MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 3
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
I. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3
1. Khái niệm 3
2. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 4
2.1. Nghiệp vụ huy động vốn 4
2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn 5
2.3. Các nghiệp vụ trung gian 8
II. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 9
1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 9
1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 9
1.2. Vốn nợ 10
2. Huy động vốn của ngân hàng thương mại 10
2.1. Phát hành cổ phiếu 11
2.2. Huy động tiền gửi 11
2.3. Vốn vay 13
2.4. Các nguồn vốn khác 14
III. Vai trò vốn của ngân hàng thương mại 14
1. Đối với nền kinh tế 14
2. Đối với ngân hàng thương mại 16
2.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng 17
2.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng 21
CHƯƠNG II: 26
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SƠN LA 26
I. Sơ lược về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La 26
1. Quá trình hình thành, phát triển của chi nhánh NHĐT và PT tỉnh Sơn La 26
1.1. Giới thiệu về đơn vị: 26
1.2. Lịch sử hình thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La. 26
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La 27
2.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh 27
2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 28
2.3. Nhân sự của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La. 38
2.4. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La 38
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La 39
1 Kết quả hoạt động kinh doanh và đầu tư của Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn la. 39
2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La 42
2.1. Thực trạng huy động vốn theo thành phần kinh tế 42
2.2. Thực trạng vốn huy động theo loại tiền 44
2.3. Thực trạng huy động vốn phân theo thời gian 46
2.4. Chênh lệch lãi suất bình quân 48
CHƯƠNG III: 50
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH SƠN LA 50
I. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La trong thời gian qua: 50
1. Những mặt đã làm được: 50
2. Hạn chế và nguyên nhân: 51
2.1. Nguyên nhân chủ quan : 51
2.1. Nguyên nhân khách quan : 52
II. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La trong thời gian tới. 53
III. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Sơn La 57
1. Các chính sách 57
1.1 Chính sách lãi suất huy động vốn, lãi suất FTP : 57
1.2. Chính sách nâng cao chất lượng phục vụ. 58
1.3. Chính sách mở rộng mạng lưới hoạt động: 60
1.4. Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý 60
1.5. Tăng cường hoạt động Marketing, công tác phát triển quảng bá sản phẩm. 63
2. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ 65
2.1. Hình thức hoạt động 65
2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ 66
IV. Kiến nghị 69
1. Đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 69
2. Đối với Ngân hàng Trung ương (NHTW) 69
3. Kiến nghị với Chính phủ 70
KẾT LUẬN 72
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5618 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.
3. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh.
4. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp…)
5. Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển.
6. Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động. thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn lực nhân lực của Chi nhánh.
Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng nghiệp vụ
1. Nhiệm vụ chính của phòng quan hệ khách hàng:
* Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng:
- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng
- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, bán lẻ, tài trợ thương mại, dịch vụ...):
- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng:
* Công tác tín dụng:
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng:
- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng hạn.
- Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi, đề xuất miễn, giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
- Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
* Công tác tài trợ dự án
- Trực tiếp thẩm định các chỉ tiêu tài chính, kinh tế, kỹ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng. Chịu trách nhiệm lập báo cáo đề xuất tài trợ dự án trình Lãnh đạo, chuyển Phòng Quản lý rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án. Tìm kiếm dự án tốt của các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Tư vấn, giới thiệu cho khách hàng lựa chọn sản phẩm, phương thức tài trợ, phương án thu xếp tài chính và các điều kiện cần đáp ứng.
2. Nhiệm vụ chính của Phòng Quản lý rủi ro:
* . Công tác quản lý tín dụng
- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng:
- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.
- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.
- Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.
- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định…
- Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV.
- Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.
*. Công tác quản lý rủi ro tín dụng
- Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
- Trình lãnh đạo cấp tín dụng, bảo lãnh cho khách hàng
- Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV .
*. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp
- Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc tiềm ẩn.
- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.
- Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.
* Công tác phòng chống rửa tiền:
- Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện trong Chi nhánh.
- Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
* Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO:
- Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh.
- Xây dựng và đề xuất với Giám đốc các chương trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch triển khai, kiểm tra, đánh giá, duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong Chi nhánh.
- Phối hợp với các tổ chức để đánh giá cấp chứng nhận duy trì hệ thống quản lý chất lượng; tổng hợp kết quả đánh giá hệ thống chất lượng của Chi nhánh.
* Công tác kiểm tra nội bộ
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh:
- Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại Chi nhánh theo quy định.
- Đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc chi nhánh theo quy định của pháp luật và của BIDV.
- Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý tín dụng và xử lý nợ.
