MỤC LỤC
Mục lục 1
Danh mục các từ viết tắt 3
Danh mục bảng biểu và hình vẽ 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ
1.1. Quản lý nhà nước và quản lý môi trường 10
1.1.1. Quản lý nhà nước 10
1.1.2. Quản lý môi trường 12
1.1.2.1. Khái niệm quản lý môi trường 12
1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường 13
1.1.2.3. Phân loại các công cụ quản lý môi trường 15
1.2. Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế 17
1.2.1 Khái niệm công cụ kinh tế 18
1.2.2. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 18
1.2.2.1. Thuế tài nguyên 18
1.2.2.2. Thuế môi trường 20
1.2.2.3. Phí và lệ phí 21
1.2.2.4. Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường 22
1.2.2.5. Ký quỹ môi trường 24
1.2.2.6. Trợ cấp môi trường 25
1.2.2.7. Quỹ môi trường 26
1.2.3. Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
1.2.3.1. Kinh nghiệm các nước phát triển 27
1.2.3.2. Kinh nghiệm các nước đang phát triển 30
1.2.4. Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong
quản lý môi trường ở Việt Nam 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ
TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về thành phố Hà Nội 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 35
2.1.2. Dân cư và lao động 37
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế 37
2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế 37
2.1.3.2. Cơ cấu kinh tế 38
2.1.4. Hiện trạng môi trường 40
2.2. Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
trên địa bàn thành phố Hà Nội 42
2.2.1. Thuế môi trường 42
2.2.2. Các loại phí 42
2.2.1.1. Phí xăng dầu 43
2.2.1.2. Phí bảo vệ môi trường đối với rác thải 44
2.2.1.3. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 47
2.2.2. Quỹ môi trường Hà Nội 50
2.3. Đánh giá việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
tại thành phố Hà Nội 52
2.3.1. Thuận lợi 52
2.3.2. Khó khăn 53
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Giải pháp về thể chế chính sách 55
3.1.1. Các giải pháp chung 55
3.1.2. Các biện pháp cụ thể 56
3.2. Giải pháp giáo dục và truyền thông 57
3.3. Một số kiến nghị 57
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5135 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lại số tiền ký quỹ và không thực hiện cam kết.
1.2.2.6. Trợ cấp môi trường
Trợ cấp môi trường (trợ cấp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường) bao gồm: cấp phát không bồi hoàn kinh phí từ ngân sách dành cho công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích về thuế và vay vốn lãi suất thấp đối với các hoạt động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, ưu đãi cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để nâng cao khả năng quản lý môi trường.
Trợ cấp môi trường có thể tạo ra các khả năng giảm thiểu chất ô nhiễm, nhưng không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh phí và công nghệ xử lý môi trường, không tạo ra sự bình đẳng về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, trợ cấp tài chính tạo ra các khó khăn cho ngân sách quốc gia.
1.2.2.7. Quỹ môi trường
Quỹ môi trường được hình thành từ các nguồn vốn hỗ trợ bởi nhiều nguồn khác nhau, quỹ là nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho quá trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường.
Nguồn hình thành quỹ từ phí và lệ phí môi trường, đóng góp của cá nhân và doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, tiền lãi và tiền thu được từ các hoạt động của quỹ.
Hỗ trợ do Quỹ môi trường cung cấp dưới hình thức hỗ trợ tài chính với các điều khoản ưu đãi, như các khoản trợ cấp không hoàn lại, các khoản vay vốn dài hạn với lãi suất thấp, hỗ trợ các dự án nghiên cứu triển khai, đào tạo và truyền thông môi trường, các dự án kiểm soát và xử lý ô nhiễm của các doanh nghiệp.
Quỹ môi trường tạo nguồn vốn ổn định và lâu dài để hỗ trợ cho các cơ sở, các ngành trong hoạt động bảo vệ môi trường, nguồn tài chính để xử lý kịp thời khi xảy ra các trường hợp ô nhiễm môi trường. Quỹ môi trường quốc gia là cơ sở để hình thành các quỹ môi trường địa phương, tăng cường quan hệ đa ngành, đảm bảo vai trò giám sát của chính quyền trong việc ngăn ngừa ô nhiêm môi trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì để duy trì hoạt động của quỹ cần có nguồn thu ổn định để đảm bảo quỹ hoạt động liên tục và lâu dài, nguồn thu này phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và thu từ xử phạt vi phạm môi trường.
