Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Tây Hồ trong quá trình đô thị hóa

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 3

I VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 3

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI. 4

1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm hồ sơ địa chính. 4

1.1 Khái niệm. 4

1.2 Phân loại. 4

2 Yêu cầu, phân cấp lập và quản lý hồ sơ địa chính. 8

2.1 Yêu cầu. 8

2.2. Phân cấp lập và quản lý. 9

3. Vai trò của việc xác lập hồ sơ địa chính. 10

4. Những quy định pháp lý chủ yếu về lập, quản lý hệ thống HSĐC 13

4.1. Hồ sơ địa chính bao gồm: 13

4.2. Nội dung HSĐC bao gồm các thông tin về thửa đất sau đây: 13

III.CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ. 22

1. Quản lý địa chính bằng hệ thống địa bạ thời kỳ thịnh trị của phong kiến Việt Nam (1428 - 1888) 22

2. Quản lý địa chính bằng hệ thống tổng hợp địa bạ và bằng khoán thời thuộc Pháp (1858 - 1954) 23

3 . Quản lý địa chính bằng hệ thống bằng khoán hiện nay. 25

IV.NHU CẦU TIN HỌC HOÁ HỆ THỐNG QUẢN LÍ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 25

1 Vận dụng tin học hóa hệ thống quản lí HSĐC 25

2. Những khó khăn, trở ngại của quá trình tin học hóa hệ thống quản lý HSĐC 28

3. Vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 34

3.1.Khái niệm 34

3.2.Yêu cầu đối với chức năng của CSDL địa chính 35

3.3.Yêu cầu đối với phần mềm quản trị CSDL địa chính 36

3.4.Lộ trình xây dựng CSDL địa chính 37

V. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HỆ THỐNG HSĐC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 37

1. Hệ thống hồ sơ địa chính của ôxtrâylia 38

2. Hệ thống hồ sơ địa chính của Malaysia 40

3. Hệ thống hồ sơ địa chính của Thuỵ Điển 41

4. Hệ thống hồ sơ địa chính của Pháp 43

5. Những kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu quản lý hệ thống hồ sơ địa chính của các nước 45

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ HSĐC Ở QUẬN TÂY HỒ 46

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 46

1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 46

2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của quận Tây Hồ. 47

2.1 Đặc điểm dân cư, lao động 47

2.2. Cơ sở hạ tầng 48

2.3 Đặc điểm các ngành kinh tế của quận 49

II. CÁC ĐẶC THÙ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA QUẬN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ. 52

III. HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 59

IV. CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ 61

III. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ 62

1. Tình hình đăng kí - cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 62

2 .Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính 68

3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lí đất đai và ảnh hưởng đối với công tác quản lí hồ sơ địa chính 70

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH. 73

I.PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH. 73

1 Những tồn tại và bất cập trong quản lý Hồ sơ địa chính. 73

2. Phương hướng, nhiệm vụ cụ thể. 77

2.1.Tăng cường pháp chế trong quản lý Nhà nước. 77

2.2 Tăng cường công tác quy hoạch và kế hoạch. 78

2.3. Tăng cường thanh tra đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân về đất đai. 78

2.4. Hoàn thành công tác đăng ký đất đai, lập HSĐC, cấp GCNQSD đất. 78

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN, ĐỔI MỚI HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ. 81

1 Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu địa chính quận Tây Hồ 81

1.1 Xây dựng sơ đồ phân cấp chức năng. 81

2 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác quản lý địa chính 86

3. Kiện toàn bộ máy quản lý đất đai - điều kiện tiên quyết và là chủ thể của công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý đất đai 86

4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai theo hướng đơn giản hóa 90

III. KIẾN NGHỊ 93

1. Các kiến nghị đối với UBND thành phố Hà Nội 93

2. Các kiến nghị đối với UBND quận Tây Hồ 94

KẾT LUẬN 96

 

