MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG 3
I. Bản chất-chức năng- đặc điểm của thị trường 3
1-.Bản chất 3
2. Vai trò của thị trường. 6
3. Đặc điểm của thị trường :
3.1. Đặc điểm chung của thị trường: 9
3.2. Đặc điểm về cầu nông sản trên thị trường: 9
3.3. Đặc điểm về cung nông sản trên thị trường: 10
3.4. Đặc điểm về giá trên thị trường: 10
II. Phân loại thị trường : có rất nhiều cách phân loại thị trường khác nhau: 11
1.Phân loai theo yếu tố sản xuất: 11
1.1. Thị trường các yếu tố đầu vào. 11
1.2. Thị trường sản phẩm hay còn gọi là thị trường hàng tiêu dùng: 11
2.Phân loại theo vai trò của thị trường: 12
3. Phân loại theo phạm vi hoạt động: 12
4. Phân loại theo mức độ cạnh tranh: 13
4.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: 13
4.2.Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền: 13
4.3. Thị trường độc quyền: 13
5. Phân theo cấp thị trường. 14
III. Khái niệm, vai trò của tiêu thụ : 14
1.Khái niệm: 14
2.Vai trò:
3. Cơ cấu tổ chức thị trường nông nghiệp và độ cận biên thị trường: 17
4-Chức năng của thị trường.
IV- các yếu tố tác động đến thị trường nông sản và các hình thức mở rộng thị trường .
1. Các yếu tố tác động đến thị trường:
2. Các hình thức mở rộng thị trường.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VẢI THIỀU LỤC NGẠN 23
I.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sản xuất và mở rộng thị trưòng tiêu thụ vải thiều của huyện Lục Ngạn. 23
1.Đặc điểm tự nhiên. 23
1.1.về vị trí địa lý. 23
1.2 Về thời tiết khí hậu. 24
1.3. Về nguồn nước. 25
1.4 Về đất đai. 26
2.Đặc điểm kinh tế. 26
2.1 về vốn, cơ sở hạ tầng của huyện. 26
2.2. Cơ sở hạ tầng. 28
2.3 cơ cấu sản xuất của huyện.
3.Đặc điểm xã hội.
3.1. Về số lượng lao động. 29
3.2. Về chất lượng lao động.
3.3 Về tập quán sản xuất.
II. Tình hình sản xuất vải thiều ở huyện Lục Ngạn. 31
1.Về diện tích trồng vải. 31
2. Về sản lượng. 33
3. Chất lượng vải thiều. 34
4. Chi phí sản xuất. 35
5. Khả năng chế biến và bảo quản. 36
6. Vấn đề áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất vải thiều. 37
7. Vấn đề liên kết trong sản xuất, nghiên cứu áp dụng khoa học –công nghệ giữa các hộ nông dân, giữa Lục Ngạn và các địa phương có vải thiều khác. 38
III. Tình hình tiêu thụ vải thiều ở huyện Lục Ngạn 39
1. Tiêu thụ trên thị trường trong nước. 39
1.1. Về sản lượng. 39
1.2 Về giá trị. 40
1.3. Giá cả tiêu thụ. 43
2. Tiêu thụ trên thị trường ngoài nước. 45
2.1. Về sản lượng tiêu thụ. 45
2.2 về giá trị. 47
2.3 Cơ cấu.
2.4. Về giá cả. 48
2.5. Một số thị trường chủ yếu. 49
3. Đánh giá chung về mở rộng thị trườngtiêu thụ vải thiều ở huyện Lục Ngạn. 52
3.1. Những ưu điểm. 52
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 53
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CHO VẢI THIỀU LỤC NGẠN 55
I. Quan điểm và định hướng mở rộng thị trường. 55
1. Quan điểm mở rộng thị trường. 55
1.1. Mở rộng thị trường phải gắn với nhu cầu thị trường. 55
1.2. Mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của huyện. 56
1.3. Người trồng vải không ỷ lại trông chờ vào nhà nước. 57
1.4. Mở rộng thị trường là điều kiện tồn tại và phát triển của mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm vải quả. 57
