MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.
I. Bản chất, vai trò của xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 5
1. Bản chất của hoạt động xuất khẩu. 5
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 6
3. Ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu. 10
II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 12
1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu. 12
2. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu. 16
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu. 17
4. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu. 23
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 26
1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp. 26
2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 31
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HOÁ CHẤT BỘ THƯƠNG MẠI.
I. Khái quát về Công ty hoá chất – Bộ thương mại 35
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 35
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 35
3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty . 36
4. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty 37
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. 41
1. Mặt hàng kinh doanh. 41
2. Thị trường kinh doanh 43
3. Khách hàng của Công ty 43
4. Sự ảnh hưởng của vốn tới hoạt động xuất khẩu 44
III. Phân tích thực trạng xuất khẩu của Công ty hoá chất – Bộ thương mại trong thời kỳ 1998 - 2002 45
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 1998 - 2002 46
2. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 1998 - 2001 49
3. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo mặt hàng 51
4. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu 54
5. quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty 55
6. Những ưu nhược điểm
7. Những bài học kinh ngiệm của thời kỳ 1998 – 2002
8. Những thuận lợi, khó khăn của Công ty trong thời kỳ tới
CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY HOÁ CHẤT - BỘ THƯƠNG MẠI.
I. Những giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá chất 64
1. Về mặt hàng 64
2. Về thị trường 68
3. Giải pháp về vốn 70
4. Về phương thức kinh doanh và thanh toán 72
5. Về công tác lập phương án giao dịch và thực hiện hợp đồng 73
6. Các biện pháp khác 74
II. Một số kiến nghị với nhà nước và Bộ thương mại 78
1. Quản lý chăt chẽ về hàng hoá hoá chất để tránh tình trạng các tư nhân buôn bán trái phép các loại hàng này 78
2. Trợ giúp cho các doanh nghiệp xuất hàng hoá chất 78
3. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn phù hợp với cơ chế thị trường 79
4. Một số kiến nghị khác 80
Kết luận 83
Tài liệu tham khảo 85
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu tại Công ty hoá chất – Bộ thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó là điều kiện quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần phải quan tâm nghiên cứu và thành lập một hệ thống các tham số phù hợp với điều kiện thị trường.
Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ do các yếu tố bên trong tạo lên, mà còn chịu tác động rất lớn của môi trường kinh doanh. Nó là tổng hợp các nhân tố khách quan như trính trị, xã hội, luật pháp, môi trường sinh thái, kinh tế tài nguyên... tác động đến hoạt động kinh doanh mà cụ thể là kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý
Bao gồm các luật, văn bản dưới luật, quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất... nó tạo ra bộ khung cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp không hoạt động vượt quá "bộ khung pháp lý" đó. Một môi trường pháp lý đồng bộ, lành mạnh vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng không phải chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng của mình, mà phải đảm bảo lợi ích kinh tế của mọi thành viên trong xã hội. Đối với mỗi doanh nghiệp đòi hỏi phải nắm vững luật pháp nước sở tại và
thông lệ quốc tế để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong khuôn khổ luật pháp qui định. Có như vậy, mới đảm bảo tính hiệu quả kinh tế.
Môi trường văn hoá - xã hội
Tình trạng việc làm, điều kiện xã hội, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, những đặc điểm truyền thống, tâm lý xã hội... đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó hiệu quả kinh doanh cũng bị tác động theo cả động thái tích cực hoặc không tiêu cực.
