Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1

MỤC LỤC

Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: 3

1.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty: 4

1.1.3. Năng lực của công ty : 5

1.1.4. Sơ đồ tổ chức Công ty: 7

1.1.5. Kinh nghiệm về tư vấn thiết kế: 10

1.1.6. Trang thiết bị máy móc hiện có của doanh nghiệp 13

1.1.7. Các phần mềm chuyên ngành tư vấn thiết kế: 14

1.1.8. Năng lực quản lý điều hành: 15

1.1.9. Quan hệ hợp tác quốc tế: 15

1.1.10. Công tác sản xuất, kinh doanh 16

1.1.11. Năng lực tài chính. 16

1.2. Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty: 18

1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án đầu tư phát triển điện: 18

1.2.2. Những công việc thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị lập dự án đầu tư: 19

1.2.3. Những công việc thực hiện trong giai đoạn thực hiện dự án: 19

1.2.4. Những công việc thực hiện trong giai đoạn kết thúc thực hiện lập dự án: 20

1.2.5. Những căn cứ để lập dự án: 20

1.2.6. Nội dung và phương pháp lập dự án đầu tư phát triển điện: 21

1.2.7. Sự cần thiết phải đầu tư : 21

1.2.8. Phân tích khía cạnh kỹ thuật: 21

1.2.9. Địa điểm, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hiện trạng khu vực xây dựng công trình dự án: 21