1.2.3. Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
1.2.3.1. Kinh nghiệm của các nước phát triển
Các công cụ kinh tế đã được áp dụng từ rất sớm, đặc biệt ở các nước trong khu vực OECD. Công cụ thuế và phí đã được sử dụng từ những năm 1970 và cho đến nat có trên 150 loại công cụ được áp dụng ở châu Âu và châu Á. Tùy theo điều kiện từng quốc gia, từng loại công cụ khác nhau được áp dụng để đạt mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong đó có 10 loại công cụ được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới. Bảng dưới đây giới thiệu về các công cụ kinh tế được áp dụng biến ở 15 quốc gia thuộc OECD:
Bảng 1: Các công cụ kinh tế được áp dụng ở các nước OECD
Công
Cụ
Nước
Phí ô nhiễm không khí
Phí ô nhiễm nước
Phí rác thải
Phí gây ồn
Phí sử dụng môi trường
Phí sản phẩm
Lệ phí
Thuế môi trường
Trợ giá
Hoàn trả ủy thác
Úc
+
+
+
+
+
Bỉ
+
+
+
+
Canada
+
+
+
+
Đan Mạch
+
+
+
+
+
Phần Lan
+
+
+
+
+
+
Pháp
+
+
+
+
+
+
+
+
Đức
+
+
+
+
+
Italia
+
+
+
Nhật Bản
+
+
+
+
+
+
Hà Lan
+
+
+
+
+
+
+
Na Uy
+
+
+
+
+
+
Thụy Điển
+
+
+
+
+
+
Thụy Sĩ
+
+
Anh
+
+
+
Hoa Kỳ
+
+
+
+
+
+
Số nước sử dụng(%)
13
30
30
50
100
50
75
40
65
40
(Nguồn:
Thuế và phí ở Canada
Canada áp dụng các loại thuế và phí dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Phí với người sử dụng bao gồm: phí nước có ý nghĩa và hiệu quả tích cực với 30% thị xã và thị trấn ở Canada; phí hoa lợi cải tạo đất; phí sử dụng nước mưa;…
Phí khôi phục hoặc loại bỏ được trả trước cho các cơ quan quản lý tài chính đánh vào việc sử dụng thùng đồ uống, acquy, các thùng thuốc sâu và thùng sơn gây ra ô nhiễm.
Phí một đơn vị phát thải do cơ quan tài chính địa phương thu đối với hệ thống giám sát chất lượng không khí.
Thuế đầu vào đánh vào xăng dầu từ năm 1985. Thuế “gas guzzler” về chất đốt được áp dụng ở Ontario và một số tỉnh khác. Phí phát tán, đặc biệt là việc phát thải NO2, SO2, CO,...
Nhìn chung, các dạng phí, lệ phí và một phần thuế nhằm bảo vệ môi trường ở Canada được thực hiện ở cấp tỉnh và thành phố.
Thuế môi trường ở Thụy Điển
Thụy Điển và một số nước ở Bắc Âu đã vận dụng một cách rộng rãi thuế, phí và nhiều biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường. Các biện pháp kinh tế bao gồm thu thuế, phí đối với chất thải CO2, NOx, SOx, thuế chất thải như thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện chương trình hoàn trả tiền đặt cọc đối với hộp nhôm và hộp nhựa; thuế rác, phân biệt thu phí tàu thuyền đường biển và trợ cấp thêm quỹ kĩ thuật nguồn năng lượng và đầu tư… Hiệu quả từ các loại thuế và phí là rất lớn không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.
Chế độ thu thuế nguồn năng lượng môi trường ở Thụy Điển gồm thuế nguồn năng lượng, thuế C và thuế S; và thuế đối với các nhiên liệu dầu, than, khí đốt thiên nhiên. Mức thuế ở các vùng khác nhau có sự khác nhau, thuế ở miền Bắc thấp hơn so với các nơi khác. Năm 1992, Thụy Điển bắt đầu thu phí NOx của nguồn gây ô nhiễm cố định phần lớn là các nhà máy điện có công suất 50 triệu kWh trở lên. Việc thu phí theo lượng thải NOx như vậy đã khuyến khích được người sản xuất giảm mức phát thải ra thấp hơn mức trung bình.