Với một xã hội mà có trình độ văn hoá cao, sẽ rất thuận lợi trong việc đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn cao, tiếp thu nhanh các kiến thức cần thiết và một tác phong lao động công nghiệp sẽ tích cực đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
Môi trường chính trị
Một thể chế chính trị ổn định luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho sự phát triển các hoạt động đầu tư, mở rộng kinh doanh. Đây là quy luật khách quan trong mối quan hệ giữa chính trị với phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển, hoạt động đầu tư mở rộng sẽ tác động rất lớn tới hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng
Bao gồm tình trạng môi trường, xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường.. đều tác động chừng mực nhất định đến hiệu quả kinh tế. Một môi trường trong sạch, thoáng mát sẽ tác động trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh để cải thiện môi trường bên trong doanh nghiệp và tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí tạo môi trường ô
nhiễm, làm tăng hiệu quả kinh tế và ngược lại. Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng đối với việc giảm chi phí kinh doanh để xây dựng cơ sở hạ tầng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là cơ sở hạ tầng tác động trực tiếp đến chi phí kinh doanh trong lưu thông là rất lớn, thời gian vận chuyển hàng hoá không chỉ ảnh hưởng tới chất
lượng hàng hoá mà còn đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh được liên tục. Do đó sẽ tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm tăng chi phí đầu tư, cản trở đối với hoạt động cung ứng vật tư hàng hoá, do vậy tác động xấu tới hiệu quả kinh doanh. Đây là một thực tế ở nước ta hiện nay. Hiện trạng cơ sở hạ tầng quốc gia như đường xá, cầu cống, phương tiện đi lại còn quá lạc hậu, đã gây cản trở rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là vùng núi và cao nguyên.
Môi trường quốc tế
Với một nền kinh tế mở cửa, với xu thế hiện nay là hội nhập cùng phát triển, ảnh hưởng của môi trường quốc tế đối với mỗi doanh nghiệp là rất lớn. Đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu. Những biến động của khu vực và quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Những biến động và thị trường tài chính quốc tế, tỷ giá hối đoái...thậm chí một biến động về chính trị của một quốc gia nào đó đều tác động rất lớn đến môi trường kinh tế của các quốc gia khác có liên quan. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho hoạt động buôn bán thương mại quốc tế giưã các nước và do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường khoa học công nghệ trong nước và quốc tế
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và triển khai ngày càng tạo ra nhiều công
nghệ mới, kỹ thuật mới. Nó thực sự là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp đầu tư, triển khai khoa học công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Những doanh nghiệp nào có đủ khả năng nắm bắt ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất là những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh. Chính sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư, đổi mới nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, nếu không sẽ không tránh khỏi nguy cơ tụt hậu, phá sản.
Môi trường kinh tế
Bao gồm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế quốc dân, các chính sách kinh tế của Chính phủ, lạm phát, biến động tiền tệ, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, xu thế tiêu dùng... luôn tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Các nhân tố này luôn tác động trực tiếp đến quyết định cung cấp của từng doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế của Chính phủ như chính sách tài chính tiền tệ, thuế khoá... nó vừa tác động điều tiết vĩ mô kinh tế vừa tạo ra cơ hội, thách thức đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn luôn nhạy cảm với môi trường kinh tế để có thể quyết định kinh doanh phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Các chính sách của Nhà nước luôn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp các chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước là một trong những công cụ chính của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Nó thực chất là một hệ thống các nhân tố để thể hiện các chính sách tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chính sách lãi xuất, tín dụng quy định mức lãi suất cao sẽ gây cản trở cho việc vay vốn của các doanh nghiệp làm tăng chi phí vốn do đó làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế sẽ giảm.