1.5. Mở rộng thị trường còn khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. 58
1.6. Mở rộng thị trường sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. 58
2. Định hướng mở rộng thị trường. 58
II. Một số biện pháp mở rộng thị trường. 59
1. Mở rộng sản xuất, bảo quảnvà chế biến. 59
1.1. Về sản xuất.
1.2. Về bảo quản và chế biến. 63
2. Xây dưng các kênh phân phối.
3. Xây dựng thương hiệu. 73
4. Các chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ vải thiều. 74
III. Biện pháp mở rộng khả năng tiêu thụ. 77
1.Các biện pháp chung 77
1.1. Về công tác khuyến nông- khuyến công. 77
1.2. Tổ chức mạng lưới kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp. 78
1.3. Hỗ trợ xúc tiến thương mại. 78
1.4. Đào tạo nhân lực. 79
2. Biện pháp mở rộng thị trường nội địa. 79
2.1. Triển vọng mở rộng tiêu thụ nội địa. 79
2.2. Các biện pháp cụ thể. 80
3. Đẩy mạnh xuất khẩu. 81
3.1.Đặc điểm của thị trường xuất khẩu. 82
3.2. Yêu cầu đối với rau quả xuất khẩu nói cung và vải thiều nói riêng. 82
3.3 Triển vọng xuất khẩu. 84
3.4.Một số vấn đề tiếp tục tăng cường phối hợp để đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều mùa vụ 2005. 88
3.5. Các giải pháp cụ thể. 91
4.Quản lý của chính quyền. 95
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Lục Ngạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào cho vải thiều tươi ngay sau khi thu hoạch.Điều này hạn chế rất lớn đến khả năng chuyên chở đi xa, đặc biệt là xuất khẩu.
Hoạt động sấy vải thiều khô chủ yếu được thực hiện bởi các lò sấy tư nhân.Đặc điểm của các lò sấy này là quy mô nhỏ, chất lượng không đều, vệ sinh thực phẩm chưa được chú ý đúng mức, chi phí cao và gấy ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, hình thức sấy khô trên có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm sức ép đầu ra vì trên địa bàn huyện chưa phổ biến kỹ thuật mới, chưa có các lò sấy tập trung. Vấn đề này cần được chú ý vì số lượng vải thiều sấy không nhỏ, khoảng 50%, trong khi đó các nhà máy chế biến chỉ dừng lại ở việc đóng hộp vải thiều tươi. Quy trình kỹ thuật còn lạc hậu, chủ yếu là kỹ thuật thủ công do đó khó có khả năng mở rộng sản xuất, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ . Công suất của nhà máy trên địa bàn còn nhỏ, khoảng 50tấn /vụ mà trong những năm tới chắc chắn sản lượng vải thiều sẽ còn tăng lên.
6. Vấn đề áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất vải thiều.
Được sự quan tâmvà đầu tư của chính quyền các cấp, phòng Kinh tế huyện Lục Ngạn đã và đang có những đóng góp thiết thực bằng việc nghiên cứu và triển khai, áp dụng khoa học công nghệ vào các khâu: Trồng, chăm sóc trước và sau khi thu hoạch.
Các biện pháp thường được áp dụng đơn giản, dễ làm đối với nông dân và có hiệu quả.Chúng thường bao gồm các kỹ thuật sau:Sau thu hoạch, biện pháp tỉa cành, tạo tán…tạo điều kiện cho cây vải thiều thông thoáng, giảm tiêu hao dinh dưõng, giảm sâu bệnh trú ngụ. đồng thới người dân được hướng dẫn các biện pháp bón phân, tạo rãnh thoát nước… Giai đoạn sinh truởng trước khi ra hoa, các biện pháp sử lý đông khắc phục không ra hoa, ra quả…Hiệu quả của các biện pháp trên đã làm cho năng suất tăng lên khoảng 35tấn/ha, số cây cho quả lên tới 90-95% năm 2004. Trong giai đoạn tiếp theo huyện Lục Ngạn còn thêm các dự án nghiên cứu để nâng cao chất lượng và sản lượng vải thiều, tăng khả năng bảo quản đối với vải thiều tươi.
Tuy nhiên khả năng áp dụng các biện pháp trên chưa được mở rộng tối đa do: người dân không hiểu, không được nghe và được hưỡng dẫn, tiến hành một cách tùy tiện, đặc biệt là đối với các vùng sâu,vùng xa.Hơn nữa các biện pháp Khoa học – Kỹ thuật hiện tại chưa bám sát thị trường nhất là đáp ứng các thị trường xuất khẩu.
7. Vấn đề liên kết trong sản xuất, nghiên cứu áp dụng khoa học –công nghệ giữa các hộ nông dân, giữa Lục Ngạn và các địa phương có vải thiều khác.
Vấn đề liên kết đang là một điểm yếu trong việc tạo thế mạnh cạnh tranh của vải thiều ở Lục Ngạn và rộng hơn nữa là ở Việt Nam.
Để tạo thế mạnh cạnh tranh, người sản xuất cần nâng cao và đồng đều hóa chất lượng, ổn định sản lượng, giảm chi phí sản xuất. Muốn như vậy, vùng sản xuất đó phải tăng hàm lượng Khoa hoc- công nghệ, thống nhất sử dụng các biện pháp sản xuất …Để làm được việc đó, người sản xuất cần phải phối hợp chặt chẽ, giúp đõ nhau, hỗ trợ nhau đưa ra những tiêu chuẩn trong sản xuất.
