MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. 3
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU. 4
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC. 6
I. KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC. 6
1. Giới thiệu chung. 6
2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban QLDA. 7
3. Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng trong Ban QLDA các công trình điện Miền Bắc 7
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC 11
1. Đặc điểm các dự án lưới điện tại Ban QLDA các công trình Điện Miền Bắc. 11
2. Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban quản lí dự án các công trình Điện Miền Bắc. 12
2.1. Quản lý dự án theo giai đoạn. 12
2.1.1. Công tác Chuẩn bị đầu tư: 13
2.1.2. Công tác thực hiện đầu tư. 20
2.1.3. Công tác kết thúc đầu tư 22
2.1. Quản lý dự án theo lĩnh vực chủ yếu của dự án. 24
2.2.1. Quản lý dự án về mặt thời gian. 25
2.2.3. Quản lý về chi phí . 36
2.2.4. Quản lý về chất lượng dự án. 40
3. Công tác quản lý dự án của Ban QLDA trên dự án Đường dây và trạm biến áp 500KV Hà Tĩnh- Thường Tín. 52
4. Đánh giá về công tác quản lý dự án tại Ban QLDA trong thời gian qua. 55
4.1. Những thành tựu đạt được. 55
4.2. Những tồn tại thiếu sót cần khắc phục trong công tác lập dự án của Ban QLDA 58
4.3. Đánh giá về Công tác quản lý dự án án Đường dây và trạm biến áp 500KV Hà Tĩnh- Thường Tín. 61
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÍ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA. 63
1. Phương hướng phát triển của Ban QLDA trong thời gian tới. 63
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí dự án đầu tư của Ban QLDA. 64
2.1. Giải pháp lâu dài. 64
2.2. Giải pháp trước mắt. 65
2.2.1. Trong công tác khảo sát ,thiết kế kĩ thuật xây dựng công trình,tổng dự toán. 65
2.2.2. Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. 68
2.2.3. Công tác lựa chọn nhà thầu 71
2.2.4. Công tác thi công thực hiện công trình. 73
2.2.5. Giải pháp trong công tác Quản lý dự án. 75
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 84
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5459 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc- Tổng công ty truyển tải điện Quốc Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được tạm ứng vốn. Mức tạm ứng bốn theo nhu cầu cần thiết của việc sản xuất, nhập khaaro là dự trữ các loại vật tư nói trên.
+Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch giải phóng mặt bằng.
+ Do ban QLDA sử dụng ngân sách nhà nước nên mức tạm ứng vốn không vượt quá kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.
+ Việc thu hồi vốn tạm ứng bắt đầu khi gói thầu được thanh toán khối lượng đã hoàn thành đạt từ 20% đếnn 30% giá trị hợp đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng thời kì thanh toán khối lượng hoàn thành và được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Đối với các công việc giải phóng mặt bằng, Việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.
Đối với Việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình:
+ Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khỏa sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã kí kết.
+ Do sử dụng vốn nhà nước nên sau khi Ban đóng điện nghiệm thu công trình thì Ban phải thanh toán toàn bộ cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại theo quy định để bảo hành công trình.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc ,kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp lệ theo quy định, Ban phỉa thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho nhà thầu.
Đối với việc quyết toán vốn đầu tư:
+ Ban QLDA có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của Tập đoàn Điện lực hoặc Tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia.
+ Do dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên vốn đầu tư được quyết toán phỉa nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê quyệt.
+ Ban QLDA chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và 9 tháng đối với các dự án nhóm B và 6 tháng đối với các dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành đưa bào khai thác sử dụng.
Việc quản lý chi phí của Ban QLDA do phòng Kĩ thuật và phòng Kế hoạch phối hợp thực hiện và chịu trách nhiệm. Ta biết rằng để quản lý chi phí của dự án tốt thì chủ đầu tư phải cần tiến hành phân bổ vốn đầu tư cho các công việc hợp lý, phải xác định được nguồn vốn để đảm bảo đúng tiến độ của công trình.