Quan hệ giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu
Quan hệ song phương giữa hai quốc gia có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Quan hệ này tốt sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, ngược lại nó sẽ hạn chế hoặc cản trở việc xuất khẩu của doanh nghiệp. Các quốc gia có thể ký kết các hiệp
định thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động buôn bán giữa các nước và nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Tóm lại, các nhân tố bên ngoài tạo ra những cơ hội lẫn nguy cơ đối với mỗi doanh nghiệp. Nó gắn bó chặt chẽ với môi trường nội bộ tạo nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh tồn tại một cách khách quan, gây những khó khăn lẫn thuận lợi tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp tự nắm bắt và thích ứng để đề ra các quyết định trong chiến lược kinh doanh của mình một cách đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Đó là mục tiêu lâu dài đối với mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với những nhân tố tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng khác nhau. Đối với doanh nghiệp thương mại thì phải đặc biệt chú ý tới môi trường kinh tế, môi trường quốc tế và hệ thống luật pháp. Chỉ cần một sự biến động nhỏ về tỷ giá trên thị trường quốc tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của từng hợp đồng xuất, nhập khẩu do đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Chương II
tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty hoá chất bộ thương mại
Khái quát về Công ty hoá chất Bộ thương mại
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty hoá chất
Tên chính thức: Công ty Hoá chất - Bộ thương mại
Tên giao dịch quốc tế: CHEMCO (Chemical Company – Ministry of Trade)
Địa chỉ: 135 Nguyễn Văn Cừ – Gia Lâm – Hà Nội
Điện thoại: 8731582 – 8271944
Fax: (84 – 04) 8271764
E- mail: Chemco@hn.vnn.vn
Công ty Hoá chất - Bộ Thương mại với tên giao dịch quốc tế là CHEMCO, có nguồn gốc ban đầu là một trạm Hoá chất trực thuộc Công ty Ngũ kim - Bộ Nội thương được thành lập vào tháng 6 năm 1958. Sau đó đến năm 1961 thành lập Công ty hoá chất trực thuộc Công ty Ngũ kim - Bộ Nội thương, đến năm 1963 Công ty trực thuộc quyền quản lý của Cục bách hoá Ngũ kim - Bộ Nội thương, năm 1968 Cục điện máy Hoá chất - Bộ Nội thương trực tiếp quản lý Công ty.
Ngày 22/2/1971 theo quyết định số 821 VT/QA thành lập Công ty Hoá chất trực thuộc Công ty Hoá chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí - Bộ Vật tư (trên cơ sở là Công ty Hoá chất cấp I).
Từ tháng 7/1985 đến 30/10/1990 sau khi giải thể các tổ chức Liên hiệp, Công ty Hoá chất lại thuộc về Công ty Hoá chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí - Bộ Vật tư.
Từ tháng 9/1991 đến 9/1994 Công ty Hoá chất được chuyển về trở thành Công ty trực thuộc Công ty Hoá chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí - Bộ Thương mại.
Từ tháng 10/1994 đến nay Công ty Hoá chất tách khỏi Công ty và chính thức trực thuộc Bộ Thương mại. Công ty được thành lập lại doanh nghiệp theo Quyết định số 621/TM -TCCB ngày 28/5/1993.
Tổng số vốn của Công ty hiện nay là 25.000 triệu VND, trong đó vốn cố định là 4.501 triệu VND và vốn lưu động là: 20.499 triệu VND.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay của Công ty hoá chất gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách 3 mảng hoạt động của Công ty và có 4 phòng ban riêng, các trung tâm, Tổng kho, cửa hàng đó là:
Phòng tổ chức hành chính.
Phòng kế hoạch tổng hợp.
Phòng kinh doanh XNK.
Phòng kế toán tài chính.
Trung tâm kinh doanh hoá chất.
Trung tâm kinh doanh chất dẻo vật tư.
Tổng kho Đức Giang.
Xưởng sản xuất.
Cửa hàng hoá chất vật liệu điện Hà nội.
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty hoá chất – Bộ thương mại
Bộ thương mại
Công ty hoá chất
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh Doanh Xuất nhập khẩu
Phòng tổ chức hành chính
Ban giám đốc
Xưởng sản xuất
Trung tâm KD hoá chất
Tổng kho Đức Giang
Trung tâm KD chất dẻo
vật tư
Cửa hàng
hoá chất vật liệu điện - HN
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy của Công ty hoá chất – Bộ thương mại
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
Công ty thực hiện quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Giám đốc Công ty là người đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và cấp trên về quản lý sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty.
Dưới giám đốc có ba phó giám đốc phụ trách ba mảng hoạt động của Công ty. Một phó giám đốc phụ trách công tác xuất nhập khẩu, phụ trách
trực tiếp phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Một phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh nội địa, phụ trách các cửa hàng và trung tâm bán buôn, bán lẻ, bảo vệ quân sự, an toàn kỹ thuật kho xưởng. Phó giám đốc còn lại phụ trách việc liên doanh, liên kết, xây dựng cơ bản kiêm giám đốc trung tâm chất dẻo và vật tư thiết bị điện.
Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ, theo dõi trả lương công nhân viên toàn Công ty, đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Phòng có nhiệm vụ:
+ Quản lý hồ sơ, tiếp nhận và điều động bố trí cán bộ công nhân viên, đề bạt cán bộ, kỷ luật, khen thưởng hay sa thải.
+ Tổ chức đời sống cán bộ lãnh đạo Công ty về vấn đề tiền lương, tiền thưởng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu tổ chức mạng lưới, định ra kế hoạch về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty như: quản lý, sửa chữa kho xưởng, mua sắm trang thiết bị phục vụ văn phòng làm việc... xây dựng mục tiêu thi đua đối với các đơn vị và cá nhân.
Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ quản lý tài chính, vốn để phục vụ cho kinh doanh, hoạch toán phân tích lỗ lãi, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước theo chế độ đối với các hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh của Công ty, đăng ký với cấp trên và giao kế hoạch của Công ty cho các bộ phận trong Công ty. Thống kê, theo dõi giá trị lượng hàng hoá xuất, nhập, tồn, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của toàn Công ty sau đó phân chia kế hoạch theo từng quý hoặc tháng. Quy hoạch kho vì đặc điểm của kho hoá chất rất dễ cháy nổ, độc hại, nguy hiểm nên khâu kỹ thuật sắp xếp hàng hoá là rất cần thiết. Phòng kế hoạch xây dựng quy trình sắp xếp hàng hoá để hướng dẫn cho các đơn vị trong Công ty đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: là phòng trực tiếp kinh doanh mua bán các loại vật tư hoá chất và một số vật tư khác phục vụ cho
sản xuất. Tập hợp nhu cầu của các cửa hàng và trung tâm, của khách hàng, dự đoán nhu cầu mỗi loại, quan hệ cung - cầu của thị trường ở từng thời điểm để lên đơn hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu, nắm bắt thông tin, xử lý thông tin về nguồn hàng, giá bán nhằm tăng sức cạnh tranh trên thương trường, đồng thời đáp ứng kịp thời vật tư cho nhu cầu khách hàng. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cũng trực tiếp kinh doanh nhưng chủ yếu là bán buôn, nhập khẩu với số lượng lớn, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá với các tổ chức nước ngoài. Phòng kinh doanh nhập khoảng 90% tổng số hàng hoá cho Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh và tham gia bán hàng khoảng hơn 50% tổng doanh số bán của Công ty.
Các cửa hàng và các trung tâm: là các đơn vị trực tiếp kinh doanh trong đó lại được chia thành các quầy nhỏ (9 quầy) kinh doanh các mặt hàng hoá chất và được phân bổ ở nhiều địa điểm khác nhau trên thành phố Hà Nội. Các cửa hàng và trung tâm được quản lý bằng chế độ giao khoán với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gắn thu nhập với kết quả lao động, về đối tượng bán là do đơn vị tự tìm ra tuy nhiên trên cơ sở phân công một số bạn hàng ban đầu, mỗi đơn vị lại chuyên môn về một số mặt hàng nhất định. Chức năng chủ yếu của các cửa hàng và trung tâm là bán hàng trên cơ sở giao khoán về doanh số bán, vốn vay lãi khấu hao tài sản cố định thuế doanh thu phải nộp Công ty, lợi tức và các khoản khác. Các trung tâm và cửa hàng có địa điểm ở Hà Nội.
+ Cửa hàng kinh doanh tổng hợp số hai có địa điểm ở thị trấn Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội.
+ Cửa hàng hoá chất vật liệu điện ở xã Thịnh Liệt -Thanh Trì - Hà Nội.
+ Trung tâm kinh doanh hoá chất và Thương mại tổng hợp ở số 2 ngõ hàng Bún - Quận Ba Đình -Tp Hà Nội.
+ Trung tâm kinh doanh chất dẻo vật tư thiết bị điện ở 147 Tây Sơn -Q. Ba Đình -Tp. Hà Nội. Hết quí I/2001 Trung tâm đã sát nhập vào trung tâm kinh doanh hoá chất và Thương mại tổng hợp.
