MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH 3
1.1 Vai trò và đặc điểm của chế độ hưu trí: 3
1.1.1. Vai trò: 3
1.1.2 Đặc điểm: 4
1.2. Cơ sở hình thành chế độ hưu trí. 5
1.3. Nội dung chế độ hưu trí. 6
1.3.1. Mục đích: 6
1.3.2. Đối tượng tham gia: 7
1.3.3. Điều kiện hưởng lương hưu 7
1.3.4. Mức hưởng và thời gian hưởng. 8
1.3.4.1. Mức hưởng : 8
1.3.4.2.Thời gian hưởng. 11
1.4. Quy trình giải quyết chế độ trợ cấp hưu trí. 12
CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM 19
2.1. Chính sách BHXH và chế độ hưu trí ở Việt Nam 19
2.1.1. Chính sách BHXH 19
2.1.2. Chế độ hưu trí ở Việt Nam 26
2.2. Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở việt nam. 28
2.2.1. Đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí. 28
2.2.2 Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí: 32
2.2.3.Kết quả thực hiện chế độ hưu trí 36
2.2.4. Những vấn đề còn tồn tại. 39
CHƯƠNG III :GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ CỦA BHXH VIÊT NAM. 46
KẾT LUẬN 61
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3236 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ hưu trí trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động khi đăng ký tham gia BHXH. Tuy nhiên, việc cấp sổ BHXH cho người lao động tại BHXH một số tỉnh, thành phố còn chậm, do có sự biến động nhiều về lực lượng lao động trong các khu công nghiệp lớn, đã ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ chính sách cho người lao động bằng sổ BHXH, một số trường hợp do hồ sơ không đầy đủ nên chưa có căn cứ để cấp sổ BHXH.
Việc quản lý và sử dụng quỹ đã theo đúng phát luật, không để xảy ra tình trạng thất thoát và sử dụng không đúng mục đích đồng thời thực hiện tốt công tác chi trả chế độ BHXH, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn cho việc chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ. Ngoài ra việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH cũng đảm bảo được nguyên tắc an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên trong thời gian qua khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái và khủng hoảng lạm phát tăng cao, thì không nằm ngoài quy luật kinh tế BHXH cũng gặp khá nhiều những khó khăn trong việc thực hiện nộp BHXH. Chính vì thế mà tỷ lệ nợ BHXH tại các doanh nghiệp còn khá cao. Không những vậy việc quản lý BHXH còn khá nhiều kẽ hở, quyền lợi người lao động bị xâm phạm, nhiều doanh nghiệp nợ tiền BHXH tới hàng tỷ đồng. Năm 2009, số tiền các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH lên tới 2,149.1 tỷ đồng, thế nhưng, việc thanh tra, giám sát thực hiện Luật BHXH còn mỏng chưa khắt khao, các địa phương còn lúng túng trong việc xử phạt. Bên cạnh đó thì khi nền kinh tế gặp khó khăn đồng tiền mất giá thì việc chi trả mức trợ cấp cũ cho người lao động sẽ không còn hợp lý nữa chính vì thế cần có các điều chỉnh về chính sách đặc biệt là chế độ hưu trí.
2.1.2. Chế độ hưu trí ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chế độ hưu trí được thực hiện từ cuối năm 1945, sau khi Nhà nước Việt nam dân chủ Cộng hoà được thành lập. Đánh giá tổng quát thì chế độ hưu trí là một chế độ đáng tin cậy cho cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động.. Những qui định về hưu trí đã trở thành một quyền lợi đương nhiên của tất cả những người lao động và đặc biệt , nhờ có chế độ này mà đời sống vật chất và tinh thần của những người về hưu được bảo đảm ổn định, góp phần tăng cường hạnh phúc gia đình và an toàn xã hội.