1.2.10. Lựa chọn hình thức, quy mô và phạm vi đầu tư: 22

1.2.11. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án: 22

1.2.12. Phân tích tài chính của dự án đầu tư: 23

1.2.13. Phân tích mặt kinh tế - xã hội dự án đầu tư: 24

1.3. Dự án minh họa: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM BIẾN ÁP 500KV VIỆT TRÌ VÀ ĐẤU NỐI. 25

1.3.1. Các cơ sở pháp lý của dự án 25

1.3.2. Mục tiêu của dự án 25

1.3.3. Phạm vi của đề án 25

1.3.4. Sự cần thiết đầu tư và thời điểm xuất hiện dự án 26

1.3.5. Vị trí trạm và đường dây đấu nối 26

1.3.6. Quy mô dự án – các giải pháp kỹ thuật chính 27

1.3.7. Tổng mức đầu tư 28

1.3.8. Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính : 31

1.3.9. Kết luận chung: 35

1.4. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN 1 36

1.4.1. Những kết quả đạt được: 36

1.4.2. Những hạn chế còn tồn tại: 36

Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1 38

2.1. Mục tiêu phát triển của công ty: 38

2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn 38

2.1.2. Mục tiêu phát triển 39

2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1: 41

2.2.1. Về tài chính: 41

2.2.2. Về tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất: 42

2.2.3. Giải pháp về nhân sự: 43

2.2.4. Nâng cao cơ sở vật chất trang thiết bị công nghệ 47

2.2.5. Nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phần mềm 48

2.2.6. Tăng cường công tác pháp chế kỹ thuật 49

2.2.7. Xây dựng văn hoá công ty 52

2.2.8. Giải pháp trong công tác lập dự án: 54

2.2.9. Giải pháp cho nội dung phân tích của dự án: 55

2.2.10. Một số giải pháp khác 57

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngăn đường dây (đấu nối NĐ Phú Thọ); 1 ngăn lộ tổng MBA AT2 500/220kV. * Phần xây dựng San nền: chọn cốt san nền trạm: 35m, nền trạm được đào, đắp bằng chính phần đất vừa đào ra. Mái taluy có độ dốc mái đào 1:2, độ dốc mái đắp 1:3. Đường trong trạm: bê tông át phan bề rộng mặt đường 4m và 6m. Đường vào trạm: nâng cấp đường đất liên xã thành đường cấp phối đá dăm rải nhựa chiều dài 1.3km rẽ từ tỉnh lộ 313, điểm rẽ gần UBND xã Gia Thanh (đường nhựa): Chỉ tiêu kỹ thuật chính Diện tích trong hàng rào trạm: 68394,0m2. Diện tích chiếm đất của trạm: 85152,0m2. Diện tích kiến trúc: 913,0m2. Diện tích đường bê tông át phan trong trạm: 6854,0m2. Diện tích rải đá nền trạm: 43803,0m2. Khối lượng đất đắp: 75906,0m3. Khối lượng đất đào: 147703,0m3. Móng máy biến áp bằng bê tông cốt thép, kết cấu kiểu móng bè có hệ thống dầm đỡ máy biến áp. Móng kháng điện có dạng bè phẳng, không dầm. Móng cột bằng bê tông cốt thép, kết cấu kiểu móng bản liền với hệ thống dầm và 4 trụ đỡ chân cột. Cột và xà được chế tạo bằng thép hình mạ kẽm, liên kết bằng bu lông, kết cấu kiểu hình tháp rỗng, gồm các loại cột H=35m, H=22m, H=20m, H=11m, các loại xà L=30m, L=29m, L=17m Trụ đỡ thiết bị được chế tạo bằng thép hình mạ kẽm, liên kết bằng bu lông. Kết cấu kiểu hình trụ rỗng, tiết diện hình vuông Kiểu mương chìm bằng bê tông cốt théo có giá đỡ cáp Nhà điều khiển có kết cấu 2 tầng, kích thước mặt bằng nhà là (40,5x21,3)m. Chiều cao mỗi tầng là 4,5m. Nhà quản lý vận hành trạm mái bằng gồm 9 gian, mỗi gian có kích thước: 3,6x9,5m Hệ thống cấp, thoát nước và phòng cháy chữa cháy Đường vào trạm, đường liên xã và đường mòn hoàn trả dân Tổng mức đầu tư * Cơ sở xác định tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư là các khoản chi phí đầu tư để thực hiện Dự án xây dựng Trạm biến áp 500kV Việt Trì bao gồm các chi phí bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ cho các công việc như quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. * Đồng tiền sử dụng: Toàn bộ chi phí cho dự án được tính cùng một loại tiền Việt Nam đồng (VNĐ), đối với ngoại tệ dùng cho việc