 

doc135 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5340 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Tây Hồ trong quá trình đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống địa chính Naponeon. HSĐC trong hệ thống Naponeon gồm: - Bình đồ giải thửa đo vẽ theo đơn vị xã; - Bản mô tả chú giải cho bình đồ và từng thửa đất; - Sổ địa bạ gốc thống kê tổng hợp theo từng chủ sở hữu dưới dạng một bản kê tài sản và đánh giá tài sản. Trong hệ thống địa chính mang chức năng thuế khoá của Pháp, ngành lập pháp không công nhận ngành hành pháp có khả năng chứng minh quyền sở hữu đất đai. Cơ quan địa chính xây dựng bản đồ địa chính thể hiện các thửa đất một cách tin cậy nhất như một thực thể có liên quan đến một đơn vị tính thuế. Các thông tin đất đai chỉ đóng vai trò một văn bản ghi nhận hiện trạng sử dụng đất, chúng không có giá trị làm chứng cứ pháp lý mà chính chủ sở hữu đất phải tự chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua các chứng thư pháp lý khác theo luật dân sự. Hệ thống địa chính này thuộc loại hệ thống địa bạ. Theo tác giả Stéphane, La Vigne (1996) có thể tóm tắt các giai đoạn kế tiếp nhau của quá trình xây dựng địa chính đương đại ở Pháp bằng sơ đồ sau: Cập nhật Rà soát lại Địa bạ cũ Đổi mới Tu bổ, sửa lại Làm lại Chỉnh sửa lại Từ năm 1970 - 1974 đã diễn ra những biến đổi sâu sắc trong quản lý thông tin địa chính ở Pháp. Trước hết là rà soát lại toàn diện kết quả đánh giá đất đối với các tài sản đất đã xây dựng do cơ quan địa chính tiến hành và đã được áp dụng để làm thuế cho năm 1974. Sau đó là việc tin học hoá các thông tin địa chính theo hệ thống tin học phân nhóm, vận hành theo thời gian thực và theo kiểu đối thoại. Đến nay việc tin học hoá được mở rộng đến toàn bộ các xã trong một hệ thống MAJIC (cập nhật các thông tin về địa chính). Hệ thống MAJIC được đưa vào các Sở địa chính để xử lý các thông tin được tổ chức và tập hợp dưới dạng những tư liệu địa chính tập trung ở những trung tâm tin học cấp vùng (CRI) chuyên xử lý những số liệu về nhà đất. Mỗi Sở địa chính đều có cơ sở dữ liệu riêng cho khu vực mình quản lý mà nó truy nhập thường xuyên. Thông tin địa chính được tổ chức dưới dạng những tập hợp có cấu trúc của các thông tin, nhóm thành những thực thể khác nhau (thửa, ngôi bất động sản, cá nhân, lô) liên kết với nhau bằng những quan hệ phân cấp bậc hay chức năng. Việc đọc cơ sở dữ liệu trên màn hình cho phép nhìn trực quan phần mô tả các khoản mục cần tìm tuỳ theo phương thức truy nhập biến hoá theo bản chất của thông tin Trong hệ thống MAJIC, việc xử lý những thay đổi được các Sở thực hiện trên máy tính, ngay từ khi tiếp nhận được các chứng từ (trích lục chứng thư, tài liệu đo đạc, trạng thái mô tả phân vị hoặc cả các khai báo về những bất động sản xây dựng,…). Việc cập nhật các cơ sở dữ liệu được thực hiện theo thời gian thực liên tục trong năm, do các Sở địa chính có điều kiện sử dụng nguồn thông tin luôn cập nhật. 5. Những kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu quản lý hệ thống hồ sơ địa chính của các nước Trên thế giới, nhiều nước đã có kinh nghiệm về lập HSĐC hàng năm nay, tuỳ vào tình hình kinh tế- xã hội của họ để chọn ra hình thức và nội dung phù hợp (hồ sơ địa chính kiều Pháp, HSĐC kiều Torrens-giấy chứng nhận...), tuy có nhiều điểm khác nhau về cả nội dung và hình thức nhưng đều có thể chuyển hoá theo sự phát triển của kỹ thuật tin học hiện đại và đều lấy thửa đất làm cơ bản, làm đối tượng để lập và quản lý. Qua việc tìm hiểu các hệ thống quản lý HSĐC tại một số nước đã nêu ở trên có thể rút ra nhận xét sau đây: - Hệ thống HSĐC thiết lập ở bất kỳ Quốc gia nào đều không tách rời mục tiêu là quản chặt quỹ đất đai. - Các hệ thống tài liệu HSĐC ở các nước nghiên cứu đều đi sâu thể hiện từng thửa đất của mỗi chủ sở hữu kèm theo các thông tin cần thiết phục vụ việc thu thuế, các nhu cầu về thông tin đất đai và yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu đất đâi. Để hiện đại hoá quản lý hệ thống HSĐC, các nước đều tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu (ngân hàng dữ liệu) về đất đai và xây dựng, vân hành hê thống thông tin đất đai. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ HSĐC Ở QUẬN TÂY HỒ I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Quận Tây Hồ là đơn vị hành chính cấp quận được thành lập theo Nghị định số 69/CP ngày 28/10/1995 của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996. Quận có tổng diện tích tự nhiên là 2400.81 ha với 8 đơn vị hành chính gồm 05 xã thuộc huyện Từ Liêm trước đây và 03 phường thuộc quận Ba Đình. 1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên. Quận Tây Hồ nằm ở phía tây bắc của thành phố Hà Nội: Phía bắc của quận giáp với 3 xã của huyện Đông Anh là xã Hải Bối, xã Vĩnh Ngọc và xã Tầm Xá. Phía nam quận là trung tâm chính trị Ba Đình với các phường ranh giới là Cống Vị, Ngọc Hà, Quán Thánh, Trúc Bạch và Phúc Xá. Phía đông và phía đông bắc giáp ranh với phường Ngọc Thuỵ của quận Long Biên. Phía tây quận giáp huyện Từ Liêm với các xã giáp ranh là Đông Ngác, Xuân Đỉnh và phường Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy. Quận Tây Hồ là vùng đất tương đối đặc biệt, ở giữa là Hồ Tây, xung quanh được bao bọc bởi các tuyến đường giao thông Hoàng Hoa Thám, Thuỵ Khuê, Thanh Niên, Yên Phụ, Nghi Tàm và Lạc Long Quân. Hơn thế nữa, quận Tây Hồ có sự pha trộn giữa các phường nội thành (Thuỵ Khuê, Yên Phụ, Buởi) và các phường trước là các xã ngoại thành thuộc huyện Từ Liêm được nhập vào quận Tây Hồ (Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Từ Liêm, Phú Thượng). Nằm ở vị trí đặc thù này, quận Tây Hồ được quy hoạch như một trung tâm du lịch- dịch vụ của thủ đô Hà Nội. Vị trí quan trọng của quận Tây Hồ có tác động mạnh mẽ đến sự biến động sử dụng đất của khu vục cả về chất lượng và số lượng thông qua các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Quận Tây Hồ chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình đô thị hoá dẫn đến các quan hệ sử dụng đất phức tạp gây không ít khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận. Quận Tây Hồ có hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ và đường sông tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội của quận, đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch bằng đường bộ, đường thuỷ mà không phải quận nào của Hà Nội cũng có được. Quận Tây Hồ có diện tích mặt nước lớn, lại nằm ven sông Hồng, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước. Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ công truyền thống. Với các công trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ Đô. Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm. Như vậy trong tương lai, quận Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học-công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội củ Quận nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung 2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của quận Tây Hồ. Do nằm ở vị trí khá đặc biệt, vừa giáp với sông Hồng, vừa bao quanh hồ lớn là Hồ Tây, lại là nơi giáp giữa nội thành và ngoại thành Hà Nội đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, quận Tây Hồ mang nhiều đặc điểm kinh tế- xã hội khác biệt so với các khu vực khác của thành phố Hà Nội 2.1 Đặc điểm dân cư, lao động Quận Tây Hồ bao gồm 8 phường với tổng số dân là 118.192 người, bình quân diện tích tự nhiên là 203.12 m2/người(2007). Và mật độ dân số trung bình là 4923 