Trên thực tế, yêu cầu trên chưa đạt được vì nhiều lý do.
Thứ nhất là tình trạng manh mún, đơn lẻ vì vải thiều được trồng gần như hoàn toàn bới các họ gia đình với diện tích nhỏ.
Thứ hai, diện tích vải thiều không chỉ bó hẹp ở Lục Ngạn mà còn có ở ở các hưyện các tỉnh khác như Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh.
Thứ ba, chính quyền các vùng có vải thiều chưa thống nhất thành lập một ủy ban điều phối để phối hợp về quản lý và hỗ trợ cho toàn diện tích trồng vải thiều Việt Nam.
Như vậy, để có được những giải pháp mang tính đồng bộ và toàn diện, chính quyền huyện cần có những biện pháp liên kết các hộ nông dân và liên kết cùng các vùng khác.
III. Tình hình mở rộng thị trườngtiêu thụ vải thiều ở huyện Lục Ngạn
1. Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.
1.1. Về sản lượng.
Được mùa bên cạnh sự vui mừng của bà con nông dân vẫn còn đó nỗi lo thường trực là làm sao tìm được thị trường tiêu thụ cho quả vải thiều. Với sản lượng lớn, trong khi thời gian thu hoạch lại ngắn sẽ là một áp lực lớn cho các cấp chính quyền trong việc tìm đầu ra giúp bà con nông dân tìm đầu ra giúp bà con nông dân trồng vải. Mặc dù trong những năm qua tỉnh và huyện đã chú trọng đầu tư phát triển hệ thống giao thông thuận lợi, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa nhanh ra ngoài huyện: Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã thường xuyên được tu sửa, ô tô trọng tải lớn có thể đi vào hầu hết các thôn bản của các xã vùng trọng điểm vải thiều của huyện, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ giảm ách tắc giao thông trên các tuyến đường chính. Nhà nước tiếp tục miễn thuế lưu thông vải song việc tiêu thụ cho bà con công dân, nhất là vào mùa thu hoạch rộ xem ra chưa dược bao nhiêu.
Mỗi ngày huyện Lục Ngạn có tới hàng trăm chiếc xe lạnh lớn bé từ các tỉnh về đòng hàng và đưa đi tiêu thụ chừng 800-1000tấn vải tươi, chiếm 40% sản lượng thu hoạch mỗi ngày.
Bình quân tiêu thụ trong thị trường trong nước chiếm khoảng 40% tổng sản lưọng vải thiều thu hoạch, tiêu thụ trong nước chủ yếu là tiêu thụ vải thiều tươi.
Biểu 6 : Sản lượng quả vải tươi tiêu thụ trong nước qua các năm.
Đơn vị:Tấn
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm2004
Kế hoạch năm 2005
Tổng sản lượng vải thiều
29.496
32.120
75.000
70000
Sản lượng tiêu thụ trong nước
8.848,8
12.526,8
27.750
28000
Tỷ trọng tiêu thụ trong nước
30%
39%
37%
40%
Qua bảng số liệu ta thấy năm 2002 là năm có sản lượng tiêu thụ trong nước nhỏ nhất, tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 30%tổng sản lượng vải thiều, tương đương 8.848,8tấn
Năm 2003, việc tiêu thụ vải khá thuận lợi, các doanh nghiệp và tư thương tiêu thụ khoảng 39% sản lượng, tương đương 12.526,8 tấn
Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành từ trung ương tới cơ sở nên mặc dù nên mặc dù năm 2004 là năm có sản lượng lớn nhất từ trước tới nay, mặt khác một số địa phương bạn mang vải thiều đến thị trường Lục Ngạn tiêu thụ với một sản lượng khá lớn song việc tiêu thụ vải thiều vẫn còn có nhiều thuận lợi, toàn bộ sản lượng đã được chế biến và tiêu thụ hết. Lượng vải thiều vẫn tập trung chủ yếu vào các tỉnh phía Nam là chính, chiếm khoảng
70-80% số lượng vải thiều tiêu thụ trên thị truờng nội địa.Theo kế hoạch năm 2005 sẽ tăng sản lượng vải thiều trong nước lên khoảng 40%tổng sản lượngthu hoạch.
Trong nước chủ yếu tiêu thụ vải tươi còn các sản phẩm vải thiều chế biến tiêu thụ với sản lượng rất nhỏ.
1.2 Về giá trị.
Niềm vui được mùa chưa qua, người nông dân trồng vải đã phải đối mặt với nỗi buồn giá rẻ. Cả năm chăm bón, vun trồng, trông cả vào vườn vải, nâng niu từng trái vải nhưng đến khi thu tiền về thì như hụt hẫng, có gia đình tính toán ra lại thêm lo vì trừ tiền thuốc sâu, phân bón, lãi suất ngân hàng số tiền còn lại trên tăng chẳng được bao nhiêu, mà mùa vải chỉ có 1-2 tháng trong năm.
