Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 0

CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC 3

1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC 3

1.1 Nhiệm vụ của trường trung học 3

1.2 Quyền hạn và trách nhiệm của trường trung học. 4

2. KHÁI NIỆM CÁN BỘ, VIÊN CHỨC. 5

3. KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN. 8

4. MỤC TIÊU VÀ VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN 8

5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI TỔ CHỨC. 10

5.1 Kèm cặp và chỉ bảo 10

5.2 Luân chuyển và thuyên chuyển cán bộ trong tổ chức 11

5.3. Cử đi học tại các trường chính quy trong và ngoài nước 11

5.4. Các bài giảng,hội nghị, hội thảo 11

5.5.Đào tạo theo phương thức từ xa 12

5.6. Đài tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ 12

6. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 13

6.1.Xác định nhu cầu đào tạo 13

6.2. Xác định mục tiêu đào tạo 13

6.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 13

6.4. Xây dựng chươg trình và lựa chọn phương pháp đào tạo 13

6.5 Dự tính chi phí đào tạo 14

6.6.Lựa chọn và đào tạo giáo viên 14

6.7.Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo. 14

 

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM 16

I. NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ VẤN CƠ BẢN VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM 16

1. Lịch sử hình thành và phát triển,nhiệm vụ ,quyền hạn của trường. 16

1.1 Giai đoạn 1988 - 1998. Giai đoạn phát triển tương đối mạnh 17

1.2 Giai đoạn 1998 đến nay. 17

1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 19

2. Thành tựu đã đạt được 20

2.1. Công tác đào tạo 20

2.2. Công tác nghiên cứu khoa học 21

2.3. Xây dựng đội ngũ 22

2.4 Cơ sở vật chất 23

3. Tình hình sinh viên của trường 23

4. Cơ cấu cán bộ viên chức của trường 24

4.1. Phân loại cán bộ, viên chức theo nguồn hình thành 24

4.2. Đặc điẻm cơ bản của đội ngũ cán bộ viên chức trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm . 25

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, VIÊN CHỨC TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM. 28

1. Xác định nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức trường học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm. 28

2. Xem xét yêu cầu đào tạo và phát triển cán bộ, viên chức trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm 30

3. Lập kế hoạch thời gian, kinh phí đào tạo, chương trình đào tạo. 31

4. Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm. 35

5. Đánh giá kết quả đào tạo. 36

6. Kết quả đào tạo và phát triển cán bộ, viên chức. 37

7. Vấn đề sử dụng cán bộ, viên chức sau khi đào tạo. 38

8. Những tồn tại của công tác đào tạo và phát triển 38

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN CÁN BỘ VIÊN CHỨC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM 42

I. PHƯƠNG HƯỚNG 42

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM 42

1. Định biên lại đội ngũ cán bộ, viên chức 43

2. Nghiên cứu đánh giá lại đội ngũ cán bộ, viên chức hiện tại của trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm. 43

3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo 45

3.1. Đối với cán bộ, viên chức giảng dạy: 45

3.2. Đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và nhân viên phục vụ (đội ngũ không giảng dạy). 48

4. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho cán bộ, viên chức 50

5. Cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng. 52

5.1. Đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc 52

5.2. Đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình khuyến khích 52

II. NHỮNG KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU 54

1. Về phía Nhà nước và Bộ giáo dục và đào tạo: 54

2. Về phía nhà trường 54

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ quan chức trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và đã được các cơ quan này đánh giá cao về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. 2.2. Công tác nghiên cứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học là những mảng hoạt động tính đi đầu có tính sáng tạo cao trong trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm. Trường đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giao cho chủ tài nhiều đề tài kho học cấp Bộ và nhà nước. Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở quan trọng để bộ trình chính phủ phục vụ cho việc hoạt động các chính sách phát triển lương thực, thực phẩm nước nhà như các đề tài: Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đề tài: bảo quản lương thực thực phẩm (2001) đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá rất cao. Hoạt động nghiên cứu khoa học hướng vào 3 mục tiêu cơ bản đó là nghiên cứu phục vụ đào tạo nghiên cứu khoa học ứng dụng giúp các ngành địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức triển khai hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên. 2.3. Xây dựng đội ngũ Trường trung học quản lý lương thực thực phẩm và nơi đào tạo và cung cấp nhiều cán bộ quản lý giảng dạy, nghiên cứu lương thực thực phẩm trong cả nước. Trường luôn chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý chất lượng cao, đội ngũ cán bộ nhiệt tình có trách nhiệm trên cả 3 mặt đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy và công tác. Bên cạnh việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ của trường luôn tích cực quan tâm bồi dưỡng cán bộ kế cận, nhờ vậy trình độ chuyên môn đã được khắc phục cơ bản những khiếm khuyết đáp ứng được nhanh yêu cầu về năng lực cảu đội ngũ trong cơ chế mới. Số lượng giảng viên năm học 2007 - 2008 Trình độ chuyên môn Loại GV Tổng số Thạc sỹ CĐ, ĐH Khác Biên chế % so với tổng 113 100 12 10,62 95 84,07 3 5,33 Hợp đồng dài hạn % so với tổng 20 100 0 0 15 75 5 25 Hợp đồng ngắn hạn % so với tổng 5 100 0 0 5 100 0 0 Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức và thể chế lãnh đạo quản lý của trường không ngừng nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của đảng bộ và lãnh đạo cấp trường và phát huy quyền chủ động sáng tạo của các tổ chức quần chúng trong mọi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cưu khoa học 2.4 Cơ sở vật chất Đời sống cán bộ giáo viên của trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm không ngừng được cải thiện, cơ sở vật chất của trường cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giảng dạy và học tập trong trường Sửa chữa nâng cấp hệ thống giảng đường cũ, mở rộng và xây dựng giảng đường mới với dầy đủ công cụ phục vụ cho việc học tập và giảng dạy như quạt, ánh sáng,bàn ghế v…v.. trang thiết bị văn phòng được đáp ứng khá đầy đủ cụ thể là Có hệ thống giảng đương ktx 2-3 tầng,xưởng trường, 4 phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ 24 ca bin, trung tâm tin học ứng dụng và trung tâm ngoại ngữ 3. Tình hình sinh viên của trường Xã hội ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi người có trình độ cao đạc biệt là cán bộ quản lý, từ đó quy mô đào tạo cán bộ quản lý lương thực thực phẩm nói riêng và cán bộ quản lý kinh tế nói chung