Chuyên đề Thực trạng và giải pháp để giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai

Mục lục

Trang

Giới thiệu về chuyên đề

Những nội dung chính

Chương I: Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai

1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo

A Khái niệm khiếu nại

B Khái niệm tố cáo

2. Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai

2.1. Khiếu nại, tố cáo về đất đai

2.2. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

3. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo

Chương II: Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở địa phương

1. Nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai

2. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai

3. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh khiếu nại, tố cáo, trang chấp về đất đai

Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai

1. Những vấn đề chung

2. Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Kết luận

Mục lục

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp để giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.2.1b Trình tự giải quyết khiếu nại đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tích UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Chủ tịch UBND cấp huyện) Trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện có QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với QĐHC, HVHC đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp huyện. Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật khiếu nại, tố cáo (khoản 1 Điều 36). Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp huyện mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh). Trường hợp khiếu nại đến UBND cấp tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết lần hai. 2.2.1c Trình tự giải quyết khiếu nại đối với Quyết định hành chính, Hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp tỉnh có QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với QĐHC, HVHC đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp tỉnh. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật khiếu nại, tố cáo. Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân. 2.2.1d Những trường hợp khác Việc giải quyết khiếu nại đối với HVHC của cán bộ công chức (CBCC) thuộc UBND xã, phường, thị trấn; HVHC của CBCC thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; HVHC của CBCC thuộc Văn phòng UBND huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh; HVHC của CBCC thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; HVHC của CBCC thuộc Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; QĐHC của Sở Tài nguyên và Môi trường và QĐHC, HVHC về quản lý đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không thuộc Điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 2.2.2 Trình tự giải quyết tố cáo Việc giải quyết tố cáo về đất đai cơ bản giống như giải quyết tố cáo nói chung. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ trong quản lý đất đai của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo biêt khi họ có yêu cầu. Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Thời hạn này là không quá 90 ngày, đối với những vụ việc phức tạp. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. Thời hạn giải quyết vẫn là không quá 60 ngày (và không quá 90 ngày đối với những vụ việc phức tạp). Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. 3. Chức năng và nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo Theo Điều 14 Luật Thanh tra 2004, Điều 1 Nghị định 55/2005/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ: tổ chức việc tiếp dân, tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại (quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng); kiến nghị Bộ trưởng hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ giải quyết khiếu nại có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý Nhà nước; xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ khi được giao; xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật, trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người giải quyết xem xét, giải quyết lại. Về tổ chức, Thanh tra Chính phủ gồm Văn phòng, 9 Vụ và các tổ chức sự nghiệp (Viện Khoa học Thanh tra, Trường Cán bộ Thanh tra, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Trung tâm tin học). Trong đó, Vụ thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực I (gọi tắt là Vụ IV) có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng trong phạm vi địa giới hành chính được phân công. Vụ IV có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc khối địa phương theo địa bàn hoặc các vụ việc do Tổng thanh tra giao; phối hợp với Vụ tiếp dân và xử lý đơn thư (Vụ VI) tiếp công dân đến Thanh tra Chính phủ khiếu nại với những vụ việc giao cho Vụ xem xét; kiểm tra, xem xét, kết luận và kiến nghị Tổng Thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra giao. Phạm vi địa giới hành chính được phân công cho Vụ IV gồm các tỉnh, thành phố miền Bắc, miền Trung (từ Phú Yên trở ra) và Tây Nguyên. Chương II: Thực trạng giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở địa phương Theo báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2007, trong 9 tháng đầu năm các cơ quan nhà nước đã tiếp trên 240.000 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận trên 143.