MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐỀN BÙ
THIỆT HẠI GPMB 3
I. Tính tất yếu của công tác đền bù thiệt hại GPMB 3
1. Các khái niệm cơ bản về đền bù thiệt hại GPMB 3
2. Bản chất 5
3. Sự cần thiết phải có công tác đền bù thiệt hại GPMB 5
II. Nội dung công tác đền bù thiệt hại GPMB 11
1. Nội dung 11
2. Đặc điểm của công tác đền bù GPMB 12
3. Các dạng của công tác đền bù GPMB 13
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đền bù thiệt hại GPMB 14
1. Chính sách đền bù thiệt hại của Nhà nước 14
2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và
phát triển nhà ở 15
3. Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà 16
4. Công tác định giá đất 17
5. Nguồn vốn để thực hiện công tác đền bù thiệt hại giải phóng
mặt bằng 18
6. Chính sách lập khu tái định cư 18
7. Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản
( thị trường nhà đất) 19
8. Công tác tổ chức thực hiện 20
IV. Những quy định của Nhà nước về việc bồi thường thiệt hại GPMB 21
A. Những quy định chung 21
1. Phạm vi áp dụng 21
2. Đối tượng phải đền bù thiệt hại 21
3. Đối tượng được đền bù thiệt hại 22
B. Những quy định cụ thể 22
1. Đền bù thiệt hại về đất 22
2. Đền bù thiệt hại về tài sản trên đất 25
3. Chính sách hỗ trợ 28
4. Lập khu tái định cư để GPMB thực hiện thu hồi đất 29
C. Trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại, tái định cư 31
1. Thủ tục tổ chức Hội đồng bồi thường thiệt hại tái
định cư cấp quận (huyện) (Bước 1) 31
2. Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai, tài sản làm căn cứ
lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư (Bước 2) 33
3. Lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư (Bước 3) 34
4. Phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư (Bước 4) 35
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỀN BÙ THIỆT
HẠI GPMB Ở QUẬN CẦU GIẤY- HÀ NỘI. 38
I. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở quận 38
1. Điều kiện tự nhiên 38
2. Điều kiện kinh tế- xã hội 38
II. Tổng quan về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy 40
1. Tổng quỹ đất và biến động đất đai 40
2. Tình hình giao đất và sử dụng đất 43
III. Thực trạng công tác đền bù thiệt hại GPMB ở Dự án cải tạo,
nâng cấp và xây dựng Học viện Quốc phòng và bài học rút ra 48
1. Giới thiệu về dự án 48
2. Thành lập Hội đồng đền bù và tổ công tác đền bù 50
3. Tổ chức kê khai hiện trạng tài sản trên đất 51
4. Xác định giá đất để đền bù 51
5. Đền bù và xây dựng khu tái định cư 59
6. Lập dự toán chi và thanh quyết toán 62
7. Tổ chức thực hiện đền bù 63
8. Bài học rút ra 69
IV. Đánh giá thực trạng công tác đền bù GPMB tại Quận Cầu Giấy 74
1. Tình hình giải phóng mặt bằng của Quận 74
2. Những kết quả đạt được 74
3. Những tồn tại và nguyên nhân 76
Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ THIỆT HẠI GPMB. 85
I. Phương hướng 85
II. Nhiệm vụ 86
III. Những giải pháp hoàn thiện công tác GPMB 88
1. Ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách về đền bù
thiệt hại GPMB và chính sách liên quan hỗ trợ GPMB 88
2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng
và phát triển nhà ở 89
3. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ở 4 cơ quan có liên quan
đền đầu tư, GPMB 90
4. Triển khai chính sách và tuyên truyền vận động và kiểm tra
thực hiện chính sách 91
5. Tập trung giải quyết vốn, tạo quỹ nhà phục vụ tái định cư
theo phương châm: chủ động, tích cực 91
6. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác GPMB đủ năng lực
đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh, chính xác, dân chủ, công khai,
công bằng các phương án GPMB 92
7. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan đến công tác
đền bù GPMB 93
8. Tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện 94
9. Phát triển thị trường bất động sản 96
KẾT LUẬN 97
Tài liệu tham khảo 99
104 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác đền bù thiệt hại GPMB ở quận Cầu Giấy- Thành phố Hà Nội qua dự án nâng cấp, cải tạo và xây dựng Học viện Quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt, Dịch Vọng, Nguyễn Phong Sắc, Nam Thăng Long, Trung Kính vành đai 3, Nguyễn Văn Huyên, Nam Nghĩa Tân, Cánh đồng xa).
- Đất cây xanh, sông hồ: 32.49 ha
b/ Đất chưa xây dựng: 538.68 ha.