Trong quá trình thực hiện chế độ hưu trí thì có một số thuận lợi như sau:
- Tính ưu việt, tính xã hội của chế độ hưu trí ngày càng thể hiện rõ nên được sự quan tâm đông đảo đúng đắn của mọi tầng lớp người dân trong xã hội. Chính vì vậy công tác tổ chức thực hiện tốt sẽ thu hút sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhiều cơ quan ban nghành trên các lĩnh vực khác nhau, đây là một điều kiện rất tốt để chế độ hưu trí phát triển. Hệ thống ngành BHXH được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương nên có những thuận lợi trong việc quản lý thực hiện và điều hành, ngoài sự chỉ đạo của ngành còn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy, Đảng và cơ quan địa phương. Thêm vào đó, hiện tại BHXH vẫn còn được sự bảo trợ của Nhà nước, là một lợi thế mà rất ít các lĩnh vực khác có được.
- Khi chế độ hưu trí được ban hành và tổ chức thực hiện thì người lao động yên tâm về nguồn thu nhập cho cuộc sống sau này khi không còn khả năng làm việc nên họ sẽ lao động chăm chỉ hơn để có được nguồn thu nhập nhiều hơn. Chính vì thế mà năng suất càng ngày càng tăng đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp và các điều kiện về kinh tế chính trị xã hội đã thay đổi phát triển rất nhiều. Một đất nước giàu mạnh về kinh tế qua đó khẳng định sức mạnh về đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước ta, đảm bảo được mục tiêu an sinh xã hội của BHXH. Nhìn chung chế độ hưu trí đang có những thay đổi căn bản và đúng với bản chất vốn có, đây chính là tiền đề để chế độ hưu trí phát triển hơn nữa. Việt Nam gia nhập WTO, BHXH Việt Nam cũng đã có sự hoà nhập với BHXH các nước trong khu vực và trên thế giới, trên cở sở học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm bài học và sáng tạo, BHXH Việt Nam nói chung và chế độ hưu trí nói riêng đang dần trên đường đạt chuẩn quốc tế.
- Trình độ của những người làm công tác BHXH đã được nâng cao rõ rệt không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cả về đạo đức nghề nghiệp. Hệ thống cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ, trang thiết bị phục vụ công việc cũng ngày một hoàn thiện hơn theo hướng hiện đại hóa từng bước đã góp phần làm cho công việc được giải quyết một cách nhanh chóng, tránh những sai sót không đáng có.
- Người lao động đã nhận thức đúng đắn được vai trò cũng như lợi ích to lớn của chế độ hưu trí nên số lượng người tham gia đông hơn. Chính điều này đã giúp cho chế độ hưu trí ngày càng phát triển theo đúng mục đích và bản chất của nó.
Như vậy điều kiện để BHXH và chế độ hưu trí phát triển và hoàn thiện là rất thuận lợi. Tuy nhiên, trong thực tế cũng đang tồn tại nhiều hạn chế cho sự phát triển của chế độ hưu trí cũng như BHXH.
Những hạn chế đó là :
- Các quy định về hưu trí luôn thay đổi (chỉ tính từ năm 1995 đến nay đã nhiều lần bổ sung, sửa đổi) điều này ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động, việc xây dựng kế hoạch cơ cấu lao động và đặc biệt là kế hoạch sống và làm việc của người lao động.
- Các tiêu chuẩn về chế độ hưu trí có nhiều khác biệt với mục đích, bản chất của chế độ hưu trí. Bởi tiêu chuẩn quan trọng nhất để giải quyết hưởng là độ tuổi nghỉ hưu nhưng ở Việt Nam đã hàng chục năm nay vấn đề xác định độ tuổi nghỉ hưu có nhiều luận điểm và quy định khác nhau. Đây là vấn đề còn nhiều bất cập.