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo với hơn 61.000 vụ việc, So với cùng kỳ năm 2006, tổng số người khiếu nại, tố cáo tăng khoảng 56%, số đơn thư khiếu nại, tố cáo tăng khoảng 44%, số vụ việc tăng 36%. 1. Nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai Nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: a. Bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí táI định cư: khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư: Khiếu nại về bồi thường giảI phóng mặt bằng thường gay gắt, công dân tụ tập đông người, xảy ra tập trung ở những nơI thu hồi diện tích đất lớn để bố trí phát triển các dự án, người cí đất bụ thu hồi khiếu nại về thực hiện không đúng quy hoạch, không đúng diện tích, vị trí, giá đền bù thấp, không đáp ứng yêu cầu ổn định cuộc sống…. Ngoài ra, còn một số khiếu nại: dồ thực hiện chính sách bồi thường về đất đai do trước đấy chưa được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi đất; giảI toả hành lang an toàn giao thông. b. Đòi lại đất cũ: - Đòi lại đất trước đây đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) hay Tập đoàn sản xuất nông nghiệp (TĐSX), đã giao khoán cho các hộ khác sử dụng, khi HTX, TĐSX tan rã có tình trạng ruộng đát của ai, người đó lấy lại sử dụng, nhưng một bộ phận nông dân không lấy lại được ruộng đất vì người khác đang sử dụng hoặc chính quyền đã sử dụng vào mục đích khác. - Đòi lại đất khi Nhà nước thực hiện chính sách “nhường cơm, sẻ áo”; đất cho người khác thuê, mượn để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ người trông coi trước năm 197; nay những người này đang sủ dụng. - Đòi lại đất chính quyền chế độ cũ lấy để sử dụng, sau giảI phóng, Nhà nước tiếp quản hoặc giao cho người khác sử dụng. - Đòi lại đất có nhà ở khu vực đô thị trong quá trình cải tạo công thương nghiệp Nhà nước đã quản lý nhưng không làm đầy đủ thủ tục. - Đòi lại đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mươn hoặc cính quyền đã sử dụng làm nhà trẻ, trường học, mẫu giáo nhà văn hoá…. - Đòi đất cũ khi chiến tranh biên giới xảy ra, người có đất đI sơ tán sau quay lại đã có người sử dụng hoặc Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng. c. Tranh chấp quyền sử dụng đất: - Tranh chấp đất hương hoả, dòng tộc, đòi chia thừa kế. - Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc ở địa phương với dân di cư. - Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nhân dân ở các địa phương với các đơn vị được Nhà nước giao đất an ninh, quốc phòng và các nông, lâm trường. - Tranh chấp đất giữa cá nhân với cá nhân, hộ gia đình về diện tích, ranh giới sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất.v.v.. d. Tố cáo cán bộ thực hiện sai quy định của Nhà nước về đất đai: Các tố cáo chủ yếu tập trung vào các nội dung: - Tố cáo việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong việc thu hồi đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà ở; lợi dụng chính sách thu hồi đất của nông dân để chia cho cán bộ. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao chiếm ruộng đất, lập trang trại; khai tăng diện tích, sai vị trí đất để tham ô. - Tố cáo chính quyền đại phương ( chủ yếu là cấp xã ) giao đất trái thẩm quyền, giao đất không đúng diện tích được phê duyệt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, diện tích, không đúng quy hoạch, thu tiền đất vượt nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sử dụng tiền thu từ đất không đúng chế độ tài chính. - Tố cáo chính quyền địa phương quản lý, sử dụng quỹ đất công ích (5%) sau mục đích, sai quy định của háp luật, cho thuê, đấu thầu lâu năm thu tiền chi tiêu riêng, để diện tích đất công ích vượt quá 5%. - Ngoài ra,có nhiều đơn tố cáo cán bộ nhũng nhiễu, đòi hối lộ trong việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai: Nguyên nhân chủ yếu gây ra khiếu nại, tố cáo là do cơ chế, chính sách, pháp luật có nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế; công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương trên một số lĩnh vực còn buông lỏng, quá trình thực hiện nhiệm vụ pháp triển kinh tế - xã hội để xảy ra nhiều vi phạm, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tạo nên sự bát bình