ngày càng được mở rộng Bảng số lượng sinh viên của trường qua một số năm Hệ đào tạo Năm học Trung học chuyên nghiệp Dạy nghề 1986 - 1990 700 100 1990 - 1998 1236 250 1998 - 2008 2018 560 (Nguồn: Phòng quản lý sinh viên) Nhìn vào bảng ta thấy số lượng sinh viên của trường tăng lên không ngừng. Trong vòng 10 năm gần đây số lượng sinh viên trung học chuyên nghiệp tăng từ 1236 đến 2018 tức là tăng gần gấp đôi. Cùng với sự tăng lên với số lượng sinh viên thì cán bộ công nhân viên chức cũng tăng lên không ngừng đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường. Cùng với việc tăng về số lượng sinh viên thì chất lượng đầu vào cũng được tăng lên đáng kể cùng với đó là chất lượng giảng dạy của cán bộ công nhân viên cũng được tăng lên để đáp ứng yêu cầu của sinh viên. 4. Cơ cấu cán bộ viên chức của trường 4.1. Phân loại cán bộ, viên chức theo nguồn hình thành a. Cán bộ được đào tạo từ các trường Đại học trong nước (chủ yếu là trường đại học nông nghiệp I) và một số được đào tạo từ các nước xã hội chủ nghĩa như liên xô cũ. Được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với Bộ giáo dục và đào tạo thì đội ngũ cán bộ giáo viên được tuyển vào giảng dạy trong trường được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng giảng dạy mà Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề ra. Tuy vậy cán bộ công nhân viên vẫn hạn chế về trình độ ngoại ngữ ngành học nên chưa có sáng tạo trong công tác nghiên cứu và giảng dạy. Đây là một trong những vấn đề mà nhà nước và nhà trường quan tâm tìm ra các giải pháp thích hợp để giúp họ hoàn thành chặng đường công tác cuối cùng nếu không họ sẽ không bắt kịp với thời kỳ mới và hội nhập kinh tế. Tỷ lệ học làm học vị theo độ tuổi năm 2008 Phân loại Độ tuổi Thạc Sỹ Nhà giáo ưu tú Giảng viên Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Dưới 30 0 0.00 0 0.00 21 14% 2. Từ 30 - 45 1 18% 0 0.00 32 21% 3. Từ 45 - 60 5 82% 2 100% 98 65% Tổng số 6 100% 2 100% 151 100 Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng giảng viên có trình độ đại học chiếm đa số còn số lượng thạc sỹ và nhà giáo ưu tú chiếm thiểu số. Đây là một vấn đề mà nhà trườn quan tâm. Trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm đang từng bướ nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bằng cách cử đi học tại các trường Đại học trong nước và mục tiêu trong năm tới là sẽ có học vị tiến Sỹ giảng dạy trong trường. b. Cán bộ thuê từ các trường trong ngành lương thực thực phẩm. Đây là lực lượng cán bộ chiếm tỷ số. Công việc chính của lực lượng này không phải là giảng dạy mà là cố vấn và bồi dưỡng cán bộ giảng viên trong trường. 4.2. Đặc điẻm cơ bản của đội ngũ cán bộ viên chức trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm . 4.2.1 Về chuyên môn Do được thành lập chưa lâu nên quy mô sinh viên và đội ngũ cán bộ vẫn còn khiêm tốn. Tính đến hết năm 2008 số cán bộ giảng viên của trường là 160 người trong tổng số cán bộ viên chức 206 người chiếm 68% số cán bộ quản lý nghiệp vụ và phục vụ là 32%. Biểu đồ về cơ cấu cán bộ, viên chức của trường 2008 Như vậy số cán bộ, viên chức gián tiếp của trường cũng khá cao, đây là một thách thức vốn đối với trường trong việc nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ quản lý, phục vụ mà mục tiêu của bất kỳ một tổ chức nào cũng hướng tới đó là ngày càng giảm tỷ trọng lao động gián tiếp nâng dần tỷ lệ lao động trực tiếp. Biểu dồ về cơ cấu chuyên môn của cán bộ viên chức Trong toàn bộ cán bộ, viên chức của trương có thể nói rằng đội ngũ giáo viên, giảng viên là đội ngũ có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng giảng dạy của trường nên yêu cầu về chuyên môn đối với họ là quan trọn. Cơ cấu giảng viên trường trung học nghiệp vụ lương thực thực phẩm học kỳ I năm 