Hiệu quả môi trường từ chương trình thuế năng lượng:
Theo báo cáo về biến đổi khí hậu của Cục bảo vệ môi trường Thụy Điển năm 1997 thì lượng phát thải CO2 của Thụy Điển đã giảm xuống 15% so với lượng thải năm 1995, trong đó gần 90% lượng thải giảm xuống là nhờ thực hiện thuế phát thải. Hàm lượng S của nhiên liệu dầu mỏ giảm xuống thấp hơn 50% tiêu chuẩn quy định, hàm lượng S của dầu nhẹ cũng giảm xuống thấp hơn 0,076% thấp hơn một nửa giới hạn quy định 0,2%. Năm 1995, lượng thải S giảm xuống khoảng 30% (45 nghìn tấn) so với năm 1989 và lượng CO2 giảm 19 nghìn tấn.
Thu phí khí thải NOx buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp để giảm lượng thải xuống 35%, trong giai đoạn 1990-1992 mỗi năm sản xuất ra 1 triệu Jun nguồn năng lượng, lượng NOx giảm 60% trong đó 80% do thực hiện thu phí NOx.
Hiệu quả kinh tế của chương trình thu thuế năng lượng:
Theo số liệu của Cục bảo vệ môi trường năm 2005, mỗi năm Thụy Điển thu được khoảng 68 tỷ cuaron bằng 7 tỷ euro từ thuế, phí liên quan đến môi trường, trong đó khoảng 95% thuế, phí từ ngành vận tải và ngành năng lượng. Thuế môi trường của Thụy Điển từ năm 1999-2004 có xu thế tăng dần hàng năm, trong đó thuế năng lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 90% thuế môi trường. Thuế môi trường chiếm khoảng 3% GDP của Thụy Điển.
Thuế và phí ở Đan Mạch
Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường tăng lên ở Đan Mạch trong thời gian hơn một thập kỉ gần đây. Một số loại thuế mới được áp dụng như thuế thuốc trừ sâu, thuế nước thải, thuế nước sinh hoạt. Hiện tại, chương trình được mở rộng cho việc áp dụng hệ thống thuế năng lượng như thuế CO2, SOx, thuế nhiên liệu nhằm tạo doanh thu từ thuế bù đắp chi phí bảo vệ môi trường.
Các loại thuế và phí đã được sử dụng ở Đan Mạch gồm: thuế và phí năng lượng, thuế và phí môi trường, phí đánh vào người sử dụng, trợ cấp và hệ thống ký quỹ hoàn trả. Phí đánh vào người sử dụng thông qua việc sử dụng các dịch vụ môi trường cụ thể với mục đích có chi phí cho các dịch vụ môi trường. Đan Mạch áp dụng một loạt các chương trình trợ cấp để giảm bớt áp lực lên môi trường và tài nguyên. Chương trình ký quỹ hoàn trả được sử dụng để hỗ trợ cho hệ thống tái chế và tái sử dụng.
Ngoài ra, các công cụ khuyến khích được áp dụng ở Đan Mạch như chương trình hỗ trợ nông nghiệp, các hộ nông dân sẽ được hỗ trợ về vốn nếu như thực hiện được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hệ thống này còn đang trong giai đoạn đề xuất thực hiện.
Đối với các doanh nghiệp, tùy từng loại hình kinh doanh sản xuất khác nhau mà có các loại thuế khác nhau.