Cụ thể trong Luật lao động quy định tuổi nghỉ hưu của nam là 60, của nữ là 55. Nhưng trong Luật BHXH thì quy định như giảm 05 tuổi đối với nam và nữ, giảm 10 tuổi cả nam và nữ hoặc không cần đủ tuổi vẫn được nghỉ hưu trong một số trường hợp đặc biệt như đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” và “Bộ Y tế” ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định. Hay một số trường hợp được nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động khi chưa đủ tuổi. Đặc biệt đối với những cán bộ cao cấp thì chưa có văn bản pháp quy nào quy định. Từ đó dẫn đến tình trạng 15% số người nghỉ hưu dưới 45 tuổi, 60% dưới 55 tuổi và hàng vạn người nghỉ hưu ở tuổi 38, 39 đang độ sung sức về khả năng lao động.
- Vấn đề trợ cấp hưu trí có sự mâu thuẫn với nhau do phụ thuộc vào chính sách thu nhập của cán bộ, công chức và người lao động. Trong khi tỷ lệ của trợ cấp khá cao (75%) so với mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đang tại chức. Nhưng thực tế thì giá trị trợ cấp hưu trí chỉ bằng 50, 30, 20 thậm chí 10% so với thu nhập khi đang tại chức tuỳ thuộc vào các loại hình lao động khác nhau. Bởi vì hiện nay tiền lương theo chế độ nhà nước chỉ là một phần (đây là cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội) còn thu nhập của người lao động lại có phần thêm ngoài tiền lương, mà phần thêm nhiều khi gấp nhiều lần tiền lương theo chế độ.
Qua những vấn đề nêu trên ta thấy được để có thể hoàn thiện chế độ hưu trí là cả một quá trình cần có sự tham gia của nhiều bên cùng chung tay góp sức.
2.2. Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở Việt Nam.
2.2.1. Đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí.
Chế độ hưu trí là chế độ cơ bản nhất của BHXH. Mỗi năm BHXH chi trả cho khoảng gần 2 triệu người được hưởng chế độ hưu trí. Tỉ lệ chi trả lương hưu cho người lao động chiếm tỉ lệ lớn trong quỹ BHXH. Chính vì thế mà việc quản lý đối tượng tham gia BHXH cũng như là những người hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết nhằm tính toán đến sự cân bằng thu chi BHXH, nhất là chế độ hưu trí. Trên thực tế, quỹ BHXH mới chỉ giải quyết được cho những đối tượng nghỉ hưu từ 1/1/1995 trở về sau, còn các đối tượng nghỉ từ ngày 31/12/1994 trở về trước sẽ do NSNN chi trả thông qua hệ thống của BHXH. Kinh phí này không phải là nhỏ nhưng cũng được giảm dần theo từng năm. Như vậy quỹ BHXH mới chỉ độc lập một cách tương đối với NSNN, mục tiêu hoàn toàn độc lập với NSNN còn phải một thời gian dài nữa mới có thể thực hiện được.
Việc xác định được đúng đối tượng hưởng, quản lý số tiền chi trả cho từng thời kỳ sẽ giúp cho việc quản lý đối tượng tham gia vào chế độ hưu trí nói chung và các chế độ BHXH nói riêng theo yêu cầu cơ quan BHXH.Đảm bảo được an toàn nguồn tiền mặt trong suốt quá trình chi trả.
Công tác quản lý đối tượng tham gia chế độ hưu trí gồm có:
- Lập báo cáo thống kê định kỳ về đối tượng hưởng chế độ hưu trí và tách riêng những đối tượng hưởng từ NSNN và từ quỹ BHXH
- Quản lý người phụ thuộc (thân nhân chủ yếu mà đối tượng phải nuôi dưỡng chăm sóc..): ngay từ khi người lao động đăng ký tham gia, cần cập nhật thông tin chính xác về những đối tượng phụ thuộc có đủ điều kiện hưởng trợ cấp.
- Thường xuyên phải cải tiến, sửa đổi thủ tục xét hưởng trợ cấp đảm bảo đơn giản, khoa học mà vẫn chính xác và nhanh chóng. Kiểm tra kỹ điều kiện hưởng của những đối tượng và nhanh chóng đưa ra được quyết định có cho hay không được hưởng với từng đối tượng cụ thể.