trong dân. Năm 2007, theo báo cáo của 26 Bộ, ngành và 64 tỉnh thành, trong tổng số 129.164 đơn khiếu nại, tố cáo có 110.072 đơn được gửi đến cơ quan đúng thẩm quyền (chiếm 85,2%). Trong đó, khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết là 54.504 vụ (trên tổng số 65.372 vụ, chiếm 83,3%); tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết là 9701 đơn (trên tổng số 11.798 đơn, chiếm 82,2%); các kiến nghị, phản ánh khác có 28.804 vụ đúng thẩm quyền (trên tổng số 31.206 vụ, chiếm 92,3%). Phần lớn khiếu nại, tố cáo của nhân dân là có cơ sở, chỉ có trên dưới 30% khiếu nại, tố cáo sai hoàn toàn (còn lại là đúng hoặc có đúng có sai). Riêng Thanh tra Chính phủ đã xem xét, xác minh 83 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp do Thủ tướng Chính phủ giao. Kết thúc năm 2007, tổng cộng các cơ quan hành chính – nhà nước đã tiếp 327.720 lượt người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trong đó có 729 lượt đoàn đông người. Một số tỉnh, thành đơn vị có số lượng khiếu nại, tố cáo gia tăng đặc biệt là Bến Tre (tăng 293%), Bạc Liêu (tăng 198%), Hà Tĩnh (tăng 67%), Nam Định (tăng 47%), Thái Nguyên (tăng 42,9%), Ngân hàng Nhà nước (tăng 37,3%), Bộ Nội vụ (tăng 34%), Bộ Quốc phòng (tăng 30%). Các cơ quan hành chính - nhà nước cũng đã tiếp nhận 229.109 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (88.228 đơn khiếu nại, 16.909 đơn tố cáo, 43.33 đơn thư kiến nghị, phản ánh). Trong số đó, có 20 tỉnh và 5 Bộ ngành đơn thư gia tăng (nổi bật là Bạc Liêu tăng 168%, Thái Nguyên tăng 63,4%, Hậu Giang tăng 56,6%, Thanh Hoá tăng 47,5%, Bộ Khoa học – Công nghệ tăng 192%, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tăng 32,5%); có 22 tỉnh và 2 Bộ số lượng đơn thư giảm so với năm trước (như Hà Tây giảm 45%, Lai Châu giảm 59,4%, Nam Định giảm 36,5%, Nghệ An giảm 24,8%, Hải Phòng 20,9%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm 21,5%). Tính đến năm 2007, trong số hơn 61.000 vụ việc đã có 80% số vụ được giải quyết, kiến nghị thu hối cho Nhà nước 24,7 tỷ dồng, 256 ha đất, trả lại cho tập thể, công dân 15,3 tỷ đồng, 176 ha đất, minh oan cho 299 người. Về vấn đề oan sai, tất cả các vụ oan đều xảy ra từ trước khi có nghị quyết 388 vì vậy những người gây oan hầu hết đã về hưu hoặc chuyển công tác khác và lúc đó thì trách nhiệm giữa cá nhân và từng tập thể lại không rõ. Thế nên xác định trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể lại không rõ. Thế nhưng không thể không xác định trách nhiệm gì cả. Tuy nhiên để làm việc này thì cần phải có quá trình. Nổi lên trong tình hình khiếu nại, tố cáo phát sinh là việc khiếu nại xảy ra ở các địa phương tiến hành thu hồi đất của nhân dân để làm dự án phát triển kinh tế - xã hội. Hỗu như dự án nào cũng đều phát sinh khiếu nại. Nội dung tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, thiếu trách nhiệm trong việc giảI quyết khiếu kiện, có hành vi tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất đai. Tính hình khiếu nại, tố cáo đông người được đánh giá là phức tạp, gay gắt hơn so với những năm trước. Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội trong quý I năm 2008 đã tiếp nhận tổng cộng 622 vụ việc liên quan đến khiếu nại, tố cáo về đất đai (ngoài ra còn có 14 vụ việc khiếu kiên về nhà). Đơn cử trường hợp 8 người dân ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) đến khiếu nại việc địa phương thu hồi đất nông nghiệp của các hộ để mở rộng quốc lộ 18 nhưng đền bù không đúng chính sách; gần 80 người khác thuộc xã Phú Sơn (Ba Vì, Hà Tây) cũng khiếu nại chuyện đền bù không thoả đáng khi địa phương thu hồi đất để xây dựng Trung tâm xã hội 07 (vụ việc này, Thanh tra Chính phủ đã cử đoàn xuống giải quyết nhưng chưa nhận được sự đồng ý từ phía người dân) Về tố cáo, có hơn 10 người dân thuộc xã Minh Khai (Từ Liêm, Hà Nội) cũng hai lần đến trụ sở UB để tố cáo cán bộ xã, huyện có nhiều sai phạm trong quản lý sử dụng đất, thu hồi đất không đúng trình tự, đền bù không đúng chính sách, tham nhũng. Đơn tố cáo của người dân đã được chuyển đến Thanh tra Chính phủ. Cũng trong Quý I năm 2008, mặc dù rơi vào thời điểm của dịp Tết Nguyên đán và Tháng Giêng âm lịch, song vẫn có nhiều đoàn khiếu kiện đông người kéo đến trụ sở tiếp dân của các cơ quan Nhà nước tại Hà Nội (cả cơ quan Trung ương và của thành phố). Trong đó, tỉnh Hà Tây có nhiều đoàn khiếu kiện đông người nhất: 16 đoàn, tiếp đến là Hà Nội với 10 đoàn, các tỉnh còn lại có đoàn khiếu kiện đông người là Hoà Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên. Đoàn khiếu kiện đông người nhất có 360 người thuộc xã Lai Vu (Kim Thành, Hải Dương). Nội dung khiếu nại chủ yếu của người dân vẫn liên quan đến việc đòi đền bù đất, ngoài ra còn về chính sách, tham nhũng, tài sản, thi hành án, kỷ luật Đảng và kỷ luật CBCC,... 3. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh khiếu nại, tố cáo, trang chấp về đất đai + Do hệ thông chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian trước đây chưa hoàn chỉnh, chưa điều chỉnh hết được các quan hệ về đất đai, liên tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện. Từ chỗ pháp luật công nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai chuyển sang quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến sau này quy định cho người sử dụng đất có đầy đủ các quyền, do vậy, việc nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật của cán bộ và người dân hạn chế, việc hiểu các quy định pháp luật cũng không đầy đủ và quan niệm về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai trong nhân dân vẫn còn tồn tại. Việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nước nên thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn người hưởng chính sách trước ( có một số trường hợp những người chây ì, không chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện. - Việc chưa điều chỉnh kịp thời giá đất để thónh bồi thường khi Nhà nước thực hiện dự án có liên quan đế nhiều tỉnh hoặc việc cho người có nhu cầu sử dụng đất phát triển các dự án tự thoả thuận bồi thường với người dân đang sử dụng đất, người được giao đất muốn giảI phóng mặt bằng nhanh đã chấp nhận giá bồi thường cao hơn quy định của Nhà nước làm cho mức đền bù chênh lệch trên cùng một khu vực, từ đó pháp sinh khiếu nại. - Việc thực hiện các chủ trương, chính sách c ủa nhà nước trước đây ở một số nơi không nghiêm, chưa triệt để và chưa hợp lý, đã dẫn đến tình trạng xáo canh, cào bằng. Những năm 1980, HTX và TĐSX nông nghiệp được hình thành nhưng việc quản lý các HTX, TĐSX đã có những yếu kém dẫn đến tan rã, nhưng Nhà nước chưa có chính sách xử lýkịp thời, tình trạngtự phát lấy lại ruộng đất và biện pháp giảI quyết của các địa phương không thống nhất trong việc phân bổ lại đất đai khi các HTX, TĐSX tan rã, đã dẫn đến nhiều khiếu kiện. + Công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập, hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, không đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai. Công tác quy hoặch sử dụng đất chậm, việc chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi, cập nhập thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không đầy đủ, thiếu chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi đất và giảI quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. - Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ việc quy hoặch phát triển đô thị và các khu công nghiêpk nhiều nơI chưa cân nhắc, tính toán đồng bộ toàn diện dẫn đến trường hợp người dân bị thu hồi gần hết hoặc hết đất sản xuất, được đềm bù bằng tiền (không có đất khác để giao), giá trị thấp, việc chuyển dổi nghề nghiệp là rất khó khăn do trình độ hạn chế dẫn đén thất nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn, phát sinh các tệ nạn xã hội và phát sonh ra khiếu kiện. Điển hình như trường hợp khiếu kiện dông người về dự án Cụm công nghiệp xã lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương: thu hồi 200ha chiếm 80% đất nông nghiệp của toàn xã với tổng số tiền trên 1.000 hộ dân tương ứng với 5.000 nhân khẩu ( trong độ tuổi lao động gần 2.600 người), hiện nay đất nông nghiệp vủa toàn xã chỉ còn trên 20ha, nhưng bước đầu dự án mới thu hút được 100 lao động đi đào tạo nghề và 35 lao động đI học nghề may, số còn laik người dân chưa có công ăn việc làm, trong khi đó họ chỉ là những lao động thuần nông. - Nguyên nhân từ việc quản lý thiếu chặt chẽ, còn sai sót của cơ quan nhà nước: đo đạc không chính xác diện tích, nhầm lẫn địa danh, thu hồi đất không có quyết định, không làm đầy đủ các thủ tục pháp lý, giao đất, cho thuê đất, đấy thầu đất, bồi thường giải toả và sử dụng những khoản tiền thu được không công khai gây ngờ vực cho nhân dân. Việc giao đất tráI thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện tích, vị trí, sử dụng tiền thu từ đất sai quy định của pháp luật hoặc người sử dụng đất đã làm đủ các nghĩa vụ theo quy định nhưng không được hợp thức quyền sử dụng đất, cập giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những nguyên nhân tạo thành khiếu kiện đông người, thành các đoàn khiếu kiện đến các cơ quan Trung ương, Khi phát sinh khiếu kiện, cấp uỷ, chính quyền nhiều nơi chưa tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn né tránh, đùn đẩy hoặc cùng một cấp có nhiều quyết định nội dung giảI quyết khác nhau đối với một vụ việc, có những vụ việc tương tự như nhau nhưng kết quả giải quyết lại trái ngược nhau, do đó người dân nghi ngờ không tin tưởng vào cách giải quyết của chính quyền cấp đó gây khiếu kiện vượt cấp. Các vụ việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn. Một