nhập khẩu thiết bị, vật tư và dịch vụ kỹ thuật đi kèm sẽ sử dụng đồng đô la Mỹ (USD) và được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá bán của ngân hàng ngoại thương Việt Nam ngày là 17.800 VNĐ/1USD. * Các đơn giá: Vật tư, nguyên vật liệu, nhân công được tính theo mặt bằng tại thời điểm Quý I năm 2009. Các đơn giá vận dụng tính toán gồm có: Đơn giá XDCB chuyên ngành lắp đặt trạm biến áp ban hành kèm theo quyết định số 286/QĐ-NLDK ngày 23/2/2004 của Bộ Công Nghiệp. Đơn giá XDCB chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện ban hành kèm theo quyết định số 285/QĐ-NLDK ngày 23/2/2004 của Bộ Công Nghiệp. Đơn giá XDCB chuyên ngành thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp ban hành kèm theo quyết định số: 1426/QĐ-BCN ngày 31/05/2006 của Bộ Công nghiệp. Đơn giá XDCB chuyên ngành công tác lắp đặt, thử nghiệm hiệu chỉnh thiết bị và đường dây thông tin điện lực ban hành kèm theo quyết định số: 05/2000/QĐ-BCN ngày 21/01/2000 của Bộ Công nghiệp. Đơn giá XDCT phần xây dựng ban hành kèm theo quyết định số: 3571/QĐ-UBND ngày 26/12/2006 của UBND Tỉnh Phú Thọ Đơn giá XDCT phần lắp đặt ban hành kèm theo quyết định số: 3572/QĐ-UBND ngày 26/12/2006 của UBND Tỉnh Phú Thọ * Tổng mức đầu tư: Căn cứ theo Thông tư hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng, cơ cấu tổng mức đầu tư bao gồm những nội dung sau: Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lập mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo cà chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất ...; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Chi phí khác là các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên. Chi phí dự phòng bao gồm: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. BẢNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ Đơn vị: 1000 đồng. STT Khoản mục chi phí Tổng cộng Giá trị trước thuế Thuế GTGT Giá trị sau thuế I Chi phí xây dựng 252.161.797.329 25.216.179.733 277.377.977.062 II Chi phí thiết bị 322.031.439.175 850.031.477 322.881.470.652 III Chi phí GPMB, tái định cư 12.041.984.000 40.278.400 12.082.262.400 IV Chi phí quản lý dự án 15.939.604.245 1.593.960.425 17.533.564.670 V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 19.650.597.266 1.965.059.727 21.615.656.993 VI Chi phí khác 40.368.848.120 316.337.561 40.685.185.681 VII Chi phí dự phòng 69.217.611.746 TỔNG CỘNG 761.393.729.203 Trong đó: - Vốn nhập ngoại 377.548.926.783 - Vốn trong nước 383.844.802.420 Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính : * Mục tiêu của phân tích kinh tế tài chính Dựa trên cơ sở những thông tin và số liệu của dự án, trong chương này sẽ tiến hành phân tích và đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế tài chính của dự án ở cả hai mặt định tính và định lượng. Trong quá trình phân tích tài chính sẽ đưa ra số liệu về vốn đầu tư, khả năng và các phương pháp huy động vốn, ước tính chi phí, doanh thu từ chuyên tải điện, dự trù lỗ lãi, cân đối tài chính, phân tích các khả năng trả nợ và phân tích các chỉ tiêu tài chính. Trong phần phân tích các hiệu quả kinh tế xã hội sẽ tiến hành phân tích định tính những hiệu ích mà dự án đem lại cho nền kinh tế quốc dân nói chung và thúc đẩy phát triển kinh tế miền Bắc nói riêng. Từ các kết quả phân tích sẽ rút ra những kết luận và kiến nghị làm cơ sở cho việc lập báo cáo ở những giai đoạn sau, nhằm đảm bảo cho tính khả thi của dự án dưới góc độ kinh tế - tài chính. * Cơ sở Phân tích kinh tế tài chính: Việc tính toán hiệu quả kinh tế tài chính dự án được thực hiện trên cơ sở: Quyết định số 445 NL-XDCB ngày 29/07/1994 của Bộ năng Lượng qui định nội dung phân tích kinh tế và tài chính trong đề án lưới điện ở giai đoạn nghiên cứu khả thi. Công văn số 30/HĐTĐ về phương án