- Nghĩa địa: 10.62 ha
- Đất chuyên dùng: 8.9 ha
- Đất khác: nông nghiệp, kênh mương thuỷ lợi: 482.5 ha
- Đất hành lang cách ly: 21.66 ha
* Tình hình vi phạm trong việc sử dụng đất:
Qua thống kê tại các phường từ những năm qua có tới 44 cơ quan, đơn vị sử dụng đất dư thừa, sai mục đích với diện tích 98.134 m2, ngoài ra các hộ tư nhân đã tự động lấn chiếm đất công, đất canh tác, đất ao làm nhà với diện tích 24.725 m2. Từ đó gây khó khăn trong việc quản lý các cấp.
Ngoài ra còn một số ao hồ xen kẽ khu dân cư, dân lấn chiếm san lấp cũng gây ra đất kẹt. Qua thống kê tại các phường xã đã có tới 65 điểm đất kẹt, đất lưu không, đất chưa sử dụng với diện tích là 105286 m2.
Toàn quận có khoảng hơn 166 cơ quan đơn vị và các tổ chức sử dụng đất. Thực hiện chỉ thị 15/CT- UB của UBND thành phố về việc kiểm tra sử dụng đất vi phạm đất đai của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn quận. Kết quả kiểm tra 49 đơn vị, tổ chức đã kê khai theo chỉ thị 245/ TTg và 2 hộ gia đình cá nhân sử dụng đất đã vi phạm Luật đất đai gồm: 7 cơ quan đơn vị được giao đất nhưng sử dụng lãng phí chỉ sử dụng một phần được giao với tổng diện tích vi phạm 38.391,2m2 như công ty phát triển Miền núi MOĐECO (Nghĩa Đô) được giao đất từ năm 1992 diện tích 5.680 m2, tới nay chưa sử dụng, công ty thương mại- dịch vụ tổng hợp SEVICO được giao10.000 m2 năm 1990 đến nay chưa sử dụng, 23 cơ quan,đơn vị sử dụng đất sai mục đích tự chia đất làm nhà ở với tổng diện tích 11,44 ha.
17 cơ quan sử dụng diện tích tăng so với diện tích đất được giao với tổng diện tích tăng khoảng 6966,2 m2 do san lấp mặt bằng vượt mốc giới như Trường trung học an ninh III lấn chiếm 980 m2 đất công, HTX văn thể Nghĩa Đô lấn chiếm 200 m2, trường công nhân cơ điện và phát triển nông thôn lấn chiếm 987 m2 đất canh tác.
15 cơ quan được giao đất nhưng sử dụng đất sai mục đích như cho thuê hoặc làm cơ sở sản xuất kinh doanh với tổng diện tích vi phạm mua lại là 1,05 ha như: công ty L Thăng Long (phường Dịch Vọng) cho 7 đơn vị thuê diện tích 9.534 m2.
Từ kết quả kiểm tra phát hiện vi phạm sử dụng đất thời điểm trước khi thành lập quận tới nay còn tồn tại, UBND quận kiến nghị thành phố xử lý thu hồi đất của 5 cơ quan sử dụng đất lãng phí và đề nghị các cơ quan sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đồng thời kiến nghị với thành phố xử lý nghiêm những sai phạm trong quản lý sử dụng đất của một số cơ quan, đơn vị và cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai cơ sở, đưa công tác này dần đi vào nề nếp theo đúng Luật đất đai.
* Tình hình mua bán đất, cho thuê đất trái phép ở các phường.
Thực hiện công điện số 544/CP-NN ngày 20/6/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc rà soát, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất nhất là việc lợi dụng nhiều hình thức để bán đất trái phép xảy ra ở các phường. UBND quận đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với các phường thực hiện công tác. Kết quả nhận được cho thấy trong thời gian từ khi thành lập quận cho tới nay không phường nào thuộc quận có hiện tượng bán đất và cho thuê đất trái phép xong trên thực tế ở một số phường dân đã tụ mua bán lấn chiếm đất canh tác làm nhà nhưng đã được UBND phường xử lý. Từ những năm trước khi thành lập quận và rải rác cho đến nay có nhiều hộ dân ở các phường đã làm nhà ở trên đất canh tác cá thể, đất lấp ao, đất lưu không mà vẫn chưa được xử lý như ở phường Yên Hoà, Dịch Vọng, Mai Dịch với tổng diện tích khoảng 4 ha, phường Nghĩa Tân vẫn tồn tại 45 kiốt cho thuê mượn, mua bán trái phép. Việc xử lý và giải quyết những tồn tại này đã đang dần được UBND quận giải quyết và kiến nghị các cấp xử lý và giải quyết theo quy định của pháp luật.
* Công tác quản lý thu hồi đất kẹt, đất hoang hoá.