Trong quá trình thực hiện đầu tư, Ban QLDA sẽ quản lý chi phí dựa trên kế hoạch chi phí đã được phe duyệt, thường xuyên có sự kiểm toán vốn đầu tư hàng năm, nếu thấy có phát sinh thêm chi phí thì phải làm báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
Trong từng công tác, Ban QLDA cố gắng thực hiện theo đúng tiến độ thi công nhằm giảm tối đa việc gia tăng thêm chi phí phát sinh.Bên cạnh đó, Ban QLDA cũng giám sát chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu, nhằm giảm thiểu những thất thoát và đồng thời đảm bảo chất lượng của hạng mục, tránh việc phải sửa chữa, gây tốn kém.
Tuy nhiên trên thực tế, do tác động của những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên trong quá trình Ban quản lý các dự án này thì luôn có những gia tăng thêm chi phí phát sinh trong tất cả các công việc. Cụ thể:
Bảng 4: Sai sót trong các công tác làm tăng chi phí của dự án.
TT
Sai sót trong quá trình
thực hiện
Mức độ xuất hiện
Tăng chi phí
1
Công tác khảo sát- thiết kế
40%
Tăng thêm 100 triệu –
5 tỉ
2
Công tác giải phóng mặt bằng
70%
Tăng thêm 200 triệu –
6 tỉ
3
Công tác đấu thầu
20%
Tăng thêm 200 triệu –
3 tỉ
4
Công tác thi công
50%
Tăng thêm 300 triệu –
5 tỉ
Phòng: Kế hoạch
2.2.4. Quản lý về chất lượng dự án.
Quản lí chất lượng dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiên đề ra. Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và việc thực hiện chúng thông qua các hoạt động kiểm soát, giám sát chất lượng trong hệ thống.
Ban QLDA thường thực hiện quản lý chất lượng dự án trong suốt giai đoạn thực hiện đầu tư, từ lúc bắt đầu các công việc của công tác chuẩn bị đầu tư, trong công tác thực hiện đầu tư và đến công tác kết thúc đầu tư. Việc đảm bảo chất lượng của từng phần việc, giúp Ban QLDA có thể đảm bảo được thời gian thi công, chi phí cũng như chất lượng của công trình. Từ đó, Ban QLDA có thể tránh được những sai sót không đáng có, đồng thời sẽ dễ dàng sửa chữa ngay khi phát hiện ra sai sót.
Trong công tác Chuẩn bị đầu tư, Quản lý chất lượng dự án bao gồm có:
Quản lý chất lượng khảo sát thiết kế, dự toán:
Vì công tác khảo sát thiết kế, tổng dự toán là công tác đặt nền móng cho giai đoạn thực hiện đầu tư, vì vậy chất lượng của công tác này phải thật sự đảm bảo để không gây khó khăn cho quá trình thực hiện đầu tư sau này. Quản lý chất lượng ở đây chính là công tác thẩm định khảo sát thiết kế dự toán trong đó, Ban QLDA luôn đảm bảo thực hiện một cách khách quan, trung thực, chính xác.
Đối với những dự án có tổng mức đầu tư trên 150 tỷ, sau khi đơn vị thiết kế bàn giao hồ sơ thiết kế và dự toán cho Ban QLDA, phòng Thẩm định thẩm tra lại sau đó mới trình Tổng công ty Truyển tải điện Quốc Gia hoặc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Còn đối với những dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 150 tỷ,phòng thẩm định thẩm tra lại rồi tiến hành thi công ngay.
Bộ phận thẩm định thiết kế, tổng dự toán và dự toán của Ban QLDA hiện nay được giao cho phòng Thẩm định. Nhìn chung công tác thẩm định đã tuân thủ định mức và đơn giá do Nhà nước quy định, thực hiện đúng thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Tuy nhiên do tình trạng sai sót trong thiết kế và dự toán vẫn còn nhiều và do nhiều yếu tố khác làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thẩm định:
+ Bộ phận thẩm định nhiều khi do phải đảm nhận cùng một lúc nhiều dự án trong khi thời gian thì ngắn nên việc thẩm định chất lượng của một số hồ sơ không cao.
+ Tình trạng hồ sơ thiết kế sai sót, công tác thẩm định mang tính hình thức chưa kiểm soát hết được sự bất hợp lý, không đồng nhất trong hồ sơ thiết kế, xảy ra ở hầu hết các dự án làm mất rất nhiều thời gian phải chỉnh sửa, làm chậm tiến độ chung của dự án, khó khăn trong công tác đấu thầu và tổ chức thi công.