vay - trả nợ của Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư ngày 09/07/1992. Dự thảo hướng dẫn nội dung phân tích kinh tế tài chính các dự án đầu tư nguồn và lưới điện số 1247 EVN/TĐ của Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam ngày 04-04-2001. Công văn số 433/NPT-TCKT ngày 14/8/2008 của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia về việc điều chỉnh lãi suất vay thương mại. Trên cơ sở đó tiến hành tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính và khả năng thanh toán của dự án, từ đó đánh giá hiệu quả của dự án . * Phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá dự án được dựa theo các tiêu chuẩn do UNIDO đưa ra. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: NPV: Giá trị hiện tại thực của lãi. FIRR: Hệ số hoàn vốn nội tại tài chính Phân tích khả năng vay - trả nợ của dự án. Phân tích độ nhạy. Dự án sẽ được phân tích dưới góc độ Chủ đầu tư: Phân tích tài chính, góc độ này sẽ dùng phương pháp hiện tại hoá thông qua các chỉ tiêu như hệ số hoàn vốn nội tại IRR (Internal Rate of Return), giá trị lợi nhuận hiện tại hoá NPV (Net Present Value), tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích và chi phí B/C và đưa ra bảng cân bằng khả năng vay trả. Từ đó để đánh giá hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào dự án. * Dữ liệu tính toán: Tổng mức đầu tư: Giá trị theo bảng tổng mức đầu tư đã tính toán ở trên. Nguồn vốn đầu tư: Dự án dùng vốn vay tín dụng thương mại Vốn nước ngoài vay với lãi suất bằng LIBOR 1 năm + cộng phí: 8,5%, ân hạn trong thời gian xây dựng, trả trong 20 năm. Vốn trong nước với lãi suất 11%/năm, trả trong 10 năm. Giá điện: Theo hướng dẫn trong qui định ban hành kèm theo quyết định 445 NL-XDCB, tổng giá điện sẽ phân chia 45 - 50% là phần nguồn, 20 - 25 % là phần truyền tải, và 30 - 35% là phần phân phối. Theo quyết định giá bán điện số 272/2002/QĐ-TTg ngày 4/12/2002, giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 1/7/2008 là 890đ/kWh. Giá điện mua vào tính bằng 20% giá điện bình quân:534 đ/kWh. Giá điện bán ra tính bằng 29% giá điện bình quân: 614 đ/kWh. Chi phí O&M: Theo hướng dẫn chi phí này được tính theo tỷ lệ % của vốn đầu tư, tỷ lệ này với trạm biến áp được tính là 1,75%. Khấu hao: Đề án áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính với thời gian khấu hao là 12 năm. Thuế: Theo qui định, thuế suất giá trị gia tăng phải nộp là 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% thu nhập chịu thuế. Thuế VAT phải nộp trong đề án được áp dụng theo phương pháp khấu trừ. Thời gian xây dựng: Dự kiến công trình khởi công vào cuối năm 2012. Đời dự án: Dựa vào kinh nghiệm tuổi thọ kỹ thuật và tham khảo quy định đời sống dự án đưa vào tính toán, tuổi thọ kinh tế tính toán cho dự án này là 30 năm. Công suất và điện năng: Trạm được thiết kế lắp đặt 2 máy biến áp 500kV, trong giai đoạn này lắp đặt 1 MBA 500/220kV-450MVA. * Phân tích tài chính dự án Phân tích hiệu quả tài chính dự án đứng trên quan điểm lợi ích của chủ đầu tư dự án, nhằm xem xét phân tích hiệu quả do dự án mang lại có đủ bù đắp được các chi phí hay không. Xác định được khả năng huy động vốn, các điều kiện vay vốn (lãi suất, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ...), mức độ giới hạn cho phép để dự án có hiệu quả về mặt tài chính và xây dựng bảng cân đối tài chính hàng năm cho dự án. Phân tích phương án cơ sở Vốn đầu tư, điện năng bán và tiến độ hoàn thành dự án như dự kiến. Dòng chi của dự án gồm các chi phí sau đây: - Chi phí đầu tư xây dựng, lãi trong xây dựng (IDC). - Chi phí vận hành bảo dưỡng công trình. - Chi phí mua điện đầu nguồn. - Thuế các loại và các chi phí khác(nếu có). Dòng thu của dự án là tăng doanh thu bán điện cho ngành điện, và các lợi ích khác thu được (nếu có). Tính toán phân tích hiệu quả của dự án được đánh giá qua các chỉ tiêu tài chính sau: - Hệ số hoàn vốn nội tại tài chính (FIRR). - Giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV). - Thời gian hoàn vốn của dự án từ khi bắt đầu vận hành. Phân tích độ nhạy. Phân tích độ nhạy nhằm đánh giá các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến chủ đầu tư khi thực hiện dự án. Do đặc điểm của ngành điện nói chung và các công trình đường dây phân phối nói riêng, các biến đầu vào được lựa chọn để phân tích độ nhậy là vốn đầu tư tăng, và phụ tải giảm. Đối với dự án này mức dao động được tính cho các phương án là: vốn đầu tư tăng 10%, điện năng bán giảm 10% và phương án vốn đầu tư tăng 10% điện năng bán giảm 10%. Các kết quả tính toán Chi tiết tính toán phân tích các khoản thu chi trong quá trình đầu tư cũng như trong quá trình vận hành dự án được thể hiện qua các bảng tài chính: bảng tính toán các chỉ tiêu, bảng báo cáo dòng tiền và bảng tính toán phương thức trả vốn. Kết quả phân tích tài chính phương án cơ sở được trình bày trong bảng sau: FIRR (%) NPV (Tr.VNĐ) Phương án cơ sở 12,25 36.486 Kết quả phân tích độ nhạy được trình bày trong bảng sau: FIRR (%) NPV (Tr.VNĐ) Vốn đầu tư tăng 10% 9,16 -47.757 Phụ tải giảm 10% 8,71 -38.284 VĐT tăng - phụ tải giảm 7,06 -95.363 Đánh giá: Kết quả tính toán cho thấy rằng các chỉ tiêu hiệu quả của dự án ở phưong án cơ sở đều đạt (NPV > 0; IRR > hệ số chiết khấu). Như vậy về mặt tài chính dự án đạt hiệu quả ở phương án cơ sở. Dự án không đạt hiệu quả ở các phương án còn lại (NPV < 0; IRR < hệ số chiết khấu). Kết luận chung: Việc phân tích dự án đầu tư xây dựng Trạm biến áp 500kV Việt Trì là một ví dụ minh họa rất rõ nét việc tiến hành lập dự án tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Điện 1. Để có được tập dự án đầu tư này, đội ngũ cán bộ tư vấn của Công ty đã phải làm việc rất vất vả, phối hợp thực hiện với nhau trong thời gian dài, chỉnh sửa nhiều lần để có thể giao đến tay chủ đầu tư tập tài liệu có tính chính xác cao nhất. Cũng thông qua việc lập dự án đầu tư xây dựng Trạm biến áp 500kV Việt Trì ta thấy được việc lập dự án điện thường gặp phải những khó khăn: Ban đầu công tác điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thường được tiến hành trong thời gian chưa được dài, chưa đủ để dự đoán được những biến động xảy ra sau này, vì thời gian xây dựng và hoạt động của nhà máy là lâu dài. Việc lập dự án do hai nhóm chuyên môn (nhóm kỹ thuật và nhóm kinh tế) đảm nhiệm. Nhóm kỹ thuật chịu trách nhiệm tính toán các khối lượng vật tư, hạng mục công trình, nhóm kinh tế áp dụng đơn giá tính toán giá thành, chi phí. Việc tính toán của nhóm kỹ thuật là tương đối khó và cần rất nhiều đội ngũ chuyên gia, nhà chuyên môn thực hiện. Kết quả này được nhóm kinh tế áp dụng tính ra giá thành, tổng mức đầu tư của dự án. Kết quả đó phải chính xác thì nhóm kinh tế mới tính chính xác được. Do vậy, khi lập dự án xây dựng công trình cần có sự kết hợp thật tốt công việc của tất cả các khối chuyên môn. Việc phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng công trình phải tính đến rất nhiều khả năng. Do thời gian lập dự án tương đối dài, các kết quả tính toán có thể bị thay đổi, do chính sách vay vốn của Chủ đầu tư, do giá cả thị trường biến động, do các văn bản hướng dẫn tính các chỉ tiêu tài chính thay đổi…Dự án đã tính đến rất nhiều khả năng rủi ro xảy ra, làm tốt công tác phân tích độ nhạy của dự án. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong phân tích những dự án lớn, có khả năng biến động. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN 1 Công ty là một trong những đơn vị tư vấn chủ chốt cho các dự án đầu tư phát triển ngành điện. Công ty đã tham gia tư vấn cho các dự án trên nhiều góc độ, và trong đó hoạt động lập dự án là nổi bật nhất. Công tác lập dự án của Công ty có những kết quả đạt được và một số hạn chế còn tồn tại: Những kết quả đạt được: Về quy trình lập dự án của Công ty, đã được chuẩn hóa theo một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và được cấp chứng chỉ ISO. Đó là một quy trình rất rõ ràng, mô tả đầy đủ các nội dung, phân định rõ ràng các nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận, phòng ban, các đội ngũ tham gia lập dự án. Quy mô của dự án được xác định trên cơ sở quy hoạch phát triển của ngành và các tài liệu có liên quan đến dự án. Phương pháp tổ chức thực hiện rất khoa học. Mỗi dự án đều cử ra tổng chủ nhiệm điều hành dự án hoặc chủ nhiệm điều hành dự án, đồng thời phân công công việc rất cụ thể đến từng phòng chuyên môn. Về chất lượng công tác lập dự án: Công ty có đội ngũ cán bộ tư vấn giàu tri thức, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trong nhiều năm. Công ty đã thiết lập được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho riêng mình. Do vậy, chất lượng công tác lập dự án của Công ty luôn đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Trong nội dung lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở của dự án: Nội dung của các mục đều rất đầy đủ, chi tiết. Do các dự án đầu tư phát triển điện đều có quy mô lớn và chất lượng cao, nên khi phân tích các dự án không nên bỏ qua bất cứ nội dung nào. Nội dung đánh giá tác động môi trường đều được các dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện chú trọng và làm khá tốt. Khi phân tích khía cạnh tài chính, các dự án đầu tư phát triển điện đều phân tích rất rõ ràng, bao gồm: tính toán tổng mức đầu tư, phương án vay vốn, khả năng hoàn trả vốn, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, phân tích độ nhạy của dự án, đưa ra các phương án khác nhau… Những hạn chế còn tồn tại: Công ty đa số tiếp nhận dự án thông qua chỉ định thầu từ Tổng công ty điện lực Việt Nam. Các dự án mà Công ty tham gia đấu thầu cạnh tranh còn chiếm tỷ lệ thấp. Trong công tác lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở: Trong phần chuẩn bị đầu tư, nội dung nghiên cứu, khảo sát thị trường còn sơ sài, do Công ty không có riêng một phòng chuyên môn về lĩnh vực này. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các thiết bị luôn được các nhà sản xuất cải tiến. Tuy nhiên, việc phân tích lựa chọn các phương án kỹ thuật – công nghệ cho dự án vẫn còn chưa được kỹ lưỡng. Hơn nữa, do chủ trương chính sách về quản lý đầu tư của nhà nước thay đổi thường xuyên dẫn đến việc các dự án phải thay đổi các tiêu chuẩn áp dụng Phần phân tích tài chính, các báo cáo không chỉ rõ các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính cụ thể như thế nào, chỉ đưa ra các kết quả. Công ty mới chủ yếu xem xét, phân tích độ nhạy của các chi tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính là NPV và IRR thông qua các yếu tố: vốn đầu tư, giá bán điện thương phẩm, chi phí sản xuất, chưa xét đến độ an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ. Vấn đề lạm phát và trượt giá vẫn chưa được quan tâm đúng mức, trong khi đó lại là một vấn đề quan trọng, đặc biệt là trong những năm gần đây khi mà thị trường xây dựng có nhiều biến động. Chủ đầu tư khi nhờ tư vấn lập dự án đều muốn lập được dự án thời gian ngắn. Trong khi các dự án đầu tư phát triển điện là các dự án có quy mô lớn, phải có thời gian nghiên cứu kỹ càng về khảo sát thiết kế, về nghiên cứu thị trường. Mà chủ đầu tư lại yêu cầu rút ngắn thời gian lập dự án, do đó nhiều khi rất ảnh hưởng đến công tác tư vấn lập dự án của các nhà tư vấn, gây ra nhiều sai sót trong quá trình lập dự án. Quá trình lập dự án ở Việt Nam có sự mâu thuẫn với quá trình lập dự án của nước