Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

1.1.Khái niệm và những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp 4

1.1.1.Khái niệm doanh nghiệp 4

1.1.2.Đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 4

1.1.2.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 4

a) Môi trường vĩ mô 4

b) Môi trường ngành 6

1.1.2.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp 6

1.1.3. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 7

1.1.3.1. Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 7

1.1.3.2. Nhóm các tỷ số tài chính doanh nghiệp 8

a)Các tỷ số thanh khoản 8

b)Các tỷ số hoạt động kinh doanh 10

c)Tỷ số đòn bẫy 11

d)Các tỷ số lợi nhuận 12

e)Các tỷ số giá trị doanh nghiệp 13

1.2 .Tổng quan về thẩm định giá trị doanh nghiệp 14

1.2.1. Khái niệm, vai trò và mục đích của thẩm định giá trị doanh nghiệp 14

1.2.2. Cơ sở giá trị của thẩm định giá trị doanh nghiệp 15

1.2.2.1. Giá trị công bằng 15

1.2.2.2. Giá trị đầu tư 16

1.2.2.3. Giá trị hoạt động kinh doanh 16

1.2.2.4. Giá trị thanh lý 16

1.2.3. Quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp 16

1.3. Các phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp 19

1.3.1. Phương pháp tài sản 20

1.3.2. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức 22

1.3.3. Phương pháp dòng tiền chiết khấu 24

1.3.4. Các phương pháp khác 30

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ ĐÔNG NAM

2.1. Khái quát về công ty tư vấn và thẩm định giá Đông Nam 35

2.1.1. Giới thiệu chung 35

2.1.2. Các chi nhánh hiện nay của công ty 38

2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển 39

2.1.4. Lĩnh vực hoạt động 41

2.1.5. Tầm nhìn và sứ mệnh 41

2.1.6. Đối tượng khách hàng của công ty 42

2.2. Hoạt động thẩm định giá tại công ty 43

2.2.1. Khái quát về hoạt động thẩm định giá 43

2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thẩm định giá 43

2.2.1.2. Đối tượng thẩm định giá 43

2.2.1.3. Mục đích thẩm định giá 44

2.2.1.4. Thời gian thẩm định giá 44

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 45

2.2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 45

2.2.2.2. Kết quả hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá 47

2.2.2.3. Những ưu điềm và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động thẩm định giá nói chung 49

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY HIỆN NAY

3.1. Thực trạng thẩm định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay 52

3.1.1. Những thành quả đã đạt được 52

3.1.2. Những khó khăn và hạn chế trong thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam 55

3.2. Thực trạng thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty tư vấn và thẩm định giá Đông Nam 57

3.2.1. Tình hình thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty 57

3.2.2. Ưu điểm 61

3.2.3. Nhược điểm và nguyên nhân 62

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY

4.1. Căn cứ đề ra giải pháp 65

4.2. Mục tiêu của giải pháp 66

4.3. Một số giải pháp 67

4.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định giá trị doanh

nghiệp 71

4.4.1. Kiến nghị đối với nhà nước 71

4.4.2. kiến nghị đối với Hội thẩm định giá Việt Nam 72

Kết luận 74