2007 - 2008 I Chỉ tiêu Tổng số % So với tổng GV chia theo trình độ chuyên môn Thạc Sỹ NGƯT ĐH, CĐ Khác Tổng số 151 1. Khoa kinh tế 81 52% 2 1 73 5 2. Khoa công nghệ 42 23% 2 1 36 3 3. tổ môn tin học 15 15% 0 0 15 0 4. Tổ môn tin học Trong số 151 giảng viên trong trường thì số giảng viên biên chế là 125 giảng viên đây là một thuận lợi lớn bởi khi giáo viên đã được biên chế thì họ sẽ yên tâm công tác hơn và chủ tâm vào công tác bồi dưỡng chuyên môn của mình. 4.2.2. Về ngoại ngữ tin học Trong nền kinh tế mơí hiện nay thì ngoại ngữ tin học là những nền tảng cơ bản để một đất nước có thể hội nhập và đổi mới. Trong thời gian vừa qua tuy học nghiệp vụ giản lượng thực hiện thực phẩm đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng lương thực thực phẩm đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ tin học cho cán bộ quản lý góp phần trang bị cho cán bọ viên chức những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học đặc biệt là đội ngũ cán bộ thì có hơn 40% tổng số giảng viên có chứng chỉ tin học văn phòng và tuy phần lớn ở lớp trẻ hơn nữa số lượng máy tính tại trường còn hạn chế chưa đáp ứng được hết yêu cầu khai thác thông tin cho cán bộ viên chức trong trường xét về độ tuổi thì số lượng cán bộ viên chức và giảng viên có độ tuổi dưới 30 có khả năng sử dụng sốt tin học và ngoại ngữ trong công tác nghiên cứu và giảng dạy. Do khiêm tốt về tình hình độ ngoại ngữ, tin học vì vậy ảnh hưởng tới việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới diễn tới chất lượng và hiệu quả trong công tác giảng dạy vẫn còn hạn chế. II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, VIÊN CHỨC TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM. 1. Xác định nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức trường học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm. Đối với các chươg trình đào tạo do trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm đứng ra tổ chức hoặc ký kết hợp đồng với các trường trong nước phòng tổ chức cán bộ dựa vào yêu cầu thực tế của nhà trường mà đưa ra chương trình đào tạo cho phù hợp. Chẳng hạn trong năm gần đây do áp lực của quá trình toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện trong đó có cả lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trước xu thế hội nhập đó muốn thành công ngoài trình độ chuyên môn giỏi thì vấn đề sử dụng ngoại ngữ tin học là hết sức cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu này mà phòng tổ chức cán bộ tham mưu cho bán giám hiệu trường trong việc xây dựng các lớp học giúp đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ viên chức trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm. Khi đã có chương trình đào tạo phù hợp thì phòng tổ chức cán bộ thông báo rằng văn bản chương trình đào tạo cho tất cả các đơn vị trực thuộc trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm cũng như cho các cá nhân trong trường được biết. Các cá nhân sau khi nhận thông báo sẽ cân đối về thời gian, tài chính, về sự cần thiết của lĩnh vực đào tạo mà quyết định có tham gia đào tạo. Nếu có nguyện vọng đào tạo phải viết đơn xin được đi đào tạo gửi cho trường không qua phòng tổ chức cán bộ sau khi có ý kiến của thủ trưởng đơn vị. Đối với chương trình đào tạo này thì trường có thể chủ động được số lượng đầu vào. Trong một số năm gần đây thì trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm đã và đang liên kết với một số trường và các tổ chức trong nước cụ thể là tại Hải Phòng thì trường liên kết và đào tạo với các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên thuộc các quận huyện của thành phố từ đó nâng cao được chất lượng cũng như năng lực làm việc cứu sinh viên sau khi ra trường phục vụ cho công cuộc phát triển và từng bước đổi mới của thành phố Hải phòng ngoài ra trường còn kết hợp đào tạo với các trường khác như trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Trường trung học kỹ thuật tỉnh Sơn La… Để phát triển đội ngũ cán bộ viên chức trong trường thì trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm còn liên kết với một số trường Đại học như đại học Nông nghiệp I từ đó từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy cho cán bộ vùng nhân viên và giảng viên trong trường dạy cho cán bộ công nhân viên và giảng viên trong trường. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức Đào tạo Đào tạo Tổng Cao học Thực tập Sản lượng % SL % 2004 - 2005 19 12 21,43 7 18,42 2005 - 2006 26 15 26,79 11 28,95 2006 - 2007 26 18 32,14 8 21,05 2007 - 2008 23 11 19,64 12 31,58 Trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm luôn chủ động tranh thủ mọi sự giúp đỡ của các trường trong nứơc đặc biệt là trường Đại học nông nghiệp I, đại học nông lâm Thái Nguyên để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên chức trong tường. 2. Xem xét yêu cầu đào tạo và phát triển cán bộ, viên chức trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm việc xem xét yêu cầu đào tạo là việc làm thường xuyên và việc xem xét yêu cầu đào tạo là việc làm thường xuyên và rất cần thiết bởi vì không phải cứ có chương trình đào tạo là ai cũng có thể đi đào tạo hoặc có tài trợ của các tổ chức là cho cán bộ viên chức đi đào tạo được mà phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển và bố trí sử dụng cán bộ của từng: Thứ nhất: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của trường cũng như của tất cả các trường trung học và cao đẳng trên cả nước thì hàng năm bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giao chỉ tiêu cho trường. Dựa vào quy hoạch và số lượng sinh viên trung và dài hạn để đưa ra kế hoạch và đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường. Dựa vào quy hoạch và số lượng sinh viên trung và dài hạn để đưa ra kế hoạch và đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường. Trong năm 2006 - 2007 thì tỷ lệ sinh viên giáo viên trong trường là 50,2 sinh viên giáo viên. Đây là một tỷ lệ khá cao, gấp khoảng 2 lần so với tỷ lệ chuẩn do đó không thể đưa quá những cán bộ, viên chức đó đào tạo hoặc vẫn cho đi đào tạo nhưng phải đảm bảo giờ giảng dạy, công tác (đi học ngoài giờ hành chính, đi học vào các ngày nghỉ, nhờ người dạy thay). Do vậy quy hoạch về sinh viên của trường có tác động rất lớn đến việc xem các yêu cầu đào tạo của cán bộ viên chức trường. Thứ hai: Dựa vào kế hoạch, quy hoạch phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm. Có một nghịch lý là mâu thuẫn giữa việc tăng cường khả năng quản lý của bộ máy với việc giảm biên chế. Để giải quyết mâu thuẫn này là tăng cường đào tạo cán bộ để nâng cao khả năng làm việc của họ, làm cho mức độ đảm nhiệm công việc của từng cá nhân tăng lên. Hiện nay tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học của trường chiếm tỷ lệ rất ít do vậy đây là vấn đề hết sức bức thiết của trường mà không thể giải quyết trung ngắn hạn mà cần có một chiến lược dài hạn 3. Lập kế hoạch thời gian, kinh phí đào tạo, chương trình đào tạo. Sau khi đã có phê duyệt của Hiệu trưởng về số lượng cán bộ, viên chức được đào tạo thì phòng tổ chức cán bộ có nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo một cách chi tiết với những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất: Xác định khoảng thời gian của khóa đào tạo. Đó là việc xác định thời gian bắt đầu khóa đào tạo, thời điểm diễn ra các buổi học, độ dài của khóa học. Đây là một việc cần làm sớm và thông báo cho người học biết để họ có kế hoạch điều chỉnh công việc hiện tại của mình. Trong thời gian vừa qua trường luôn cố gắng