3. Nhiệm vụ chính của Phòng Quản trị tín dụng
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh:
- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
4. Nhiệm vụ chính của các Phòng Dịch vụ khách hàng:
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng.
- Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.
- Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của Phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng
- Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh, của BIDV và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại.
5. Nhiệm vụ chính của Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất, nhập quỹ:
- Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh, của BIDV và của khách hàng.
6. Nhiệm vụ chính của Phòng Kế hoạch - Tổng hợp:
* Công tác kế hoạch - tổng hợp:
- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp:
- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh:
- Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh:
- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh:
- Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh:
* Công tác nguồn vốn:
- Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi xuất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh, của BIDV.
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình Giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan.
- Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm; cung cấp các thông tin về thị trường, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn tại Chi nhánh.
* Công tác Điện toán
- Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh:
- Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ các khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao.
- Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin để:
- Cùng với Trung tâm Công nghệ thông tin chịu trách nhiệm về việc: Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ yêu cầu kinh doanh của chi nhánh và toàn hệ thống. Bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin của Chi nhánh góp phần bảo về an ninh chung của toàn hệ thống.
7. Nhiệm vụ chính của Phòng Tài chính - Kế toán
- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch):
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính:
- Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Đề xuất phân cấp ủy quyền đối với các phòng giao dịch.
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng giao dịch và các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh theo quy định.
- Thực hiện quản lý thông tin khách hàng: Kiểm soát thông tin khách hàng do bộ phận khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng khai báo vào phân hệ CIF; Được quyền chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật một số thông tin khách hàng trên phân hệ CIF theo quy định. Quét, quản lý, bảo mật chữ ký, mẫu dấu, hình ảnh (SVS), phê duyệt chữ ký mẫu dấu và cập nhật các thông tin vào hệ thống.
8. Nhiệm vụ chính của Phòng Tổ chức Hành chính.
* Công tác tổ chức - nhân sự:
- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của BIDV đến toàn thể CBCNV trong Chi nhánh.
- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của BIDV, phù hợp với quy mô và tình hình thực tế tại Chi nhánh:
- Hướng dẫn các Phòng, Tổ thuộc Trụ sở chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động.
- Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh theo quy định.
- Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ hưu của Chi nhánh.
- Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập, chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch;
- Quản lý hồ sơ (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ. Hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản (đối với cán bộ thuộc chức danh phải kê khai), bổ sung lý lịch hàng năm theo quy định. Quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp...) và lập các báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định;
*. Công tác hành chính:
- Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi-đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật.
- Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV.
- Đầu mối tổ chức hoặc đại diện cho Chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tổ chức, cá nhân trong, ngoài hệ thống BIDV.
- Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các quy định thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý (sử dụng tài sản công, trật tự, an toàn cơ quan, phòng cháy, chữa cháy...).
- Xây dựng, thông báo chương trình công tác và lịch làm việc của Ban giám đốc đến các đơn vị liên quan. Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình công tác và ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc đối với các đơn vị phục vụ công tác điều hành của Ban giám đốc.
- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng nội quy, quy chế về công tác văn phòng và các biện pháp quản lý hành chính cơ quan.
2.3. Nhân sự của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La.
Tổng số CBCNV đến 31/12/2008 là 70 người
Trong đó: - Nữ 36 người
- Đảng viên: 27 người.
- Đại học: 56 người, Trung cấp, cao đẳng: 6 người, Khác: 8 người.
2.4. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La
- Kinh doanh các sản phẩm về tín dụng.
- Kinh doanh các sản phẩm phí tín dụng.
- Kinh doanh về tiền tệ.