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(P/E:The Price-Earning Ratio): + Công thức tính: Giá trị doanh nghiệp được tính theo công thức sau: V = Lợi nhuận ròng dự kiến * P/E Trong đó: Với: PS: giá mua bán cổ phần trên thị trường EPS: thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần được tính như sau: EPS = Lợi nhuận ròng dự kiến / N N: số lượng cổ phần đã phát hành Tỷ số P/E của các công ty lớn tại các quốc gia phát triển được công bố hàng ngày trên các tờ báo chuyên ngành và trên mạng INTERNET. + Điều kiện áp dụng: Sử dụng tỷ số P/E trung bình ngành để ước tính giá trị doanh nghiệp, với điều kiện là các doanh nghiệp khác trong ngành có thể so sánh được với doanh nghiệp thẩm định và thị trường của các doanh nghiệp này tương đối chính xác. Thông thường nên chọn tỷ số P/E bình quân của từ 3 đến 5 doanh nghiệp trong ngành có quy mô tương tự có thể so sánh được với doanh ngiệp cần thẩm định giá. + Ý nghĩa của tỷ số P/E: - Tỷ số P/E sẽ càng cao khi triển vọng gia tăng lợi nhuận hàng năm của công ty càng cao và mức độ rủi ro đối với lợi nhuận càng thấp. - Khi tỷ số P/E của công ty này có giá trị cao hơn so với công ty khác, thì chứng tỏ công ty đó được thị trường đánh giá là có triển vọng gia tăng lợi nhuận cao hơn. 1.3.4.1.4 Ưu nhược điểm Ưu điểm: Các tỷ số khá đơn giản và dễ dàng tiếp cận. Nhược điểm: - Các tỷ số này cũng rất dễ bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích, đặc biệt trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh tương tự với doanh nghiệp thẩm định giá. - Các tỷ số về các doanh nghiệp so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá thấp. - Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp các doanh nghiệp không có chứng khoán giao dịch trên thị trường, chẳng hạn như các doanh nghiệp nhỏ; khi đó sẽ khó tìm được các doanh nghiệp có thể so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá trên thị trường. 1.3.4.2. Phương pháp định lượng lợi thế thương mại 1.3.4.2.1. Khái niệm Đây là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Theo phương pháp này giá trị doanh nghiệp được tính bằng giá trị của các tài sản thuần đánh giá lại theo phương pháp tài sản cộng với giá trị lợi thế thương mại. Giá trị lợi thế thương mại của doanh nghiệp được tính bằng hiện giá của các khoản siêu lợi nhuận do lợi thế thương mại (tài sản vô hình không phân định cụ thể được) của doanh nghiệp tạo ra. 1.3.4.2.2.Công thức tính V0 = A + VGW Trong đó: V0 : Giá trị doanh nghiệp A : Giá trị tài sản của doanh nghiệp VGW : Giá trị lợi thế thương mại và được xác định như sau VGW = Với: Rt : lợi nhuận năm t At : giá trị tài sản năm t r : tỷ suất lợi nhuận “bình thường” (bình quân phổ biến của ngành) Rt - r.At : siêu lợi nhuận năm t i : tỷ suất chiết khấu 1.3.4.2.3. Các mô hình lựa chọn Rt , r , At Có nhiều cách (mô hình) lựa chọn Rt , r , At để xác định giá trị lợi thế thương mại, cụ thể được tổng hợp theo bảng sau đây: Mô hình R Rt At 1. UEC (Hiệp hội các nhà kế toán châu Âu) Chi phí sử dụng vốn trung bình các nguồn vốn trung và dài hạn (WACC) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Tổng tài sản hữu dụng 2. Anglo – Saxons Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu ( ke ) Lợi nhuận thuần Giá trị tài sản thuần (vốn chủ sở hữu) được đánh giá lại 3. CPNE (vốn thường xuyên cần thiết cho kinh doanh) Chi phí sử dụng vốn trung bình các nguồn vốn trung và dài hạn (WACC) Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay trung và dài hạn Vốn thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn ổn định: vốn chủ sở hữu, vốn vay trung và dài hạn 1.3.4.2.4. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp a) Ưu điểm - Giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp này phản ánh sát hơn giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp tài sản do có tính đến giá trị tài sản vô hình - Phương pháp này có thể bù trừ các sai sót có thể xảy ra trong quá trình xác định giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp theo phương pháp tài sản; nếu giá trị tài sản ( At ) được đánh giá cao lên sẽ làm giảm giá trị lợi thế thương mại, va ngược lại. b) Hạn chế của phương pháp - Trong cơ chế thị trường, khó có một doanh nghiệp nào có