+ Bên cạnh đó,do năng lực của bên tư vấn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của dự án, hoặc là do khảo sát thiết kế ẩu…nên gây ra rất nhiều lỗi trong quá trình thực hiện công tác khảo sát thiết kế. Ban QLDA trong quá trình thẩm định đã kịp thời phát hiện ra những sai sót đó để sửa chữa. Tuy nhiên việc này đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ cũng như chi phí thực hiện công trình.Cụ thể như:
Trong công tác khảo sát phục vụ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, một số công trình có sai khác nhiều so với thực tế về địa chất, địa hình dẫn đến phát sinh khối lượng trong quá trình thi công rất lớn. Một số đơn vị Tư vấn đã khảo sát qua loa, không đúng quy trình kỹ thuật, vì lợi nhuận nhiều đơn vị khảo sát đã bỏ qua một số mũi khoan theo quy định, dùng phương pháp nội suy để có các số liệu về địa chất ... từ đó dẫn đến số liệu khảo sát không chính xác, không đúng với thực tế. Ví dụ:
Đường dây 500kV Hà Tĩnh – Thường Tín với tổng số 861 vị trí trong đó đường dây đi qua địa phận xã Yên Thành thuộc tỉnh Nghệ An với 25 vị trí, phần lớn các móng có địa chất là đá cấp 2, nhưng báo cáo khảo sát lại đá cấp 4 làm tăng giá thành công trình. Dưới đây là bảng so sánh giá trị do công tác khảo sát chưa sát với thực tế của 1 vị trí móng dẫn đến tăng chi phí công trình.
Bảng 5 : Bảng so sánh sai lệch địa chất trong công tác khảo sát
Loại móng
Khối lượng khảo sát đào móng(m3)
Thành tiền
( nghìn đồng)
Khối lượng thực tế đào móng
(m3)
Thành tiền
thực tế
( nghìn đồng)
Đất C2
Đá C4
Đất
C2
Đá
C4
Đất C2
Đá C4
Đất C2
Đá
C4
4T34-42
616,7
276,5
28.917
45.345
702.2
190
32.962
31.159
Nguồn Phòng kỹ thuậ
Như vậy trong dự án này so với khảo sát ban đầu, khối lượng thực tế khi thi công đã sai lệch khá nhiều. Chính vì chất lượng khảo sát không tốt vì vậy đã làm tăng chi phí xây dựng lên hơn 11 triệu đồng.
Đối với Trạm biến áp 220kV Lào Cai và đấu nối do khảo sát không kỹ phải thay đổi phương án thiết kế nền móng gây lãng phí lên đến tỷ đồng.
Các đơn vị tư vấn đôi khi chưa chú trọng khảo sát kỹ nên khi lập giá dự toán gói thầu rất cao so với giá trúng thầu, không sát với thực tế; trong đề án không so sánh và lựa chọn phương án tối ưu để tránh tối đa việc đền bù, phải sửa đi sửa lại nhiều lần kể cả trước và sau khi trình duyệt nên đến giai đoạn sau phải xin thoả thuận lại hoặc phải thay đổi tuyến làm tăng tổng mức đầu tư và chậm tiến độ công trình.
Công tác thiết kế lập biện pháp tổ chức thi công chưa sát với thực tế dẫn đến còn sai sót như cự ly vận chuyển đường ngắn, một số vị trí lập biện pháp thi công móng bằng thủ công nhưng thực tế có thể thi công bằng máy như Đường dây 500kV Hà Tĩnh – Thường Tín, đường dây 220kV Hà Khẩu – Lào Cai.
Chất lượng khảo sát, thiết kế của một số đề án thiết kế chưa tốt dẫn tới việc phát sinh nhiều trong khi thi công, phát sinh dự toán làm tăng chi phí dự án và chậm tiến độ thi công. Cụ thể như: Đường dây và trạm 500kV Hà Tĩnh – Thường Tín:
Do thiết kế tính toán khối lượng san gạt mặt bằng móng và kè móng chưa chính xác dẫn đến phát sinh dự toán làm tăng trên 1,5 tỷ đồng.
Do thiết kế thép chịu lực của một số vị trí móng cột tính thiên cao so với yêu cầu kỹ thuật của công trình mà trên thực tế đã sử dụng làm tăng chi phí công trình với số tiền hơn 800 triệu đồng.