ngoài. Các dự án đầu tư nước ngoài yêu cầu vốn và thời gian cho khảo sát nghiên cứu ban đầu của dự án rất lớn, khi dự án đi vào hoạt động được đảm bảo trong điều kiện dự tính của điều tra khảo sát ban đầu. Người chủ trì, chủ nhiệm dự án còn chưa hội tụ đủ các năng lực và kinh nghiệm trong từng công việc. Chủ nhiệm dự án chưa thực sự là người đứng đầu, phân tích các dữ liệu thật sâu sát, phù hợp với thực tế, kỹ năng biện luận chưa đủ độ chín để đánh giá các bước đi sau này của dự án. Về phê duyệt dự án, thời gian để các cấp phê duyệt dự án còn kéo dài, thậm chí lâu hơn cả thời gian lập dự án. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1 Mục tiêu phát triển của công ty: Những thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi: Với truyền thống và bề dày kinh nghiệm, công ty tư vấn xây dựng điện 1 tự hào là đơn vị cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn tốt nhất cùng đội ngũ kỹ sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của dự án. Thuận lợi chính của công ty là nguồn việc đang thực hiện dở dang từ những năm trước chuyển sang vẫn còn nhiều, đảm bảo đủ việc làm cho người lao động trong đó bao gồm khối lượng công việc khá lớn đã thực hiện xong nhưng chưa kip nghiệm thu thanh toán. Bên cạnh đó công ty cũng ký hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn cho một số công trình xây dựng mới và cải tạo, mở rộng. Công ty đang cố gắng mở rộng thị trường sang nước Lào, Campuchia… khi mà thị trường trong nước đang dần thu hẹp. Gia nhập WTO là một cơ hội rất lớn để Công ty có thể học hỏi kinh nghiệm của bạn bè thế giới, sống trong cạnh tranh khốc liệt sẽ giúp cho Công ty ngày càng cứng cáp hơn. Mặt khác hứa hẹn một thị trường rộng lớn nếu Công ty có năng lực. Một thuận lợi nữa không kém phần quan trọng là Công ty có đội ngũ lãnh đạo các cấp đoàn kết, có năng lực, trình độ và có tinh thần trách nhiệm cao đồng thời có đội ngũ người lao động có kinh nghiệm và nhiệt tình năng nổ trong công việc. Về tài chính đối với Công ty cũng là một ưu thế lớn do công ty không phải vay nợ mà luôn đủ nguồn vốn lưu động để phục vụ tốt nhất cho chi trả lương cho người lap động và chi phí sản xuất hàng tháng. Trong những năm qua các chính sách pháp luật của nhà nước ta đang dần được hoàn thiện tạo cơ hội cho Công ty phát huy tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh. * Khó khăn: Khó khăn lớn nhất của Công ty gắn liền với khó khăn chung của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo đó các dự án mới ít được triển khai và một số dự án đang thực hiện cũng có xu hướng tạm dừng hoặc chậm lại. Do vậy sẽ khó khăn cho Công ty trong việc tìm thêm công việc mới cho các năm tiếp theo, ngoài ra do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên việc nghiệm thu thanh toán để đạt được doanh thu cũng hết sức bất lợi. Thêm vào đó việc cạnh tranh trong đấu thầu tư vấn ngày càng khốc liệt, năng lực thực tế của đội ngũ lao động trong Công ty chưa đồng đều nên ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu. Các công trình của tập đoàn Điện Lực Việt Nam giao cho Công ty thực hiện ít hơn so với các năm trước, các công trình do các chủ đầu tư ngoài EVN ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong tổng sản lượng toàn Công ty. Các công trình của tập đoàn giao hầu hết đang trong giai đoạn thi công dồn dập, nhiều công trình đã và đang chuẫn bị đưa vào vận hành. Các công trình của chủ đầu tư ngoài cũng yêu cầu rất gấp, tạo sức ép liên tục và căng thẳng về tiến độ, nhân lực, đồng thời cũng tạo sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị Tư vấn. Các công trình trải rộng trong phạm vi cả nước trong đó có cả các dự án triển khai ở Lào, Campuchia. Các yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng, kinh tế, môi