Diện tích đất kẹt, đất chưa sử dụng năm 2001 có khoảng 10 ha. Diện tích đất kẹt, đất chưa sử dụng ngày càng giảm là do quận đang được đô thị hoá, nhu cầu về đời sống văn hoá- xã hội của người dân dần dần đổi mới phù hợp với nếp sống của người dân đô thị nên đã chuyển dần diện tích đất kẹt, đất chưa sử dụng sang đất chuyên dùng như: sân chơi, chợ tạm, vườn hoa, cây xanh
Thực hiện quyết định số 23/ QĐ-UB ngày 17/7/1998 và thông báo số 97 TB-UB ngày 7/7/1998 của UBND thành phố trong thời gian từ tháng 7 năm 1998 đến hết năm 2001, UBND quận đã chỉ đạo hướng dẫn các phường thống kê diện tích đất kẹt, đất chưa sử dụng, đất hoang hoá để quản lý và ra quyết định thu hồi diện tích khoảng 4,45 ha đất kẹt, đất hoang hoá đang có nguy cơ bị lấn chiếm giao cho UBND phường quản lý sử dụng vào mục đích công cộng. Diện tích thu hồi cụ thể như sau:
- Phường Trung Hoà: 1,53 ha
- Phường Dịch Vọng: 1,36 ha
- Phường Nghĩa Đô: 1,12 ha
- Phường Yên Hoà: 0,27 ha
- Phường Quan Hoa: 0,17 ha
* Tình hình cấp GCNQSH nhà ở và QSD đất ở.
Cấp GCNQH nhà ở và QSD đất ở là một nhiệm vụ quan trọng của quản lý đất đai. Qua công tác cấp GCNQSH nhà ở và QSD đất ở sẽ tạo lập hồ sơ quản lý nhà ở, đất ở tới từng hộ dân và hạn chế việc tranh chấp lấn chiếm trong nhân dân. Kết quả của công tác cấp GCN là hồ sơ pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ sử dụng đất đối với Nhà nước. Tuy nhiên, khi triển khai công tác này bước đầu gặp nhiều khó khăn, phức tạp do trình độ hiểu biết của người dân chưa cao, do hồ sơ và giấy tờ liên quan tới việc sử dụng đất của dân không lưu giữ, đất đai biến động chưa được chỉnh lý trong bản đồ, do vậy ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Đến hết năm 2001, kết quả thực hiện cấp GCNQSH nhà ở và QSD đất ở của toàn quận như sau:
- Tổng số hộ dân đã được kê khai đăng ký tại phường: 16.924 hồ sơ, ngoài ra còn có hồ sơ kê khai với Bộ quốc phòng và kê khai theo NĐ 61/CP.
- Toàn quận đã xét duyệt hồ sơ chuyển lên thành phố đề nghị cấp GCN được 10.296 hồ sơ, năm 2001 là 4027 hồ sơ đạt 115% kế hoạch thành phố giao.
- Đến hết năm 2001, phường Nghĩa Tân đã cơ bản hoàn thành công tác cấp GCNQSH nhà ở và QSD đất ở, phường Quan Hoa đã cấp đạt 80% số chủ sử dụng đất cần phải cấp giấy.
- Số giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thành phố đã ký được cho quận khoảng 6.500 hồ sơ.
Tuy nhiên, công tác kê khai đăng ký nhà ở, đất ở cấp GCNQSH nhà ở và QSD đất ở vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bức xúc của người dân.
III. Thực trạng công tác đền bù thiệt hại GPMB ở Dự án cải tạo, nâng cấp xây dựng Học viện Quốc phòng và bài học rút ra.
1. Giới thiệu về dự án
* Căn cứ vào Quyết định số 365/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc đầu tư dự án Học viện Quốc phòng.
Theo quyết định này có các nội dung chủ yếu sau:
- Tên dự án: Nâng cấp, cải tạo và xây dựng Học viện Quốc phòng
- Chủ đầu tư: Học viện Quốc phòng
- Địa điểm: Thị trấn Nghĩa Đô và xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm (nay là quận cầu giấy) thành phố Hà Nội
- Diện tích sử dụng đất: 77.000 m2
- Mục tiêu đầu tư và quy mô dự án: Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, giảng dạy nghiên cứu, làm việc của Học viện Quốc phòng với quy mô đào tạo 300 học viên có mặt thường xuyên
- Quy mô xây dựng: Cấp công trình cấp II
- Diện tích xây dựng: 29.688 m2 sàn.
Trong đó: Xây dựng mới 23.416 m2 sàn
Nâng cấp, cải tạo 6.272 m2 sàn
Gồm các khu: + Khu trung tâm (điều hành và học tập)
+ Khu làm việc cơ quan
+ Khu ăn, ở, sinh hoạt của cán bộ giáo viên và học viên
+ Khu văn hoá TDTT .vv..