Trên thực tế công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng của Ban QLDA hiện nay mới chú trọng đến kiểm tra về mặt hồ sơ thiết kế có đúng thiết kế cơ sở đã được duyệt hay không, khối lượng giữa thiết kế và dự toán có phù hợp không. Còn về hiệu quả của dự án thì ít được chú trọng đến, thường chỉ dựa vào những ý kiến được nêu ra trong dự án để xem xét với mục đích làm sao cho phù hợp với tổng mức đầu tư để dự án sớm được phê duyệt. Điển hình như:
Đường dây 110kV Hải Dương - Phố Cao, đây là công trình quy mô nhóm C nên theo phân cấp Ban QLDA tự thẩm định và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán của công trình trên cơ sở Tổng mức đầu tư đã dược Tập đoàn điện lực Việt Nam phê duyệt. Nhưng đến nay đang thi công phần móng đã gặp phải nhiều sự bất hợp lý trong hồ sơ thiết kế, một số bộ phận công trình không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, khối lượng tính thiếu nhiều. Ban QLDA đã nhiều lần mời thiết kế xuống kiểm tra thực tế để bổ sung nhưng tiến độ chỉnh sửa lại hồ sơ thiết kế rất chậm, phải trình lại Tập đoàn điện lực Việt Nam phê duyệt điều chỉnh Tổng mức đầu tư, chậm tiến độ hơn 8 tháng.
Quản lý chất lượng công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu.
Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu là một công tác quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình cũng như tiến độ thi công và chi phí thi công.Nếu lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực, công tác thi công thực hiện công trình sẽ diễn ra suôn sê, không gặp phải nhiều khó khăn, Ban QLDA cũng không mất quá nhiều công sức để giám sát, không mất nhiều thời gian, chi phí để sửa chữa sai sót hơn nữa chất lượng của công trình sẽ được đảm bảo hơn. Bên cạnh đó, nếu như công tác lựa chọn nhà thầu diễn ra không tốt, nhà thầu được chọn không đủ năng lực sẽ dẫn đến tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng chấp nhận chịu phạt, làm cho Ban QLDA phải mất thời gian tổ chức đấu thàu lựa chọn nhà thầu lại, gây ra việc chậm tiến độ và phát sinh thêm chi phí. Nếu nhà thầu không đủ năng lực được chọn và tiếp tục làm thì cũng không đảm bảo được chất lượng của công trình, không đảm bảo được thời gian thi công đúng tiến độ, đồng thời gây khó khăn trong công tác giám sát của Ban QLDA.
Bởi vậy Công tác quản lý chất lượng công tác đấu thầu là rất quan trọng. Ban QLDA luôn thực hiện quản lý một cách nghiêm túc tránh tình trạng không minh bạch đảm bảo quá trình đấu thầu diễn ra theo đúng quy trình, đầu đủ các nội dung, đảm bảo tính công bằng khách quan. Đồng thời đảm bảo không xảy ra việc chuẩn bị đấu thầu không tốt, thiếu tính chặt chẽ từ khâu chuẩn bị hồ sơ thầu bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, bóc tách khối lượng ... dẫn đến trong quá trình thực hiện hợp đồng phải thay đổi thiết kế, phát sinh khối lượng kéo dài tiến độ thi công, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thay đổi giá hợp đồng... Tuy nhiên, quá trình triển khai lựa chọn nhà thầu trong Ban QLDA vẫn còn một số hạn chế dẫn đến chất lượng, tiến độ và hiệu quả của dự án không cao. Cụ thể:
Một số dự án công tác chuẩn bị đấu thầu không tốt, thiếu tính chặt chẽ từ khâu chuẩn bị hồ sơ thầu bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, bóc tách khối lượng ... dẫn đến trong quá trình thực hiện hợp đồng phải thay đổi thiết kế, phát sinh khối lượng kéo dài tiến độ thi công, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thay đổi giá hợp đồng... Ví dụ Theo thống kê của phòng đấu thầu, những sai sót trong quá trình tổ chức đấu thầu như yêu cầu quá cao, hồ sơ không rõ ràng gần đây xuất hiện khá nhiều, chiếm khoảng 30% trên tổng số các dự án mà Ban QLDA quản lý.Những sai sót này không những làm chậm tiến độ của công trình đồng thời làm tăng chi phí của dự án. Cụ thể:
Bảng 6: Những sai sót trong quá trình tổ chức đấu thầu.