Thực tế cho thấy điển hình là gia đình nhà bác Hoàng thị Tình, một gia đình nông dân trồng vải với quy mô nhỏ ở Lục Ngạn, 60 gốc vải, gốc nào cũng trĩu trịt quả đỏ, quả vàng. Bác dự tính 60 gốc này sẽ cho gia đình khoảng 5 tấn vải, Bác tính nếu gộp cả giá bán đầu mùa và cuối mùa,với chừng 2000đ/kg, có lẽ gia đình sẽ thu được về 10 triệu đồng.Nhưng trừ chi phí cho thuốc trừ sâu, phân bón gần 4 triệu thì 6 triệu đồng thu về tiêu pha cả năm cũng phải tính toán dè sẻn.
Giá trị vải thiều luôn luôn biến đổi có năm tăng, năm giảm nhưng nhìn chung giá cố định tăng.
Theo số liệu của phòng thống kê ta có bảng số liệu sau.
Biểu7: Giá trị vải quả tiêu thụ hàng năm:
Đơn vị tính:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Kế hoạch năm 2005
Giá trị
_Giá cố định
Tỷ đồng
312,81
342,685
810,75
687,5
+Quả vải Tươi
Tỷ đồng
152,250
149,500
480,000
350,000
+Quả vải Khô
Tỷ đồng
160,56
193,185
330,75
337,5
_Giá hiện hành
Tỷ đồng
106,808
96,366
150,000
177,500
+Quả vải Tươi
Tỷ đồng
53,288
44,850
96,000
87,500
+ Quả vải khô
Tỷ đồng
53,520
51,516
54,000
90,000
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2004 là năm đạt giá trị cố định cao nhất, gấp 2,59 lần so với năm 2002 và gấp 2,37lần so với năm 2003. Mặc dù giá vải thiều năm 2004 thấp hơn giá vải thiều năm 2002 và năm 2003 nhưng lại đạt giá trị cao vì năm 2004 là năm có sản lượng cao nhất.
Vải quả tươi năm 2004 cũng cao nhất vì sản lượng vải tươi tiêu thụ được nhiều hơn qua các năm.
Giá trị quả vải khô theo dự kiến năm 2005 là năm cao nhất, nó sẽ cao gấp 2,1 lần so với năm 2002, gấp 1,75 lần so với 2003 và gấp 1,02 lần so với năm 2004.
Giá trị vải khô năm 2005 đạt 337,5 tỷ đồng có thể là do:Trong năm tới chất lượng vải sấy khô cao hơn các năm trước do vậy mà thị trường tiêu thụ vải khô sẽ được mở rộng, khối lượng tiêu thụ được nhiều hơn và giá cả sẽ cao hơn.
Mặc dù năm 2004 là năm có giá cố định cao nhất, nhưng năm 2005lại là năm có giá trị hiện hành cao nhất, giá hiện hành năm 2005 đạt 177,5 tỷ đồng,cao gấp 1,66 lần so với năm 2002, gấp 1,84 lần so với năm 2003. Nhưng giá trị hiện hành vải kho năm 2005 sẽ cao nhất đó là do sự biến động của giá trị đồng tiền
1.3 Về cơ cấu sản phẩm.
Vải thiều được tiêu thụ dưới các dạng đó là:Vải thiều tươi, vải thiều sấy khô, vải thiều qua chế biến như đóng hộp.
-Vải thiều tươi: Vải thiều tươi do các thương nhân trong và ngoài tỉnh thu gom chuyển đi tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu. Sản lượng vải bán tươi chỉ đạt khoảng 30-35%tổng sản lượng, lượng vải tươi tiêu thụ vẫn tập trung chủ yếu vào các tỉnh phía Nam là chính, khoảng 70-80% sản luợng vải tiêu thụ trên thị truờng nội địa.
-Vải thiều sấy khô:
Lượng vải sấy khô hàng năm chiếm khoảng 45% tổng sản lượng vải thiều. Vải thiều tươi được các thương nhân và các hộ gia đình tổ chức sấy theo phương pháp thủ công truyền thống. Vải thiều sấy khô chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, trong nước tiêu thụ vải khô rất ít.
-Vải thiều chế biến:
Vải thiều tươi do các cơ sở chế biến trong tỉnh thu mua và sản xuất chế biến, các sản phẩm chế biến từ quả vải tươi là:vải thiều đóng hộp, vải thiều đông lạnh, vải thiều bóc cùi, rượu vang vải thiều. Tuy nhiên do vải thiều có thời gian thu hoạch ngắn, năng lực của nhà máy có hạn, thị trường tiêu thụ vải đóng hộp còn hạn chế nên sản lượng quả vải đóng hộp và chế biến tiêu thụ hàng năm rất ít.Hàng năm sản lượng vải thiều chế biến chỉ chiếm khoảng 5-10%sản luợng quả vải.