- Khi phát hiện được có đối tượng hưởng sai chế độ, phải có quy định tạm dừng chi trả, kịp thời báo cáo cơ quan có chức năng điều tra, kết luận. Khi đã có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền, nhanh chóng ra quyết định ngừng chi trả và làm thủ tục yêu cầu đối tượng phải truy hoàn số tiền đã chiếm dụng kể cả lãi suất theo Ngân hàng từng thời kỳ để nộp vào tài khoản chuyên thu của BHXH, hoặc vào NSNN tùy thuộc vào đối tượng. Nếu đối tượng có ý không chấp hành thì có thể đưa ra Tòa án xét xử theo pháp luật.
Mỗi năm BHXH duyệt mới thêm rất nhiều đối tượng thuộc diện hưởng chế độ hưu trí trong đó có cả cán bộ công nhân viên và lực lượng vũ trang.
Bảng 2: Số người hưởng lương hưu được duyệt mới trong 6 năm:
(Đơn vị:Người)
Tiêu thức
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Hưu CNVC
73,569
93,531
102,239
78,188
92,085
86,836
Hưu QĐ
4,406
6,265
5,622
6,672
6,512
14,925
Trợ cấp 1 lần
146,439
203,149
240,191
128,441
285,450
225,550
Tổng
224,414
302,945
348,052
213,301
384,047
327,311
(Nguồn BHXH Việt Nam)
Như ta đã thấy, số cán bộ hưu duyệt mới trong 6 năm qua thay đổi chủ yếu ở số đối tượng cán bộ công nhân viên chức còn số đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và quân đội thay đổi hầu như không đáng kể. Năm 2006 số trường hợp duyệt mới tăng cao do tại thời điểm này BHXH Việt Nam đang thực hiện chế độ hưu trí theo NQ 12/CP và NĐ 45/CP đối với lực lượng vũ trang, đã quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu là 15 năm nếu đủ tuổi là được hưởng chế độ hưu trí. Nhưng kể từ khi luật BHXH có hiệu lực từ 1/1/2007 quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu là phải đủ 20 năm và đủ điều kiện tuổi đời mới được nghỉ để hưởng chế độ BHXH nên số đối tượng duyệt mới đã giảm. Số người được hưởng chế độ trợ cấp BHXH một lần do không đủ những điều kiện để hưởng chế độ hưu trí dài hạn cũng được thống kê qua bảng. Theo đó, số người này cũng tăng lên rất nhanh từ 2004 đến 2006 và đến 2007 lại giảm xuống và tiếp tục tăng vào năm 2008.
Như chúng ta đã biết thì hiện nay một phần không nhỏ những người lao động là đối tượng nghỉ hưu trước 1/1/1995 là do NSNN chịu trách nhiệm chi trả hàng tháng, còn những người nghỉ hưu kể từ ngày 1/1/1995 sẽ do quỹ BHXH đảm nhận chi trả. Sở dĩ tách biệt ra thành hai loại đối tượng như vậy thì mới đảm bảo được cơ chế mới của BHXH là có đóng thì mới có hưởng các chế độ BHXH. Tuy nhiên quỹ BHXH vẫn còn được NSNN bảo hộ và trợ cấp.