TT
Những sai sót khi tổ chức đấu thầu.
Ảnh hưởng đến tiến độ
Ảnh hưởng đến chi phí.
1.
Hồ sơ thầu không rõ ràng
Chậm 3tháng – >1năm
Tăng 300trđ – 1tỷđ
2.
Yêu cầu đấu thầu quá cao
Chậm 2tháng – >1năm
Tăng 200trđ – 1tỷđ
Nguồn: Phòng Đấu thầu
Bên cạnh đó, trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu luôn xảy ra những tiêu cực mà Ban QLDA luôn phải đề phòng khi thực hiên công tác đấu thầu.
Thực tế xây dựng những năm từ 2005 đến nay cho thấy rất nhiều nhà thầu bỏ giá rẻ, thậm chí chỉ đạt 60% giá trị gói thầu theo kế hoạch gây nên tình trạng phá giá trong xây dựng, đây là một sự cạnh tranh không lành mạnh. Một số nhà thầu do không tính toán kỹ về biện pháp thi công hoặc do nhà thầu đang không có việc làm nên họ đã đưa ra giá dự thầu thấp hơn giá được phê duyệt rất nhiều với mục đích được trúng thầu. Đến khi thi công nhà thầu mới phát hiện ra không thể làm nổi hoặc càng làm càng lỗ hoặc không có đủ năng lực, phương tiện kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu thậm chí sẵn sàng chịu phạt vì đơn phương chấm dứt hợp đồng làm cho chủ đầu tư lại phải tổ chức đấu thầu lại những công việc chưa làm nên dự án bị kéo dài, chất lượng không đồng bộ làm tốn kém tiền của.
Điển hình là dự án Mở rộng Trạm biến áp 220kV Nghi Sơn. Do đây là dự án mở rộng nằm trong khu vực trạm 220kV Nghi Sơn đang vận hành vì vậy đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra biện pháp thi công khác với các dự án xây dựng thông thường, nhưng một phần do chủ quan một phần do nhà thầu đang trong giai đoạn khó khăn về tài chính nên để trúng thầu đã bỏ với giá 11,36 tỷ cho cả phần xây và phần lắp trong khi giá gói thầu theo kế hoạch gần 21 tỷ đồng. Trong quá trình thi công được một số công việc, do giá nguyên nhiên vật liệu trên thị trường có biến động mạnh nhà thầu không đủ năng lực và có văn bản xin thôi không thực hiện tiếp đồng thời chấp nhận chịu phạt theo quy định của hợp đồng.
Thêm vào đó là tình trạng nâng giá thầu thông qua những cuộc cạnh tranh không lành mạnh, đây chính là nguyên nhân làm thất thoát vốn đầu tư của nhà nước, không mang lại hiệu quả cao trong đầu tư xây dựng. Để được trúng thầu với giá cao gần bằng giá gói thầu đã được phê duyệt, các nhà thầu đã có sự dàn xếp không lành mạnh như hoặc bỏ giá cao hơn hoặc tạo ra lỗi cơ bản khi xét thầu.
Theo thống kê của phòng đấu thầu:
Bảng 7: Những tiêu cực xảy ra trong quá trình tổ chức đấu thầu.
TT
Những tiêu cực xảy ra trong quá trình tổ chức đấu thầu.
Ảnh hưởng đến
tiến độ
Ảnh hưởng đến
chi phí
1
Liên kết giữa các nhà thầu để tạo ưu tiên cho 1 nhà thầu.
Chậm 1tháng – 3tháng
Tăng 200trđ – 1tỷđ
2
Không có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu.
Chậm 3tháng – >1năm
Tăng 100trđ–>300trđ
3
Nhà thầu trúng thầu không đủ
năng lực
Chậm 3tháng – >1năm
Tăng 300trđ – >1tỷđ
Nguồn: phòng đấu thầu
Trên thực tế, để phát hiện cósự cạnh tranh không lành mạng, thông đồng, giàn xếp giữa các nhà thầu hay không đó lại là việc làm không dễ. Bởi vậy Ban QLDA luôn phải tập trung cảnh giác, khi thấy có biểu hiện của tiêu cực thì phải ngay lập tức điều tra làm rõ, và đến khi phát hiện được sai phạm thì cần hủy bỏ ngay kết quả đấu thầu,tổ chức đấu thầu lại và cảnh cáo, kỉ luật các nhà thầu gian lận.