1.3. Giá cả tiêu thụ.
Giá cả tiêu thụ nông sản nói chung, vải thiều nói riêng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Giá vải thiều trong thời gian qua đã giảm theo chiều hướng không có lơi cho người nông dân. Thâm chí giá vải còn có thể thấp xuống dưới mức hòa vốn trong một vài vụ vải tới nếu nhà nước không có những chính sách hợp lý can thiệp vào
Giá vải thiều năm 2004 thấp hơn nhiều so với các năm trước. Tại các trung tâm thu mua giá vải khoảng 2000vnd/kg-3000vnd/kg vào thời kỳ thu hoạch rộ, đầu vụ giá vải thiều lên tới 10000vnd-12000vnd/kg,sau đó giảm xuống khoảng 3500vnd/kg,
đến cuối vụ có nhích lên đến 4000vnd/kg-5000vnd/kg, giá vải quả tươi bán sấy giao động từ 1500-2000vnd/kg.
Mức giá giữa mùa tại các tỉnh phía bắc năm ngoái, năm kia cũng chỉ có 5000đ/kg. Còn tại Hà Nội, những ngày nắng trời thì giá vải càng xuống, 3000đ/kg rồi đến 2500đ/kg, rồi đến 6000/2,5kg. Giá vải sấy khô cũng chỉ khoảng 10000đ/kg, lãi được 4000đ/kg là nhiều.
Hiện giá tươi trên thị trường TPHCM có hai loại, loại 1 khoảng 12000đ/kg và loại hai khoảng 5000-7000đ/kg. Có sự chênh lệch đó là với loại 1, thương lái phải vận chuyển bằng máy bay, chi phí cao nhưng vẫn giữ trái vải được tươi ngon, bán có giá. Còn vận chuyển bằng xe tải chi phí rẻ hơn thời gian vận chuyển lâu làm vải mau bị đen. Vải khô trên thị trường TPHCM cũng chỉ bán được khoảng 8000đ/kg.
Vải đóng hộp có 2 loại: Hàng trong nước và hàng ngoại nhập. Giá hàng ngoại nhập chủ yếu là của Thái Lan khoảng từ 13000- 20000đ/hộp. Hàng trong nước từ 1000-14000đ/hộp.
Nhìn lại thực trạng về những năm trước, khi mà sản lượng vải thiều còn ít thì giá vải khô lên tới 70.000-80.000 vnd/kg, vải tươi có lúc tới 25.000 vnd/kg, thời điểm thấp nhất của năm 2000 là 4500vnd/kgvới vải tươi và 20.000với vải thiều sấy khô. Đang từ giá vải thiều sấy khô cao như vậy tụt xuống chỉ còn 9000-10000vnd/kg khiến nhiều người hoang mang, dao động đến vị thế của cây vải thiều. Với giá vải ngày càng xuống như vậy thì người dân sẽ bị lỗ vốn nếu không có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa, số lượng vải thiều bị bán dưới mức hòa vốn sẽ không chỉ dừng lại ở một số ít.
Vậy nguyên nhân của tình trạng này là:
Một là, lượng vải tiêu thụ tại thị trường huyện tăng nhanh do sản lượng tăng nhanh trong thời gian gần đây và vải thiều ở các nơi khác đưa đến để bán.
Hai là, giá vải thiều ở các vùng khác “phá” giá ở Lục Ngạn, giá vải thiều ở các vùng lân cận chỉ bằng một nửa, thậm chí chỉ bằng 1/3 giá tại địa bàn huyện.
1.4 các hình thức mở rộng thị trường trong nước.
Ban chỉ đạo giúp dân tiêu thụ vải thiều đã chủ động tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm vải thiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường các hình thức xúc tiến thương mại và tìm kiếm bạn hàng. Tin "Lục Ngạn được mùa vải thiều"được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng những chính sách thông thoáng,cởi mở, huyện kêu gọi các doanh nghiệp và cá nhân đến với Lục ngạn vào mùa vải. Hàng năm ngân sách huyện chi khoảng 45-50 triệu đồng để xây dựng trương trình thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ươngvà địa phương và thông qua các cơ quan thương mại, khoa học, đối ngoại bạn bè đến thăm Lục Ngạn và qua một số hội chợ của tỉnh bạn để giới thiệu sản phẩm
Huyện còn khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đến giao dịch mua bán, đặt các đại lý thu mua tập trung,cùng tham gia vao chế biến vải tươi, kết hợp với chế biến công nghiệp, bán công nghiệp với thủ công nhằm đa dạng hoá các sản phẩm chế biến từ quả vải như vải đóng hộp, rượu vải, vải sấy, nước vải...