1.2.3.2. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển
Hệ thống quản lý môi trường ở các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào công cụ mệnh lệnh - kiểm soát, tuy nhiên trong giai đoạn gần đây nhờ sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước OECD, một số nước ở châu Á ( các nước NICs, Trung Quốc, Malayxia,…) đã bắt đầu chú ý tới các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Sau đây là kinh nghiệm của một số nước vào việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:
Quỹ môi trường ở Thái Lan
Quỹ môi trường của Thái Lan được thành lập với số vốn ban đầu 200 triệu USD do Chính phủ Thái Lan cấp. Mục tiêu của Quỹ là giúp cho các cơ quan Chính phủ và chính quyền địa phương trong việc đầu tư và điều hành nhà máy xử lý chất thải, thông qua việc cấp tín dụng, thông tin về hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, các công cụ xử lý chất thải,…
Quy định viện trợ cho các chính quyền địa phương không lớn hơn 10% tổng kinh phí đầu tư. Viện trợ cho các tổ chức phi chính phủ tối đa là 200.000 USD với tiêu chuẩn là dự án phải hỗ trợ việc quản lý môi trường địa phương, có 30% vốn đối ứng khi nhận viện trợ. Các khoản vay dành cho các doanh nghiệp Nhà nước có điều kiện cho vay là lãi suất cố định 8%/năm, ân hạn nhỏ hơn 2 năm, thời hạn vay nhỏ hơn 7 năm, và là các dự án đầu tư vào xử lý rác, chưa được vay ưu đãi từ nguồn khác, có sự bảo lãnh của Bộ Tài chính hoặc các ngân hàng thương mại.
Quỹ môi trường của Thái Lan đã dùng kinh phí cho các hoạt động như: đầu tư cho việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường và bảo tồn ở Pattagya, Phukhet khoảng 2,1567 tỷ bạt; đầu tư cho các dự án kiểm soát ô nhiễm trên 2,2 tỷ bạt; tổng vốn đầu tư hiện nay của Quỹ là 5,27835 tỷ bạt.
Phí môi trường ở Hàn Quốc
Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được Hàn Quốc áp dụng từ năm 1983 đối với chất thải khí và nước thải. Ban đầu thu phí được áp dụng dưới dạng phạt do không thực hiện cam kết. Cơ quan môi trường (hiện nay là Bộ môi trường) của Hàn Quốc được quyền phạt tiền các cơ sở gây ô nhiễm nếu như vi phạm tiêu chuẩn môi trường và sau khi có yêu cầu phải có biện pháp xử lý khi vẫn tiếp tục thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Từ năm 1986, biện pháp này được thay thế bằng thu phí đối với phần thải vượt tiêu chuẩn. Mức phí được xác định trên cơ sở nồng độ chất gây ô nhiễm, vị trí thải ô nhiễm, thời gian vượt tiêu chuẩn cho phép và tùy thuộc vào số lần vi phạm tiêu chuẩn. Đến năm 1990, xuất phí này được điều chỉnh để cao hơn chi phí vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm để có tác dụng khuyến khích giảm ô nhiễm.
Phí ô nhiễm ở Singapore
Singapore có biểu giá phí ô nhiễm đánh vào nhu cầu ôxy hóa ( BOD ) và tổng chất rắn lơ lửng ( TSS ) áp dụng với tất cả các cơ sở công nghiệp. Mức phí được xác định tùy theo lượng nước thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm. Lượng BOD và TSS cho phép được thải vào hệ thống công cộng là 400 mg/lít. Nếu cơ sở có nồng độ BOD từ 401-600 mg/lít thì phải trả xuất phí là 0,12$ Singapore/m3. Nếu nồng độ BOD từ 1601-1800 mg/lít thì phí sẽ tăng lên là 0,84$ Singapore/m3. Nếu nồng độ chất gây ô nhiễm nằm trong khoảng 601-1600 mg/lít thì xuất phí sẽ tăng lên một cấp cho mỗi 200 mg/lít.
Hạn chế của chương trình này là phí được áp dụng như nhau đối với mọi cơ sở công nghiệp, không phân biệt quy mô, cơ sở mới hay cũ.
1.2.4. Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam
Quỹ Môi trường Việt Nam
Quỹ Môi trường Việt Nam được thành lập từ tháng 6/2002 theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm mục đích hỗ trợ cho các dự án, chương trình môi trường về nguồn vốn, tài chính, đồng thời tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức.
Quỹ bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2003 và đến tháng 12/2004 nguồn vốn của quỹ đã lên đến 200 tỷ đồng với trên 50 đơn vị đề nghị vay vốn và tư vấn xây dựng hồ sơ vay vốn.