- Tổng mức vốn đầu tư: 97.038 triệu đồng
Trong đó: Xây lắp : 54.062 triệu đồng
Thiết bị: 20.218 triệu đồng
KTCB khác: 17.352 triệu đồng (kể cả kinh phí đền bù GPMB)
Dự phòng: 5.406 triệu đồng
- Thời gian thực hiện: 5 năm
- Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước
* Căn cứ vào Quyết định số 760/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc giao đất cho Học viện Quốc phòng để nâng cấp, cải tạo và xây dựng Học viện Quốc phòng tại Thành phố Hà Nội.
Thu hồi 76.454 m2 đất thuộc thị trấn Nghĩa Đô và xã Dịch Vọng huyện Từ Liêm (nay là quận cầu giấy) và giao toàn bộ diện tích đất trên cho Học viện Quốc phòng để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới HVQP.
Ngày 12/9/1997 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 760/TTg về việc thu hồi 76.454 m2 đất để xây dựng HVQP nhằm cải tạo, xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình cơ bản thành chu trình khép kín tạo điều kiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội. Từ đầu những năm 60 một phần diện tích trên nguyên là của học viện quân chính (nay là Học viện Quốc phòng), sau một thời gian sử dụng thấy nhiều lý do khác nhau đến năm 1989 UBND thành phố có quyết định số 1998/QĐ-UB thu hồi 8.340 m2 đất để giao cho Công ty Vật tư Thiết bị Toàn bộ sử dụng (trong đó có nhiều đơn vị thành viên). Trong tổng số diện tích phải thu hồi trên có 3.980 m2 của Viện công nghệ (Bộ Công Nghiệp), Nhà máy cơ khí Hồng Nam và 1.400 m2 Sau khi thống nhất với các ngành chức năng của Thành phố Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đã họp bàn với các thành viên làm đại diện cho: UBND quận cầu giấy, công ty Vật tư thiết bị toàn bộ, Viện công nghệ, Nhà máy cơ khí Hồng Nam (đại diện cho các hộ dân là cán bộ công nhân viên của nhà máy cơ khí Hồng Nam, Viện công nghệ, xí nghiệp vật tư, công ty Vật tư thiết bị toàn bộ ), khu gia đình thuộc văn phòng Bộ Công nghiệp, phường Nghĩa Đô, Học viện Quốc phòng, Ban quản lý dự án để nghe phổ biến các văn bản chế độ, chính sách đền bù cũng như việc thống nhất kế hoạch để thực hiện các công việc giải phóng mặt bằng. Quá trình thực hiện, công ty vật tư thiết bị toàn bộ (VT-TBTB) diện tích đất đơn vị đang quản lý gồm 4 đơn vị thành viên đó là: trụ sở công ty có diện tích 4.834 m2, khu gia đình xí nghiệp vật tư 566m2, khu gia đình thuộc văn phòng bộ Công nghiệp là 1.290 m2, đội xe trực thuộc văn phòng 1.650 m2, các hộ dân Viện công nghệ, nhà máy cơ khí Hồng Nam 3.890 m2.
Do đặc điểm sử dụng đất Ban dự án đã chia việc đền bù thành 3 đợt:
Đợt 1, thực hiện đền bù cho 47 hộ gia đình của khu Viện Công nghệ và Nhà máy cơ khí Hồng Nam.
Đợt 2, thực hiện đền bù cho 45 hộ gia đình và 3 đơn vị: Công ty Thương mại hoá chất, Công ty Đông Đô, đội xe con của Văn phòng Bộ.
Đợt 3, Ban quản lý tiến hành đền bù cho Công ty Vật tư thiết bị toàn bộ
2. Thành lập Hội đồng đền bù và tổ công tác đền bù GPMB.
2.1. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng căn cứ Quyết định số 214/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội và UBND lâm thời quận cầu giấy thành lập gồm có các thành phần ban ngành: Đại diện của UBND quận cầu giấy, đại diện cho các phòng chức năng của quận cầu giấy, đại diện UBND phường Nghĩa Đô, đại diện cho các đơn vị bị thu hồi đất là Ông Nguyễn Quốc Hùng- Phó GĐ công ty vật tư thiết bị toàn bộ, ông Dương Quảng Trung là hộ dân ở khu tập thể Viện Công nghệ đại diện cho các hộ nằm trong diện GPMB có trách nhiệm giải phóng toàn bộ 76.454 m2 mà Thủ tướng có quyết định thu hồi.
* Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng có nhiệm vụ:
- Điều tra hiện trạng, thống kê diện tích, các tài sản trên đất (kiến trúc, vật nuôi, cây trồng) của cơ quan, nhân dân hiện có trên khu đất công trình HVQP lên phương án đền bù và GPMB.
- Xem xét, kiểm tra và quyết định phương án đền bù GPMB, lập tờ trình, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phương án đền bù đã duyệt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn phường Nghĩa Đô, các đơn vị có liên quan, HVQP thực hiện GPMB sau khi đã thực hiện theo các quyết định hiện hành của Nhà nước.
2.2. Tổ công tác đền bù GPMB căn cứ Quyết định số 213/QĐ- UB của UBND thành phố Hà Nội và UBND lâm thời quận cầu giấy thành lập tổ công tác đền bù GPMB.
* Tổ công tác gồm:
- Trưởng phòng Địa chính quận: Tổ trưởng
- Phó GĐ Ban QLDA: Tổ phó TT
- TP KT công ty vật tư thiết bị toàn bộ- Bộ công nghiệp: Tổ phó
- Phó Viện Trưởng Viện Công nghiệp: Tổ phó
Ngoài ra còn trên 10 người làm tổ viên đại diện cho các ban ngành như: Cán bộ địa chính quận cầu giấy, cán bộ xây dựng quận, Địa chính phường Nghĩa Đô, Cán bộ Viện công nghệ, Cán bộ ban quản lý dự án,
* Nhiệm vụ của Tổ công tác:
- Điều tra hiện trạng, thống kê diện tích các tài sản trên đất (vật kiến trúc, vật nuôi, cây trồng) của cơ quan, nhân dân hiện có trên khu đất xây dựng dự án công trình HVQP.
- Căn cứ vào chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước và các số liệu điều tra, thống kê tính toán các phương án đền bù GPMB báo cáo Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng để lựa chọn phương án hợp lý có tính khả thi.
- Tính toán chi tiết phương án đền bù GPMB đã lựa chọn trình Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng quận cầu giấy xem xét trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Theo dõi đôn đốc việc đền bù GPMB theo yêu cầu của Hội đồng GPMB.
3. Tổ chức đo đạc, kê khai hiện trạng tài sản trên đất.
Từ tháng 12/1997 đến tháng 4/1998, tổ công tác của hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đã thực hiện việc đo đạc diện tích đất, kê khai tài sản trên đất khi đo đạc kê khai xong, các gia đình ký nhận tại hiện trạng, sau đó Ban dự án về vẽ lại sơ đồ và tiếp tục yêu cầu các hộ xác nhận lại rồi mới lên phương án đền bù. Việc đền bù được thực hiện theo NĐ 22 ngày 24/4/1998 của Chính phủ, Quyết định 20/QĐ-UB ngày 30/6/1998 của UBND thành phố.
4. Xác định giá đất để đền bù.
Thường trực Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng quận cầu giấy trình hội đồng thẩm định GPMB thành phố Hà Nội xem xét trình UBND thành phố phê duyệt hệ số K tính giá đất đền bù hỗ trợ cho các hộ nằm trong khu vực GPMB xây dựng HVQP, với các nội dung sau:
4.1. Căn cứ xác định giá.
Giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp (kể cả đất xen kẽ trong khu vực nội thành, thị trấn, xen kẽ trong các khu dân cư nông thôn trong khu vực quy hoạch phát triển đô thị, khu du lịch, khu thương mại và công nghiệp) được xác định căn cứ vào hạng đất khi tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và được phân theo khu vực (trong nội thành, thị trấn, xã ven đô thị, các xã đồng bằng, xã trung du.).
Giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp để tính đền bù thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp được xác định tại Biểu 5
Biểu 5: giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp
a) Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Đơn vị tính: đồng/m2
Hạng đất
Nội thành và xã ven nội thành
Các xã khác
1
2
3
4
5
6
19.300
16.100
13.000
9.800
15.400
12.100
9.700
7.400
4.700
1.300
Nguồn: Quyết định số 3519/QĐ- UB ngày 12-9-1997
b) Đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp
Đơn vị tính: đồng/m2.
Hạng đất
Nội thành và xã ven nội thành
Các xã khác
1
2
3
4
5
14.000
11.900
8.500
4.300
1.200
11.200
9.500
6.600
3.900
1.100
Nguồn: Quyết định số 3519/QĐ- UB ngày 12-9-1997
Giá đất khu vực nội thành, ngoại thành, thị trấn (trừ đất nông nghiệp, lâm nghiệp đã quy định ở trên) được xác định căn cứ vào vị trí khu đất, khả năng sinh lợi và mức độ hoàn thiện của cơ sở hạ tầng. Sự phân loại đất để định giá được thực hiện như sau:
- Đường phố khu vực nội thành và thị trấn Gia Lâm được phân chia làm 4 loại (I, II, III, IV), mỗi loại được chia thành 2 mức A và B (theo phụ lục 4) và theo 4 vị trí.