Hàng năm huyện đều mở hội nghị với các xã để chỉ đạo động viên nhân dân địa phương liên kết với các tổ chức, cá nhân ngoài huyện để chế biến quả vải ở Lục Ngạn. Mặt khác cung cấp thông tin về thị trường chính sách cho nhân dân, lãnh đạo xã...nhằm kích thích nhiều mặt hàng để tiêu thụ.
2.Mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài nước.
Nhìn lại những năm qua, xuất khẩu vải thiều của Việt Nam còn ở mức thấp cả về khối lượng, kim ngạch và thị trường.
2.1. Về sản lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm vải quả tiêu thụ.
Nhận xét chung đối với hoạt động xuất khẩu vải thiều là “kim ngạch yếu, thị trường thiếu.”. Hiện nay cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng sấy khô và một số lượng ít hàng đóng hộp.
Về sản lượng vải quả tiêu thụ ngoài nước,hiện nay trái cây nói chung, vải thiều nói riêng xuất khẩu sang thị trường ngoài nước còn hạn chế,vải thiều tươi của huyện xuất khẩu chiếm khoảng 20% tổng sản lượng
Biểu 7: Sản lượng vải quả tươi tiêu thụ ngoài nước.
Biểu 8:Sản lượng vải quả xuất khẩu qua các năm. Đơn vị:Tấn
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm2004
Kế hoạch năm 2005
Tổng sản lượng
29.496
32.120
75.000
70.000
Sản lượng tiêu thụ
5899,2
6745,2
14.250
16100
Tỷ trọng
20%
21%
19%
23%
Qua biểu trên ta thấy khối lưuợng vải quả xuất khẩu sang thị trường nước ngoài còn thấp, chỉ chiếm khoảng 20%.Sản lượng vải quả tiêu thụ ngoài nươc còn it là do chất lượng vải quả của chúng ta còn thấp, bên cạnh đó chưa có thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển còn bị hạn chế và quãng đường để vận chuyển vải thiều từ nơi trồng vải thiều đến cửa khẩu còn xa…Trong những năm tới cùng với những cơ chế thông thoáng trong tiêu thụ nông sản nói chung, vải thiều nói riêng, tích cực đầu tư khoa hoc công nghệ vào sản xuất và tiêu thụ sẽ thúc đẩy tiêu thụ ngoài nước với số lượng ngày càng nhiều và ngày càng mở rộng được thị trường tiêu thụ.Dự kiến năm 2005 sản lượng vải quả tiêu thụ ngoài nước sẽ chiém 23% tổng sản lượng.
Xét về mặt hàng xuất khẩu nói chung của huyện thì huyện chủ yếu là xuất khẩu vải thiều. Trong đó chủ yếu là vải thiều sấy khô.
Biểu 9:kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn huyện
Chỉ tiêu
đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
ước
Năm 2005
Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn
Triệu USD
4,1
4,8
4,2
5,2
5,5
Mặt hàng chủ yếu
+Vải thiều tươi.
+ hoa quả tươi đóng hộp
1000 tấn
21,3
28
32
50
51
1000tấn
12
25
17
26
27
Do đặc điểm vải thiều là sản phẩm nông nghiệp nên khó bảo quản, dễ hư hỏng, thị hiếu của người tiêu dùng khác nhau vìvậy cơ cấu sản phẩm tiêu thụ có sự chênh lệch giữa đầu vụ và cuối vụ
Đối với hàng sấy khô. Trung Quốc là thị trường lớn nhất với số lượng tiêu thụ khoảng 45%, toàn bộ sản phẩm vải thiều sấy khô được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yéu là qua cửa khẩu Lạng Sơn.Nhưng từ năm 1999 trở lại đây xuất khẩu vải thiều sấy khô sang thị trường Trung Quốc có xu hướng chững lạimột phần vì do sức ép cạnh tranh, phần khác do thị hiếu người tiêu dùng thích quả vải tươi hơn.
Vải thiều tươi. Do các thương nhân trong và ngoài tỉnh thu gom chuyển đi tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cả nước và xuấẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc thông qua cửa khẩu( chủ yếu là cửa khẩu Lào Cai), Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh với số lượng khoảng 2700tấn/ năm.Hàng năm chúng ta xuất khẩuvải thiều tươi khoảng 15% sản lượng.
Những năm trước đây việc tiêu thụ hoa quả nói chung và vải thiều nói riêng của tỉnh Bắc Giang chủ yếu bằng hai hình thức: Tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc,trong đó xuất khẩu quả tươi khoảng 20%, quả sấy khô khoảng 45%.