+ Tổng kho Đức Giang ở Gia Lâm - Hà Nội: đây là kho chính của Công ty có cơ sở vật chất và khối lượng hàng hóa chứa đựng lớn. Tổng kho
có chức năng giúp Công ty trong việc chứa hàng và dự trữ hàng để phục vụ quá trình kinh doanh. Tổng kho có nhiệm vụ tiếp nhận xắp xếp, bảo đảm, xuất hàng theo đúng thủ tục.
Xưởng sản xuất Công nghiệp Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội: xưởng này được hình thành trong quá trình xắp xếp cán bộ dôi dư, tuy nhiên, chỉ sản xuất với quy mô nhỏ, đơn giản, thủ công và tự hoạch toán độc lập dựa trên cơ sở vật chất của Công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Thực hiện chức năng hoạt động kinh tế của Bộ thương mại giao: Công ty có nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với các phòng ban chức năng của ngành chủ quản để nhận thông tin và hoàn thiện nhiệm vụ cấp trên giao.
Là doanh nghiệp thương mại, chuyên kinh doanh, lưu thông, cung ứng các mặt hàng về hoá chất công nghiệp phục vụ cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất quốc doanh và các tổ chức kinh tế trong cả nước.
Có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có lãi, tránh để khách hàng chiếm dụng vốn, làm thất thoát vốn, đẩy nhanh vòng quay của vốn.
Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng trong ngành hoặc cơ quan Pháp luật Nhà nước.
Trách nhiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của Nhà nước, các qui định của Pháp luật, đóng góp đầy đủ, kịp thời chính sách thuế của Nhà nước.
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Công ty kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động sản xuất, buôn bán và giao dịch xuất khẩu bao gồm:
Quản lý việc sản xuất một số mặt hàng tại xưởng sản xuất của Công ty.
Thu mua một số mặt hàng hoá chất sản xuất trong nước có ưu thế và tiến hành xuất khẩu từ thị trường nội địa ra nhiều thị trường khác nhau trên thế giới (nhất là Trung Quốc).
Nhập khẩu một số vật tư hoá chất mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất còn yếu kém (chủ yếu là một số vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất của các Công ty khác).
Nhận xuất nhập khẩu uỷ thác các vật tư hoá chất đáp ứng yêu cầu trong và ngoài nước.
Sản xuất và kinh doanh một số mặt hàng hoá chất.
Từ năm 1991, vật tư hoá chất hoàn toàn được thương mại hoá, trên thị trường ngày càng nhiều tổ chức kinh doanh ngành hàng này. Đến tháng 6/1994 Công ty được Bộ Thương mại cho phép trực tiếp xuất nhập khẩu.
Mặt hàng kinh doanh chủ lực của doanh nghiệp là hoá chất công nghiệp trong đó hai mặt hàng chiến lược là Xút (NaOH) và Sođa (Na2CO3) và một số mặt hàng chủ yếu khác như: axit sunfuaric, chất dẻo, parafin...
Ngoài ra Công ty còn kinh doanh một số mặt hàng ngoài ngành, tập trung vào các thiết bị công nghệ lẻ, các kim loại màu hợp kim mà trong nước chưa sản xuất được. Hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là quặng Cromit.
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
1. Mặt hàng kinh doanh
Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng hoá chất phục vụ cho các đơn vị sản xuất cần dùng nguyên liệu là hoá chất cho sản xuất hàng công
nghiệp, chủng loại, số lượng đa dạng, hàng kinh doanh của Công ty có đến hàng trăm loại hoá chất khác nhau.
Bảng 1: Danh mục một số hàng hoá chất mà Công ty kinh doanh.