thể duy trì được lợi thế so sánh một cách lâu dài. Do đó rất khó có thể dự đoán chính xác thời hạn tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch của doanh nghiệp. - Phương pháp này là sự kết hợp giữa hai phương pháp giá trị tài sản thuần và vốn hoá thu nhập nên nó cũng mang tính hạn chế của các phương pháp này. - Giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào các tham số r, At , Rt . Vì vậy nếu thiếu cân nhắc kỹ lưỡng trong chọn lựa cũng như xác định không chính xác các tham số này sẽ dẩn đến kết luận sai lầm hoặc chủ quan về giá trị doanh nghiệp. Ngoài các phương pháp trên còn có những phương pháp khác do Bộ tài chính quy định. Kết luận chương 1 : Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về thẩm định giá trị doanh nghiệp, tôi đã đúc kết lại những nội dung chính và trình bày lại bố cục nội dung. Mặc dù đã có thay đổi trong cách trình bày bố cục nội dung nhưng nội dung cơ sở lý luận không thay đổi. Qua cơ sở lý luận ta có cái nhìn tổng quát hơn về thẩm định giá trị doanh nghiệp, đồng thời ta nhận thấy rằng việc thẩm định giá trị doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi thẩm định viên phải có kiến thức chuyên môn mà còn phải có sự am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực tài chính và có khả năng đánh giá tình hình kinh tế ở tầm vĩ mô cũng như ở tầm vi mô tại các doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ ĐÔNG NAM 2.1.Khái quát về công ty tư vấn và thẩm định giá Đông Nam 2.1.1.Giới thiệu chung Tên công ty: Công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam. Tên tiếng Anh:SOUTH-EAST APPRAISAL AND CONSULTING CORPORATION. Tên viết tắt: SACC Loại hình công ty: Công ty cổ phần Trụ sở chính : Số 87, đường Trần Thiện Chánh, P.12, Q.10, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08)22 428 878- 22 429 878 Fax: (08)38 623 562 Email : tdgdongnam@gmail.com Website: thamdinhgiadongnam.com Vốn điều lệ: 2000.000.000 đồng Người đại diện theo pháp luật: Thạc sỹ Hồ Đắc Hiếu Các thành viên góp vốn của công ty: STT Họ và tên Hộ khẩu thường trú Giá trị vốn góp (đồng) Tỷ lệ (%) 1 Hồ Đắc Hiếu 183F/2, Tôn Thất Thuyết, F4, Q.4, TP. HCM 750.000.000 37,5 2 Kim Ngọc Đạt 17,Phổ Quang, Q.TB, TP.HCM 750.000.000 37,5 3 Nguyễn Hương Giang 183F/2, Tôn Thất Thuyết, F4, Q.4, TP. HCM 400.000.000 20 4 Nguyễn Hữu Đoan 183F/2, Tôn Thất Thuyết, F4, Q.4, TP. HCM 100.000.000 5 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty: Số lượng các bộ - nhân viên của công ty: 40 người Phân theo chức vụ: Các bộ quản lý: 15 người Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ va bộ phận khác : 25 người Phân theo trình độ: Thạc sỹ và cao học: 7 người Đại học : 25 người Cao đẳng : 8 người Trong đó: Thẩm định viên : 5 người Kiểm toán viên : 2 người Đấu giá viên : 2 người Hồ sơ năng lực của ban lãnh đạo công ty: STT Họ và tên Chức danh Trình độ học vấn Kinh nghiệm làm việc 1 Kim Ngọc Đạt Chủ tịch HĐQT Thạc sỹ Giảng viên thỉnh giảng ĐH Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Dân Lập Bình Dương, Trung tâm Thẩm định giá -Bộ Tài Chính. 2 Hồ Đắc Hiếu Giám đốc Thạc sỹ Giảng viên thỉnh giảng ĐH Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Thẩm định giá -Bộ Tài Chính. 3 Lê Văn Đức Thẩm định viên Đại học Trước đây từng công tác ở Trung tâm Thẩm định giá -Bộ Tài Chính đã qua các chức vụ Phó trưởng phòng thẩm định Động sản, P. Giám đốc Chi nhánh Lâm Đồng. 4 Lê Xuân Vinh Phó giám đốc Thạc sỹ kinh tế Trước đây từng công tác ở Trung tâm Thẩm định giá -Bộ Tài Chính đã qua các chức vụ Phó trưởng phòng thẩm định Giá trị doanh nghiệp. 5 Từ Đình Thục Đoan Thẩm định viên Thạc sỹ kinh tế Trước đây từng công tác ở Trung tâm Thẩm định giá -Bộ Tài Chính đã qua các chức vụ Phó trưởng phòng  Kiểm soát  Chất lượng. 