Hiệu quả đấu thầu trước tiên là ở chỗ thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các công việc theo đúng yêu cầu đề ra, đảm bảo chất lượng công trình, thời gian, tiết kiệm vốn đầu tư với giá cả hợp lý, chống lại tình trạng độc quyền về giá.Ban QLDA luôn đảm bảo công tác đấu thầu tạo ra sự cạnh tranh để làm động lực cho sự phát triển, cả về lực lượng sản xuất và nhận thức của con người để phù hợp với ứng xử của nền kinh tế thị trường phát triển.
Quản lý chất lượng công tác thi công xây dựng công trình.
Công tác thi công xây dựng công trình bắt đầu sau khi thực hiện Đấu thầu và đã lựa chọn được nhà thầu có năng lực nhất. Đây là công tác quan trọng nhất để thực hiện dự án, chiếm một thời gian dài nhất trong toàn bộ chu trình quản lý dự án và điều quan trọng hơn là quyết định chất lượng công trình xây dựng, thời hạn xây dựng theo kế hoạch.
Chính vì vậy, để đảm bảo chất lượng của công trình được tốt nhất mà không làm chậm tiến độ dự án cũng như tăng chi phí dự án, Ban QLDA luôn thực hiện giám sát thi công xây dựng song song với công tác thi công. Chỉ có như vậy, Ban QLDA mới đảm bảo được việc thi công sẽ luôn liên tục, ít xảy ra sai sót, và sẽ khắc phục được sai sót ngay sau khi phát hiện, không mất thời gian cũng như chi phí trong việc tìm kiếm,già soát lại.
Đây cũng chính là khâu rất quan trọng trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trên công trường để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.Ban sẽ tổ chức giám sát thi công xâu dựng công trình theo những nội dung sau:
Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình.
Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
+ Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào dự án.
+ Kiểm tra về hệ thông quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
+ Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn, phục vụ thi công xây dựng công trình.
+ Kiểm tra các cơ sở sản xuất vật tư sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình di nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế. Bao gồm:
+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm và kết quả kiểm định chất lượng của thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình.
+ Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật tư thiết bị lắp đặt do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì Ban thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình.
Kiểm tra và qía sát trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm:
+ kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
+ Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại công trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật kí giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.
+ Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
+ Tập hợp, kiểm tra tài kiệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàng thành công trình xây dựng.
+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kế điều chỉnh.
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
+ Chủ trì , phối hợp với các bên liên quan để giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.
Do tính chất tuyến của các đường dây trải dài qua nhiều tỉnh/thành, số lượng công việc nhiều, phức tạp trong khi lực lượng cán bộ kỹ thuật của Ban QLDA lại quá hạn chế, vì vậy để đảm bảo cho chất lượng của công trình và tiến độ hoàn thành,Ban QLDA luôn việc ký hợp đồng Tư vấn giám sát thi công với các đơn vị Tư vấn giám sát có năng lực chuyên môn cao.
Đối với các công trình chỉ định thầu xây lắp, Tập đoàn điện lực Việt Nam chủ trương giao cho Công ty Truyền tải điện 1 thực hiện giám sát thi công xây lắp các đường dây và trạm biến áp đồng thời là đơn vị tiếp quản vận hành sau này đã tạo nhiều thuận lợi trong công tác giám sát, quản lý chất lượng và nghiệm thu bàn giao được nhanh chóng. Trên thực tế Công ty truyền tải điện 1 đã thực hiện tương đối tốt trách nhiệm giám sát của mình. Điển hình là dự án Đường dây và trạm 500kV Hà Tĩnh - Thường Tín và các dự án mua điện Trung Quốc. Cán bộ kỹ thuật của Công ty luôn theo dõi, giám sát thường xuyên tại hiện trường, phát hiện sai sót phối hợp cùng với cán bộ kỹ thuật giám sát của Ban QLDA xử lý kịp thời, lập biên bản nghiệm thu, giúp cho việc hoàn thành các hạng mục công trình nhanh chóng.