Bảng 3: Tỷ lệ đối tượng được chi trả của NSNN và quỹ BHXH cho chế độ hưu trí
Năm
Số người hưởng chế độ hưu trí (người)
NSNN
Quỹ BHXH
2004
1,036,811
327,889
2005
1,017,003
421,345
2006
997,310
530,662
2007
976,119
612,992
2008
954,388
705,871
2009
937,246
793,166
(Nguồn BHXH Việt Nam)
Đặc điểm chung của các đối tượng hưởng chế độ hưu trí là các đối tượng thuộc diện NSNN chi trả đều giảm theo các năm, trong khi đó số đối tượng do quỹ BHXH chi trả thì tăng nhanh theo các năm. Điều này có thể giải thích được là do quỹ BHXH sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho những đối tượng nghỉ hưu sau ngày 1/1/1995, số người này sẽ mỗi năm một tăng cao. Còn với những đối tượng do NSNN đài thọ gồm những người nghỉ hưu trước năm 1/1/1995. Con số này sẽ chắc chắn giảm theo các năm vì hằng năm sẽ không có bất kỳ một đối tượng nào được xét duyệt mới mà chỉ có những đối tượng sẽ chết do tuổi già hoặc bệnh tật. Con số này sẽ tiếp tục giảm cho đến một lúc nào đó sẽ bằng không. Lúc đó sẽ chỉ còn lại những đối tượng hưởng chế độ hưu trí do quỹ BHXH chi trả cũng là lúc quỹ BHXH thực sự độc lập với NSNN. NSNN chỉ chịu trách nhiệm chi trả cho một số đối tượng hưởng chế độ tử tuất hàng tháng của người về hưu trước 1/1/1995 nhưng số tiền này là không đáng kể.
Như bảng số liệu trên, ta sẽ thu được một số kết quả như sau: Trong 6 năm từ 2004 đến 2009 số người chịu trách nhiệm chi trả của NSNN giảm từ 103,6811 năm 2004 người xuống còn 937,246 năm 2009 tương ứng là 10.6%, trong khi đó số người được quỹ BHXH lại tăng lên rất nhanh, từ 327,889 người năm 2004 lên đến 793,166 người năm 2009 tức là tăng 141.2 %, và mỗi năm tăng trung bình khoảng 23.6%. Như vậy ta có thể thấy số đối tượng được chi trả bởi quỹ BHXH tăng nhanh cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Đây chính là một trong những thách thức lớn đối với những người hoạch định chính sách BHXH nhất là chế độ hưu trí. Làm thể nào để cân bằng thu chi? Làm thế nào để đầu tư có hiệu quả? Đây luôn là câu hỏi quan trọng đối với không chỉ riêng những người trong ngành BHXH mà còn là vấn đề tối quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.
2.2.2 Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí:
* Đối với hưu công nhân viên chức:
+Bước 1: BHXH cấp huyện hoặc BHXH tỉnh, TP (theo phân cấp thu BHXH để thực hiện.
Hướng dẫn người sử dụng lao động lập hồ sơ cho phù hợp với từng trường hợp người lao động cụ thể.Đó là sổ BHXH và các loạị tờ cần thiết,hơp pháp,hợp lệ làm căn cứ để giải quyết chế độ hưu trí theo đúng quy định của pháp luật.Hồ sơ giải quyết hưởng phải đủ về số lượng,chủng loại được quy định cụ thể cho từng trường hợp người lao động.Người lao động và người sử dụng lao động và các tổ chức liên quan đến việc lập hồ sơ BHXH phải ghi thông tin đầy đủ chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai,xác nhận
+ Bước 2: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định cho BHXH cấp huyện hoặc phòng “Một cửa” của Bảo hiểm xã hội tỉnh, TP (theo phân cấp thu BHXH để thực hiện);và sẽ nhận lại hồ sơ đã giải quyết từ BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh, TP để giao cho người lao động.
+ Bước 3:
- BHXH huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, chuyển BHXH tỉnh, TP để BHXH tỉnh TP giải quyết xem xét và sau đó nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, TP để trả cho người sử dụng lao động.
- BHXH tỉnh, TP tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện hoặc từ người sử dụng lao động để giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH huyện hoặc người sử dụng lao động
Trên đây là những trình tự thủ tục để giải quyết hưu cho một người là công nhân viên chức.
* Còn đối với hưu quân đội:
+ Hồ sơ xét hưởng chế độ
a. Hồ sơ xét hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được lập thành 5 bộ, bao gồm:
- Đơn đề nghị của đối tượng;
- Quyết định phục viên, xuất ngũ (bản gốc) đối với đối tượng phục viên, xuất ngũ; Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật (bản gốc) đối với đối tượng thương binh.