2.1.2. Các chi nhánh hiện nay của công ty STT Các chi nhánh 1 VĂN PHÒNG THỦ ĐỨC Địa chỉ: Số 84 đường số 5, Khu Phố 4, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức Điện thoại: (08) 54438888 – 54431700 ; Fax: : (08) 54431800 Email: tdgdongnam@gmail.com - thamdinhgiadongnam@gmail.com 2 CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI Địa chỉ: P603 - Tòa nhà 133 Thái Hà, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội Điện thoại: (04) 35380669- 0904983366, Fax: (04) 35380669 Email: tdgdongnam.hanoi@gmail.com; tdgdongnamhn@yahoo.com 3 CHI NHÁNH TẠI HUẾ Địa chỉ: Số 112 đường Đào Duy Anh, P. Phú Bình, Tp. Huế Điện thoại: (054) 3502879 - 0914009166, Fax: (054) 3569393 Email: tdgdongnam.hue@gmail.com 4 CHI NHÁNH TẠI ĐÀ NẴNG Địa chỉ : Số 11 Quang Trung, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng. ĐT/Fax: (0511) 3849866 - 0905636257 -0903109601 Email: tdgdongnam.danang@gmail.com 5 CHI NHÁNH TẠI KON TUM Địa chỉ : Số 05 Đường A Gió, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum. ĐT/Fax: (060) 3863013-0985022456; Email: tdgdongnam.kontum@gmail.com 6 CHI NHÁNH TẠI PHÚ YÊN Địa chỉ: Số 01A Lê Thành Phương, P. 2, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Điện thoại: (057) 3836866-501868-Fax: (057) 3836866 Email: tdgdongnam.phuyen@gmail.com 7 CHI NHÁNH TẠI KHÁNH HÒA Địa chỉ: Số 122A đường Hồng Bàng, P. Tân Lập, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: (058) 2470698; 3515468 - Fax: (058) 3515468 Email: tdgdongnam.khanhhoa@gmail.com 8 CHI NHÁNH TẠI NINH THUẬN Địa chỉ: Số 04 Trần Nhân Tông, P. Thanh Sơn, Tp. Phan Rang -Tháp Chàm. ĐT/Fax: (068) 6258030 - 0923458478; Email: tdgdongnam.ninhthuan@gmail.com 9 CHI NHÁNH TẠI BÌNH THUẬN Địa chỉ: Số 70 Tuyên Quang, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận Điện thoại: (062) 3831318 - 0913758687; Email: tdgdongnam.binhthuan@gmail.com 10 CHI NHÁNH TẠI KIÊN GIANG Địa chỉ: Số L8-04 Trần Quang Khải, P. An Hòa, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Điện thoại: (077) 2600327 - Fax: (077) 3929846 Email: tdgdongnam.kiengiang@gmail.com 2.1.3.Quá trình hình thành và phát triển Công ty tư vấn và thẩm định giá Đông Nam là một trong những công ty thẩm định giá được thành lập và hoạt động đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và toàn Việt Nam nói chung. Hiện nay, ở Việt Nam, có khoảng 52 công ty có thẩm quyền để hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá. Công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam được thành lập ngày 3/1/2007 và được phép hoạt động từ ngày 14/2/2007 theo thông báo số 116/TB-BTC ngày 14/2/2007 của bộ tài chính và thông báo số 167/TB-BTC của Bộ tài chính ngày 6/3/2007. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4103005835 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 3/1/2007. Công văn số 533/STC-BVG ngày 17/01/2008 của Sở Tài Chính TP. Hồ Chí Minh về việc liên quan đến thuê đơn vị tư vấn để thẩm định giá và các khoản chi phí có liên quan trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Giấy phép hoạt động: Năm 2007: Thông báo số 116/TB-BTC của Bộ Tài Chính ngày 14/02/2007 về việc được phép cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản năm 2007. Năm 2008: Thông báo số 167/TB-BTC của Bộ Tài Chính ngày 06/3/2008 về việc được phép cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản năm 2008. Năm 2009: Thông báo số 51/TB-BTC của Bộ Tài Chính ngày 13/02/2009 về việc được phép cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản năm 2009. Quyết định số 497/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 10/03/2009 về việc được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Năm 2010: Thông báo số 43/TB-BTC của Bộ Tài Chính ngày 29/01/2010 về việc công bố các doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định tài sản năm 2010. Năm 2011: Thông báo số 48/TB-BTC của Bộ Tài Chính ngày 21/01/2011 về việc công bố các doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định tài sản năm 2011. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã có những bước tiến đáng kể,tạo lập được uy tín đối với khách hàng sử dụng dịch vụ.Công ty tư vấn và thẩm định giá Đông Nam là thành viên của Hội thẩm định giá Việt Nam, hoạt động khắp cả nước với đội ngũ nhân viên và các chuyên gia năng động, chuyên nghiệp, thực hiện nghiệp vụ thẩm định giá đúng quy trình tiêu chuẩn, phương pháp thẩm định giá của Bộ tài chính. Hiện nay, ngoài trụ sở chính, công ty đã lần lượt mở thêm 10 chi nhánh như đã nêu ở trên( phần 1.2). Công ty hoạch định phát triển và xây dựng chiến lược rõ rang, bài bản cho công nghệ thông tin. Công ty tự hào khi tận dụng được lợi thế của mình và xác định tầm nhìn dài hạn cho định hướng phát triển của mình để phù hợp với xu thế thị trường. Các chương trình ứng dụng quản lý của công ty được xây dựng trên cơ sở những thành tựu khoa học tiên tiến nhất, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ do công ty cung cấp. Công ty đã đưa ra chiến lược xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho nhân viên, không chỉ giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ mà còn phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ nhân viên của công ty luôn có trong mình một ngọn lửa đam mê, sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và khát vọng vươn lên không ngừng để tự hoàn thiện mình với phương châm hoạt động 3C: “Chất lượng - Chuyên nghiệp - Chính xác”. Quan hệ hợp tác: Với bề dày kinh nghiệm, thâm niên công tác của các Thành viên sáng lập, Ban điều hành công ty tại các ngành kinh tế mũi nhọn, SACC luôn quan tâm đến mối quan hệ song phương và sự hợp tác lâu dài với khách hàng, các cơ quan chính phủ, các tổ chức tài chính, tín dụng, địa ốc, kinh tế, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. 2.1.4.Lĩnh vực hoạt động Dịch vụ thẩm định giá: ◊ Thẩm định giá bất động sản: Quyền sử dụng đất, khu đất dự án, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, nhà ở, nhà xưởng,… ◊ Thẩm định giá động sản: Dây chuyền thiết bị công nghiệp, thiết bị y tế, thiết bị truyền thông, truyền hình, phương tiện vận tải, vật tư thiết bị ngành nước, ngành điện, thiết bị trường học,… ◊ Thẩm định giá trị doanh nghiệp: Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hóa,tài sản đầu tư và tài chính, quyền sở hữu vốn,.. ◊ Thẩm định giá trị vô hình: thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, quyền khai thác kinh doanh, lợi thế kinh doanh,.. ◊ Thẩm định dự án đầu tư: Thẩm định giá trị dự toán, giá trị quyết toán công trình, tư vấn đầu tư, tư vấn đấu thầu, .. Dịch vụ tư vấn : ◊ Lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu. ◊ Tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp. ◊ Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp. Dịch vụ tổ chức đấu giá tài sản: Bất động sản, máy móc thiết bị, doanh nghiệp, hàng hóa đầu tư, cổ phiếu, trái phiếu… Dịch vụ kế toán – kiểm toán: 2.1.5.Tầm nhìn và sứ mệnh Công ty Cổ Phần Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam hướng đến việc trở thành một Công ty chuyên nghiệp với các hoạt động thẩm định giá, kế toán-kiểm toán, dịch vụ đấu giá, môi giới bất động sản và các dịch vụ tài chính khác. Công ty luôn đặt ra các yêu cầu khắt khe về chuẩn mực chất lượng quốc tế trong việc nâng cao trình độ quản lý, chất lượng phục vụ, trong xây dựng các mối quan hệ hợp tác, cùng phát triển với khách