thực hiện để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người học, giúp người học có thể tham gia khoá học từ đầu đến cuối. Cần thực hiện một số nguyên tắc sau: + Giảm tối đa việc ảnh hưởng đến công tác của người học, tức là cố gắng bố trí lịch học làm sao cho không trùng với thời gian thực hiện những công việc hàng ngày của người đó. + Không gây chồng chéo giữa các chương trình đào tạo. Đối với các khóa học do trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phấm đứng ra tổ chức cho cán bộ, viên chức của mình thì trường sẽ chủ động hơn trong việc lập kế hoạch thời gian đào tạo. Khi đó trường sẽ căn cứ vào một số tiêu chí để lựa chọn chương trình đào tạo sao cho phù hợp nhất: + Căn cứ vào đối tượng đào tạo: sở dĩ phải căn cứ vào đối tượng là vì mỗi đối tượng có thời gian hoạt động là khác nhau. Có những khoảng thời gian mà họ không thể vắng mặt được, nếu không công việc sẽ bị đình trệ. + Căn cứ vào những công việc có tính chất thường xuyên của trường như: tuyển sinh, các kỳ thi hết học kỳ, các kỳ thi tốt nghiệp,… vào những thời điểm này sẽ phải huy động hầu như toàn bộ cán bộ, viên chức của trường nên phải tạm ngừng các chương trình đạo tạo. + Căn cứ vào kế hoạch làm việc của giáo viên sẽ tham gia giảng dạy cho khóa học. Cần có sự thương lượng với họ để có lợi nhất cho cán bộ, viên chức của trường tham gia khóa đào tạo. không thể lúc nào chương trình cũng có thể đảm bảo được hết các tiêu chí trên mà chỉ cố gắng thực hiện tốt nhất. Nên trong nhiều khóa học của trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm vẫn còn nhiều cán bộ vắng mặt, làm giảm hiệu quả và đào tạo. Thứ hai: Xác định kinh phí đào tạo. Chương trình đào tạo có khả thi hay không phụ thuộc rất lớn vào kinh phí dành cho đào tạo. Phòng tổ chức cán bộ căn cứ vào đòi hỏi của thực tế về đào tạo mà lập dự toán chi phí, trình Ban giám hiệu để xin duyệt kinh phí. Đối với các chương trình đào tạo của trường thì kinh phí được dựa chủ yếu vào các nguồn sau đây: + Nguồn kinh phí nhà nước: Mặc dù trong những năm vừa qua nhà nước đã dành cho trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm một khoản kinh phí để thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong nước nhưng nguồn kinh phí này nói chung còn rất eo hẹp, mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu đào tạo. + Nguồn thu của trường: Trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm trích một phần nguồn thu của mình để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức của trường. Bảng 15: Kinh phí đào tạo có chứng chỉ tại trường Đơn vị: Đồng Năm Tên chương trình đào tạo Kinh phí 2005 1. Đào tạo về tin học 10.200.000 2. Bồi dưỡng tiếng Anh A&B 11.154.000 3. Bồi dưỡng cán bộ quản lý 13.230.000 4. Phương pháp sư phạm 9.060.000 5. Bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn 15.600.000 Tổng: 59.244.000 2006 1. ứng dụng phần mềm quản lý 3.100.000 2. lớp nghề tin học kế toán 7.000.000 Tổng: 10.100.000 2007 1. bồi dưỡng cán bộ quản lý DN 8.324.000 2. Cử nhân ngoại ngữ tại chức 9.500.000 3. Bồi dưỡng kiến thức kinh tế học 11.000.000 Tổng 28.824.000 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ) Dù đào tạo trong hay ngoài trường, muốn nhận được nguồn kinh phí từ trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm thì người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây: + Phải thuộc đối tượng mà trường khuyến khích ưu tiên cử đi đào tạo, bao gồm: Cán bộ quản lý, giảng dạy, nghiên cứu; cán bộ có thâm niên công tác trong trường; con cán bộ, giáo viên trong trường và gia đình chính sách. + Cán bộ được cử đi đào tạo phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, đúng đối tượng, phù hợp với chuyên ngành tuyển sinh hoặc theo yêu cầu công tác chuyên môn