số địa phương sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có sai sót không được sửa đổi, bổ sung do đó gây tâm lýngờ vực về chính quyền địa phương giảI quyết không đúng chính sách pháp luật và người dân tiếp tục khiếu nại. Một số cán bộ vì lợi ích kinh tế, tranh thủ trong thời gian đương chức đã cố tình vi phạm chính sách pháp luật đất đai để trục lợi. + Một số chủ dự án sau khi được giao đất, cho thuê đất đã sử dụng không đúng mục đúch, không theo dự án được duyệt, gây nên bất bình cho nhân dân làm phát sinh khiếu kiện. - Nhiều vụ việc khiếu nại kéo dìa do giá trị đất cao, nên đòi được một mảnh đất thì có một khoản thu nhập rất lớn. Có một số trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật song cố tình không thực hiện do không thoả mãn các yêu cầu cá nhân nên vẫn tiếp tục đI khiếu nại, có trường hợp lợi dụng để kích động, trục lợi…. - Tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến, việc chuyễn nhượng trao tay trong nhân dân không tuân theo quy định của pháp luật làm phát sinh các khiếu kiện khó giải quyết. Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết Khiếu Nại, Tố Cáo trong lĩnh vực đất đai 1. Những vấn đề chung: Khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phải quán triệt các nguyên tắc sau: - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nứơc thống nhất quản lý; Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng cho công dân; Nhà nước có quyền thu hồi đất và người sử dụng đất được đền bù theo quy định của pháp luật. - Trong quá trình Cách mạng, theo tình hình cụ thể mà Đảng và Nhà nước có các chủ trương, chính sách đất đai phù hợp. Vì vậy giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phải căn cứ vào thời điểm phát sinh của vụ việc và chính sách tương ứng của thời kỳ đó. - Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đất đai trên cơ sở tôn trọng quá trình sử dụng ổn định của các chủ sử dụng đất, không giũ rối, kiên quyết bảo vệ thành quả Cách mạng và lợi ích của người sử dụng đất, đồng thời phải tôn trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương. - Khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nếu phát sinh những vấn đề về kinh tế, lợi ích vật chất ... cần phải đảm bảo lợi ích Nhà nước và quan tâm thích đáng lợi ích của người sử dụng đất . 2. Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai Cơ chế giải quyết khiếu nại có liên quan đến đất đai hiện nay, theo Luật Đất đai quy định trường hợp quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định cuối cùng thì chấm dứt khiếu nại và Luật Khiếu nại, tố cáo quy định chỉ xem xét quyết định cuối cùng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong khi chất lượng các quyết định cuối cùng còn hạn chế; trong số gần 1.000 quyết định giải quyết của cấp tỉnh mà Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét vừa qua có khoảng gần 20% quyết định phải sửa đổi, bổ sung, có địa phương người khiếu đúng chiếm tỷ lệ hơn 30%, cá biệt có vụ ban hành đến bốn quyết định đều sai; 64 vụ việc của Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ phúc tra lại có đến 34 vụ việc phải sửa hoặc thay đổi quyết định. Do quy định không rõ ràng, nên để phát hiện được quyết định cuối cùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và để được xem xét quyết định đó theo quy định của pháp luật là một việc không dễ dàng. Vừa qua không ít trường hợp quyết định cuối cùng sai không được phát hiện và xử lý kịp thời, có trường hợp nhờ dân lên Trung ương "kêu oan" mới phát hiện được quyết định cuối cùng sai. Luật quy định quyết định cuối cùng có hiệu lực thi hành, có trường hợp khi phát hiện quyết định cuối cùng sai, thì việc đã rồi, như nhà bị đập, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã bán, thậm chí có người đã vào tù… Luật quy định Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền xem xét lại quyết định cuối cùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, do đó người khiếu nại lên Trung ương tìm Thủ tướng Chính phủ để khiếu nại quyết định cuối cùng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Theo thống kê hàng năm, có đến hàng chục nghìn đơn khiếu nại và hàng nghìn người khiếu nại xin được gặp Thủ tướng Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ mất nhiều thời gian xử lý, không đủ sức đáp ứng yêu cầu, làm phức tạp tình hình. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình, gọi là "khiếu kiện vượt cấp" lên Trung ương. Vì thế giải quyết khiếu nại hành chính không có điểm dừng. Việc mở rộng thẩm quyền để Toà án xét xử khiếu nại hành chính là đúng. Luật Đất đai năm 2003 tại Điều 138 quy định: Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp để giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai.doc
Tài liệu liên quan