- Kinh doanh về các sản phẩm dịch vụ
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La
1 Kết quả hoạt động kinh doanh và đầu tư của Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn la.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh từ năm 2006 đến 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
tăng so với 2006 (%)
2008
tăng so với 2007 (%)
I. Huy động vốn
300.323
400.543
591.296
trong đó: - VND
294.893
395.962
34.3
585.339
47.8
- ngoại tệ
5.430
4.581
- 15.6
5.957
30.1
1.Tiền gửi TCKT
141.557
224.209
319.476
2.Tiền gửi dân cư
158.766
176.334
271.820
3. Vay Trung ương
II. Tổng dư nợ
358.090
518.906
44.91
899.225
73.3
trong đó: - VND
358.090
476.427
33
858.195
80.1
- Ngoại tệ
42.479
41.030
-3.4
1. Dư nợ cho vay nền kinh tế
358.090
518.906
44,91
899.225
73,3
Trong đó: - Cho vay ngắn hạn
300.510
365.968
21,8
613.110
67,5
- Cho vay trung và dài hạn
57.580
152.938
165.6
286.115
87,1
2. Doanh số cho vay
390.040
720.031
84.6
1.377.524
91.3
Trong đó: - Cho vay ngắn hạn
373.349
587.176
57.3
1.173.939
100
- Cho vay trung và dài hạn
16.691
132.855
696
203.585
53.2
3. Doanh số thu nợ
363.463
556.050
53.0
997.841
79.5
Trong đó: - Thu nợ ngắn hạn
328.950
520.454
58,2
925.700
77,9
- Thu nợ trung và dài hạn
34.513
35.596
3.14
72.141
102.7
* Nợ quá hạn
1.233
3.131
12.807
* Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ
0,3
0,6
1,4
* Tổng doanh thu
47.210
63.863
35.3
120.939
89.4
* Tổng chi phí
41.147
51.950
26.3
103.487
99.2
Lợi nhuận hạch toán
4.365
8.577
96.5
12.565
46.5
Tăng trưởng tuyệt đối
4.212
3.988
Năm 2008 là năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, trong đó, lĩnh vực tài chính, tiền tệ chịu nhiều tác động tiêu cực. Trong những tháng đầu năm nhằm kiềm chế lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ đã được Chính phủ đưa ra: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu các Ngân hàng mua tín phiếu bắt buộc, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng mạnh lãi suất cơ bản (cao nhất tới 14% vào tháng 6 năm 2008). Với việc áp dụng hàng loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ, cả hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn: thiếu hụt thanh khoản kéo dài, lãi suất huy động liên tục tăng cao, có thời điểm lên gần lãi suất trần cho vay là 21%/năm. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng cao do trượt giá cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa làm gia tăng áp lực nợ xấu đối với ngân hàng, vừa hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Vào thời điểm cuối quý III, khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo suy thoái kinh tế và lạm phát cao ở Mỹ và hàng loạt quốc gia trên thế giới, nền kinh tế lại đối mặt với nguy cơ suy thoái buộc Chính phủ phải tiền hành các giải pháp kích cầu, theo đó chính sách tiền tệ được nới lỏng, lãi suất cơ bản giảm mạnh kéo theo lãi suất cho vay giảm đột ngột, tỷ giá tăng cao…
Trước nhiều diễn biến trái chiều từ thị trường tài chính tiền tệ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ, tuy nhiên nhờ những quyết sách đúng đắn trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo chi nhánh đã luôn bám sát chỉ đạo của tỉnh, của Ngành Ngân hàng để chỉ đạo và kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo đúng định hướng của ngành và của địa phương.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về lãi suất cho vay. Trong năm Chi nhánh đã 7 lần giảm lãi suất tiền vay đưa lãi suất cho vay tối đa từ 21% xuống còn 9.96- 10.44%/ năm, tạo điều kiện giảm áp lực về lãi vay với doanh nghiệp khi tiếp cận vốn Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thời điểm cuối năm khi nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh tăng cao.
+ Chỉ đạo rà soát lại các khoản nợ cho vay theo lãi suất thả nổi để điều chỉnh giảm lãi suất theo cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng về hiệu quả kinh doanh.
+ Chỉ đạo miễn giảm lãi suất cho các đối tượng khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Thoả thuận với các Ngân hàng thương mại để thống nhất mức lãi suất huy động trên địa bàn, nên trong năm qua chi nhánh đã đạt được một số chỉ tiêu sau :
Bảng 2: Dư nợ tín dụng qua các năm 2006 – 2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
TĐTT (%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
TĐTT (%)
Ngắn hạn
300,510
83.9
365,968
70.5
21.78
613,110
68.2
67.53
Trung dài hạn
57,580
16.1
152,938
29.5
165.61
286,115
31.8
87.08
Tổng dư nợ
358,090
100
518,906
100
44.91
899,225
100
73.29
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2006 - 2008)
Mức dư nợ năm 2008 tăng cao do Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh: Công ty cổ phần Sông Đà 5, Công ty cổ phần Sông Đà 6.04, Công ty cổ phần Sông Đà 7, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Tây Bắc… đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tài chính các doanh nghiệp vay vốn. Những doanh nghiệp yếu kém đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn, nợ gia hạn, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Do vậy tình hình dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã có chuyển biến tốt thể hiện trong các năm:
- Năm 2006 tổng dư nợ: 358.090 triệu đồng:
Trong đó: Ngắn hạn 300.510 triệu đồng chiếm 83.92%;
Trung. dài hạn: 57.580 triệu đồng chiếm 16.08%
- Năm 2007 tổng dư nợ: 518.906 triệu đồng
Trong đó: Ngắn hạn 365.968 triệu đồng chiếm 70.53% tăng 21.78%
Trung, dài hạn 152.938 triệu đồng chiếm 29.47% tăng 65.61%
- Năm 2008 tổng dư nợ 899.225 triệu đồng
Trong đó: Ngắn hạn 613.110 triệu đồng chiếm 68.18% tăng 67.53%
Trung, dài hạn 286.115 triệu đồng chiếm 31.82% tăng 87.08%
2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La
2.1. Thực trạng huy động vốn theo thành phần kinh tế
Công tác huy động vốn tại Chi nhánh luôn được chú trọng. Để có được nguồn vốn huy động lớn, cơ cấu hợp lý tạo điều kiện tiền đề cho các hoạt động kinh doanh khác, Chi nhánh đã không ngừng đưa ra các sản phẩm tiền gửi (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…) thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng, phát hành kỳ phiếu và các loại chứng chỉ tiền gửi nhằm huy động tiền gửi của cả dân cư và các tổ chức kinh tế. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là hai nguồn quan trọng và chủ yếu hình thành nên nguồn vốn của Chi nhánh, đồng thời đây cũng là những đối tượng khách hàng thường xuyên của ngân hàng.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
I
Tổng vốn huy động
300.323
100
400.543
100
591.296
100
1
Tiền gửi TCKT
141.557
47.14
224.209
55.98
319.476
55.03
1.1
Không kỳ hạn
109.758
36.55
185.933
46.42
268.593
45.42
1.2
Có kỳ hạn
31.799
10.59
38.276
9.56
50.883
8.61
2
Tiền gửi dân cư
158.766
52.86
176.334
44.02
271.82
45.97
2.1
Tiền gửi
157.825
52.56
176.098
43.96
189.42
32.04
a
Không kỳ hạn
19.386
6.46
27.478
6.86
39.849
6.74
b
Có kỳ hạn
138.439
46.1
148.62
37.1
149.571
25.3
2.2
Phát hành giấy tờ có giá
0.941
0.3
0.236
0.06
82.4
13.93
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2006 - 2008)
Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư. Tiền gửi của dân cư có quy mô lớn hơn song tỷ trọng có xu hướng giảm từ 52,86% vào thời điểm 31/12/2006 xuống còn 44,02% vào 31/12/2007 còn tỷ trọng tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế tăng từ 47,14% vào ngày 31/12/2006 lên 54,03% vào 31/12/2008.
Ngân hàng huy động tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế tuy không có được thế mạnh về tính bền vững như nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư nhưng lại có lợi thế về giá cả huy động (chi phí huy động thấp hơn). Việc Chi nhánh có nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (trên 50%) và liên tục tăng qua các năm. Năm 2007 tăng 82.652 triệu đồng (tăng 58.39%) so với năm 2006; năm 2008 tăng 95.267 triệu đồng (tăng 42,49%) so với năm 2008 là một lợi thế của ngân hàng. Việc thu hút được số lượng lớn khách hàng mở tài khoản tiền gửi sẽ tăng cường thêm mối quan hệ và sự hiểu biết về khách hàng tạo điều kiện cho việc thẩm định tín dụng do khách hàng là những người gửi tiền hiện tại nhưng sẽ là những người vay vốn tiềm năng vì tính không khớp nhau về thời gian và quy mô giữa lượng tiền thu về và nhu cầu chi tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc tăng cường tiền gửi của tổ chức kinh tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng nguồn vốn thay đổi qua các năm được thể hiện ở bảng 3. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh từ hai nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, hai nguồn này chiếm tỷ trọng tương đương nhau. Trong đó tỷ trọng nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế có xu hướng ngày càng tăng, nhìn chung chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi của các tổ chức dân cư, còn nguồn tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm so với các tổ chức kinh tế.
2.2. Thực trạng vốn huy động theo loại tiền
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
I
Tổng nguồn vốn huy động
300.323
100
400.543
100
591.296
100
1
Nội tệ
294.89
98.2
395.96
98.86
585.34
98.98
1.1
Tiền gửi TCKT
140.27
46.7
224.13
55.95
319.36
54
1.2
Tiền gửi dân cư
154.62
51.5
171.83
42.91
265.98
44.98
2
Ngoại tệ
5.43
1.8
4.581
1.14
5.957
1.02
2.1
Tiền gửi TCKT
1.283
0.43
80
0.02
114
0.02
2.2
Tiền gửi dân cư
4.147
1.37
4.501
1.12
5.843
1
II
Tổng dư nợ cho vay
1
Nội tệ
358.090
518.906
899.225
2
Ngoại tệ
42.479
41.03
Nội tệ
Ngoại tệ
Từ số liệu trên ta thấy, trong vòng 3 năm 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A5532.DOC