Còn đối với các dự án khác thì Ban QLDA thường chủ động ký hợp đồng thuê các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và năng lực để giám sát thi công. Đồng thời Ban QLDA cũng phân công một số cán bộ kỹ thuật phối hợp cùng giám sát thi công để nâng cao chất lượng cho công trình. Các cán bộ giám sát của Ban trước đây đã làm công việc tư vấn giám sát ở nơi công tác cũ, đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng nên ít nhiều đã có kinh nghiệm vững vàng. Để nắm bắt được kịp thời công tác thi công ngoài công trường, Ban yêu cầu đơn vị tư vấn giám sát và các nhà thầu gửi báo cáo định kỳ hàng tuần về tình hình tiến độ, chất lượng thi công, khối lượng thực hiện.
Thực tế các đơn vị Tư vấn giám sát đã thực hiện tương đối tốt trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, trong một số dự án công tác này thực hiện còn mang tính hình thức chưa mang lại hiệu quả cao. Có trường hợp cán bộ giám sát đã ký biên bản chuyển bước thi công và nghiệm thu, nhưng sau khi cán bộ Ban QLDA kiểm tra thì phát hiện sai sót, phải xử lý mất nhiều thời gian và rất tốn kém.
Công tác quản lý các đơn vị tư vấn giám sát của Ban QLDA được giao cho phòng Kĩ thuật đảm nhiệm.. Do số lượng các cán bộ kỹ thuật của Ban quá mỏng mà khối lượng công việc thì quá nhiều nên cán bộ kỹ thuật của Ban thường chỉ kiểm tra khi thực hiện các công tác nghiệm thu quan trọng mà không giám sát được hết tất cả các khâu trong quá trình thi công.
Tuy nhiên trên thực tế Ban QLDA nói chung và phòng Kĩ thuật nói riêng thường giao cho các đơn vị tư vấn giám sát có mối quan hệ thân thiện để giám sát Điều này trên 1 khía cạnh là tốt tuy nhiên do vậy nên đã xảy ra tình trạng ngại va chạm giữa các cán bộ giám sát và nhà thầu thi công dẫn đến làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án, hiệu quả của nhiều dự án không cao. Điển hình như hạng mục xây dựng nhà điều khiển của dự án Trạm biến áp 220kV Bắc Ninh, do đơn vị Tư vấn giám sát không kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi thi công, không làm sạch vật liệu cát, đá trước khi xây, vì vậy công trình vừa mới đưa vào sử dụng nhưng chất lượng của nhà điều khiển không đảm bảo, tường bị bong lở, và thấm và gạch lát nền nhà bị bung, vỡ nhiều.
Ngoài ra công tác giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên công trường của đơn vị giám sát chưa được chú trọng. Mặc dù đây chỉ là một công tác nhỏ nhưng lại làm ảnh hưởng đến môi trường sống của mọi người trong công trường và các hộ dân xung quanh.
Trong thời điểm từ năm 2005- 2009, hầu hết tất cả các dự án mà Ban QLDA quản lý đều vấp phải nhiều sai sót trong quá trình thực hiện.Các sai sót này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: khách quan và chủ quan.Nguyên nhân khách quan là do Công tác thi công xây dựng dự án lưới điện thường kéo dài rất lâu vì thế thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu, các yếu tố ảnh hưởng về mặt kinh tế như giá thành nguyên vật liệu tăng… Bên cạnh đó còn có những sai sót còn do những nguyên nhân chủ quan như: năng lực yếu kém của các cán bộ trong Ban QLDA, hay trong đơn vị tư vấn khảo sát, giám sát hay của bên nhà thầu, hoặc do những sai sót từ các công việc trước mà Ban QLDA không phát hiện ra trong quá trình thẩm định giám sát. Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, làm giảm chất lượng và làm tăng chi phí của dự án.
Biểu dồ 2 : Số lượng công trình gặp rủi ro trong quá trình thực hiện thi công do sai sót của những khâutrước.
Những sai sót trong các công việc trước làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình thường xuất hiện rất nhiều. Điều này thể hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc- Tổng công ty truyển tải điện Quốc Gia.doc