hàng và đối tác. Công ty không ngừng suy nghĩ và hành động nhằm mang lại sự phục vụ chu đáo, trách nhiệm, chuyên nghiệp, an tâm về chất lượng, tính chính xác của kết quả chứng thư thẩm định giá, đóng góp vào sự phát triển của thị trường thẩm định giá Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty mong muốn chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và xã hội trong quá trình phát triển đất nước. Hội đồng quản trị và Ban điều hành của công ty là các chuyên gia tài chính, khoa học công nghệ, các nhà lãnh đạo tổ chức kinh tế có uy tín, tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Với nền tảng kiến thức chuyên sâu, cộng với bề dày kinh nghiệm, các thành viên của công ty quyết tâm cùng nhau chia sẻ tầm nhìn hướng tới xây dựng một công ty thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam. 2.1.6.Đối tượng khách hàng của công ty Đối tượng khách hàng của công ty bao gồm: + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề và hình thức sở hữu khác nhau. + Ban quản lý các dự án công trình đầu tư xây dựng cơ bản của các tỉnh thành + Các cá nhân, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế có nhu cầu cung cấp dịch vụ thẩm định giá. 2.2.Hoạt động thẩm định giá tại công ty 2.2.1. Khái quát về hoạt động thẩm định giá 2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thẩm định giá Sơ đồ tổ chức bộ máy thẩm định giá Phòng kiểm soát chất lượng: Kiểm tra kết quả thẩm định và phê duyệt đề ra chứng thư thẩm định giá chính thức. Trưởng phòng thẩm định giá: Xem xét và ký các hồ sơ do tổ trưởng tổ thẩm định giá trình lên, chuyển toàn bộ hồ sơ kết quả thẩm định cho phòng kiểm soát chất lượng. Tổ trưởng tổ thẩm định giá: Phụ trách công tác thẩm định giá, trực tiếp nhận hồ sơ, đồng thời có nhiệm vụ phân công công tác cho các thành viên trước khi trình ký và là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện hợp đồng. Chuyên viên thẩm định: Tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác thẩm định giá theo đúng như quy định tại quy chế ban hành kèm theo quyết định số 06/2007/QĐ-ĐN ngày 1/3/2007. 2.2.1.2. Đối tượng thẩm định giá Đối tượng thẩm định giá rất đa dạng, phong phú, và không ngừng được mở rộng cụ thể như sau: + Thẩm định giá bất động sản + Thẩm định giá động sản + Thẩm định giá trị doanh nghiệp + Thẩm định giá trị vô hình + Thẩm định dự án đầu tư 2.2.1.3. Mục đích thẩm định giá Việc thẩm định giá phục vụ cho các mục đích : ◊ Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Mua bán tài sản có nguồn gốc Nhà nước ◊ Cổ phần hoá, mua bán doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức hoạt động của doanh nghiệp ◊ Liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp ◊ Mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh vay vốn Ngân hàng ◊ Hạch toán kế toán, hoặc chuyển nhượng ◊ Đánh giá lại giá trị tài sản hàng năm ◊ Xử lý tài sản trong các vụ án, tranh chấp tài sản ◊ Chứng minh tài sản để hợp tác lao động, du học.. 2.2.1.4. Thời gian thẩm định giá Thời gian thẩm định giá kể từ khi ký hợp đồng đến khi cho ra báo cáo kết quả thẩm định giá tùy thuộc vào từng loại hồ sơ của tài sản. Đối với những hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ thời gian cụ thể như sau: Đối với đất và công trình xây dựng thì thời gian định giá khoảng 3 – 7 ngày Đối với máy móc thiết bị thì thời gian thẩm định khoảng từ 5 – 10 ngày tùy thuộc vào danh ,mục tài sản nhiều hay ít. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ có thể kéo dài thêm khoảng 2 – 3 ngày. Ngoài ra thời gian thẩm định còn phụ thuộc vào thông tin thị trường. 