Chúng ta thấy số lượng thị trường còn rất ít, số lượng vải thiều xuất khẩu chưa nhiều. Điều đáng lưu ý nhất là nước ta rất ít vải thiều tươi, trong khi đó đối với hàng hoa quả xuất khẩu tươi đáng lẽ ra phải chiếm số lượng tương đối. Tình hình này đòi hỏi Việt Nam nói chung và Lục Ngạn nói riêng cần có những việc làm cụ thể hơn nữa để đưa để đưa vải thiều cùng với các nông sản khác sang thị trường nước ngoài với số lượng ngày càng lớn.
Vải thiều chế biến:Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang- Doanh Nghiệp được coi là mạnh nhất trong lĩnh vực chế biến nông sản nói chung và vải thiều nói riêng làm cật lực mới chỉ tiêu thụ được khoảng 700tấn.
Gần đây công ty xuất khẩu rau quả I Hà Nội đã tổ chức thu mua sản xuất và chế biến được 200tấn vải thiều đóng hộp xuất sang Châu Âu theo hợp đồng. Theo kế hoạch công ty sẽ sản xuất, chế biến 500 tấn sản phẩm đóng hộp theo đơn đặt hàng của Châu Âu.
Đối với vải thiều Lục Ngạn. Năm 1999 rượu vang vải thiều Kim Biên lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trườngHà Lan , Pháp, Đức với số lượng hơn 1 vạn chai, với giá 13500 vnd/chai, tăng lãi suất lên 30% so với vải thiều sấy khô, vải thiều đóng hộp
2.2 về giá trị.
Giá trị sản phẩm rau quả nước ta hiện nay xuất khẩu chưa được nhiều. Mặt khác do thị trường xuất khẩu chưa nhiều, chủ yếu nước ta xuất khẩu sản phẩm thô nên giá trị thu lại được từ hoạt động xuất khẩu vẫn còn hạn chế.
Theo số liệu của phòng thống kê huyện Lục Ngạn ta có giá trị xuất khẩu như sau
Biểu 10: Giá trị xuất khẩu vải thiều qua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Kế hoạch năm 2005
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
4,8
4,2
5,2
5,5
Giá trị xuất khẩu
Triệu USD
4,1
3,6
4,5
4,9
Tỷ trọng xuất khẩu vải thiều
%
85,42
85,71
86,53
89,09
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng của Lục ngạn chủ yếu là vải thiều, giá trị của Vải thiều xuất khẩu chiếm hơn 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của huyện, dự kiến năm 2005 mặt hàng vải thiều xuất khẩu sẽ chiếm tới gần 90%
Qua bảng số liệu ta thấy giá trị xuất khẩu dự kiến năm2005 đạt 4,9triệu USD, như vậy nó sẽ cao gấp 1,195 lần so với năm 2002, cao gấp 1,36 lần với năm 2003,cao gấp1,09 lần so với năm 2004.Giá trị xuất khẩu năm 2003 giảm 0,5 triệu USD so với năm 2002. Nhưng nhìn chung giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng trong những năm tới đây.
2.4. Về giá cả.
Giá cả sản phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh vì nó là khâu cuối cùng và nó thể hiện kết quả của các khâu khác. Nhìn chung trên thị trường thế giới, cạnh tranh giá cả đã chuyển sang cạnh tranh chất lượng và thời gian giao hàng. Nhưng do đặc điểm của sản phẩm rau quả nói chung, vải thiều nói riêng mang tính thời vụ nên có những lúc cạnh tranh giá cả vẫn diễn ra gay gắt nhất, nó đã ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm nông sản. Giá cả đóng vai trò điều chỉnh dung lượng và nhịp độ tiêu thụ của thị trường.
Trong một số năm gần đây do diện tích vải thiều tăng nhanh, năng suất vải ngày càng tăng nên giá vải xuất khẩu đã giảm, kể cả vải tươi và vải đã sấy, khả năng tiêu thụ còn chậm, giá thấp.
Đối với vải sấy khô, nhược điểm lớn nhất là người nông dân hiện làm tự phát với đủ loại lò sấy, hầu hết đều bằng than, chất lượng thấp có mầu đen chứ không mầu vàng như phơi nắng, lẫn mầu than nên làm giá vải sấy khô xuất sang Trung Quốc giảm và mức lãi thu về cho người dân không được bao nhiêu.
Giá vải ở giữa mùa qua 1 chặng đường dài được bán ở Bắc Kinh-Trung Quốc cũng chỉ khoảng 10.000đ/kg. Hiện nay quả vải Việt Nam đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu dùng hoa quả ở thị trấn Hà Khẩu,trong thời gian mùa vải mỗi ngày có tới hàng chục tấn vải xuất sang thi trường Trung Quốc.