Trường hợp quyết định không đầy đủ yếu tố xét hưởng chế độ hưu trí thì kèm theo lý lịch quân nhân hoặc lý lịch cán bộ hoặc lý lịch Đảng viên;
- Các giấy tờ hồ sơ khác có liên quan: quyết định thăng quân hàm, nâng lương, đề bạt bổ nhiệm, sổ bảo hiểm xã hội... (nếu có);
- Bản khai quá trình tham gia BHXH.
- Quyết định thực hiện chế độ hưu trí của Bộ Tư lệnh quân khu.
- Công văn đề nghị của các cấp.
b. Hồ sơ xét hưởng chế độ một lần được lập thành 4 bộ, bao gồm:
- Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng;
- Quyết định phục viên, xuất ngũ bản gốc (đối với đối tượng phục viên, xuất ngũ). Trường hợp không có bản gốc thì nộp lý lịch quân nhân hoặc lý lịch cán bộ hoặc lý lịch Đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);
- Bản khai quá trình tham gia BHXH;
- Giấy khai tử;
- Công văn đề nghị của các cấp.
+ Trình tự và trách nhiệm thực hiện
Đối với đối tượng và thân nhân đối tượng:
Nộp các giấy tờ theo quy định sau đây cho cơ quan quân sự xã, phường:
a. Đối tượng là quân nhân phục viên, xuất ngũ thuộc diện được hưởng chế độ hưu trí:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (Mẫu số 01-159);
- Quyết định phục viên, xuất ngũ (bản gốc);
- Các giấy tờ hồ sơ khác có liên quan.
b. Người đang hưởng chế độ thương binh 81% trở lên được hưởng chế độ hưu trí:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (Mẫu số 01-159);
- Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
Riêng đối tượng đang ở các trung tâm điều dưỡng thương binh thì hồ sơ nộp cho cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú.
c. Thân nhân của đối tượng đã trừ trần được hưởng chế độ một lần:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ một lần (Mẫu số 02-159);
- Quyết định phục viên, xuất ngũ (bản gốc);
- Các giấy tờ hồ sơ khác có liên quan đến đối tượng còn lưu giữ được (nếu có);
- Giấy khai tử;
- Giấy ủy quyền của các thân nhân (Mẫu số 03-159) (nếu có).
Đối với Ban chỉ huy quân sự huyện (quận):
a. Tuyên truyền, phổ biến chính sách; chỉ đạo, hướng dẫn các xã thực hiện;
b. Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng do cơ quan quân sự xã (phường), tổng hợp, báo cáo;
c. Tổ chức xét duyệt, thẩm tra, lập danh sách, làm công văn đề nghị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) theo quy định (Mẫu số 04-159).
Đối với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố):
a. Tuyên truyền, phổ biến chính sách; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện;
b. Tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quân sự huyện (quận) báo cáo;
c. Chỉ đạo cơ quan chính sách, cán bộ, quân lực hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ theo quy định tại Thông tư này;
d. Tổ chức xét duyệt đối tượng; hoàn thành và lập đủ các bộ hồ sơ theo quy định (các giấy tờ được phôtô và xác nhận của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh);
đ. Làm công văn báo cáo Cục chính trị quân khu (Mẫu số 04-159);
e. Chi trả chế độ một lần cho thân nhân đối tượng đã từ trần khi có quyết định và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
Đối với quân khu:
a. Tuyên truyền, phổ biến chính sách; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện;
b. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị cung cấp hồ sơ của các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý khi có yêu cầu;
c. Tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quân sự tỉnh (thành phố) báo cáo;
d. Xét duyệt, lập danh sách, đăng ký quản lý, ra quyết định thực hiện chế độ hưu trí (Mẫu số 05-159), làm công văn đề nghị Cục Chính sách (BHXH quân đội) xem xét giải quyết (Mẫu số 06-159).