người/km 2. So với các quận nội thành khác, mật độ dân số của quận Tây Hồ có phần thấp hơn do diện tích mặt nước và diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn. Dân cư trong khu vực phân bố không đều, các phường thuộc nội thành cũ mật độ dân số khá cao: phường Yên Phụ, phường Bưởi trung bình 13.000-14.000 người/km2, phường Thuỵ Khuê, Xuân La từ 6.000 đến 6.800 người/km2, Nhật Tân, Quảng An và Phú Thượng khoảng 2.200- 3.300 người/km2 (bảng 1) Tính theo tổng số dân, tỷ lệ tăng dân số cơ học trên địa bàn quận Tây Hồ khá cao:năm1997: 14.73%, năm 1998: 12.16%, năm 1999: 11.12%, trong đó một số phường có tỷ lệ tăng dân số cơ học cao: 1997 1998 1999 - Phường Tứ Liên: 30.23% 27.36% 27.36% -Phường Quảng An : 30.23% 50.07% 21.95% Những năm gần đây, nhu cầu về đất ở đối với dân cư thành thị ngày càng tăng, đối với khu vực nghiên cứu nhu cầu này càng lớn vì trên địa bàn quận còn nhiều diện tích đất phù hợp để phát triển đất thổ cư, thêm vào đó, cảnh quan khu vực khá đẹp thu hút số lượng lớn dân cư định cư trong khu vực. Thống kê giai đoạn 2002-2006, tỷ lệ tăng cơ học toàn quận có dao động hàng năm song đều ở mức cao: Năm 2002 là 11.7%o, năm 2003 là:10.19%o, năm 2004 là:12.42%o, năm 2005 là:16.09%o, năm 2006 là:8.92%o. Trong số các phường tỷ lệ tăng cơ học năm 2006 lớn nhất là phường Tứ Liên:22.49%o, phường Xuân La:19.69%o, các phường có tỷ lệ thấp nhất là phường Yên Phụ: 5.81%o, thậm chí phường Thụy Khuê -3.15%o. Như vậy, tỷ lệ tăng dân số cơ học cao cũng là một trong những nguyên nhân gây biến động sử dụng đất (chủ yếu là chuyển nhượng đất thổ cư, thay đổi mục đích sử dụng đất). 2.2. Cơ sở hạ tầng Đường Nghi Tàm, Âu Cơ và An Dương Vương chạy dọc theo đê sông Hồng qua địa bàn của 5 phường Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An và Phú Thượng với chiều dài 7,5 km. Các tuyến đường Thanh Niên, Lạc Long Quân và Thụy Khê tạo thành hệ thống giao thông chính của quận. Ngoài ra còn có một số đường phố khác có chiều dài nhỏ như: phố Yên Phụ, phố Mai Xuân Thưởng, dốc Tam Đa, dốc La Pho, đường Đặng Thai Mai, đường Tây Hồ, Tô Ngọc Vân, đường An Dương… Hệ thống cáp ngầm, mạng lưới điện nước cũng như giao thông liên lạc chưa phát triển đồng bộ. Rất nhiều khu dân cư vẫn phải sử dụng nước giếng khoan, hệ thống chiếu sáng đô thị chưa được trải đều trên toàn quận, đặc biệt là các khu vực thuộc các xã ngoại thành cũ. Có một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn được thực hiện như: Nhà máy nước Yên Phụ (dự án nâng cấp nước sạch Phần Lan), Nhà máy nước Cáo Đỉnh, Trạm biến thế 110 KV Phú Thượng,…Bên cạnh đó có một số công trình trọng điểm cũng đã được đầu tư, làm ổn định môi trường xã hội và tự nhiên ở khu vực như: hệ thống đường hành lang 5 m chân đê dài 8 km về hai phía đê sông Hồng, kè Hồ Tây, bê tông hoá đường giao thông trong khu dân cư, xây dựng đường thoát nước. Về cơ sở hạ tầng xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quận Tây Hồ cho đến năm 2010: phát triển thương mại dịch vụ du lịch. Do đó, chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng xã hội cũng tập trung đầu tư vào việc xây dựng các khu vui chơi giải trí với số vốn đầu tư lớn như: Làng du lịch quốc tế Nghi Tàm (200 triệu USD), Công viên nước Hồ Tây (120 tỷ đồng VN), Sân gôn,… Bên cạnh đó, một số cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu như: trạm xá, trường học,…cũng đang dần được cải thiện. Trung bình mỗi phường có một trạm xá, 2 trường tiểu học, 2 trường PT THCS, ngoài ra còn có các trung tâm y tế khác và nhà văn hoá quận, câu lạc bộ các loại,… Cụ thể, trong những năm qua, quận đã xây dựng mới 22 sân chơi thiếu nhi, đầu tư xây mới 9 trường học, cải tạo 10 trường (với tổng số vốn đầu tư lên đến 30 tỷ đồng). 