Giá bán buôn ở Việt Nam khoảng 2500vnd/kg, giá bán lẻ khoảng 4000vnd/kg, sang TrungQuốc vải bán xô được giá 1,5-2 Nhân dân tệ(3000-4000vnd/kg), nhiều cư dân biên giới cũng sang Hà KHẩu bán lẻ với giá 3 Nhân dân tệ(6000vnd/kg)
2.5. Một số thị trường chủ yếu.
Trên thị trường Thế Giới, vải thiều được người tiêu dùng biết đến như một loại quả đặc sản của vùng nhiệt đới. Các thị trường tiêu thụ lớn và có tiềm năng phải kể đến: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Hồng Kông, Liên Bang nga, Đông Âu, Tây Âu…
Tại thị trường Trung Quốc và các nước Châu á nói chung, người tiêu dùng ưa thích quả vải tươi hơn so với vải quả chế biến và nhu cầu về quả vải tươi cũng tăng với tốc độ nhanh hơn. ở các khu vực thị trường khác ngoài quả vải tươi, vải quả đã chế biến cũng được người tiêu dùng đón nhận với nhiều thiện cảm.
Tuy nhiên, vải quả tươi đến tay người tiêu dùng nước ngoài mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng cao vốn có của nó hẳn là một vấn đề không đơn giản đối với các nhà xuất khẩu.
Việt Nam là một nước trồng và xuất khẩu vải quả lớn của khu vực và thế giới nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vải được trồng chủ yếu ở Lục Ngạn, Hải Dương,Đông triều, Hữu Lũng. Nhưng thực tế diện tích trồng vải cho xuất khẩu của cả nước hiện nay chưa nhiều.Điều đó chứng tỏ vải xuất khẩucủa nước ta chưa lớn so với tiềm năng, chủ yếu là tiêu thụ nội địa.
Những thị truờng nội địa: Các huyện trong tỉnh Bắc giang, các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hà nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, biên giới Trung Quốc. Những thị trường này chủ yếu là tiêu thụ hoa quả tươi, đặc biệt là vải thiều tươi chín rộ chế bién không kịp.
Tóm lại một số thị trường trong và ngoài nước đều có nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm của Lục Ngạn nhất là vải thiều Lục Ngạn. Khả năng tiêu thụ các mặt hàng nông sản của huyện ở các thị truờng này là rất lớn vì vậy đòi hỏi phải phát triển công nghiệp chế biến nông sản, hoa quả để đáp ứng nhu cầu về số lượng và tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường.
2.6 các hình thức mở rộng thị trường ngoài nước.
Huyện đã làm được việc tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm vải thiều trên các phương tiên thông tin đại chúng.
Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống thông tin về thị trường Quốc tế , giúp các doanh nghiệp và người sản xuất có điều kiện tiếp xúc và cập nhật các vấn đề biến động về thị trường cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu dự báo thị trường.
Nhà nước định hướng thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định song phương,đa phương với các nước. Đồng thời có sự trợ giúp nhất định về các thông tin cập nhật liên quan đến thị trường các nước các khu vực trên Thế Giới.
Tiến hành đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông sản hàng hoá thông qua triển lãm, hội chợ các trung tâm giới thiệu sản phẩm nông sản hàng hoá trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp xuát khẩu trái cây đã bước đầu tăng cường công tác tiếp thị thông qua các hình thức: Mở trang web, tham gia hội chợ triển lãm, tiếp thị thông qua fax hoặc qua Email.
Tỉnh Bắc Giang đã đề nghị các tỉnh có cửa khẩu với Trung Quốc cùng các ngành chức năng như công an, thuế,hải quan... ở các cửa khẩu tiếp tục phối hợp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vvà thương nhân tham gia thu mua, vận chuyển tiêu thụ vải thiều.Tỉnh cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế đến Bắc Giang nói chung, Lục Ngạn nói riêng tham gia chế biến tiêu thụ , có các cơ chế hỗ trợ lãi suất và chế độ thưởng đối với các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia xuất khẩu tiêu thụ vải thiều.
Để tháo gớ những khó khăn về vốn, Tỉnh đã yêu cầu ngành ngân hàng cần xem xét, tháo gỡ những vướng mắc cụ thể trong việc cho các doanh nghiệp cá nhân vay vốn để thu mua, vận chuyển tiêu thụ vải thiều. Tỉnh chú trọng việc xây dựng thương hiệu vải thiều Bắc Giang nói chung và vải thiều Lục Ngạn nói riêng.
Các huyện khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản tập trung để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ khi mùa vải chín rộ. Về lâu dài tỉnh sẽ sớm thành lập hiệp hội cây ăn quả để có chất l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34184.doc