đang đảm nhận. Đối với các trường hợp xin đi đào tạo, bồi dưỡng không đúng với đối tượng được cấp kinh phí thì phải: + Học tập ngoài giờ hành chính + Không được nghỉ công tác chuyên môn + Chịu mọi khoản chi phí trong quá trình học tập Thứ ba: Lựa chọn giáo viên cho khóa học. Tuỳ thuộc vào đối tượng đào tạo, chương trình đào tạo mà có thể lựa chọn giáo viên là cán bộ, viên chức của trường hoặc có thể tiến hành ký hợp đồng với những người bên ngoài trường. Nếu cần phổ biến rộng rãi một kiến thức nào đó cho cán bộ, viên chức mà trường có thế mạnh thì có thể sử dụng đội ngũ giáo viên giỏi, có kinh nghiệm của trường vào giảng dạy. Theo phương án này thì vừa tận dụng đội ngũ cán bộ, viên chức giỏi của trường vừa giảm chi phí cho đào tạo.Chẳng hạn như trong những năm vừa qua trường rất chú trọng tới công tác đào tạo tin học cho toàn thể cán bộ, viên chức và khóa học đã sử dụng những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm của khoa Tin học kinh tế vào giảng dạy. Nếu cần đào tạo những kiến thức chuyên ngành mà trường không có hoặc không phải thế mạnh thì giáo viên của các chương trình này sẽ được thuê từ các trường đào tạo cùng ngành nghề ngành trong lĩnh vực cần đào tạo. Cụ thể là trong đào tạo lý luận chính trị cao cấp cho cán bộ lãnh đạo và quản lý trường đã thuê các giáo viên từ đại học nông nghiệp I về giảng dạy hay để nâng cao tình độ tiếng anh cho cán bộ, giáo viên trường đã mời các giáo viên có trình độ từ khoa ngoại ngữ ( đại học hải phòng) về dạy. Đây là cách để có thể học được những kiến thức chuyên sâu, tranh thủ được chất xám từ các trường khác. Tuy nhiên phải chi phí lớn hơn cho việc thuê giáo viên. 4. Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm. Nếu đào tạo tập trung tại trường: Việc tổ chức hoàn toàn do trường làm hoàn toàn, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ thực hiện lần lượt các công việc sau đây: + Thành lập ban chỉ đạo điều hành các lớp đào tạo: Đối với các lớp học thì Phòng sẽ cho thành lập một ban chỉ đạo, điều hành lớp học, còn đối với các lớp học nhỏ thì việc điều hành sẽ do chuyên viên về đào tạo của Phòng làm. + Thông báo kế hoạch, nội dung chương trình tới học viên: ban điều hành sẽ thông báo cụ thể kế hoạch về thời gian bắt đầu của khóa học cũng như nội dung của chương trình học tới từng thành viên tham gia đào tạo. + Tổ chức khai giảng lớp học: Trước khi quá trình học diễn ra thì ban điều hành sẽ tổ chức Lễ khai giảng khóa học với sự tham gia của tất cả các học viên và sự tham gia chứng kiến của đại diện Ban giám hiệu trường . Buổi học đầu tiên có thể diễn ra ngay sau khai giảng hoặc được ấn định vào một ngày gần đó. + Ban điều hành sẽ thường xuyên thực hiện công tác theo dõi đôn đốc đảm bảo sĩ số, nội dung, chất lượng giảng dạy. Nếu quy mô lớp học lớn thì ban điều hành sẽ cho thành lập ban cán sự lớp chịu trách nhiệm làm công việc này và báo cáo với ban hành theo từng tuổi học, còn nếu quy mô lớp nhỏ thì ban điều hành sẽ trực tiếp làm công việc này. Những bản kiểm tra, theo dõi này sẽ được lưu giữ cho tới cuối khóa học để làm một phần căn cứ đánh giá kết quả học tập và giảng dạy của cả khóa học. + Sau khi khóa học kết thúc thì ban điều hành sẽ làm bế giảng. Tại lễ bế giảng sẽ thay mặt ban điều hành sẽ đọc bản tổng kết khoa học trong đó nếu ra những mặt được của khóa học trong đó nêu ra những mặt được của khóa học, những mặt chưa được để làm bài học kinh nghiệm cho các khóa học sau đồng thời cấp bằng hoặc chứng chỉ khóa học cho các học viên đạt yêu cầu. 5. Đánh giá kết quả đào tạo. Sau các khóa học thì việc đánh giá kết quả đào tạo là việc làm rất quan trọng. Nó đánh giá lại những kết quả mà chương trình đã đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại mà chương trình còn mắc phải, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm giúp cho các khóa học sau được thành công hơn. Phòng Tổ chức cán bộ và các bộ phận hoặc những người liên quan chịu trách nhiệm đánh giá kết quả đào tạo. Tuy theo yêu cầu của đào tạo mà sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá cho phù hợp. Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo dưới 3 tháng (thông thường là các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn) thì các cán bộ, viên chức được cử đi học phải chịu sự quản lý trực tiếp của trường. Từ khi làm thủ tục cho đến khi đi học về phải báo cáo kết quả học tập thông qua việc nộp lại văn bằng, chứng chỉ lại cho trường và phải báo cáo lại quá trình học tập, nghiên cứu bằng văn bản. Và việc đánh giá kết quả khóa học của trường mang tính thụ động cũng chỉ thông qua kết quả của khóa học và bản tường trình của người học. Còn đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do trường đứng ra tổ chức thì việc đánh giá gặp thuận lợi và chủ động hơn. Để đánh giá xem chương trình đào tạo có đạt yêu cầu đặt ra hay không thì ngoài cách căn cứ vào các bằng cấp, chứng chỉ thì trường còn căn cứ vào những thay đổi trước và sau khi học của học viên. Nhìn nhận lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức của trường trong thời gian vừa qua có thể kết luận được rằng: dù đào tạo trong hay ngoài trường thì gần như tất cả đều hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn và trở lại trường công tác.Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế là đôi khi có những khóa học còn chồng chéo nhau nên nhiều cán bộ không thể đi học đầy đủ số buổi theo quy định, nhiều cán bộ, viên chức của trường do bận đI dạy trường ngoài mà không thể tham gia đào tạo hoặc tham gia nhưng cũng chỉ mang tính hình thức. Do đó trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm cũng cần phải có biện pháp nâng cao hiệu quả thực tế công tác đào tạo. Phòng tổ chức cán bộ có trách nhiệm làm hồ sơ cho người đi đào tạo và thực hiện các chế độ cho cán bộ, viên chức trong quá trình đi đào tạo. 6. Kết quả đào tạo và phát triển cán bộ, viên chức. Tóm lại 26 năm qua, việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức trong trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm đã gắn liền với yêu cầu nhiệm vụ chung của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và đất nước sự trưởng thành của trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm là do chính sách, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức của Đảng ủy, Ban giám hiệu trường từ năm 1982 đến nay. Sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ, viên chức của trường đã đáp ứng được một phần quan trọng trong công việc đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước. Bảng 16: Kết quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ viên chức Năm Tổng số (lượt người) Đào tạo, bồi dưỡng công tác nước ngoài (lượt người) % Bồi dưỡng trong nước (lượt người) % 2003-2004 78 2 2,56 76 87,44 2004-2005 81 1 1,23 80 98,77 2005-2006 95 0 0 95 100 2006-2007 68 1 1,47 67 98,53 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ) Do thời gian thành lập được chưa lâu và kinh phí còn hạn chế nên số lượng cán bộ được cử di học nước ngoài vẫn còn rất ít do vậy chất lượng quản lý và giảng dạy chưa cao 7. Vấn đề sử dụng cán bộ, viên chức sau khi đào tạo. Trường luôn quán triệt quan điểm trong đào tạo là: Đào tạo và sử dụng là hai mặt của một vấn đề: đào tạo ra là để sử dụng, đào tạo trên đòi hỏi của việc sử dụng do đó đào tạo ra mà không sử dụng tức là đào tạo thừa, đào tạo không có hiệu quả. Kể từ ngày thành lập trường cho đến nay trường trung học nghiệp vụ quản l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20154.doc
Tài liệu liên quan