TT
Tên hoá chất
TT
Tên hoá chất
1
Natri hyđrôxyt (Xút)
21
Amôn clorua
2
Natri cacbonat (Sôđa)
22
Amôn fôtfat
3
Nhựa PVC
23
Đạm urê
4
Nhựa PE
24
Bary cacbonat
5
Phooc môn
25
Bary clorua
6
Parafin
26
Bary sunfat
7
A xit sunfuric
27
Canxi cacbonat
8
A xit fôtforic
28
Vôi bột
9
Natri nitrat
29
Đất đèn
10
Amôn nitrat
30
Natri hyđrô sunfit
11
Amôn sunfat
31
A xit clohyđric
12
Natri poly fôtfat
32
A xit axêtic
13
Bột kẽm ôxyt
33
Nước Javen
14
Than đen
34
Lưu huỳnh
15
Phèn kép
35
Natri sunfua
16
Kali clorua
36
Natri sunfat
17
Cao su tổng hợp
37
Natri nitrit
18
Cao su tự nhiên
38
Nước ôxy già
19
Ferô các loại
39
Dầu hoá dẻo
20
Quặng cromit
40
Hàn the
Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác thời kỳ 1998 - 2002
Tuy nhiều chủng loại nhưng doanh thu của Công ty chỉ tập trung vào số khoảng 10 -15 mặt hàng hoá chất chủ yếu, những mặt hàng này chiếm 60%-70% doanh số của Công ty, nó chính là những mặt hàng chủ lực của Công ty.
Bảng 2: Danh mục một số hàng hoá chất chủ yếu của Công ty.
TT
Tên hoá chất
TT
Tên hoá chất
1
Xút
8
Natri sunfat
2
Sô đa
9
Dầu hoá dẻo
3
Nhựa PVC
10
A xit sunfuaric
4
Nhựa PE
11
Amôn sunfat
5
Parafin
12
Amôn nitrat
6
Phooc môn
13
Quặng cromit
7
Natri nitrat
14
Fêrô các loại
Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác thời kỳ 1998 - 2002
Ngoài những mặt hàng hoá chất chiếm 70% - 75% doanh số của Công ty, Công ty còn kinh doanh một số loại hàng ngoài ngành chiếm tỷ trọng trên dưới 20% doanh số, các mặt hàng này là máy móc công nghiệp, thiết bị thí nghiệm, máy công nghiệp hướng vào nhu cầu CNH -HĐH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, các loại vật tư ngoài ngành có cả kim loại màu, hợp kim mà trong nước chưa sản xuất được. Một số máy móc mà Công ty kinh doanh như máy khoan, mũi khoan, máy nén đất, máy dầm bê tông, máy bơm thuỷ lực, dụng cụ thí nghiệm, phụ kiện lò cảm ứng... Công ty còn một bộ phận sản xuất phụ là xưởng sản xuất Đức Giang, sản xuất một số loại hoá chất tiêu thụ tốt trên thị trường, đồng thời sản xuất một số phụ gia để pha chế các loại hoá chất khác. Đơn vị sản xuất phụ có thể tự bù đắp chi phí, tổ chức sản xuất có hiệu quả tạo công ăn việc làm cho một bộ phận cán bộ công nhân viên.
Trong số các mặt hàng kinh doanh của Công ty thì chỉ một số ít mặt hàng được Công ty xuất khẩu.
Bảng 3: Danh mục một số hàng hoá chất chủ yếu mà Công ty xuất khẩu.
TT
Tên hoá chất
TT
Tên hoá chất
1
Quặng Crômit
5
Than gáo dừa
2
Cao su tự nhiên
6
Cao su tổng hợp
3
Quế
7
Dầu dừa
4
Lạc nhân
8
Than
Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác thời kỳ 1998 – 2002
2. Thị trường kinh doanh
Nguồn hàng của Công ty chủ yếu là nhập khẩu. Thị trường Trung Quốc chiếm 60-70% lượng hàng. Những năm gần đây Công ty còn mở rộng ra thị trường các nước ASEAN. Công ty cũng buôn bán với các nước như Đức, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản. Hiện nay Công ty đang khảo sát thị trường ở một số nước Châu Âu. Nguồn hàng nội của Công ty chiếm tỷ lệ thấp, được mua tại các Công ty khai thác khoáng sản thiên nhiên, tại một số nhà máy sản xuất hoá chất khác và chủ yếu để phục vụ cho công tác xuất khẩu.