Trong năm 2005, Quỹ Môi trường đã cho các dự án vay vốn với mức lãi suất ưu đãi và tài trợ không hoàn lại 21 tỷ đồng. Đồng thời, quỹ cũng giành 650 triệu đồng để khắc phục ô nhiễm môi trường do hậu quả của cơn bão số 7 và số 8 tại 9 địa phương ở miền Bắc, miền Trung và Nam Trung Bộ. Hoạt động cho vay với lãi suất thấp 5,4%/năm trong thời hạn 5 năm với những dự án đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý môi trường như xây dựng trạm xử lý nước thải ở các khu công nghiệp và nhà máy, cấp vốn tín dụng cho Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đầu tư hệ thống thiết bị xử lý và thu gom rác,…
Bên cạnh đó, quỹ cũng tích cực mở rộng quy mô và đa dạng hóa nguồn vốn bằng cách hợp tác cùng các tổ chức môi trường quốc tế: tổ chức phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA), chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP, UNIDO, Ngân hàng thế giới WB, …
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động quỹ gặp phải những khó khăn từ quá trình thẩm định và đánh giá công nghệ của dự án vay vốn. Nhiều dự án có công nghệ phức tạp đòi hỏi cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Có những dự án không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về thiết bị xử lý hay không chứng minh được tính khả thi của nguồn vốn vay.
Một số trường hợp về đền bù thiệt hại môi trường:
Đền bù thiệt hại môi trường không được coi là một công cụ trong quản lý môi trường, tuy nhiên tại điều 7 trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có quy định: “… tổ chức, cá nhân gây tổn hại đến môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Và Nghị định số 26/CP của Chính phủ cũng quy định xử phạt hành chính các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Dưới đây là một số ví dụ về đền bù thiệt hại môi trường ở nước ta trong giai đoạn gần đây:
Bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường do sản xuất gạch: xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có gần 100 lò gạch công suất từ 3 vạn đến 5 vạn ở khu vực bãi bồi sông Cầu, khói từ các lò gạch làm ảnh hưởng đến gần 100 mẫu ruộng của thôn Trung Đông dẫn đến giảm sản lượng lúa. Sau khi tiến hành điều tra UBND tỉnh đã quyết định chủ các lò gạch phải đền bù cho người dân là chủ các ruộng bị thiệt hại lúa là khoảng 1,6 tỷ đồng.
Công ty VEDAN đền bù thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải: công ty bột ngọt VEDAN do nước ngoài đầu tư xây dựng từ năm 1995. Công ty có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên trong quá trình sản xuất hệ thống này không hoạt động, toàn bộ nước thải được đổ trực tiếp ra sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến người dân. Sau khi điều tra và giám định chất lượng nước thải Bộ Tài nguyên Môi trường đã xử phạt công ty số tiền phạt là 126 tỷ đồng. Tuy nhiên công ty mới chỉ đền bù khoảng 90 tỷ đồng.
Khai thác than gây bồi lấp các hồ chứa nước: ở Quảng Ninh, Tổng công ty Than Việt Nam tiến hành khai thác than ở hai mỏ Tùng Bạch và Mạo Khê làm trôi đất đá gây bồi lấp lòng hồ, giảm dung tích chứa nước từ 10 – 20%. Đồng thời, nước hồ cũng bị axit hóa không đảm bảo chất lượng để tưới tiêu cho nông nghiệp và sử dụng của người dân. UBND tỉnh Quảng Ninh đã buộc Tổng công ty Than ngừng khai thác và đền bù thiệt hại, khắc phục môi trường khu vực 3 xã thiệt hại số tiền là 4,35 tỷ đồng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về thành phố Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Hà Nội nằm trong vùng trung tâm của Đồng bằng châu thổ sông Hồng, phạm vi từ 20o53’ đến 21o23’ vĩ độ Bắc và từ 105o44’ đến 106o02’ kinh độ Đông. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên và Bắc Giang ở phía Đông; Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam; Hòa Bình và Phú Thọ ở phía Tây.
Thành phố Hà Nội bao gồm 9 quận nội thành: Hoàn Kiếm,Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên và 5 huyện ngoại thành: Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm với tổng diện tích là 921,8km2.
Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực nội thành Hà Nội
(Nguồn: hanoimap.com)
Điều kiện địa hình
Hà Nội có cấu trúc địa chất không phức tạp, địa hình chủ yếu là đồng bằng, thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 15 đến 20 mét so với mực nước biển. Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, được bồi đắp phù sa từ lâu đời với độ dày là 90-120m. Phía Bắc Hà Nội là vùng đồi thấp và trung bình, dãy Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là Chân Chim có độ cao 462m. Phía Tây là dãy núi Ba Vì độ cao 1270m.
Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc trưng của khí hậu gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Nằm trong vùng nhiệt đới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày/năm.
Chế độ thủy văn
Mạng lưới sông ngòi dày đặc, khoảng 0,5 km/km2, thuộc 2 hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình. Độ dốc của sông nhỏ, các dòng sông uốn khúc quanh co. Hệ thống sông Hồng ở địa phận Hà Nội bao gồm một số sông nhánh: sông Nhuệ, sông Cà Lồ, sông Cà Lài, sông Cầu. Ngoài ra còn có các hệ thống sông Tô Lich, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét.
Hà Nội cũng là thành phố có nhiều đầm hồ tự nhiên tạo môi trường cảnh quan sinh thái cho thành phố. Tổng diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn khoảng 3600ha. Khu vực nội thành tập trung khá nhiều hồ, có tới 27 hồ, đầm; trong đó, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500ha, đóng vai trò quan trọng việc điều hòa sinh thái cho thành phố. Ngoài ra, còn có nhiều hồ lớn khác như Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Thủ Lệ, …
2.1.2. Dân cư và lao động
Dân số của Hà Nội tính đến ngày 31/12/2006 là 3,2836 triệu người, trong đó 9 quận nội thành là 2,0512 triệu người và 5 huyện ngoại thành là 1,2324 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,224% Mật độ dân số trunh bình của toàn thành phố là 3618 người/km2.
Về chất lượng nguồn nhân lực, thành phố Hà Nội có số người được đào tạo cao nhất trong cả nước. Số người có bằng từ sơ cấp trở lên chiếm trên 32% (cả nước là 13,3%). Số lao động có chứng chỉ ngoại ngữ là 9,66% và 8,97% số người biết vi tính.
Lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng là 10,1%, thành thị là 12,5% và nông thôn là 3,4%. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 11% so với nguồn lao động trong đó khu vực thành thị là 17,1% và khu vực nông thôn là 2,1%. Như vậy, nguồn lao động có trình độ chuyên môn tập trung ở thành thị là chủ yếu, khu vực nông thôn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do đó biện pháp cần đưa ra là phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao và ưu tiên với các khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa để phát huy tốt nhất các tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế thành phố Hà Nội
2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế
Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, giá trị đóng góp của thành phố vào sự tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước là rất lớn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thủ đô gấp 1,5 lần cả nước, đóng góp 9% vào GDP, 10,1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; 14,5% thu ngân sách quốc gia và 9,4% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.
Trong giai đoạn 2002-2006, GDP của thành phố tăng từ 41,944 tỷ đồng năm 2002 lên 90,933 tỷ đồng năm 2006, mức tăng trưởng GDP bình quân là 10,73%/năm (so với cả nước là 6,7%).
Bảng 3: giá trị GDP của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2002-2006
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Giá trị GDP (tỷ đồng)
41.944
49.090
59.210
76.006
90.933
(Tổng hợp Niên giám thống kê năm 2006)
Hình 2: Biểu đồ thể hiện giá trị GDP
của thành phố Hà Nội qua các năm
2.1.3.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP ngày càng tăng trong khi tỷ trọng các ngành nông nghiệp và dịch vụ lại giảm.
Bảng 3: giá trị và tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2006
Năm
Công nghiệp-xây dựng
Nông nghiệp
Dịch vụ
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
2002
15.854
37,8
1.058
2,5
25.032
59,7
2003
19.901
40,5
1.104
2,3
28.085
57,2
2004
24.013
40,6
1.116
1,9
34.081
57,5
2005
30.977
40,8
1.232
1,6
43.797
57,6
2006
37.055
40,8
1.355
1,5
52.523
57,7
(Tổng hợp Niêm giám thống kê 2006)
Hoạt động sản xuất công nghiệp
Cơ cấu ngành công nghiệp hình thành 4 nhóm ngành then chốt là cơ khí (20-23%), dệt - da - may(22-25%), lương thực - thực phẩm(16-18%), đồ điện - điện tử(5-8%). Các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, kiểu dáng, mẫu mã được thị trường chấp nhận. Một số doanh nghiệp đã chú ý đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nên phát triển ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.