2.3 Đặc điểm các ngành kinh tế của quận Quận Tây Hồ với vị trí địa lý có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô, có tiềm năng du lịch, dịch vụ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ quận, từ ngày thành lập đến nay, kinh tế đạt mức tăng trưởng khá cao, phát triển theo đúng hướng đề ra là: Dịch vụ-Du lịch-Công nghiệp-Nông nghiệp. Kinh tế dịch vụ đã trở thành một ngành có vai trò quan trọng cơ cấu kinh tế của quận. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2007 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2000 và tỷ trọng từ 50% năm 2000 tăng lên 51,8% năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng gấp 2,7 lần năm 2000 và tỷ trọng chiếm 43,2%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 16,4% năm 2000 giảm xuống còn 5% năm 2007. *Ngành thương mại dịch vụ- du lịch. Đây là ngành phát triển rộng rãi hơn cả trong quận Tây Hồ. Năm 1999 tổng số hộ tham gia kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ là 2.485 hộ với 3.044 lao động. Trong số này có 1.338 hộ kinh doanh thương nghiệp, chủ yếu là các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, may mặc và đồ dùng gia đình, 680 hộ kinh doanh nhà hàng như các quán ăn, quán cà phê giải khát và 467 hộ kinh doanh các dịch vụ sinh hoạt. Tổng số kinh doanh thương nghiệp-dịch vụ tính theo hộ và người các năm gồm: Năm 2002 là 2.773 hộ, 3.996 người; 2003: 3.282 hộ, 4.899 người; 2004: 3.651 hộ,5.546 người; 2005: 4.029 hộ, 6.227 người; 2006: 4.432 hộ, 6.614 người. Trong đó phường Quảng An, Bưởi và Thụy Khuê đứng đầu về số hộ kinh doanh-dịch vụ (số liệu tương ứng là: 856.785 và 715 hộ), phường Quảng An, Yên Phụ và Thụy Khuê đứng đầu về số người kinh doanh-dịch vụ (số liệu tương ứng là: 1600, 1002 và 982 người). Về thương nghiệp- bán lẻ hàng hoá trong quận không có gì khác với các quận khác của Hà Nội. Riêng ngành dịch vụ ở đây đặc biệt phát triển do quận có nguồn tài nguyên du lịch phong phú kể cả tự nhiên và nhân văn, vì nói đến Tây Hồ thì trước hết phải nói đến du lịch. Nằm ở trung tâm của quận với diện tích mặt nước rộng 499.74ha, Hồ Tây là một điểm du lịch lý tưởng có thể thu hút trung bình mỗi ngày 3000-4000 lượt người tới đây nghỉ ngơi. Các cơ sở vui chơi giải trí ở đây gồm có: du thuyền Hồ Tây, câu lạc bộ câu cá Quảng Bá, Hồ bơi Tây Hồ, hồ bơi Quảng Bá, làng văn hoá Việt Nhật… Quanh Hồ Tây còn có một hệ thống gồm 64 di tích lịch sử-văn hoá-nghệ thuật có giá trị phần làm phong phú các hộat động du lịch ở đây. trong số 64 di tích này có 21 di tích đã được xếp hạng. Tiêu biểu hơn cả là đền Quán Thánh, chùa Trần Quốc, chùa Kim Liên, chùa Quảng Bá, phủ Tây Hồ, đinh Nhật Sách, chùa Tảo Sách, đỉnh Quán La, chùa Quán La, chùa Van Liên, đền Yên Thán, đền Vệ Quốc, đền Đồng Cổ, đền Voi Phục. Vào những ngày nghỉ, tết hoặc ngày rằm, mùng một hàng tháng, số lượng người đến các di tích trên rất đông. Theo thống kê của quận Tây Hồ, hàng năm số lượng khách đến du lịch khoảng 15-20 nghìn lượt người, trong số đó khách nước ngoài gần 10 nghìn người. Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là những năm gần đây, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và thực hiện chính sách “mở cửa” trong quan hệ quốc tế, số lượng khách sạn, nhà hàng trong quận tăng lên nhanh chóng. Riêng số khách sạn, nhà nghỉ đã lên tới 166 cơ sở. Số nhà hàng các loại là 1017, trong số đó quán ăn, tiện ăn là 553, quán cà phê giải khát 359 và các loại dịch vụ khác 105 cơ sở. Các nhà hàng, khách sạn loại này tập trung chủ yếu trên các trục đường chính của quận, như đường Thanh Niên, đường Nghi Tàm, Yên Phụ, Lạc Long Quân, Thụy Khuê và đặc biệt là khu bán đảo Tây Hồ. Tuy nhiên, việc xây dựng tràn lan một cách tự phát trong một thời gian trước