Đối với Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị (BHXH quân đội):
a. Tuyên truyền, phổ biến chính sách; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện;
b. Tổ chức tiếp nhận, xét duyệt, ra quyết định hưởng chế độ hưu trí (Mẫu số 07-159), chế độ một lần (Mẫu số 08-159); giấy chứng nhận hưởng trợ cấp hưu trí; phiếu thanh toán chế độ một lần; giấy giới thiệu đề nghị BHXH địa phương chi trả trợ cấp hưu trí theo quy định;
c. Phân cấp kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện và chi trả chế độ theo quy định;
d. Lưu giữ hồ sơ (bản gốc) và chuyển hồ sơ tới các cơ quan, đơn vị, đối tượng thực hiện theo quy định.
Đối với Cơ quan cán bộ, Quân lực các cấp trong quân đội:
Cung cấp, kiểm tra, xác nhận hồ sơ cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu của đối tượng hoặc cơ quan quân sự địa phương. Trường hợp đơn vị giải quyết cho đối tượng phục viên, xuất ngũ nay đã sáp nhập, giải thể thì cơ quan, đơn vị cấp trên chịu trách nhiệm giải quyết.
+ Tổ chức thực hiện:
1. Trách nhiệm Bộ Quốc phòng
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, lập hồ sơ; ra quyết định và hoàn chỉnh thủ tục hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, chế độ một lần; chi trả chế độ một lần thuộc phạm vi giải quyết
Đối với những trường hợp có vướng mắc về cách tính hưởng chế độ, Bộ Quốc phòng trao đổi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính xem xét giải quyết.
2. Trách nhiệm Bộ Tài chính
Phối hợp với Bộ Quốc phòng bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ.
3. Trách nhiệm Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Hướng dẫn BHXH các tỉnh (thành phố) về việc tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ hưu trí do cơ quan BHXH quân đội chuyển đến, thực hiện chi trả lương hưu hàng tháng và các chế độ khác đối với người hưởng chế độ hưu trí
4 .Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố khi tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH hàng tháng do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết chuyển đến thì thực hiện chi trả chế độ. Trường hợp kiểm tra thấy sai sót, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố có công văn báo cáo kèm theo bản sao hồ sơ gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xem xét giải quyết.
2.2.3.Kết quả thực hiện chế độ hưu trí
Sau đây là tính hình số người cao tuổi được hưởng hưu trí 6 năm vừa qua.
Bảng4: Số người được hưởng hưu trí
Năm
Số người
(người)
Tăng so với năm trước(người)
%Tăng
2004
1,364,700
2005
1,438,348
73,648
5.4
2006
1,527,972
89,624
6.2
2007
1,589,111
61,139
4
2008
1,660,259
71,148
4.5
2009
1,730,412
70,153
4.2
(Nguồn BHXH Việt Nam)
Năm 2006 là năm có số lượng người hưởng chế độ hưu trí tăng cao nhất trong các 6 năm gần đây, tăng 6.2% so với năm 2005. Tuy tỷ lệ tăng có giảm ở những năm tiếp theo nhưng thực tế thì năm sau số người nghỉ hưu lại cao hơn năm trước, điều này cho thấy rằng mỗi năm BHXH đã phải chi thêm cho những người nghỉ hưu một số tiền không nhỏ. Tính từ năm 2004 đến hết năm 2009 số người hưởng chế độ hưu trí đã tăng thêm 365,712 người tương ứng với 26.8%. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay điều kiện sống của con người đã được cải thiện rõ rệt, tuổi thọ trung bình con người càng ngày càng cao hơn, số người bị mất đi theo quy luật tự nhiên cũng vì thế mà giảm, khiến cho số đối tượng trong diện hưởng hưu trí tăng lên theo từng năm. Nếu cứ theo tỷ lệ tăng như trên thì theo dự báo trong khoảng từ 10 đến 15 năm nữa quỹ BHXH sẽ không còn đủ khả năng chi trả và sẽ dẫn tới việc bị vỡ quỹ. Số người tăng thêm cũng kéo theo việc quản lý chi trả cũng ngày càng phải hoàn thiện hơn để đáp ứng được nhu cầu cũng như nguyện vọng của tất cả những đối tượng.
