết bị phụ trợ
Đấu thầu hạn chế
Một túi hồ sơ
1179,18
1200,8
10
Gói thầu số 10: Cung cấp lắp đặt thiết bị PCCCháy
Chỉ định thầu
Giao thầu trực tiếp
330
330
*Dự án đầu tư xưởng sản xuất săm lốp ôtô 300.000 bộ/năm:
Đơn vị: ( nghìn đồng)
STT
Tên gói thầu
Giá gói thầu
Giá trị thực tế thực hiện
So sánh với kế hoạch (%)
1
Gói thầu số 1: Lập thiết kế kĩ thuật, TKTC, tổng dự toán
2578560
2478560
96,1
2
Gói thầu số 1a: Lập thiết kế kĩ thuật, TKTC, TDTHC
1539870
1304320
84,7
3
Gói thầu số 2a: Xây dựng nhà kho than đen
988876
1006000
101,7
4
Gói thầu số 2b: San nền, đường giao thông..
621586
150000
24,13
5
Gói thầu số 2c: xây dựng nhà hỗn luyện , nhà làm nguội
6571882
6495000
98,8
6
Gói thầu số 2d: xây dựng nhà cán tráng , ép suất mặt lốp, làm tanh
8478632
8398837
99,1
7
Gói thầu số 2e: Cải tạo xây dựng nhà cơ khí,nhà săm yếm, thà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng.docx