Vị trí đất trong mỗi đường phố được xác định như sau:
1/ Vị trí 1: áp dụng đối với các thửa đất có ít nhất 1 mặt giáp với đường phố.
2/ Vị trí 2: áp dụng đối với các thửa đất có mặt tiếp giáp với ngõ có chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 3,5 mét.
3/ Vị trí 3: áp dụng đối với các thửa đất tiếp giáp với ngõ có chiều rộng từ 2 mét đến dưới 3,5 mét.
4/ Vị trí 4: áp dụng đối với các thửa đất tiếp giáp với ngõ có chiều rộng nhỏ hơn 2 mét:
Đối với các thửa đất ở các vị trí 3, 4 mà nối trực tiếp với đường phố thì áp dụng theo vị trí có mức giá đất cao hơn liền kề.
Đối với các thửa đất ở các vị trí 2, 3, 4 mà nối thông với nhiều đường phố có giá đất khác nhau thì áp dụng theo giá đất của vị trí đường phố gần hơn.
giá đất trong khu vực nội thành và thị trấn Gia Lâm được tính theo bảng sau Biểu 6: giá đất khu vực nội thành
Đơn vị tính: 1.000 đ/m2
Loại đường phố
Mức giá theo vị trí
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
Loại I
Mức A
Mức B
Loại II
Mức A
Mức B
Loại III
Mức A
Mức B
Loại IV
Mức A
Mức B
9.800
7.800
6.300
5.050
4.040
3.230
2.200
1.540
3.920
3.120
2.520
2.020
1.620
1.300
880
620
2.350
1.870
1.510
1.210
970
780
530
370
1.410
1.150
910
730
580
470
320
225
Nguồn: Quyết định số 3519/QĐ- UB ngày 12-9-1997
- Các thị trấn được phân làm 2 loại (I và II). Các đường phố trong thị trấn xếp theo 2 loại đường: đường loại 1 và đường loại 2 và theo 4 vị trí như trên.
Biểu 7: giá đất trong các thị trấn.
Đơn vị tính: 1.000 đ/m2
Loại thị trấn
Mức giá theo vị trí
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
Loại I
Đường Loại 1
Đường Loại 2
Loại II
Đường Loại 1
Đường Loại 2
1.500
1.250
1.100
850
900
750
660
510
540
450
400
306
320
270
240
185
Nguồn: Quyết định số 3519/QĐ- UB ngày 12-9-1997
- Đường khu vực ngoại thành (trừ khu vực thị trấn) được phân làm 3 loại (I, II, III) và chia theo 4 vị trí như sau:
+ Vị trí 1 tính từ chỉ giới lưu không đến 50 mét.
+ Vị trí 2 tính từ cuối vị trí 1 đến 100 mét tính từ chỉ giới lưu không.
+ Vị trí 3 tính từ cuối vị trí 2 đến 150 mét tính từ chỉ giới lưu không.
+ Vị trí 4 tính từ cuối vị trí 3 đến 200 mét tính từ chỉ giới lưu không.
Tuỳ theo khu vực đã có hoặc chưa có cơ sở hạ tầng, giá đất được tính theo bảng sau:
Biểu 8: giá đất khu dân cư ở các vùng ven đô thị, đầu mối giao thông và trục đường giao thông chính, khu phát triển đô thị, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp.
Đơn vị: 1.000 đ/m2
Vị trí lô đất
Xã ven nội thành, thị trấn khu du lịch, khu thương mại, khu công nghiệp
Đất tại các đầu mối giao thông ven các trục đường giao thông chính thuộc các huyện ngoại thành
Đoạn
Loại I
Đoạn
Loại II
Đoạn Loại III
Đoạn Loại I
Đoạn Loại II
Đoạn Loại III
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có CSHT
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có CSHT
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có CSHT
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có CSHT
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
Ngoài phạm vi 200 mét
1.500
900
540
320
220
1.350
810
485
290
210
1.200
720
430
260
200
1.080
650
390
235
190
960
570
340
200
180
870
520
310
190
170
880
525
290
140
theo
790
470
260
125
giá
520
310
170
85
đất
470
280
155
75
vùng
310
190
105
50
nông
280
170
90
45
thôn
Nguồn: Quyết định số 3519/QĐ- UB ngày 12-9-1997
Đất khu dân cư nông thôn là đất thuộc các xã vùng đồng bằng, trung du, miền núi (trừ đất thuộc các khu đầu mối giao thông, ven các trục đường giao thông chính và các xã ven đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp có quy hoạch đã phê duyệt). Căn cứ vào mức độ hoàn thiện của cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng của các vùng đô thị, các xã được phân thành 3 loại.