2.2.2. Kết quả hoạt động của công ty năm 2010 2.2.2.1. Đánh giá tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Qua quá trình hoạt động, với những nổ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên công ty, làm việc không mòn mỏi, không ngừng phấn đấu đã mang lại cho công ty những thành tích đáng ghi nhận. Doanh thu đã tăng lên qua các năm, ngoài ra công ty còn nhận được những giải thưởng, bằng khen có giá trị. Cụ thể năm 2009, công ty vinh dự được nhận giải thưởng “thương hiệu uy tín” do tổ chức Chứng nhận Hệ thống Quản lý Vương Quốc Anh, Viện Quản lý Tri thức về Công nghệ và Trung tâm Đánh giá chỉ số tín nhiệm trao tặng, Bằng khen của Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam về những đóng góp của cán bộ - nhân viên công ty đối với công tác phát triển ngành thẩm định giá. Bên cạnh đó, giám đốc công ty là thạc sỹ Hồ Đắc Hiếu đã nhận được Bằng khen vì có thành tích lãnh đạo đơn vị hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Những yếu tố đó là bàn đạp cho sự tăng trưởng trong năm 2010 và còn cả trong tương lai. Biểu đồ 1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 4 năm ( Đvt: đồng ). Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy doanh thu của năm 2010 đã tăng vọt. Doanh thu năm 2009 gần 2 tỷ đồng, năm 2010 đã lên đến 4,13 tỷ đồng, tăng 106,5% so với năm 2009, một tỷ lệ tăng rất cao. Điều đó thể hiện hoạt động kinh doanh năm 2010 là khá tốt. Công ty đã và đang từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Việt Nam, ngày càng tạo được uy tín cho khách hàng sử dụng dich vụ. Đóng góp một phần vào thành quả đạt được là do thông tin thị trường hiện nay ngày càng được minh bạch hóa nên nhu cầu thẩm định, kiểm toán, đấu giá cũng từ đó mà tăng cao. Số lượng hợp đồng cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng lên gần 600 trên toàn lĩnh vực hoạt động, trong đó có nhiều hợp đồng lên tới gần 200 triệu đồng. Sự tăng lên về số lượng cùng với sự tăng lên về chất lượng đã làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể. Dưới đây là biểu đồ doanh thu theo tháng của năm 2010: Biểu đồ 2: Doanh thu theo tháng của năm 2010 ( đvt:ngàn đồng ). Từ bảng doanh thu theo tháng ta thấy có sự chênh lệch, sở dĩ là do đối với ngành dich vụ thì tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng từng thời điểm sẽ khác nhau. Mặt khác còn phụ thuộc vào giá trị của từng hợp đồng lớn hay nhỏ cũng làm cho sự chênh lệch giữa các tháng. Trong các tháng thì tháng 10 có doanh số cao nhất, do số lượng hồ sơ thẩm định nhiều nhất và có những hợp đồng giá trị cao. Doanh thu tăng nhưng thay vào đó chi phí cũng tăng theo, năm 2009 tổng chi phí là 1 tỷ 800 triệu đồng, đến năm 2010 tổng chi phí là 2 tỷ 910 triệu đồng. Chí phí đã tăng 61,67%. Chi phí tăng cao chính là do nhiều chi phí khác nhau hợp lại như: Chi phí phải trả, chi phí chuyển tiền, chi phí mua văn phòng phẩm, chi phí tiếp khách, chi phí mua công cụ dụng cụ phục vụ cho công tác thẩm định giá….Chi phí tăng nhưng chua bằng sự tăng lên của doanh thu, do đó lợi nhuận của công ty cũng tăng lên đáng kể. Năm 2009, lợi nhuận đạt 200 triệu đồng, năm 2010 là 1.220 triệu đồng, tăng 510%. Sở dĩ tỷ lệ tăng cao như thế là do chi phí năm 2009 có tỷ lệ cao so với doanh thu, trong khi đó chi phí năm 2010 chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với doanh thu. Như vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà tăng trưởng thuận lợi và ở mức cao, hứa hẹn sẽ đạt được những thành quả cao hơn trong năm 2011. Song để đạt được mục tiêu đó thì toàn thể công ty cần phải phát huy tiềm lực sẵn có và cải thiện những mặt còn tồn tại( mục 2.2.3). 