đây đã gây ra nhiều biến động đó là việc chuyển nhượng QSDĐ mà đương sự không làm đúng các thủ tục theo luật định, xây dựng bừa bãi không có quy hoạch, phá vỡ thế cân bằng sinh thái, nghiêm trọng hơn là nhiều nơi dân đã lấn chiếm mặt hồ để xây dựng công trình, xây dựng hàng quán làm cho diện tích mặt nước trong khu vực ngày càng bị thu hẹp lại. Nhà cửa xây dựng tràn lan dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai. Nhà nước phải đền bù rất lớn mỗi khi có quy hoạch mới. Số lượng hàng quán lớn dẫn đến tình trạng không quản lý được lượng chất thải, gây ô nhiễm môi trường trong khu vực, gây ô nhiễm nước Hồ Tây. Đặc biệt là số lượng quán ăn đặc sản quá nhiều nằm dọc đê ở khu vực thôn Đông, Nhật Tân. *Ngành nông nghiệp Nằm ở vùng giáp ranh giữa nội và ngoại thành, ngành nông nghiệp của Tây Hồ khá phát triển, đặc biệt là 5 xã của huyện Từ Liêm cũ. Theo số liệu thống kê, diện tích đất nông nghiệp hiện nay khoảng 878.65ha chiếm 36.6% tổng diện tích đát đai của toàn quận. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở 5 phường là Phú Thượng, Xuân La, Nhật Tân, Tứ Liên và Quảng An, 3 phường còn lại chỉ có một diện tích nhỏ. Trong tổng só 878.65 ha đất nông nghệp, đất trồng lúa chiếm 61.9ha; đất trồng cây hàng năm khác (màu, rau, hoa) chiếm 237.71ha; đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 575.74 ha; số còn lại là đất trồng cây lâu năm, chỉ chiếm 3.3ha. Người dân trồng hai loại cây lương thực chính là lúa và ngô ở hai phường Xuân La và Phú Thượng. Cây thực phẩm gồm rau, đậu chiếm diện tích không đáng kể (4.2%) trong khu đó, diện tích trồng hoa còn chiếm một diện tích khá lớn Điều này cũng cho thấy tính chất đặc thù nông nghiệp của một quận phát triển du lịch, hoa và cây cảnh là một nghề truyền thống của người nông dân, đặc biệt là các loại hoa cao cấp như Đào, Quất đòi hỏi người trồng hoa phải có kinh nghiệm lâu năm mới đảm bảo thành công. * Ngành công nghiệp: Tây Hồ không phải là quận phát triển công nghiệp vì cơ sở công nghiệp chủ yếu phát triển trên quy mô nhỏ và thuộc thành phần kinh tế tập thể, tư nhân, hỗn hợp. Doanh thu từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận chỉ đạt 76.867 triệu đồng năm 2006. Trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn như ngành chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống chiếm 10.1% sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy chiếm 8.0%, sản xuất cao su, plastic chiếm 38.5%, các sản phẩm từ kim loại chiếm 14.1%, sản xuất đồ gỗ chiếm 10%. Ngoài công nghiệp nêu trên trong quận còn phát triển một số ngành nghề thủ công truyền thống. II. CÁC ĐẶC THÙ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA QUẬN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ. Tây Hồ là một quận được thành lập trong quá trình đô thị hoá ở giai đoạn hiện nay của Hà Nội và là một trong những quận đặc trưng cho tính chất “nửa thành thị nữa nông thôn” điển hình nhất của Thủ đô. Tuy nhiên lịch sử đô thị hoá của Tây Hồ đã được đánh dấu từ thời Phong kiến (giai đoạn đô thị hoá sơ khai), có những bước đột biến thời Pháp thuộc và trải qua nhiều giai đoạn phát triển của quá trình đô thị hoá XHCN (giai đoạn từ năm 1954 đến 1988). Trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế xã hội, quá trình đô thị hoá của Tây Hồ tiến lên một bước dài. Ngày nay việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Quận được kế thừa từ 3 chế độ quản lý đất đô thị khác nhau trên 3 khu vực: * Khu vực đô thị cải tạo thuộc chế độ đô thị cũ (Thuỵ Khuê, Yên Phụ- Quận Ba Đình cũ); * Khu vực đô thị mở rộng thuộc chế độ đát ven đô xưa (Bưởi, Quảng An-Huyện Từ Liêm cũ); * Khu vực đô thị mới thuộc chế độ đất nông nghiệp- nông thôn ngoại thành cũ (Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân La-huyện Từ Liêm cũ). Sau khi trở thành quận mới, 3 khu vực này có đặc điểm và tốc độ đô thị hoá khác nhau làm cho việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận có những phức tạp và khó khăn riêng: - Khu vực đô thị cải tạo thuộc chế độ đất đô thị cũ (Thụy Khuê, Yên Phụ- Quận Ba Đình cũ): là khu đô thị cũ, nề nếp quản lý tương đối ổn định, quỹ đất chưa sử dụng hầu như không còn, các vi phạm trong quản lý và sử dụng chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực xây dựng, cải tạo nhà không phép hoặc sai phép, sử dụng vỉa hè, lòng đường trái phép hoặc sai phép, gây ô nhiễm môi trường,… - Khu vực đô thị mở rộng thuộc chế độ đất ven đô xưa (Bưởi, Quảng An- huyện Từ Liêm cũ): là khu đô thị tập trung sôi động hiện nay, có tốc độ đô thị hoá vào loại cao nhất Hà Nội. Trình độ, nền nếp và biện pháp quản lý đất đai còn chưa theo kịp tốc độ đô thị hoá. Các vi phạm pháp luật quản lý đất diễn ra với nhiều hình thái: xây dựng và cải tạo không phép, sai phép, chuyển quyền sử dụng đất không làm đúng thủ tục, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, sai phép, xâm phạm hành lang bảo vệ công trình dưới nhiều hình thức, gây ô nhiễm môi trường,… - Khu vực đô thị mới thuộc chế độ đất nông nghiệp- nông thôn ngoại thành cũ (Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân La- huyện Từ Liêm cũ): là khu vực hiện còn song song hai chế độ quản lý: Chế độ quản lý đất nông nghiệp (HTX là chủ thể quản lý) và chế độ quản lý đất đô thị (UBND là chủ thể quản lý). Tốc độ đô thị hoá ở đây còn ở mức độ kiểm soát được khi các cơ quan quản lý làm đúng chức năng và có điều kiện. Tốc độ đô thị hoá ở đây còn ở mức độ kiểm soát được khi các cơ quan quản lý làm đúng chức năng và có điều kiện thuận lợi thực hiện những phương án quy hoạch sử dụng đất, những quy hoạch chiến lược dài hạn, quy hoạch sử dụng đất chi tiết,… Ngoài những đặc trưng ở trên, quản lý đất đai tại quận Tây Hồ còn ở những đặc thù xuất phát từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của quận: Quản lý đất mặt nước Hồ Tây trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị của di tích- danh thắng cảnh Hồ Tây Trong tổng diện tích đất tự nhiên của quận Tây Hồ có tới 40% là đất mặt nước trong đó phải kể đến Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, Hồ Quảng Bá, mặt nước Sông Hồng,…Hồ Tây (526.16ha), Hồ Trúc Bạch (25 ha),… vốn là những đoạn, những khúc sông chết của Sông Hồng, là một ưu đãi của tự nhiên cho thành phố Hà Nội nói chung và quận Tây Hồ nói riêng. Các hồ này không những là khu vực danh lam, thắng cảnh vào loại hàng đầu của Hà Nội mà còn là cỗ máy điều hoà khí hậu cho vùng nội đô vốn luôn nóng lên bởi các hoạt động sinh hoạt và sản xuất với nhịp đô cao. Cũng chính vì những lợi thế này mà nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều công ty kinh doanh, sản xuất,…luôn luôn tranh thủ khai thác triệt để mặt nước Hồ Tây: Các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà hàng nổi, tàu du lịch, các hoạt động lấn chiếm bờ hồ, sử dụng bờ hồ trái phép, sai phép dưới nhiều hình thức, các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản,… luôn diễn ra sôi động. Công bằng mà nói, các hoạt động trên đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế- xã hội song nó cũng tạo ra những bức xúc, nhiều khi là gay gắt. Một mặt nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,…là rất lớn và thường trực; an ninh về con người, tài sản, an ninh trật tự xã hội,…luôn có nguy cơ cao; cảnh quan của thắng cảnh bị xuống cấp hoặc nặng nề hơn, bị phá vỡ từng mảng, hệ sinh thái hồ bị can thiệp thô bạo, bị mất cân bằng và nghèo nàn nhanh chóng,…Mặt khác, các hoạt động trên đây còn làm cho