Về thị trường đầu ra của Công ty chủ yếu là thị trường nội địa, bán cho các nhà máy sản xuất công nghiệp như: Dệt, Công ty giấy, nhà máy điện... Hiện nay Công ty đang mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Nam, tập chung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất thông qua văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối với thị trường xuất khẩu thì Công ty xuất khẩu còn rất ít chủ yếu là ở một số nước lân cận như Trung Quốc. Mặt hàng xuất khẩu còn rất ít, Công ty chỉ xuất khẩu một số mặt hàng như quặng Crômit, Cao su, Than gáo dừa. Doanh số xuất khẩu chỉ mới chiếm tỷ trọng khoảng 5% - 6% tổng doanh số hàng năm.
3. Khách hàng của Công ty
Khách hàng là yếu tố quan trọng của Công ty, vì họ là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh của Công ty. Do đó Công ty phải có những giải pháp thích hợp trong việc tìm kiếm và phục vụ khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng mới.
3.1. Khách hàng trong nước
Khách hàng trong nước quen thuộc của Công ty vẫn chủ yếu là các Công ty sản xuất kinh doanh (chủ yếu là ở phía Bắc. Các khách hàng này chủ yếu là tiêu thụ hàng hoá chất dùng để làm phụ gia, chất tẩy rửa hay vật liệu cho sản xuất. Hầu hết các khách hàng này đã quen dùng các mặt hàng hoá chất của Công ty. Hiện nay có khá nhiều Công ty kinh doanh hoá chất vừa và nhỏ được thành lập do vậy Công ty phải cố gắng giữ uy tín trong quan hệ với khách hàng để giữ khách hàng của mình.
3.2. Khách hàng nước ngoài
Đối với khách hàng nước ngoài họ đòi hỏi chất lượng hàng hóa cao hơn được bảo quản cẩn thận. Trước đây khách hàng nước ngoài của Công ty chủ yếu là Trung Quốc. Hiện nay do sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu về hàng hoá chất càng nhiều, nhất là đối với các nước đang phát triển thì nhu cầu về hàng hoá chất để sản xuất là rất nhiều do đó thị trường Đông Nam á là một thị trường nhiều tiềm năng.
Việc tìm kiếm nhu cầu của khách hàng nước ngoài khó khăn hơn khách hàng trong nước vì có sự khác nhau về thể chế chính trị và tiềm lực kinh tế. Do đó việc xác định được quy mô và số lượng khách hàng là cả một vấn đề phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ thời gian, công sức và tiền của ra để nghiên cứu thị trường quốc tế.
4. Sự ảnh hưởng của vốn tới hoạt động xuất khẩu
Vốn là một nhân tố quan trọng trong việc tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu vốn kinh doanh lớn thì doanh nghiệp kinh doanh dễ dàng hơn, linh hoạt hơn, nắm bắt được cơ hội kinh doanh và có thể tiến hàng thuận lợi. Ngược lại nếu vốn không đủ để kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không có điều kiện để mở rộng thị trường kinh doanh, quy mô kinh doanh của mình, khi nắm được cơ hội không có khả năng để thực hiện cơ hội đó và tuột mất cơ hội kinh doanh tốt.
Bảng 4: Tổng số vốn kinh doanh, tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu của Công ty hoá chất – Bộ thương mại
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Vốn lưu động
9.806
9.806
9.806
9.806
Vốn cố định
6.262
6.262
6.300
6.300
Tổng vốn kinh doanh
16.068
16.068
16.106
16.106
Tổng doanh thu
248.212
259.151
344.601
318.950
Doanh thu xuất khẩu
18.651
9.332
15.383
17.500
Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác thời kỳ 1998 – 2001
Từ bảng trên ta có thể thấy được so sánh được doanh thu XK mà Công ty đạt được so với tổng doanh thu của Công ty qua biểu đồ dưới đây.
Nhìn vào bảng và biểu đồ về vốn và doanh thu ta thấy rằng vốn là một yếu tố tạo ra sự yếu thế của Công ty trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong và năm gần đây tổng số vốn cũng như tỷ lệ giữa vốn lưu động và vốn cố định của Công ty hầu như không thay đổi bao nhiêu điều này có thể tạo ra việc kinh doanh kém hiệu quả.
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rằng doanh thu từ xuất khẩu còn khá thấp so với tổng doanh thu đạt được của tổng doanh thu nhưng từ năm 2000 ta có thể thấy rằng tỷ trọng của doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100769.doc