2.2.2.2. Kết quả hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá Thẩm định giá là lĩnh vực hoạt động chủ yếu, đóng góp chính vào doanh thu của công ty. Công ty chú trọng đầu tư và phát triển lĩnh vực này, vì thế số lượng và chất lượng hồ sơ thẩm định đã tăng lên theo các năm, đánh dấu sự thay đổi từng bước về bộ mặt công ty trên thị trường Việt Nam. Qua khảo sát sơ bộ nguồn thông tin hiện có tại công ty, trong năm 2010 công ty thẩm định 565 hồ sơ, tăng 144 hồ sơ so với năm 2009 (421 hồ sơ), tỷ lệ tăng là 34,2%. Sự tăng lên này là do uy tín công ty đã được nâng lên, ngoài ra việc tăng số lượng nhân viên và thành lập thêm chi nhánh ở Kiên Giang cũng đã góp phần tăng thêm số lượng hồ sơ thẩm định. Việc tăng nhân lực và mở thêm chi nhánh là hoàn toàn phù hợp và hiệu quả. Bình quân khoảng 14 hồ sơ trên mỗi nhân viên và 56 hồ sơ trên mỗi chi nhánh. Biểu đồ 3: Số hồ sơ thẩm định theo từng chi nhánh năm 2010 ( tổng hợp từ sổ hồ sơ thẩm định). Ta thấy năm 2010, hầu hết các các chi nhánh đều tăng lên về số lượng hồ sơ thẩm định. Đặc biệt là chi nhánh TP HCM, Phú Yên và KonTum số lượng hồ sơ tăng lên đáng kể. Đối với chi nhánh Đà Nẵng, mặc dù nằm trong một trong những thành phố lớn nhưng số hồ sơ rất ít, nguyên nhân là do ở đây nhu cầu sử dụng dịch vụ thẩm định chưa được quan tâm nhiều, các công ty, tổ chức, hay cá nhân đều hạn chế sử dụng các dịch vụ thuê ngoài vì họ sợ tốn nhiều chi phí. Họ chủ yếu dựa vào những đánh giá chủ quan hay sử dụng những tiềm lực sẵn có. Song điều đó là mạo hiểm khi ra quyết định đầu tư hay một chiến lược kinh doanh của họ. Còn ở các tĩnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Huế thì hiểu biết về thẩm định giá còn hạn chế nên khách hàng chưa sử dụng dịch vụ nhiều. Chi nhánh Ninh Thuận mới thành lập năm 2009 nên chưa có nhiều người biết đến, đó là nguyên nhân đẫn đến số hồ sơ ít như thế. Đáng chú ý trong các chi nhánh đó là chi nhánh Kiên Giang, mặc dù mới thành lập trong năm 2010 nhưng số hồ sơ tương đối cao, 43 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 7,6%. Điều đó chứng tỏ việc mở chi nhánh ở đây là hướng đi hoàn toàn hợp lý của công ty. Công ty cần đẩy mạnh hơn hoạt động thẩm định giá tại chi nhánh này, đây có thể là thị trường rất tiềm năng của công ty. Biểu đồ 4: số lượng hồ sơ theo tháng năm 2010 ( lấy từ sổ tổ hợp hồ sơ thẩm định). Phân theo loại hình tài sản thẩm định: Công ty Đông Nam là công ty có thế mạnh trong thẩm định giá máy móc thiết bị, với nhiều chuyên gia hàng đầu trong linh vực này, đặc biệt là thầy Kim Ngọc Đạt, từ đó uy tín của công ty về thẩm định máy móc thiết bị được nâng cao. Vì thế trong năm vừa qua, số lượng hồ sơ thẩm định máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ cao nhất, trên 200 hồ sơ về máy móc thiết bị đã được thẩm định. Tiếp đến là bất động sản bao gồm đất, quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất cũng chiếm một tỷ lệ cao. Còn thẩm định doanh nghiệp thì sao? Theo thông tin tổng hợp từ sổ hồ sơ thì có khoảng 4 hồ sơ về thẩm định giá trị doanh nghiệp, trong đó có 2 hồ sơ là xác định giá trị doanh nghiệp để tham khảo, 2 hồ sơ thẩm định cho mục đích cổ phần hóa. So với tổng số lượng hồ sơ thì thẩm định giá trị doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Mặc dù vậy nhưng những hợp đồng về thẩm định giá doanh nghiệp lại mang đến cho công ty nguồn doanh thu lớn, góp phần vào sự tăng trưởng của công ty, giúp công ty cải thiện và nâng cao năng lực chuyên môn. Thẩm định giá trị doanh nghiệp là lĩnh vực khó, việc thẩm định bao gồm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTONGHOP.doc
  • docbiachuyende.doc
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docNHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP.doc
  • docNHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.doc
  • docPhụ lục 1.doc
  • docPhụ lục 3.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
Tài liệu liên quan