Biểu 9: giá đất khu dân cư nông thôn
Đơn vị tính: 1.000 đ/m2
Loại xã
Xã đồng bằng
Xã trung du
Xã miền núi
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
1
2
3
38
32
26
29
24
20
24
19
17
13
14
10
Nguồn: Quyết định số 3519/QĐ- UB ngày 12-9-1997
Xã ven đô là xã có ít nhất một phía tiếp giáp với khu vực nội thành hoặc tiếp giáp một số thị trấn.
Giá đất khu dân cư ở các vùng ven đô thị, khu đầu mối giao thông và ven trục đường giao thông chính, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp theo quy hoạch đã được duyệt, tuỳ theo loại đất, vị trí và điều kiện cơ sở hạ tầng, được tính theo mức giá tại Biểu 8.
Việc xác định vị trí để tính giá đất khu dân cư ở các vùng đầu mối giao thông, ven các trục đường giao thông chính, các xã ven đô thị, khu du lịch, khu thương mại, khu công nghiệp như sau:
- Nếu khu đất có các chủ sử dụng khác nhau thì giá đất được xác định theo các vị trí 1,2,3,4 như cách áp dụng đối với khu vực nội thành, nội thị.
- Nếu khu đất thuộc 1 chủ sử dụng có kích thước lớn thì giá đất được xác định như sau:
+ Vị trí 1 tính từ chỉ giới lưu không đến 50 mét.
+ Vị trí 2 tính từ cuối vị trí 1 đến 100 mét tính từ chỉ giới lưu không.
+ Vị trí 3 tính từ cuối vị trí 2 đến 150 mét tính từ chỉ giới lưu không.
+ Vị trí 4 tính từ cuối vị trí 3 đến 200 mét tính từ chỉ giới lưu không.
+ Ngoài 200 mét không thuộc khu vực các xã ven đô thị, khu du lịch, khu thương mại, khu công nghiệp thì áp dụng theo giá đất khu dân cư nông thôn (theo Biểu 9).
4.2. Xác định giá cụ thể của dự án HVQP :
* Về đơn giá
Xác định vị trí: Các lô đất tính đền bù hỗ trợ cho các hộ dân theo Quyết định số 3519/QĐ- UB ngày 12-9-1997 của UBND Thành phố Hà Nội.
Đợt 1: Thực hiện đền bù cho 47 hộ dân
1/ Lô đất thuộc vị trí II- Đường Hoàng Quốc Việt, theo quyết định 3519/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội áp biểu 6 đường loại III mức A có giá : 1.620.000 đ/m2. Lô đất cách đường Hoàng Quốc Việt 100m có ngõ rộng > 3,5m. Đoạn đường ngõ này vào khu dân cư là đường đất, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, khu vực này mới chuyển từ huyện ngoại thành lên Quận do vậy Hội đồng thống nhất áp hệ số k = 0,7. Các hộ gia đình từ số 1 đến số 13 (theo sơ đồ mặt bằng hiện trạng BQL Dự án lập ngày 15/9/1998) giá đền bù thiệt hại về đất là : 1.620.000 x 0,7 = 1.134.000 đ/m2
2/ Các hộ gia đình từ số 14 đến số 35 tiếp giáp ngõ rộng 2,5m thuộc vị trí 3 có giá 970.000 đ/m2. Để đảm bảo tính khả thi và tương đối đồng đều trong khu vực Hội đồng thống nhất áp hệ số k = 1,1
giá áp dụng là : 970.000 x 1,1 = 1.067.000 đ/m2
3/ Các hộ gia định từ số 36 đến số 47 tiếp giáp ngõ có chiều rộng < 2m thuộc vị trí 4 có giá là 580.000 đ/m2. Cũng với lý do trên Hội đồng áp hệ số k = 1,6
giá áp dụng là : 580.000 x 1,6 = 928.000 đ/m2
Đợt 2: Thực hiện đền bù cho 45 hộ gia đình và 3 đơn vị. Vị trí các lô đất tính đền bù hỗ trợ cho các hộ dân được xác định theo Quyết định số 3519/QĐ-UB ngày 12-9-1997 của UBND thành phố Hà Nội quy định thực hiện Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về khung giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. căn cứ vào đó ta xác định được vị trí của các hộ dân trong khu vực giải toả của dự án Học viện Quốc phòng (đợt 2) như sau:
- 6 hộ dân (Vũ Tiến Kế, Nguyễn Văn Lương, Lê Văn Diệm, Nguyễn Văn
Văn Kế, Nguyễn Văn Thiều, Nguyễn Thị Tiềng) thuộc nửa trước dãy nhà số 21 và 2 hộ (Nguyễn Văn Thấu, ki ốt Văn phòng Bộ Công nghiệp) thuộc tầng I dãy nhà 24 căn cứ theo sơ đồ mặt bằng hiện trạng do Ban quản lý dự án HVQP lập ngày 15-10-1998. Lô đất có một mặt giáp với đường phố Hoàng Quốc Việt- đường phố loại III; giá đền bù thiệt hại về đất tại vị trí 1 đường Hoàng Quốc Việt là 4.040.000 đồng/m2 và áp dụng hệ số k = 1. Có giá là:
4.040.000 x 1,0 = 4.040.000 đ/m2
- 12 hộ dân (Trần Đức Thắng, Nguyễn Đức Toàn, Trần Văn Mân, Trần Quang Việt, Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Cừng, Đoàn Viên Hợi, Trần Xuân Dần, Lê Thị Lư, Lê Anh Linh, Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Đào Ngọc Côn) thuộc dãy nhà số 22 và 7 hộ dân (Tô Ký Lỵ, Lê Văn Mạnh, Vũ Đức Long, Văn Tá và Nguyễn Văn Phàn, Trần Minh Chuyên và Dương Văn Mai, Nguyễn Văn Lợi và Nguyễn Văn Thẹp, Trịnh Xuân Lược, Văn phòng Bộ Công nghiệp) ở tầng 24 và 1 hộ ông Nguyễn Đức Dương thuộc nhà số 23 có ngõ thông ra đường Hoàng Quốc Việt lớn hơn 3,5m, căn cứ theo sơ đồ mặt bằng hiện trạng do Ban QLDA- Học viện Quốc phòng lập ngày 15-10-1998. Lô đất có một mặt giáp ngõ rộng 6m thuộc vị trí 2 đường Hoàng Quốc Việt có giá trị là 1.620.000 đồng/m2, và áp dụng hệ số k = 1. Có giá là: 1.620.000 x 1,0 = 1.620.000 đ/m2
- 9 hộ dân còn lại (Đỗ Văn Cát, Dương Quang Trọng, Nguyễn Đức Tông, Nguyễn Thị Đãi, Nguyễn Văn Nghiên, Hoàng Văn Hải, Phạm Thị Hà, Trần Đồng, Dương Thái) thuộc dãy nhà số 23 và 2 hộ ông Phạm Vũ Quỳnh và ông Bùi Văn Động thuộc khu gia đình HVQP tiếp giáp ngõ có chiều rộng 2m thuộc vị trí 3 đường Hoàng Quốc Việt áp dụng hệ số k = 1,1. có giá là 970.000 đồng/m2. giá trị đền bù là: 970.000 x 1,1 = 1.067.000 đ/m2.
- 5 hộ dân còn lại (Võ Xuân Hoàng, Đỗ Văn Hoà, Vũ Tiến Đạt, Bùi Đức Hùng, Nguyễn Văn Kế) ở nửa sau của nhà số 21 áp giá đền bù thiệt hại về đất tại vị trí III đường Hoàng Quốc Việt, áp dụng hệ số k = 1,6 và có giá là 970.000 đ/m2. giá trị đền bù về đất là : 970.000 x 1,6 = 1.552.000 đ/m2
* giá đất trình duyệt
- 6 hộ thuộc dãy nhà số 21 và 2 hộ thuộc tầng I dãy nhà số 24 giá 1m2 đất
4.040.000 x 1,0 = 4.046.000 (đồng)
- 12 hộ thuộc dãy nhà số 22 và 7 hộ ở tầng I dãy nhà số 24 và 1 hộ thuộc dãy nhà số 23 có ngõ thông ra đường Hoàng Quốc Việt lớn hơn 3,5 m giá 1 m2 đất là:
1.620.000 x 1,0 = 1.620.000 (đồng)
- 9 hộ còn lại thuộc dãy nhà số 23 và 2 hộ thuộc gia đình HVQP giá 1 m2 đất là:
970.000 x 1,1 = 1.067.000 (đồng)
- 5 hộ còn lại ở nửa sau của nhà số 21 giá 1 m2 đất là:
970.000 x 1,6 = 1.552.000 (đồng)
5. Đền bù và xây dựng tái định cư.
5.1. Chính sách đền bù
Để tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho các hộ có diện tích nhà nhỏ hơn 60 m2 (mức giao đất ở đô thị) phần diện tích hỗ trợ được tính theo diện tích đất thay cho diện tích nhà được phân như Quyết định trong Nghị định 22/1998/NĐ-CP của chính phủ. Cụ thể chính sách đề nghị được áp dụng như sau:
- Những hộ có quyết định ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0169.doc