Do đó công tác quản lý để chi trả minh bạch mà vẫn đảm bảo được chi đúng chi đủ lả một trong những việc hết sức cần thiết
Hiện nay BHXH Việt Nam thiết lập cơ chế hưởng chế độ hưu trí gắn liền với thu nhập và mức đóng góp của người lao động vào quỹ BHXH. Do đó quỹ BHXH luôn dành phần nhiều để chi cho chế độ hưu trí.
Bảng 5: Quy mô chi trả cho chế độ hưu trí
Năm
å chi BHXH
(tr đồng)
Chi chế độ hưu trí
(tr đồng)
Tỷ trọng (%)
Quy mô chi cho chế độ hưu trí
Từ NSNN(tr)
Tỷ trọng (%)
Từ quỹ BHXH(tr)
Tỷ trọng (%)
2004
14,995,144
11,243,125
74.98
8,320,156
74
2,922,969
26
2005
18,591,542
14,154,943
76.14
9,793,458
69.18
4,361,485
30.82
2006
26,105,981
19,995,732
76.59
12,681,583
48.58
7,314,149
51.42
2007
33,915,060
26,364,675
77.74
16,729,266
56.89
10,385,409
43.11
2008
44,862,989
35,064,912
78.16
17,981,287
51.28
17,083,625
48.72
2009
57,864,176
46,013,875
79.52
19,576,208
42,54
26,437,667
57,46
(Nguồn BHXH Việt Nam)
Việc chi trả cho chế độ hưu trí luôn chiềm khoảng trên 70% tổng chi của toàn bộ các hoạt động cũng như chế độ của BHXH hiện hành. Chính đìều này đã khẳng định được tầm quan trọng cũng như vai trò của chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ của BHXH Việt Nam.
Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy phần nhiều chế độ hưu trí vẫn do NSNN đảm nhận chi trả. Nhưng theo nguyên tắc số chi của NSNN cho các đối tượng này sẽ giảm theo từng năm và theo đó thì số chi của quỹ BHXH cũng sẽ ngày một tăng lên. Hơn nữa, số người nghỉ hưu năm sau cao hơn năm trước, Nhà nước lại liên tục điều chỉnh mức lương tối thiểu theo chiều hướng tăng thêm nên việc tăng chi từ quỹ BHXH là điều có thể thấy trước được.
Trong phần chi trả cho chế độ hưu trí lại được chia ra làm hai chế độ là chế độ hưởng lương hưu hàng tháng và chế độ trợ cấp một lần. Đối với những trường hợp về hưu, mất sức lao động trên 61% trở lên nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng hưu hàng tháng thì sẽ được nhận trợ cấp hưu trí một lần, những đối tượng có thời gian đóng vượt thời gian hưởng mức tối đa thì sẽ được hưởng trợ cấp BHXH một lần.
Bảng 6: Tình hình chi trả cho các đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng và trợ cấp một lần từ quỹ BHXH.
Năm
å chi cho chế độ hưu trí
(tr đồng)
Chi trả hàng tháng
Trợ cấp 1 lần
Số tiền
(tr đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(tr đồng)
Tỷ trọng %
2004
11,243,125
11,057,135
98.34
185,990
1.66
2005
14,154,943
13,902,278
98.21
252,666
1.79
2006
19,995,732
19,683,166
98.43
312,566
1.57
2007
26,525,734
25,614,675
96.56
911,059
3.44
2008
35,064,912
33,353,744
95.12
1,711168
4.88
2009
46,013,875
43,456,378
94.44
2,557,479
5.56
(Nguồn BHXH Việt Nam)
Bảng trên cho ta thấy được tỷ lệ chi trả chế độ hưu trí một lần và trợ cấp BHXH một lần là rất nhỏ so với tổng số chi trả cho chế độ hưu trí. Điều này có nguyên nhân là do hiện nay số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112427.doc