Hà Nội có ưu thế thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, năm 2006 số vốn đầu tư xây dựng của Ngân sách Nhà nước là 6402 tỷ đồng, vốn FDI là 5800 tỷ đồng, vốn ODA là 336 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình dải ngân vốn còn chậm do đó hiệu quả kinh tế chưa cao.
Nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp và nông thôn chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh kinh tế ngoài quốc doanh, nâng cao dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và các loại nông sản thực phẩm có chất lượng cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn được tập trung đầu tư, nâng cấp, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn chỉ còn 3,2%, không còn hộ đói. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của nông thôn ngoại thành Hà Nội đều đạt cao hơn bình quân vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Năm 2008, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 6,68% so với năm 2007, trong đó trồng trọt tăng 3,48%, chăn nuôi tăng 13,85%, dịch vụ nông nghiệp giảm 2,84%, lâm nghiệp giảm 5,04%.
Giá trị đóng góp vào GDP thành phố của ngành nông nghiệp tăng nhưng tỷ trọng lại giảm. Do nhu cầu phát triển kinh tế thủ đô, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó cần nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng các nguồn giống có năng suất cao, áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi và trồng trọt, mở rộng các ngành dịch vụ nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm đồng thời phát triển các làng nghề truyền thống.
Dịch vụ
Hoạt động thương mại - du lịch - dịch vụ của thủ đô phát triển với tốc độ nhanh chóng. Từ năm 2001 đến 2005 tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ là 12%, giá trị đóng góp vào GDP thành phố năm 2006 là 52.523 tỷ đồng, chiếm 57,7%.
Hoạt động du lịch phát triển mạnh ở cả khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, doanh thu từ du lịch năm 2006 tăng khoảng 28% so với năm 2005, số lượng khách du lịch quốc tế vào khoảng 12 triệu người, khách nội địa khoảng 6,5 triệu khách.
Thương mại được mở rộng và nâng cao chất lượng, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 25,8%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 10,3% và doanh thu vận chuyển hàng hóa tăng 36,4%.
2.1.4. Hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội
Môi trường đất
Hiện nay môi trường đất của thành phố Hà Nội có tình trạng ô nhiễm kim loại nặng do các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp, hàm lượng các chất độc hại, kim loại nặng nhiều. Nước thải được thải trực tiếp ra các sông từ đó gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, ô nhiễm đất còn do các chất thải nông nghiệp, nhất là việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, do khai thác nước ngầm thiếu quy hoạch, không kiểm soát chặt chẽ.
Môi trường nước
Môi trường nước mặt: hiện nay do áp lực của việc gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn tới tình trạng các sông hồ của Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện được đổ thẳng ra các sông, hồ mà không qua hệ thống xử lý, trong đó 90% nước thải công nghiệp có hàm lượng độc hại đổ trực tiếp mà không qua xử lý.
Môi trường nước ngầm: do 40% nguồn nước ngầm là từ các sông, hồ nên tình trạng nguồn nước ngầm của thành phố cũng rơi vào tình trạng ô nhiễm, hàm lượng amoni , nitrat, nitrit, độ oxy hóa… đã vượt nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Tầng nước ngầm dưới (cách mặt đất từ 45 m đến 60 m) là nguồn cung cấp cho các nhà máy cũng bị nhiễm bẩn. Hiện các nhà máy nước Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân, Linh Đàm đã bị nhiễm amoni và có hàm lượng sắt cao 1,2-19,5 mg/l.
Môi trường không khí
Ô nhiễm không khí của thành phố Hà Nội thực sự nghiêm trọng, ô nhiễm bụi có nguyên nhân từ khí thải các phương tiện giao thông, các công trình xây dựng. Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường thì nồng độ bụi trung bình 1 giờ tại nhiều tuyến đường khoảng 0,5mg/m3, trong đó khoảng 60% số kết quả vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam và 25% vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam trên 2 lần. Hoạt động sản xuất công nghiệp cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nhất là phát thải khí SO2. Khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu.
Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Thuế môi trường
Điều 112 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định các đối tượng chịu thuế môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường.
Thuế môi trường đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường, tuy nhiên cho đến nay thì vẫn chưa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10605.doc