trường xã hội… ngày càng chặt chẽ theo các qui định mới. Các thủ tục, chi phí trong quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, phức tạp và tốn kém. Các công trình của chủ đầu tư bên ngoài thường yêu cầu rất gấp về tiến độ, việc phê duyệt đề cương, ký kết hợp đồng, nghiệm thu, thanh toán thường bị chậm trễ, kéo dài. Những cơ hội khi gia nhập WTO cũng đã kéo theo những thách thức mới: Công ty gặp phải những đối thủ cạnh tranh nước ngoài tầm cỡ, có kinh nghiệm, vốn, chất xám ảnh hưởng đến thị trường của Công ty. Các doanh nghiêp Tư vấn nhỏ hơn với độ linh hoạt cao cũng có khả năng chia sẽ thị trường của Công ty. Mục tiêu phát triển * Mục tiêu Tiếp tục thực hiện đảm bảo tiến độ của các dự án theo cam kết với chủ đầu tư, phấn đấu đạt doanh thu cao, tăng trưởng 3 – 4%/năm. Bảo toàn vốn, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Tăng cường khả năng trong công tác đấu thầu tư vấn, tìm kiếm thêm được nguồn việc mới cho doanh nghiệp. Nhanh chóng ổn định cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự trong toàn công ty. Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các qui chế, nội lệ phù hợp với Công ty cổ phần. Sản xuất kinh doanh có lãi, đáp ứng tiến độ, chất lượng, đặc biệt là các công trình trọng điểm năm 2009; xây dựng định hướng phương án sản xuất kinh doanh 5 năm từ 2010-2015. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 Một số chỉ tiêu: Sản lượng 430 tỉ đồng Doanh thu 415 tỉ đồng Lợi nhuận TT/ doanh thu trên 8% Lợi nhuận TT/ vốn điều lệ trên 33% * Định hướng của công ty trong những năm tới ổn định cơ cấu tổ chức,bộ máy, nhân sự Trước mắt tạm thời giữ nguyên cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự, chuyển Công ty tư vấn sang Công ty cổ phần. Từng bước sắp xếp, chuyển đổi tổ chức, nhân sự cho phù hợp với mô hình Công ty cổ phần với tiêu chí: ổn định và phát triển theo xu hướng đa dạng hoá, chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá. Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung nội lệ Hiện tại công ty đang tồn tại 46 qui chế, qui định (gọi là nội lệ). Có những qui chế đã quá cũ, ít sử dụng hoặc không sử dụng. Hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, một số qui định mới cần xây dựng; các qui định hiện tại sẽ được nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh. Tổng số nội lệ sẽ khoảng trên 30. Giải pháp thực hiện là các đơn vị quản lý đã chủ trì soạn thảo những nội lệ nào, thì tiếp tục chủ trì điều chỉnh bổ sung nội lệ đó, các đơn vị liên quan cùng tham gia, phối hợp thực hiện Một số qui chế quan trọng, cần phải lấy ý kiến rộng rãi các đơn vị trong Công ty thì tổ chức họp, để cùng bàn bạc thống nhất. Ví dụ như qui chế khoản quản, qui chế trả lương. Tiêu chí cần đạt được của 2 qui chế này là: Hoạt động sản xuất kinh doanh năng động, hiệu quả; Trả lương cho người lao động phù hợp với trình độ năng lực, mức độ cống hiến, động viên thu hút được người giỏi. Đáp ứng tiến độ chất lượng các công trình trọng điểm như: thuỷ điện Sơn La, Tuyên Quang; nhiệt điện Uông Bí… Xây dựng định hướng phương án sản xuất kinh doanh 2010-2015 Trên cơ sở công việc hiện có được thể hiện qua các hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế. Căn cứ các ngành nghề trong điều lệ và giấy phép kinh doanh của Công ty, Các dơn vị chủ động xây dựng định hướng phương án sản xuất kinh doanh 2010-2015 với tiêu chí: lương bình quân tăng, đáp ứng thị trường ngày càng tốt hơn. Những thông tin cần thể hiện: Thu nhập năm 2007-2009 làm cơ sở Số người lao động trong đơn vị Ngành nghề kinh doanh hiện tại Sản lượng các năm theo hợp đồng đã có và tiến độ thực hiện Sản lượng cần bổ sung thêm Những kiến nghị với Công t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31578.doc
Tài liệu liên quan