công tác quản lý đất mặt nước trở nên phức tạp, khó khăn, nhiều khi không thể xác định được mục đích sử dụng chính thức của đất mặt hồ. Xét về chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị của thắng cảnh Hồ Tây thì các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý đất đai phải dành ưu tiên cho việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái hồ, cố gắng giảm thiểu đến mức tối đa các hoạt động kinh doanh, dịch vụ kiểu nhà hàng, khai thác tài nguyên lòng hồ, mặt nước, các hoạt động gây tác hại hoặc tổn hại tới môi trường đất, nước, không khí lòng hồ, bờ hồ,… tiến tới chấm dứt hẳn trong một thời gian gần,…Mặt khác phải có sự phối hợp thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý đất đai và hoạt động địa chính giữa các cơ quan quản lý và UBND Quận, UBND các phường có địa giới giáp với hồ. Hành lang đê sông Hồng và công tác quản lý đất hành lang đê. Quận Tây Hồ có một tuyến đê sông Hồng dài và rất trọng yếu, từ gần cầu Long Biên tới gần cầu Thăng Long, là giới hạn ngăn cách giữa phần bãi bồi Sông Hồng với phần nội đô trong đê. Độ cao tuyệt đối của đê trung bình là 14-15 m, chiều rộng mặt đê trung bình 15-20 m. Tuyến hành lang bảo vệ đê cũng đồng thời là tuyến đường liên tỉnh, liên quận và phường rất trọng yếu của Hà Nội, do đó nó có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý đất chuyên dùng nói chung và quản lý công trình trọng điểm nói riêng. Trong giai đoạn đô thị hoá tự phát sôi động trước khi thành lập quận Tây Hồ (1988-1995), tuyến hành lang bảo vệ đê sông Hồng đoạn từ Yên Phụ tới Nhật Tân đã bị xâm lấn, phá hoại ở nhiều mức độ khác nhau, dưới nhiều hình thức khác nhau (xây nhà ở, xây khách sạn, xây công trình trái phép và sai phép lấn vào mặt đê, mái đê, chân đê, sử dụng tự do hành lang và khoảng không hành lang đê,…), làm tổn hại nghiêm trọng tới cảnh quan và sự an toàn, bền vững của công trình. Tình hình nghiêm trọng và nặng nề đến mức đã có ý kiến đề xuất phương án di dời đê sông Hồng ra phía ngoài bãi sông để hợp lý hoá các công trình xây trái phép này. Rất may, do sự kiên quyết và công tâm của chính quyền, của cơ quan quản lý, các vi phạm đã lần lượt được giải tỏa và xử lý. Tuyến đê được trả lại hành lang an toàn và sau đó đã được bê tông hoá vững chắc. Tuy nhiên, việc quản lý loại đất chuyên dùng này vẫn phức tạp và luôn tiềm ẩn nguy cơ tái phát các vi phạm do lợi nhuận từ điều kiện tự nhiên-sinh thái của bờ hồ, bờ sông là quá lớn. Nếu nới lỏng trong công tác quản lý, thì từ các hành vi sử dụng tạm thời đất mặt đê, mái đê, chân đê,…không phép hoặc sai phép dưới dạng trông giữ xe, làm mái che tạm, cắm biển quảng cáo, biển chỉ đường đến nhà hàng, khách sạn,…sẽ rất dễ phát sinh phức tạp cho việc bảo vệ công trình và cảnh quân của tuyến đê. Quản lý đất bãi và bờ sông Hồng Bề mặt địa hình quận Tây Hồ bị tuyến đê sông Hồng chia cắt thành hai khu vực có các hoạt động tự nhiên khác biệt nhau. Khu vực trong đê không còn chịu sự tác động trực tiếp của sông Hồng. Mọi sự biến đổi hình thái, quá trình tự nhiên, biển đổi các lớp phủ,…đều liên quan chặt chẽ tới các hoạt động sản xuất, xây dựng và sinh hoạt của con người. Khu vực ngoài đê thường xuyên chịu tác động của dòng sông Hồng theo nhịp điệu mùa (mùa nước lũ-mùa nước cạn) và động lực dòng chảy làm biến đổi mạnh mẽ bờ sông, bãi giữa...Các hiện tượng bồi tụ, xói lở, đổi dòng,…nhiều khi trở thành tai biến cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân ngoài bãi sông. Hàng năm, tuy hoạt động sử dụng đất bị gián đoạn hoặc phải thay đổi phương thức sử dụng khi vào mùa lũ, nhưng bù lại khu vực ngoài đê có rất nhiều nguồn lợi tự nhiên mà ở phía

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc204.doc
Tài liệu liên quan